Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình
Message Icon Chủ đề: Hãnh diện Người Việt Nam ! Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 17 phần sau >>
Người gởi Nội dung
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 07/Apr/2011 lúc 11:02am

 

Nước Đức có Phó Thủ tướng gốc Việt đầu tiên

Thứ Năm, 07/04/2011 21:22

(NLĐO)- Đảng Dân chủ Tự do (FDP) của Đức đã nhất trí bầu Bộ trưởng Y tế Philipp Rösler làm Chủ tịch đảng này, thay cho ông Guido Westerwelle vừa từ chức. Điều này có nghĩa là ông Philipp Rösler cũng đảm nhiệm vai trò Phó Thủ tướng nước Đức.

    Ông Philipp Rösler được đánh giá là một người có năng khiếu chính trị.
     
    Với quyết định nêu trên của FDP, ông Philipp Rösler chính thức trở thành Chủ tịch đảng trẻ nhất của nước Đức, đồng thời là Phó Thủ tướng trẻ nhất từ trước tới nay ở nước này. Ông Philipp Rösler sinh năm 1973 tại Khánh Hưng, Ba Xuyên (nay là tỉnh Sóc Trăng, Việt Nam).
     
    Trước đây, vào tháng 10-2009, với việc nhận chức Bộ trưởng Y tế, ông đã trở thành vị bộ trưởng trẻ nhất, đồng thời là người châu Á đầu tiên xuất hiện trong nội các nước này.
    Tân Chủ tịch FDP Philipp Rösler (phải) và ông Guido Westerwelle, người vừa từ chức chủ tịch đảng này
     
    Ông Philipp Rösler và vợ
     
    Theo đánh giá của nhiều người, chính khách Đức gốc Việt này là một người có năng khiếu chính trị, ứng khẩu tài tình, đầu óc thực tiễn và ứng xử khôn ngoan.
     
    Trả lời trên báo Bild (Đức) trước khi trở thành Chủ tịch FDP, ông Rösler cho biết các loại thuế ở Đức quá cao và nên được cân nhắc cắt giảm. Còn liên quan đến tình hình Libya, ông Rösler xác nhận Đức sẽ tham gia vào kế hoạch viện trợ nhân đạo của Liên minh châu Âu.
    Ông Philipp Rösler - nhân vật được xem là thân cận của nữ Thủ tướng Angela Merkel
     
    Với tư cách Phó thủ tướng Đức, ông Rösler được xem là nhân vật thân cận của nữ Thủ tướng Angela Merkel và sẽ trực tiếp điều hành nội các Đức hai lần trong năm vào những lúc bà Merkel vắng mặt.
    H.Bình (Theo Bloomberg, Spiegel, Deutsche Welle)
     
     
    mk
    IP IP Logged
    Lan Huynh
    Senior Member
    Senior Member


    Tham gia ngày: 05/Aug/2009
    Đến từ: United States
    Thành viên: OffLine
    Số bài: 23197
    Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 15/May/2011 lúc 11:36pm
    Los Angeles vinh danh Chánh Án Jacqueline Nguyễn
    Thursday, May 12, 2011 6:29:43 PM
     
    LOS ANGELES (NV) - Chánh Án Jacqueline Nguyễn vừa được Thị Trưởng Antonio Villaraigosa và HÐTP Los Angeles vinh danh vào lúc 10 giờ sáng Thứ Sáu, 13 Tháng Năm, trong một buổi lễ tổ chức tại Phòng Thương Mại Los Angeles, nhân dịp Tháng Di Sản Văn Hóa Người Mỹ Gốc Châu Á Thái Bình Dương, Tòa Liên Bang Central District of California, cho biết.

    Chánh Án Jacqueline Nguyễn. (Hình: US Court, Central District of California, cung cấp)

    Chánh Án Jacqueline Nguyễn được Tổng Thống Barack Obama đề cử vào tòa liên bang hồi Tháng Bảy, 2009. Năm tháng sau, bà được Thượng Viện chuẩn thuận với số phiếu tuyệt đối 97-0, trở thành chánh án gốc Việt đầu tiên trong hệ thống tòa liên bang Hoa Kỳ.

    Trước đó, bà là chánh án Tòa Thượng Thẩm California ở Los Angeles County.

    Sinh ra tại miền Nam Việt Nam, Chánh Án Jacqueline Nguyễn đến Mỹ năm 1975 sau khi cuộc chiến Việt Nam kết thúc. Bà tốt nghiệp cử nhân đại học Occidental College năm 1987, tốt nghiệp luật tại đại học UCLA năm 1991 và hành nghề luật cho tới năm 1995, trước khi trở thành công tố viên tại tòa liên bang Central District of California.

    Ngoài Chánh Án Jacqueline Nguyễn, hai người khác cũng được vinh danh kỳ này.

    Ðó là bà Aiko Herzig-Yoshinaga, từng sống trong trại giam giữ Manzanar trong Thế Chiến 2 và sau này trở thành một nghiên cứu sinh cho Ủy Ban Tái Ổn Ðịnh Công Dân Bị Giam Giữ (CWRIC) của Quốc Hội Mỹ. Người thứ nhì là cô Tia Carrera, diễn viên, người mẫu và ca sĩ gốc Hawaii. Cô là người từng đoạt giải Grammy. (Ð.D.)



    Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 15/May/2011 lúc 11:38pm
    IP IP Logged
    Lan Huynh
    Senior Member
    Senior Member


    Tham gia ngày: 05/Aug/2009
    Đến từ: United States
    Thành viên: OffLine
    Số bài: 23197
    Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 25/May/2011 lúc 9:51pm
     Ðại úy gốc Việt được huy chương Ngôi Sao Ðồng
    Tuesday, May 24, 2011 7:05:49 PM
     
    NEW YORK - Nhân dịp lễ Memorial Day và Tháng Năm cũng là tháng truyền thống chính thức dành riêng cho người Mỹ gốc Á Thái Bình Dương, salem-news.com phỏng vấn Ðại Úy James Văn Thạch, người vừa được Lục Quân Mỹ  tặng huy chương Ngôi Sao Ðồng ở chiến trường Iraq, do công trạng qua vai trò cố vấn quân sự trong quân đội Iraq.

    Tướng David Petraeus và Ðại Úy James Văn Thạch. (Hình: salem-news.com)

    Người chiến binh gốc Việt kỳ cựu với nhiều huân chương này, từng phục vụ liên tục trong suốt 24 tháng ở chiến trường Iraq, hai lần bị thương trong năm đầu tiên, và trước đây từng được tặng Purple Heart, là huy chương Tổng Thống Hoa Kỳ tưởng thưởng cho người chiến binh bị thương hoặc tử trận trong khi chiến đấu.

    Huy chương Ngôi Sao Ðồng là huy chương cao quí thứ nhì chỉ sau Purple Heart, được Lục Quân Mỹ dùng để tưởng thưởng những chiến binh có hành động chiến đấu anh dũng.

    Ngoài ra, Ðại Úy Thạch còn được chính quyền Iraq thăng cấp bậc Chuẩn Tướng Danh Dự của quân đội Iraq.

    Một người lấy xong văn bằng luật ở Touro Law Center, ông được những cơ sở pháp lý tư mời làm việc với đồng lương hậu hĩ, hoặc có thể an nhàn làm việc trong vai trò luật sư ở tòa án quân sự Hoa Kỳ, nhưng ông lại nhận một công việc nguy hiểm, khi chọn làm một sĩ quan Bộ Binh trong đơn vị tác chiến, qua vai trò cố vấn quân sự ở Iraq.

    Ðại Úy Thạch nói với vẻ mạnh bạo của một cấp chỉ huy: “Tôi thấy mình cần phải xả thân vì cơ hội đến với tôi từ những thanh niên nam nữ đã từng hy sinh hoặc bỏ mình vì tổ quốc. Tôi phải noi gương họ để bảo vệ đất nước, đồng thời bảo vệ cho những ai chưa ra đời trên xứ sở này để họ có thể sống trong một thế giới an bình.”

    “Là một người Mỹ gốc Việt, tôi cảm được tự trong trái tim và trong tâm khảm về sự hy sinh tính mạng, đến những vết thương tinh thần hoặc thân thể của các chiến binh Hoa Kỳ cũng như VNCH, trong cuộc chiến bảo vệ miền Nam Việt Nam chống lại quân xâm lược Cộng Sản miền Bắc,” Ðại Úy Thạch cho biết tiếp.

    Người sĩ quan gốc Việt nói thêm: “Tôi không bao giờ quên và mãi mãi tưởng nhớ công lao những người đã từng phục vụ trong quân đội, để bảo vệ đất nước chúng ta cũng như của đồng minh ở trên khắp thế giới, chống lại khủng bố, cộng sản và phát xít.”

    Trong phần kết luận, Ðại Úy James Văn Thạch nhắc đến vụ hạ sát Osama bin Laden mới đây của quân đội Mỹ.

    Ông nói: “Nhân dân Mỹ cũng như thế giới vui mừng trước cái chết của trùm khủng bố nhưng đừng quên, cái chết của bin Laden không có nghĩa là cuộc chiến chống Hoa Kỳ và các nước khác đã kết thúc. Khi ************ qua đời vào năm 1969 ở Bắc Việt, quân cộng sản vẫn không từ bỏ cuộc chiến xâm lăng miền Nam cho đến khi chiếm trọn vào năm 1975. Ðừng để lịch sử tái diễn lần nữa, vì đây là điều cảnh tỉnh nhắc nhở Hoa Kỳ và các đồng minh phải tiếp tục chiến đấu đến khi đánh bại quân khủng bố al-Qaida và Taliban.” (TP)



    Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 25/May/2011 lúc 9:52pm
    IP IP Logged
    Lan Huynh
    Senior Member
    Senior Member


    Tham gia ngày: 05/Aug/2009
    Đến từ: United States
    Thành viên: OffLine
    Số bài: 23197
    Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 31/May/2011 lúc 10:31pm

    Một người Việt làm Viện phó Hệ thống đại học cộng đồng Mỹ

    Tin Sacramento - Thống Đốc Jerry Brown đã ra quyết định bổ nhiệm bà Vân Tôn-Quinlivan 42 tuổi ở Burlingame vào chức vụ Viện Phó Hệ Thống Đại Học Cộng Đồng California chuyên trách về Phát Triển Kinh Tế và Nhân Sự.

    Bà Vân Tôn-Quinlivan làm giám đốc về phát triển nhân sự cho công ty năng lượng PG&E từ năm 2006. Trước đó bà là giáo sư thỉnh giảng đại học cộng đồng De Anza Community College từ năm 2002 tới 2004.

     

     

    Bà Vân Tôn-Quinlivan thuộc đảng Dân Chủ, chức vụ mới của bà sẽ đi kèm với số tiền 116.508 Mỹ kim. Bà Vân Tôn-Quinlivan sanh ra ở Việt Nam, đến Hoa Kỳ năm lên 6 tuổi và tạm trú ở Hawaii. Bà tốt nghiệp đại học Georgetown ngành kinh doanh, sau đó lấy thêm văn bằng cao học về chính sách giáo dục và cao học quản trị kinh doanh ở đại học Stanford năm 1995.

    Theo SBTN



    Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 31/May/2011 lúc 10:32pm
    IP IP Logged
    Nhom12yeuthuong
    Senior Member
    Senior Member
    Avatar

    Tham gia ngày: 13/Sep/2009
    Đến từ: Vietnam
    Thành viên: OffLine
    Số bài: 7120
    Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 16/Jun/2011 lúc 11:40am

    Vị tướng người Mỹ gốc Việt đầu tiên?

    image

    Vinh Danh Đại tá Lương Xuân Việt: Người Về Từ Chiến Trường A Phú Hãn

    Đại tá Lương Xuân Việt, Lữ đoàn trưởng  Lữ đoàn 3 Nhảy dù trực thuộc Sư đoàn 101 của quân đội Hoa kỳ, vừa về từ chiến trường A Phú Hãn cùng với 9,000 quân của ông, là một trong những Đại tá trẻ, sáng giá, với nhiều chiến công hiển hách từ hai chiến trường Iraq và A Phu Hãn. Mới năm 2009, khi về từ chiến trường Iraq năm 2009, ông đã từ Trung tá Tiểu đòan trưởng được phong chức Đại tá Lữ đoàn trưởng và được gửi đi chiến trường A Phú Hãn,  ông lên nhanh đến độ không có thời gian để đi học khoá huấn luyện sĩ quan cao cấp. Tháng 6 này, Đại Tá Việt được đưa về Đại học Standford để học về kỹ năng ngoại giao và lãnh đạo trong một năm. Nhiều người tiên đoán rằng sau khoá học này ông có nhiều cơ hội để trở thành vị Tướng người Mỹ gốc Việt đầu tiên trong lịch sử Hoa kỳ.

    image

    Tại chiến trường A Phú Hãn, Đại tá  Việt, đang nói chuyện với binh sĩ của ông thuộc Lữ đoàn 3.

    image


    Từ trái sang phải Lương Thị Thu Diễm Asley, con gái đầu lòng, bà Kim Mỹ Lương, phu nhân, Lương Xuân Quốc, contrai út Justin, Đại tá Lương Xuân Việt và con trai lớn,  Huy Brandon trong niềm vui của ngày về từ chiến trường A Phú Hãn vào đầu tháng 3, 2011 vừa qua sau 13 tháng chiến đấu với những chiến công vang dội.

    image

    Đại tá Lương Xuân Việt chạy dẫn đầu đoàn quân trên 3,000 binh sĩ thuộc Lữ đoàn 3 Nhảy dù để chạy bộ 5 dậm Anh, trên những con dốc, ngọn đồi của căn cứ Fort Campbell trong buổi sáng còn mờ sương, chào mừng ngày của Người Mỹ gốc Châu Á Thái Bình Dương vào đầu tháng 5, 2011 vừa qua.

    image

    Bà Nancy Bùi đang phỏng vấn Đại tá Lương Xuân Việt cho Chương trình 500 Lịch Sử Phỏng Vấn, tại văn phòng làm việc của ông trong căn cứ Fort Campbell, Kentucky.

    image

    Từ tờ mờ sáng ngày 6 tháng 5, 2011, căn cứ Fort Campbell còn đẫm hơi sương. Nơi đây là bản doanh của sư đoàn tác chiến 101 với diện tích rộng trên 105 ngàn bộ Anh vuông  là nơi đóng quân của trên 25,000 quân nhân và gia đình. Fort Campbell nằm giữa ranh giới hai tiểu bang TennesseeKentucky. Sáng nay, căn cứ Fort Campbell tấp nập với trên 3,000 binh sĩ đang tập họp trên một sân cỏ giữa doanh trại, dưới sự chỉ huy của vị Đại tá người Mỹ Gốc Việt Lương Xuân Việt để chuẩn bị cho cuộc chạy bộ dàì 5 dậm Anh, để chào mừng Ngày của Ngưòi Mỹ gốc Á Châu Thái Bình Dương, do Lữ đoàn 3 Nhảy dù là một trong 5 lữ đoàn tác chiến cuà sư đoàn 101 tổ chức. Đây là một truyền thống mà sư đoàn 101 vẫn tồ chức hàng năm vào tháng 5 để ghi nhận và vinh danh người lính Mỹ gốc Á Châu Thái Bình Dương.

    image

    Ngoài các phái đoàn người Mỹ gốc Phi Luật Tân, Đại Hàn, Samoa, Nhật bản tham dự như mọi năm, năm nay, đặc biệt, sư doàn 101 tiếp đón lần đầu tiên phái đoàn người Mỹ gốc Việt gồm gần 20 người thuộc hội Bảo Tồn Lịch Sử và Văn Hoá Người Mỹ gốc Việt (VAHF) đến từ Texas và California, Linh mục Petter Châu Đỗ, ông Đỗ Hữu Đệ, Chủ tịch và môt số thân hào nhân sĩ thuộc cộng đoàn Công Giáo Việt Nam tại Nashville, Tennessee, phóng viên Trọng Thắng và chuyên viên quay phim John Nguyễn của đài truyền hình Viet Face TV, Bác sĩ Nguyễn Thu Thảo thuộc đài truyền hình VNA

    image

    Viện bảo tàng của Sư đoàn 101 chứa đầy chứng tích của chiến tranh VN
    Quan khách được Thiếu tá Stephen Platt, tùy viên báo chí của Đại tá Việt, đưa đi thăm viếng Viện bảo tàng của sư đoàn. Những bộ sưu tập thật công phu và giá trị ghi chép và minh hoạ lại lịch sử của sư đoàn kể từ khi được thành lập năm 1942,  cho tới những cuộc chiến tranh lừng danh trên thế giới tại Đại Hàn, Việt Nam, Iraq, và mới nhất tại A Phú Hãn. Chính sư doàn 101 đã nhầy vào bờ biển Normandy, Pháp để giải phóng Âu châu mà trong phim “Ngày dài nhất” (The longest Day) nói về đoàn quân ngoại quốc đầy hào hùng và được người dân Âu châu gọi là những anh hùng thời Đệ Nhị thế chiến mà không ai trong chúng ta là không biết đến. Riêng trong chiến tranh Việt Nam, bước chân của người lính sư đoàn 101 cũng đã ghi dấu khắp nơi, từ Khe Sanh, Hạ Lào,... với trận Lam Sơn 719. Tất cả đều có những chứng tích ở đây. Kể cả những “thông hành chiêu hồi được máy bay Mỹ thả ngập đuờng mòn ************ để kêu gọi các chiến binh CS “tung cánh chim tìm về tổ ấm”, một chương trình đã chiêu hồi được trên 200,000 sĩ quan, binh sĩ CS trong suốt 21 năm của cuộc chiến cũng được trung bày ở đây.

    “Buồn và nhớ tuổi thanh xuân biết bao!”
    Ông Nam Trần, trong phái đòan người Việt tại Nashville, Tennessee, cựu sĩ quan QLVNCH, nhiều năm tù CS, đến Mỹ năm 1993 theo diện HO. ông và gia đình sống tại New York đến năm 1995 thì dời tới Nashville làm việc cho một hãng in. Hiện ông và gia đình gồm một vợ 4 con, người lớn nhât 35 tuổi và con nhỏ nhất 20 tuổi còn đi học . Đời sống đã ổn định. Đứng tần ngần trước những di vật, ông Nam bùi ngùi tâm sự:” Tôi phục vụ trong Lữ đoàn 173, thuộc sư đoàn 22 Bộ binh đóng ở Tuy Hoà. Chúng tôi đã có dịp chiến đâu với các binh sĩ thuộc sư đoàn 101. Họ rất tinh nhuệ, tinh thần cao và bảo vệ đồng minh thật chí tình. Ông cũng nhắc đến cuộc hành quân Lam Sơn 719 với mục đích cắt đường tiếp viện của CS qua đường mòn ************ năm 1971 mà hình ảnh và chứng tích đang được trưng bày kín phòng triển lãm. Ông Nam tâm sự: “ Tôi thấy buồn và nhớ tới tuổi thanh xuân của mình biết bao!”

    image

    Anh Minh Nguyễn chăm chú xem những chiến xa, súng đạn nhiều loại được trưng bày cùng với những tượng của những người lính với quân phục khác nhau. Anh thán phục người Mỹ đã bỏ công sức ra để lưu lại những bài học cho những thế hệ đến sau. Anh Minh cho biết anh, đến Mỹ qua chương trình bảo trợ ODP. Anh vượt biển nhiều lần nhưng không thoát. Sau nhờ có cha anh là cựu Hải Quân, dù có đi học tập nhưng ông đã vượt biên đến Mỹ và bảo lãnh anh và con của anh hiện đang theo học Đại học tại đây. Đới sống yên ổn không bon chen nhiều nên anh bằng lòng với cuộc sống. Anh Minh cho biết cộng đồng người Việt ở đây khỏang 5 tới 6 ngàn người ở rải rác trong hai tiểu bang TennesseeKentucky, số đông là những cựu sĩ quan sang đây với diện HO và sinh sống bằng nghề Nail .

    Sư đoàn 101 đã có chương trình trùng tu Viện Bảo tàng đầy giá trị này với hai dãy nhà khang trang sẽ được đặt tại con đường giáp ranh với bên ngoài để du khách có thể vào xem mà không cần phải vào trong bản doanh của sư đoàn 101. Mọi người như không muốn rời Viện Bảo tàng, nơi đang có những hình ảnh nhắc nhớ đến VN, đến một phần đời của mỗi người tại quê hương xa típ tắp nhưng Thiếu tá Platt luôn bên cạnh nhắc nhở phái đoàn phải giữ giờ cho tiết mục sắp tới.

    image
    Trường Huấn luyện nhảy dù

    Trường huấn luyện nhảy dù tại căn cứ Fort Campbell hàng năm huấn luyện nhiền ngàn binh sĩ để cung ứng co các binh chủng. Với chương trình huấn luyện 10 ngày, các học viên phải học các cách nhảy từ có dù, không dù, nhảy từ trực thăng hay nhảy từ những điểm cao rồi, chạy 13 dặm trong 3 giờ đồng hồ. Nếu hoàn thành, các học viên sẽ được cấp bằng nhảy dù và trở về các đơn vị để phục vụ. Hai huấn luyện viên và 4 binh sĩ đã nhảy biểu diễn các kiểu cho phái đoàn người Mỹ gốc Việt xem. Những tiếng vỗ tay khen ngợi hào hứng và những cái vẫy tay chào quyến luyến trước khi phái đoàn được chuyển qua khu huấn luyện tác xạ.

    Khác với những xạ trường trong các trung tâm huấn luyên cũ trước đây với những ụ cát, những hình người làm điểm nhắm. Ở đây là một phòng kín rộng đầy những giây điện chằng chịt. Trên 10 khẩu súng đủ loại được đặt trước một phông hình của một dẫy phố. Khi bật đèn và nhất nút điều khiển trên phông hình xuất hiện những hình người ẩn núp hoặc chạy và các xạ thủ có thể nhắm bắn như ngoài chiến trường. Vị sĩ quan huấn luyện viên gỉai thích:” Với cách huấn luyện này vừa đỡ tốn kém, vừa chính xác hơn vì những phông cảnh có thể thay đổi cho thích hợp với những chiến trường khác nhau, và các học viên có thể bắn suốt ngày mà không phải tốn tiền đạn.”. Quan khách được dịp bắn thử các loại súng và nhắm vào chiến trường ảo trước mắt nhưng cũng tạo được cảm giác hồi hộp không ít.

    image
    Cuộc viếng thăm bất ngờ của TT Obama 

    Ngoài những trường huấn huyện vừa kể, Sư đoàn 101 còn có nhiều lực lượng đặc biệt khác được huấn luyện và đặt căn cứ tại đây, như Biệt đội trực thăng đặc nhiệm 160 mà những phi công lái 4 chiếc trực thăng xâm nhập vào Parkistan đến tận bản doanh của Bin Laden đang trốn đóng, bắn chết và mang xác cuả tên trùm khủng bố làm rung động cả thế giới cũng trực thuộc Sư đoàn 101. Biệt đội 160 từng tham chiến tại Việt Nam, và có căn cứ tại đây. Do đó, chương trình lễ mừng Ngày Người Á Châu Thái Bình Dương hôm nay bị thay đổi đôi chút để đón tiếp TT Obama đến thăm viếng và vinh danh những phi công và đội đặc nhiệm cuả họ và sư đòan 101.

    Trong hơn 2 giờ đồng hồ thăm một vòng doanh trại, với sự tiếp đã ân cần của Thiếu tá Platt và các binh sĩ trong ban tiếp tân, phái đoàn đã học hỏi rất nhiều về sinh hoạt và đới sống của người lính Mỹ tác chiến. Người tham dự như cảm thấy gần gũi, thông cảm và mang ơn nhiều hơn  những người lính và gia đình họ. Sự chu đáo này cũng nói lên tình cảm đặc biệt mà vị Chỉ huy trưởng và binh sĩ tại đây dành cho phái đoàn người Mỹ gốc Việt. 

    VAHF và người Việt Nashville vinh danh Đại tá Việt
    Khoảng gần trưa, trong không khí trong lành, với mùi thơm thoang thoảng của hoa xồi đỏ, và ánh nắng dịu dàng của những ngày đầu hè, khoảng trên 500 quân nhân và quan khách  Mỹ Việt đã tụ tập trước phòng khánh tiết của Lữ Đoàn 3 nhảy dù để tham dự Lễ Vinh danh Lữ đoàn trưởng người Mỹ gốc Việt đầu tiên và duy nhất thuộc binh chủng tác chiến Hoa kỳ, Đại tá Lương Xuân Việt.
    Để đáp lễ các sắc dân khác với y phục cổ truyền và để buổi lễ thêm phần long trọng, tất cả các phụ nữ người Mỹ gốc Việt có mặt đã mặc áo dài đầy màu sắc tươi vui, một số đội những vành khăn xếp rộng vành trông thật đẹp mắt . Riêng phóng viên Trọng Thắng đã khăn đóng, áo the, quần trắng thật long trọng.
    Trong bài diễn văn ngắn nhưng cảm động, bà Nancy Bùi, hội Trưởng Hội VAHF đã phát biểu:
    “Đúng 36 năm, 6 ngày trước đây, ngày 30 tháng 4, 1975, Sài gòn thất thủ. Chiến tranh Việt Nam chấm dứt. Cuộc chiến đã cướp mất trên 58.000 chiến binh Hoa kỳ, hơn 500,000 chiến binh Nam Việt Nam và trên một triệu người dân Việt. Đó là một cuộc chiến gây nhiều tranh cãi nhất trong thế kỷ thứ 20. Nhưng khi hoà bình đến, cuộc sống của người dân Việt Nam không khá gì hơn bởi vì kẻ ác đã chiến thắng….và nhiều người đã phải nghĩ rắng hàng triệu người Mỹ và Nam Việt Nam đã chết uổng phí. Nhưng nhờ lòng quảng đại của dân và chính quyền Mỹ đã đón nhận người Việt tị nạn và từ đó, cuộc chiến tranh Việt Nam cũng có một kết quả tốt đẹp. Đó là cộng đồng người Mỹ gốc Việt…”. Bà Nancy Bùi sau đó đã ca ngợi những nỗ lực của người Mỹ gốc Việt đã mau chóng ổn định đời sống và trở thành một sắc dân có nhiều những đóng góp tích cực nhất vào sự phồn vinh của Hoa Kỳ. Và Đại tá Lương Xuân Việt là một thí dụ điển hình. Bà cũng thay mặt hội VAHF. chân thánh cám ơn sự hy sinh gian khổ của người lính Hoa Kỳ và tri ơn gia đình những người đã bỏ mình cho tự do và dân chủ trên toàn thế giới. Bà mong một ngày nào đó tự do, dân chủ sẽ soi rọi đến trên 85 triệu dân VN. 

    Trong bộ quân phục tác chiến, Đại tá Lương Xuân Việt đáp từ bằng những lời ca tụng sự hy sinh của quân lực VNCH. Theo  ông, cuộc chiến VN tuy đã có kết quả không tốt, nhưng nó đã để lại những bài học quý giá mà ông và binh sĩ của ông được học hỏi để rút tỉa kinh nghiệm. Ông cũng ca tụng và tri ơn những người lính tác chiến của sư đoàn 101.. Ông phát biểu: ” Tất cả những gì tôi có là nhờ sự làm việc và đóng góp của tất cả các bạn. Nếu không có các bạn, tôi sẽ chẳng có gì hết..”
    Linh mục Peter Châu Đỗ đã cùng với bà Nancy Bùi trao tặng tấm plaque của hôi VAHF vinh danh Đại Tá Lương Xuân Việt về những thành quả xuất sắc làm rạng danh người Mỹ gốc Việt  trong việc chiến đấu bảo vệ tự do và dân chủ tại Hoa kỳ và trên toàn thế giới. Người điều khiển lễ vinh danh là ca sĩ Thái Hà, thành viên của Ban Quản trị hội VAHF,  đã cùng với phóng viên Trọng Thắng của đài truyền hình Viet Face TV, bác sĩ Nguyễn Thu Thảo thuộc truyền hình VNA tại California, sau đó đã trao tặng hoa cho bà Lương Mỹ Kim, phu nhân của Đại tá Việt để tỏ lòng ngưỡng mộ và tri ân về những hy sinh của người vợ và gia đình của những quân nhân Hoa kỳ. Buổi lễ được kết thúc bằng một bữa ăn trưa tại phòng khánh tiết của doanh trại.
    Từ ước vọng của người cha tới ước mơ của vị Đại tá trẻ và sáng giá bậc nhất nhât của quân đội Hoa kỳ

    image

    Theo dư luận am tường về quân đội Hoa kỳ, Đại tá Lương Xuân Việt, người vừa về từ chiến trường A Phú Hãn cùng với 9,000 quân của ông, là một trong những Đại tá trẻ, sáng giá, với nhiều chiến công hiển hách từ hai chiến trường Iraq và A Phu Hãn. Sau khi về từ chiến trường Iraq năm 2009, ông đã từ là Trung tá Tiểu đòan trưởng được phong chức Đại tá Lữ đoàn trưởng và được gửi đi chiến trường A Phú Hãn, ông lên nhanh đến độ không có thời gian để đi học khoá huấn luyện sĩ quan cao cấp. Với thành tích cầm quân tại chiến trường gần 13 tháng với bao chiến công mà số quân tổn thất chỉ có 17 người. Tháng 6 sắp tới, ông sẽ được đưa về Đại học Standford để học về kỹ năng ngoại giao và lãnh đạo trong một năm. Nhiều người tiên đoán rằng sau khoá học này ông có nhiều cơ hội được lên tướng để trở thành vị Tướng người Mỹ gốc Việt đầu tiên trong lịch sử Hoa kỳ.

    image

    Xuất thân từ gia đình binh nghiệp, Cha ông là Thiếu tá Lương Xuân Dương, thuộc binh chủng Thủy Quân Lục Chiến của Quân lực VNCH từng làm sĩ quan tuỳ viên của Trung Tướng Lê Nguyên Khang. Sau 1975, cha ông và gia đình gồm một vợ và 8 người con, 7 gái và Đại tá Lương Xuân Việt là con trai duy nhất trong gia đình. Mẹ ông là bà Kathy Lương, hiện bà đang sống tại vùng ngoại ô Los Angeles, nơi mà gia đình bà đã đến Mỹ lập nghiệp trên 36 năm qua . Trong cuộc phỏng vấn gần hai tiếng đồng hồ dành cho chương trình 500 Lịch Sử Phỏng Vấn của hội VAHF, vị Đại tá ngưòi Mỹ gốc Việt đã nghẹn lời khi ông tâm sự về người cha: “ Cha tôi thường không biểu lộ chuyện buồn, nhất là với con cái. Nhưng ông không thể giấu được những dằn vặt với ý nghĩ vì sao ông không ở lại để tiếp tục chiến đấu với binh sĩ của ông? Ông thường khuyên bảo tôi nên chọn binh nghiệp để phục vụ vì rấr có thể một ngày nào đó tôi có thể đem lại lợi ích cho quê hương Việt Nam. Khi còn nhỏ, chị cũng biết sống trong khu ngoại ô Los Angeles, trẻ con chúng tôi không tránh nổi những trận ấu đả. Khi tôi còn nhỏ được cha mẹ tôi cho học võ Vovinam nên việc rèn luyện thân thể là chuyện hàng ngày đối với tôi, và tôi không bao giờ sợ khi cần phải dùng sức để tự bảo vệ . Nhờ đó mà việc chọn binh nghiệp cũng rất thích hợp với tôi. Lớn lên chút nữa khi vào Đại học, tôi cố gắng học và đâu điểm rất cao tại Đại học University of Southern California (USC),  nên được chọn vào trường sĩ quan không khó khăn. Sau khi tôi ra trường, phục vụ trong ngành tác chiến. Khi tôi lên tới Đại úy thì Ba tôi mất. Tôi nhớ mãi ngày ba tôi tham dự lễ gắn lon Đại úy của tôi, mắt cha tôi sáng lên với  niềm vui và hãnh diện. Cha tôi mất vì bệnh ung thư khi ông chưa đầy 65 tuổi. Tôi ước gì ông còn sống đến hôm nay và lâu hơn nữa để ông được nhìn thấy sự thành đạt của tôi! ”

    Niềm ước mơ lớn nhất cho Việt Nam

    image

    Khi được hỏi ông mơ ước gì cho đất nước Việt Nam? Vị Đại tá trẻ đã trả lời thật ngắn gọn như ông đã nung nấu trong sự suy nghĩ của ông từ bao lâu: ”Điều ước mơ tôi mong muốn nhất là cho đất nước Việt Nam, một ngày nào đó, sẽ có tự do và dân chủ thực sự. Tôi cũng ước cho toàn dân Việt có cơm no, manh áo, và tất cả những trẻ em có cơ hội cắp sách tới trường.”
    Trên chiếc bàn thấp và nhỏ giữa phòng làm việc của Đại tá Việt, những cuốn binh sử như đưọc giữ trong tầm tay với của vị Chỉ huy trưởng ở đây. Có những binh sử của Hoa kỳ và của nhiều quốc gia khác trên thế giới. Những cuốn hồi ký của các danh tướng và có cả những binh sử của Việt Nam Cộng Hoà. Đại tá Lương Xuân Việt cho biết ông đọc và nghiên cứu rất nhiều. Sự học hỏi này giúp cho ông rút tỉa được kinh nghiệm của những người đi trước. Ông cho biết một số tài liệu của các tướng Việt Nam Cộng Hoà đã viết như Tướng Ngô Quang Trưởng với chiến  thuật du kích chiến hay Tướng Nguyễn Duy Hinh hiện còn sống tại vùng Hoa Thịnh Đốn viết về kinh nghiệm cuộc hành quân Lam Sơn 719 năm 1971 cũng là những binh sử gối đầu của ông. Ông cho biết khi cầm quân, dù mất một người cũng là nhiều, nên ông chú tâm vào các chiến thuật đánh sao cho kết quả nhưng không hao tổn xương máu của binh sĩ mới là chiến thắng toàn diện. Chính vì thế mà trong gần 13 tháng điều khiển trên 9,000 quân tại chiến trường A Phú Hãn, với nhiều chiến công hiền hách, Đại tá Lương Xuân Việt chỉ mất có 17 binh sĩ. Ngay trong tuần lễ đầu sau khi về tới Mỹ, Đại tá Việt đã được Bộ Quốc phòng Pentagon mời lên để  tường trình về chiến trận, đặc biệt về cách cầm quân thật hiệu qủa của ông.

    Một chỉ huy trưởng nghiêm minh nhưng đầy lòng nhân ái

    image

    Đại tá Lương Xuân Việt còn được sự kính phục của binh sĩ dưới quyền ông. Đi đến đâu chúng tôi cũng nghe những lời nói về ông với đầy cảm mến: “Ông ấy là một nhà lãnh đạo giỏi, ông ấy thương binh sĩ và làm việc rất nhiều để hỗ trợ binh sĩ, ông ấy cư xử với chúng tôi như anh em,..” . Riêng với Thiếu tá Platt, tuỳ viên báo chí của Lữ đoàn thì không tiếc lòi khen ngợi:” Đại tá Việt rất nghiêm, nhưng ông ấy sống chết với binh sĩ. Chúng tôi chứng kiến cảnh Đại tá đau buồn khi ông nghe tin binh sĩ tử nạn. Ông lúc nào  cũng làm hết sức, ngoài cả những gì ông ấy cần làm như tìm môi cách đến thăm những binh sĩ bị thương hoặc hy sinh, mặc dù nhiều lúc ông phải dùng trực thăng, đi đến những vùng nguy hiểm nhưng đối với ông sự có mặt của người chỉ huy trưởng  trong những lúc sống còn của người binh sĩ dưới quyền ông là một điều tối quan trọng. Tôi đã từng làm việc với nhiều Đại tá chỉ huy trưởng khác, nhưng khi làm việc với Đại tá Lương, tôi biết là tôi làm việc nhiều hơn rất nhiều nhưng tôi lại rất vui. Ông ta là một nhà lãnh đạo tài ba, và đức độ”
    Nhưng tất cả những điều vừa kể trên chỉ là một phần của Đại tá Lương Xuân Việt, khi người phỏng vấn hỏi về gia đình thì gương mặt ông sáng lên và nói về người vợ của ông, bà Lương Mỹ Kim: bằng những lời thiết tha, chân tình: ” Kim là tất cả của đời tôi. Cô ấy thay tôi làm cha khi tôi phải ra chiến trường, cô ấy an ủi và chia sẻ với tôi trong những lúc vui buồn hoặc khó khăn. Chị biết mỗi khi có một binh sĩ phải hy sinh, tôi còn ngoài chiến trường thì Kim thay tôi đến để an ủi gia đình họ, trong khi tôi biết chính trong lòng của Kim cũng đang bối rối và  lo sợ cho tôi và những bấp bênh của một gia đình có ngưòi chồng trong ngành tác chiến. Vì luật lệ trong quân đội khiến chúng tôi phải dời đổi chỗ ở liên tục. Ít có nơi tôi ở đưọc lâu quá 3 năm nên Kim và các cháu cũng phải thay đổi trường học, môi trường sống liên tục. Tôi không thể làm tất cả những điều đã và đang làm nếu không có sự cộng tác của Kim.”

    image

    Và một mơ ước khác cho 3 người con là Lương Thị Thu Diễm Asley, 16 tuổi lớp 11, Lương Xuân Huy Brandon, 14 tuổi, lớp 9, và Lương Xuân Quốc Justin 10 tuổi, lớp 5 sẽ chọn binh nghiêp. Đại tá Việt thổ lộ: “Cháu gái lớn muốn học luật và sẽ chọn làm việc cho quân đội. Cháu trai thứ hai đang chờ đợi vào trường sĩ quan, cháu út thì còn nhỏ nhưng cũng đã và đang tìm hiểu. Tôi luôn khuyến khích các cháu, vì tôi mghĩ rằng: quân đội Hoa kỳ là một trong những môi trường phục vụ tốt nhất”.

    Bài học từ chiến tranh VN

    image

    Tối hôm trước. Đại tá Việt và phu nhân là chị Kim đã có nhã ý mời chúng tôi đến thăm tư gia của họ trong căn cứ Fort Campbell. Căn biệt thự nhỏ xinh sắn trên đỉmh một ngọn một con đồi thấp là mái ấm cuả Đại tá Việt và gia đình. Trước nhà, phiá trái là cổng chào màu đỏ, nhỏ làm bằng gỗ theo hình cổng chào Torii của người Nhật; gần giống cổng tam quan của người Việt, phiá trái trồng cây kiểng và hoa rực rỡ. Bên trong căn nhà, vật dụng được trưng bày tươm tất nhưng giản dị của một gia đình trung lưu Mỹ. Tiếp chúng tôi, Đại tá Việt ngồi chiếc ghế sa lông chính giữa, bên phải là Đại tá Paul Sarat, lo về hành chánh, tái chánh. Bên trái là Thiếu tá Matt Leslie, trưởng Ban hành quân, có vợ Việt Nam, chị Linda Leslie. Họ nói chuyện với nhau thân mật nhưng tương kính. Chị Kim lo việc tiếp khách và chỉ  có  ch ị  Linda đến chơi  tiếp tay, mà không hề thấy bóng của người phục dịch. Chi Kim cho biết sư đoàn có đơn vị huấn luyện và hướng dẫn các gia đình binh sĩ cách sống tự lập. Các bà được dạy cách thay bánh xe, thay đèn, sửa những vật dụng giản dị trong nhà. Đời sống của gia đình một vị Đại tá trong quân đội Hoa kỳ thật đơn giản và tự lập.

    image

    Cuộc chiến tranh đã qua đi 36 năm, đến thăm viếng căn cứ Fort Campbell, doanh trại của Sư đoàn tinh nhuệ nhất để thấy cuộc lột xác hầu như hoàn toàn của quân đội Hoa kỳ sau bài học từ chiến tranh Việt Nam. Họ thay đổi từ chiến cụ, kỹ thuật tác chiến đến tinh thần và lối sống và làm việc của binh sĩ Hoa kỳ. Họ không còn là một tập thể  ô hợp của những người lính bị động viên. Hôm nay, người lính và đặc biệt là những vị sĩ quan chỉ huy, họ là những nhà binh chuyên nghiệp với kỷ luật nghiêm minh, với kỹ năng kỹ thuật nhuần nhuyễn. Ngoài việc đánh trận, ho cũng được huấn luyện kỹ năng nghề nghiệp, và đặc biệt tư cách và lối ứng xử của họ nói lên được tinh thần kỷ luật và trách nhiệm nghiệm minh  nhưng lại đầy  tinh người của một đoàn quân tinh nhuệ nhất trên thế giới, trong đó có nhiều vị chỉ huy cũng như gần 20 ngàn binh sĩ người Mỹ gốc Việt các cấp. Đó cũng chính là niềm an ủi và hãnh diện của cộng đồng người Mỹ gốc Việt của chúng ta.  
    Người Mỹ tốn hơn 58 ngàn sinh mạng và nhiều tỷ bạc cho chiến tranh VN. Cuối cùng họ đã học được bài học của họ để xây dựng một quân đội hùng mạnh gần như hoàn hảo vào bậc nhất trên thế giới mà không một quân đội nào trên thế giới muốn đối đầu. Miền Nam VN tự do của chúng ta đã tổn thất hàng triệu người, thất thoát tiền rừng, bạc biển cho cuộc chiến. Nhưng đau thương nhất là chúng ta mất cả mảnh đất tự do của quê hương. Chúng ta đã học được bài học gì sau hơn 36 năm?  


    Triều Giang
    Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
    IP IP Logged
    Nhom12yeuthuong
    Senior Member
    Senior Member
    Avatar

    Tham gia ngày: 13/Sep/2009
    Đến từ: Vietnam
    Thành viên: OffLine
    Số bài: 7120
    Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 20/Jun/2011 lúc 8:08am
    Con gái người thợ máy gốc Việt vào Harvard
    Nữ sinh gốc Việt vươn lên từ khó khăn

     Melody Gutierrez/Sacramento Be

    Phỏng dịch: Văn Giang/Người Việt

     

    SACRAMENTO (Sacbee) - Lá thư được cất kỹ vào ngăn kéo để làm kỷ niệm. Bức thư nói “chúc mừng bạn,” bên dưới dấu triện màu đỏ của trường Ðại Học Harvard.

    Cô nữ sinh Joanne Nghiêm, ở Sacramento, đang lo lắng vì mẹ bị ung thư, cha làm thợ máy đang bị cắt giờ, nhưng vẫn chăm chú chuyện học và sẽ vào Harvard năm tới. (Hình: Paul Kitagaki Jr. /Sacramento Bee)

    Joanne Nghiêm thật không thể tin được rằng cô nhận được học bổng hầu như toàn phần để vào học tại ngôi trường danh tiếng này. Là người con út trong một gia đình di dân gốc Việt, cô Nghiêm tốt nghiệp trường trung học McClatchy High School vào tối Thứ Sáu tuần này với học bạ toàn điểm A.

    “Tôi cũng không định xin vào Harvard,” theo lời cô Nghiêm, 17 tuổi, trong căn nhà nhỏ của gia đình ở phía Nam thành phố Sacramento. Cha mẹ cô, ông Gary Nghiêm và bà Laura Lam, nhìn con mình với sự hãnh diện, khiến cô có một thoáng ngượng ngùng.

    Ông Gary Nghiêm đã khuyến khích con gái mình nạp đơn vào Harvard, và cô đã nghe lời. Trong bài luận văn nộp cùng với đơn xin học, cô viết về câu chuyện cảm động là muốn có cơ hội giúp đỡ cha mẹ mình “vì tôi sẽ chẳng là gì nếu không có cha mẹ tôi”.

    Cô Joanne Nghiêm gửi đơn đến tám trường đại học nổi tiếng khác, kể cả Princeton, Cornell, Stanford và University of California tại Berkeley, nơi chị của cô tốt nghiệp năm ngoái. Người anh của cô hiện đang học ở UC San Diego.

    Nghiêm được nhận vào tất cả các trường cô gởi đơn. Cô không muốn kể ra hết các trường này vì không muốn người khác nghĩ cô khoe khoang.

    Cô giấu mặt khi người nhiếp ảnh gia đến gần. Nhưng cô hào hứng khi nói về ngành mình định theo học-ngành kỹ sư.

    “Tôi thích môn khoa học, toán và giải quyết các vấn đề,” theo cô Nghiêm, người ở trong một chương trình học dành cho học sinh có khả năng cao ở trường McClatchy.

    Trong niên khóa này, Nghiêm nhận ra có những vấn đề mà cô không giải quyết được. Cô không thể làm dịu cơn đau của mẹ hay sự lo lắng, kết quả của tình trạng bệnh ung thư ruột thời kỳ thứ tư và ung thư gan. Cô không thể xóa đi sự sợ hãi của mẹ là các bác sĩ sẽ tìm ra thêm các ung nhọt khác.

    Nghiêm sẽ vào trường Harvard biết rằng cha mẹ cô phải vất vả trong vấn đề tài chánh, chỉ trông cậy vào số lương ngày càng ít đi của cha cô, một thợ máy xe hơi và tiền trợ cấp hàng tháng vì mất năng lực của mẹ.

    “Tôi hơi ngại ngần khi phải rời xa nhà, vì nếu có chuyện gì tôi sẽ không có nhà,” cô Nghiêm nói. “Nhưng cha tôi rất cương quyết. Ông rất vững chãi. Ông không để bị nản lòng vì bất cứ chuyện gì.”

    Khi được hỏi, ông Nghiêm chỉ cho biết một chút về điều ông đang lo lắng. Họ không có nhiều tiền. Tuy rằng hầu như tất cả chi phí học hành ở Harvard được tài trợ, cô Nghiêm chỉ phải trả có $1,500 nhưng còn tiền vé máy bay, tiền quần áo ấm, những thứ cần dùng lặt vặt khi ở trong ký túc xá, và cả tiền tiêu vặt... họ sẽ phải lo. Hôm Thứ Ba, học khu Sacramento City Unified School District giúp họ đỡ lo lắng phần nào khi trao tặng cho cô Nghiêm học bổng bốn năm, mỗi năm $900.

    “Công việc nay rất chậm,” theo ông Gary Nghiêm, 49 tuổi. “Số giờ tôi làm việc bị giảm đi nhưng chúng tôi cũng OK.”

    Mẹ của cô đang phục hồi sức khỏe. Các bướu ung thư đã được cắt đi.

    Bà Lam, 52 tuổi, và ông chồng rất hãnh diện vì con gái họ không bao giờ mất đi sự chuyên chú vào việc học hành trong suốt thời gian khó khăn vừa qua.

    “Tôi nói với con gái rằng con không làm được gì, ngoại trừ làm cho mẹ con được hãnh diện,” ông Gary Nghiêm nói. “Ðiểm học của con tôi không bao giờ tụt xuống.”

    Và thật ra, nhiều giáo sư của Joanne Nghiêm không hề biết rằng mẹ của cô bị bệnh rất nặng.

    “Tôi nghĩ rằng mọi điều đều tốt đẹp với Joanne vì cô là người thật vui và tích cực trong đời sống,” theo lời Bryan Fisher, một giáo sư ở trường McClatchy và cũng là người huấn luyện toán học sinh của trường tham dự cuộc thi về kiến thức Academic Decathlon.

    Nghiêm được giữ chức đội trưởng trong suốt hai năm qua. Khi ông Fisher bận rộn dạy lớp, Nghiêm tổ chức các cuộc họp và giữ cho toán sinh hoạt đều đặn. Giáo Sư Fisher nói ông tin chắc là cô Nghiêm sẽ thành công ở Harvard.

    “Cô ấy là một trong số những học sinh có thể đối phó với áp lực của cuộc sống trong khi vẫn hoàn thành tốt đẹp những điều khác mà không để bị khủng hoảng tinh thần,” ông Fisher cho hay. (V.Giang)

    Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
    IP IP Logged
    Lan Huynh
    Senior Member
    Senior Member


    Tham gia ngày: 05/Aug/2009
    Đến từ: United States
    Thành viên: OffLine
    Số bài: 23197
    Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 16/Jul/2011 lúc 9:11am

    Những người lính Mỹ Gốc Việt Trong Quân Đội Hoa Kỳ

    Thanh Trúc, phóng viên đài RFA
    2011-07-14

    Ba mươi sáu năm kể từ ngày người Việt đặt chân đến Hoa Kỳ, đã có nhiều người trẻ gia nhập quân đội Mỹ.

    RFA photo

    Đại tá bác sĩ Huỳnh Trần Mylene, giám đốc chương trình y khoa quốc tế của không quân Hoa Kỳ, director of The Air Force International Specialist Program


    Tuy nhiên  không ai rõ chính xác con số quân nhân  Mỹ gốc Việt  trong quân đội Hoa Kỳ, nhưng người ta có thể bảy tỏ niềm hãnh diện nơi những người lính và những người sĩ quan Mỹ gốc Việt đang tham gia, đang chiến đấu, đang làm việc và đang được huấn luyện trong quân đội hiện đại nhất thế giới này.
    Mục Đời Sống người Việt Khắp Nơi hôm nay xin giới thiệu đến quí vị những người lính Mỹ gốc Việt mà Thanh Trúc hân hạnh được gặp trong kỳ Lễ  Độc Lập của Hoa Kỳ 4 tháng Bảy vừa qua.
    Trả lại một cái gì đó cho đất nước Mỹ
    Đặng Bảo Minh là hạ sĩ nhất chuyên viên vũ khí, chuyên lắp ráp bom, tên lửa và súng cho phi cơ chiến đấu F18 của hải quân Mỹ:
    Em qua Mỹ gần được năm năm thì em quyết định vô lính, tại thứ nhất là hải quân Mỹ cho em một số tiền đi học sau khi em ra lính. Thứ hai, em muốn cống hiến một cái gì đó cho đất nước Mỹ, em thấy Mỹ là đất nước cho những người có ý chí vươn lên, và nước Mỹ đã cứu mạng những người tị nạn Việt Nam.
    Em qua Mỹ gần được năm năm thì em quyết định vô lính, tại thứ nhất là hải quân Mỹ cho em một số tiền đi học sau khi em ra lính. Thứ hai, em muốn cống hiến một cái gì đó cho đất nước Mỹ, em thấy Mỹ là đất nước cho những người có ý chí vươn lên, và nước Mỹ đã cứu mạng những người tị nạn Việt Nam
    Đặng Bảo Minh là hạ sĩ nhất
    Lúc ban đầu vô Boot Camp tức trường huấn nhục thì tiếng Anh em không được giỏi, đôi khi em cũng khóc, không cho ai thấy . Em tự nhủ là phải ráng vượt qua vì môi trường lính là huấn luyện mình thành một người quân nhân không sợ cái  gì hết. Sau đó em vượt qua được.
    Năm 2008, Đặng Bảo Minh qua Iraq  trên hàng không mẫu hạm USS Abraham Lincoln 72, theo chiến dịch Operation Freedom:
    Em ở trên biển Bahrain khoảng sáu tháng, em đã học rất nhiều, thứ nhất technology của hải quân Mỹ rất cao, thứ hai là lòng nhân đạo của người Mỹ bảo vệ đất nứơc Iraq. Không có lính Mỹ thì rất nhiều khủng bố sẽ làm Iraq trở lại thời Saddam Hussein là giết người không cần biết lý do. Người lính Mỹ mình qua bển là tìm cho Iraq cái nhân quyền và người dân có được tự do hơn.
    Thiếu%20tá%20Nguyen%20Trung%20chup%20ở%20Kabul%20Afghanistan.%20Photo%20fr%20Nguyen%20Trung
    Thiếu tá Nguyen Trung chup ở Kabul Afghanistan. Photo fr Nguyen Trung
    Năm 2010 Đặng Bảo Minh trở qua Iraq ba tháng, sau đó chuyển sang Afghanistan trên vùng biển Persian:
    Chuyến đi biển vừa rồi em gặp nhiều người Việt Nam. Có người cao hơn em hai cấp, có người thấp hơn em một cấp. Anh em tụi em rất vui với nhau.  
    Nhưng mỗi lần đi xa là một lần có nhiều điều để sợ, hạ sĩ nhất Minh tâm sự:
    Vì  không biết mình có trở về hay không, khi ra chiến trường sác xuất chết là 70%, mình giống như cái bia để khủng bố núp ở những khe đá  những hang động bắn ra.
    Và nếu một đồng đội chẳng may ngã xuống thì:
    Em rất là đau, đồng đội mất thì mình đau buồn, em đau buồn một thì gia đình người ta đau buồn mười.
    Bây giờ đến Lê Tuyết Nhi,  hạ sĩ nhất phụ trách chuyển vận, suýt nữa bị mẹ từ bỏ vì nhất định đòi đi lính trong lúc ước vọng của cô trước đó là trở thành một luật sư và làm việc tại Washington DC:  
    Năm mười bảy tuổi thì em quyết định đi lính vì em thấy nếu đi lính thì lính có thể giúp em vừa học vừa làm để mai này em có thể làm cho Washinton DC. Từ năm mười bảy đến bây giờ hai mươi mốt tuổi em vẫn còn ở trong lính. Hơn bốn năm đi lính họ cũng giúp đỡ em khá nhiều, trả tiền học cho em nên mẹ em cũng đỡ ra một chút. 

    Người Việt Nam mình ở Mỹ ba mươi mấy năm rồi mà em thấy nhiều phụ nữ cấp cao thì em rất hãnh diện. Nếu một người nhỏ bé như cô ấy mà có thể làm được có thể trải qua mọi khó khăn thì em cũng sẽ làm được.
    Lê Tuyết Nhi,  hạ sĩ nhất
    Em cũng đã đi Iraq rồi, tháng  Sáu 2009 em đi, tháng Năm 2010 em về. Trong mười tháng  đó thú thật  em cũng rất là sợ tại mới được mười chín tuổi. Đi đâu cũng phải cầm súng theo hết, cả đi tắm cũng vậy. Vừa là con gái mà lại vừa lần đầu qua đó thì trại của em bị bom. Một thời gian sau thì em thấy bình thường tại em nghĩ dù mình là con gái trong một cái trại mà nhiều nam hơn là nữ thì em cũng để cho nhiều người biết em không để những cái chuyện nam nữ ảnh hưởng đến công tác của em.  Lúc em ở bên đó thì trong nhóm của em không có ai bị ngã hết.
    Với vóc dáng nhỏ nhắn của người Châu Á, hạ sĩ nhất Lê Tuyết Nhi tự luyện cho mình tánh tự trọng và sự nghiêm túc  trong công việc. Cô đã gặp một số nữ quân nhân người Mỹ gốc Châu Á trong đó có người Việt mà cô ngưỡng mộ phong cách chỉ huy và sự thành công của họ:
    Trại có ba chục người phụ nữ đối với hơn ba trăm nam, lúc em gặp họ thì em thấy cấp bậc của họ rất cao và em rất là hãnh diện. Người Việt Nam mình ở Mỹ ba mươi mấy năm rồi mà em thấy nhiều phụ nữ cấp cao thì em rất hãnh diện. Nếu một người nhỏ bé như cô ấy mà có thể làm được có thể trải qua mọi khó khăn thì em cũng sẽ làm được.  

    Đủ mọi binh chủng đủ mọi cấp bậc

    Có thể nói bên cạnh những người lính thì quân đội Mỹ cũng đào tạo khá nhiều cấp sĩ quan Mỹ gốc Việt mà cao nhất là cấp đại tá, có mặt trong mọi binh chủng  hải,  lục, không quân và bộ binh.  
    Cư ngụ và làm việc tại Virginia, đại tá  Huỳnh Trần Mylene, giám đốc chương trình y khoa quốc tế của không quân Hoa Kỳ, director of The Air Force International Specialist Program:
    Thiếu%20tá%20hải%20quân%20Phan%20Vĩnh%20Chinh
    Thiếu tá hải quân Phan Vĩnh Chinh
    Chương trình này hướng dẫn những chương trình Y Khoa trên toàn thế giới, phối hợp với bác sĩ và y tá nước ngoài để chống những bệnh truyền nhiễm, dị ứng và ngăn ngừa đại dịch.
    Chương trình này hướng dẫn những chương trình Y Khoa trên toàn thế giới, phối hợp với bác sĩ và y tá nước ngoài để chống những bệnh truyền nhiễm, dị ứng và ngăn ngừa đại dịch.
    Đại tá  BS. Huỳnh Trần Mylene, Direc, of The Air Force International Specialist Program 
    Cũng vóc dáng thanh mãnh và khá lặng lẽ, người phụ nữ xuất thân từ một gia đình có cha là bác sĩ quân y miền Nam trước 1975,  đại tá Huỳnh Trần Mylene chia sẻ:
    Hồi ở đại học thì Mylene rất thích kỷ luật, thích học thêm về lịch sử quân sự và học hỏi về lãnh đạo.
    Cô nói cô chọn binh nghiệp vì nước Mỹ đã mang lại cho gia đình, bản thân cô cũng như rất nhiều người Việt khác những cơ hội thăng tiến và thành công trong đời sống này. Cô cũng  rất vui khi kể về  người em trai, trung tá Trần Đại Apollo:
    Đại đang ở Cali, mới về từ Afghanistan, Đại ở trong ngành Aerospace Medicine, Y Hoc Không Gian. Bên đó là Đại mang bệnh nhân từ Afghanistan về nước Đức hay về lại Mỹ. Đại cũng ở trong ngành quân y mười lăm năm rồi, bây giờ là trung tá  ngành Y Học Không Gian, chief of Aerospace Medicine.   
    Một sĩ quan khác, trung tá Nguyễn Văn Thọ, ở trong quân đội hai mươi bốn năm:
    Bắt đầu thì đi công binh chiến đấu, sau đó đổi qua quân xa quân vận rồi tổng quản trị, sau này lại qua nghành yểm trợ nói chung.
    Ba của tôi là đại úy  bên Việt Nam Cộng Hoà, tôi lớn lên trong căn cứ sĩ quan . Ngay từ nhỏ đã thích lính rồi,  tưởng đâu năm mười bảy tuổi là gia nhập quân đội nhưng tới 1975 thì giấc mơ đó tan vỡ.
    Cho nên khi vượt biên qua Mỹ, chọn nơi này làm quê hương thì giấc mơ của mình cũng trở thành sự thực. Mình thấy được cái tầm quan trọng của một quân đội trong một quốc gia, mình thấy được cái trách nhiệm phải bảo vệ cho đất nước này.
    Với những người trẻ muốn chọn binh nghiệp làm lý tưởng phục vụ , trung tá Nguyễn Văn Thọ nhắn nhủ:
    Gia nhập quân đội thì họ thanh lọc rất kỹ. Một trong những cách để thanh lọc là trong quân trường họ cố tình đày đọa để xem mình có nản chí hay không. Nhiều khi họ khích mình, họ nói muốn về thì cho biết
    Đặng%20Bảo%20Minh%20là%20hạ%20sĩ%20nhất%20chuyên%20viên%20vũ%20khítrên%20hàng%20không%20mẫu%20hạm%20USS%20Abraham%20Lincoln%2072.%20Photo%20fr%20Jimmy%20Dang
    Đặng Bảo Minh là hạ sĩ nhất chuyên viên vũ khítrên hàng không mẫu hạm USS Abraham Lincoln 72. Photo fr Jimmy Dang
    ngày mai họ cho máy bay chở về nhà, không tốn tiền không bị hạnh kiểm xấu gì hết. Thời gian thử thách rất là nhiều.
    Đại đang ở Cali, mới về từ Afghanistan,  Đại ở trong ngành Aerospace Medicine, Y Hoc Không Gian. Bên đó là Đại mang bệnh nhân từ Afghanistan về nước Đức hay về lại Mỹ. Đại cũng ở trong ngành quân y mười lăm năm rồi, bây giờ là trung tá  ngành Y Học Không Gian, chief of Aerospace Medicine.
    Đại tá bác sĩ Huỳnh Trần Mylene
    Sau này ra đi làm việc cũng vậy, nhiều công việc đoì hỏi phải có ý chí mạnh thì mới ở lâu được chứ không thì vô quân đội vài năm là một số người đã chán và muốn xin ra thôi.
    Đối với các em trẻ mà muốn thử thì tôi rất hoan nghinh tại vì những gì họ huấn luyện trong quân trường thì rất hữu ích để đào tạo nên con người có kỷ kuật vững chắc, nó dạy mình cách quyết định trong cuộc sống của mình. Nói  chung nó dạy cho mình trở thành con  người tốt.
    Cũng như  mọi binh sĩ khác, trung tá Thọ cũng phải ra chiến trường Iraq và Afghanistan. Trước đó bốn năm ông sang Iraq trong nhiệm vụ chỉ huy yểm trợ. Ông cũng chỉ mới quay lại Mỹ từ chiến trường Aghanistan hôm 6 tháng Sáu mà thôi.
    Trong khi đó, từ căn cứ ở Orlando, Florida, thiếu tá Nguyễn Trung, qua Mỹ năm 1985, tốt nghiệp đại học Arkansas và gia nhập hải quân Mỹ, tính ra đã mười một năm. Tháng Ba 2010, thiếu tá Nguyễn Trung sang Kabul, Afghanistan, trở về Mỹ tháng Ba 2011:
    Bên đó cũng có bốn người Việt Nam khác. Trung với hai anh trung tá lính bộ, một anh đại úy hải quân với
    Thiếu%20tá%20%20hải%20quân%20Phan%20Vĩnh%20Chinh%20%28phải%29%20và%20em%20trai%20tên%20Long%20%28trái%29%20đang%20chuẩn%20%20bị%20ra%20trường,%20sau%20khi%20đó%20sẽ%20đi%20tập%20sự%20người%20nhái%20ở%20bên%20California
    Thiếu tá hải quân Phan Vĩnh Chinh (phải) và em trai tên Long (trái) đang chuẩn bị ra trường, sau khi đó sẽ đi tập sự người nhái ở bên California
    một hạ sĩ quan bộ binh.Từ nhỏ Trung đã thích lính vì ba Trung là lính của miền Nam. Lúc sắp xong đại  học thì Trung nghĩ  đi lính là lúc còn trẻ chứ lớn tuổi quá thì không đi được là mình mất cơ hội. Trung về đây một hai năm mà nếu cần lại thì Trung sẽ đi nữa.
    Thiếu tá hải quân Phan Vĩnh Chinh, cũng là một luật sư ở hiện tại ở Virginia:   
    Đầu tiên thì em muốn làm bác sĩ, nhưng  khi vô trường Y Khoa em thấy không thích thú, vì vậy em trở thành  luật sư cho hải quân. Từ 2001 đến 2008 em làm việc trong quân đội, đi từ Nhật qua Iraq với người nhái.
    Cũng may mắn hồi lúc em làm việc cho người nhái ở bên California thì em được cơ hội qua bên Iraq trong sáu tháng với người nhái ở bên Falujah. Năm 2006 lúc đó bên Iraq chiến tranh đang thật sự là nóng.
    Hiện tại  em trai của em đang chuẩn  bị ra trường, sau khi đó sẽ đi tập sự người nhái ở bên California.
    Được bạn bè gọi là Chris Phan, thiếu tá hải quân Phan Vĩnh Chinh là người chủ trương trang web của các quân nhân Mỹ gốc Việt mà có thể truy cập trên mạng. Dựa vào công việc này, qua những trao đổi với đồng đội, thiếu tá Chris Phan ước lượng có khoảng ba ngàn binh sĩ Mỹ gốc Việt trong quân đội Hoa Kỳ :  
    Hồi về từ Iraq thì em với mấy anh em có tạo ra Hội Quân Nhân Mỹ Gốc Việt, mục đích của hội là để giúp nhau để chia sẻ những cơ hộị những cơ may mà mình có trong quân đội. Từ đó gom lại chừng hai trăm mấy chục anh em.  Thành ra nghe cái kinh nghiệm anh em nói thì em đoán vòng vòng từ hai ngàn tới ba ngàn là đúng cái số mà mình có trong quân đội bây giờ.
    Được hỏi tại sao anh khuyến khích người em gia nhập quân đội, thiếu tá Phan Vĩnh Chinh khẳng định chỉ giản dị vì quân đội dạy con người kỷ luật và hy sinh cho một bổn phận lớn hơn, đó là đất nước và người dân.
    Trong hàng ngũ những người lính và những người sĩ quan Mỹ gốc Việt đang phục vụ trong quân đội Hoa Kỳ còn có một khuôn mặt nỗi bật là đại tá Luơng Xuân Việt, chỉ huy trưởng Lữ Đoàn 3 Nhảy Dù Sư Đoàn 101 Bộ Binh Hoa Kỳ.
    Đây là sư đoàn từng đổ bộ lên Normandy trong Thế Chiến Thứ Hai, giải phóng Châu Âu khỏi sự chiếm đóng của Đức. Trong chiến tranh Việt Nam,  sư đoàn 101 Bộ Binh Hoa Kỳ từng có mặt trên khắp bốn vùng chiến thuật khói lửa lúc ấy.
    Câu chuyện về những người lính Mỹ gốc Việt trong quân đội Hoa Kỳ chấm dứt ở đây. Thanh Trúc kính chào. Xin hẹn quí vị tối thứ Năm tuần tới.



    Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 16/Jul/2011 lúc 9:13am
    Tình yêu thương hay nhịn nhục
    tình yêu thương hay nhơn từ
    tình yêu thương chẳng ghen tị
    chẳng khoe mình, chẳng lên mình
    kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
    IP IP Logged
    Lan Huynh
    Senior Member
    Senior Member


    Tham gia ngày: 05/Aug/2009
    Đến từ: United States
    Thành viên: OffLine
    Số bài: 23197
    Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 05/Aug/2011 lúc 8:50pm

    Icon-01 Nữ luật sư gốc Việt làm chánh án toà liên bang Mỹ

    Bài%20gửi by Ngoclan_us Today at 3:42 am

    Lần đầu tiên trong lịch sử, hệ thống tư pháp bang Nevada của Mỹ sẽ có một chánh án là người Mỹ gốc châu Á, khi Tổng thống Mỹ đã chính thức đề cử Nữ luật sư gốc Việt Miranda Du làm chánh án tòa liên bang ở Las Vegas.


    Miranda Du được Tổng thống Mỹ đề cử hôm 2/8.


    Phát biểu trong tuyên bố đề cử Miranda Du hôm 2/8, ông Obama nói: “Miranda Du sẽ làm tăng uy tín cho tòa liên bang tại Nevada. Tôi rất cảm kích những gì bà làm trong việc phục vụ cộng đồng thời gian qua”.

    Quyết định bổ nhiệm bà Miranda Du còn phải được Thượng viện thông qua.

    Nghị sĩ Harry Reid của đảng Dân Chủ ở Nevada và là lãnh tụ khối đa số tại Thượng viện Mỹ, là người đề nghị nữ Luật Sư Miranda Du với Tổng thống Obama.

    “Miranda Du là một người hành nghề luật kinh nghiệm và có nhiều kinh nghiệm tranh tụng. Bà hiểu biết rộng và dấn thân trong cộng đồng tại Nevada”, ông Harry Reid viết trong một thông cáo báo chí. “Tôi tin rằng Miranda Du sẽ là một chánh án liên bang giỏi, và mong đợi bà được Thượng Viện chấp thuận nhanh chóng”.

    Luật Sư Miranda Du có bằng hành nghề luật tại California và Nevada. Bà cũng là thành viên Đoàn Luật sư Mỹ, và là cộng sự viên làm việc ở công ty luật McDonald-Carano-Wilson tại Reno.

    Nếu được Thượng Viện chấp thuận, nữ luật sư gốc Việt này sẽ là chánh án liên bang gốc châu Á đầu tiên ở tiểu bang Nevada và là chánh án liên bang gốc Việt thứ hai tại Mỹ.

    Năm 2009, Luật Sư Jacqueline Nguyễn đã được phê chuẩn làm chánh án tòa liên bang vùng tại Los Angeles.

    Theo Asia Journal, Las Vegas Review-Journa


    Tình yêu thương hay nhịn nhục
    tình yêu thương hay nhơn từ
    tình yêu thương chẳng ghen tị
    chẳng khoe mình, chẳng lên mình
    kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
    IP IP Logged
    Nhom12yeuthuong
    Senior Member
    Senior Member
    Avatar

    Tham gia ngày: 13/Sep/2009
    Đến từ: Vietnam
    Thành viên: OffLine
    Số bài: 7120
    Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 16/Aug/2011 lúc 1:26pm
     MC gốc Viêt " đẹp mặn mà " trên truyền hình Mỹ      
    Tác Giả: SE sưu tầm   
    Thứ Ba, 16 Tháng 8 Năm 2011 10:01

     Xinh đẹp, tài năng, tự tin và không quên nguồn cội là những đặc điểm nổi bật của các MC gốc Việt nổi tiếng trên truyền hình Mỹ.

        ‘Người gốc Việt có ảnh hưởng nhất tại Mỹ’

        Leyna Nguyễn, người dẫn chương trình truyền hình gốc Việt nổi tiếng tại Mỹ, không chỉ khiến nhiều người khâm phục bởi tài năng, sự xinh đẹp mà cô còn luôn tự hào vì mình là người Việt Nam.

     Leyna Nguyễn được bầu chọn là người Việt có ảnh hưởng nhất
    tại Mỹ.

        Sinh năm 1969 tại Đông Hà, Quảng Trị, năm 1975, khi mới tròn 5 tuổi, Leyna Nguyễn cùng với gia đình sang định cư tại tiểu bang Minesota, Mỹ. Với gương mặt khả ái, năm 1987, cô gái gốc Việt Leyna Nguyễn đã xuất sắc đoạt vương miện trong cuộc thi Hoa hậu châu Á tại Mỹ.

        Sau khi tốt nghiệp trung học, Leyna quyết định theo học chuyên ngành Truyền thông đại chúng tại ĐH Webster. Năm 22 tuổi, cô chính thức trở thành người dẫn chương trình truyền hình. Leyna Nguyễn đã làm việc cho một số đài truyền hình như KCRA Sacramento, WRDW-TV Augusta, không chỉ dừng lại ở vai trò MC, cô còn tham gia với tư cách là một phóng viên có mặt ở hiện trường để đưa tin thời sự.

           Danh tiếng từ nghề dẫn chương trình truyền hình và vương miện hoa hậu còn giúp Leyna “bén duyên” với môn nghệ thuật thứ 7. Cô từng tham gia diễn xuất trong một số bộ phim như Thợ săn ảnh, Duplex, The Day After Tomorrow, Price of Glory...

        Năm 2000, Leyna Nguyễn được bình chọn là một trong 25 người Mỹ gốc Việt có ảnh hưởng nhất tại Mỹ. Cô còn giành được hai giải thưởng danh giá của truyền hình Mỹ trong Lễ trao giải Emmy Awards lần thứ 60. Hai chương trình mang lại cơ hội toả sáng cho Leyna Nguyễn là Special Olympic Summer Games về Thế vận hội mùa hè dành cho người khuyết tật và Heal the Bay, chương trình tuyên truyền việc gìn giữ và làm sạch môi trường các vịnh biển của tiểu bang California.

        Không chỉ nổi tiếng về tài năng và thành công trong sự nghiệp, Leyna Nguyễn được mọi người nhắc đến như một người phụ nữ có tấm lòng nhân ái, luôn hướng về quê hương nguồn cội. Lớn lên giữa lòng xã hội Mỹ nhưng Leyna vẫn biết nói tiếng mẹ đẻ nhờ ý thức tự học tiếng Việt từ nhỏ. Leyna cho biết bố mẹ cô rất kỹ lưỡng trong việc dạy con cái ý thức về nguồn cội văn hóa Việt.

            Leyna cùng chồng tổ chức đám cưới truyền thống ở Việt Nam.

          Năm 1997, cô đã đứng ra thành lập tổ chức phi lợi nhuận mang tên Love Across The Ocean nhằm kêu gọi kiều bào ở Mỹ quyên góp tiền giúp xây trường học, cung cấp sách vở cho những trẻ em kém may mắn tại Việt Nam.

        Năm 2005, Leyna Nguyễn quyết định cùng Michael Muriano, đạo diễn kiêm nhà sản xuất phim người Mỹ gốc Italy vượt nửa vòng trái đất trở về Việt Nam để tổ chức lễ cưới theo nghi thức truyền thống trên quê hương Đông Hà, Quảng Trị. Hiện nay, vợ chồng ngôi sao truyền hình gốc Việt đang sống hạnh phúc và họ đã có hai con.

        Phát thanh viên gốc Á được yêu thích nhất

        Sinh năm 1975, tại Việt Nam nhưng Thúy Vũ đã sớm theo gia đình rời quê hương sang Mỹ định cư khi còn nhỏ. Cô hiện là người dẫn chương trình và là phóng viên xuất sắc của truyền hình Mỹ trên kênh CBS. Sau khi tốt nghiệp đại học U.C. Berkeley với tấm bằng danh dự khoa Hùng biện, Thúy Vũ khởi đầu sự nghiệp với vai trò là phóng viên của đài phát thanh KQED và sau đó là NPR, KPIX, KTVU-TV.

                  Thúy Vũ được nhiều người xem truyền hình ưa thích.

        
        Sự chuyên nghiệp trong phong cách làm việc và xuất sắc trong cách thức truyền tải nội dung chương trình, Thúy Vũ nhanh chóng được những hãng truyền hình tên tuổi mời về làm việc. Tháng 12/2005 cô chính thức nhận lời về làm cho hãng truyền thông khổng lồ CBS. Tại đây Thúy Vũ đã giành được sự mến mộ của đông đảo khán giả truyền hình Mỹ và được trao tặng nhiều giải thường.

        Tính cho đến nay, cô đã giành được nhiều giải thường trong ngành Phát thanh- truyền hình Mỹ như giải Tác phẩm Nghiêm túc hay nhất của Hiệp hội Báo chí Phát thanh và Truyền hình Mỹ, giải Nữ Phóng viên Mỹ xuất sắc nhất trong Ngành Phát thanh - Truyền hình. Ngoài ra, cô cũng được trao tặng hai giải thường quốc gia của Hiệp hội nhà báo Người Mỹ gốc châu Á, và giải thường Danh dự của Hiệp hội Giám đốc Tin tức các đài Phát thanh công chúng Mỹ. Phóng sự điều tra về vấn đề an toàn trong những công viên giải trí tại California của Thúy Vũ cũng đã được đề cử để trao giải thường Emmy danh giá.

        Năm 2004, cô gái người Việt này đã được độc giả của báo AsianWeek bầu chọn là phát thanh viên được yêu thích nhất. Tạp chí Focus của San Francisco (giờ đổi tên thành tạp chí San Francisco) đã bình chọn cô là một trong số những người tài năng nhất dưới 40 tuổi của vùng vịnh San Francisco.

        Trở thành một ngôi sao truyền hình người Việt thành công tại Mỹ, Thúy Vũ luôn tích cực tham gia các hoạt động trong cộng đồng người Việt ở đây. Cô là người dẫn chương trình cho nhiều sinh hoạt cộng đồng như Lễ trao tặng Ngọn đuốc vàng cho những người Việt có thành tích xuất sắc tại Mỹ. Thúy Vũ cũng đã hai lần về quê hương Việt Nam để thực hiện những phóng sự đặc biệt nói về cuộc sống của người dân Việt Nam sau chiến tranh.

        MC thích thử thách

        Sinh năm 1979, tại Việt Nam và sang Mỹ khi mới lên 10, Vicky Nguyễn hiện là phóng viên của kênh truyền hình KNTV. Với thành tích xuất sắc có được tại trường trung học Piner, Vicky đã giành được xuất học bổng tại trường đại học San Francisco và tốt nghiệp ĐH với chuyên ngành chính là truyền thông và một chuyên ngành nữa là sinh học.

                   Vicky Nguyễn thích làm những chương trình đầy thách thức.

        
        Bị hấp dẫn bởi cơ hội trở thành phóng viên truyền hình nên Vicky đã nhanh chóng nhận lời mời của Central Florida News 13 sau khi tốt nghiệp ĐH. Nhận thấy khả năng của nữ phóng viên gốc Việt này, kênh KOLO đã nhanh chóng giành được hợp đồng với Vicky Nguyễn ngay sau khi cố kết thúc hợp đồng với Central Florida News 13.

        Vào tháng 1/2004 Nguyễn chuyển tới hãng truyền hình Phoenix và gia nhập đội ngũ phụ trách chuyên mục tin tức của Fox 10’s. Tại đây cô nhanh chóng trở nên nổi tiếng với việc giải quyết và đảm nhiệm những chuyên mục và chương trình đầy tính thách thức.

        Trong sự nghiệp của mình cô, từng giành được giải Emmy và một vài giải thường giành cho những phóng viên xuất sắc do Hiệp hội phóng viên Mỹ gốc Á (AAJA) và Hiệp hội đạo diễn tin tức phát thanh truyền hình (RTNDA) trao tặng.

        Từ Miss Teen thành MC nổi tiếng

     Mary Nguyễn từng giành giải Miss Teen Mỹ.

        
        Mary Nguyễn hiện là phóng viên của kênh truyền hình WFTV tại Orlando. Trước khi đến với kênh truyền hình này, cô là phóng viên tại Arkansas, Kansas về lowa. Năm 1993 , Mary Nguyễn là người Mỹ gốc Á đầu tiên giành giải Miss Teenage America do tạp chí TEEN tổ chức.

        Là MC gốc Việt duy nhất sinh ra và lớn lên tại Mỹ, Mary Nguyễn đã tốt nghiệp ĐH California với chuyên ngành truyền thông. Trong quá trình học ĐH, cô từng có cơ hội thực tập tại một vài kênh tin tức nổi tiếng như ABC News Nightline và Fox News Channel.

        Là một cô gái năng động và tài năng, năm 2001 Mary Nguyễn đã nhận được học bổng cho một khóa học về truyền thông đại chúng ờ Học viện Poynter ờ thành phố Sĩ Petersburg, Florida.

        Mary cũng đã từng giành rất nhiều giải thường trong sự nghiệp truyền hình của mình như hai giải ***ociated Press, giải Robert-clete Journalism Memorial Scholarship và Kathryn Dettman Memorial Scholarship.

        MC gốc Việt đầu tiên giành giải Emmy

        Sinh năm 1973, Châu Nguyễn là một MC tài năng trên kênh truyền hình KHOU-TV của Mỹ hiện nay. Cô bắt đầu sự nghiệp từ rất sớm khi được mời vào vị trí biên tập của KRIV-TV lúc đang học đại học tại trường St.Thomas.

    Châu Nguyễn là người gốc Việt đầu tiên giành
    giải Emmy.

        
        Sau một thời gian làm việc cho KRIV-TV và WGCL TV, Châu Nguyễn gia nhập kênh truyền hình KHOU-TV vào tháng 2/2003 và đảm nhiệm vai trò MC cho chương trình truyền hình sáng thứ 7.

        Cô là người Mỹ gốc Việt đầu tiên giành được giải Emmy cao quý vào năm 2000. Dù sang Mỹ từ khi còn rất nhỏ nhưng Châu Nguyễn rất thành thạo tiếng Việt và cô luôn tự hào về điều này.

        Nữ phóng viên của những ‘điểm nóng’

        Từng nổi ‘đình đám’ trên kênh CNN, Betty Nguyễn được người dân Mỹ biết đến nhờ vẻ đẹp Á Đông và những chương trình thời sự ‘nóng bỏng’ của cô. Sinh ra ở Việt Nam, năm 1975, Betty Nguyễn cùng gia đình rời quê hương sang Mỹ và đến định cư tại miền Bắc tiểu bang Texas. Là người ham mê lịch sử và được ghi lại những sự kiện lớn xảy ra trên thế giới, Betty Nguyễn muốn trở thành một phóng viên truyền hình. Và cô đã quyết tâm theo đuổi con đường mình chọn.

                                  Betty Nguyễn nổi tiếng trên CNN.

              Cô không ngại tới những địa điểm nóng trên thế giới để đưa tin.

        Sau khi tốt nghiệp trung học, Betty đã theo học ngành phát thanh - truyền hình (broadcast journalism) tại ĐH Texas. Luôn là một trong những sinh viên xuất sắc của ĐH Texas, Betty Nguyễn đã ra trường với tấm bằng cử nhân hạng danh dự. Đây chính là bước khởi đầu cho thành công của Betty trong giới truyền thông sau này.

        Với niềm đam mê sẽ được xuất hiện trên màn ảnh nhỏ truyền tải tin tức tới khán giả mỗi ngày, khi vừa ra trường, Betty Nguyễn khởi nghiệp bằng vai trò phát thanh viên tin tức buổi sáng và phóng viên truyền hình cho đài KWTX, rồi sau đó là KTVT, CBS và CNN.

           “Tấn công” vào một lĩnh vực mà rất ít người Mỹ gốc Á thành công nhưng Betty đã thực sự toả sáng. Trong vai trò phóng viên cho hãng truyền hình CBS, cô đã giành được giải thưởng của hãng thông tấn AP đối với loại tin “spot news”. Năm 2003, Betty Nguyễn đã giành được giải Emmy Award cho Bản tin trưa xuất sắc (Outstanding Noon Newscast).

        Gia nhập đại gia đình CNN, Betty đã trở thành một gương mặt quen thuộc với khán giả toàn cầu với những phóng sự hấp dẫn từ khắp nơi trên thế giới. Cô là người Việt đầu tiên chủ trì một chương trình trên hệ thống truyền hình quốc gia tại Mỹ.

        Nữ phóng viên truyền hình người Việt này đã ghi đậm dấu ấn của rất nhiều bản tin quan trọng khác của CNN do cô tường thuật từ nhiều nơi trên thế giới, như sự ra đi của Giáo hoàng John Paul II, những vụ đánh bom liều chết tại London năm 2005, sự phục hồi sau thảm hoạ sóng thần tại Nam Á, cuộc bầu cử và chuyển giao quyền lực tại Iraq… Năm 2008, cô từng được bầu chọn là một trong 10 người dẫn chương trình “hot” nhất trên tạp chí Maxim.



    Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 16/Aug/2011 lúc 1:27pm
    Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
    IP IP Logged
    Lan Huynh
    Senior Member
    Senior Member


    Tham gia ngày: 05/Aug/2009
    Đến từ: United States
    Thành viên: OffLine
    Số bài: 23197
    Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 23/Aug/2011 lúc 6:50pm
    Người VN đầu tiên làm Hiệu trưởng một trường Trung học tại Hoa Kỳ
    Tác Giả: Vietlistus   
    Chúa Nhật, 21 Tháng 8 Năm 2011 20:08

    Ông Tom Huỳnh, tân Hiệu Trưởng Trường Yerba Buena, San Jose. Trong lễ nhậm chức, có nhiều Cờ Vàng và 5 em học sinh với đồng phục Cờ Vàng.

    Buổi lễ được tổ chức vào buổi chiều ngày 19 tháng Tám, 2011, tại hội trường lớn của trường trong bầu không khí thân mật, ấm tình đồng hương.

    Mọi người đến đây để chia sẻ niềm hãnh diện CD Vietnam tị nạn cộng sản chúng ta có 1 hiệu trưởng đầu tiên ở San Jose này nói riêng cũng như trên toàn quốc Hoa Kỳ nói chung.  Yerba Buena là 1 trường Trung học thuộc loại lớn và nổi tiếng của SJ, nơi quy tụ khá đông học sinh VN, con cháu những người tị nan cộng sản. Được biết ông Tom Huỳnh nguyên là hiệu phó của trường YB và nay được bầu làm hiệu trưởng. Ông hiệu trưởng Tom Huỳnh thuộc thế hệ sinh ra, trưởng thành, và được đào tạo tại các trường tại Hoa Kỳ. Hy vọng ông được đầy sức khoẻ, sự minh mẫn để chu toàn nhiêm vụ, không phụ lòng những bậc phụ huynh, những đồng hương tị nạn cộng sản cũng như tất cả những ai đã ủng hộ, đã đặt kỳ vọng vào nơi ông .



    Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 23/Aug/2011 lúc 6:51pm
    Tình yêu thương hay nhịn nhục
    tình yêu thương hay nhơn từ
    tình yêu thương chẳng ghen tị
    chẳng khoe mình, chẳng lên mình
    kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
    IP IP Logged
    << phần trước Trang  of 17 phần sau >>
    Gởi trả lời Gởi bài mới
    Bản in ra Bản in ra

    Chuyển nhanh đến
    Bạn không được quyền gởi bài mới
    Bạn không được quyền gởi bài trả lời
    Bạn không được quyền xoá bài gởi
    Bạn không được quyền sửa lại bài
    Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
    Bạn không được quyền cho điểm đề tài

    Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
    Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

    This page was generated in 0.352 seconds.