Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Thơ Văn
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Thơ Văn
Message Icon Chủ đề: CẦU HUYỆN QUÊ HƯƠNG TÔI Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 18 phần sau >>
Người gởi Nội dung
cao the
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 15/Jul/2011
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 589
Quote cao the Replybullet Gởi ngày: 01/Aug/2011 lúc 5:57am
 

11- Bà Ba

Nhà Bác Ba Chỉnh, làm nghề thợ hồ, hình như ở Bình Ân có gia đình vợ chết sớm để lại người con trai, Bác tái giá với Cô Sáu con của Bà Ba, không con.  ( tiểu sử Sư Thích Giác Lý không ghi phần này ) Cô Sáu đem đứa cháu con anh ruột ở Xóm Chốn về nuôi cho ăn học tên Bình

Tôi khoái Bình lắm vì  Bình thường  rủ tôi trốn học về xóm Chốn giữ Trâu, đôi khi hai thằng cho trâu ăn tận ngã ba sông Cầu Huyện Cầu Đúc, người ta bảo những thằng như Bình nó đứng trên bờ sông quắc mấy ghe Tống Gió, ghe phải chạy vào vì nhà nó ba đời chăn trâu. Ghe Tống Gió được làm bằng cây chuối trên cắt giấy dán thành hình chiếc ghe treo cờ xí màu mè, hình người kinh dị. Khi trong làng xóm bị dịch bệnh người ta cúng để tống khứ điều xui rủi, trên ghe có bộ Tam Sên gồm  miếng thịt heo , con cua và trứng vịt luộc chín, bọn này chăn trâu , bắt dế, tắm sông đói bụng được ăn đồ cúng khoái thích.

Đôi lúc thằng Bình bài đặt cho tôi đi kiếm “hầm” bắt cá trộm , Hầm bắt cá là cái lu nhỏ, người ta nhấn nó chìm xuống đất trên miệng lu bẻ nhánh Trăm Bầu hay cành Lứt đậy lại cho mát dụ khị cá nhảy vào lở vào rồi muốn nhảy trở ra rất khó khăn; thường người ta đặt hầm ở chổ khai nước dẫn vô ruộng, gặt lúa xong ruộng vẫn còn nước, trời nắng nước nóng Cá tìm đường đào thoát…thế là lọt vô hầm.

 

Có bửa đi theo bầy vịt chạy đồng lượm hột vịt đẻ rớt, vịt chạy đồng là người nuôi vịt, lùa chúng đi ăn ở những đám ruộng vừa mới gặt, từ cánh đồng này sang cánh đồng khác

 

Chôm được cá, lượm được trứng thì moi đất sét đấp bên ngoài, gom rơm đốt, đến khi đất nứt, khều ra bốc đất thịt cá trắng phao, hột vịt thơm lừng, vậy mà ngon, thật là tuyệt cú mèo ! Gần 60 năm sau tình cờ bắt gặp trên đường phố Sài Gòn người ta bán hột vịt nướng, vậy là chậm hơn chúng tôi rồi

Trong những lần chăn trâu với Bình có một kỹ niệm không quên, số là hôm đó Bình cầm dây dẫn trâu mẹ đi ăn, tôi ngồi lưng trâu, con nghé lon ton phía sau nghịch giởn với những con nghé khác  đến lúc đói kêu nghé ngọ ỏm tỏi, thế là trâu mẹ phải chạy lại với con, tôi nhảy xuống phụ Bình nắm dây kéo thế nào cũng không ngăn nổi, Bình chợt nghĩ ra một cách lấy dây buột quanh bụng mình, chân chịu vào bờ nhưng trâu mẹ nghe trâu con kêu hoài bèn vùng chạy lại con , lôi Bình đi hết đám ruộng, nhìn Bình lăn lộn trên ruộng tôi không biết phải làm sao ? khi hai mẹ con trâu gặp nhau Bình mình mẩy, mặt mài đầy máu

 

Bác Ba là người hiền hậu đạo đức, cuộc sống tốt lành, Thằng Bình nói hằng đêm ông ngồi thiền, có cặp rắn về bảo vệ, lủ phá làng phá xóm chúng tôi chẳng dám đến gần, kề bên vách nhà có cây Nhàu trái chín oằn cũng không dám đến hái.

 

Khi Ông Minh Đăng Quang về Gò Công truyền Đạo xóm tôi có hai vị giác ngộ xuất gia tu hành

-         Bác Ba Chỉnh, Vị này chính là Sư Thích Giác Lý, Trưởng Đoàn 5 của hệ Phái Khất Sĩ . ( Đạo Khất Sĩ tu theo Hệ phái Nam Tông, nhưng đi chân đất và ăn chay để giống Bắc Tông, Khi Thích Giác Nhiên vượt biên, Thượng tọa Thích Giác Toàn lên thay ( con liệt sỹ ) nắm toàn Giáo Hội, cho thờ hình tượng Quan Thế Âm để giống Bắc Tông thêm nửa. Khất Sĩ phân thành 5 chi Phái cho giống câu kệ của Sơ Tổ Bồ Đề Đạt Ma bên Thiền Tông, Ta vốn qua Trung thổ. Truyền Pháp cứu mê tình. Một hoa năm cánh trổ …)

-         Sư Cô Ngôn con Bác Tám thợ mộc sẽ kể dưói đây

Từ ngày chồng đi tu Cô Sáu ở nhà buôn bán phụng dưỡng mẹ già, thằng Bình lên Sài Gòn ở nhà Chú Tư đi học nghề Phay Bào với Chú Sáu ở Hảng Sáo gần Cầu Kiệu. Tân Định.

Bà Ba chết rồi Cô Sáu đi tu ở Bảy Núi, Châu Đốc và qua đời ở đó.

 

Cao Thệ



Chỉnh sửa lại bởi cao the - 07/Jul/2012 lúc 12:41pm
IP IP Logged
cao the
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 15/Jul/2011
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 589
Quote cao the Replybullet Gởi ngày: 02/Aug/2011 lúc 6:25am

12-        Nhà tôi

Nhà tôi kề bên, sẽ nói sau.
 
13- Bà Tư­ Lang

 

Cách cái mương nhà tôi là nhà của Bà Tư Lang, buôn bán rau ở chợ Gò Công, con trai duy nhất Chú Năm  làm nghề lái xe có vợ và hai con gái sau theo bà vợ thứ ở Vũng Tàu. Suốt ngày Bà Tư buôn bán trên chợ tối mịt về đến nhà.

Ban ngày nhà lúc nào cũng đóng cửa, truớc sau nhà có trồng me, lủ phá nhà chúng tôi không đứa nào dám vào hái trộm, thương hoàn cảnh nghèo khó  của Bà Tư hay sợ ma, cho đến bây giờ cũng chẳng biết !

Biệt tài của bà Tư là khi về đến nhà nói chuyện một mình suốt cho đến lúc ngủ, trong xóm người ta bảo bà nói chuyện với ma.

Tướng học bảo người nói chuyện một mình là người cô độc vừa khổ tâm vừa cực thân.

 

14 -        Bác Tám Trại Hàng

 

Đầu hẻm bên phải là nhà Bác Mười Tân còn gọi Bác Tám Trại Hàng, ngoài việc đóng bàn tủ, chuyên làm đồ mộc tinh xảo, những bài vị sơn son thiếp vàng để thờ trong đền miếu, chùa chiền, ở Tịnh Xá Ngọc Tân còn nhiều bài vị của Bác Tám làm ra.

Để có được những bài vị tuyệt vời như thế, Bác Tám Trai chọn gổ, cưa bào, đục mộng lấp ráp hoàn chỉnh, Bác Tám Gái cọp bi hình ảnh ( Csan ) vào gổ. Như người thợ bánh bắt bông bánh kem , thay vì kem nhưng đây là Sơn Dầu tẩm bột, tư tưởng Bác Tám gái tập trung vào ánh mắt, bàn tay Bác dịu dàng lướt theo từng nét vẽ trên gổ, thật là điệu nghệ và tinh xảo.

 

Không hiểu vì sau anh lớn nhất bắt đầu bằng thứ sáu, anh Sáu Phẩm, chị Bảy Nguyện , Chị Tám, Chị Chín Hằng , Mười Bạch và Út Đông,

Nhà này rất đạo đức, tu hành theo Hệ Phái Khầt Sĩ , Chị Tám là Sư Cô Ngôn, Phụ tá cho Sư Bà Khất Sĩ Biểu Tình Chuyên Nghiệp Huỳnh liên, sau này có thiện nam là đại uý việt cộng làm cố vấn Cô Ngôn được điều qua trong coi Cô Nhi Viện bên đường Phạm Thế Hiển chuyên nuôi trẻ em lai, Sau ngày tan hàng Cô được đi Mỹ, cùng với các em cô nhi.

Chị Chín Hằng, đẹp gái ở khu Cầu Huyện, đào hoa, giỏi văn thơ là một thành viên của Thi Văn Đoàn Hồn Thu Thảo với Bút Hiệu là Liễu Thanh Tuyền, làm nghề giáo theo chồng về Long An sanh con và qua đời rất sớm

Chị Bảy Nguyện dạy học lập gia đình và cất nhà cũng trong xóm.

Anh Sáu Phẩm và Út Đông xuất gia theo hệ phái Khất Sỉ, sau ngày tan hàng cả hai trở về đời thường, Đông về lại nhà lập gia đình.

Tiếc quá không ai giữ được nghề của cha mẹ

 

15 -        Bà Tư già

 

Kề bên nhà Bác Tám Trại Hàng là nhà Bà Tư Già, Bà Tư nhai trầu suốt ngày nên có tên Bà Tư Trầu, gia đình này hình như ở dưới Bình Ân lánh nạn giặc cộng lên đây. Bác Hai con trai lớn cũng nghề thợ mộc, nhà ở bên kia sông mua lại nhà chị Tư Quỳnh gần nhà Chú Ba Thọ xe ngựa, Chú Ba sau đó dời nhà vô Đất Thánh gần bên đất Ông Quản Phát, Bà Tư còn người con trai lấy Cô Tám em gái Bác Tư Giái trong hẻm, sau gia đình Cô Tám dời lên Sài Gòn nhà ở Hẻm Ông Hai Địa cạnh bên Nhà Thờ Hầm trong vườn Cao su trên đường Nguyễn Văn Thoại.

Sau đó Bà Tư bán nhà lại cho người khác

 

Cao Thệ



Chỉnh sửa lại bởi cao the - 07/Jul/2012 lúc 12:49pm
IP IP Logged
cao the
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 15/Jul/2011
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 589
Quote cao the Replybullet Gởi ngày: 03/Aug/2011 lúc 6:43am
16- Bác Nă­­m Búp
 
Bác Năm xích Lô, trước nhà trồng cây bông Bụp làm hàng rào dầy đặc, Chú Năm dáng người khoẻ mạnh, đạp xich lô đến tối mới về nên ít giao thiệp với ai, thiếm Năm bán xôi bắp mỗi sáng trước nhà, đi học mua gói xôi 2 cắc ăn no tới trưa.

Có con trai duy nhất Năm Phi, anh Năm Phi tài xế xe đò chạy tuyến Gò Công Sài Gòn, có hai đứa con trai, sau bán nhà dời vô Tân Thành.

 
17- Chú Sáu Nhẩn

 

Chú Sáu Nhẩn thợ mộc, thiếm Sáu bán cá ? trên chợ Gò Công

Hai Nhỏ ( Hai nhỏ để phận biệt với Hai Lớn cháu Nội của Bà Tư Già ) con trai lớn của Chú, Hai nhỏ này rất đặt biệt, đang học lớp nhì là lớp Tư bây giờ, vội vàng vâng lệnh song thân cưới vợ, cô vợ cũng đang học lớp nhì bên trường Nữ, sau ngày cưới vợ vẫn đi phá làng phá xóm, bị đám tiểu quỹ chúng tôi trêu chọc hỏi han hoài về việc vợ chồng,  nên sau đó nghỉ học ở nhà làm thợ Mộc với gia đình, sau chú Sáu bán nhà dời xuống đám ruộng trước nhà máy xay lúa ở dưới ngã tư

 

18- Bà Tư­ Ốm

Ông Bà Tư  Ốm, dường như ở bên Cầu Long Chiến dời về, Bà Tư bán quán tạp hoá, bán từ sợi chỉ cho đến củ khoai, cạnh tranh với bác Mười Thành trước cửa. Bà Tư cho mua chịu vì xóm toàn dân lao động nghèo nên buôn bán cũng tạm sống qua ngày, có hai đứa con gái không đi học ở nhà phụ giúp cha mẹ

 
19 - Nhà Cô Sáu 

 

Nhà Bà Ba, Bà Ba lên đồng, hiền hậu, tướng cách sang trọng gần như không giao thiệp với ai, người đến nhờ Bà nói chuyện dùm hoặc cho mượn xác để hồn người chết nhập về nói chuyện với gia đình họ. Chỉ thấy Cô Sáu là con gái ở với Bà. Cô Sáu có chồng là thầy giáo, con gái là Chị Mai, Cô Hương, Cô Mỹ v.v…Chị Mai cũng vào hàng mỹ nhân lung lạc nhiều anh trong xóm, thương thầm nhớ trộm, nhưng họ bị em vợ anh Ba Cúc con Bác Tư Giái đưa về dinh làm các anh ngớ ngẩn. Gia đình có họ hàng với Nhạc Sĩ Lê Dinh bên Cầu Long Chiến thỉnh thoảng thấy có ghé thăm.

 

20- Nhà Ông Bà Bảy

Nhà Ông Bà Bảy Chân, hai ông bà hiền lành phúc hậu, giống như tên.

Ba má Chú Hai Nhất, chú Năm Mạnh trong xóm, Chú Sáu Xuân đi Cảnh Sát trên Mỹ Tho

Ông bà Bảy này rất là đặc biệt, già yếu Bà Bảy mất trước, ông buồn quá đi tới lui trong nhà sau cùng tắt thở chết chung một ngày với vợ.

Trước nhà có cho Chú Ba cất cái thum, gọi Chú Ba Hớt Tóc các vị tiên hiền tập trung đánh cờ tướng suốt ngày trước của tiệm có cây điệp vàng buổi chiều chim se sẽ tụ về kêu vang, đúng là Đất lành chim đậu

 

Cao Thệ



Chỉnh sửa lại bởi cao the - 07/Jul/2012 lúc 12:55pm
IP IP Logged
cao the
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 15/Jul/2011
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 589
Quote cao the Replybullet Gởi ngày: 04/Aug/2011 lúc 8:22am
21- Nhà Cô Chín Xô
 
Cô Chín Xô chồng là Chú Tư Nhơn nhưng trong xóm vẫn gọi là Ông Chín Xô, Ông Chín Xô làm trên Nhà Thương, hiền lành ít giao thiệp.

Nhà Cô Chín được cất sâu bên trong,  phải đi qua miếng vườn trồng mãn cầu mới đến. Chị Điệp vào mùa Mãn Cầu khoảng tháng tư tháng năm gì đó, bưng rổ hái trái chín, ngoài hàng rào khối anh ngó ngơ, ngó ngẩn.

Giống như trên nhà Bác Hai Thi, trước nhà cũng có đặt lu nước mưa cho người đi đường giải khát, kế bên lu nước là cây chùm ruột, vừa uống nước mưa vừa có Chùm Ruột ăn,bảo đảm khỏi uống thuốc xổ thật  là tuyệt vời !

Gia đình Cô Chín có ba người con  Anh Nhi, Chị Gấm và Chị Điệp.

Khi Ông Minh Đăng Quang Sư Tổ phái Khất Sĩ qua Gò Công truyền đạo, đến ở đây Cô Chín Xô hiến đất trước nhà xây Tịnh Xá, đất sau nhà cất liêu cốc cho Quý Sư.

Đoàn truyền đạo gồm chiếc xe Traction đen chở Minh Đăng Quang ông này rất đẹp trai, tôi thấy vậy!  Golizat loại xe mà Lực Sỹ Hà Châu nằm xuống cho chạy qua người trong Sân Vận Động Gò Công,  giống như xe 16 chổ bây giờ chở nhóc mấy bà tín nữ. Người ta bắt loa trên mui, xe chạy chậm chậm lòng vòng trên đường phố giảng đạo, như mấy xe quảng cáo cho những gánh hát cải lương, con nít chạy rần rần theo phía sau xin chương trình.

Được Vị nào đó cúng dường cho một miếng ruộng, Tịnh Xá dời xuống đường đi Bình Ân, cất xong ăn mừng ? làm Lễ Tự Tứ  các Sư về rất đông. Tịnh Xá Ngọc Tân dành cho Ni Giới. Tịnh xá Ngọc Huệ dành cho chư Tăng ở trên Cầu Đúc.

Năm 1954 ? Ông Minh Đăng Quang đi xuống Miền Tây truyền đạo, ngang qua Bắc Bình Minh bị Tướng  Năm Lửa Hoà Hảo cho là việt cộng bắt dẫn đi mất tích. Các Đệ Tử cho rằng Ông bị thủ tiêu rồi, nên bàn thờ Phật Tử thấp nhang, về sau có Vị nào đó đi núi gặp Sư Tổ, chổ nầy hơi giống Bà Madelena vào hang, à nga! tuy một Vị gặp một Vị không nhưng lại rất giống nhau. Thì vậy “ Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc , Sắc bất dị không không bất vị Sắc ” mà, Ông gởi lời khuyên các đệ tử thời Mạt Pháp tinh tấn tu hành, từ đó Tịnh Xá, nơi đặt bức hình thờ ông không cho thấp nhang nửa chỉ thấp đèn .

Xin lỗi chư Vị, cho được lạc đề  mấy chử. Kỳ thật ! Đức Phật xưa từ bỏ Ngôi Vua bỏ Cung Vàng Điện Ngọc vào rừng tu học tìm pháp cứu mình, cứu người. Các Vị đệ tử ngày nay thì khác theo chân đoàn quân giải phóng , quý Sư  rầm rộ tiến vào thành thị, xây Chùa vàng Điện ngọc, chạy chọt chức vụ để “ cú ” người.

Sư Bà Huỳnh Liên bon chen lượm được chức dân biểu quốc hội đấy, oai thật. Cùng thời với cô  Lê … gì gì đó quét rác ở Sài Gòn vô tình nhặt được chức dân biểu quốc hội, tiếc rằng vị nầy vô trỏng không làm tròn phận sự được giao là chẳng quét được ai đổ vào thùng rác cả, sau bị trả về lại Sở vệ sinh cho đáng đời. Tiếc !.

Hoà Thượng Giác Toàn nhà thơ có bút hiệu Tha Phương Khách ( cãi lương quá, tên bi giờ là Trần Quê Hương Sư có mấy bài thơ rất là ăn khách, thuộc hạng top ten bảo đãm không phải của Lão Tiền Bối Trụ Vũ đâu nhé! ) , hiện nay cũng tranh thủ bò lên được chức hàm nghe nói lớn lắm ! mấy tháng trước coi tivi thấy Sư trên máy bay anh dũng đi xuống ôm hộp to to ? rất là trang nghiêm. Rất đáng bái phục !!!

 

Sau khi Công Chánh dở bỏ Cầu để xây cống, thì Bót Cầu Huyện cũng giải tán đất trả lại cho Cô Chín Xô, sau này Chị Gấm, Cô Chín lần lần chuyển nhà lên ở .

 

Khu vực Cái Bót nầy rất là rộng, khi lính bỏ đi bọn phá làng phá xóm chúng tôi tiếp quản là doanh trại tập họp của các anh lớn, là căn cứ để lũ chúng tôi trốn học, trốn mấy thằng nhí đầu ba giá ( đầu cạo trọc chừa 3 chòm tóc ) đi theo phá đám. Số là sau bót có cài hồ rất lớn dùng để chứa nước mưa, giữa hồ có cây cột chịu nấp hồ, trên nấp hồ có tạo lổ vuông khoảng 0m4 để người ta cho thùng xuống múc nước lên hoặc xuống làm vệ sinh hồ, bọn phá làng phá xóm chúng tôi thường đu xuống dưới để trốn các đàn anh và bọn nhóc ba giá. Không ai phát hiện được thật là diệu kế !

 

Cao Thệ



Chỉnh sửa lại bởi cao the - 07/Jul/2012 lúc 12:54pm
IP IP Logged
cao the
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 15/Jul/2011
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 589
Quote cao the Replybullet Gởi ngày: 04/Aug/2011 lúc 9:21pm
22- Bác Mười Mậu
 
Nhà Bác Mười Mậu còn gọi là Mười Giả bán quán tạp hoá, Bác Mười cũng đón mua rau cải miệt Bình Ân khuya gánh lên chợ để bán lại cho bà con trong xóm. Nhà Bác Mười cuối xóm trước nhà bác có ao, Bác Mười trai trồng ớt, hành quanh  gò mả

Bác Mười có nhiều con, Anh Đức con trai lớn học hết tiểu học lên Sài Gòn, sau lập gia đình , gia đình bên vợ chuyên làm nồi, ấm nhôm cuối hẻm dọc bên Chùa Xá Lợi trên Đường Sư Vạn Hạnh.

Con Trai kế tên Rọt, Rọt là bạn tôi, ông này tánh tình hiền lành nhưng nổ hết biết, học hết tiểu học ở nhà lập gia đình phụ bán quán và sửa xe đạp

 

Nhà Bác Mười ở cuối xóm, kề bên cái ao nhỏ là ngã tư đi Bình Ân và Tân Niên Tây, ở đây ngay ngã tư nằm phía bên nhà máy xay lúa ( hình như bây giờ là cây xăng, ngã tư có đèn xanh đèn đỏ ) trước đây có xây Cái Tua  “ Tháp canh” Lính trên bót Cầu Huyện thường chia nhau xuống đây gát. Thời Đệ Nhất Cộng Hoà cách Tua khoảng 20m về phía Bình Ân người ta xây hàng rào Ấp Chiến Lược có cửa ra vào, tôi còn nhớ một buổi trưa vào năm 1956 – 1957 gì đó ? đoàn người mặc áo đen từ Bình Ân đi lên đòi Chành Quyền cho Tổng Tuyển Cử, Lính kéo kẻm gai đóng cửa Ấp Chiến Lược báo về Bót Cầu Huyện, Bót báo về Quận, không lâu sau xe lính xuống rất đông có ông Trung Uý đứng ra nói chuyện với đồng bào yêu cầu đoàn biểu tình giải tán, hoá ra đoàn người này trước đó từ Yên Luông đi ra ngả đường Chùa Thiêng Liêng đòi Tổng Tuyển Cử, dường như phần đông là người Bến Tre

Hai bên lời qua tiếng lại rất hăng , ông Trung Uý yêu cầu giải tán bằng không lính sẽ bắn vào đám biểu tình, lúc này cũng thấy có Ông Quận Trưởng, ông Quản Phát xuống tới, dân biểu tình tiếp tục tiến đến sát hàng rào đòi phải cho vào Quận rất căng thẳng, Ông Trung Uý đề nghị nhận Thỉnh Nguyện Thư và yêu cầu đoàn biểu tình giải tán ra về, Người dẫn đầu đoàn biểu tình rất hăng tiến vào hàng rào mở cổng. Ông Trung Uý lấy cây súng Garant của chú lính đứng gần gắn trái Lựu Đạn trên đầu súng, chỉa về phía biểu tình yêu cầu lui ra, họ không lui còn tiến vào phá hàng rào ông Trung Uý bắn một phát, Đoàng…Ầm, lúc đó đoàn người bỏ chạy xuống ruộng tán loạn  

Tối đến người ta thấy họ tập họp lại lấy xác những người chết. Nghe nói họ xuống ao Chuối tắm rửa người bị thương và người chết đến đỏ ao, dân quanh vùng không dám gánh nước về xài

Cái cổng Ấp Chiến Lược gần với Chợ Long Thuận Hiện nay

Bót trên Cầu dọn đi, Cái Tua bỏ trống, trèo lên nóc Tua và đu lên “ Lồng Cu” nhìn thật xa, đám phá nhà chúng tôi thường tụ tập đến đây đánh bài, chờ nhau đi tắm ao, hoặc đi mót lúa ( Mót lúa là đi lượm những nhánh lúa người thợ gặt làm rơi hoặc người thợ đập lúa gom lúa còn bỏ sót lại trên đồng )

 
23- Chú Hai sửa xe đạp

 

Từ ngã tư đi lên phía bên Bót là nhà chú Chú Hai xe đạp, chú này trước đây ở bên xóm Cầu Tàu sang lại nhà Cô Tám Kiểu bán Tàu Hủ, sửa xe đạp làm ăn khá giả thấy miếng đất trồng rau nhà chú Mười Giả nên mua lại cất nhà mở tiệm sửa xe đạp. Chú có người con trai tên Cần, phía sau nhà chú toàn là mồ mã, cờ đỏ vào buộc người ta đào mồ cuốc mã lên lập Chợ Long Thuận hiện giờ.

 

Cao Thệ



Chỉnh sửa lại bởi cao the - 07/Jul/2012 lúc 12:58pm
IP IP Logged
cao the
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 15/Jul/2011
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 589
Quote cao the Replybullet Gởi ngày: 05/Aug/2011 lúc 1:45pm

24- Nhà Chị Ba bán gà
 
Kế nhà Chú Hai xe đạp là nhà Chị Ba bán gà
 
25- Nhà Thiếm Hai Cám
 
Tiếp đến tiệm Cám của Chú Hai Yển người Hoa, thường gọi Chú Hai Cám.

Ngoài nghề bán cám Chú Hai còn là một vị Tiên trong “quần tiên hội Cờ Tướng Cầu Huyện “  trong làng cờ Tướng, siêu như Mai Thanh Minh, Trềnh A Sáng hiện nay chỉ được tấn phong Quốc Tế Đại Sư , Đại Tiên còn cao hơn nữa, các vị thường lén Ngọc Hoàng hạ san xuống trần tìm chổ vắng vẻ đấu cờ. Chú Hai thường gáy với các tiên, được Ông Chú mang từ bên Tàu quyển chép tay “ Mai Hoa Phổ “ truyền cho, nằm trong buồng luyện công lâu lâu vọt qua Tiệm hớt tóc Chú Ba bày binh bố trận, sao mà giống Lệnh Hồ Xung đấu với Điền Bá Quang quá vậy ! , nước cờ độc của Chú là “ Song Pháo Liên Hoàn ” hay “ Liệt Pháo Thủ “ gì đó đã làm mưa làm gió một thời, phờ phạt râu mờ mắt mấy Tiên Ông trốn vợ đi đánh cờ ở Cầu Huyện, nếu đem so bên Võ Lâm Giang Hồ cũng ngang ngữa, với thế “ Song Chỉ Càn Long ”, “ Nhất Dương Chỉ ” ngang dọc một thời.

Chú Hai ở nhà thường rủ  công nhân làm trong tiệm cám như anh Năm Sơn con Bác Hai Oai, anh Khoái cháu vợ ở Tân Thành, Anh Tư Điệp con Bác Năm Phát vợt chiêu luyện thế, đố ai mà dám đánh thiệt tình.  Cho nên Chú Hai đánh đâu thắng đó nên xem thiên hạ toàn là đồ dõm, than thở chắc rồi đây phải cầm cây kiếm gổ lên Sài Gòn qua lại trong giới giang hồ như “ Độc Cô Cầu Bại “ sau này Kim Dung sáng tác.

Xưa nay” Hổ Phụ sanh Hổ Tử “ lẽ thường tình, cha ông cũng đã dạy bảo  “ Ngoài nhà thì sáng, trong nhà thì quáng “ chú Hai lại dính cả mấy chiêu độc  thành ngữ của Tiền nhân dặn dò mới chết! chú có hai vị Tiểu Tiên trong nhà mà không biết, Đông Cung Thái Tử Nhan Yên, và Thế Tử Nhan Sinh.

Một hôm nghe Chú Hai đánh cờ mà gáy vang rân, Nhan Yên bực xin được tiếp chiêu thi đấu, cả ba ván đều bị hạ Nốc Ao, chú Hai xệ thấy rỏ, thằng Yên ham chơi, trong chuyện đánh cờ có một luật là “ Hạ Thủ Bất Khoan Khoan” Chú Hai lại phạm luật hoài, bắt thằng Yên ngồi một chổ, chiếu hoài , khoan hoài nên nó không yên bèn nghỉ,  Chú Hai bảo :

       “ Đánh nữa mầy, Tao thua phải cho gở chứ ”

thằng Yên vẫn bỏ đi tức quá chú Hai lấy bàn Cờ Tướng “C. h. i. ế…u” lên đầu, đây là chiêu “ Phụ tử hí cờ ” khiến thằng nhỏ đở không kịp phải đổ máu. Tiếng lành đồn xa, từ đó Xóm Cầu Huyện các vị tiên hiền thường mua kẹo bánh dụ tiểu tiên đánh cờ đặng họ học thế !

 

Sau ngày tan hàng  Nhan Sinh đi vượt biên bị bắt, tù chung với “ Lão Tiên Trưỡng  Lập Màn ” , ông này người Hoa vang danh một thời khu vực Chợ Lớn. Tiên quan sát thấy Sinh đi nước cờ nào cũng sáng,  bèn dùng pháp ” truyền tâm nhập mật “ học lóm của Tổ Bồ Đề Đạt Ma  mà dạy cờ, đánh cờ không có cờ mới gọi là đánh cờ, Tiểu Tiên Nhan Sinh bảo thế ! Tiên Trưởng dạy dổ hết lòng, chôm được hết bí kiếp của thầy,  ra tù Sinh đi khắp các tỉnh lập “cờ đài”  làm tán gia bại sản nhiều vị Tiên hiền ở đồng bằng Nam Bộ

 

Trước đây tiệm cám của chú Hai buôn bán phát đạt nhưng chật, vì phải đổ cám ra từng đống to cho người mua lựa chọn nên dọn về đây, miếng đất này trước đây là ruộng mã mồ tràn lan chi địa, chú đào ao đấp nền rồi cất nhà, căn nhà thật là xui cất nhà chẳng được bao lâu, một bửa nọ Chú có việc phải đi lên lấy cám ở trên Cây Lậy Mỹ Tho, thời đó Bắc Chợ Gạo còn kéo tay nên tốn rất nhiều thời gian đi về. Khi xe đò lên đến Thạnh Trị thì việt cộng đấp mô, chờ lâu không thấy lính đến giải tỏa, sợ đi về trong ngày không kịp chú xuống xe đi bộ qua mô đất, người ta nghe tiếng chốc chùm trong xóm xa vọng ra Chú Hai ngã xuống,  

Ở xóm tôi anh Tư Điệp, Chú Hai là hai người ngã xuống vì mô đất giữa đường

Gia đình Chú Hai suy sụp từ đó,  Nhan Yên cưới vợ sớm để giúp đở gia đình do đông anh em, nhưng lại theo vợ về làm ruộng ở dưới Cầu Bến Lội

 

Ngày cờ đỏ vào, Yên đi vượt biên hoài chẳng được, sau theo người Chú ruột xuống Gành Hào cả chục năm trời không có  tin tức, vợ con lập bàn thờ lấy ngày đi mà cúng giổ.

 

Phần Yên xuống Gành Hào chờ ra khơi, tình cờ quen một cô  hai người phải lòng nhau, Chí vượt biên bỏ neo từ đó. Yên xin vào làm nhân viên lái ghe cho Nông Trường II ở  chợ Vàm Đầm, huyện Đầm Dơi, Cà Mau do tánh tình hiền hậu lại siêng năng Hai Bình làm Giám Đốc  thương cho đất cất nhà, hai vợ chồng rất là hạnh phúc.

Trong một lần về quê tình cờ gặp Thiếm Hai Cám, thăm hỏi cuộc sống gia đình, mới biết là Yên đi vượt biên và chết đã lâu rồi, tôi vẽ đường hướng dẩn từng chi tiết cho chuyến đi, gia đình cha con ( con gái đi tìm cha ) gặp nhau

mừng mừng tủi tủi, nghe nói sau đó Yên có về Gò Công nhưng rồi quay lại Vàm Đầm ở với vợ sau.

Cao Thệ

 

 



Chỉnh sửa lại bởi cao the - 07/Jul/2012 lúc 1:01pm
IP IP Logged
cao the
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 15/Jul/2011
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 589
Quote cao the Replybullet Gởi ngày: 06/Aug/2011 lúc 6:31am
26- Nhà Cô Tám Kiểu
 
Nhà Cô Tám Kiểu, Cô ở vậy nuôi hai đứa con gái, Cô Tám xay đậu nành nấu Tàu Hủ bán rong khắp xóm làng,  nhà bếp Cô Tám có cối xay bột bằng đá xanh dùng xay Đậu Nành, sau này bán nhà lại cho Chú Hai xe đạp về Vũng Tàu , thời gian này có phong trào người Gò Công qua Vũng Tàu lánh nạn lập nghiệp trồng Mãn Cầu nghe nói các con cô Tám hiện giờ đứa ở Mỹ đứa ở Pháp
 
27- Nhà Bác Mười Thành

 

Quán Bác Mười Thành, Bác Mười có vườn rộng , trồng Ổi trồng Mía trồng cây ăn trái, phía Bắc con Hẻm Đồ Chiểu đi thẳng vào nhà, giáp nhà Bác Ba Núm và nằm phía sau Bót Cầu Huyện, chằn chịt kẻm gai. Nam giáp con Rạch, ghe Bầu vào ra dể dàng. Đông giáp nhà Bác Bảy Hàng Sáo. Tây giáp Sông Cầu Huyện bên kia bờ là nhà Ông Quản Phát.

 

Sở dỉ phải giới thiệu rõ ràng vì đây là “ mật khu”  của chúng tôi, ra vào đều có ám hiệu, như mèo kêu, gà gáy v.v… trốn học vào đây, trốn việc nhà vào đây, trốn mấy thằng ba giá vào đây, bị đòn bỏ nhà trốn vào đây, chiến khu mênh mong, địch cầm cán chổi hay roi mây lọt vào cũng hết biết.

Ở cả ngày cũng chẳng đói, trái cây cơm nước, anh Đức bao bọc đàn em số dách có khi còn chom chỉa bánh kẹo ngoài quán đem về tiếp tế đàn em.

 Bác Mười Trai và gái cất cái quán ở đầu hẻm buôn bán hàng tạp hoá để có đồng vô đồng ra, nên chuyện trong coi vườn Bác Mười giao cho Anh Đức, Anh Đức lớn tuổi hơn đám phá nhà chúng tôi nhưng nhỏ tuổi hơn các bậc đàn anh trong xóm,  anh Đức làm đầu đảng nhóm phá nhà chúng tôi, Anh rất dể thương, nấu ăn giỏi, chúng tôi tụ tập hái trái cây, đấp mương tát cá anh cũng tham gia.

Vào những đêm mưa, đám phà làng phá xóm thường rủ nhau vào nhà anh tổ chức đi bắt Cốc về nấu cháo, khi về đến nhà đổ ra Khạp , chiến lợi phẩm nào là Cá, Ếch, Cốc lạ nhất có cả Gà, vịt ?! .

Lại chia nhau đi hái dừa trộm, hái trộm dừa còn nhiêu khê hơn vì phải đi qua 2 cái Tua có lính gát, tua thứ nhất ở ngã tư Bình Ân đám quỷ chúng tôi Chú Lính nào cũng biết, qua dảy mã mồ cuối đám ruộng của Bác Tư Xung ngay cua quẹo qua Xóm Nhà Thờ có cái Tua nằm trên hẻm đi vào xóm , mấy Chú Lính gát này không quen do trên Quận đưa xuống. Cái Tua này đã bị dẹp từ lâu nằm trên quán Cà Phê gần nhà Thầy Sấm hiện nay, đi ngang đây phải làm bộ cãi lộn vang rân mới thoát, không thì bị đuổi về.

Con hẻm Bên hông Chùa Phật Huệ đi vào nhà Thầy Năm Cần, dọc theo ranh nhà Chú Hai Nảng có trồng hàng Dừa, mục tiêu đây rồi leo lên đạp dừa rụng xuống thùm thụp, đêm vắng tiếng vang xa thế mà đoàn quân mang chiến lợi phẩm về căn cứ an toàn, thật là tài.

Ăn uống no say, lại mong đêm mai mưa nữa !

Nhà Bác Mười có 3 anh trai và cô gái

Anh Ba Đực cai lục lộ bên Ty Công Chánh, Anh Tám Ngôn, Chín Đức và cô Út Hạnh.

 
35- Nhà Bác Sáu Ngân

 

Bác Sáu Ngân thợ Hồ, nhà bác dưới Ao Chuối gần Đền thờ Võ Quốc Công, vợ chết để lại đàn con, bác cưới vợ có thêm mấy người con nữa.

Bác mua lại khoảnh đất của Chú Hai Cám cất nhà làm nơi sản xuất Bông cửa, mộ bia, gạch bông  v.v…, Anh Sáu Việt, chị Bảy Tương và Tám Lai con dòng trước trong coi trực tiếp nơi này, chị Bảy Tương làm cán bộ tiếp tế lương thục, khi đi học ngang qua nhà gởi cho mấy gàu mên cơm.

Bác Sáu đặt tên cho con còn hay hơn chú Năm Mạnh, tôi không có nói dóc đâu, nghe nhé. Hai Nhơn, Ba Sanh, Tư Hà , Năm Xứ, Sáu Việt, Bảy Tương, Tám Lai .

 

Cao Thệ



Chỉnh sửa lại bởi cao the - 07/Jul/2012 lúc 1:04pm
IP IP Logged
cao the
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 15/Jul/2011
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 589
Quote cao the Replybullet Gởi ngày: 06/Aug/2011 lúc 7:39pm

Cầu Huyện quê tôi, vỏn vẹn chừng ấy căn nhà, gia đình lao động chân tay lam lủ, thuộc giai cấp thấp trong xã hội, người học thức ở mức xoàng, vẫn chưa đếm hết bàn tay, có 4 vị nổi trội nhất:

-         Sư Ông Thích Giác Lý, Trưởng Đoàn 5 Khầt Sĩ

-         Cô Ngôn Phụ Tá cho Sư bà Huỳnh liên, Giám Đốc Cô Nhi Viện

-         Cô Tư Là, Nguyên Hiệu Trưởng trường Tiểu Học Nguyễn Tri Phương

-         Chị Hai Ngà, Nữ Quân Nhân nghành Xã Hội Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà

Có 2 vị sự nghiệp công danh không bằng ai, nhưng nổi nhứt xóm

-         Bác Hai Oai làm việc bên Toà Bố chết yểu ngặt nghoèo

-         Bác Tư Giái, làm việc bên Ty Công Chánh gặp tai nạn chịu tật nguyền

Đàn Chú Bác, Anh Chị, bọn chúng tôi và cả nhóm ba giá kế chúng tôi đến giờ vẫn không thấy ai làm được cơm cháo gì để tiếng thơm cho gia đình rạng danh  xóm Cầu Huyện dưới.

 

Khi Công Chánh dỡ Cầu xây Cống, nghe bậc Chú Bác bảo con Rồng bị xiết cổ, xóm Cầu Huyện sẽ không cất đầu lên nổi chỉ có tàn mạc dần, nhìn nước xoấy cuốn tròn chui qua cống mỗi bận con nước lớn nước ròng, bên nầy bên kia mực nước sông không thay đổi gì mấy nhưng kỳ thực phía đất sau nhà  ông Cao Văn Báu người Hoa làm cải muối mỗi ngày mỗi bồi ra,  nhà Bác Năm Quăn phía dười cống Ông Ba Khoa cũng nở hông, hai bên miệng cống Cầu Huyện phình to, do cống quá nhỏ dư lực nước làm sạt lở chung quanh, áp lực của nước càng xa cống càng yếu  nên lòng sông mỗi ngày mỗi hẹp và cạn dần. Khởi đầu là Cống Bà Phước lan xuống đến Cầu Tây Ban Nha cạn dần đến khu vực nhà Ông Ba Khoa … Những con rạch ngoằn nghoèo ven sông cũng dần dần biến mất.  Đầu cống  bên này teo tóp nhà mọc lên như nắm Mối sau mưa, sông biến thành mương nhỏ xíu,  nước không thoát về biển, hoá thành ao tù nước đọng, lưu một nổi buồn !

 

Sông rạch như gân dẫn máu huyết lưu thông đem sự sống đến mọi nơi trên cơ thể con người, nay sông không còn nữa đất như da thịt ắt bị thiệt thòi, người là cây biết đi bám trên đất ấy cũng ảnh hưởng ít nhiều!

 

Văn hoá Đông Phương cho rằng

 

Gò là Sơn, là Đất  thuộc Thái Âm, Đức của đất cao dầy chuyên chở hết mọi vật   bao dung là Mẹ

Công là Thiếu Âm, là Hơi đất bốc lên trời ( Dương ) tượng Chim Phượng bay lượn, ứng cho con Gái

 

Trời là Càn, là Cha, hình tượng con Rồng, Dương khí dịch chuyển  nhô cao là núi, chổ bằng phẳng là sông.

 

Nơi dòng sông giao  nhau ở cuối chợ cũ Gò Công, Thành phố có nước bao quanh ôm ấp rất hay đã bị đấp, Khúc sông lượn lờ quanh co ở Bình Công, Bình Xuân quá đẹp cho những thành phố, "sơn thuỷ lưu tình", trong Phong Thuỷ người ta bảo thế , nay không còn nữa, bị chận ngang cổ họng rồi. Thế là Rồng ná thở !!!

 

Ngoài thiên nhiên Hơi Đất bốc lên hoà hợp khí trời kết thành mây mưa rơi xuống, vạn vật nẩy mầm sự sống cũng từ đó,

Trong gia đình Cha luôn nghĩ đến vợ con, Mẹ lo lắng phục vụ chồng con thì an vui hạnh phúc, hổ trợ lẫn nhau vượt qua những thay đổi của cuộc đời.

Trong Kinh Dịch tương ứng với quẻ  Địa Thiên Thái

 

Khí Trời nhẹ khuynh hướng bay lên, Hơi Đất nặng nề đi xuống, trời đất không giao, nóng bức là bệnh dịch phát sanh, đồng khô hồ cạn. Thế là “ tiêu  tán đường !”

Trong gia đình Cha không nhìn xuống, Mẹ gầm gầm chẳng ngó lên, gia đạo tất không yên.

Trời  Đất bất giao ứng với Quẻ Thiên Địa Bỉ. trong  Kinh Dịch 

 

Gò Công nay Dương suy thì Âm thịnh, cho nên mấy bà lên hương, mấy ông xìu xuống. Người ta hỏi ở Gò Công vì sao chỉ nghe tên mấy Bà ! Một số quý  ông vừa ngoi lên lại bị kéo xuống, ráng bám níu thì bị bỏ cuộc chơi theo Ông theo Bà giữa chừng !

 

Đấp kinh Cầu Huyện, ngăn sông tạo ngọt để phát triển thành phố là cần thiết, phải hy sinh cái này để nhận cái kia mấy ai mà bắt được cá cả hai tay! Sài Gòn người ta đang phục hồi những dòng kinh cũ đã tạo được bộ mặt mới rất dễ thương, Cũng đáng để người Gò Công suy ngẫm ?!

 

Xóm tôi ngày nay theo đà tiến chung của xã hội cũng phát triển ngầt trời nhà cửa khang trang đàng hoàng hơn, đường xá hẻm phố tráng ciment tươm tắt hơn, Gia đạo phấn phát phần lớn người tứ phương đến, ngoài Bắc vào “ đất cũ đãi người mới ”, người Cầu Huyện vẫn thế !

 

Cầu Huyện là một phần nhỏ rất nhỏ trên mãnh đất thân yêu Gò Công, mỗi lần từ nhà đi chợ, ngang qua những ngôi nhà xưa vang bóng một thời, ngói lở, tường long, rêu phong hoen ố và những ngôi nhà cũ được phục hồi nói lên trình độ thấp kém đến ngây ngô ? . . . Sợ !!!

 

Gò Công vùng Địa Linh sanh Nhân Kiệt, Cha Ông một thời dựng nước, giữ nước lẩy lừng trên mọi phương diện xã hội lưu tên tuổi trong sữ xanh, nay con cháu chưa ai có thể sánh bằng, thật quá đau lòng !

 

Chợt nhìn về đằng Đông, trên mặt biển đã chóm thấy đóm lửa hồng “ Uy vũ bất năng khuất Lê Thị Công Nhân ! ”cũng ấm lòng.

 

Mong người trẻ Gò Công gắng sức học hành, cố gắng theo kịp Cha Ông làm rạng danh cho gia đình, quê hương xứ sở, rất mong thay !

 

Thành kính  xin dâng tặng quê hương một tấm lòng !

 

Lorton, Vỉrginia những ngày tháng Tám năm 2011

Cao Thệ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 



Chỉnh sửa lại bởi thonglo2003 - 27/Apr/2013 lúc 11:20am
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 07/Aug/2011 lúc 7:52pm
~::Trích Dẫn nguyên văn từ ThuyLanVy

].



CẦU HUYỆN QUÊ HƯƠNG TÔI
                                              ----o0o----
Trước hết thành kính biết ơn Hội Thân Hữu Gò Công vùng Hoa Thịnh Đốn,  Chị Phương Nga, Anh Lê Văn Tua, Anh Lộ Công Thông, Bác Sỹ Trần Văn Sáng và Chú Lộ Công Mười Lăm đã cho tôi cơ hội gặp gở đồng hương trong buổi họp mặt Picnic 2011 tại Lake Fairfax Park,  Reston, Virginia  vừa rồi.
Qua đó biết được trang Web này, quê hương Gò Công của tôi. Xem bài “Thương nhớ Gò Công quê hương tôi”, hình ảnh xa xưa bổng hiện về rất rõ trong trí nhớ cùn mằn, bất giác hai dòng lệ hạnh phúc chảy trào trên má.
Kính mến gởi lời cám ơn đến Tác giả Thy Lan Thảo đã viết một bài về Cầu Huyện rất hay, không những trí nhớ tuyệt vời mà còn nghiên cứu tường tận hiểu biết từng gia đình, đến những chi tiết nhỏ của quê hương, xin được ngưỡng mộ và bái phục.
Cám ơn Chú Lộ Công Mười Lăm đã bổ túc một phần, nhất là tấm bằng khoán " Lão Thành" ít người biết, như vậy từ cống nhà ông Ba Khoa chạy Đến đường Tống Thứ là đất nhà Lộ Công !
Nhưng tôi vẫn “Cà Nanh” với Tác Giả, Cầu Huyện vẫn còn một phần thiếu sót từ Lộ Me phía Ao Trường Đua đi về Cầu Huyện và nhất là khoảng 30 gia đình từ Cầu đến Ngã tư đi Bình Ân , Tân niên Tây.
Một nhóm nhà nghèo, dân lao động mua gánh bán bưng, nằm cuối Xóm Cầu Huyện nhưng rất gần cầu, mỗi đêm còn nghe ầm vang tiếng kêu từng thanh gổ của từng chiếc xe chạy qua, Cầu Huyện quê hương tôi.
Thi xong bằng Tiểu học, nhà nghèo gia đình cho tôi vào Trường Học Nghề để kiếm nghề sau này nuôi thân, cuối năm may mắn thi đậu và lên Sài Gòn học từ năm 1960, hơn 50 năm đến nay nhớ về Cầu Huyện lờ mờ , bài “ Thương nhớ Gò Công quê hương tôi “ là động lực chính thức khơi lại ký ức tưởng đã quên lãng, xin ghi lại đôi dòng, trong chừng mực sự hiểu biết non nớt của tôi, ngưỡng mong được các bậc đàn anh bổ khuyết, những đàn em sau vun quén đấp bồi. Nếu có gì sai sót xin được thứ tha chỉ dạy.
SƠ LƯỢC NHỮNG GIA ĐÌNH BÊN NÀY CẦU HUYỆN
Nhà tôi nằm bên đây cầu, trong nhóm khoảng 30 nóc gia đó, đa số dân lao động nghèo, con cái ít học, cuộc sống lam lủ nhọc nhằn.
Ngày xưa dưới cầu có bến đò, đò máy chạy từ cầu lên chợ, chủ yếu chở những bạn hàng mua bán, hàng hoá cồng kềnh. Chủ đò là Ông Bảy Tre, nhà ngay ngã tư đối diện với bến đò, sát bên nhà Cô Ba Vân bán gà . Sau khi Công Chánh dở bỏ những cây cầu trên kinh Cửa Khâu để xây cống , ông vào Biển Tân Thành bán quán ăn.
Chổ Bến đò sau này ông Hai Bắc cất nhà có đặt cái vó rất lớn để bắt tôm cá, người con trai lớn tên là Kim, lái xe cho Ông Cò Ngô Văn Huề ( Hiến Binh ) sát bên Ty Ngân Khố.
Phía trên nhà Ông Hai Bắc có một cống dẫn nước, con rạch mọc le que vài cây Mắm ở đầu nguồn mà chú Lộ Công Mười Lăm đã nói phần trên, đầu cống phía bên sông là nhà ông Chín Đán suốt ngày uống rượu say, la hét ỏm tỏi. Đầu cống phía bên đường là nhà của Cô Ba Vân mua bán gà.

(Còn tiếp)
 
Cao Thệ





            Những tháng ngày xa xứ, lòng ai không khỏi không nhớ quê hương, mà quê hương là cái gì mà phải nhớ phải thương, quê hương là bờ ao bụi cỏ, là rặng Trâm Bầu… là tiếng trống trường làng, là âm thanh chiếc xe lam ba bánh rú gầm tăng ga khi lên dốc cầu, là tiếng rao chè đậu đen lảnh lót trong đêm khuya… Cũng đừng quên tiếng ểnh ưởng kêu uềnh oang  vào những đêm mưa to gió lớn ..
            Nhắc tới Gò Công, tôi nhớ tới cổng nhà Ông Hương Thân Bính, Nhớ 2 xe nước đá nhận của Anh Nhạn Anh Chơi trước trường trung Học … Nhớ Chú Cưng, Chú Tư Thế …
            Đọc mấy dòng viết về cầu Huyện của bạn Cao Thệ, tôi thấy rất khoái, đang buồn nhớ, có người nhắc lại xóm cũ, người xưa…Gò Công là tỉnh nhỏ.. nên mọi người dễ dàng biết nhau .. Tôi tuy không sống ở xóm cầu Huyện dưới nhưng cũng có đôi nhà tôi biết tôi nhớ…
            Thì ở đây, sẵn bài viết của Cao Thệ, tôi thêm chút hành, chút bột nêm .. để những ai  cùng quê hương xứ sở.. có dịp khơi gợi lại chút hình ảnh của quê nhà.
            Ông Hai Bắc, dĩ nhiên là người miền Bắc, không biết lý do nào Ông chọn Gò Công làm quê hương.. Ở thời điểm thập niên 50, suốt con đường Duy Tân ( Từ ngã ba, sau là ngã tư Bà Phước về tới chân Cầu Huyện chỉ có 2 nhà người Bắc, một là Ông Ba Bắc nhà trong dãy phố công chức cạnh nhà Ông Huyện Lạc và Ông Huyện Danh trên con đường đá ngắn mang tên Cả Thuận. Hình như Ông là công chức làm việc ở Tòa Bố Gò Công , sau đó có Thầy Lang, người Bắc là công chức Thuế Vụ cũng đổi về ờ đây. .
 Ông Hai Bắc ở sát cầu Huyện là lính giải ngũ, ông chỉ là Hạ sĩ quan. Ông thường đi bộ, thỉnh thoảng thấy ông có chút rượu, mặt mày trở nên vui tươi, gặp ai trong xóm Ông cũng rền vang chào hỏi.
            Anh Kim, dáng ngưởi nho nhã, trông mặt vui vẽ, thuở đó tôi còn học tiểu học thì anh đã là lính cảnh sát.. lúc đó anh có cô bồ là chị Cúc gốc người Cầu Tàu, có đại lý bán nước đá ngoài chợ… Chị Cúc nhỏ người xinh gái, tình tình vui vẽ.. hàng ngày chị vẫn đạp xe ba bánh xuống nhà máy nước đá.. nằm ở đầu hẽm vào khu nhà của thầu khoán Quê Hương sau nầy hẽm mở rộng ra có đặt tên đướng là Hẽm Chiến Sĩ Mười Hai, tên của một Trung Đoàn thuộc Sư Đoàn 7 Bộ Binh có thời gian khá dài đóng ở Gò Công tại nhà thương cao cẳng … Tên của vịTrung đoàn trưởng tôi còn nhớ là Thiếu tá Nguyễn Hữu Duệ ( giờ chót là tỉnh trưởng Huế).. Trung Tá Vũ Lộ…Trung đoàn nầy từng rượt tiểu đoàn 514 của Châu Thanh Hải chạy có cờ… Tụi quỷ rừng rất ngán .. có lẽ nỗi sợ ám ảnh tới bây giờ nên tên đường vẫn còn giữ.
            Mối tình nầy tôi không nhớ có kết hợp không, hai anh chị rất xứng đơi vừa lứa./
 Thuở Gò Công còn trực thuộc tỉnh Định Tường, Thay Ông Quận Các là ông Quận Vỹ, Ông nầy không bao giờ biết sợ  quỷ rừng , với Ông tụi nó chỉ có súng ngựa trời và mã tấu …Chỉ đâm lén, chém trộm là giỏi .. vỉ ỷ y nên Ông bị chúng phục kích hạ sát tại xóm Cống Bà Chài.. Hôm đó có tin du kích về quậy phá đâu trong Tăng Hòa, Ông Vỹ qua  rủ Trung Úy Ngô Văn Thi ( Hình như là tỉnh đoàn trưởng Bảo An) dẫn lính đi ..
            - Chỉ có mấy thằng du kích .. cần gì lính , Ông Quận đi một mình đi
 và Ông Quận lên xe với 2 người cận vệ là Anh Kim và Anh Vinh ( Chồng Cô Hai Nết, nhà ở đường Nguyễn Trãi) Anh Vinh là lính Công An..( Thời đệ nhất Cộng Hòa Ty Công An và Ty Cảnh Sát biệt lập nhau , Công An đóng ở ngôi nhà Ông Đốc học  còn cảnh sát đóng ở Pon ga lô.
 Khi xe bị chận, Anh Vinh và Kim thoát chạy được… Ông Quận bị thương chạy vô nhà dân rồi bị chém chết …( Đây cũng là vị Quận Trưởng hành chánh cuối củng của Gò Công, Thay Ông Vỹ là Đại Úy Trần Ngọc Nguyện ( tên thật là Nguyện nhưng chính Ông tự bỏ dấu nặng)
 Anh Kim vể nhà 5 ngày sau rờ lên cổ vẫn còn thấy 2 trứng …
 Tôi không biết ông hai Bắc có mấy người con, nhưng tôi biết có chị Liễu, bây giờ hình dung lại tôi nhớ chị Liễu thuộc hạng gái đẹp .. da trắng, tóc huyển.. Nhất là vòng số một .. nói theo tiểu thuyết..Căng tràn đầy nhựa sống…
 Rối bẳng đi một thời gian dài rồi mất luôn không thấy hình bóng chị ở Gò Công
  Từ đó giáo đường vắng bóng một con chiên ngoan đạo .

Thuy-Lan-Vy


(còn tiếp)

 http://phorum.vietbao.com/yaf_postst530_Que-Huong-Go-Cong.aspx

 








Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 09/Aug/2011 lúc 8:10am
mk
IP IP Logged
cao the
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 15/Jul/2011
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 589
Quote cao the Replybullet Gởi ngày: 08/Aug/2011 lúc 9:18am

Bạn Thy Lan Vy quý kính !

 

Rất cám ơn Thy Lan Vy đã bổ xung thêm nhiều chi tiết thuộc loại “ Bí mật phòng trung”

Cao Thệ rời Cầu Huyện quá sớm năm 1960 ở tuổi 13-14 nên biết về Cầu Huyện mình không được bao nhiêu, một thiếu sót.

Hy vọng bài viết của Thy Lan Thảo, kết hợp một phần nhỏ của tôi và sự bổ sung quý giá của quý thân hữu xa gần, chúng ta sẽ có được tập tài liệu hoàn chỉnh hơn về xóm Cầu Huyện

Thân ái

Cao Thệ

 

 

 

IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 18 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.160 seconds.