Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Lịch Sử - Nhân Văn
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Lịch Sử - Nhân Văn
Message Icon Chủ đề: CA DAO TỤC NGỮ Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 16 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 28/Feb/2011 lúc 5:53am
CA DAO TỤC NGỮ
 
  
1. Ta về ta tắm ao ta
Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn 

2. Tai em nghe anh đau đầu chưa khá
Em băng đồng chi sá, đi bẻ nạm lá về xông

Ở làm sao đây cho trọn nghĩa vợ chồng

Ðổ mồ hôi em chặm, ngọn gió lồng em che 

3. Tam sao thất bản 

4. Tấn thối lưỡng nan, cực khổ trăm bề
Ở đây khó ở, ra về khó ra! 

5. Tập tàng đem nấu với suông
Lấy chàng, thiếp quyết đổi buồn làm vui 

6. Tập tầm vông
Chị lấy chồng, em ở giá

Chị ăn cá, em mút xương

Chị nằm giường, em nằm đất

Chị hút mật, em liếm ve

Chị ăn chè, em liếm bát

Chị coi hát, em vỗ tay

Chị ăn mày, em xách bị

Chị làm đĩ, em xỏ tiền

Chị đi thuyền, em đi bộ

Chị kéo gỗ, em lợp nhà

Chị trồng cà, em trồng bí

Chị tuổi tí, em tuổi thân

Chị tuổi Dần em tuổi Mẹo

Chị ăn kẹo, em mút câỵ..

7. Tàu súp lê một còn trông còn đợi
Tàu súp lê hai còn đợi còn chờ

Tàu súp lê ba, tàu ra biển Bắc...

Hai tay tôi vịn song sắt, nước mắt chảy ròng ròng

Miệng kêu bớ chú tài cồng... khoan khoan, chậm chậm

Vợ chồng tôi thôi đành ngàn dặm cách phân... 

8. Tay bưng dĩa muối chấm gừng
Gừng cay muối mặn xin đừng bỏ em 

9. Tay mang khăn gói sang sông
Mẹ kêu mặc mẹ, thương chồng cứ đi 

10. Tay mang túi bạc kè kè
Nói bậy nói bạ thiên hạ nghe rầm rầm 



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 28/Feb/2011 lúc 5:54am
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 02/Mar/2011 lúc 10:46pm
CA DAO TỤC NGỮ
 
  

11. Tay tiên rót chén rượu đào
Ðổ đi thời tiếc, uống vào thời say 

12. Thà rằng chẳng biết cho xong
Biết ra như xúc, như đong lấy sầu 

13. Thà rằng ăn nửa quả hồng
Còn hơn ăn cả chùm sung chát lè 

14. Thà thua xuống láng, xuống bưng
Bỏ ra đầu giặc, lỗi chưn quân thần 

15. Tham thì thâm 

16. Than rằng gối gấm không êm
Gối lụa không mềm bằng gối tay em 

17. Thân em như giếng giữa đường
Người khôn rửa mặt, người thường rửa chân 

18. Thân em như hạt mưa sa
Hạt rơi xuống giếng, hạt sa cánh đồng 

19. Thân em như hạt mưa rào
Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa 

Thân em như hạt mưa sa

Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày 

20. Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai? 

Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 02/Mar/2011 lúc 10:48pm
CA DAO TỤC NGỮ
 
  

11. Tay tiên rót chén rượu đào
Ðổ đi thời tiếc, uống vào thời say 

12. Thà rằng chẳng biết cho xong
Biết ra như xúc, như đong lấy sầu 

13. Thà rằng ăn nửa quả hồng
Còn hơn ăn cả chùm sung chát lè 

14. Thà thua xuống láng, xuống bưng
Bỏ ra đầu giặc, lỗi chưn quân thần 

15. Tham thì thâm 

16. Than rằng gối gấm không êm
Gối lụa không mềm bằng gối tay em 

17. Thân em như giếng giữa đường
Người khôn rửa mặt, người thường rửa chân 

18. Thân em như hạt mưa sa
Hạt rơi xuống giếng, hạt sa cánh đồng 

19. Thân em như hạt mưa rào
Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa 

Thân em như hạt mưa sa

Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày 

20. Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai? 

Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 04/Mar/2011 lúc 7:50am
CA DAO TỤC NGỮ
 
  

21. Thân em như thể trái chanh
Lắt lẻo trên cành nhiều kẻ ước mơ 

22. Thân tui thui thủi một mình
Ðêm đêm lạnh lẽo buồn tình lang thang

Nếu ai nghĩ chuyện đá vàng

Tôi xin được dạo cung đàn tình chung 

23. Tháng Ba cơm gói ra hòn
Muốn ăn trứng nhạn phải lòn Hang Mai (Hang Khỉ) 

24. Tháng Giêng là tháng ăn chơi
Tháng Hai trồng đậu, trồng khoai, trồng cà

Tháng Ba thì đậu đã già

Ta đi, ta hái về nhà phơi khô

Tháng Tư đi tậu trâu bò

Ðể cho ta lại làm mùa tháng Năm

Sớm ngày đem lúc ra ngâm

Bao giờ mọc mầm ta sẽ vớt ra

Gánh đi ta ném ruộng ta

Ðến khi lên mạ, thì ta nhổ về

Lấy tiền mượn kẻ cấy thuê

Cấy xong rồi mới trở về nghỉ ngơi

Cỏ lúa dọn đã sạch rồi

Nước ruộng vơi mười, còn độ một hai

Ruộng thấp đóng một gầu giai

Ruộng cao thì phải đóng hai gầu sòng

Chờ cho lúa trổ đòng đòng

Bấy giờ ta sẽ trả công cho người

Bao giờ cho đến tháng mười

Ta đem liềm hái ra ngoài ruộng ta

Gặt hái ta đem về nhà

Phơi khô, quạt sạch ấy là xong công 

25. Tháng Tám có lệnh vua ra
Cấm quần không đáy, người ta hãi hùng

Không đi thì chợ không đông

Mà đi thì lấy quần chồng sao đang 

26. Thằng Bờm có cái quạt mo
Phú ông xin đổi ba bò, chín trâu

Bờm rằng Bờm chẳng lấy trâu

Phú ông xin đổi ao sâu cá mè

Bờm rằng Bờm chẳng lấy mè

Phú ông xin đổi một bè gỗ lim

Bờm rằng Bờm chẳng lấy lim

Phú ông xin đổi con chim đồi mồi

Bờm rằng Bờm chẳng lấy mồi

Phú ông xin đổi nắm xôi, Bờm cười

Cười lên ba tiếng Bờm ơi

Cười lên ba tiếng cho đời đắng cay 

27. Thành thị chỗ nào cũng xí xô xí xào khách trú
Em ăn cơm bảy phủ, dạo đủ khắp nơi

Bán buôn một vốn ba bốn tiền lời

Chê anh dân ruộng, chơn mốc cời quanh năm 

28. Thất là mất
Tồn là còn

Tử là con

Tôn là cháu

Lục là sáu

Tam là ba

Gia là nhà

Quốc là nước

Tiền là trước

Hậu là sau

Ngưu là trâu

Mã là ngựa 

29. Thấy bạn mà chẳng thấy chàng
Bâng khuâng như mất lạng vàng trong tay 

30. Thấy mặt đặt tên 



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 04/Mar/2011 lúc 7:50am
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 16/Jun/2011 lúc 1:07pm
Những câu Ca Dao mặn mà dễ thương! <<<Xin bấm vào 



Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 16/Jun/2011 lúc 1:09pm
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 11/Nov/2013 lúc 9:01am

Ca Dao Việt Nam




ăn lắm thì hết miếng ngon, nói lắm thì hết lời khôn, hóa rồ
ăn rồi nằm ngả nằm nghiêng, có ai lấy tớ thì khiêng tớ về
ăn thì ăn lấy miếng ngon, làm thì chọn việc cỏn-con mà làm
ai mà nói dối cùng ai, thì trời giáng họa cây khoai giữa đồng
ai mà phụ nghiã quên công, thì đeo trăm cánh hoa hồng chẳng thơm
ai nhất thì tôi thứ nhì, ai mà hơn nữa tôi thì thứ ba
ai ơi, đã quyết thì hành, đã đốn thì vác cả cành lẫn cây
ai ơi, chớ vội cười nhau, cây nào là chẳng có sâu chạm cành
ai ơi, chớ vội cười nhau, cười người hôm trứơc hôm sau người cười
ai ơi, đừng chóng chớ chầy, có công mài sắt có ngày nên kim
ai ơi, giữ chí cho bền, mặc ai xoay hướng đổi nền mặc ai
ai ơi, hãy ở cho lành, kiếp này chẳng gặp, đề dành kiếp sau
ai về nhắn chị hàng cau, chiều buồm dấp nước giữ màu cho tươi
ai về, tôi gửi buồng cau, buồng trước kính mẹ, buồng sau kính thầy
ai về, tôi gửi đôi giầy, phòng khi mưa gió để thầy mẹ đi
anh đánh thì tôi chịu đòn, tính tôi hoa-nguyệt, mười con chẳng chừa
anh đi ba bữa anh về, rừng sâu nước độc, chớ hề ở lâu
anh đi đàng ấy xa xa, để em ôm bóng trăng tà năm canh
anh đi em ở lại nhà, hai vai gánh nặng mẹ già con thơ
anh đi lúa chửa chia vè, anh về lúa đã đỏ hoe đầy đường
anh kia có vợ hay chưa, mà anh ăn nói gió đưa ngọt ngào?
anh ơi phải lính thì đi, cửa nhà đơn chiếc đã thì có em
anh trông thân-thế tôi này, có ăn có mặc nó bầy ra đây
áo người mặc đoạn cởi ra, chồng người ấp mượn, canh ba lại hoàn
bắc cân thiên tạo mà cân, vàng thì nặng một, ái ân nặng mười
bắc thang lên hỏi ông trời, những tiền cho gái có đòi được không
bực mình chẳng muốn nói ra, muốn đi ăn cỗ chẳng ma nào mời
ba đồng một bát nước chè, tuy rằng em đẹp nhưng què một chân
bà già đã tám mươi tư, ngồi trong cửa sổ gửi thư lấy chồng
bà gia khó tánh không vừa, con dâu cũng phải sớm trưa cho tròn
ba năm ở với người đần, chẳng bằng một lúc ở gần người khôn
ba phen quạ nói với diều, cù lao ông chưởng còn nhiều cá tôm
ba phen quạ nói với diều, ngả kinh ông hóng có nhiều vịt con
ba phen quạ nói với diều, vườn hoang cỏ rậm thì nhiều gà con
bạc bảy đâu sánh vàng mười, mồ côi đâu sánh cùng người có cha
bậu về, bậu nhớ qua chăng? qua về, qua nhớ hàm răng bậu cười
bởi anh tham thích việc công, cho nên mới có bồ trong bịch ngoài
bần cư tại thị vô nhân vấn, phú tại sơn lâm hữu khách tầm
bán hàng ăn những chùm cau, chồng con có biết cơ cầu nầy chăng
bạn vàng lại gặp bạn vàng, long, lân, qui, phụng, một đoàn tứ linh
bảng treo tại chợ cai tài, bên văn bên võ có tài ra thi
bao giờ cá lý hóa long, đền ơn cha mẹ ẵm bồng ngày xưa
bao giờ cho đến tháng năm, thổi nồi cơm nếp vừa nằm vừa ăn
bao giờ cho khỉ đeo hoa, cho voi đánh sáp, cho gà nhuộm răng
bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống, nhưng chung một giàn
bé nhưng mà bé hạt tiêu, bé cay, bé đắng, bé xiêu lòng người
biết đâu là tổ chuồn-chuồn, biết đâu cú đậu, biết đâu lươn nằm
bông lài, bông lý, bông ngâu, không bằng bông bưởi, thơm lâu, dịu dàng
bông ngâu rụng xuống cội ngâu, em còn phụ mẫu dám đâu tư tình
bông thơm thơm lạ thơm lùng, thơm cây, thơm rễ, người trồng cũng thơm
bướm bay, bướm cũng bạc đầu, thấy hoa thiên-lý cúi đầu làm tôi
bươm-bướm mà đậu cành hồng, đã yêu con chị, lại bồng con em
cá không ăn muối cá ươn, con cãi cha mẹ trăm đường con hư
cá lên khỏi nước cá khô, làm thân con gái lõa lồ ai khen
cá nục nấu với dưa hồng, lờ-lờ có kẻ mất chồng như chơi
cám ơn bà nguyệt ông tơ, xe đôi chỉ thắm em nhờ được không?
cầm vàng mà lội qua sông, vàng trôi không tiếc, tiếc công cầm vàng
cạn đàm thì uống nước khe, hết người lịch-sự, thì ve người đần
càng già, càng dẻo, càng dai, càng gẫy chân chõng, càng sai chân giường
cây cao bóng mát không ngồi, ra ngồi chổ nắng trách trời không râm
cây cao chẳng quản gió rung, đê cao chẳng quản nước sông tràn vào
cây cao thì gió càng lay, càng cao danh-vọng càng dày gian-truân
cha chài, mẹ lưới, con câu, chàng rể đóng đáy, con dâu ngồi nò
cha mẹ nuôi con như biển hồ lai láng, con nuôi cha mẹ thì tính tháng tính ngày
chàng ơi phải lính thì đi, cửa nhà đơn chiếc, đã thì có em
chàng ơi phụ thiếp làm chi, thiếp là cơm nguội, để khi đói lòng
chàng về để áo lại đây, để khuya em đắp, gió tây lạnh lùng
chẳng được miếng thịt miếng xôi, cũng được lời nói cho nguôi tấm lòng
chẳng nên cơm cháo gì đâu, trở về đốt bãi, trồng dâu nuôi tằm
chanh chua thì khế cũng chua, chanh bán có mùa, khế bán quanh năm
cháu lành cháu ở cùng bà, cháu còn nghịch ngợm, cháu ra ngoài đường
cháu ơi cháu ở với ông, để mẹ lấy chồng kiếm chút em con
chỉ đâu mà buộc ngang trời, tay đâu mà đậy miệng cười thế-gian
chỉ điều ai khéo vấn vương, mỗi người mỗi xứ, mà thương nhau đời
chì khoe chì nặng hơn đồng, sao chì chẳng đúc nên còng, nên chuông
chim khôn đậu nóc nhà quan, trai khôn tìm vợ, gái ngoan tìm chồng
chim khôn chưa bắt đã bay, người khôn chưa nói dang tay đỡ lời
chim khôn kêu tiếng rảnh rang, người khôn nói tiếng dịu dàng dể nghe
chim khôn thì khôn cả lông, khôn cả cái lồng, người xách cũng khôn
chim khôn tránh lưới, tránh dò, người khôn tránh chốn xô-đồ mới khôn
chim xanh đậu nhành cây khế, anh thương một nàng ở Huế mới vô
chim, gà, cá, lợn, cành cau, mùa nào thức ấy giữ mầu nhà quê
chiều chiều én liệng trên trời, rùa bò dưới nước, khỉ ngồi trên cây
chiều chiều lại nhớ chiều chiều, nhớ người áo trắng khăn điều vắt vai
chiều chiều lại nhớ chiều chiều, nhớ nồi cơm nguội nhớ niêu nước chè
chiều chiều mây phủ hải vân, chim kêu ghềnh đá gẫm thân em buồn
chiều chiều vịt lội cò bay, ông voi bẻ mía, chạy ngay vô rừng
chớ chê em xấu em đen, em như nước đục đánh phèn lại trong
chớ nghe quân tử nói òn, mà rồi có lúc ẫm con một mình
chớ thấy hùm ngủ vuốt râu, đến khi hùm dậy, đầu-lâu không còn
chợ chiều nhiều khế, ế chanh, nhiều con gái lạ nên anh chàng ràng
chơi trăng từ thuở trăng non, chơi hoa từ thuở hoa còn trên cây
chó đâu chó sủa chỗ không, chẳng thằng ăn trộm, cũng ông ăn mày
chó ốm xấu mặt chủ nhà, nàng dâu rách rưới, mụ gia thẹn-thùng
chốn uớc-mơ lất-lơ mà hỏng, nơi tình-cờ mà đóng nhân-duyên
chồng đánh bạc, vợ đánh bài, chồng hai ba vợ, vợ hai ba chồng
chồng cô, vợ cậu, chồng dì, trong ba người ấy, chết thì không tang
chồng còng lại lấy vợ còng, nằm phản thì chật, nằm nong thì vừa
chồng già vợ trẻ là tiên, vợ già chồng trẻ là duyên nợ-nần
chồng giận thì vợ bớt lời, cơm sôi nhỏ lửa một đời không khê
chồng giận thì vợ làm lành, miệng cười hớn-hở, rằng : Anh giận gì ?
chồng hen lại lấy vợ hen, đêm nằm cò-cử như kèn thổi đôi
chồng khôn vợ đặng đi giày, vợ khôn chồng ắt có ngày làm quan
chồng lớn vợ bé thì xinh, chồng bé vợ lớn ra tình chị em
chồng người chẳng mượn được lâu, mượn người hôm trước, hôm sau người đòi
chồng thấp mà lấy vợ cao, nồi tròn vung méo, úp sao cho vừa
chữ rằng: "chi tứ vu qui", làm thân con gái, phải đi theo chồng
chữ tình ai bứt cho rời, tơ hồng đã định đổi dời được đâu
chừng nào đá nổi vông chìm, muối chua chanh mặn, mới tìm đặng anh
chú kia nhổ mạ trên cồn, nước nôi không có miệng mồm lấm lem
chuột chù chê khỉ rằng hôi, khỉ lại trả lời : cả họ mày thơm
chuồn-chuồn có cánh thì bay, kẻo thằng ỏng bụng bắt mày đem chôn
chuông già đồng điệu chuông kêu, anh già lời nói, em xiêu tấm lòng
cờ bạc canh đỏ, canh đen, nào ai có dại đem tiền vứt đi
cờ bạc là bác thằng bần, ruộng nương bán hết, chôn chân vào cùm
cơm ăn mỗi bữa một lưng, hơi đâu đi giận người dưng thêm phiền
cơm hẩm nấu với cá kho, chồng xấu vợ xấu nhưng lo mà gầy
cơm sôi cả lửa thì khê, việc làm hay hỏng là lề thế gian
có chồng chẳng được đi dâu, có con chẳng được đứng lâu một giờ
có chồng mà chẳng có con, khác chi hoa nở trên non một mình
có cưới mà chẳng có cheo, nhân duyên trắc trở, như kèo không đinh
có duyên lấy được chồng già, ăn xôi bỏ cháy, ăn gà bỏ xương
có khó mới có mà ăn, không dưng ai dể mang phần tới cho
cô kia đen thủi đen thui, phấn đánh vô hồi, đen vẫn hoàn đen
cô kia má tựa hồng than, nằm đâu ngủ đãy, lại toan chê chồng
có trầu mà chẳng có cau, làm sao cho đỏ môi nhau thì làm
có vàng, vàng chẳng phân phô, có con, con nói trầm trồ mẹ nghe
có vất vả mới thanh nhàn, không dưng ai dể cầm tàn che cho
có việc thì lo phay pháy, không việc thì ngáy pho pho
con cô, con cậu thời xa, con chú, con bác, thật là anh em
con cóc nằm ép bờ ao, lăm-le lại muốn đớp sao trên trời
con gà con vịt cũng không, bóng tre có mát, ngoài đồng không ai
con gái giống cha giàu ba họ, con trai giống mẹ khó ba đời
con gái giống cha, giầu ba mươi đụn, con trai giống mẹ khó lụn tận xương
con gái là con người ta, con dâu mới thật mẹ cha cưới về
con gái mới về nhà chồng, thổi cơm nồi đồng, nửa sống nửa khê
con gái mười hai bến sông, bến đục thì chịu, bến trong thì nhờ
con mèo con chuột có lông, ống tre có mắt, nồi đồng có quai
con người có cố, có ông, như cây có cội, như sông có nguồn
con ông Ðô-Ðốc, Quận-Công, lấy chồng cũng phải gọi chồng bằng anh
con quạ tha lá lợp nhà, con cu chẻ lạt, con gà dừng phên
con quan thì lại làm quan, con nhà kẻ khó đót than tối ngày
con quì lậy chúa ba ngôi, con lấy được vợ con thôi nhà thờ
con sâu làm rầu nồi canh, một người làm đĩ xấu danh đàn bà
còn duyên đỏng-đảnh chê chồng, hết duyên, ngồi gốc cây hồng nhặt hoa
còn duyên kẻ đón người đưa, hết duyên đi sớm về trưa một mình
còn duyên kẻ đón người đưa, hết duyên, đi sớm đi trưa mặc lòng
còn duyên kẻ đón người đưa, hết duyên, vắng ngắt như chùa bà Ðanh
còn duyên kén những trai tơ, hết duyên, ông lão cũng vơ làm chồng
còn duyên như tượng tô vàng, hết duyên, như tổ ong tàn ngày mưa
còn tiền, chè chén cũng hay, hết tiền, đi ngủ lại hay giật mình
còn trời, còn nước, còn non, còn cô bán rượu anh còn say-sưa
công cha như núi Thái-Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chẩy ra
công danh theo đuổi mà chi, sao bằng chăm chỉ lấy nghề canh nông
cực lòng em phải nói ra, chờ trăng, trăng xế, chờ hoa, hoa tàn
cười người chớ có cười lâu, cười người hôm trước hôm sau người cười
của đời muôn sự của chung, hơn nhau một tiếng anh-hùng mà thôi
của làm ra để trên gác, của cờ bạc để ngoài sân, của phù-vân để ngoài ngõ
của trời trời lại lấy đi, trơ trơ cặp mắt làm chi được trời
củi đậu nấu đậu ra dầu, lấy em không đặng cạo đầu đi tu
cũng đòi ăn đếch với chanh, vừa chua, vừa chát, vừa tanh cả mồm
cũng đòi ăn đếch với gừng, vừa cay, vừa đắng, vừa sưng cả mồm
cũng nhờ đôi bác đôi bên, mỗi người mỗi tiếng, mới nên can thường
dầu ai đá ngả xô nghiêng, lòng ta vẫn vững như kiền ba chân
dầu ai nói đông nói tây, lòng ta vẫn vững như cây trên rừng
dẫu ngồi cửa sổ trạm rồng, chiếu hoa nệm gấm, không chồng cũng hư
dạy con dạy thuở còn thơ, dạy vợ dạy thuở ban sơ mới về
dạy con, dạy thuở lên ba, dạy vợ dạy thuở mẹ cha đưa về
diều hâu quà quạ kên kên, ba giống chim ấy hay thèm thịt thiu
dốc một lòng lấy chồng dốt nát, để ra vào rửa bát nấu cơm
dốc một lòng lấy chồng hay chữ, để ra vào kinh sử mà nghe
dù ai cho bạc cho vàng, chẳng bằng trông thấy mặt chàng hôm nay
dù ai nói ngược, nói xuôi, ta đây vẫn giữ đạo trời khăng-khăng
dù chàng năm thiếp bẩy thê, cũng không tránh khỏi gái xề này đâu
duyên sao cắt cớ hỡi duyên, cầm gương gương tối, cầm vàng vàng phai
đã thành gia thất thì thôi, đèo bồng chi nữa, tội trời ai mang?
đã từng ăn bát cơm đày, đã từng nhịn đói bẩy ngày không ăn
đàn bà chân y0u, mềm tay, làm ăn chẳng được lại hay nỏ mồm
đàn bà lanh-lảnh tiếng đồng, một là sát chồng, hai là hại con
đàn đâu mà gẩy tai trâu, đạn đâu bắn sẻ, gươm đâu chém ruồi
đàn ông chẳng xứng chút nào, vợ kia vợ nọ biết bao cho vừa
đàn ông leo núi đốn cây, đàn bà bán chợ nuôi bầy con thơ
đàn ông miệng rộng thì sang, đàn bà miệng rộng tan hoang cửa nhà
đàn ông miệng rộng thì tài, đàn bà miệng rộng điếc tai xóm giềng
đắng cay cũng thể ruột rà, ngọt-ngào cho lắm cũng là người dưng
đánh cờ nước bí không toan, dù anh khéo liệu, trăm bàn cũng thua
đắt hàng gập ả, gập anh, ế hàng gập những thong-manh quáng gà
đêm đêm vuốt bụng thở dài, thở ngắn bằng trạch, thở dài bằng lươn
đêm khuya thiếp mới hỏi chàng, cau khô ăn với trầu vàng xứng chăng
đêm nằm tơ tưởng, tưởng tơ, chiêm bao thấy bậu, dậy rờ chiếu không
đêm qua chớp bể mưa nguồn, hỏi người tri-kỷ có buồn hay không
đêm qua đốt đỉnh hương trầm, khói lên nghi ngút âm thầm lòng ai
đêm qua mới gọi là đêm, ruột xót như muối, dạ mềm như dưa
đến đây dầu đói giả no, dầu khôn giả dại đặng dò ý em
đến đây dầu lạ sau quen, bóng trăng là nghĩa, ngọn đèn là duyên
đi đâu cho thiếp đi cùng, đói no thiếp chịu, lạnh-lùng thiếp cam
đi đâu có anh, có tôi, người ta mới biết là đôi vợ chồng
đi đâu mà vội mà vàng, mà bỏ túi bạc, mà mang túi chì
đi đâu mà vội mà vàng, mà vấp phải đá mà quàng phải dây
đi cho biết đó biết đây, ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn
đĩ dại làm hại thằng tù, nó cho cái kẹo, nó cù cả đêm
đi lâu mới biết đường dài, ở lâu mới biết con người phải chăng
đi ra đường soi gương phấn sáp, khi về nhà liếm-láp nồi niêu
đố ai bắt trạch đằng đuôi, bắt chim đầu cánh, bắt người trong trăng
đố ai lặn xuống vực sâu, mà đó miệng cá, uốn câu cho vừa
đố ai nằm võng không đưa, ru con không hát anh chừa nguyệt hoa
đó đây trước lạ sau quen, chẳng gần, qua lại đôi phen cũng gần
đó vàng đây cũng đồng đen, đó hoa thiên lý, đây sen nhị hồ
đói lòng nằm gốc cây cung, chồng một thì lấy, chồng chung thì đừng
đói no một vợ một chồng, một niêu cơm tấm mà thương nhau đời
đôi ta được gặp nhau đây, khác chi chim phụng gặp cây ngô đồng
đốt than nướng cá cho vàng, lấy tiền mua rượu cho chàng uống chơi
đường dài mới biết ngựa hay, có con mới biết công dầy mẹ cha
em lấy chồng nay biết bao năm, mà anh còn tưởng những ngày còn đâu
em như trái mít chín cây, anh như con quạ chờ ngày tới nêm
em như trái mít chín cây, anh như con quạ rỉa cây ăn lần
gặp mặt anh đây em chẳng dám chào, sợ cha mẹ hỏi thằng nào biết con
gặp mặt anh đây em chẳng muốn chào, hay là em có chốn sang giàu hơn anh
gần sông cội mới ngả kề, tiếng tăm anh chịu em về tay ai
giàu đâu đến kẻ ngủ trưa, sang đâu đến kẻ say sưa tối ngày
giầu thì cơm cháo bổ lao, đói thì đánh điếu thuốc lào cầm hơi
gió bay cầu thấp cầu cao, gió bay cầu nào con chỉ mẹ coi
gió đưa bông lách bông lau, gió đưa em bậu xuống tàu ăng lê
gió đưa mười tám lá xoài, bên văn bên võ có tài hát thi
gió đưa trăng là trăng đưa gió, trăng lặn rồi gió biết đưa ai?
gió mùa thu mẹ ru con ngủ, năm canh chầy, thức đủ về năm
học cho lắm, tắm cũng ở truồng
hai tay bưng quả bánh bò, giấu cha, giấu mẹ cho trò đi thi
hoa thơm ai nỡ bỏ rơi, người khôn ai nỡ nặng lời mà chi
hoa thơm mất nhụy đi rồi, còn thơm đâu nữa mà người ước ao
hoa thơm mất nhụy đi rồi, dẫu rằng trang điểm cũng thời vô duyên
hòn đất mà biết nói năng, ông thầy địa lý hàm răng không còn
hơn nhau tấm áo tấm quần, thả ra mình trần ai cũng như ai
hồn rằng hồn thác ban ngày, thương con nhớ vợ hồn rày thác đêm
khuyên chàng đọc sách ngâm thơ, dầu hao thiếp rót, đèn mờ thiếp khêu
kim vàng ai nỡ uốn câu, người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời
kình-nghê vui thú kình-nghê, tép tôm thì lại vui bề tép tôm
lạ cho đêm ấy mới thành, nhớ ai ai nhớ biết mình nhớ ai
lập vườn thì phải khai mương, làm trai hai vợ phải thương cho đồng
làm trai giữ trọn ba giềng, thảo cha ngay chúa, vợ hiền chớ vong
làm trai rửa bát quét nhà, vợ gọi thì dạ bẩm bà con đây
lan huệ sầu ai lan huệ héo, lan huệ sầu chồng, trong héo ngoài tươi
lấy anh chớ thắp đèn dầu, đã không sáng rõ càng rầu thấu xương
lấy chồng trà rượu là tiên, lấy chồng cờ bạc là duyên nợ nần
lên non bẻ lá họa hình, họa cho thấy mặt kẻo tình nhớ thương
lên non chọn đá thử vàng, thử cho đúng lượng mấy ngàn cũng mua
lên non mới biết non cao, nuôi con mới biết công lao mẫu từ
lên xe túc một tiếng còi, thương con nhớ vợ, lịnh đòi phải đi
lênh đênh một chiếc thuyền tình, mười hai bến nước, gởi mình vào đâu
lỡ quan, lỡ lính, lỡ làng, lỡ bề dân giả, lỡ hàng công khanh
lỡ tay đã nhúng vào chàm, dại rồi mới biết nên làm sao đây
lửa nhen vừa mới bén trầm, trách lòng cha mẹ nỡ cầm duyên con
mẫu đơn mọc cạnh nhà thờ, đôi ta trinh tiết đợi chờ lấy nhau
mấy đời bánh đúc có xương, mấy đời dì ghẻ mà thương con chồng
mẹ cha bú mớm nâng niu, tội trời thì chịu, không yêu bằng chồng
mẹ già ở tấm lều tranh, đói no chẳng biết rách lành không hay
mẹ già ở tấm lều tranh, sớm thăm tối viếng mới đành dạ con
mẹ ơi con đã có bầu, con ơi mẹ cũng một sầu như con
mẹ tôi đã có người nuôi, tôi theo chú lái cho xuôi một bề
mẹ với cha thật là khó kiếm, đạo vợ chồng chẳng hiếm chi nơi
mèo tha miếng thịt thì đòi, kểnh tha con lợn mắt coi chừng chừng
miếng ăn là miếng tồi-tàn, mất ăn một miếng lộn gan lên đầu
miếng trầu ăn nặng bằng chì, ăn rồi em biết lấy gì đền ơn ?
mình nhớ ta như cà nhớ nước, ta nhớ mình như cuội nhớ trăng
một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao
một lần cho tởn tới già, đừng đi nước mặn mà hà ăn chơn
một liều ba bảy cũng liều, cũng như con trẻ chơi diều đứt dây
một mai nước ngập nhà trôi, hoa rơi lá rụng còn ngồi chờ chi
một mình vừa chống vừa chèo, không ai tát nước đỡ nghèo một khi
muốn lên non tìm con chim lạ, chớ chốn thị thiềng chim lạ thiếu chi
nào khi lên võng xuống dù, kêu dân dân dạ, bây giờ dạ dân
nào khi nặng gánh em chờ, qua truông em đợi, bây giờ phụ em
nghèo mà hay chữ thì hơn, giàu mà hay chữ như sơn thếp vàng
ngó lên đám bắp trổ cờ, đám dưa trổ nụ, đám cà trổ bông
ngó lên nhang tắt đèn lờ, mẫu thân đâu vắng bàn thờ lạnh tanh
ngồi bên cửa sổ chạm rồng, chăn loan gối phụng không chồng cũng hư
ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa, miệng nhai cơm bún lưỡi lừa cá xương
ngồi buồn vọc nước giỡn trăng, gió xao, trăng lặn buồn ơi là buồn
ngồi rồi sao chẳng xé gai, đến khi có cá mượn chài ai cho
người đời ai khỏi gian nan, gian nan có thuở, thanh nhàn có khi
người hiền khác thế chi lan, gần hơi cho lắm lại càng thơm lây
nhớ ai như nhớ thuốc lào, đã chôn điếu xuống lại đào điếu lên
nhớ ai ra ngẫn vào ngơ, nhớ ai ai nhớ bây giờ nhớ ai
nhớ em như hút thuốc lào, hút xong một điếu lao-đao cả ngày
những nghe nói đã thẹn thùng, nước đời lắm nỗi lạ-lùng khắc-khe
nước sông trong chảy lộn sông ngoài, thương người xa xứ lạc loài đến đây
nước trên nguồn chảy xuống ruộng xanh, khổ thì chịu khổ lìa anh không lìa
ông hương ông xã biểu đưng, ông trưởng biểu nghỉ ông trùm biểu thôi
ở đời đừng có trèo cao, lỡ tay một chút lại nhào xuống luôn
ở đời lắm sự trái ngang, người ngay mắc nạn kẻ gian đứng cười
ở đâu cũng có anh hùng, thời nào cũng có kẻ khùng người điên
phận gái tứ đức vẹn tuyền, công dung ngôn hạnh vẹn tuyền trước sau
phải cho bền chí câu cua, mặc ai câu trạnh câu rùa mặc ai
phụng hoàng đầu đỏ mỏ đen, ra đi mẹ dặn, gặp em kết nguyền
qua cầu ngã nón trông cầu, cầu bao nhiêu nhịp em sầu bấy nhiêu
qua cầu ngã nón trông đình, đình bao nhiêu ngói em thương mình bấy nhiêu
qua cầu than thở cùng cầu, cầu bao nhiều nhịp, dạ sầu bấy nhiêu
quạt này mát lắm ai ơi, quạt rồi để lại chớ chơi cầm về
quay tơ thì giữ mối tơ, dầu năm bảy mối cũng chờ mối anh
quyết lòng chờ đợi trò thi, dầu ba mươi tuổi lỡ thì cũng ưng
ra đi là sự đã liều, mưa mai chẳng biết, nắng chiều chẳng hay
ra đi mẹ đà dặn rằng, điếu xin thì hút, điếu mua thì đừng
ra đi, em một ngó chừng, ngó sông, sông rộng, ngó rừng, rừng cao
rủ nhau lên núi dạo chơi, mặt trời đã lặn sương rơi đã mù
rủ nhau xuống biển bắt cua, lên non bắn nhạn, vô chùa nghe kinh
rượu kia nào có say người, hỡi người say rượu, chớ cười rượu say
rượu nằm trong nhạo chờ nem, anh nằm phòng vắng chờ em một mình
sáng trăng trải chiếu hai hàng, bên anh đọc sách bên nàng quay tơ
say là say nghĩa say nhan, say thơ Lý Bạch, say đàn Bá Nha
sơn lâm mấy cội tượng vàng, cành bao nhiêu lá thương chàng bấy nhiêu
sông sâu cá lội biệt tăm, người thương có ngãi trăm năm cũng chờ
sống thời say rượu lè nhè, chết thời cặp mắt đỏ kè thấy ghê
sống thì con chẳng cho ăn, đến khi thác xuống làm văn tế ruồi
ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn
tai nghe quan huyện đòi hầu, mua chanh cùng khế gội đầu cho trơn
tay bưng dĩa muối chén gừng, gừng cay muối mặn xin đừng bỏ nhau
than rằng gối gấm không êm, gối lụa không mềm bằng gối tay em
than thân trách phận giận thời, vì đâu đến nỗi một đời dở dang
tháng ngày lận đận lưng cong, trông sau ngó trước cõi lòng nát tan
thấy em như thấy mặt trời, thấy thời thấy vậy trao lời khó trao
thế gian ba sự chẳng chừa, rượu nồng dê béo gái vừa mởn-mơ
thị ơi rớt bị bà già, đem về bà hửi chứ bà không ăn
thiên duyên kỳ ngộ gặp chàng, khác gì như thể phượng hoàng gặp nhau
thiên minh minh địa minh minh, trời cao đất rộng thiên linh lắm mà
thôi thôi bớt thảm giảm sầu, gối loan chẳng đặng giao đầu thời thôi
thứ nhất sợ kẻ anh-hùng, thứ nhì sợ kẻ khốn-cùng liều thân
thứ nhất muố i tiêu, thứ nhì việt-kiều
thủng thẳng mà lượm hoa rơi, ở cho có chí hơn người trèo cao
thương ai thương cả đường đi, ghét ai ghét cả tông chi họ hàng
thương chàng, thương lắm chàng ơi, biết đâu thanh vắng mà ngồi thở than
thương em thề-thốt với trời, thương luôn cả cái nốt ruồi em ơi
thuyền ai lơ lửng bên sông, cho qua giang họ chút lòng nhớ quê
tìm em như thể tìm chim, chim ăn biển bắc, đi tìm biển đông
tới đây chẳng hát thì hò, chẳng phải như cò ngóng cổ mà nghe
tới đây lạ xứ lạ người, trăm bề nhẫn nhịn đừng cười tôi quê
tới đây lạt miệng thèm chanh, ở nhà đã có cam sành chín cây
tóc em dài, em cài bông hoa lý, miệng em cười có ý anh thương
tốt gỗ hơn tốt nước sơn, xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người
trăm năm dầu lỗi hẹn hò, cây đa còn đó con đò khác đưa
trâu anh con cỡi con dòng, lại thêm con nghé cực lòng thằng chăn
trời mưa dưới biển mưa lên, trai hai mươi tuổi muốn khênh bà già
trông người lại gẫm đến ta, một dầy một mỏng biết là có ngươi
trúc xinh trúc mọc đầu đình, bậu xinh bậu đứng một mình cũng xinh
từng mây chưa bỗng cánh hồng, tiêu ma tuế nguyệt ngại ngùng tu mi
vắng tanh như buổi chợ chiều, điù-hiu như buổi người yêu lấy chồng
vai mang khăn gói thẳng xông, mẹ kêu mặc mẹ, theo chồng phải theo
vàng thời thử lửa thử than, người khôn thử tiếng, người ngoan thử lời
vì dây thiên lý ngang trời, để cho tài tử gặp người giai nhân
việt-gian, việt-cộng, việt-kiều, ba thằng hợp lại tiêu-điều Việt-Nam
vô chùa thấy Phật muốn tu, về nhà thấy mẹ công phu chưa đành
xăm xăm bước tới cây chanh, lăm le muốn bẻ, sợ nhành chông gai
xưa kia có thế này đâu, chỉ vì sợ vợ mà râu quặp vào
yêu anh tâm trí hao mòn, yêu anh đến thác cũng còn yêu anh
yêu nhau chữ vị là vì, chữ dục là muốn, chữ tùy là theo
st.

Tình yêu thương hay nhịn nhục
tình yêu thương hay nhơn từ
tình yêu thương chẳng ghen tị
chẳng khoe mình, chẳng lên mình
kiêu ngạo,chẳng làm điều trái ph
IP IP Logged
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 15/Nov/2014 lúc 11:42am
 
 


Ca Dao, Tục Ngữ Về Địa Danh 3 Miền

 

 

Miền Nam


Sài Gòn:

Trầu Bà Điểm xẻ ra nửa lá
Thuốc Gò Vấp hút đã một hơi
Buồn tình gá nghĩa mà chơi
Hay là anh quyết ở đời với em?

Chị Hươu đi chợ Đồng Nai
Bước qua Bến Nghé ngồi nhai thịt bò

Đường Sài Gòn cong cong quẹo quẹo

Gái Sài Gòn khó ghẹo lắm anh ơi

Sài Gòn về đêm

Đèn Sài Gòn  ngọn xanh ngọn đỏ

Đèn Mỹ Tho ngọn tỏ ngọn lu

Anh về học lấy chữ nhu

Chín trăng em cũng đợi, mười thu em cũng chờ.

Nhà Bè nước chảy chia hai

Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về

Biên Hòa có bưởi Thanh Trà

Thủ Đức nem nướng, Điện Bà Tây Ninh.

Bình Dương:

Cây trái Bình Dương

Đồng Nai:

Ai qua Phú Hội, Phước Thiền (Thành)
Bâng khuâng nhớ mãi sầu riêng Long Thành

Long An:

Gái Tầm Vu đồng xu ba đứa
Con trai Thủ Thừa cưỡi ngựa xuống mua

Sông Vàm Cỏ

Bến Tre:

Bến tre dừa ngọt sông dài
Nơi chợ Mõ Cày có kẹo nổi danh
Kẹo Mõ Cày vừa thơm vừa béo
Gái Mõ Cày vừa khéo vừa ngoan
Anh đây muốn hỏi thiệt nàng
Là trai Thạnh Phú cưới nàng được chăng?

Tiền Giang:

Gò Công giáp biển nổi tiếng mắm tôm chà
Mắm tôm chua ai ai cũng chắc lưỡi hít hà
Sài Gòn, chợ Mỹ ai mà không hay.

Sông vàm Cỏ nước trong thấy đáy
Dòng Cửu Long xuôi chảy dịu dàng
Ai về Mỹ Thuận, Tiền Giang
Có thương nhớ gã đánh đàn năm xưa?

Đồng Tháp:

Muốn ăn bông súng mắm kho
Thì vô Đồng Tháp ăn no đã thèm

Đèn nào sáng bằng đèn Sa Đéc
Gái nào đẹp bằng gái Nha Mân
Anh thả ghe câu lên xuống mấy lần
Thương em đứt ruột, nhưng tới gần lại run.


Hoa Sa Đéc

Cần Thơ:


Bến Ninh Kiều

Cần Thơ gạo trắng nước trong
Ai đi đến đó thời không muốn về

Đất Cần Thơ nam thanh nữ tú
Đất Rạch Giá vượn hú chim kêu
Quản chi nắng sớm mưa chiều
Lên voi xuống vịnh cũng trèo thăm em.

Cần Thơ là tỉnh, Cao Lãnh là quê
Anh đi lục tỉnh bốn bề
Mãi lo buôn bán không về thăm em.

Bạc Liêu:


Sông nước Bạc Liêu

Bạc Liêu nước chảy lờ đờ
Dưới sông cá chốt, trên bờ Triều Châu.

Kiên Giang:

Trai nào khôn bằng trai Long Mỹ
Gái nào mủ mỉ bằng gái Hà Tiên.

U Minh, Rạch Giá thị hóa Sơn Trường
Dưới sông sấu lội, trên rừng cọp đua.

Cà Mau:

Cà Mau hãy đến mà coi
Muỗi kêu như sáo thổi
Đĩa lội lềnh như bánh canh.

Rừng U Minh là nơi trú ngụ của nhiều loài thú rừng, chim muông.


Rừng quốc gia U Minh Hạ

Miền Bắc

Lũng Cậu

Bắc Cạn có suối đãi vàng
Có hồ Ba Bể có nàng áo xanh.


Hồ Ba Bể Cao Bằng:

Con cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo đưa chồng, tiếng khóc nỉ non
Nàng về nuôi cái cùng con
Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng

Ngày mùa – Cao Bằng -Bắc Giang:

Làng quê

Hà Nội:

Mùa đông Hà Nội

Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Đường ra Hà Nội như tranh vẽ rồng
Ai về Hà Nội ngược nước Hồng Hà
Bườm giong ba ngọn vui đà nên vui
Đường về xứ Lạng mù xa…
Có về Hà Nội với ta thì về
Đường thủy thì tiện thuyền bè
Đường bộ cứ bến Bồ Đề mà sang

Chùa Hương

Ai đi trẩy hội chùa Hương
Làm ơn gặp khách thập phương hỏi giùm
Mớ rau sắn, quả mơ non
Mơ chua sắn ngọt, biết còn thương chăng?

Đường phố Hà Nội

Hà Nội ba mươi sáu phố phường
Hàng Gai, hàng Đường, hàng Muối trắng tinh
Từ ngày ta phải lòng mình
Bác mẹ đi rình đã mấy mươi phen
Làm quen chẳng được nên quen
Làm bạn mất bạn ai đền công cho

Bắc Ninh:

Chiều trên cánh đồng Bắc Ninh

Trên trời có đám mây xanh
Ở giữa mây trắng, chung quanh mây vàng
Ước gì anh lấy được nàng
Để anh mua gạch Bát Tràng về xây
Xây dọc rồi lại xây ngang
Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân.

 
 
MIỀN TRUNG
 
Thanh Hóa:

Ai về nhớ vải Đinh Hòa
Nhớ cau Hổ Bái, nhớ cà Đan Nê
Nhớ dừa Quảng Hán, Lựu khê
Nhớ cơm chợ Bản, thịt dê Quán Lào

Nghệ An:

Đường vô xứ Nghệ quanh quanh

Cầu bắc qua sông Lam

Ra đi anh nhớ Nghệ An

Nhớ Thanh Chương ngon nhútNhớ Nam Đàn thơm tương…

“Tiếng đồn cá mát sông Găng

Dẻo thơm ba lá, ngon măng chợ Cồn.”

Hà Tĩnh:

Ai về Nhượng Bạn thì về

Gạo nhiều, cá lắm, dễ bề làm ăn.

Hoành Sơn Quan

Đèo Ngang

Quảng Bình:

Phong Nha – Kẻ Bàng

” Yến sào Vinh Sơn
Cửu khổng cửa ròn
Nam sâm Bố Trạch
Cua gạch Quảng Khê
Sò nghêu quán Hàn
Rượu dâu Thuận Lý…”

Quảng Trị:

Mẹ bồng con ra ngồi ái Tử
Gái trông chồng đứng núi Vọng Phu
Bao giờ nguyệt xế, trăng lu
Nghe con chim kêu mùa hạ, biết mấy thu gặp chàng.

Cổng thành Quảng Trị

Thừa Thiên – Huế:

Ngọ Môn năm cửa chín lầu
Cột cờ ba bậc, Phú Văn Lâu hai tầng.

Đi mô cũng nhớ quê mình
Nhớ Hương Giang gió mát, nhớ Ngự Bình trăng thanh.

Núi Ngự Bình

Sông Hương – Núi Ngự

“Quít giấy Hương Cần

Cam đường Mỹ Lợi

Vải trắng Cung Viên

Nhãn lồng phụng tiêu

Đào tiên Thế miếu

Thanh trà Nguyệt biếu

dâu da làng Truồi

Hạt sen Hồ Trịnh…”

Quảng Nam:

Cù Lao Chàm

Nem chả Hòa Vang

Bánh tổ Hội An

Khoai lang Trà Kiệu

Rượu thơm Tam kỳ…

Cô gái làng Son

Không bằng tô don Vạn Tường.

Quảng Ngãi:


Ai về Quảng Ngãi quê ta

Mía ngon, đường ngọt, trắng ngà dễ ăn

Mạch nha, đường phổi, đường phèn

Kẹo gương thơm ngọt ăn quen lại ghiền

“Mứt gừng Đức Phổ

Bánh nổ Nghĩa Hành

Đậu xanh
Sơn Tịnh”.


Mạch nha Thi Phổ

Bánh nổ Thu Xà

Muốn ăn chà là

Lên núi Định Cương

Bình Định:

“Gỏi chính Châu Trúc

Bánh tráng Tam quan

Nón lá Gò Găng

Nem chua chợ Huyện”


Công đâu công uổng công thừa

Công đâu gánh nước tưới dừa Tam Quan


Muốn ăn bánh ít lá gai

Lấy chồng Bình Định sợ dài đường đi…

Quảng Nam nổi tiếng bòn bon

Chả viên Bình Định vừa ngon vừa lành

Chín mùi da vẫn còn xanh

Mùi thơm cơm nếp, vị thanh đường phèn…

Bình Định có núi Vọng Phu

Có đầm Thị Nại, có cù lao Xanh

Em về Bình Định cùng anh

Được ăn bí đỏ nấu canh nước dừa


Núi Vọng Phu

Phú Yên:

“Xoài đá trắng
Sắn Phương lụa”


Tiếng đồn chợ xổm nhiều khoai
Đất đỏ nhiều bắp, La Hai nhiều đường.

Khánh Hòa:

Yến xào Hòn Nội
Vịt lộn Ninh Hòa
Tôm hùm Đinh Ba
Nai khô Diên Khánh
Cá tràu Võ cạnh
Sò huyết Thủy Triều…

Phan Rí, Phan Thiết (Bình Thuận) :

Cô kia bới tóc cánh tiên
Ghe bầu đi cưới một thiên cá mòi
Chẳng tin giở thử ra coi
Rau răm ở dưới cá mòi ở trên

 



Chỉnh sửa lại bởi lo cong - 15/Nov/2014 lúc 11:50am
Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 12/Dec/2014 lúc 8:47am

CA DAO NAM BỘ
Ca dao của vùng đất mới



1. Vẻ hoang vu của thiên nhiên
- một dấu ấn trong những bài ca của thiên nhiên đất nước

Vùng Nam Bộ giàu đẹp đáng tự hào ngày nay lại là vùng đất bỏ hoang hàng ngàn năm từ sau khi đế quốc Phù Nam tan rã vào thế kỷ thứ VI. Bao nhiêu thế kỷ trôi qua, mảnh đất màu mỡ này vẫn ngủ yên vì người bản địa vốn quá thưa thớt lại lạc hậu về kỹ thuật nông nghiệp. Cũng có thể một phần do thiên nhiên sẵn giàu có, ưu đãi nên họ không cần khai thác thêm. Những vùng đất cao đủ trồng tỉa, những con rạch thừa cá tôm, những cánh rừng thừa hương liệu, gỗ,.. đã đảm bảo cho đời sống. Mãi đến thế kỷ thứ XVII, những người Việt đầu tiên “đi mở cõi” đến vùng đất mới, nhận ra ngay vẻ hoang sơ của nó:

Muỗi kêu như sáo thổi
Đỉa lội như bánh canh
Cỏ mọc thành tinh
Rắn đồng biết gáy

Cảnh

Rừng thiêng nước độc thú bầy
Muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lội đầy như bánh canh

Nét hoang sơ của thiên nhiên Nam Bộ buổi đầu khai phá thể hiện ở môi trường khắc nghiệt “rừng thiêng nước độc”:

Tháp Mười nước mặn, đồng chua
Nửa mùa nắng cháy nửa mùa nước dâng

Sấu và Cọp là hai loại tượng trưng cho sức mạnh hoang dã luôn luôn đe doạ con người.

Tục ngữ “xuống sông hớt trứng sấu, lên bờ xỉa răng cọp” và thành ngử “hùm tha, sấu bắt” khá phổ biến trong lời ăn tiếng nói của nhân dân mãi cho đến ngày nay. Ca dao nói nhiều về hai loài này. Trên cạn có cọp, “cọp đua”, “cọp um”.

U Minh, Rạch Giá thị quá sơn trường
Dưới sông sấu lội trên rừng cọp đua
Cà Mau khỉ khọt trên bưng
Dưới sông sấu lội trên rừng cọp um.

Cọp sống ở khắp nơi từ miền Đông Nam Bộ (đất giồng) xuống tận miền Tây sình lầy, nước mặn của rừng U Minh, Rạch Giá. Người dân là kính nể, gọi cọp bằng ông, thậm chí tôn lên làm hương cả, nhưng có lúc lại coi thường, giết cọp bằng nhiều cách. Cọp cũng là loài thú dữ quyết tâm bám giữ địa bàn sinh sống cho dù phải chạm trán với con người. Đối lại, lúc mới khẩn hoang, dù cọp tới lui là mối nguy hiểm nhưng con người cũng phải bám đất để sinh cơ lập nghiệp. Nhiều giai thoại dân gian về chuyện đấu với cọp vẫn còn.

Nếu trên bờ có cọp thì dưới nước có sấu, “sấu lội”, “sấu cắn chưng” và “sấu vẫy vùng”.

Tháp Mười sinh nghiệp phèn chua
Hổ mây, cá sấu thi đua vẫy vùng

Nét hoang dã của Nam Bộ còn thể hiện gián tiếp qua tâm trạng lo sợ của người đi khai hoang, cảnh vật lạ lùng khiến cho người ta sợ mọi thứ:

Tới đây xứ sở lạ lùng
Chim kêu cũng sợ, cá vùng cũng ghê

Chèo ghe sợ sấu ăn chưng
Xuống bưng sợ đỉa, lên rừng sợ ma.

Song song với nét hoang vu nêu trên, thiên nhiên có phần ưu đãi cho người đi tìm cuộc sống mới. Tín ngưỡng dân gian Nam bộ vẫn tin rằng “Hoàng thiên bất phụ hảo tâm nhơn”.

Sản vật “trời cho” thật là phong phú và dường như luôn sẵn có. Gạo thì Đồng Nai, gạo Cần Đước, gạo Cần Thơ… lúa thì có lúa “nàng co”, “nàng quốc”, “lúa trời”…

Hết gạo thì có Đồng Nai
Hết củi thì có Tân Sài chở vô
Gạo Cần Đước, nước Đồng Nai
Ai về xin nhớ cho ai theo cùng
Cám ơn hạt lúa nàng co
Nợ nần trả hết, lại no tấm lòng
Ai ơi về miệt Tháp Mười
Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn

Nhóm từ “gạo thơm” và “gạo trắng nước trong” (hoặc “nước trong gạo trắng”) được lặp lại như một điệp khúc của bài ca về sự giàu có:

Tôm rằn bóc vỏ bỏ đuôi
Gạo thơm Nàng Quốc em nuôi mẹ già

Đồng Nai gạo trắng nước trong
Ai đi đến đó thì không muốn về

Ai về Gia Định thì về
Nước trong gạo trắng dễ bề làm ăn

Trong một chừng mực nào đó có thể gắn sự giàu có sản vật tự nhiên với nét hoang sơ của môi trường. Vì thiên nhiên hoang vu nên tất cả các loài vật đều có điều kiện để sinh sôi nảy nở. Ngược lại chính sự tồn tại của các loài trong tự nhiên một cách “tự do” với số lượng nhiều tạo nên chất hoang sơ, tính “sẵn có”:

Gió đưa gió đẩy về rẫy ăn còng
Về sông ăn cá về đồng ăn cua
Bắt cua làm mắm cho chua
Gởi về quê nội khỏi mua tốn tiền .

2. Hình ảnh người đi khai hoang


Như đã trình bày ở trên, trước đây ba thế kỷ Nam Bộ là vùng đất hoang vu với “rừng thiêng nước độc”, rắn, cá sấu, cọp và voi… Sau mấy trăm năm vùng đất này đã trở thành nơi trù phú nhất nước.

Mẹ mong gả thiếp về vườn
Ăn bông bí luộc dưa hường nấu canh

Biên Hòa bưởi chẳng đắng the
Ăn vào ngọt lịm như chè đậu xanh

Những người trồng tỉa ngày sau phải nhớ đến những “bậc tiền nhân”, “mở cõi”, đi khai hoang. Nhìn toàn cục đó là kết tinh của mồ hôi và xương máu của nhiều thế hệ kế tiếp nhau đầy cảnh hoang sơ lùi dần vào quá khứ. Bắt đầu là cuộc khai khẩn miền Đông với lời khích lệ những bậc mày râu:

Làm trai cho đáng thân trai
Phú Xuân đã trải, Đồng Nai đã từng

Rồi người đi lập nghiệp đến miền Tây:

Cần Thơ gạo trắng nước trong
Ai về xứ bạc thong dong cuộc đời

Muốn ăn bông súng cá kho
Thì vô Đồng Tháp ăn cho đã thèm

Bạc Liêu nước chảy lờ đờ
Dưới sông cá chốt trên bờ Triều Châu

Người Triều Châu nói riêng, Người Hoa nói chung, có mặt ở Nam bộ gần như cùng lúc với người Việt, họ vừa là những trung thần của nhà Minh, âm mưu chống lại nhà Thanh, vừa là người đi khai hoang. Tinh thần phóng khoáng và lòng mến khách của người Việt Nam giúp họ gắn bó với mảnh đất này. Dương Ngạn Dịch, Mạc Cửu, Trần Thượng Xuyên… là người Hoa được nhắc nhở đến như những nhân vật lịch sử. Ở thị trấn Hà Tiên ngày nay, Lăng Mạc Cửu xâu trên một ngọn đồi có hàng chữ trang trọng: “Khai trấn công thần”. Người Việt nhìn nhận thực tại này bằng thái độ hòa hợp, đoàn kết. Người Hoa đã góp một phần công sức cùng với người Việt mở mang bờ cõi. Nếu ban đầu “Đất Cần Thơ nam thanh nữ tú, xứ Rạch Giá vượn hú chim kêu” thì sau đó xứ “Nam thanh nữ tú” lớn dần, xứ “vượn hú chim kêu” hẹp dần trước nỗ lực phi thường của những con người gan góc, kiên trì.

Vậy mà, khi mới đến vùng đất mới, những con người đó vẫn không tránh khỏi cảm giác:

Tới đây xứ sở lạ lùng
Con chim kêu cũng sợ, con cá vùng cũng ghê

Vẫn biết rằng những lưu dân từ miền Trung đã quyết chí lập nghiệp, nhưng vẫn là con người giàu tình cảm thì làm sao họ không buồn cho được:

U Minh, Rạch Giá thị quá Sơn Trường.
Gió đưa bông sậy dạ buồn nhớ ai.

Trời xanh kinh đỏ đất xanh
Đỉa bu, muỗi cắn làm anh nhớ nàng.

Mênh mông trời nước một màu
Nhóc nhen kêu rộ bắt xàu ruột gan.

Tâm trạng buồn - nhớ là tâm trạng rất thực: buồn trước cảnh hiu quạnh, buồn vì xa xứ, nhớ thì nhớ quê, nhớ nhà, nhớ người thân yêu. Cái nhớ của người buộc phải lìa cố quán ra đi chấp nhận cực khổ, chết chóc vì rừng thiêng nước độc, thú dữ chứ không cam tâm chết vì bọn quan lại, địa chủ quê nhà. Trụ lại ở vùng đất mới,lưu dân bắt đầu cuộc sống mới:

Trai tứ chiếng, gái giang hồ
Gặp nhau ta nổi cơ đồ cũng nên

Những con người của “tứ chiếng giang hồ” nghĩa là của mọi miền quê tụ về đây. Câu ca dao trên là một lời nhận định, một kết luận khái quát, xác lập với lịch sử khai phá vùng đất Nam bộ.

Lịch sử đã chứng minh những con người tiên phong đi khai phá đất mới ở phương Nam đã bám đất bằng tất cả sức mạnh của đôi bàn tay, của ý chí vươn tới, của năng lực tổ chức, của tình đoàn kết chung lưng đấu cật. Ca dao Nam bộ đã ghi lại những hình ảnh cụ thể:

Chiều chiều ông Ngữ thả câu
Sấu lôi ông Ngữ cắm đầu xuống sông
Chiều chiều ông Lữ đi câu
Sấu cắn ông Lữ biết đâu mà tìm

Ông Ngữ, Ông Lữ là những con người mang tính tượng trưng, họ là những nông dân Nam Bộ với những cực nhọc, vất vả và không ít khó khăn công việc “phá sơn lâm, đâm hà bá”. Câu tục ngữ “nhất phá sơn lâm, nhì đâm hà bá” được truyền tụng khá phổ biến trong dân gian Nam bộ, chỉ hai công việc: khai phá rừng hoang và đánh bắt thủy sản, hai việc mang lại cuộc sống no đủ cho những lưu dân thời kỳ đầu. Song, không phải lúc nào họ cũng gặt hái được kết quả mong muốn mà còn có lúc gặp thất bại, trả giá đắt. Riêng bài ca dao về ông Lữ đã từng có mặt ở vùng Nam Trung bộ:

Chiều chiều ông Lữ đi câu
Bỏ ve, bỏ chén, bỏ bầu ai mang
Chiều chiều ông Lữ đi cày
Trâu tha gãy ách khoanh tay ngồi bờ

Rõ ràng “ông Lữ” người đi khai phá, từ Trung bộ khẩn hoang dần đến Nam Trung bộ rồi vào Nam bộ. Những bậc tiền hiền, hậu hiền (những thế hệ đầu tiên có công khai phá) được thờ cúng trong đình làng Nam bộ và ngay trong mỗi gia đình. Mỗi khi có đám giỗ cúng ông bà người Nam bộ thường bày thêm một mâm ở ngưỡng cửa hoặc ngoài sân gọi là mâm đất đai để tỏ lòng biết ơn những người đầu tiên khai phá đồng thời xin các vị này phù hộ. Bên cạnh đó, có lễ cúng chúa Ngung ma nương để xin “mướn đất” với người “khuất mặt”. Người ta thường gặp ở gò hoang hoặc gần bờ sông những bộ xương người. Chắc rằng đó là xương của những người tiên phong đi khai khẩn đã chết hoặc vì thú dữ hoặc vì bệnh tật… Trong vô số những người như vậy, ca dao Nam bộ ghi lại vài tên tuổi cụ thể:

Chiều chiều quạ nói với diều
Cù lao ông Chưởng có nhiều cá tôm

Ông Chưởng tức là ông Chưởng cơ Nguyễn Hữu Cảnh, trên đường hành quân đã dừng lại một cù lao (huyện Chợ Mới hiện nay) của An Giang. Đoàn quân của ông đã phát hoang, canh tác trên cù lao này.

Không thể so sánh với ông Chưởng cơ - bậc khai quốc công thần của triều Nguyễn, ông Móm trong bài ca dao sau lại kém may mắn hơn:

Ruộng cò bay dặm dò truông cóc
Cháu con ông Móm lăn lóc cơ hàn
Ai xuôi khiến cảnh bẽ bàng
Mồ ông còn đó họ hàng chẳng thăm.

Vào đầu thế kỷ 17, ông Móm là người đầu tiên từ Quảng Ngãi vào khai phá vùng Truông Cóc (Đồn Sơn - Gò Công Tây - Tiền Giang) mở đầu cho những người lập nghiệp vùng này, nhưng buồn thay, ông lại bị họ hàng bỏ quên. Nhưng cũng có thể họ hàng của ông không còn ai nữa. Có một điều an ủi, nhân dân - tác giả bài ca dao vẫn còn ghi công ông “ruộng cò bay dặm dày…”.

Tóm tại, ca dao Nam bộ đã ghi lại được hình ảnh của người đi khai phá đất mới. Đôi khi họ như những người lính ra đi không trở lại vì “Rừng thiêng nước độc, thú bầy”. Nhưng nét nổi bật của họ không phải là nỗi buồn nhớ mang mác mà là ý chí vượt gian nan, dũng cảm, gan góc với biết bao nhiêu cực nhọc nguy hiểm để làm công việc “khai sơn phá thạch”, biến mảnh đất này từ hoang sơ trở thành nơi trù phú../.




Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 12/Dec/2014 lúc 9:12am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 02/Nov/2016 lúc 9:14am
Tình Yêu Nam Nữ


Image%20result%20for%20beautiful%20rose%20and%20candle

Đường xa thì thật là xa,
Mượn mình làm mối cho ta một người
Một người mười chín đôi mươi,
Một người vừa đẹp vừa tươi như mình.

Mình về mình nhớ ta chăng?
Ta về, ta nhớ hàm răng mình cười.
Năm quan mua lấy miệng cười,
Mười quan chẳng tiếc, tiếc người răng đen
Răng đen ai nhuộm cho mình,
Cho răng mình đẹp cho tình anh say.

Con tằm bối rối vì tơ,
Anh say sưa vì rượu, em ngẩn ngơ vì tình.

Ước gì sông rộng một gang,
Bắc cầu dải yếm, để chàng sang chơi!

Thấy anh như thấy mặt trời,
Chói chang khó ngó, trao lời khó trao.

Cao ly sắc với ngưu hoàng,
Uống không mát dạ bằng thiếp với chàng gặp nhau.

Em là con gái Kẻ Mơ,
Em đi bán rượu tình cờ gặp anh.
Rượu ngon chẳng quản be sành,
Áo rách khéo vá hơn lành vụng may.
Rượu lạt uống lắm cũng say,
Áo rách có mụn, vá ngay lại lành.

Một thương tóc bỏ đuôi gà,
Hai thương ăn nói mặn mà có duyên.
Ba thương má lúm đồng tiền,
Bốn thương răng nhánh hạt huyền kém thua.
Năm thương cổ yếm đeo bùa,
Sáu thương nón thượng quai tua dịu dàng
Bảy thương nết ở khôn ngoan,
Tám thương ăn nói lại càng thêm xinh.
Chín thương cô ở một mình,
Mười thương con mắt có tình với ai.

Một yêu mặt trắng má tròn
Hai yêu môi mọng thoa son điểm hồng
Ba yêu mắt sáng mày cong
Bốn yêu mái tóc nực nồng nước hoa
Năm yêu mảnh áo ngắn tà
Sáu yêu quần trắng là đà gót sen
Bảy yêu vóc liễu dịu mềm
Tám yêu giọng nói vừa hiền vừa vui
Chín yêu học thức hơn người
Mười yêu, yêu cả đức tài hình dong!

Năm con ngựa bạch sang sông
Năm gian nhà ngói đèn trong đèn ngoài.
Đèn yêu ai mà đèn chẳng tắt?
Ta yêu mình nước mắt nhỏ ra.

Yêu nhau cởi áo cho nhau,
Về nhà mẹ hỏi, qua cầu gió bay.

Yêu nhau chẳng quản đường xa,
Đá vàng cũng quyết, phong ba cũng liều.

Yêu nhau vạn sự chẳng nề,
Một trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng.

Yêu nhau ruột héo, xương mòn,
Yêu nhau đến thác vẫn còn yêu nhau

Yêu nhau, cau sáu bổ ba,
Ghét nhau, cau sáu bổ ra làm mười.

Yêu nhau chẳng lấy được nhau,
Con lợn bỏ đói, buồng cau bỏ già,
Bao giờ sum họp một nhà,
Con lợn lại béo, cau già lại non.

Em về anh mượn khăn tay,
Gói câu tình nghĩa, lâu ngày sợ quên.

Anh về, em nắm cổ tay,
Em dặn câu này, anh chớ có quên.
Đôi ta đã trót lời nguyền,
Chớ xa xôi mặt mà quên mảng lòng.

Cây đa rụng lá đầy đình,
Bao nhiêu lá rụng thương mình bấy nhiêu.

Cây đa cũ, bến đò xưa,
Bộ hành có nghĩa, nắng mưa cũng chờ.

Tay nâng chén muối đĩa gừng,
Gừng cay, muối mặn, xin đừng quên nhau.

Có yêu thì nói rằng yêu,
Chẳng yêu thì nói một điều cho xong,
Làm chi dở đục, dở trong,
Lờ đờ nước hến, cho lòng tương tư.

Mình nói dối ta mình hãy còn son,
Ta đi qua ngõ, thấy con mình bò.
Con mình những trấu cùng tro,
Ta đi xách nước rửa cho con mình.

Cá sầu, cá trở đầu đuôi,
Người sầu lên ngược, xuống xuôi vẫn sầu.

Chim chuyền nhành ớt líu lo,
Sầu ai nên nỗi ốm o gầy mòn

Đã mang lấy cái thân tằm,
Không vương tơ nữa cũng nằm trong tơ.
Đêm nằm tơ tưởng tưởng tơ,
Chiêm bao thấy bậu, dậy sờ chiếu không.

Chim buồn chim bay về núi,
Cá buồn cá chúi xuống sông.
Người buồn ra ngõ đứng trông,
Ngõ thì thấy ngõ, người không thấy người.

Ai làm cho bướm lìa hoa,
Cho chim xanh nở bay qua vườn hồng.
Ai đi muôn dặm non sông,
Để ai chất chứa sầu đong vơi đầy?

Cá sầu cá trở đầu đuôi,
Người sầu lên ngược xuống xuôi vẫn sầu.

Một đàn cò trắng bay quanh,
Cho loan nhớ phượng cho mình nhớ ta.
Mình nhớ ta như cà nhớ muối,
Ta nhớ mình như Cuội nhớ trăng.
Mình về, mình nhớ ta chăng?

Đêm qua (Nửa đêm) ra đứng bờ ao
Trông cá cá lặn, trông sao sao mờ
Buồn trông con nhện giăng tơ
Nhện ơi, nhện hỡi, nhện chờ mối ai ?
Buồn trông chênh chếch sao mai
Sao ơi, sao hỡi, nhớ ai sao mờ ?

Khăn thương nhớ ai,
Khăn rơi xuống đất.
Khăn thương nhớ ai,
Khăn vắt trên vai.
Khăn thương nhớ ai,
Khăn chùi nước mắt.
Đèn thương nhớ ai,
Mà đèn không tắt.
Mắt thương nhớ ai,
Mắt ngủ không yên.
Đêm qua em những lo phiền,
Lo vì một nỗi chưa yên mọi bề…

Nhớ ai em những khóc thầm,
Hai hàng nước mắt đầm đầm như mưa.
Nhớ ai ngơ ngẩn, ngẩn ngơ,
Nhớ ai, ai nhớ, bây giờ nhớ ai?
Nhớ ai bổi hổi bồi hồi,
Như đứng đống lửa, như ngồi đống than.

Đêm nằm ở dưới bóng trăng,
Thương cha, nhớ mẹ không bằng nhớ em.

Hòn đá đóng rong vì dòng nước chảy,
Hòn đá bạc đầu vì bởi sương sa.
Em thương anh không dám nói ra.
Sợ mẹ bằng biển, sợ cha bằng trời.
Anh với em cũng muốn kết đôi,
Sợ vầng mây bạc trên trời mau tan.

Trời mưa ướt lá trầu hương
Ướt anh anh chịu, ướt người thương anh buồn
Trời mưa ướt lá trầu vàng
Ướt em em chịu, ướt chàng em thương

Mưa lâm râm ướt dầm lá hẹ,
Em thương người không mẹ không cha.
Khi thương chẳng kể gần xa,
Khi thương chẳng phải ruột rà cũng thương.

Khổ qua xanh khổ qua trắng (2)
Khổ qua măc nắng khổ qua đèo
Anh thương em mấy núi cũng trèo
Mấy sông cũng lội mấy đèo cũng qua.

Có đêm ra đứng đàng tây
Trông lên lại thấy bóng mây tà ta
Có đêm ra đứng vườn hoa
Trông lên lại thấy sao tà xanh xanh
Có đêm thơ thẩn một mình
Ở đây thức đã năm canh rõ ràng
Có đêm tạc đá ghi vàng
Ngày nào em chả nhớ chàng chàng ơi
Thương chàng thương lắm chàng ơi
Miệng nhớ chàng nói, nhớ lời chàng than
Nhớ chàng như nhớ lạng vàng
Khát khao vì nết mơ màng vì duyên
Nhớ chàng như bút nhớ nghiêng
Như mực nhớ giấy như thuyền nhớ sông
Nhớ chàng như vợ nhớ chồng
Như chim nhớ tổ như rồng nhớ mây
Nhớ chàng ra ngẩn vào ngây
Sư ông nhớ Bụt mõ rày nhớ chuông
Nhớ chàng vì nợ vì duyên
Vì ông Tơ Nguyệt đã khuyên lấy chàng.

Chim xa bầy thương cây nhớ cội,
Người xa người tội lắm người ơi!

Đêm hè gió mát trăng thanh
Em ngồi canh cửi còn anh vá chài
Nhất thương là cái hoa lài
Nhì thương ai đó áo dài tấm thân
Gặp người sao có một lần
Để em thương nhớ tần ngần suốt năm
Đôi ta như lửa mới nhen,
Như trăng mới mọc, như đèn mới khêu.

Đôi ta như thể con tằm,
Cùng ăn một lá, cùng nằm một nong.
Đôi ta như thể con ong,
Con quấn con quýt, con trong con ngoài.

Đôi ta như rượu với men,
Đang say ngây ngất, ai dèm chớ xa.

Đó với đây như cây bén rễ
Anh không thương mình há dễ thương ai ?

Hỡi cô gánh cỏ đường vòng
Vai anh không gánh nhưng lòng anh thương
Hỡi cô gánh cỏ đường vòng
Cho anh gánh hộ để làm chồng một vai.

Cây đa rụng lá đầy đình (đầu đình) (sân đình)
Bao nhiêu lá rụng thương mình bấy nhiêu.

Chăn đơn nửa đáp (gối chiếc) nửa hòng
Cạn sông lở núi ta đừng quên nhau
Từ ngày ăn phải miếng trầu
Miệng ăn xôi đỏ dạ sầu đăm chiêu
Biết rằng thuốc dấu hay bùa yêu
Làm cho ăn phải nhiều điều xót xa
Làm cho quên mẹ quên cha
Làm cho quên cửa quên nhà
Làm cho quên cả đường ra lối vào
Làm cho quên cá dưới ao
Quên sông tắm mát, quên sao trên trời
Đất Bụt mà ném chim trời
Ông Tơ Bà Nguyệt xe dây nhợ nửa vời ra đâu
Cho nên cá chẳng bén câu
Lược chẳng bén dầu, chỉ chẳng bén kim
Thương nhau nên phải đi tìm
Nhớ nhau một lúc như chim lạc đàn.

Xa xôi dịch lại cho gần,
Làm thân con nhện mấy lần vương tơ.
Chuồn chuồn mắc phải tơ vương,
Nào ai quấn quýt thì thương nhau cùng.

Đèn Sài Gòn ngọn xanh, ngọn đỏ,
Đèn Mỷ Tho ngọn tỏ, ngọn lu.
Anh về học lấy chữ nhu,
Chín trăng em đợi, mười thu em chờ.
Trăm năm ghi tạc chữ đồng
Dù ai thêu phụng vẽ rồng mặc ai.

Rủ nhau xuống bể mò cua,
Đem về nấu quả mơ chua trên rừng
Em ơi chua ngọt đã từng
Non xanh nước bạc ta đừng quên nhau.

Được vàng được bạc trên tay,
Em không mừng rỡ bằng nay gặp chàng.
Trèo lên khung cửi dệt hàng,
Cửi kêu lăng líu, dạ thương chàng líu lăng.
Lời nguyền dưới nước trên trăng
Trăm năm không bỏ đạo hằng cùng anh.

Ăn cơm ba chén lưng lưng
Uống nước cầm chừng để dạ thương em

Đũa tre một chiếc khó cầm,
Thương nhau phải tính, thương thầm khó thương.


Nhà anh chỉ có một gian
Nửa thì làm bếp, nửa toan làm buồng.
Nhà anh chẳng chiếu chẳng giường
Chỉ ấm ổ rạ, nàng thương chăng là?
Yêu nhau chẳng quản cửa nhà
Chuồng chim cũng lấy, chuồng gà cũng theọ
Yêu nhau chẳng quản giàu nghèo
Không bùa không thuốc mà theo mới là.


Đấy với đây chẳng duyên thì nợ
Đây với đấy chẳng vợ thì chồng
Dây tơ hồng chưa se đã mắc
Rượu Quỳnh Tương chưa nhắp đã say
Chẳng thương chẳng nhớ sao hay đi tìm
Tìm em như thể tìm chim
Chim bay bể Bắc đi tìm bể Ðông.

Đầu làng có con chim xanh
Ăn no tắm mát đậu cành dâu giạ
Anh thương cô mình tha thiết thiết tha
Cành cao cao bổng, cành lá la đà.

Đầu năm ăn quả Thanh Yên
Cuối năm ăn bưởi cho nên đèo bòng
Vì cam cho quýt phải lòng (đèo bồng)
Vì em nhan sắc cho lòng anh thương.

Có đêm ra đứng đàng Tây,
Trông lên lại thấy bóng mây tà tà,
Có đêm ra đứng vườn hoa,
Trông lên lại thấy sao tà tà xanh.
Có đêm thơ thẩn một mình,
Ở đây thức đã năm canh rõ ràng,
Có đêm tạc đá ghi vàng,
Ngày nào em chả nhớ chàng chàng ơi.
Thương chàng thương lắm chàng ơi,
Miệng nhớ chàng nói, nhớ lời chàng than.
Nhớ chàng như nhớ lạng vàng,
Khát khao vì nết mơ màng vì duyên.
Nhớ chàng như bút nhớ nghiêng,
Như mực nhớ giấy như thuyền nhớ sông.
Nhớ chàng như vợ nhớ chồng,
Như chim nhớ tổ, như rồng nhớ mây.
Nhớ chàng ra ngẩn vào ngây,
Sư ông nhớ Bụt, mỏ rày nhớ chuông.
Nhớ chàng vì nợ vì duyên,
Vì ông tơ nguyệt đã khuyên lấy chàng.




   
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 14/Jan/2018 lúc 7:36am
90 CÂU THÀNH NGỮ-TỤC NGỮ

Image%20result%20for%20beautiful%20rose%20and%20candle
1. Ông chẳng bà chuộc:
Sự tích xưa, có người đánh rơi viên ngọc, vợ chồng Chẫu Chàng bắt được. Người ấy xin chuộc lại. Vợ đồng ý "chuộc thì chuộc", chồng thì dứt khoát "chẳng chuộc". Sự bất hòa của vợ chồng Chẫu Chàng, do nhân dân tưởng tưởng ra, đã tạo nên thành ngữ này để diễn đạt ý không thống nhất, không ăn khớp giữa người này với người khác. Nhiều thành ngữ như "Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược", "Ông nói gà bà nói vịt" cũng diễn đạt ý này.

2. Quan xa nha gần: (Quan thì xa, bản nha thì gần)
Nha là phòng giấy của các quan. Nha môn là cửa quan. Nha lại là những người làm việc ở phòng giấy các quan. Ngày trước, khi người dân có việc kêu kiện, bọn nha lại thường làm khó dễ để vòi tiền. Vì vậy mới có câu thành ngữ này.

3. Ra môn ra khoai:
Thành ngữ này có nghĩa là rành mạch, rõ ràng. Sở dĩ có thành ngữ này là vì cây khoai môn và cây khoai sọ rất dễ bị nhầm lẫn. Khoai môn là khoai có thân và lá dùng làm thức ăn cho lợn, củ ăn bị ngứa lưỡi, thân hình rất giống khoai sọ. Thành ngữ này thường bị nói lầm "ra ngô ra khoai". Cây ngô và cây khoai không thể lầm được.

4. Rách như tổ đỉa:
Có người tưởng tổ đỉa là tổ con đỉa. Cũng chưa ai biết con đỉa có tổ hay không. Tổ đỉa ở thành ngữ này là cây tổ đỉa, một loại cây thường mọc ở ven bờ ao. Cây tổ đỉa có lá như lá cây đinh lăng, trông lởm chởm và rách như xé ra từng mảnh nhỏ. Vì vậy, ai mặc rách rưới quá, người ta thường nói "rách như tổ đỉa."

5. Rối như bòng bong:
Nếu quan sát một người ngồi vót nan để đan rổ rá, ta thấy những xơ tre nứa mỏng cuộn xoắn vào nhau thành một mớ, khó gỡ ra được. Đó là mớ bong bong. Thành ngữ ta còn có câu : rối như tơ vò, rối như canh hẹ, rối như gà mắc tóc, rối tinh rối mù. Thành ngữ "rối như bong bong" dùng để chỉ tâm trạng hoặc sự việc khó gỡ ra được vì không tìm thấy đầu mối.

6. Sáng tai họ, điếc tai cày:
Thành ngữ này có nghĩa lười biếng, không chăm chỉ làm việc. Khi cày ruộng, người đi cày hô "họ"thì trâu đứng lại ngay, vì nó được nghỉ. Nếu hô "vắt" thì phải kéo cày.
Nguyễn Khuyến, trong bài "Anh giả điếc" có câu
Trong thiên hạ có anh giả điếc
Khéo ngơ ngơ, ngác ngác, ngỡ là ngây
Chẳng ai ngờ : sáng tai họ điếc tai cày
Lối điếc ấy sau này em muốn học.

7. Sẩy đàn tai nghé:
Thành ngữ này dùng để chỉ sự chia lìa, tan nát của một gia đình hoặc một tập thể nào đó khi mất người đứng đầu.Thành ngữ này bắt nguồn từ đời sống của bầy trâu rừng. Bầy trâu bao giờ cũng có những con trâu đực đầu đàn để chống chọi với thú dữ, bảo vệ cả đàn (thường có trâu cái và bầy nghé con). Nếu mất trâu đầu đàn thì cả đàn sẽ tan tác vì bị thú dữ ăn thịt dần. Sẩy là từ cổ, có nghĩa là mất, chết. Tục ngữ có câu: "Sẩy cha còn chú, sẩy mẹ bú dì".

8. Sơn cùng thủy tận:
Đây là thành ngữ gốc Hán (cùng là cuối, tận là hết), nơi cuối dãy núi, hết nguồn nước, dùng để chỉ những nơi hẻo lánh, hoang vu. Một thành ngữ khác thâm sơn cùng cốc cũng để diễn đạt ý này. (Thâm sơn là núi sâu, cùng cốc là cuối hang núi)

9. Sơn hào hải vị:
Sơn hào là món ăn quý lấy từ động vật rừng như bàn chân gấu, lộc nhung. Hải vị là món ăn quý lấy từ biển như bào ngư, hải sâm…
Thành ngữ này dùng để chỉ các món ăn sang trọng. Câu này gần nghĩa với câu "Cao lương mĩ vị" (cao là thịt béo, lương là gạo trắng, mĩ vịlà ngon miệng)
10. Sư tử Hà Đông-Giấm chua lửa nồng:
Các thành ngữ này đều dùng để chỉ những người phụ nữ hay ghen.
– Hà Đông là một địa danh Trung Quốc, tục truyền có nhiều sư tử và sư tử cái thường bắt nạt sư tử đực. Ông Trần Quý Thường, bạn thân của Tô Đông Pha, có bà vợ hay ghen. Tô Đông Pha liền làm bài thơ đùa bạn, trong đó có câu :
Hốt kiến Hà Đông sư tử hống
Trụ trượng lạc phủ tâm mang nhiên.
(chợt nghe tiếng sư tử Hà Đông rống lên. Đang chống gậy lòng hoảng hốt đánh rơi cả gậy).
– Vua nước kim rất yêu hai cung nữ. Trước khi mất, vua dặn phải chôn theo hai cung nữ đó. Hoàng hậu rất ghen, nên trước khi chôn hai cung nữ, đã đổ giấm vào quan tài để xác và xương mau tan, không thể hầu hạ đức vua được. Lửa nồng dịch từ Hỏa cang (nóng như hang đốt lửa) cũng để chỉ tính ghen. Từ điển Truyện Kiều của Đào Duy Anh giải thích lửa nồng là chốn lầu xanh (sống ở nơi ngột ngạt). Truyện Kiều có câu:
Giấm chua lại tội bằng ba lửa nồng.
còn tiếp....
st.

Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 16 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.340 seconds.