Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: NIỀM TIN & HY VỌNG&GƯƠNG TỐT&CHIA SẼ Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 143 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 12/Apr/2011 lúc 3:15pm
 GẢ CON CHO GIẶC.

Nguyễn Thị Thanh Dương

 

Cô Lạc báo tin cho cha mẹ là sẽ về thăm Việt Nam cả tháng nay thì cả tháng nay anh chị Siêu mừng vui đến mất ăn mất ngủ. Phen này thì cả làng An Bình sẽ lên cơn sốt như cách đây 3 năm họ đã lên cơn khi biết cô Lạc nhà quê nhà mùa, trình độ văn hóa lớp 6 kết hôn với một ông kỹ sư người Mỹ.

Nhà anh Siêu nghèo, mấy sào ruộng nhà nước chia theo tiêu chuẩn đầu người không đủ cho hai vợ chồng cầy cấy nuôi 3 đứa con, anh đi bộ đội về cảnh nhà eo hẹp nên lấy vợ trễ, con còn nhỏ. Cô Lạc lớn nhất nhà đã được bố mẹ gởi gấm theo vài người anh em họ vào thành phố Sài Gòn làm ăn. Trong làng, nhà nào cũng có người vào Nam kiếm sống nên đồng hương cũng giúp đỡ nhau nói chi là họ hàng

Lạc xin vào làm cho một hãng nhựa tư nhân ở Chợ Lớn, ngày làm 12 tiếng, một tuần làm 6 ngày quần quật cực nhọc không thua gì làm ruộng nương nơi quê nhà. Ăn dè để dành mỗi năm Lạc cũng tom góp được chút tiền gởi về quê phụ giúp cha mẹ nuôi hai em, còn Lạc không dám mơ đến chuyện về thăm quê, bởi tiền tàu xe từ Nam ra Bắc sẽ ngốn hết những đồng tiền để dành ít ỏi ấy.

Đột nhiên người anh họ tên Chu của anh Siêu từ Mỹ về thăm quê hương, người anh họ mà anh Siêu chưa bao giờ biết mặt, vì cách ngăn bởi vĩ tuyến 17 giữa hai miền Nam Bắc. Năm 1975 từ Sài Gòn anh Chu cùng gia đình di tản qua Mỹ, sau bao nhiêu năm yên ổn cuộc sống nơi xứ người anh Chu mới thể theo lời trăn trối của người cha gìa trước khi nhắm mắt là hãy về thăm lại quê quán, tìm gặp người thân nơi miền Bắc.

Thấy cảnh nhà anh Siêu nhà xiêu mái dột, con cái nheo nhóc tương lai là cày thuê cuốc mướn đói nghèo, anh Chu thương cảm cho thêm qùa, thêm tiền.

Chợt nhìn thấy tấm hình cô con gái lớn anh Siêu đóng khung để trên bàn, tấm hình mà Lạc đã chụp ở Sài Gòn làm kỷ niệm gởi về để cả nhà ngắm cho đỡ nhớ, trông cô hiền lành xinh xẻo nên anh Chu chợt nảy ra một ý định là kiếm chồng ở Mỹ cho cô, đó là cách giúp đỡ dài lâu và thiết thực nhất.

Anh Chu mang tấm hình cô Lạc về Mỹ. Làm cùng hãng với anh là một ông kỹ sư Mỹ tuổi trung niên độc thân và cô độc. Hai người ngồi cạnh nhau nên thân nhau, anh Chu đã đưa hình Lạc ra và ngỏ ý muốn giới thiệu cho ông.

Chuyện cầu may mà thành sự thật, Richard mừng lắm, vì cuộc đời ông đã mấy lần li dị, lần này lấy một cô gái quê chất phác, dòng máu Á Đông dịu dàng chắc sẽ chung thủy với ông suốt đời. Hơn nữa, lại là một cô gái trẻ tuổi trinh nguyên và xinh đẹp, thì làm sao mà ông Richard không vui vẻ chấp nhận.

Thế là sau một thời gian trao đổi thêm thư từ hình ảnh giữa ông Richard và Lạc, có anh Chu làm thông dịch cho đôi bên, thì cả hai cùng đồng ý đi đến hôn nhân dù ông Richard lớn hơn Lạc hơn 20 tuổi, nhưng bù lại ông sẽ mang Lạc đi Mỹ, sự trao đổi cũng tương xứng, công bằng cho cả hai.

Anh chị Siêu mừng lắm, đứa con gái nhà anh lấy chồng được đi Mỹ có nằm mơ cũng chả dám, dù là người chồng lớn tuổi, nhưng còn hơn ở lại Việt Nam lấy được thằng chồng trẻ ngang vai phải lứa, cùng nông dân cày cuốc thì cái nghèo đói lại di truyền từ đời vợ chồng Lạc tới con cháu nó không biết đến bao giờ mới ngóc đầu lên nổi.

Để mong thoát cảnh đói nghèo bao nhiêu con gái quê Việt Nam phải lấy chồng ngoại Đài Loan, Hàn Quốc hay Trung Quốc, mà phần nhiều là chồng gìa hay có vấn đề về sức khỏe, sung sướng thì ít, đau thương thì nhiều, chứ dễ gì lấy được chồng Mỹ và đi Mỹ, cái đất nước nổi tiếng to đẹp, hùng mạnh nhất thế giới.

Ông Richard và anh Chu cùng về làng An Bình. Đám cưới Richard và Lạc sẽ diễn ra ở đây.

Đột nhiên họ hàng, làng xóm thấy anh chị Siêu phát lễ hỏi như dân phố Hà Nội là trầu cau, trà sen, bánh xu xê, bánh cốm trong hộp có giấy bóng kính màu đỏ và thiệp cưới in đẹp đẽ đến từng nhà, ai cũng kinh ngạc vì qùa đám hỏi to qúa.

Tin Lạc sắp lấy chồng Mỹ như một qủa bom vừa pháo kích vào ngôi làng bé nhỏ êm ả này.

Đám cưới diễn ra ai được mời cũng không từ chối, vì ai cũng tận mắt muốn xem mặt thằng chú rể người Mỹ của làng An Bình.

Sau đám cưới ông Richard về lại Mỹ làm giấy tờ bảo lãnh Lạc. Cả làng xôn xao bàn tán, khi thì ở trên bờ đê lúc tạm ngừng làm ruộng, khi thì trong hàng chè xanh nơi đầu làng:

- Con Lạc sắp đi Mỹ rồi. Sao số nó sung sướng thế nhỉ?

- Ôi giời, lấy thằng giặc Mỹ mà hãnh diện à? Bố con Lạc từng là anh hùng diệt Mỹ thời chiến tranh chống Mỹ Ngụy đấy nhé

- Nghe nói chồng nó là kỹ sư cơ đấy?

- Phô trương thế thôi, ai biết đâu mà kiểm chứng? Có khi là thằng Mỹ đầu đường xó chợ cũng nên?

- Chưa biết chừng nó mang sang Mỹ bán cho động mãi dâm như bọn buôn người qua Trung Quốc đấy. Phúc đâu chưa thấy, họa lại mang vào người.

Một ông có vẻ hiểu biết, phản đối:

- Đời nào có, tôi chưa nghe chuyện gái Việt Nam lấy Mỹ bị bán vào động mãi dâm bao giờ.

- Bọn Mỹ là ác lắm, việc gì chúng chẳng làm….

Ông kia tiếp tục khoe sự hiểu biết:

- Các bác không đọc báo, nghe đài à? Ta và Mỹ bây giờ là bạn rồi, có cái tàu Mỹ đến thăm Việt Nam và Hải Quân ta ra tận tàu Mỹ nghênh tiếp nữa mà. Rồi lại có cái tàu gì to lắm, có chỗ cho máy bay đỗ và đáp cơ đấy, cũng sang thăm Việt Nam và phe ta lên tàu tham quan thích lắm.

Giọng đàn bà nhà quê đanh đá:

- Gớm, to lớn mấy cũng bị bộ đội ta diệt thời chống Mỹ rồi. Mỹ vẫn là thằng giặc thua trận.

Ông “hiểu biết” giảng giải chuyện đời miễn phí:

- Biết đâu là bàn cờ thế cuộc, chứ họ văn minh thế kia mà. Nay thời thế đã đổi khác, bạn hóa thù, thù thành bạn. Xưa Trung Quốc là bạn hàng xóm gần gũi thân yêu của ta, như “môi và răng” môi hở thì răng lạnh, từng giúp đỡ ta trong chiến tranh. Nay bạn hại ta đấy thôi, từ chuyện kinh tế, hàng hóa đồ dùng Trung Quốc ồ ạt sang Việt Nam để giết chết ngành công kỹ nghệ sản xuất của ta, cả trái cây Trung Quốc như nhãn, vải, táo, cam cũng lấn chiếm thị trường nông sản Việt Nam làm thiệt hại các nhà trồng vườn, đến chuyện lấn chiếm vùng đất, vùng biển Hoàng sa, Trường Sa. Họ đã hiếp đáp, bắt giữ tàu và ngư dân đòi tiền chuộc hoặc làm chết ngư dân mình.

Một bà rụt rè lẩm bẩm:

- Ừ nhỉ, lúc này đi đâu cũng thấy hàng hóa Trung Quốc, mà nghe nói toàn là hàng độc hại. Trông mẫu mã đẹp mắt mà chết người.

Những lời dị nghị, đồn thổi không hay đã đến tai vợ chồng anh Siêu, anh chị vừa tức giận vừa xấu hổ chẳng biết đường nào mà phân bua, mà cãi..

Trong làng có bà tên Cào, tên thật của bà người ta không thèm gọi mà chỉ gọi bằng cái tên nghề nghiệp vì bà chuyên nghề đi thuyền cào tôm, cá ngoài sông. Bà gặp chị Siêu đã mát mẻ mỉa mai:

- Sướng nhé, có con gái gả cho Mỹ rồi tha hồ mà hưởng qùa đế quốc Mỹ. Nhưng con gái tôi thì không thèm đâu, thà ở làng quê này đi cào cá cào tôm như cha mẹ nó, tuy nghèo mà có tình quê hương, chẳng phải lệ thuộc thằng nước ngoài nào cả.

Chị Siêu nén giận cười gượng:

- Vâng, mỗi người một hoàn cảnh. Chúng tôi có dám mơ ước cho con gái lấy Mỹ bao giờ đâu, chẳng qua bác nó ở Mỹ muốn giúp đỡ …

Lạc được tòa lãnh sự Mỹ gọi phỏng vấn và bị từ chối. Thời điểm này chính phủ Mỹ khám phá ra mấy vụ người Việt Nam và người Mỹ bản xứ kết hôn với người bên Việt Nam là “dịch vụ” lấy tiền để đưa người từ Việt Nam nhập cư vào Mỹ nên họ nghi ngờ và cho “rớt” khá nhiều.

Anh chị Siêu và Lạc lo lắm, Lạc không đi Mỹ được thì dân làng lại có đề tài mà mỉa mai châm chọc thêm cho đáng đời kẻ ham muốn gả con cho giặc Mỹ, chứ chắc gì họ buông tha?

Ông Richard đã làm đơn khiếu nại, gởi bổ sung thêm những chứng cớ cần thiết và Mỹ phỏng vấn Lạc lần thứ hai đã chấp nhận hồ sơ cho Lạc được đi Mỹ đoàn tụ với chồng.

Anh chị Siêu mừng rối rít, gọi điện hỏi thăm anh Chu là ông Richard đã “chạy” đường dây nào mà hay thế? tốn phí hết bao nhiêu tiền?

Tội nghiệp anh chị Siêu, từ cha sinh mẹ đẻ quen bị hà hiếp, bóc lột, quen phải hối lộ cho chính quyền từ phường xã tới quận huyện, từ việc lớn đến việc nhỏ, và vì trình độ văn hóa thấp, chỉ quanh quẩn ở làng quê không biết gì ngoài ruộng lúa và lũy tre làng, nên ngây thơ hồn nhiên tưởng ở bất cứ nơi đâu trên thế gian này cũng ăn hối lộ tận tình như quê hương Việt Nam mình.

Anh Chu kể rằng ông Richrd chẳng chạy chọt đường dây nào cả, khi có đầy đủ chứng cớ thì Mỹ phải chấp nhận cho đi. Ngoài ra anh Chu còn kể thêm có những hồ sơ bảo lãnh đã được phỏng vấn và chấp thuận mà người bên Việt Nam vì lý do gì đó chưa muốn đi Mỹ nên chần chờ chẳng tiến hành thêm gì cả, hàng năm sở di trú vẫn gởi giấy nhắc nhở họ có muốn đi Mỹ thì làm tiếp một hai bước thủ tục sau cùng. Vẫn không có trả lời dứt khoát, cuối cùng sở di trú phải gởi cho người bên Việt Nam một “tối hậu thư” hỏi có muốn đi Mỹ hay không? nếu không thì lần này Mỹ sẽ đóng hồ sơ.

Anh chị Siêu kinh ngạc qúa, ai đời quyền lợi của họ, họ không hưởng thì thôi, việc gì Mỹ phải nhắc nhở họ và hỏi đi hỏi lại mãi thế? Ở Việt Nam , có mà cầu cạnh, đút lót cả đống tiền chưa chắc mua được sự việc như ý, dù mình có cả tỷ lý do vô cùng chính đáng.

Lạc đi Mỹ được hai năm thì tiền bắt đầu gởi về cho cha mẹ xây sửa nhà cửa, vì Lạc đã đi làm nail nên có tiền riêng tha hồ gởi giúp gia đình, người chồng Mỹ của Lạc, với đồng lương sung túc của mình, chỉ cần Lạc đẻ cho ông một hai đứa con và chung thuỷ suốt đời là hạnh phúc rồi.

Hàng xóm họ hàng càng bàn tán, càng vu khống nhiều hơn, dù chị Siêu đã mang ra khoe với họ những tấm hình vợ chồng Lạc và 1 đứa con của họ.

- Tiền gởi về cho bố mẹ nhiều thế này đích thực là tiền làm gái mà ra chứ của đâu sẵn thế?

- Ừ nhỉ, làm gì mà ra tiền nhanh thế nhỉ?

- Nhưng bà Siêu có khoe hình con Lạc chụp với thằng chồng Mỹ, cái thằng đã về làng cưới nó hẳn hòi mà.

Một bà gạt phăng:

- Ối giời ôi, thằng Mỹ nào trông cũng giống nhau, có khi là thằng chồng thứ bao nhiêu rồi đấy?

Những lời dèm pha này lại cố tình đến tai vợ chồng anh Siêu. Nghe những lời ganh tị mấy năm nay anh chị đã quen tai, nhưng anh chị cũng đã thấy vài kẻ trong làng thèm thuồng được như anh chị lắm, khi họ ghé vào thăm ngôi nhà 3 tầng khang trang mới xây trên cái nền đất của căn nhà xộc xệch cũ, khi họ nhìn những tấm hình Lạc đẹp đẽ từ Mỹ gởi về, và thấy cuộc sống vật chất nhà anh Siêu thong thả hẳn ra.

Một người họ hàng bên vợ anh Siêu, ở tận Hà Nội, nhà giàu có, con cái đứa thì bằng cấp đại học, đứa đang chuẩn bị thi vào đại học, mà còn mong ước gả cô con gái lớn cho người Mỹ, các em thì không thèm du học ở Anh, Úc, Canada, mà chỉ thích Mỹ.

Xưa nay anh chị Siêu mấy lần có dịp lên Hà Nội nào dám bén mảng tới nhà họ chơi, vì khỏang cách giàu nghèo và trình độ, nhưng từ dạo Lạc đi Mỹ, từ dạo nhà anh Siêu xây to nhất làng, thì chính người họ hàng đó đã vồn vã mời chào, nhờ thế anh Siêu mới biết được những tâm tư khát khao của gia đình họ và của nhiều người dân thành thị, người ta không còn căm thù người Mỹ nữa, giới trẻ đua nhau học tiếng Mỹ, các nhà khá gỉa còn cho trẻ con học tiếng Mỹ từ thuở vỡ lòng song song với tiếng Việt, các cửa hàng, dịch vụ trên phố xá từ Hà Nội đến Sài Gòn, đến các thành phố lớn nhỏ khác đều kèm theo tiếng Mỹ, con gái Việt Nam nhiều người lấy chồng Mỹ rồi, và nhờ thế anh chị Siêu mới vơi bớt mặc cảm tội lỗi gả con cho giặc Mỹ mà một số dân làng An Bình đã ganh tị và ác cảm đổ cho anh chị.

Qua con gái anh chị Siêu đã biết được một nước Mỹ tự do dân chủ, cuộc sống thoải mái..

Lạc kể mua cái ti vi về coi mấy tuần thấy không vừa ý đã đem trả lại tiệm, hay đơn gỉan có lần Lạc mua một cây Lê trong chợ Mỹ về nhà trồng, cây bị chết sau đó, Lạc đã gọi phone than phiền với chủ tiệm, vây mà người ta xin lỗi và mời cô đến chọn lại cây lê khác, dĩ nhiên là không phải trả tiền lần nữa và họ cũng không cần Lạc mang bằng chứng cây lê đã bị khô chết kia.

Thật là trung thực, tin cậy lẫn nhau, một xã hội có cuộc sống, có nếp suy nghĩ như thế không biết đến đời kiếp nào Việt Nam mới bắt chước được?

Ở Việt Nam người ta mua gian bán lận, làm hàng gỉa, lừa đảo khách hàng vì lợi nhuận, vì lòng tham sao cho đầy túi, làm gì có chuyện mua hàng về nhà xài rồi đem trả lại? chúng đã không đổi cho mà còn mắng chửi té tát vào mặt. Ngay như mua vàng hôm trước, hôm sau mang ra chính tiệm ấy bán lại, chúng cũng kiếm cách ăn chận, nào là hôm nay vàng vừa mới xuống gía, nào là vàng…hao hụt, để trả gía rẻ, để lời nhiều.

Hàng hóa gỉa, còn có cả bằng cấp rổm nữa, những anh chị y tá có công với đảng được “đề bạt” học bổ túc chuyên môn là trở thành bác sĩ, hay con ông cháu cha học hành thì ít ăn chơi thì nhiều nhưng chạy chọt vào trường Y khoa, cũng ra trường bác sĩ như ai dù kiến thức thì chẳng bằng ai. Nên các bệnh nhân ở Việt Nam gặp nhiều ‘biến cố” chết người không có gì làm lạ.

Những chuyện đời thường của nước Mỹ mà nghe xong anh Chị Siêu còn giật mình không muốn tin, nếu không do chính con gái anh chị kể ra thì chắc chắn anh chị cho là bịa đặt, là chuyện hoang đường trên trời rơi xuống.

Anh chị dần dần cảm mến nước Mỹ, những nước thuộc thế giới tự do họ có lý tưởng của họ trong chiến tranh, Mỹ có căm thù gì dân Việt Nam đâu mà tàn ác giết hại dân Việt Nam?.

Anh chị thương thằng con rể Mỹ, nó hiền hòa, trung thực, nó đã đổi đời cho Lạc, thương yêu chiều chuộng con gái anh, đối xử tốt với gia đình nhà vợ. Người xấu người tốt ở đâu cũng có, cũng tùy người..

Anh Siêu thấy xấu hổ khi nhớ lại ngày xưa anh đã căm thù đế quốc Mỹ, hình ảnh những người lính Mỹ là tàn ác, ghê gớm, là gieo rắc đau thương cho xóm làng, nhân dân Việt Nam. Anh đã đăng ký đi bộ đội sớm, khi chưa đủ tuổi để mong tiêu diệt kẻ thù, bằng chứng là tấm giấy khen công anh hùng diệt Mỹ của anh vẫn còn kia, vì anh đã cùng vài người khác tóm cổ được một lính Mỹ đi lạc trong rừng.

Năm ấy anh Siêu mới 18 tuổi, cái tuổi trẻ mới lớn dễ tin người, tin đời. Anh hãnh diện nghĩ mình đã lập được công trạng cho đất nước, cho đồng bào.

**************

Ngày anh chị Siêu mong chờ cũng đã đến. Từ Mỹ vợ chồng Lạc và đứa con về thăm làng An Bình.

Anh chị thuê chiếc xe tải nhỏ ra phi trường Nội Bài đón con cháu.

Xe về làng, về nhà, mấy va ly, mấy thùng qùa Mỹ được mở ra, mùi thơm thơm lạ lùng từ một phương trời xa mà cả đời anh chị Siêu chưa được biết đến. Anh chị hoa mắt sung sướng với đủ những món qùa anh chị Siêu đã dặn con gái mua cho, nào kính mát, áo vét cho anh Siêu, nào áo khóac ấm cho chị Siêu, vì mùa Đông miền Bắc dài và lạnh, rồi qùa cho các em, họ hàng chú bác, đến hàng xóm láng giềng ít nhất cũng được cục xà bông hay bịch kẹo “sô cô la”, cũng được hưởng mùi qùa Mỹ.

Lần này thì dân làng tận mắt thấy mặt chồng Lạc, vẫn là ông Mỹ cách đây 3 năm. Có khác chăng là bây giờ ông Richard biết nói những câu tiếng Việt thông dụng, ai hỏi thì ông vui vẻ và thân thiện trả lời, giọng nói âm hưởng Mỹ nhưng tiếng Việt Nam ngọng ngịu của ông Richard làm mọi người cười vui. Họ không thấy ở ông Richard một chút nào hình ảnh thằng giặc Mỹ tàn ác thời chiến tranh mà họ đã nghe qua sự tuyên truyền của đảng vẫn còn ít nhiều trong tâm tư họ nữa.

Lạc thì đổi mới hẳn ra, đẹp xinh với quần áo lụa là sang trọng, không phải là cô Lạc nhếch nhác quần đen ngắn lấc cấc với áo vải ngày nào. Còn đứa con gái của họ vừa có nét thùy mị Việt Nam vừa có nét phương tây mạnh mẽ trông thật dễ thương.

Chị Siêu mang qùa của con gái đi biếu hầu như cả làng, đến nhà bà Cào, chị hơi e dè, sợ lại phải nghe những lời mỉa mai. Nhưng lạ chưa, bà Cào đã nắm tay chị Siêu, nói với tất cả niềm chân tình và rất lịch sự:

- Tôi cám ơn chị và cháu lắm. Nhờ chị nói với cô Lạc rằng về Mỹ xem có anh Mỹ nào thì làm mai cho con gái tôi với nhé, tôi còn hai đứa con gái chưa lấy chồng đây. Khổ qúa, con lớn nhà tôi lấy chồng cùng thời với cô Lạc, tưởng ở lại làng để làm nghề cào lưới tôm cá cũng đủ sống rồi, ai ngờ khốn khổ chị ơi, bữa đói bữa no. Thà cứ gả quách cho giặc Mỹ… ấy chết, xin lỗi chị tôi cứ quen mồm, thà cứ gả quách cho người Mỹ như cô Lạc nhà chị mà sướng tấm thân và cả nhà được nhờ.

- Vâng, để em bảo cháu. Nhưng chẳng phải dễ đâu, bác nó ở Hà Nội có con gái vừa đẹp vừa học giỏi cũng đang kiếm chồng Mỹ cho con để xuất ngoại đổi đời mà chưa có đám nào.

Bà Cào nài nỉ:

- Thì tôi cứ dặn phòng xa thế, may ra có duyên nợ thì gặp. Chị nhớ nhé?

Chị Siêu về nhà thấy hả hê nhẹ cả lòng, bà Cào là người đanh đá mồm miệng nhất làng mà đã chịu xuống nước, nhìn vào sự thật như thế thì từ đây cả làng cũng sẽ nguôi ngoai, không ai có lý do gì để động chạm đến việc Lạc lấy chồng Mỹ, hay kết tội anh chị gả con cho giặc Mỹ nữa..

Gia đình Lạc ở làng quê An Bình chơi 4 tuần, ông Richard theo vợ đi chơi khắp làng, đến thăm họ hàng, hàng xóm. Đến nhà nào ông Richard cũng chào hỏi tử tế bằng mấy câu Việt Nam thấy mà thương.

Đến ngày trở về Mỹ, chiếc xe tải nhỏ lại được thuê chở khách Việt Kiều ra phi trường Nội Bài.

Anh chị Siêu kể cho họ hàng và những nhà hàng xóm thân rằng sang năm Lạc có quốc tịch Mỹ và sẽ làm đơn bảo lãnh cha mẹ sang Mỹ định cư.

Tin này đã nhanh chóng lan ra cả làng, ai cũng nói là vài năm nữa cả nhà anh Siêu sẽ sang Mỹ đoàn tụ với con gái. Cái nhà ấy có phước to.

Có người thật tình, có người vì tò mò đến nhà anh Siêu chơi để nghe thêm chuyện. Họ thấy trên tường, nơi phòng khách trang trọng nhất, nơi mà từ hồi căn nhà cũ, trên vách tường cũ vẫn treo tấm giấy khen “Anh hùng diệt Mỹ” đóng khung, lồng kính và đã bạc màu hoen ố theo thời gian của anh Siêu không còn nữa, mà thay thế vào là khung hình mới tinh, trên bức tường cũng mới tinh, hình gia đình cô Lạc, cô với người chồng Mỹ và đứa con gái của họ, thật là đẹp và hạnh phúc chứa chan.

Nguyễn thị Thanh Dương.

( April- 2011)



Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 12/Apr/2011 lúc 3:39pm
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
giodocgocong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 12/Jan/2011
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 132
Quote giodocgocong Replybullet Gởi ngày: 26/Apr/2011 lúc 5:24am

Anh Bộ Đội Thương Binh Tôi Gặp

Cuối năm tám mươi
Có một lần tôi đi ngang bệnh viện Vì Dân
Nghe đâu đã đổi tên là Thống Nhất
Anh bộ đội thương binh
Ngồi dưới hiên
Nghêu ngao hát
Khuôn mặt gầy tuổi mới quá hai mươi
Giọng anh buồn đôi mắt ngắm xa xôi
Anh đang hát về quê hương miền Bắc
Tôi ngồi xuống bên cạnh anh
Anh rất tự nhiên xích người nhường chỗ
Tôi khen anh hát rất hay
Anh mỉm cười
Nụ cười sao hồn nhiên chất phác
Tôi rút mời anh điếu thuốc
Anh lấy trong người cái hộp quẹt Zippo.

Tôi bỗng bật cười to:

- Thế anh cũng thích xài đồ Mỹ ngụy

Anh điềm nhiên trả lời

- Ðây chỉ là kỷ niệm
Của thằng bạn thân đã chết ở Bình Long.

Không hẹn hò chúng tôi bỗng thấy thân
Ánh mắt bao dung
Nụ cười tuổi trẻ
Hết điếu nầy chúng tôi mồi điếu khác
Khói thuốc mịt mù quanh chỗ chúng tôi.

- Anh đi bộ đội bao lâu ?
- Từ khi mười bẩy tuổi
- Thế anh bỏ học sao ?
- Họ bảo đã có người khác lo việc đấy
Bổn phận tôi là giải phóng miền Nam
Tôi thật tình chẳng hiểu tại sao
Nhưng không thể làm gì hơn được.

- Bố mẹ anh vẫn còn ngoài Bắc ?
- Tôi là đứa con duy nhất
Vào Nam không lâu thì nghe tin bố mất
Mẹ tôi vẫn còn đang sống với bà con.

- Anh thế nào cũng phải về thăm ?
- Tôi mãi chần chừ cũng đã mấy năm
Chỉ vì tôi không muốn làm mẹ tôị.. đau khổ.

Anh cúi xuống nhìn đôi chân gỗ
Mắt rưng rưng không nói thêm lời
Ngoài hiên mưa bắt đầu rơi
Rơi thấm ướt lòng chúng tôi đêm ấy.

Tôi cầm lấy tay anh
Ðôi bàn tay lạnh giá
Mắt nhìn nhau như đã nói nghìn câu
Tôi thấy trong vô cùng hun hút đêm sâu
Chảy trong chúng tôi chung một dòng máu đỏ
Ðời chúng tôi đời những đứa con hoang
Tim chúng tôi rung một nhịp Việt Nam
Hồn chúng tôi hồn bốn nghìn năm cũ.

Anh vỗ nhẹ vai tôi
Rồi khệnh khạng trở về bệnh viện
Tôi ngậm ngùi không thể nói thêm chi
Vì mai nầy tôi cũng sẽ ra đi
Ðến một nơi tôi chưa hề nghĩ đến.

Năm tháng vẫn trôi đi
Dòng đời tôi lạc bến
Nhưng trong lòng khói thuốc chẳng hề tan.

Trần Trung Ðạo

GIÓ ĐỘC GÒ CÔNG
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 14/May/2011 lúc 12:55am
 
 

Ai sẽ là  " TÔI "

(Trần Mộng Tú)

 

Tôi là một người sống độc thân (và không có con), năm nay tôi 50 tuổi. Tôi sinh sống ở Virginia thuộc Hoa Thịnh Ðốn, sức khỏe đầy đủ và tôi có một việc làm vững chắc. Tôi có một người cha 85 tuổi, sống tại Houston , Texas .

Ôi bao dặm đường xa cách. Từ ngày mẹ tôi mất cha tôi sống một mình, ông không chịu rời căn nhà với những năm tháng của quá khứ và tôi không thể bỏ việc để dọn về nhà cha. Mùa Xuân năm ngoái cha tôi bị ngã bể xương hông và dập một bên sườn. Bây giờ cha tôi phải vào viện dưỡng lão dành cho người già ốm yếu và cha tôi được xếp vào danh sách phải săn sóc đủ một vòng tròn của chiếc đồng hồ treo trong phòng ông. Từ ăn uống, nằm ngồi, đi đứng, làm vệ sinh, nhất nhất điều có y tá. Cái điều đáng buồn là trong khi nhận tất cả phục dịch cho thân thể thì đầu óc của cha tôi vẫn còn cái minh mẫn của một ông giáo sư dậy toán cách đây mấy chục năm.

Tôi không thể thường xuyên bỏ công việc để đi xuống thăm cha, nhưng mỗi ngày tôi phải điện thoại, điện thư liên lạc với bác sĩ, dược sĩ, y tá và những người săn sóc cho cha tôi tại viện dưỡng lão. Tôi cố gắng thu xếp để mỗi hai tháng đến với cha tôi một cái cuối tuần, và mỗi năm về một tuần vacation vào dịp lễ Tạ Ơn hay Giáng Sinh. Tôi biết là cha tôi rất mừng mỗi lần thấy con đến thăm. Cái ánh mắt của cha tôi khi nhìn tôi chào ra về bao giờ cũng theo tôi suốt chuyến bay. Hôm nay cũng thế, khi ngửa cổ ra sau ghế để tìm một giấc ngủ ngắn trên phi cơ, tôi nhìn rất rõ lại hai con mắt của cha tôi. Bất giác tôi tự hỏi "Khi tôi vào tuổi già yếu. Ai sẽ là  " TÔI " để tới lui săn sóc hỏi han tôi thường xuyên?

Một người độc thân không có anh chị em và những người già không có con, những người có con sống không cùng một tiểu bang, hay xa hơn nữa ở tận một quốc gia khác thì sẽ rơi vào hoàn cảnh nào khi tuổi già lặn xuống như mặt trời lặn trên biển (bạn đã ngắm mặt trời lặn trên biển bao giờ chưa? Nó mất vào nước nhanh vô cùng).

Cái thùng thư ba, bốn ngày không có người lấy, hay đống báo thành chồng trước hiên nhà, cỏ không cắt, lá không cào, các cửa sổ không mở là dấu hiệu cho hàng xóm biết nên báo cho cảnh sát vì chủ nhân trong căn nhà đó ở một mình và là một người già.

Nỗi lo âu của một người không có thân bằng quyến thuộc ở gần lúc tuổi già không phải là nỗi lo âu "quá đáng". Ðó là một điều chúng ta nên nghĩ đến khi còn có thể tìm hiểu và thu xếp cho chính mình.

Bà Barbara Gordon có mẹ già 92 tuổi sống ở Florida, trong khi bà làm việc ở New York bà đã đặt ra câu hỏi "Who will be ME for me." Bà đem câu hỏi đó hỏi những người bạn độc thân như bà, không con hay có con tản mác mười phương, họ cùng nhau bàn bạc, đặt ra những câu hỏi cho tuổi già:

- Tôi sẽ sống ở đâu?

- Tôi sẽ sống như thế nào?

- Tôi có đủ tiền không?

- Ai sẽ săn sóc tôi nếu tôi mất khả năng hoạt động?

- Nếu tôi ngã (lúc già yếu) nằm dưới đất hai, ba ngày thì sao?

- Một ngày nào đó liệu tôi có phải rời căn nhà tôi đang ở ?

Những câu hỏi trên đưa đến những câu trả lời khác nhau mà câu nào cũng rất mơ hồ. Cuối cùng họ đi đến kết luận: Cái cách mình đang sống bây giờ sẽ ảnh hưởng rất nhiều vào đời sống của mình lúc về già. Họ làm cái danh sách sau đây như một kim chỉ nam.

 
"Có bạn bè ở mọi lứa tuổi." Ðừng bao giờ nghĩ mình chỉ có thể thân với những người cùng lứa tuổi hay cùng hoàn cảnh như mình. Ðồng ý là họ hiểu mình hơn nhưng đồng thời cũng chỉ nghe những than thở của nhau, không có gì mới lạ. Giao thiệp với những người trẻ hơn mình cũng trẻ lại với cách suy nghĩ và ứng xử với đời sống "Mới" này. Giao thiệp với người già hơn mình để được hưởng sự khôn ngoan của họ.

 

"Kết thân với hàng xóm." Chắc bạn không muốn ngã xuống sàn nhà, nằm dưới đất hai ngày rồi mà không có ai đến vực lên. Một tiếng gọi cửa của hàng xóm có khi cứu được sinh mệnh của bạn đấy. Chạy qua chạy lại nhà hàng xóm lúc còn khỏe là một điều rất nên làm. Có hàng xóm tin và thân nhau còn giao cho cả chìa khóa nhà nữa. Người lớn tuổi đâu còn sợ mất mát gì về vật chất, cái quý nhất chính là bản thân mình thôi. Nếu hai gia đình cùng trẻ cùng có con nhỏ ở cạnh nhau mà thân thiện được là một điều rất quý. Tránh được rất nhiều va chạm về con cái và hữu ích cho nhau khi về già.

 

"Một bác sĩ thân thiện và có lương tâm" rất cần. Ông bác sĩ này phải là một người sẵn sàng cho bạn khi bạn cần tới. Một người không bao giờ từ chối cắt nghĩa một câu hỏi xem ra không được chính xác mấy của bạn. (Những câu hỏi không có kinh nghiệm gì của người trẻ tuổi và quá lẩm cẩm của người già.)

 

"Dược sĩ trẻ hơn mình nhiều tuổi." Mua thuốc với những người này, bạn được họ cắt nghĩa rõ ràng và thân thiện hơn. Người bệnh ở lứa tuổi nào cũng cần những dược sĩ trẻ trung.

 

"Tiêu ít, để dành nhiều." Người trẻ để dành cho ngày mai. Người già để dành cho hậu sự.

Cần kiệm luôn luôn là một đức tính.

 

"Ăn uống cẩn thận hơn." Thức ăn luôn luôn là một nguyên nhân chính cho sức khỏe. Người dân nước nào cũng tự hào về văn hóa ẩm thực của nước họ. Nhưng cái bao tử của cả bàn dân thiên hạ chỉ muốn tiêu thụ những thức ăn nhẹ nhàng, ít dầu mỡ và bổ dưỡng. Bạn cứ lắng nghe xem cơ thể bạn phản ứng thế nào sau mỗi bữa ăn khác nhau, thì bạn sẽ hiểu ngay nó muốn nói điều gì.

 

"Thể thao nhiều hơn" Ai cũng biết cơ thể cần vận động thì mới khỏe mạnh và đầu óc mới minh mẫn. Cứ cả ngày ngồi gõ cọc cọc (như chính tôi đây) ở máy vi tính, hay xem phim bộ như phần đông người Việt lớn tuổi, chắc chắn là không đúng rồi. Hãy đứng lên. Người trẻ có thể thao của người trẻ, người lớn tuổi có những sinh hoạt thể thao cho tuổi của mình. Nếu không đi xa được thì loanh quanh trong khu xóm, hoặc vung tay, khua chân ngay trong nhà mình. Ðừng ngồi yên một chỗ. Chim chóc ngoài vườn đang gọi bạn.

 

Ngay bây giờ phải là "MÌNH". Có người đặt câu hỏi: "Ai thương tôi nhất"

Câu trả lời: "Mình thương chính mình nhất" Vì chồng, (vợ) hay con mình cũng không thương mình bằng chính mình thương mình. Chồng, (vợ) hay con không thể chịu trách nhiệm về thân thể bạn được. Họ chỉ chia sẻ một phần nào.

 

Nếu bây giờ bạn thực hiện được những điều trên thì khi về già chính bạn đã lo được cho bạn khá nhiều. Vì có ai đó, không phải bà con mình (người bạn hàng xóm) sẽ nhắc cho bạn "Tối nay lúc 9:00 giờ có mục đọc truyện của đài phát thanh (tiếng Việt) hay lắm. Hoặc: "Ngày mai Chủ Nhật bà có đi chùa không? Sẽ có xe đón đấy."

 
trầnmộngtú
 
 
 
mk
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23197
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 15/May/2011 lúc 7:54am

MẸ ƠI ĐỪNG KHÓC NỮA VẪN CÒN TÌNH YÊU Ở LẠI

Người phụ nữ nhảy ra khỏi ghế ngồi khi vừa thấy vị bác sĩ giải phẩu bước ra khỏi phòng mổ. Cô hỏi: ‘Thằng bé của tôi ra sao, thưa bác sĩ?  Liệu nó có qua khỏi không?  Chừng nào tôi gặp nó được vậy bác sĩ?’

Vị bác sĩ nói: “Rất tiếc.  Chúng tôi đã cố gắng hết sức, nhưng cháu đã không qua khỏi, thưa bà.

Sally nói như thì thầm: Tại sao trẻ con mà cũng bị ung thư?  Chúa có còn đoái hoài gì đến chúng con nữa không?  Ngài ở nơi đâu, Chúa ơi, khi con trai của con cần Ngài?”

Vị bác sĩ hỏi: Bà có cần chút thì giờ ở riêng với cháu không? Một trong những y tá sẽ ra ngoài trong vài phút nữa, trước khi xác của cháu được chuyển qua trường đại học.

 
Sally yêu cầu người y tá ở lại với nàng trong khi nàng nói lời từ biệt với đứa con trai của mình. Nàng luồn những ngón tay một cách yêu thương vào những lọn tóc quăn nghiêng qua màu đỏ của con. “Bà có muốn một lọn tóc của cháu không? người y tá hỏi.  Sally kh gật đầu.  Người y tá cắt một lọn tóc của cậu bé, bỏ vào bao plastic và trao cho Sally.

Người mẹ nói: ‘Đó là ý của Jimmy, cháu muốn hiến cơ thể của mình cho trường đại học để nghiên cứu.  Nó nói, “may ra sẽ giúp được cho một người nào đó.

Lúc đầu tôi không chịu, nhưng Jimmy nói, Mẹ à, con đâu có cần cơ thể này sau khi con chết đâu Mẹ.  Có thể nó sẽ giúp một đứa con trai nhỏ nào đó như con, được sống thêm một ngày với mẹ của nó, Mẹ à.

Và người mẹ kể tiếp, “Jimmy của tôi có một trái tim và tấm lòng bằng vàng.  Nó luôn muốn giúp đỡ người khác khi nào hoàn cảnh cho phép.”

Sally bước ra khỏi bệnh viện Nhi Đồng Mercy (Lòng Thương Xót) lần cuối cùng, sau khi đã ở thường trực nơi đây từ sáu tháng qua.  Ngồi vào xe, nàng đặt bọc tóc của con vào chiếc ghế bên cạnh. Chuyến lái xe về nhà đầy nỗi khổ.  Càng khổ hơn khi bước vào căn nhà trống.  Nàng mang những đồ đạc của Jimmy, cùng với bao plastic đựng lọn tóc của con vào phòng của đứa con yêu dấu.

Nàng đặt những chiếc xe hơi con và những vật dụng riêng của nó vào đúng những chỗ mà Jimmy thường giữ.  Nằm nằm giăng ngang trên giường của con, ôm vào lòng chiếc gối của nó, rũ lòng ra theo những dòng lệ và rơi vào giấc ngủ.

Vào khoảng nửa đêm thì Sally tỉnh giấc.  Bên cạnh nàng là một lá thư xếp lại.  Nàng mở ra đọc:

Thưa Mẹ,

Con biết là Mẹ sẽ nhớ thương con; nhưng đừng nghĩ rằng có bao giờ con sẽ quên Mẹ, hay thôi không còn yêu Mẹ nữa, chỉ vì con không được ở bên cạnh Mẹ để nói là “’Con Yêu Mẹ’ đó Mẹ ơi.  Con sẽ luôn yêu Mẹ, có thể nhiều hơn theo mỗi ngày đó Mẹ ơi.  Một ngày nào đó, chúng ta lại sẽ thấy nhau. Từ giờ cho đến ngày đó, nếu Mẹ muốn, thì Mẹ cứ nhận một chú bé nào đó làm con nuôi cho bớt nỗi cô đơn, con cũng vui với việc đó  Nó có quyền ở căn phòng của con, chơi với các đồ chơi mà con chơi trước kia.  Nhưng nếu Mẹ quyết định chọn một đứa bé gái, có thể nó sẽ không thích những đồ chơi của con trai thì Mẹ sẽ phải mua cho nó những búp bê và những đồ chơi con gái đó Mẹ à.

Đừng buồn khi nghĩ đến con.  Con đang ở một chỗ khá lịch sự.  Ông và Bà đã gặp con khi con vừa mới đến và dẫn con đi xem vài chỗ, nhưng muốn xem hết mọi thứ thì mất một thời gian lâu hơn nữa.  Những thiên thần ở đây kỳ diệu lắm.  Con rất thích nhìn họ bay.  Và, Mẹ có biết không?  Chúa Jesus thật không giống như những hình ảnh mà ta thường thấy.  Dù vậy, khi thấy Ngài thì con biết liền là Chúa Jesus.  Chính Chúa Jesus đã đưa con gặp Đức Chúa Cha, và… con cho Mẹ đoán đó, con được ngồi trên đầu gối của Chúa Cha và nói chuyện với Ngài như thể con là ai quan trọng lắm vậy.

Đó là lúc mà con thưa với Chúa là con muốn viết thư cho Mẹ, để nói lời từ biệt cùng Mẹ và mọi thứ, dù con thừa biết là điều đó không được phép làm . Nhưng Mẹ ơi, Mẹ có biết gì không?  Chúa đưa cho con một ít giấy và cây bút riêng của Ngài để viết lá thư này mà con nghĩ là vị thiên s  Gabriel sẽ đến trao thư này cho Mẹ.  Chúa bảo con trả lời cho một trong những thắc mắc của Mẹ đã hỏi rằng “Chúa ở đâu khi con cần đến Chúa?  Chúa nói rằng Ngài đang ở đó với con, cũng như khi con Ngài là Jesus đang bị treo thân trên thập tự giá thì Ngài cũng ở đó, cũng như Ngài luôn ở cùng với tất cả những người con của Chúa.

Ô, Mẹ à, con muốn nói là ngoài Mẹ ra sẽ không ai thấy những gì con đang viết cho Mẹ.  Đối với bất kỳ ai ngoài Mẹ thì họ chỉ thấy một tờ giấy trắng mà thôi.  Thật là kỳ diệu phải không Mẹ?  Bây giờ con phải trao lại cho Chúa cây bút của Ngài, vì Ngài đang cần viết thêm một số tên vào Sách của Sự Sống.  Đêm nay con sẽ được ngồi cùng bàn với Chúa Jesus và dùng bữa với Ngài.  Chắc là đồ ăn sẽ ngon lắm.

Ồ, con suýt quên nói cho Mẹ nghe.  Con không còn đau đớn nữa và bệnh ung thư đã đi mất. Con sung sướng vì thoát được cơn đau đớn quá sứcchịu đựng của con và Chúa cũng không đành lòng nhìn con đau đớn như vậy.  Đấy là lúc Ngài gửi Thiên Thần Thương Xót đến đưa con về.  Thiên Thần còn nói đây là Cuộc Đón Rước Đặc Biệt.  Mẹ thấy có oai không chứ?

Gửi Mẹ với Tình Yêu từ Thiên Chúa,
Đức Chúa Jesus và Con.


IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 18/May/2011 lúc 5:06pm
 
 

Clip “Tau thích mi” gây sốt

http://vn.news.yahoo.com/clip-tau-th%C3%ADch-mi-g%C3%A2y-s%E1%BB%91t-065000769.html

Tác giả bài rap này là Nguyễn Nhân Ái (biệt danh là Lil Pig), 18 tuổi, đang học lớp 11 ở Huế. Điều đáng nói là Nhân Ái mắc chứng bệnh xương thủy tinh và phải di chuyển bằng xe lăn. Bản rap Tau thích mi được Nhân Ái viết tặng cho cô bạn cùng lớp.

Video này là bài tập học kì của nhóm bạn Nguyễn Bảo Anh, sinh viên năm 2 trường ĐH Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội. Bảo Anh là người đóng vai chính trong clip trên. Trong đoạn clip này, hình ảnh một anh chàng ngồi xe lăn luôn khao khát được như người bình thường được lồng ghép trên nền nhạc rap với chất giọng ca sĩ đậm chất Huế.

Tau - mi, hai từ người Huế vẫn dùng để bạn bè (thậm chí người lớn gọi con nít) một cách thân mật, đã được bạn trẻ này dùng để thổ lộ tình cảm với một cô bạn (mà bạn trẻ này như cũng muốn giấu cô bạn đó là ai).

 

Một câu chuyện rất khác về “Tau thích mi”

 
Tuổi Trẻ – Thứ tư, ngày 18 tháng năm năm 2011
 
 
Một%20câu%20chuyện%20rất%20khác%20về%20“Tau%20thích%20mi”
 
 
TTO - Những ngày qua, bản rap Tau thích mi gây sốt trên mạng đã nhận về nhiều ý kiến khen chê. Nhưng đằng sau đó là một câu chuyện rất khác về tác giả của bài rap này - cậu học sinh lớp 11 đang mang trên mình căn bệnh xương thủy tinh quái ác, Nguyễn Nhân Ái.

 Nghe clip bài rap "Tau thích mi"
 
 
 
“Tau biết tau không bằng được người ta”

Bản rap Tau thích mi ra đời từ chính những tình cảm thật của Nhân Ái. Những đoạn “Có lẽ ngại, có lẽ dị”, “Tau biết tau không bằng được người ta”, “Tau không có sức khỏe tốt để cùng mi đi chơi”… thật sự là nỗi lòng sâu kín của chàng trai 18 tuổi này.

Nhân Ái cho biết dù được gia đình, bạn bè và thầy cô động viên rất nhiều nhưng cậu vẫn không sao dẹp bỏ mặc cảm về bệnh tật của mình. Đó là lý do vì sao cậu không dám trực tiếp bày tỏ tình cảm của mình với cô bạn cùng lớp mình đã dành tình cảm hơn một năm trời mà chỉ dám giãi bày trong bản rap Tau thích mi.

Việc bản rap trở nên nổi tiếng sau video clip của sinh viên Nguyễn Bảo Anh là điều rất bất ngờ với anh chàng nhút nhát - đến việc đứng rap trước lớp cũng chẳng dám làm này. Cũng nhờ vậy, Nhân Ái có thêm rất nhiều bạn mới, cả những người yêu thích rap lẫn những người lần đầu nghe rap.

 
 
 
 
Một%20câu%20chuyện%20rất%20khác%20về%20“Tau%20thích%20mi”
 
 
 
Cô Võ Thị Bé, mẹ của Nhân Ái, cũng rất bất ngờ khi con mình bỗng dưng… nổi tiếng. Cô cho biết cô chỉ mới biết việc Nhân Ái thích rap cách đây 2 tháng. Dù không yêu thích thể loại này nhưng cô vẫn khuyến khích Nhân Ái theo đuổi sở thích của mình ngoài việc học ở trường.

“Là bậc cha mẹ, tôi rất vui khi con mình có được đam mê lành mạnh để theo đuổi. Nhất là khi đam mê đó không chỉ mang lại những phút thư giãn mà còn mang đến cho con nhiều bạn bè mới. Kể cả khi biết cháu có tình cảm với cô bạn cùng lớp, tôi vẫn rất ủng hộ con. Miễn là cháu không bỏ bê việc học và vẫn giữ được sự trong sáng của tình cảm tuổi học trò thì không việc gì tôi phải ngăn cấm con mình”.
 
 
Nói về đoạn clip của Nguyễn Bảo Anh, Nhân Ái cho biết: “Đoạn clip có những chỗ không phù hợp với nội dung bản rap của mình, đặc biệt là hình ảnh cô gái, xuất hiện rất buông thả và có phần “quậy”, làm mất đi sự trong sáng của bài rap. Cả các nhân vật khác trong clip cũng không phù hợp với hình ảnh học sinh Huế. Tuy nhiên, mình rất cảm ơn anh Nguyễn Bảo Anh đã chia sẻ bản rap này cùng mình. Hình ảnh nhân vật nam ngồi xe lăn đã khiến mình chạnh lòng nhớ đến khoảng thời gian phải ngồi xe lăn và phải tạm nghỉ học 1 năm vì căn bệnh xương thủy tinh quái ác”.

Khoảng thời gian mà Nhân Ái nhắc đến là vào hè năm lớp 6, khi chỉ còn vài ngày nữa là bước vào năm học lớp 7, Nhân Ái lại bị gãy xương đùi phải. Điều đó khiến cậu phải nghỉ học một năm. Nhân Ái đã có hơn 10 lần bị gãy xương, nứt xương.

Hiện tại, tuy sức khỏe đã khá hơn và có thể di chuyển bằng nạng để tiếp tục đến trường nhưng mong ước lớn nhất của Nhân Ái vẫn là mau chóng chữa lành bệnh, để không là gánh nặng của gia đình và có thể theo đuổi ước mơ của mình, trở thành một dược sĩ. “Mình không hi vọng sẽ làm được một việc gì đó cao siêu mà chỉ cần trở thành một người có ích cho đời” - Nhân Ái tâm sự.
 
 
Những bản rap cuộc sống

Sinh ra đã mang trên mình căn bệnh xương thủy tinh, Nguyễn Nhân Ái tỏ ra khá nhút nhát và thường mặc cảm về bệnh tật của mình. Nhưng bù lại, cậu đã nhận được sự động viên rất nhiều từ gia đình. Chính chị của Nhân Ái là người mở đường cho cậu tìm đến rap. “Cách đây 2 năm, sau khi nghe một số bản rap mà chị đưa cho, mình rất thích nên đã quyết định tìm hiểu về rap”. Vậy là thời gian rảnh, Nhân Ái lại tìm đến những forum về rap Việt để nghiên cứu, tìm tòi.

“Rap là nơi có thể bày tỏ mọi cảm xúc mà không bị gò bó bởi bất cứ điều gì”, đó là lý do vì sao mọi việc xung quanh từ những chuyện trường lớp, bạn bè đến những thói quen, những chuyện xảy ra hằng ngày, Nhân Ái đều mang vào rap. Từ bản rap đầu tiên với cái tên khá gần gũi, dễ thương Em muốn làm rapper, đến nay Nhân Ái đã có gần 20 bản rap do chính cậu sáng tác. Mỗi khi hoàn thành bản rap nào, Nhân Ái lại hào hứng chia sẻ với các bạn cùng sở thích để trau dồi, nâng cao khả năng rap.

Ngoài bản rap Tau thích mi, Nhân Ái còn rất được yêu thích với bản rap Miền Trung. Bản rap này được Nhân Ái sáng tác khi vô tình nhìn thấy cuốn Atlas địa lý và quyết định thực hiện bản rap giới thiệu tất cả tỉnh thành của miền Trung từ Thanh Hóa đến Bình Thuận. Bản rap sau đó đã  được các cộng đồng yêu nhạc rap khen ngợi và cũng là niềm tự hào rất riêng của cậu học trò Huế: Đây là Huế là nơi tôi đã sinh ra và lớn lên/ Có dòng sông Hương thơ mộng chảy bên...

Chính vì thế, khi gặp rất nhiều ý kiến cho rằng bản rap Tau thích mi rất khó nghe, thậm chí có bạn còn bảo rằng đó là rap tiếng Lào hay tiếng Campuchia nhưng Nhân Ái vẫn mỉm cười: “Mình chắc chắn 100% là sẽ không bao giờ đổi giọng Huế khi rap. Tại sao phải đổi giọng khi đó là tiếng nói của quê hương, của người đã sinh ra mình”.

----------------
Trước một số ý kiến về cách xưng hô tau - mi trong bản rap, Nhân Ái đã "phản biện": "Đó là cách xưng hô thường ngày với bạn bè, đặc biệt là những người bạn thân của nhiều học sinh Huế giống như mình - bạn, tớ - cậu,… chứ không phải cách xưng hô thô lỗ như nhiều bạn nghĩ".

"Nếu thay bằng anh - em thì đó không còn là tình cảm trong sáng của học trò nữa, còn nếu xưng tên sẽ khiến cô bạn đó ngại nên mình quyết định giữ nguyên cách xưng hô này khi đưa vào bản rap. Và đó cũng là cách xưng hô mà mình vẫn dùng với người bạn đó ở ngoài đời".

“Báo Tuổi Trẻ ngày 23-3-2011 có đăng bài “Bước trên mảnh vỡ thủy tinh” đã mang đến cho mình và cả nhà niềm hi vọng mới để chữa lành căn bệnh quái ác này. Vì thế, hè này gia đình dự định đưa mình đến Bệnh viện Y dược học dân tộc để chữa bệnh. Chỉ mong mọi việc sẽ diễn ra thuận lợi để mình kịp thi đại học", Nhân Ái chia sẻ.

THIÊN HƯƠNG

 
 
 
 
 
 
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 24/May/2011 lúc 11:42pm
 
 
Món quà rớt lệ của mẹ dành cho con gái
 
Cập nhật lúc 23/05/2011 04:10:00 PM (GMT+7)
 
 
Một bà mẹ 25 tuổi tại Anh đang dành nhưng giây phút ít ỏi cuối đời mình để chuẩn bị cho cô con gái 3 tuổi một di sản là những lời khuyên như một món quà chia tay.



Brave Katrina Hobbs (25 tuổi, Somerset) là 1 trong số 4 người tại Anh đang phải chịu sự đau đớn đến tột cùng do mắc phải chứng bệnh hiếm gặp gọi là ung thư phần mềm phế nang với hơn 12 khối u xuất hiện trong phổi.

Vào tháng 9/2008, Brave được các bác sĩ chẩn đoán ra chứng bệnh hiếm gặp trên và cô đã buộc lòng phải bỏ đi đứa con trai mới được 20 tuần tuổi để chữa bệnh. Nhưng sau đó bất chấp số phận, cô đã hạ sinh bé Ella Brooke. Với Brvave, Ella không chỉ là thiên thần đáng yêu nhất mà còn là người bạn tri kỉ trong những lúc cô vật lộn với cơn đau.

Brave đang dành trọn những giây phút cuối đời để làm “di sản” để lại cho con gái

Lo lắng cho cô con gái bé bỏng, Brave không đành lòng khi nghĩ đến việc cô bé sẽ phải sống một mình. “Tôi bắt đầu suy nghĩ về những gì tôi có thể làm cho Ella để xung quanh con bé luôn có những thứ có thể tưởng nhớ đến tôi ngay cả khi tôi đã lìa xa cuộc đời này”.

“Tôi muốn giúp con bé vượt qua được những khó khăn và chia sẻ những trải nghiệm quan trọng trong cuộc sống vì tôi biết khi con bé lớn lên nó sẽ phải đối mặt với nhiều thứ và sẽ có nhiều vấn đề nảy sinh. Tôi biết tôi không thể ở đó để bảo vệ nó được mãi và đó thực sự là điều khiến tôi vô cùng đau khổ. Vì lẽ đó tôi quyết định để lại “di sản” cho Ella”.

Brave đã tự tay làm “di sản” để lại cho con, đó là những tấm thiệp, những bài thơ, những lá thư và cả những đoạn video chúc mừng những sự kiện quan trọng trong cuộc đời con gái qua từng năm khi cô đã mất. Đó là tấm thiệp chúc mừng sinh nhật thứ 16, 18 hay 21 của Ella, là cảm xúc khi lần đầu lái xe, là lời cầu chúc cho hạnh phúc của con trong ngày cưới, sự chia sẻ trong những khoảnh khắc lần đầu tiên, thứ hai, thứ ba khi Ella được làm mẹ…

Cô đã chuẩn bị mọi điều nhắn nhủ để Ella bước vào đời. “Con bé có thể bị căng thẳng hay gặp rắc rối liên quan đến “chuyện ấy” khi ở độ tuổi thiếu niên, tôi đã để lại lời nhắn cho con bé rằng đó hoàn toàn là điều tự nhiên và nó sẽ ổn thôi”.

Cô hy vọng con bé sẽ vượt qua được mọi khó khăn, thử thách ngay cả khi không có mẹ ở bên

“Con bé cũng có thể bị bắt nạt, tôi viết thư cho nó nói rằng điều đó xảy ra vì nó là một cô gái đặc biệt và con bé nên vui mừng vì điều đó”.

“Ella là một cô bé tuyệt vời. Cô bé sẽ trở thành người con gái có nhân cách lớn. Con bé thường nói với tôi rằng: "mẹ và con là bạn tốt nhất của nhau và chúng ta sẽ bên nhau mãi mãi"".

Mỗi đoạn video Brave gửi lại con có độ dài khoảng 5phút. Cô hy vọng mỗi ngày khi Ella thức giấc sẽ thấy ngay hình ảnh, giọng nói của mẹ và có cảm giác như cô vẫn luôn được mẹ chở che, nâng đỡ ngay cả khi bà không có mặt.

Trong mỗi lời nhắn trên thiệp hay thư để lại,  Brave đều ký là: "yêu con mãi mãi cho đến phút cuối cùng của cuộc đời".


Thiên Thư (Theo Dailymail)
 
 
 
 
 


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 24/May/2011 lúc 11:43pm
mk
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 09/Jun/2011 lúc 2:52pm
GIA TÀI CỦA VỢ
 
 
18 giờ, chị gọi điện thoại đến Công ty của chồng,  chú bảo vệ nói rằng: "sếp vừa đi ăn tối ở nhà hàng". 
Linh tính cho chị biết đó là... nhà nàng chứ không phải  nhà hàng.  20 giờ, sau khi cho các con ăn xong, chị phi xe
máy đến nhà nàng. Ô tô của sếp đang đỗ ở trong sân. Linh tính đã không đánh lừa chị. Có cái gì đó rất nóng, trào lên nơi cuống họng nhưng chị đã kịp nuốt khan nó vào. Không ấn chuông, không đập cửa, cũng không gào thét, chị cởi chiếc giày bên chân phải của mình, treo vào phía trong cánh cửa sắt rồi phóng xe về nhà, giúp các con ôn bài. Gần 23 giờ đêm, sếp mới chỉnh trang lại y phục, chải lại mái tóc bị vò rối bù và ra về. Nàng ra mở cửa cho sếp trong bộ váy áo ngủ mỏng tang đầy quyến rũ và giật mình khi nhìn thấy một chiếc giày treo trong khung cửa sắt. “Sao lại có một chiếc giày ở đây? Một chiếc giày chân phải rất đẹp”. “Thôi, em vào ngủ đi. Cho dù đẹp nhưng một chiếc giày thì cũng chẳng làm được việc gì”. Trên đường về nhà, sếp cứ nghĩ vẩn vơ về chiếc giày đó, nó là của ai? Và vì sao nó được treo ở đó? Sếp đánh ô tô vào gara, mở cổng rất khẽ. Có một chiếc giày chân trái của phụ nữ đặt ngay ngắn trên bậc cửa. Sếp đứng như trời trồng trước chiếc giày đó chừng 2 phút. Sau đó sếp vào phòng ngủ riêng, vì sếp không muốn nghe vợ cằn nhằn, khóc lóc. Nhưng sếp trằn trọc mãi không sao ngủ được. Sẽ có giông bão trong căn nhà này. Sẽ là nước mắt, tiếng la hét và một lá đơn ly hôn. Rồi hai đứa nhỏ sẽ chán đời, đi bụi và hư hỏng... Đó là tấn bi kịch đáng sợ nhất.
Nhưng sáng hôm sau mọi việc vẫn diễn ra bình thường. Bát phở gầu bò thơm ngào ngạt vẫn được để ngay ngắn trên bàn cùng với mấy dòng chữ của vợ: “Em đưa các con đến trường. Anh ăn sáng rồi đi làm. Hôm nay trời u ám nên anh phải mặc bộ vét màu sáng, thắt cà vạt màu sáng. Em đã là kỹ, treo trong tủ”. Sếp gọi điện thoại cho nàng: “Chiếc giày chân phải kia là của
vợ anh. Đừng vứt đi nhé”. Giọng nàng đầu dây bên kia nghe hơi hoảng hốt: “Trời ạ! Anh muốn làm sao thì làm chứ nếu chị ấy đến nhà em làm ầm lên thì em không sống nổi đâu. Chiều anh tạt qua lấy chiếc giày về”.
Nhiều ngày trôi qua mà giông bão không nổi lên, thái độ của vợ sếp vẫn bình thản, song một chiếc giày trên bậc cửa cứ nhắc sếp về sự lẻ loi và tội lỗi của một người. Rồi một buổi chiều, sếp lấy hết can đảm, lôi chiếc giày bên phải trong cốp xe ra, đặt ngay ngắn bên chiếc giày chân trái của vợ. Chị đi làm về, đứng sững trước bậc cửa mấy giây rồi chạy vào, ôm
ghì lấy chồng mà thì thầm: “Ôi! Chiếc giày chân phải của em!” Sếp cũng thì thầm bên tai vợ: “Anh xin lỗi em - nghìn lần xin lỗi!”.
 
Đàn ông nếu biết kỹ quá khứ của vợ thì đau đầu lắm. Còn đàn bà, nếu biết hơi nhiều về hiện tại của chồng thì đau tim lắm. Nhưng đã trót biết rồi mà ứng xử được như bà vợ của ông sếp kia thì thật là cao thủ.



Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 13/Jun/2011 lúc 11:46am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23197
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 13/Jun/2011 lúc 10:33am
CÒN QUÝ HƠN CẢ VẬT CHẤT
 

Mystics%20Fabulous%20Fractals%20Part%202-4

 
Bố tôi là hoạ sĩ. Mặc dù không được học hành trường lớp nhưng với lòng đam mê nghệ thuật bố đã tự tìm tòi, học hỏi. Nghe kể lại, hồi bố con niên thiếu, có lần muộn rồi mà ông nội chưa thấy con mình đi học về, ông đành đi tìm con. Dưới một gốc tre già, ông nội thấy thằng con đang mải mê nhìn tư thế con bò nằm, hí hoáy vẽ bức tranh bằng bút chì trên một miếng bìa vở.
 
Trước đây, khi mắt của bố tôi còn nhìn rõ, có nhiều người nhờ vẽ tranh cảnh thiên nhiên, chân dung người quá cố … Có tiền, bố mua quà tặng mẹ, dẫn anh em chúng tôi đi chơi mỗi tuần. Bây giờ bố có tuổi, mắt kém đi nhiều nên nghề hội hoạ đành từ biệt. Kinh tế gia đình eo hẹp hơn vì anh tôi và tôi còn đi học. Mọi lo toan trong gia đình chỉ còn trông chờ vào cái quán bún riêu nho nhỏ của mẹ ở đầu hẻm.
 
Bố có bạn ở nước ngoài về, cùng mấy người ở Việt Nam, họ rủ nhau đi chơi ở Đà Lạt một chuyến. Bốn ngày sau, bố về nhà có quà cho mẹ là một chiếc áo len màu nâu sữa và cũng có mứt kẹo cho mọi người. Nhưng mẹ không vui mấy khi quà bố mua cho bố lại là một bức tranh thêu XQ đến 1,5 triệu đồng. Dĩ nhiên tiền mua tranh là của người bạn ở nước ngoài cho nhưng mẹ cứ xót xa giá như là mua những gia dụng thì hơn. Biết sao được, bố vẫn còn tâm hồn đam mê nghệ thuật lắm.
 
Một năm sau, có người trai trẻ từ thành phố Đà Lạt tìm đến nhà. Đôi mắt anh ta sáng rực lên khi nhìn thấy bức tranh XQ ở trên tường nhà tôi. Anh tên là Hạnh. Anh Hạnh cho biết nhờ vào địa chỉ của khách mua hàng để lại mà anh ta đã tìm được đến đây. Bức tranh trên tường là một trong ba bức tranh cuối người yêu của anh đã thêu trước khi cô ta mất. Hai bức khác đã được khách nước ngoài mua. Anh bảo rằng cô ta rất yêu nghệ thuật. Ngay cả khi biết mình bị bệnh hiểm nghèo không còn cách chữa trị, cô ta vẫn xin được đi làm ở phòng tranh XQ cho đến khi xuôi tay nhắm mắt.
 
Giọng nói của anh ta nghe có nước mắt. Anh muốn mua lại bức tranh thêu mà bố tôi đã mua. Bố nói ông cũng rất quý bức tranh này nên không thể bán. Anh Hạnh là quý tử con nhà giàu nên cũng sẵn sàng mua với giá 10 triệu. Mẹ tôi ở nhà bếp ngoái lên ra dấu bán cho anh ta đi. Bố tôi vẫn quyết định không bán. Anh để lại số điện thoại với hy vọng bố tôi suy nghĩ lại.
 
Anh ta bước đi thất thểu ra con đường hẻm trước nhà, còn ngoái đầu lại vài lần. Bố tôi nhìn theo không nói, ông đưa tay lên phất mạnh gọi anh ta lại. Vội vàng anh ta chạy lại với gương mặt mừng rỡ. Bố tôi nói giọng trầm ấm:
 
- Anh lấy bức tranh đi. Tôi tặng anh … Không lấy tiền.
 
Mẹ tôi với gương mặt thêm phần lam lũ, méo xẹo.
 
Thỉnh thoảng có dịp đến TP. HCM, anh Hạnh lại ghé thăm gia đình tôi. Bố tôi nói ghé chơi là quý rồi nhưng lần nào anh ta cũng có quà cáp. Mẹ tôi không còn giận bố nữa. Bà càng quý trọng hơn tâm hồn cao thượng của bố.
 
Bố bị tai biến, ít năm sau thì mất. Cái ngày bố mất, đang tang tóc đau thương thì cái khu ổ chuột nhà tôi cũng nhận được quyết định giải toả kỳ cuối. Với số tiền bồi thường ít ỏi không biết rồi sẽ trú ngụ ở đâu. Trăm sự như mối tơ vò chẳng biết nên thế nào. Anh hai tôi và anh Hạnh đi mua hòm cũng vừa về tới nhà. Anh hai nghe biết chuyện, đến an ủi mẹ:
 
- Như mẹ biết đấy, anh Hạnh bây giờ đang kinh doanh bất động sản, nhà đất ở thành phố mình. Anh mới nói với con là nếu mẹ đồng ý, anh ấy sẽ tặng gia đình một ngôi nhà nhỏ ở huyện Hóc Môn, cũng không xa Sài Gòn là mấy.
 
Mẹ tôi mừng lắm, nhưng cũng không thể vui vì nỗi đau chồng mất và còn ngần ngại với một món quà quá lớn. Anh Hạnh biết ý, đến gần mẹ tôi hơn:
 
- Cô đừng có ngại. Chú là người đã cho con một bài học cụ thể:
Trên đời này có những điều còn quý hơn cả vật chất.
 
- sưu tầm -
 
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23197
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 23/Jun/2011 lúc 7:05pm

Viết Cho Em



Hôm nay định ghé qua nhà em họ ngồi tâm sự  tán dóc với nhau , sẳn lấy mấy trái hồng của ai cho . Em lúc nào cũng nghỉ tới tôi ,thế là bịch hồng em chia ra làm hai , em dặn nếu như em không có nhà thì tôi chỉ việc đi ngang qua lấy tự nhiên ở một góc nhỏ trước nhà em để sẳn .
Tôi lơ đãng quên mất mỗi chiều em đều vô viện dưỡng lão để đút cơm cho mẹ là người O ruột của tôi . O tôi bị bệnh đã mấy năm kể từ lúc mất đi đứa con trai mà O thương yêu hết lòng , O giống như thân cây chuối bị người ta đưa cây dao phạt ngang mình , O quị xuống rồi đổ bệnh nhưng chưa đến nổi trầm trọng . Ngày đó thỉnh thoảng tôi ghé thăm O , O vẫn còn tỉnh táo phụ tôi đi hái chanh , hái cam . Lúc nào từ nhà O trở về cũng tay xách tay mang , O phụ đưa ra tới xe rồi nhìn theo tôi với đôi mắt tràn đầy thương yêu . Thật lạ lùng tôi chỉ là cháu nhưng lại giống O như khuôn đúc , có lẽ vì vậy mà O dành cho tôi một tình thương thật đặc biệt .

Cho tới ngày chồng O mắc phải chứng bệnh nan y , không bao lâu cũng lìa bỏ O mà đi . Sức chịu đựng của O đã quá sự giới hạn bởi nỗi mất mát quá lớn lao . Căn bệnh không còn hành hạ thể xác nữa nhưng khiến cho đầu óc của O đã hoàn toàn mất đi trí nhớ . Tôi nghỉ như vậy mà tốt hơn cho O tôi , khỏi phải sống trong sự đớn đau , dằn vặt tiếc thương những người thân yêu , để rồi mỗi ngày mỗi tàn tạ cả thân xác .

Người còn lại giữa cuộc đời thì phải lao theo bánh xe của cuộc sống , quay cuồng chóng mặt cùng nợ cơm áo . Em gái tôi đành phải đưa mẹ vào viện dưỡng lão cho có người chăm sóc chu đáo , có thêm bạn già và có sự sinh hoạt mỗi ngày để rời bỏ cái căn nhà yên lặng mỗi khi con cái đi ra ngoài làm việc , xa cái không gian u buồn khi không còn bóng dáng của hai người O thương yêu đã qua đời.

Mướn một người đến chăm sóc người bệnh , em tôi cũng đủ khả năng , nhưng đã thay biết bao nhiêu người vì những chuyện xảy ra như không để ý đã làm cho người bệnh bị thương tích thêm . Cho nên biện pháp cuối cùng em tôi cũng vô cùng đau khổ trước những lời nói dị nghị , phê bình , trách móc . Em tôi vẫn cứ quyết định theo sự sắp xếp của chính mình để đưa mẹ tới một nơi , em nghỉ để khuya hôm có người kịp trở tay khi bệnh tình của mẹ mình bất ngờ trở chứng . Chỉ có tôi là người hiểu em hơn ai hết , mỗi ngày kể từ khi đưa mẹ tới viện dưỡng lão , sau giờ làm việc chiều nào em tôi cũng đến để đút cơm cho mẹ ăn , vén tay vén chân coi mẹ có bị trầy sướt ở đâu không , giặt khăn ngồi tỉ mỉ lau chùi cho mẹ từng ngón tay ngón chân . Đâu ai biết được trái tim em đập liên tục khi trên đường lỡ bị kẹt giữa dòng xe , em sợ tới trể sẻ không được ngồi đút cho mẹ từng muổng cơm vì đã qua đi thời giờ ấn định của viện dưỡng lão .

Mỗi người ai cũng có những hoàn cảnh riêng , mấy ai hiểu thấu đáo cho nhau . Cũng có nhiều người cho việc đưa mẹ vô viện dưỡng lão là không đúng . Nhưng với riêng tôi khi nhìn thấy em chăm sóc mẹ không một ngày ngơi nghỉ , mưa to gió lớn hay nắng lửa oi nồng , em vẫn điều đặn như chiếc kim đồng hồ không sai một tít tắc .Những ngày lễ lớn trên nước Mỹ như ngày Lễ Tạ Ơn , em luôn chuẩn bị để đưa mẹ về nhà chung vui với con cháu . Có sự hiện diện của mẹ bên cạnh , tôi thấy em nói chuyện nhiều hơn , như thay đổi hẳn cả con người vốn sống rất thầm lặng . Bốn mùa trôi qua em như đã quên đi không gian và thời gian , quên đi cuộc sống vui vẻ cho riêng mình . Niềm vui của em là nhìn thấy mẹ da dẻ hồng hào , hôm nào O tôi cười vui là em gọi phôn mừng rỡ cho tôi biết . Lòng hiểu thảo của em làm sao mà mang ra để đong đo và tôi nghỉ con người không ai có cái quyền để đi phê phán trước những cách thể hiện tình cảm thương yêu của một người khác .

Chiều nay trên đường từ nhà em trở về , lá mùa thu theo gió rơi rụng đầy cả con đường , tôi nghỉ tới em khi nhìn thấy nụ cười của mẹ , em tôi sẻ vui lắm mặc dù lòng em đang se thắt u buồn khi nhìn thấy những chiếc lá vừa mới xanh ngắt trên cây , đang đổi màu để úa tàn rụng rơi .Một nỗi xót xa vô vàn khi em nghỉ tới mình sẻ còn bao nhiêu ngày nữa, để lao xe thật mau được đến bên mẹ với trái tim nhói buốt giữa dòng đời vô tình vẫn hững hờ bình thản trôi đi .
 
Em tôi đang bám lấy chút hy vọng mong manh như tia sáng yếu ớt ở tận cuối chân trời nhưng đó là một nỗi hạnh phúc vô bờ  vô bến. Bởi còn mẹ là còn tất cả có phải không em ? ...
 
Mầu Hoa Khế


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 23/Jun/2011 lúc 7:05pm
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23197
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 30/Jun/2011 lúc 9:35pm
CHÚNG TÔI ĐÃ HẠI 1 NGƯỜI BẠN QUÝ!
 
 
Thân chuyển đến quý vị và các bạn một câu chuyện... khi mà Lòng Bao Dung trở nên hiếm hoi...
 
Năm nay tôi đã gần bảy mươi tuổi. Cái tuổi mà con cháu đã có thể chúc thọ được rồi. Tôi đã chứng kiến biết bao câu chuyện cuộc đời.
 
Nhưng có một câu chuyện mà tôi không thể nào quên được. Tôi viết lá thư này gửi các anh, các chị để kể lại câu chuyện mà tôi là một người liên quan đến câu chuyện đó. Hy vọng, câu chuyện của tôi nếu được in lên sẽ nói với bạn đọc gần xa một điều gì đó về cuộc đời này.

Câu chuyện xảy ra vào năm cuối cùng trong đời sinh viên của tôi, ở ký túc xá mà tôi ở lúc đó. Một hôm, chúng tôi đi tập quân sự. Duy chỉ có một người trong phòng kêu ốm và ở lại. Người đó là S, quê ở Thanh Hóa. Buổi chiều trở về, tôi sắp xếp lại đồ đạc cá nhân và hoảng hốt nhận ra một chỉ vàng của tôi không cánh mà bay. Đó là chỉ vàng mà cha mẹ cho để mua xe đạp đi làm sau khi tôi ra trường. Ngay lúc đó, tôi nhìn S đang nằm quay mặt vào tường và hoàn toàn tin rằng S đã lấy cắp chỉ vàng của tôi. Tôi đề nghị mọi người trong phòng cho tôi khám tư trang của họ. Cuộc khám xét không thành công.
Nhưng qua phân tích của chúng tôi và qua thái độ hoang mang của S, chúng tôi đều tin S đã giả ốm ở nhà để lấy cắp chỉ vàng của tôi. Chúng tôi đã báo cáo sự việc với nhà trường. Bảo vệ nhà trường cho biết, buổi sáng chúng tôi đi tập quân sự thì S có ra khỏi trường khoảng một giờ đồng hồ. Mặc dù S cả quyết không hề lấy cắp chỉ vàng ấy, nhưng chúng tôi và nhà trường đã tiến hành nhiều cuộc họp để chất vấn và khẳng định thủ phạm vụ trộm đó là S.

Một tuần sau, chúng tôi phát hiện S mang một bao tải mì sợi ra ga tàu mang về quê. Chúng tôi túm lại hỏi S lấy tiền đâu mà mua mì sợi. S không nói gì mà ôm mặt khóc. Năm đó, nhà trường đã không xét tốt nghiệp cho S mặc dù học lực của S rất khá, với lý do đã có hành vi đạo đức xấu và không trung thực với tội lỗi của mình. Chúng tôi hồ hởi nhận bằng tốt nghiệp và quyết định phân công công tác. Chỉ có S không được nhận bằng tốt nghiệp và tạm thời không được phân công công tác. Đồng thời nhà trường có công văn gửi về địa phương S sinh sống đề nghị địa phương theo dõi và giáo dục S. Khi nào địa phương chứng nhận S đã hối cải và tiến bộ thì nhà trường sẽ xem xét giải quyết trường hợp của S.

Thời gian cứ thế trôi đi. Một số bạn bè học cùng chúng tôi vẫn có liên lạc với nhau. Duy chỉ có S là không ai biết rõ ràng ở đâu và làm gì. Nhà trường cho biết, S cũng không quay lại trường để xin cấp bằng và phân công công tác.

Ngày tháng trôi qua, tôi chẳng còn nhớ tới chỉ vàng bị lấy cắp năm xưa. Trong đám bạn bè tôi, có những người rất thành đạt. Đặc biệt H đã trở thành một người rất giàu có bằng năng lực và sức lao động của chính anh. Anh là một người được xã hội biết đến.

Một hôm, sau ngày tôi vừa nghỉ hưu, có một thanh niên mang đến nhà tôi một lá thư và một cái hộp giấy nhỏ. Anh thanh niên nói là một người nhờ chuyển, nhưng lại nói là không nhớ tên người đó. Tôi băn khoăn và hồi hộp mở thư ra. Lá thư chỉ vẻn vẹn mấy dòng: "Anh P thân mến, tôi xin được gửi trả lại anh chỉ vàng mà tôi đã lấy của anh cách đây mấy chục năm. Tôi sẽ đến gặp anh để xin anh thứ tội. Kính". Đọc thư xong, tôi thực sự bàng hoàng. Lá thư không ký tên. Tôi không còn nhận được chữ đó là của ai viết nữa. Tôi đoán đó là thư của S. Tôi mở chiếc hộp giấy nhỏ và nhận ra trong đó có một chỉ vàng. Đó là một chỉ vàng mới. Không hiểu tại sao lúc đó nước mắt tôi chảy ra giàn giụa. Lúc này tôi mới thực sự nghĩ đến S với một nỗi xót thương. Ngày ấy, S là sinh viên nghèo nhất trong lớp. Bố S mất sớm. Mẹ S phải tần tảo nuôi năm anh chị em S ăn học. Có lẽ vì thế mà trong một phút không làm chủ được mình, S đã trở thành một kẻ ăn cắp. Nếu lúc đó, chúng tôi có được sự xót thương như bây giờ thì có lẽ chúng tôi không đẩy S vào tình cảnh như ngày ấy.

Sau khi nhận được lá thư và chỉ vàng, tôi hầu như mất ăn, mất ngủ. Có một nỗi ân hận cứ xâm chiếm lòng tôi. Ngày ngày tôi đợi S đến tìm. Tôi sẽ nói với S là tôi tha thứ tất cả và tôi cũng xin lỗi S vì lòng tôi thiếu sự thông cảm và thiếu vị tha.

Một buổi sáng có tiếng chuông cửa. Tôi vội chạy ra mở cửa. Người xuất hiện trước tôi không phải là S mà là H. Tôi reo lên: "Ối, hôm nay sao rồng lại đến nhà tôm thế này". Khác với những lần gặp gỡ trước kia, hôm đó gương mặt H trầm tư khác thường. Tôi kéo H vào nhà và nói ngay: "Mình vừa nhận được thư thằng S. Cậu có biết nó viết gì không? Nó đã trả lại tôi chỉ vàng và nói sẽ đến gặp tôi để xin lỗi". Khi tôi nói xong, H bước đến bên tôi và nói: "Anh P, anh không nhận ra chữ viết của tôi ư. Tôi chính là người viết lá thư đó. Tôi chính là người đã ăn cắp chỉ vàng của anh". Nói xong, H như đổ vào tôi và khóc rống lên. Tôi vô cùng bàng hoàng và không tin đó là sự thật. Khóc xong, H đã kể cho tôi nghe tất cả sự thật. Vì cũng muốn mua một chiếc xe đạp sau khi tốt nghiệp đi làm, H đã tìm cách lấy trộm chỉ vàng. Và suốt thời gian qua, H rất ăn năn và luôn tìm kiếm S để chuộc lỗi. Thế rồi chúng tôi quyết định về quê S mặc dù biết S không còn sinh sống ở quê đã lâu.

Vất vả lắm chúng tôi mới biết thông tin về S: Sau khi bị nhà trường gửi công văn đến địa phương thông báo về đạo đức của mình, S đã phải chịu quá nhiều tai tiếng và những ánh mắt khinh bỉ của hàng xóm. S đã xin đi khai hoang ở một huyện miền núi.

Nghe vậy, chúng tôi lại tức tốc lên đường tìm đến nơi S đang sinh sống. Ở đó S sống cùng vợ con trong một ngôi nhà gỗ đẹp dưới chân một dãy đồi. S trồng trọt và mở một trang trại chăn bò lớn. Trông anh già hơn tuổi nhưng khỏe mạnh và đôi mắt nhân ái vô cùng. Cả ba chúng tôi ôm lấy nhau mà khóc.

Tôi và H quyết định ngủ lại một đêm với S. H xin S cho H được kể sự thật cho vợ con S nghe để họ thanh thản và hãnh diện về chồng, về cha mình và H muốn được tạ lỗi với vợ con S. Nhưng S gạt đi và nói: "Chưa bao giờ họ tin tôi là kẻ ăn cắp". Trước khi chia tay nhau, H cầm tay S khóc và nói: "Mình có tội với cậu. Cậu đã tha tội cho mình. Nhưng mình muốn được trả một phần nhỏ cái nợ lớn mà đời mình đã mang nợ với cậu. Hãy nói mình phải trả nợ cậu như thế nào". S mỉm cười và nói: "Ông đã trả hết nợ rồi". Khi tôi và H còn chưa hiểu ý thì S nói: "Việc ông nói ra sự thật về tội lỗi của ông là ông đã trả hết nợ rồi. Đừng nghĩ gì về chuyện cũ nữa. Mà thực ra, ông nợ chính ông nhiều hơn là ông nợ tôi. Nợ người dễ trả hơn nợ chính mình". Cho đến lúc đó, tôi mới thực sự hiểu con người S. Tôi hiểu ra một điều gì đó thật xúc động, thật sâu sắc về cuộc đời này. Hóa ra, có những tâm hồn lớn lao và cao thượng lại nằm trong những con người khốn khó và giản dị như thế.

Cũng trong cái đêm thức với S tại ngôi nhà gỗ của anh, chúng tôi mới biết những ngày đi học, khi nghỉ học, S vẫn đi quay mì sợi thuê để mua mì sợi cứu đói cho gia đình. Chúng tôi đã không hiểu được bạn bè mình. Chúng tôi đã làm cho một con người như S nếu không có nghị lực, không có lòng tin có thể dễ dàng rơi vào tuyệt vọng.

Thưa các anh, các chị, câu chuyện tôi kể cho các anh, các chị chỉ có vậy. Nhưng với tôi đó là một bài học về con người và về cuộc đời. Kính chúc các anh, các chị mạnh khỏe, an khang và thịnh vượng.

Thân ái
Đ. V. P
 


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 30/Jun/2011 lúc 9:36pm
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 143 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.847 seconds.