Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Lịch Sử - Nhân Văn
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Lịch Sử - Nhân Văn
Message Icon Chủ đề: BÍCH NHAM LỤC Gởi trả lời Gởi bài mới
Trang  of 11 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Hoa Hạ
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 19/Jan/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 968
Quote Hoa Hạ Replybullet Chủ đề: BÍCH NHAM LỤC
    Gởi ngày: 29/May/2011 lúc 7:49pm

Bích Nham Lục




MỤC LỤC

Vài nét về dịch giả
Lời Giới Thiệu

Phần 1

Tắc thứ Nhứt: Cái Trống Không Của Đạt Ma

Tắc thứ Nhì: Đạo Vô Nan Của Triệu Châu

Tắc thứ Ba:Mã Sư Bất An

Tắc thứ Tư: Đức Sơn Mang Bao Hành Trang

Tắc thứ Năm: Hạt Gạo Của Tuyết Phong

Tắc thứ Sáu: Một Ngày Đẹp Của Vân Môn

Tắc thứ Bảy: Huệ Siêu Hỏi Về Phật

Tắc thứ Tám: Thúy Nham Dạy Đồ Chúng Cuối Hạ

Tắc thứ Chín: Bốn Cửa Của Triệu Châu

Tắc thứ Mười: Ba Tiếng Hét Của Mục Châu

Phần 2

Tắc thứ Mười Một: Kẻ Uống Cặn Rượu Của Hoàng Bá

Tắc thứ Mười Hai: Ba Cân Gai Của Động Sơn

Tắc thứ Mười Ba:Chén Bạc Của Ba Lăng

Tắc thứ Mười Bốn: Một Lời Đúng Của Vân Môn

Tắc thứ Mười Lăm:Một Câu Nói Ngược Của Vân Môn

Tắc thứ Mười Sáu: Người Trong Cỏ Của Kính Thanh

Tắc thứ Mười Bảy: Hương Lâm Ngồi Lâu

Tắc thứ Mười Tám: Túc Tông Thỉnh Pháp

Tắc thứ Mười Chín: Ngón Tay Thiên Của Câu Chi

Tắc thứ Hai Mươi: Long Nha và Ý Của Tổ Sư Từ Tây Thiên Qua

Phần 3

Tắc thứ Hai Mươi Mốt: Hoa Sen Của Trí Môn

Tắc thứ Hai Mươi Hai: Con Rắn Mũi Rùa Của Tuyết Phong

Tắc thứ Hai Mươi Ba: Diệu Phong Đỉnh Của Bảo Phúc

Tắc thứ Hai Mươi Bốn: Qui Sơn Và Lưu Thiết Ma

Tắc thứ Hai Mươi Lăm: Liên Hoa Trụ Trượng

Tắc thứ Hai Mươi Sáu: Bác Trượng Ngồi Một Mình Trên Đỉnh Đại Hùng

Tắc thứ Hai Mươi Bảy: Thể Lộ Kim Phong Của Vân Môn

Tắc thứ Hai Mươi Tám: Chư Thánh Của Niết Bàn Hòa Thượng

Tắc thứ Hai Mươi Chín: Hỏa Kiếp Của Đại Tùy

Tắc thứ Ba Mươi: Củ Cải Của Triệu Châu

Phần 4

Tắc thứ Ba Mươi Mốt: Ma Cốc Chống Gậy

Tắc thứ Ba Mươi Hai: Phật Pháp Đại Ý Của Lâm Tế

Tắc thứ Ba Mươi Ba: Trần Thượng Thư Viếng Từ Phúc

Tắc thứ Ba Mươi Bốn: Ngưỡng Sơn Hỏi Từ Đâu Đến

Tắc thứ Ba Mươi Lăm: Văn Thù và Vô Trước

Tắc thứ Ba Mươi Sáu: Trường Sa Một Hôm Đi Chơi Núi

Tắc thứ Ba Mươi Bảy: Tam Giới Vô Pháp Của Bản Sơn

Tắc thứ Ba Mươi Tám: Trâu Sắt Của Phong Huyệt

Tắc thứ Ba Mươi Chín: Kim Mao Sư Tử Của Vân Môn

Tắc thứ Bốn Mươi: “Giống Như Mộng” Của Nam Tuyền

Phần 5

Tắc thứ Bốn Mươi Mốt: Người Chết Lớn Của Triệu Châu

Tắc thứ Bốn Mươi Hai:Từng Phiến Tuyết Của Bàng Cư Sĩ

Tắc thứ Bốn Mươi Ba: Không Nóng Không Lạnh Của Động Sơn

Tắc thứ Bốn Mươi Bốn: Hòa Sơn Biết Đánh Trống

Tắc thứ Bốn Mươi Lăm: Vạn Pháp Qui Nhất Của Triệu Châu

Tắc thứ Bốn Mươi Sáu: Tiếng Mưa Rơi Của Kính Thanh

Tắc thứ Bốn Mươi Bảy: Sáu Không Thu Của Vân Môn

Tắc thứ Bốn Mươi Tám: Vương Thái Phó Nấu Trà

Tắc thứ Bốn Mươi Chín: Tam Thánh Lấy Gì Để Ăn

Tắc thứ Năm Mươi: Trần Trần Tam Muội Của Vân Môn

Phần 6

Tắc thứ Năm Mươi Mốt: “Cái Gì Đây” Của Tuyết Phong

Tắc thứ Năm Mươi Hai: Cầu Đá Của Triệu Châu

Tắc thứ Năm Mươi Ba: Vịt Trời Của Mã Đại Sư

Tắc thứ Năm Mươi Bốn: “ Mới Ở Đâu Tới” Của Vân Môn

Tắc thứ Năm Mươi Lăm: Đạo Ngô Và Tiệm Nguyên Đi Điếu Tang

Tắc thứ Năm Mươi Sáu: Một Mũi Tên Phá Ba Ải Của Vân Môn

Tắc thứ Năm Mươi Bảy: Chí Đạo Vô Nam Của Triệu Châu

Tắc thứ Năm Mươi Tám: Triệu Châu Và Khuôn Sáo Thời Thượng

Tắc thứ Năm Mươi Chín: Triệu Châu Và Đừng So Đo

Tắc thứ Sáu Mươi: Cây Gậy Của Vân Môn

Phần 7

Tắc thứ Sáu Mươi Mốt: Một Hạt Bụi Của Phong Huyệt

Tắc thứ Sáu Mươi Hai: Viên Ngọc Của Vân Môn

Tắc thứ Sáu Mươi Ba: Nam Tuyền Giết Mèo

Tắc thứ Sáu Mươi Bốn: Nam Tuyền Hỏi Triệu Châu

Tắc thứ Sáu Mươi Lăm: Ngoại Đạo Hỏi Phật Về Hữu Vô

Tắc thứ Sáu Mươi Sáu: Nham Đầu Và “Từ Đâu Tới”

Tắc thứ Sáu Mươi Bảy: Lương Vũ Đế Mời Giảng Kinh

Tắc thứ Sáu Mươi Tám: Ngưỡng Sơn Hỏi Tam Thánh

Tắc thứ Sáu Mươi Chín: Nam Tuyền Bái Trung Quốc Sư

Tắc thứ Bảy Mươi :Qui Sơn Đứng Hầu Bách Trượng

Phần 8

Tắc thứ Bảy Mươi Mốt: Bách Trượng Và không Với Cổ Họng Với Miệng Môi

Tắc thứ Bảy Mươi Hai: Bách Trượng Hỏi Vân Nham

Tắc thứ Bảy Mươi Ba: Tứ Cú Bách Phi Của Mã Đại Sư

Tắc thứ Bảy Mươi Bốn: Kim Ngưu Hòa Thượng Cười Ha Ha

Tắc thứ Bảy Mươi Lăm: Ô Cữu Hỏi Pháp Đạo

Tắc thứ Bảy Mươi Sáu: Đan Hà Hỏi Từ Đâu Tới

Tắc thứ Bảy Mươi Bảy: Bánh Của Vân Môn

Tắc thứ Bảy Mươi Tám:Mười Sáu Bồ Tát Đi Tắm

Tắc thứ Bảy Mươi Chín:Tất Cả Các Âm Thanh Của Đầu Tử

Tắc thứ Tám Mươi: Hài Từ Thức Của Triệu Châu

Phần 9

Tắc thứ Tám Mươi Mốt:Dược Sơn Bắn Nai

Tắc thứ Tám Mươi Hai: Kiên Cố Pháp Thân Của Đại Long

Tắc thứ Tám Mươi Ba: Cổ Phật Và Cột Trụ Của Vân Môn

Tắc thứ Tám Mươi Bốn: Bất Nhị Pháp Môn Của Duy Ma cật

Tắc thứ Tám Mươi Lăm:Con Cọp Của Đồng Phong Am Chủ

Tắc thứ Tám Mươi Sáu: Quang Minh Của Vân Môn

Tắc thứ Tám Mươi Bảy: Bệnh Và Thuốc Trị Lẫn Nhau Của Vân Môn

Tắc thứ Tám Mươi Tám: Huyền Sa Tiếp Vật Lợi Sinh

Tắc thứ Tám Mươi Chín: Tay Và Mắt Của Đại Bi Bồ Tát

Tắc thứ Chín Mươi: Bát Nhã Thể Của Trí Môn

Phần 10



Tắc thứ Chín Mươi Mốt: Tê Giác Của Diêm Quan

Tắc thứ Chín Mươi Hai: Thế Tôn Một Hôm Thăng Tòa

Tắc thứ Chín Mươi Ba: Đại Quang Sư Nhảy Múa

Tắc thứ Chín Mươi Bốn: Thấy Cái Không Thấy Trong Kinh Lăng Nghiêm

Tắc thứ Chín Mươi Lăm: Tam Độc Của Trường Khánh

Tắc thứ Chín Mươi Sáu: Ba Chuyển Ngữ Của Triệu Châu

Tắc thứ Chín Mươi Bảy: Kim Cương Kinh Khinh Tiện

Tắc thứ Chín Mươi Tám: Hai Cái Sai Của Thiên Bình Hòa Thượng

Tắc thứ Chín Mươi Chín: Thập Thân Điều Ngự Của Túc Tông

Tắc thứ Một Trăm: Kiếm Sắc Của Ba Lăng

Sưu tầm

( CÒN TIẾP )

Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.

Hoa Hạ

IP IP Logged
Hoa Hạ
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 19/Jan/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 968
Quote Hoa Hạ Replybullet Gởi ngày: 29/May/2011 lúc 7:50pm

LỜI GIỚI THIỆU



Thiền tông thường được biết đến như một tông phái “ giáo ngoại biệt truyền,bất lập văn tự, trực chỉ chơn tâm, kiến tánh thành Phật.” Nhiều người thường hiểu lầm tôn chỉ này và xem Thiền như một tông phái có tánh cách phá chấp vượt thoát ngoài những khuôn khổ giáo thuyết cũng như đường lối tu tập và nghi thức nền tảng chung của truyền thống Đại Thừa. Sự thực thì, như một Thiền Sư đã nói, Phật Pháp tuy có thể mang nhiều hình thức dị biệt, để đáp ứng với những khung cảnh văn hóa và căn cơ khác nhau của con người, nhưng dù bất cứ dưới hình thức nào, Phật giáo cũng có một vị duy nhứt, đó là vị của giác ngộ. Hơn nữa, tuy là nói “ bất lập văn tự” trên thực tế văn học Thiền lại dồi dào như bất cứ văn học của một tông phái nào khác trong Phật Giáo Đại Thừa. Thiền Tông nhấn mạnh vào mặt kinh nghiệm cá nhân, nhắm đưa từng con người chúng ta giáp mặt trực tiếp với chân lý trong ngay chính hoàn cảnh hiện tiền của chúng ta. Nói cách khác, mục đích của Thiền là muốn cho mọi người chúng ta phải tự thể nghiệm những chân lý trong kinh điển và chuyển hóa chúng trong ngay đời sống thường nhựt của mỗi chúng ta bằng chính mỗi con người chúng ta. Chính vì thế mà Thiền nói rằng “ bình thường tâm tức là đạo”, mà Lục Tổ Huệ Năng nói rằng con người phải chuyển Kinh chứ không phải Kinh chuyển con người. Cũng chính vì thế mà tuy rằng văn học Thiền phong phú cả về nội dung lẫn hình thức, song hình thức thông dụng nhứt lại là những ghi chép về những câu chuyện đối thoại, và những hành động giữa các Thiền Sư mà thông thường được gọi là Công Án.

Bộ sách Bích Nham Lục được dịch ra ở đây là một thu tập của một trăm công án sưu tập bởi Tuyết Đậu Trùng Hiển (980-1052).Ngoài phần chính là những công án ra, Tuyết Đậu còn làm những bài ca tụng và phụ thêm những lời ghi chú để hướng dẫn các hành giả. Theo sách Ngũ Đăng Hội Nguyên , Tuyết Đậu Trùng Hiển Thiền Sư vốn họ Lý, là người phủ Toại Ninh, Minh Châu. Thoạt tiên xuất gia với Nhân Tiễn Thượng Nhận ở chùa Phổ An. Sau khi thọ giới cụ túc Sư miệt mài nghiên cứu và suy niệm những giáo lý sâu xa trong Kinh điển. Chẳng baolâu nổi tiếng khắp nơi, ai cũng nghĩ Sư đúng là bậc pháp khí ( có nghĩa là người đủ khả năng để truyền Đạo Pháp). Sau đó, Sư lên đường nam du. Đầu tiên đến gặp Trí Môn, Sưhỏi, “ Không khởi lên bất cứ một niệm nào thì làm sao có lỗi lầm?” Trí Môn bảo Sư bước đến gần, Sư vừa bước đến, Trí Môn dùng phất trần đánh ngay vào miệng, Sư vừa định mở miệng, Trí Môn lại đánh nữa, Sư hốt nhiên giác ngộ. Rồi lên trú trì ở Thuý Phong, sau đó lại dời về núi Tuyết Đậu. Một hôm sư đi chơi núi, ngắm cảnh khắp chung quanh rồi quay lại hỏi thị giả,” Biết khi nào mới lại trở lại nơi này nữa đây?” Thị giả buồn lắm, bèn xin kệ. Sư nói, “ Bình sinh ta vốn đã sợ là mình nói quá nhiều rồi.”Hôm sau, Sư đem tất cả tư cụ của mình ra phân phát cho các đồ chúng rồi nói rằng, “ Ngày mồng bảy tháng bảy sẽ gặp lại.” Đến ngày đó, sư tắm rửa sạch sẽ, đắp y đầy đủ rồi quay về hướng bắc mà mất. Đồ chúng xây tháo đựng di thể của Sư ở phía tây của tự viện. sư được tặng biệt hiệu là Minh Giác Thiền Sư.

Sáu mươi năm sau khi Tuyết Đậu mất đi, Viên Ngộ Khắc Cần (1063-1135) lại soạn thêm những lời giải thích về các công án căn bản cùng những bài tụng của Tuyết Đậu. Cũng theo sách Ngũ Đăng Hội Nguyên , Viên Ngộ Khắc Cần Thiền Sư ( còn có hiệu là Phật Quả) họ lạc, gốc người Bành Châu, vốn con nhà Nho. Thuở nhỏ đã thông minh dị thường, mỗi ngày có thể học thuộc lòng đến hàng ngàn lời. Một hôm đến chơi chùa Diệu Tích, trông thấy sách Phật, hốt nhiên cảm thấy như tìm lại được vật cũ, tự nhủ, “ Kiếp trước ta là sa môn”. Rồi bỏ nhà cạo đầu xuất gia, học hỏi với nhiều vị thầy khác nhau. Một hôm bệnh nặng gần chết, tự nghĩ, “ Con đường chánh lộ của niết bàn của chư Phật không ở trong ngôn ngữ, mình cứ lo tìm cầu bên ngoài thì chết cũng vô ích mà thôi.” Bèn đến theo Chân Giác Thắng Thiền Sư. Chân giác chích máu trên tay đưa cho Sư xem, nói, “Đây chính là một giọt Tào Khê.” Sư lúng túng. Mãi lâu sau mới nói, “Té ra là như thế”.Sau đó lại đến gặp Ngũ Tổ ( Pháp Diễn), vận dụng đủ mọi tâm cơ, vẫn không được Ngũ Tổ chấp thuận. Sư phát giận bỏ đi. Ngũ Tổ nói, “Để khi nào ông bị sốt một trận kịch liệt rồi ông mới nghĩ đến tôi.” Sư đến Kim Sơn bị đau thương hàn kịch liệt, suốt ngày nỗ lực mà cũng chẳng làm được gì, mới nghĩ đến lời của Ngũ Tổ, bèn phát thệ rằng khi lành bệnh thế nào cũng trở về với Ngũ Tổ. Ngũ Tổ trong thấy vui mừng lắm, bèn cho vào tham kiến và cho làm thị giả. Ngũ Tổ thường nói khắp với các bậc kỳ cựu trong Thiền rằng “ Thị giả của tôi tham Thiền chứng đắc rồi.” Cho nên đến đâu ư cũng được tôn làm thượng thủ. Năm Thiệu Hưng thứ tám (1135) Sư hơi bệnh, ngồi kiết già cầm bút viết kệ để lại cho đồ chúng, viết xong ném bút mà hóa.Lúc thiêu, lưỡi và răng vẫn còn nguyên, nhục thân thì biến thành xá lợi ngũ sắc. Sư có thụy là Chân Giác Thiền Sư.

Những công án, những bài tụng của Tuyết Đậu cùng với những lời mở đầu, ghi chú và bình giải của Viên Ngộ được lưu truyền lại cho chúng ta dưới cái tên Bích Nham Lục (hay Bích Nham Tập ).Bộ sách này có thể nói là bộ sách căn bản và thiết yếu nhất của văn học Thiền.

Tóm lại, nội dung của bộ Bích Nham Lục gồm một trăm tắc công án, mỗi tắc lại gồm những thành phần như sau:

THÙY: Tức những lời dẫn vào công án của Viên Ngộ. Những lời dẫn này tuy giản dị song rất quan trọng vì chúng nêu lên những mấu chốt chình để đi vào một công án đặc thù nào đó.

CỬ (Công Án): Tức là phần chính yếu gồm những lời đàm thoại giữa các Thiền Sư hay những lời giảng của một Thiền Sư nào đó được rút tỉa từ truyền thống Thiền hay từ những nguồn văn học Phật giáo khác. Phần công án này do Tuyết Đậu sưu tập.

BÌNH ( Bình Xướng): tức những lời bàn rộng thêm của Viên Ngộ về bài tụng của Tuyết Đậu. Trong phần Bình Xướng này Viên Ngộ đôi khi dẫn điển tích để giải thích những thành ngữ đặc biệt nào đó hoặc dẫn giải Kinh văn để cung ứng cho người học bối cảnh lịch sử hay giáo lý của một câu chuyện đặc biệt nào đó.

TỤNG: Tức lời bình xướng gọn bằng văn vần của chính Tuyết Đậu. Giữa những lời tụng cũng có xen kẽ những lời ghi chú của Viên Ngộ.

CHÚ: Tức phần ghi chú của Viên Ngộ về những điểm đặc thù nào đó trong công án. Trong nguyên bản Hoa Ngữ, những lời ghi chú này được in bằng chữ nhỏ xen kẽ giữa nhnữg lời của công án.

Bản dịch Việt Ngữ mà bạn đọc đang cầm trên tay đây là bản dịch trọn vẹn tất cả một trăm tắc công án chỉ ngoại trừ những lời ghi chú nhỏ xen kẽ gữa các công án và những lời ghi chú xem kẽ giữa những lời tụng. Dịch giả nghĩ rằng những lời Bình Xướng của Viên Ngộ tức những lời bàn rộng cũng đủ là những hướng dẫn ích lợi giúp cho người học suy niệm về ý nghĩa của các công án. Nguyên bản của bộ Bích Nham Lục đã được xuất bản rất nhiều lần ở Trung Hoa cũng như Nhựt Bản. trong khi phiên dịch tôi dùng làm tại liệu chính bộ Tiêu Chú Bích Nham Lục của Cổ Phương Thiền Sư. Từng có cơ hội duyệt qua nhiều ấn bản khác nhau của bộ sách này, tôi nhận thấy ấn bản của Cổ Phương Thiền Sư với những ghi chú đầy đủ về các khía cạnh ngôn ngữ cũng như lịch sử có thể nói là một trong những ấn bản ích lợi nhứt. Ngoài ra tôi cũng so sánh với bản Bích Nham Lục Hiệu Đính ấn hành bởi học giả Nhựt Bản Ito Yuten ( Y Đằng Du Điển). Khi có dị biệt giữa hai văn bản tôi đều nêu ra trong phần chú thích và dựa theo bản nào mà tôi nghĩ là đúng hơn.

Trong khi phiên dịch, ngoại trừ tham khảo những bản chú giải bằng Nhựt ngữ của các học giả Nhựt Bản tôi cũng có được cơ hội đọc các bản dịch ra ngôn ngữ Tây Phương. Theo như tôi biết thì từ trước đến nay có ba bản dịch, hai bản ra Anh ngữ và một bản ra Đức ngữ: [1] The Blue Cliff Record: Heikigan Roku. London, 1961, dịch bởi R.D.M.Shaw (2) The Blue Cliff Record dịch bởi Thomas và J.C.Cleary gồm ba cuốn do nhà Shambala xuất bản vào năm 1977.(3) Bi lần Yu,Meister Yuân-Wu’s Niederschrift von der Smaragdener Felswand dịch bởi Wihelm Gũndert gồm ba cuốn xuất bản năm 1961,1967 và 1971 bởi nhà xuất bản Carl Hanser. Ba bản dịch ra Đức Ngữ này chỉ mới tới tắc thứ sáu mươi tám.

Đọc những bản dịch trên tôi nhận thấy bản dịch của Shaw đầy những lỗi lầm và hoàn toàn vô ích. Nhờ Ni –sư Prabhasa Dharma Midwer ( Thích Minh Pháp) giúp, qua bản dịch Đức ngữ của Gundert tôi đã hiểu được những chú giải rất cặn kẽ và bác học. Tuy nhiên, theo ý tôi lối “ dịch giải thích” của Gundert đôi khi đâm ra quá rườm rà và xa vời ý của nguyên tắc.Trong một số trường hợp đặc thù nào đó, thú thực tôi không hiểu tại sao Gundert lại dịch như vậy. Tuy nhiên, tôi nghĩ thì đây là bản dịch khá nhứt trong ba bản dịch kể trên, đáng tiếc là bản dịch chỉ hơn được một nửa. Hơn nửa, bản dịch lại bằng Đức ngữ không phải là một ngôn ngữ quen thuộc lắm đối với độc giả Việt Nam. Về bản dịch của Thomas và J.C.Cleary, nếu như chúng ta chỉ đọc bản Ang ngữ không thôi thì phải nói đây là bản dịch rất thông suốt, lời văn rất giản dị trong sáng. Tuy nhiên, lúc đó với nguyên tác Hán văn, chúng ta không khỏi nhận thấy có những sai lầm đáng tiếc. Những sai lầm mà hai dịch giả này phạm phải thường là vì họ không được quen thuộc lắm với những thuật ngữ của Thiền hoặc với những thuật ngữ mà Thiền sư dùng song lại được rút ra trong văn học Trung hoa mà người ta chỉ có thể hiểu được nếu biết nguồn của chúng. Tôi chỉ xin nêu ra đây một vài ví dụ: trong tắc mười hai ở phần Bình Xướng của Viên Ngộ có nêu ra cuộc đàm thoại giữa Vân Môn và Động Sơn. Vân Môn nói, “ Phạn đại tử, Giang Tây Hồ Nam Tiện nhậm ma khứ”. Thomas và J.C.cleary dịch là “ You rice bag! From Kiangsi to Human, and still you go on this way.”( Vol.I.các trang 84,123) Hiển nhiên hai dịch giả này xem chữ khứ trong câu văn trên là một động từ. Song bất cứ ai quen thuộc với văn học Thiền cũng đều biết rằng chữ khứ trong thành ngữ tiện nhậm ma khứ đã tuyệt nhiên không phải là một động từ, và thành ngữ ấy chỉ có nghĩa là “ chỉ như thế đấy”, hoặc “ chỉ như thế mà thôi”. Trong lời bình xướng của tắc thứ mười bốn Thomas và J.C.Cleary dịch thành ngữ “quang tiền tuyệt hậu” là “prior to light and after annihilation.” (Vol.I.trang 96; Vol, II,trang 421). Dịch như vậy là hoàn toàn vô nghĩa lý. Thành ngữ này chỉ giản dị có nghĩa là “ Không từng có trước kia mà cũng sẽ không có sau này tựa như thành ngữ “ không tiền khoáng hậu” trong ngôn ngữ thường nhựt của chúng ta mà thôi. Lời thùy của tắc thứ hai mươi hai mở đầu bằng câu “đại phương vô ngoại”, Thomas và J.C.Cleary dịch là “ there nothing outside the great vastness”, ( Vol.I.trang144), trong khi thành ngữ này chỉ có nghĩa là “ rộng lớn đến mức không còn phương hướng.” Đây chỉ là một vài trong vô số những lỗi lầm sơ đẳng trong bản dịch này. Tôi nêu những lỗi lầm này không với dụng ý phủ nhận công lao và sự đóng góp của hai dịch giả này, mà chỉ muốn lưu ý các người học rằng bản dịch trên tuyệt niên không phải là hoàn toàn đáng tin cậy.

Trong ba năm phiên dịch bộ sách này chủ trương của tôi là chú trọng sự chính xác hơn là sự bóng bẩy, bởi vì đây là một tác phẩm về tư tưởng chứ không phải là một tác phẩm thuần văn chương. Tuy nhiên trong lúc dịch những bài tụng, tôi cũng vẫn cố gắng dịch ra văn vần hoặc ít nhứt cũng cố giữ đúng như số với chữ với nguyên bản hơn là dịch ra văn xuôi để cho người đọc vẫn thấy thuận tai hơn. Bản dịch này, tiếp nối theo bản dịch Pháp Bảo Đàn Kinh của tôi, được xem như thể một bước tiến thêm nữa trong nguyện vọng muốn thực hiện cái công cuộc lâu dài: thiết lập những tài liệu hữu ích cho những người học Thiền. Nhận thấy bộ Bích Nham Lục với tầm quan trọng lớn lao như thế mà chưa từng bao giờ được phiên dịch ra tiếng Việt,cho nên tôi phát nguyện dịch bộ sách này ngay sau Pháp Bảo Đàn Kinh. Trong tương lai nếu hoàn cảnh thuận tiện, tôi sẽ lần lượt phiên dịch các tài liệu quan trọng trong Văn học Thiền của Trung Hoa cũng như Việt Nam.

Đức Phật có thể nói là vị giáo chủ bỏ ra nhiều thời gian nhứt để thuyết giảng giáo lý của mình. Những lời thuyết giảng trong suốt thời gian ấy (49 năm) luôn luôn nhằm thích hợp với căn cơ của từng người nghe. Chính vì thế mà đức Phật được ví như là một vị thầy thuốc giỏi biết tùy bệnh cho thuốc. Sau khi đức Phật nhập niết bàn, giáo lý của Ngài lan truyền đến nhiều nơi khác nhau, và được giải thích, ít ra là dưới những biểu tượng và hình thức khác nhau, để tùy nghi với những khung cảnh văn hoá khác nhau. Từ đó mà nảy sinh ra nhiều tông phái khác nhau. Tuy nhiên Thiền tông vẫn là một tông phái thịnh hành nhứt ở Trung Hoa, Nhựt Bản cũng như Việt Nam. Kể từ khi Phật giáo mới truyền vào Việt Nam cũng đã truyền vào dưới hình thức của Thiền tông. Sở dĩ Thiền tông được thạnh hành và ưa chuộng như thế cũng vì giáo lý Thiền nhấn mạnh sự trực tiếp, giản dị (song không kém thâm sâu), nhấn mạnh việc đạt được giác ngộ (bodhi) ngay trong những hoàn cảnh đặc thù và thực tiễn của từng cá nhân.( Trên phương diện thực tiễn, sở dĩ Thiền cũng thích hợp và gần gũi với người Việt Nam hơn còn là về vấn đề ngôn ngữ nữa. Cũng tựa như Phật giáo có ảnh hưởng không những đến đời sống tâm linh mà còn cả đến ngôn ngữ của người Trung Hoa, thì Phật giáo Thiền tông với gốc rễ lâu dài ở Việt Nam cũng thể hiện được gẫy gọn hơn trong ngôn ngữ Việt Nam, ít ra là hơn các tông phái Đại Thừa khác của Ấn Độ đòi hỏi người tu học phải ít ra quen thuộc với nhnữg ngôn ngữ Ấn Độ). Về mặt tâm linh thì đối với Thiền, bất cứ hoàn cảnh hay cơ duyên nào cũng có thể trở thành phương tiện thiện xảo (upaya-kausalya) để khai mở chúng vào giác ngộ. Điều này đưa Thiền gần gũi phần nào với Tantra của Tây Tạng. Chính vì thế mà Thiền, tuy rằng vẫn trung thực với những giáo lý căn bản của Phật giáo Đại Thừa, thường xử dụng những ngôn ngữ, hành động và phương thức vượt ngoài giới hạn công ước. Nói như thế không có nghĩa rằng Thiền là hoàn toàn phi lý (irrational) hoặc là một thứ huyền hoặc thiên nhiên (nature mysticism) hay một thứ triết lý cá nhân (personal philosophy). Nghiên cứu kỹ văn học Thiền, hoặc một người học sau khi đọc kỹ bộ Bích Nham Lục này, hẳn sẽ nhận thấy rằng Thiền cũng có những phương pháp, những thuật ngữ đặc biệt của riêng nó, và những người muốn học Thiền dĩ nhiên ít nhất cũng phải quen thuộc với một số nguyên tắc và ngôn ngữ đặc thù của Thiền. Bộ sách Bích Nham Lục này nhắm cung ứng những điều kiện dự tiên này.

Do đó tôi nhận thấy, một trong những điều quan trọng trong việc xây dựng lại nền móng cho việc tu học Phật ở hải ngoại là phiên dịch thêm những tài liệu mới về Thiền( ngoài việc tái bản những tài liệu cũ) giúp cho người học có tài liệu để dựa vào trong việc học hỏi. Tôi muốn lưu ý những người học rằng những công án trong văn học Thiền chỉ ghi lại cái cực điểm trong cuộc chiêm nghiệm tâm linh lâu dài của một Thiền Sư hay một Thiền Sinh nào đó. Vì thế mà những lời dạy trong các công án mới thoạt đọc đều có vẻ hoàn toàn vô nghĩa lý, và hiển nhiên phải như thế, đối với những người “ ngoại cuộc”. Song chúng lại đầy ý nghĩa với những người đã chiêm nghiệm lâu dài về một đề tài, nói đúng hơn là về một phương thức đặc biệt nào đó để thể hiện Chân Lý, hoặc nói theo Thiền, để thể hiện Phật Tánh của mình. Do đó, bộ sách Bích Nham Lục này không hẳn chỉ là một bộ sách thuần triết lý, đúng hơn đây là một bộ sách khai mở cho chúng ta những thao thức, những suy niệm, những thành tựu, nói tóm lại, những kinh nghiệm sống động nhứt, gần gũi nhứt của các Thiền Sư trong tiến trình thực nghiệm tâm linh, thể hiện giác ngộ.Bích Nham Lục lại cũng không phải là một bộ sách để cho chúng ta ngấu nghiến một mạch từ trang đầu đến trang cuối. Một trăm tắc công án này, đúng hơn, là một trăm đề tài để Thiền sinh chiêm nghiệm. Đàng rằng, cơ duyên và hoàn cảnh thì thiên sai vạn biệt đến vô lượng, song Tuyết Đậu Thiền Sư đặc biệt sưu tập một trăm tắc công án này như thể những cơ duyên tiêu biểu nhứt.

Điều cuối cùng tôi muốn nói là nếu như bộ sách này đóng góp được một phần nhỏ nào vào việc tu học cho những người yêu chuộng Thiền thì nỗ lực của người dịch trong ba năm qua kể như đã được tưởng thưởng xứng đáng. Ngoài ra, nếu có sự nhầm lẫn nào trong việc chuyển dịch, kính mong quý vị cao minh vui lòng chỉ giáo. Tôi xin bái tạ.

Los Angeles, Đầu Mùa An Cư năm Mậu Thìn (30-5-88)
THÍCH MÃN GIÁC

[1] Dịch giả đã mất vào năm 1971

nguồn : thư viên Hoa Sen

Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.

Hoa Hạ

IP IP Logged
Hoa Hạ
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 19/Jan/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 968
Quote Hoa Hạ Replybullet Gởi ngày: 29/May/2011 lúc 7:54pm
 
 Bích Nham Lục


(MỘT TRĂM CÔNG ÁN THIỀN TÔNG)
Thích Mãn Giác dịch


Phần 1


TẮC THỨ NHẤT

CÁI TRỐNG KHÔNG CỦA ĐẠT MA


THÙY: Thấy khói bên kia núi biết là có lửa, thấy sừng bên kia tường biết là có trâu. Chỉ một hiểu ba, thoáng nhìn đã rõ, đó cũng như chuyện cơm nước thường ngày của tăng sĩ. Còn như cắt đứt các dòng nhánh, hiện lên ở phương đông, chìm đi ở phương tây, tung hoàng nghịch thuận, tự tại cho hay lấy, vào giây phút đó, thử nói xem là hành tung của kẻ nào? Thử nhìn vào những lời dây dưa của Tuyết Đậu.

CỬ: Lương Vũ Đế hỏi Đạt Ma Đại Sư, “ Thế nào là sự thật cứu cánh siêu phàm?” Đạt Ma nói, “Trống không chẳng có gì là siêu phàm”. Vũ Đế hỏi, “Thế đối diện Trẫm là ai vậy?” Đạt Ma nói “Không biết”. Vũ Đế không hiểu, Đạt Ma bèn sang sông qua nước Ngụy. Sau đó Vũ Đế thuật lại câu chuyện trên cho Chí Công. Chí Công hỏi , “Thế bệ hạ đã biết người ấy là ai chưa?” Vũ Đế nói “ Không biết”. Chí Công nói, “Đó chính là Bồ Tát Quan Âm đến để truyền tâm ấn của Phật.” Vũ Đế lấy làm ân hận, bèn sai sứ đuổi theo để mời Đạt Ma trở lại. Chí Công nói, “Đừng có nói là bệ hạ sai sứ đuổi theo, dù cho là cả nước có đuổi theo đi nữa người ấy cũng không trở lại đâu.”

BÌNH: Đạt Ma từ xa nhìn thấy đất này ( Trung Hoa) có căn khí Đại Thừa, cho nên mới lênh đênh vượt biển mà tới, quyết ý trao truyền tâm ấn, khai ngộ nẻo mê, không lập văn tự, chỉ thẳng vào tâm, để người ta thấy tự tính của mình mà chứng thành Phật đạo[1].Nếu ai có thể thấy được như thế đương nhiên cũng được giải thoát, không còn bị tất cả các hệ lụy của ngôn ngữ ràng buộc, lập tức siêu việt lên tất cả chứng thành ngay Phật tính [2].Sau đó mới có thể nói chuyện với Vũ Đế cũng như thấy rõ cái chỗ an tâm của Nhị Tổ[3].Không còn những so đo phân biệt của cảm quan, cắt đứt tất cả những thứ này, bình thản tự tại, cần gì còn phải phân biệt thị phi, tính toán được mất? Tuy là như vậy, song mấy ai có thể như thế?

Vũ Đế thường mặc áo cà sa, đích thân giảng Kinh Phóng Quang Bát Nhã[4], giảng sống động đến mức khiến hoa trời rơi tơi tả xuống đất biến thành ngọc lưu ly. Vũ Đế còn học Đạo thờ Phật, ra lệnh cho thiên hạ xây chùa độ tăng, tu hành theo giáo lý. Thiên hạ gọi ông là Phật Tâm Thiên Tử.

Lúc Đạt Ma mới đến gặp Vũ Đế, Vũ Đế bèn hỏi , “Trẫm xây chùa độ tăng, như thế có công đức chăng?” Đạt Ma nói “ Chẳng có công đức gì cả”. Như thế chẳng khác gì xối nước bẩn lên đầu người ta. Nếu như ai hiểu được câu nói “ chẳng có công đức gì cả” này, kể như người ấy đủ khả năng đối diện Đạt Ma. Thử nói xem xây chùa độ tăng mà lại chẳng có công đức gì cả? ý nghĩa lời này là ở đâu?

Vũ Đế thường cùng Lũ Ước Pháp sư, Phó Đại Sĩ, và Chiêu Minh Thái Tử bàn luận về hai sự thật cứu cánh và công ước. Cứ theo như trong giáo lý thì sự thật cứu cánh là để giải minh phi hữu, sự thật công ước là để giải minh phi-vô. Cứu cánh và công ước không phải là hai, đó chính là sự thật tuyệt đối siêu phàm. Đó là chỗ vi diệu huyền ảo nhất mà hỏi Đạt Ma, “ Thế nào là sự thật cứu cánh siêu phàm?” Đạt Ma nói, “ Trống không chẳng có gì là siêu phàm”. Tất cả các tăng sĩ trong thiên hạ không ai nhảy ra khỏi chỗ này nổi cả. Đạt Ma dùng một đao cắt đứt tất cả chấp trước cho Vũ Đế. Nay người ta mới hiểu lầm làm sao, lại dở trò tinh quái trợn mắt mà nói, “trống không chẳng có gì ăn nhằm đến lời dạy của Đạt Ma cả.

Ngũ Tổ thường nói, “Chỉ cần người ta có thể hiểu thấu cái nguyên lý trống không chẳng có gì là siêu phàm này là người ta có thể về nhà ngồi bình thản.” Một bên thì thiên hạ lo tạo ra những phức tạp, song cũng chẳng hại gì đến việc Đạt Ma đập vỡ cái thùng đen[5] cho họ. Đạt Ma chính là người kỳ đặc nhất trong vấn đề này. Cho nên mới có lời nói, “ Nếu như có thể tham hiểu một câu, thì có thể hàng vạn câu một lúc”. Lúc ấy đương nhiên người ta có thể thấu rõ, nắm vững. Cổ nhân nói, “ Tan Xương nát thịt không đủ trả, hiểu được một câu vượt trăm ức.”

Đạt ma đối diện trực tiếp với Vũ Đế, lận đận biết bao. Vũ Đế không giác ngộ, lại còn dựa vào kiến chấp, nhân-ngã, hỏi thêm một câu, “Đối diện với Trẫm là ai?” Đạt Ma từ bi cùng tột, lạinói với Vũ Đế “Không biết”. Khiến cho Vũ Đế kinh hoàng đi, không hiểu Đạt Ma muốn nói gì . Đến mức này mà còn chấp có hay không thì đều chẳng nhằm.

Đoan hòa thượng có lời tụng rằng;

Một tên bình thường một ưng rơi

Lại thêm tên nữa mất công thôi

Trở về Thiếu Thất ngồi yên đó,

Vũ Đế đừng mong ngỏ lời mời.

Lại nói, “ Ai muốn mời Đạt Ma trở lại cơ?”

Vũ Đế không hiểu, Đạt Ma bỏ nước Lương mà đi, lão hán này chỉ còn biết lúng túng. Đạt Ma bèn qua sông đến nước Ngụy. Sau này có truyền kỳ nói lại rằng Đạt Ma đạp trên một cọng lau mà qua sông. Điều này không được rõ lắm, có thể là những lời tán tụng mà thôi.[6]Lúc ấy Ngụy Minh Đế đang trị vì. Minh Đế vốn thuộc về một chủng tộc phương bắc, gọi là Thác Bạt (Toba) sau này mới tự nhận là người Trung Quốc. Đạt Ma đến đó không đi gặp ai nữa mà lên thẳng núi Thiếu Lâm, ngồi thiền quay mặt vào tường suốt chín năm. Sau đó mới gặp Nhị Tổ. Người ở vùng đó gọi Đạt Ma là “ Bích Quán Bà La Môn”.

Vũ Đế sau đó hỏi Chí Công, Chí Công nói, “ Thế bệ hạ đã biết người ấy là ai chưa?” Vũ Đế nói, “Không biết”. Thử nói xem cái “ không biết” này là một hay khác với cái “không biết” của Đạt Ma. Giống thì có giống, nhưng mà không phải là một. Thiên hạ hay hiểu lầm mà bảo rằng, “ Trước đó, lúc Đạt Ma nói “ không biết” là đang trả lời về Thiền, sau đó lúc Vũ Đế trả lời Chí Công, câu trả lời ấy chỉ nằm ở bình diện tri thức công ước.” May thay điều này chẳng có gì nhằm nhò với ý chỉ của Đạt Ma. Lúc ấy Chí Công hỏi như thế, thử hỏi xem, Vũ Đế phải trả lời như thế nào? Tại sao không một gậy đập chết Chí Công đi cho rồi để khỏi phải lộ vẻ hồ đồ? Vũ Đế lại thành thực mà khẩn khoản đáp là “ không biết”. Chí Công thấy cơ hội, bèn chụp lấy mà nói, “Đó chính là Bồ Tát Quan Âm đến để truyền tâm ấn của Phật.” Vũ Đế bèn ân hận mà sai sứ đuổi theo để mời Đạt Ma trở lại. Ngây ngô thật! Phải chi lúc Chí Công nói, “Đó chính là Bồ Tát Quán âm đến để truyền tâm ấn của Phật,” mà Vũ Đế tống cổ ông ta ra khỏi nước thì hẳn đã còn có gì hay ho hơn.

Theo truyền thuyết thì Chí Công mất vào năm Thiên Giám thừ mười ba (514 A.D), Đạt Ma thì mãi năm Đại Thông nguyên niên (520 A.D.) mới tới Lương. Như thế là cách nhau có đến bảy năm, làm thế nào có thể bảo là hai người có gặp nhau được? Đây hẳn phải là một truyền thuyết sai lầm. Song những gì đã ghi lại trong truyền thống, ở đây không bàn cãi làm gì. Điều quan trọng là phải hiểu cái ý chính của vấn đề mà thôi. Thử nói xem, Đạt Ma là Quan Âm, Chí Công cũng là Quan Âm, vậy thì ai thật sự là Quan Âm đây? Đã là Quan Âm thì tại làm sao lại còn có hai? Tại sao lại chỉ có hai, mà không hàng đoàn hàng lũ?

Sau đó ở Ngụy Đạt Ma có nghị luận với Quang Thống luật sư và tam tạng sư Bồ Đề Lưu Chi. Đạt Ma gạt bỏ hình tướng chỉ thẳng vào tâm, song hai vị kia thì chấp trước thành kiến cho nên không chấp nhận nổi lập luận của Đạt Ma. Rốt cuộc còn sinh khởi lòng ganh ghét và mấy bận toan đầu độc Đạt Ma. Đến lần thứ sáu, vì hóa duyên đã trọn vẹn, và cũng đã tìm được người để truyền Pháp, bèn thản nhiên chấp nhận[7], rồi ngồi thẳng thắn mà mất. Đạt Ma được mai tang ở chùa Định Lâm trên núi Hùng Nhĩ. Sau này người nước Ngụy là Tống Vân trên đường đi sứ có gặp Đạt Ma trên ngọn Thông Lĩnh tay cầm một chiếc dép trở về Ấn Độ.

Vũ Đế thương tiếc, tự soạn văn bia rằng, “Ôi, thấy mà chẳng thấy, gặp mà chẳng gặp, ngàn xưa ngàn sau, oán thay hận thay.” Rồi lại tán thán rằng,” Tâm mà không thì trong sát na chứng được diệu giác, tâm mà có thì ngàn muôn kiếp vẫn đọa luân hồi.”

Thử nói xem hiện giờ Đạt Ma ở đâu? Đi qua rồi mà cũng chẳng biết.

TỤNG:


Sự thật trống không

Làm sao phân biện

Trước trẫm là ai?

Còn nói không biết

Do đó lén qua sông

Há không sinh gai góc

Cả nước đuổi theo cũng chẳng về,

Ngàn sau ngàn xưa nhớ mong suông

Đừng nhớ mong

Gió thổi mặt đất bao giờ ngưng

Sư nhìn hai bên nói:

Nơi này còn có Tổ Sư chăng/

Tự đáp, “Có”.

Đến đây rửa chân cho lão tăng

BÌNH: Tuyết Đậu tụng công án này, giống như y thể khéo múa Thái A Kiếm, uyển chuyển trong không, đương nhiên không phạm phải mũi nhọn. Nếu như không có cái khả năng này, thì vừa nhặt kiếm lên tay hẳn đã bị mũi nhọn đả thương. Đối với những người đủ mắt để nhìn thấy thì một niệm, một xuyên, một khen, một chê, chỉ dùng tứ cú mà định đoán cả một tắc công án. Phàm việc tụng cổ, thường là giảng về Thiền một cách vòng vo, nêu lên ý chính của vấn đề xưa, rồi theo các dữ kiện mà kết thúc công án, chỉ có thế thôi.

Tuyết Đậu giáp mặt trực tiếp với công án, lập tức tụng rằng, “Sự thật trống không, làm sao phân biện?” Dưới câu đầu, Tuyết Đậu thêm một câu này, quả là kỳ đặc hết sức. Thử nói xem, rốt cuộc phải phân biện như thế nào? Dù cho có mắt sắt người đồng đi nữa, cũng chẳng biết đường nào mà rờ rẫm. Đến chổ này rồi, há có thể lấy tỉnh thức ra mà đắn đo được sao? Do đó mà Vân Môn nói, “ Như đánh đá lửa, giống ánh điện chớp”. Vấn đề này không nằm trong sự suy nghĩ hay ý tưởng. Đến lúc mà ông há miệng, thì đâu còn có công dụng gì nữa. Ngay lúc tính toán so đo vừa khởi, thì con chim cắt đã bay qua Tân La ( Cao Ly ) rồi.

Tuyết Đậu nói, “Các ông tăng trong thiên hạ, các ông phân biện vấn đề này như thế nào? Đối diện với trẫm là ai?” Lại còn nói “không biết”. Đây chính là chỗ từ tâm của Tuyết Đậu, nổ lực không ngớt để giúp thiên hạ. Thử nói xem “trống không” và “ không biết” là một hay hai. Nếu như người đủ khả năng hiểu, thế nào cũng phân nó làm hai. Thiên hạ ở mọi nơi thường nói, “Tuyết Đậu cùng lắm chỉ nêu lại vấn đề lên một lần nữa mà thôi.” Đâu có biết rằng, bốn câu tụng đã nói lên hết ý nghĩa của công án rồi.

Sau đó vì lòng từ bi, Tuyết Đậu mới tụng sự tích nhân duyên rằng, “ Do đó lén qua sông, há không sinh gai góc?” Đạt Ma đến xứ này vốn để giải thoát thiên hạ khỏi chỗ dính dấp ràng buộc, nhổ đinh bạt chốt, cắt dọn gai góc. Tại sao Tuyết Đậu lại đi nói rằng Đạt Ma làm gai góc sinh? Cũng không phải chỉ vào buổi ấy, mà ngày nay dưới chân mọi người gai góc cũng đã thâm đến mấy trượng. “Cả nước đuổi theo cũng chẳng về, ngàn xưa ngàn sau nhớ mông suông”, đúng là không phải trượng phu. Thử nói xem, Đạt Ma ở đâu? Nếu thấy được Dạt Ma thì sẽ thấy được chỗ vì người của Tuyết Đậu.

Tuyết Đậu lại sợ thiên hạ mải đuổi theo kiến thức thường tình, cho nên mở tung khóa chốt, để lộ chỗ thấy của mình mà nói rằng, “Đừng nhớ mong! Gió thổi mặt đất bao giờ ngưng.” Nếu đã không nhớ mong, thì các chuyện dưới chân mình làm sao mà nảy sinh? Tuyết Đậu nói, hiện giờ ở đây, gió trong thổi mặt đất, trên trời dưới đất, có chỗ nào là cùng cực? Tuyết Đậu đem tất cả các việc từ thiên cổ vạn cổ ném ngay ra trước mặt. Không phải chỉ với một mình Tuyết Đậu, mà ngay hiện giờ có chỗ nào là cùng cực? Ngay cả nơi con người các ông,có chỗ nào là cùng cực?

Tuyết Đậu lại vẫn sợ thiên hạ sẽ chấp trước vào chỗ này, cho nên lại mượn vào phương tiện, lớn tiếng nói, “Nơi này còn có Tổ Sư chăng?” Rồi tự trả lời, “Có”. Ở đây Tuyết Đậu chẳng còn ngần ngại bộc lộ lòng dạ của mình cho thiên hạ. Lại tự nói, “Đến đây rửa chân cho lão tăng”.Quả tình là hạ thấp quang huy của người ta một cách quá đáng, song lúc ấy Tuyết Đậu cũng đã cung hiến cả tay chân mình. Thử nói xem, ý của Tuyết Đậu nằm ở chổ nào? Đến chổ này rồi thì có gọi là lừa cũng được, có gọi là ngựa cũng được, mà có gọi là Tổ Sư cũng được. Song làm sao có thể gọi tên hay mô tả được? Ý kiến thông thường rằng Tuyết Đậu chỉ lợi dụng Tổ Sư, may thay chẳng có gì nhằm nhò với việc này cả. Nhưng mà thử nói xem, rốt cuộc là chuyện gì đây? “Chỉ cho lão hồ biết, không cho lão hồ hiểu”.


Attached%20Image

Còn tiếp

--------------------
Đây là chủ đề để HH có đất tới lui thăm viếng diễn đàn, HH sẽ từ từ đăng bài lên, mời quý thân hữu " từ từ " thưởng thức ...Smile


Chỉnh sửa lại bởi Hoa Hạ - 29/May/2011 lúc 8:14pm

Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.

Hoa Hạ

IP IP Logged
Hoa Hạ
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 19/Jan/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 968
Quote Hoa Hạ Replybullet Gởi ngày: 30/May/2011 lúc 7:43pm
TẮC THỨ NHÌ

CHÍ ĐẠO VÔ NAN CỦA TRIỆU CHÂU


THÙY: Trời đất hẹp; trăng sao tinh tú đồng thời tối ám. Dù cho là gậy giáng xuống như mưa sa, tiếng hét vang dội như sấm động, các ông vẫn chưa đảm đương được việc hướng thượng của tông môn.Dù cho là chư Phật của ba đời, cũng chỉ có thể tự biết;Tổ Sư của các thế hệ cũng không thể đề cập rốt ráo được vấn đề. Cả một kho giáo lý cũng không giải thích hết, các tăng sĩ thông thái cũng không tự cứu được. Đã đến mức độ này rồi, làm thế nào còn xin chỉ đạo nữa được?Nói ra chữ “Phật” chẳng khác gì là lội trong nước bùn, nói ra chữ “ Thiền” cả mặt lúng túng. Bậc thượng sĩ có công tu tập lâu dài chẳng cần phải đợi ai nói, còn kẻ hậu học căn cơ thô thiển thì vẫn cần phải điều nghiên và hiểu thấu.[8]

CỬ: Triệu Châu dạy chúng nói, “Đạo lớn không khó miễn đừng so đo. Vừa có ngôn ngữ lập tức có lựa chọn so đo. Điều này hết sức minh bạch. Lão tăng này chẳng ở nơi minh bạch. Các ông có còn trì giữ gì chăng?”

Lúc ấy có ông tăng hỏi, “ Không ở nơi minh bạch, thì thầy trì giữ cái gì?”

Triệu Châu nói “ Tôi cũng chẳng biết nữa.”

Ông tăng nói, “Hòa thượng đã không biết cớ sao còn nói là không ở nơi minh bạch?”

Triệu Châu nói, “Hỏi về vấn đề là đủ rồi. Mau lạy rồi trở lui.”

BÌNH: Triệu Châu thường dẫn lời “Đạo lớn không khó, miễn đừng so đo” này. Đây vốn là từ bài Tín Tâm Minh” của Tam Tổ[9] “Đạo lớn không khó, miễn đừng so đo. Đừng thích hay ghét, tự nhiên minh bạch.” Vừa khởi lòng thị phi, tức là có lựa chọn so đo, điều này rất minh bạch. Vừa sinh lòng hiểu như thế, vấn đề kể như đã vuột mất. Khi bị ràng buộc dính dấp, biết làm được gì? Triệu Châu nói, “Đây là lựa chọn so đo, điều này rất minh bạch.” Thời buổi này người tham Thiền học đạo, nếu không vướng vào chỗ lựa chọn so đo, thì cũng ngồi trong sự minh bạch. Triệu Châu nói, “ Lão tăng không ở nơi minh bạch. Các ông có còn trì giữ gìn nữa chăng?” Các ông đã không ở chỗ minh bạch, thử nói xem, Triệu Châu ở đâu? Tại sao vẫn còn dạy cho thiên hạ trì giữ?

Ngũ Tổ thường nói, “Đưa tay ra như thế dắt các ông, các ông hiểu như thế nào? Thử nói xem, đâu là chỗ đưa tay ra? Nhận thức ý nghĩa đầu lưỡi câu, đứng chấp vào điểm giữa cán cân.

Ông tăng kia bước ra, quả là kỳ đặc hết sức. Tại sao vậy? Ông ta nắm được chỗ hở của Triệu Châu bèn dồn Triệu Châu bằng câu hỏi. “ Hòa thượng đã không ở nơi minh bạch thì còn trì giữ cái gì nữa?” Triệu Châu cũng hay, chẳng bao giờ dùng đến gậy hay hét, chỉ nói, “ Tôi cũng chẳng biết”. Nếu như không phải là lão tăng , bất cứ ai bị ông tăng kia dồn như thế ắt cũng đến phải lúng túng. May mà lão tăng Triệu Châu có thể tự tại chuyển thân cho nên mới trả lời ông tăng như trên. Những kẻ học Thiền ngày nay, bị hỏi cũng thường trả lời, “ Tôi cũng chẳng biết, chẳng hiểu.” Có điều tuy chung một đường song không cùng một lối. Ông tăng kia có chỗ đặc biệt lắm; mới biết hỏi tiếp, “ Hòa thượng đã không biết, cớ sao còn nói là không ở nơi minh bạch?” Đối đáp thật hay!

Nếu như là người khác thì không cách chi mà gỡ gạc cho được. song Triệu Châu lại là một chuyên gia, chỉ nói với ông tăng kia, “ Hỏi về vấn đề là đủ rồi, lạy rồi trở lui đi.” Ông tăng này vẫn chẳng biết phải đối xử thế nào với lão hán này, chỉ còn biết ấm ức ngậm miệng.

Đây đúng là bậc tông sư đại đảm, không bao giờ bàn luận về lẽ huyền diệu hay cơ cảnh với chúng ta, mà chỉ tiếp thiên hạ bằng những vấn đề căn bản nhất. Cho nên nói, “ Khi chúng mình bài báng nhau ta chấp các ông cặp sừng, khi chúng mình phỉ nhổ nhau ta chấp các ông tạt nước.” Đâu có ai ngờ rằng lão hán này suốt đời hành cước chẳng bao giờ xử dụng đến gậy hay hét, mà chỉ dùng những lời lẽ tầm thường, có điều người trong thiên hạ chẳng ai làm gì được ông ta cả. Chỉ bởi vì bình sinh không bao giờ ông ta chịu so đo:cho nên ông ta đắc đại tự tại tha hồ tung hoành ngang dọc. Người thời buổi này không hiểu, chỉ nói rằng Triệu Châu không trả lời câu hỏi hoặc giải thích cho người khác. Họ đâu có ngờ rằng sự việc lướt qua trước mặt họ mà họ không hay biết.

TỤNG:

Đạo lớn không khó

Đầu mối ngôn ngữ

Một có nhiều loại

Hai không nhị nguyên

Chân trời nhật nguyệt lên xuống

Ngoài song núi thâm nước lạnh

Trong đầu ý cạn sao còn vui

Cây khô điệu sáo vẫn chưa dứt

Khó thật! Khó thật!

So đo minh bạch bạn tự nhìn.

BÌNH: Tuyết Đậu biết ý của Triệu Châu cho nên mới tụng rằng, “Đạo thật không khó.” Sau đó lại nói tiếp, “Đầu mối ngôn ngữ”. Chỉ một mà không hiểu ba. Tuyết Đậu nói, “Một có nhiều loại, hai không nhị nguyên,” đây chính là lấy ba mà hiểu lại một. Thử nói xem đâu là đầu mối ngôn ngữ? Tại sao trong một có nhiều loại mà trong hai lại không có nhị nguyên? Nếu như không đủ mắt để nhìn, biết rờ rẫm ở đâu đây? Nếu như hiểu được hai câu này, thì đúng như la cổ nhân gọi là “ trở thành thuần nhất[10] lại như xưa thấy núi là núi sông là sông, dài là dài, ngắn là ngắn, trời là trời, đất là đất.” Song cũng có lúc gọi trời là đất, có lúc gọi đất là trời, có lúc bảo núi không phải là núi, bảo sông không phải là sông. Rốt cuộc làm thế nào để được bình an? Gió tới cây rung, sóng dâng thuyền lên.Xuân sinh hạ trưởng thu liễm đông tàn. Mọi vật tự diễn biến theo thứ tự bình thường của chúng. Bốn câu tụng này đột nhiên dứt tuyệt.

Tuyết Đậu có thừa tài, cho nên mới mở túi ra cho chúng ta một kết luận. Có điều chỉ giống như đặt thêm đầu lên đầu mà thôi, nói rằng “Đạo Phật không khó, đầu mối ngôn ngữ. Một có nhiều loại, hai không có nhị nguyên.” Tuy rằng không có nhiều sự vật, song nơi chân trời lúc mặt trời mọc thì mặt trăng lặn, ngoài song lúc núi thâm thì nước lạnh. Đến mức này rồi thì ngôn ngữ cũng đến nơi cùng cực, cái gì cũng là đạo và mọi vật đều là thật. Phải chăng đây là lúc mà tâm cảnh đều quên, hợp thành thuần nhất. Đầu lời tụng Tuyết Đậu có hơi đơn độc và lừng lững; khúc cuối lại cũng có phần lậu đậu không ít. Nếu như tham rõ ra thấy suốt được, thì nó giống như mùi vị của đề hồ. Còn nếu như vẫn chưa dứt bỏ được cảm quan, thì chỉ thấy mơ hồ lúng túng, tuyệt nhiên không thể hiểu được lối nói chuyện này.

“Trong đầu ý cạn sao còn vui, cây khô điệu sáo vẫn chưa dứt”. Đây chính là chổ phối hợp, các công án hỏi về Đạo của người xưa, Tuyết Đậu rút tỉa ra, xâu vào một chuỗi, rồi dùng mà tụng “đạo lớn không khó, miễn đừng so đo.” Người bây giờ không hiểu ý cổ nhân, chỉ cắn chữ nhai câu, đến bao giờ mới hết đây? Phải là một người thông thạo lắm mới hiểu được lối nói chuyện này.

Chẳng lẽ chưa nghe có ông tăng hỏi Hương Nghiêm, “Thế nào là đạo?” Hương Nghiêm đáp, “Điệu sáo trong rừng cây khô.” Ông tăng hỏi, “Thế nào là người trong đạo?” Hương Nghiêm đáp, “Đôi mắt trong đầu lâu”. Sau đó ông tăng hỏi Thạch Sương, “ Thế nào là điệu sáo trong rừng cây khô?” Thạch Sương nói, “Vẫn còn thấy vui.” Ông tăng nói, “Thế nào là đôi mắt trong đầu lâu?” Thạch Sương nói, “ Vẫn còn vướng vào trong trí thức”. Ông tăng thuật lại cho Tào Sơn. Tào Sơn nói, “Huyết mạch chưa đoạn”. Ông tăng hỏi,” Thế nào là đôi mắt trong đầu lâu?” Tào Sơn nói, “Chưa khô hết”. Ông tăng hỏi, “Ai là người nghe thấy?” Tào sơn nói, “Không trời đất là không có người nào không nghe.” Ông tăng hỏi,” Không hiểu cái câu “điệu sáo’ kia trích dẫn từ đâu?” Tào Sơn nói, “Không hiểu là trích dẫn từ đâu, song những ai nghe thấy đều chết cả.” Rồi tụng rằng, “ Cây khô điệu sáo thật thấy đạo, đầu lâu không thức mắt mới sáng. Hỉ thức diệt hết mọi sự dứt, sao phân biệt được trong với đục?” Tuyết Đậu có thể nói là có kỹ sảo lớn, một lúc mà co thể tóm lược bài tụng cho các ông. Tuy như vậy, chẳng hề vướng vào nhị nguyên.

Chỗ cuối bài tụng, Tuyết Đậu có ý vì người, mới nói, “Khó thay, khó thay!” Chính cái “ khó thay, khó thay , khó thay” này mà các ông phải tham cho thấu thì mới có thể hiểu được. Tại sao lại như thế? Há không nghe Bách Trượng nói, “Tất cả ngôn ngữ, sơn hà đại địa, mỗi cái tự trở về với chính mình.” Phàm những cái Tuyết Đậu nêu ra hay lấy đi cuối cùng đều tự trở về chính nó. Thử nói xem chỗ nào là chỗ Tuyết Đậu vì thiên hạ? So đo, minh bạch, tự ông nhìn lấy? Đã bày vẽ dây dưa, tại sao lại còn nói, ông tự nhìn lấy.” Thử nói xem ý của thầy ta ở chỗ nào? Đừng có nói là người khác không hiểu nổi, ví dù sư núi này đến chỗ đó, cũng chẳng thể nào hiểu nổi.
 
còn tiếp

Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.

Hoa Hạ

IP IP Logged
Hoa Hạ
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 19/Jan/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 968
Quote Hoa Hạ Replybullet Gởi ngày: 31/May/2011 lúc 7:00pm
TẮC THỨ BA

MÃ SƯ BẤT AN

THÙY: Một cơ một cảnh, một lời một câu,phải tìm lối mà vào. Có một vết thương trên thịt, nó có thể thành hang thành động. Đại dụng hiện tiền không còn qui tắc .Phải tìm cho ra cái chỗ hướng thượng.Nó bao trùm trời đất, song không biết chỗ nào mà rờ rẫm. Như vậy cũng được mà không như vậy cũng được, thế thì quá rườm ra. Như vậy cũng không được mà không như vậy cũng không được, thế thì quá đơn độc. Không theo hai con đường này, như thế nào mới đúng? Xin thử nêu ra xem.

CỬ: Mã Đại Sư[11] không khỏe. Viện chủ hỏi “ Gần đây sức khoẻ của hòa thượng như thế nào? Đại sư nói, “ Nhật diện Phật, nguyệt diện Phật[12]

BÌNH: Mã Đại Sư không khỏe. Viện Chủ hỏi, “Gần đây sức khỏe của Thầy ra sao?” Đại Sư nói, “Nhật diện Phật, nguyệt diện Phật.” Nếu như các bậc Tổ Sư không đương đầu với thiên hạ bằng những vấn đề căn bản nhất, làm thế nào chúng ta có thể có được cái quang huy của Đạo như thế này? Nếu hiểu được cái cốt yếu của công án này, người ta có thể một mình lửng thửng tận trời cao. Nếu không hiểu được cốt yếu của nó thì tựa như lạc bước trước rặng cây khô trên vách đá. Nếu như là người có bản lãnh, đến chỗ này hẳn phải có khả năng để dắt trâu của thợ cầy, đoạt thức ăn của người đói, thì mới có thể thấy được cái chỗ vì người của Mã Đại Sư.

Ngày nay có nhiều người nói rằng Mã Đại Sư tiếp viện chủ. May thay mà lời ấy chẳng có gì nhằm nhò với việc này cả. Ngày nay trong chúng tăng cũng có nhiều người hiểu sai, trợn mắt mà nói, “Ở đây mắt trái là nhật diện, mắt phải là nguyệt diện.” Nói như vậy thì có gì là nhằm nhò? Cho dù đến năm con lừa đi nữa nằm mộng cũng chẳng thấy được. Chỉ để cho ý của cổ nhân lướt qua mà không bắt được.

Còn như Mã Đại Sư nói như thế, ý nghĩa ở chỗ nào? Có người bảo ý Mã Đại Sư muốn nói là, “Pha thuốc đau bụng và mang đến cho tôi một chén.” Như thế thì có gì nhằm nhò? Đã đến chỗ này rồi thì làm sao để được bình an? Cho nên mới có lời nói, “ Một con đường hướng thượng, ngàn thánh không truyền; người học mệt mỏi với hình tướng, giống như con khỉ bắt bóng.”

Chỉ cái “ Nhật diện Phật, nguyệt diện Phật”này cũng hết sức khó thay, ngay cả Tuyết Đậu cũng thấy khó tụng. Song bởi vì thầy ta đã thấy rõ, cho nên mới dùng hết sức bình sinh ra mà chú giải.Các vị có muốn thấy Tuyết Đậu không? Xin đọc đoạn văn dưới đây.’

TỤNG:

Nhật diện Phật nguyệt diện Phật

Ngũ đế tam hoàng là cái gì?

Hai mươi năm nay bao tân khổ,

Vì mấy người bận vào hang rồng!

Cái mệt nhọc này đáng nói lại,

Nạp tăng mắt sáng chớ coi thường.

BÌNH: Khi Tống Thần Tông còn tại vị (1086-1085) ông ta nghĩ rằng bài tụng này châm biếm quốc gia, cho nên không cho phép ghi vào Đại Tạng. Trước hết Tuyết Đậu nêu ra, “Nhật diện Phật nguyệt diện Phật, Ngũ đế tam hoàng là cái gì?” Thử nói xem, ý của thầy ta nằm ở đâu? Vừa rồi tôi mới giải thích cho quí vị rồi. Tuyết Đậu trực tiếp chú giải ( Mã Tổ). Cho nên mới có lời nói rằng “ Thả câu bốn biển, chỉ câu mãnh long.” Chỉ một câu này đã chấm dứt bài tụng.Sau đó, Tuyết Đậu lại vụng về việc nổ lực tham thiền cả đời của thầy ta. “ Hai mười năm nay bao tân khổ, vì người mấy bận vào hang rồng”. Tuyết Đậu giống cái gì? Giống như một người vào hang rồng để tìm ngọc. Sau đó mới phá tan vô minh. Dù việc này có thể nói là kỳ đặc hết sức, nguyên lai chỉ giống như “ Ngũ đế tam hoàng là cái gì? “ Thử nói xem, cốt yếu của lời nói của Tuyết Đậu nằm ở chổ nào? Cần phải tự mình lui lại mà ngó, sau đó mới thấy được nó nằm ở chỗ nào?

Đa số người ta không hiểu ý của Tuyết Đậu chỉ nói là thầy ta châm biếm quốc gia. Hiểu như thế, chỉ là tình kiến. Đây là trích từ bài “ Công Tử Hành Thi” của Thiền Nguyệt, “Áo gấm thêu, tay cầm chim cắt; lững thững mặt mày đầy khinh hốt. Cấy gặt khó khăn nào hay biết, Ngũ đế tam hoàng là cái gì?” Tuyết Đậu nói, “ Cái mệt nhọc này đáng nói lại, nạp tăng mắt sáng chớ coi thường.” Có bao nhiêu người sinh sống trong hang rồng? Dù cho ông có là ông tăng mắt sáng có mắt trên trán và đạo bùa dưới nách, chiếu sáng khắp tứ phương thiên hạ, đến chỗ này cũng không thể khinh hốt, mà phải cẩn trọng mới được.

còn tiếp

Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.

Hoa Hạ

IP IP Logged
Hoa Hạ
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 19/Jan/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 968
Quote Hoa Hạ Replybullet Gởi ngày: 31/May/2011 lúc 7:28pm
TẮC THỨ TƯ

ĐỨC SƠN MANG BAO HÀNH TRANG

THÙY: Dưới thanh niên bạch nhật, không cần phải vạch đông chỉ tây. Song tùy thời tiết nhân duyên vẫn cần phải tùy bệnh cho thuốc. Thử nói xem, buông thả hay giữ chặt cái nào hơn? Thử nêu ra xem sao.

CỬ: Đức Sơn đến nơi của Quy Sơn, ôm bao hành trang vào Pháp đường, đi từ tây qua đông rồi từ đông qua tây, nhìn quanh nói, “ Vô, vô,” rồi bỏ ra ngoài. Tuyết Đậu phê bình rằng “ Khám phá ra rồi.” Song khi Đức Sơn đến cổng lại nói, “ Cũng không nên thô suất như thế.” Rồi lại đầy đủ uy nghi trở vào gặp Quy Sơn. Lúc Quy Sơn ngồi đó, Đức Sơn dơ tọa cụ lên nói, “Hòa thượng!” Quy Sơn toan chụp lấy phất trần, Đức Sơn bèn hét, rồi rũ áo bỏ đi ra.

Tuyết Đậu phê bình rằng, “Khám phá ra rồi.”

Đức Sơn quay lưng về Pháp đường, mang dép cỏ vào rồi bỏ đi. Tối đến Quy Sơn hỏi vị thủ tòa, “ Người vừa rồi mới đến đâu rồi?” Thủ tòa nói, “Lúc ấy ông ta quay lưng về Pháp đường, mang dép cỏ vào rồi bỏ đi.” Quy Sơn nói, “ Người ấy sau này thế nào cũng lên đỉnh cao tự xây am cỏ mà tiếp tục bài Phật bang Tổ.”

Tuyết Đậu phê bình, “ Thêm sương lên tuyết.”

BÌNH: Nêu xong lời của Đức Sơn chỉ thêm ba chữ “điểm”. Quý vị có hiểu không? Có lúc xem một cọng cỏ như thân vàng một trượng sáu ( của Phật), có lúc lại xem thân vàng một trượng sáu ( của Phật ) như một cọng cỏ.

Quy Sơn vốn là giảng sư, tại Tứ xuyên giảng Kinh Kim Cương[13]Theo lời dạy trong Kinh thì trong trí huệ đạt được sau khi chứng Kim Cương Dụ Định (Vajropamasamàdhi), người hành giả học uy nghi Phật trong một ngàn kiếp, tu tập Phật hạnh trong một ngàn kiếp, rồi sau đó mới thành Phật .Thế mà bọn ma ở phương nam lại nói, “Tâm chính là Phật”. Đức Sơn lấy làm công phẫn, gánh theo sớ sao đi về phương nam để dẹp tan bọn ma này. Thấy thầy ta công phẫn như thế cũng đủ hiểu thầy ta là một tay mãnh liệt như thế nào.

Lúc mới đến Phong Châu, Đức Sơn gặp một bà lão bán bánh rán bên lề đường, mới đặt sớ sao xuống, định mua vài món ăn điểm tâm. Bà lão hỏi, “ Thầy mang theo cái gì vậy?” Đức Sơn nói, “ Kim Cương Kinh Sớ Sao.” Bà lão nói, “Tôi có một câu hỏi, nếu thầy trả lời được xin biếu không bánh cho thầy điểm tâm, còn nếu không trả lời được thì đi chỗ khác mà mua”. Đức Sơn nói, “ Cứ hỏi đi”.Bà lão nói, “ Kinh Kim Cương nói: quá khứ tâm bất khả đắc, hiện tại tâm bất khả đắc, vị lai tâm bất khả đắc,chẳng hay thượng tọa muốn điểm tâm cái nào đây?” Đức Sơn không nói năng gì được. Bà lão bèn chỉ cho đến tham khán Long Đàm.

Vừa bước qua ngưỡng cửa Đức Sơn đã nói, “ Lâu nay nghe tiếng Long Đàm, song khi đến đây chẳng thấy hồ (đàm) mà cũng chẳng thấy rồng(long) hiện.Long Đàm hòa thượng từ sau bình phong bước ra, nói,” Ông quả thật đến Long Đàm”. Đức Sơn bèn cúi lạy rồi lui. Đêm ấy vào phòng của Long Đàm đứng hầu mãi đến khuya. Long Đàm nói, “ Tại sao Thầy chưa lui đi?” Đức Sơn chào rồi vạch màn bước ra, thầy bên ngoài trời tối bèn quay vào nói, “ Bên ngoài tối quá”.Long Đàm bèn thắp đèn giấy rồi đưa cho Đức Sơn, Đức Sơn vừa tiếp lấy, Long Đàm thổi tắt đèn. Đức Sơn thoạt nhiên đại ngộ.Lập tức cúi lạy. Long Đàm nói, “Ông thấy được gì mà ông cúi lạy vậy?” Đức Sơn nói, “ Từ rày trở đi kẻ hèn này không còn giám nghi ngờ những gì các lão hòa thượng trong thiên hạ nói nữa.”

Hôm sau Long Đàm thượng đường nói, “ Trong các ông có một gã răng như rừng kiếm, miệng như bát máu, dù có lấy gậy đập đi nữa cũng không quay đầu. Ngày sau gã sẽ lên đỉnh cao mà lập đạo ta ở đó.” Đức Sơn bèn đem sớ sao ra trước Pháp đường, dơ cao ngọn đuốc lên nói, “ Nghiên cứu các biện luận huyền ảo, thật ra cũng chẳng khác gì đặt một sợi lông vào hư không; xét tận các quan kiện cốt yếu, lại chỉ giống như nhỏ một giọt nước vào thung lũng lớn.” Rồi đốt hết đi.

Sau đó nghe nói giáo lý của Quy Sơn đang thịnh, mới đến nơi để gặp Quy Sơn với tư cách là người thông hiểu Thiền. Không buồn cởi hành trang, Đức Sơn bước thẳng vào Pháp đường, đi từ tây qua đông rồi từ đông qua tây, nhìn chung quanh nói, “Vô, vô”.Rồi bỏ ra ngoài. Thử nói xem ý của Thầy ta là thế nào? Phải chăng thầy ta điên? Nhiều người hiểu lầm bảo rằng đó là cách kiến lập của Đức Sơn, song không đúng chút nào. Thầy Đức Sơn nầy mới thật là kỳ đặc, cho nên mới có lời nói, “ Xuất chúng phải là tay hảo hán, thắng địch là chuyện sư tử con. Tuyển Phật mà không có mắt này, dù cho ngàn năm làm được chi?” Đến chỗ này hẳn phải là một người thông thạo lắm mới nhìn thấy được. Tại sao vậy? Phật Pháp chẳng có gì là phức tạp, làm sao có thể đem tình trần đến mà so đo được? Đó chính là tâm cơ của Đức Sơn, sao mà có lắm lao nhọc như thế . Cho nên Huyền Sa mới nói, “ Cho dù là có giống như bóng trăng trong hồ thu, tiếng chuông trong đêm vắng, khua sóng chẳng làm tan,lúc nào gõ là kêu, song vẫn là việc của bờ bên này sinh tử. Đến chỗ này rồi thì không có được mất,thị phi, cũng chẳng có kỳ đặc kỳ diệu. Đã thế thì làm sao hiểu được việc-Đức Sơn đi từ tây qua đông rồi lại từ đông qua tây. Thử nói xem ý của thầy ta là gì?

Lão hán Quy Sơn chẳng thèm đếm xỉa Đức Sơn nếu như không phải là người như Quy Sơn hẳn thế nào cũng bị Đức Sơn bẻ gãy rồi. Nhìn xem Quy Sơn là tay thông thạo, chỉ ngồi yên đó mà xem thành bại. Nếu như Quy Sơn không nhìn thấu được ngọn gió thổi đến kia, làm sao mà thầy ta có thể đương đầu với vấn đề như thế được. Tuyết Đậu phê bình một lời rằng, “ Khám phá ra rồi.” Đây giồng như thể một thanh sắt. Tăng chúng gọi như vậy là, “trước ngữ”, tuy ở hai bên song lại không trụ bên nào cả. Phải hiểu lời thầy ta nói, “khám phá ra rồi” như thế nào? Chỗ nào là chỗ khám phá? Thử nói xem khám phá Đức Sơn hay là khám phá Quy Sơn?

Đức Sơn bèn bỏ ra ngoài, đến cổng tự viện bèn tự nhủ, “ Không nên thô suất như thế”. Đức Sơn muốn thố lộ tim gan ngũ tạng để cùng Quy Sơn “ pháp chiến” một trận, cho nên mới lại đầy đủ uy nghi trở vào Quy Sơn một lần nữa. Lúc Quy Sơn ngồi đó, Đức Sơn dơ tọa cụ lên nói, “ Hòa thượng!” Quy Sơn toan với lấy phất trần, Đức Sơn bèn hét rồi rũ áo bỏ đi. Kỳ đặc hết sức!

Nhiều người trong tăng chúng nói rằng Quy Sơn sợ Đức Sơn. Nói vậy thì có gì là nhằm nhò? Quy Sơn chẳng hề vội vã. Cho nên cổ nhân nói, “ Người có trí hơn chim thì bắt được chim, có trí hơn thú thì bắt được thú, có trí hơn người thì bắt được người. Ai tham thấu được vấn đề này của Thiền, thì cho dù là tất cả cây cỏ rừng rậm người vật hoa quả sâm la vạn tượng trong trời đất cùng một lúc hét lên, gã cũng chẳng buồn màng tới. Dù cho có lật đổ giường thiền, hét tan đại chúng, gã cũng chẳng buồn màng tới. Cao như trời , rộng như đất. Nếu như mà Quy Sơn không có khả năng bẻ gãy miệng lưỡi của tất cả thiên hạ thì lúc ấy hẳn việc thử thách Đức Sơn đâm ra khó khăn lắm. Nếu như Quy Sơn không phải là thiện tri thức của một ngàn năm trăm người, thì đến lúc đó hẳn đã không phân giải được. Song Quy Sơn là loại người trù tính kế hoạch trong trướng mà đạt được chiến thắng ngoài ngàn dặm.

Đức Sơn quay lưng về Thiền Đường, mang dép cỏ rồi bỏ đi.Thử nói xem, ý của thầy ta là gì? Đức Sơn thắng hay bại? Còn Quy Sơn như thế là thắng hay bại? Tuyết Đậu phê bình, “ Khám pháp ra rồi” Đó là thầy ta nỗ lực để nhìn thấu hoa ngôn cùng cực của cổ nhân.Như vậy thầy ta mới đúng là kỳ đặc. Tuyết Đậu nói, “khám phá ra rồi”, hai lần, chia thành ba đoạn. Lúc ấy mới giải rõ công án. Tuyết Đậu cũng giống như kẻ bàng quan phán đoán hai người kia.

Sau đó lão hán Quy Sơn vẫn cứ tà tà, mãi tối đến mới hỏi vị thủ tòa, “ Cái người vừa rồi mới tới ở đâu rồi?” Thủ tòa nói, “ Lúc ấy ông ta quay lưng về Pháp đường, mang dép cỏ vào rồi bỏ đi.” Quy Sơn nói, “ Người ấy sau này thế nào cũng lên đỉnh cao tự xây am cỏ mà tiếp tục bài Phật bang tổ.” Thử nói xem ý của thầy ta như thế nào? Lão hán Quy Sơn không phải là hảo tâm đâu. Đức Sơn sau này tha hồ mà bài Phật bang Tổ, đánh mưa đánh gió, song thầy ta vẫn chẳng rời khỏi hang động của mình. Nghề nghiệp một đời của Đức Sơn bị Quy Sơn nhìn thấu cả. Ở đây có thể nói rằng Quy Sơn thụ ký cho Đức Sơn được chăng? May có thể nói là đầm lớn giấu được núi, chồn khắc phục được báo? May thay, những cái này chẳng có gì nhằm nhò đến vấn đề cả.

Tuyết Đậu hiểu cái cốt yếu của công án này,cho nên mới dám phán đoán cho người khác nói rằng, “ Thêm sương lên tuyết”. Nêu một lần nữa cho người khác xem. Nếu như ai thấy được, người ấy thật là ngang hàng với Quy Sơn, Đức Sơn và Tuyết Đậu. Nếu như không thấy được, cũng chớ có gượng ép giải thích theo ý riêng.

TỤNG:

Một khám phá

Hai khám phá

Thêm sương lên tuyết,

Phi Kỵ tướng quân vào trại địch,

Còn được an toàn có mấy kẻ?

Vội đi qua,

Không buông tha,

Trên đỉnh cô đơn ngồi trong cỏ.

Ôi!

BÌNH: Tuyết Đậu tụng một trăm tắc công án, từng tắc một thắp hương mà nêu. Cho nên những bài tụng ấy rất được lưu hành trên đời. Thầy ta rành văn chương , thông hiểu công án. Bao giờ cũng suy nghĩ chín chắn rồi mới hạ bút. Tại sao lại thế? Rồng rắn dễ phân, lừa tăng lại khó. Tuyết Đậu tham thấu nhân duyên này, viết ba câu phê bình ở những chỗ gay go khó hiểu nhất. Rồi toát yếu lại mà làm tụng.

“Thêm sương trên tuyết” gần như rơi vào nguy hiểm. Còn Đức Sơn thì như thế nào? Giống như Phi ky Tướng Quân vào trại địch, tức là Lý Quảng thiện xạ đượcvua phong làm Phi Ký Tướng Quân. Sau khi đánh giặc, bị người Phiên bắt, toan cho ngựa xé.Quảng giả chết. Nửa đường len lén mở mắt, thấy tên lính canh trong tay có cung tên, bèn tung mình đoạt cung tên trong tay tên lính canh trong tay có cung tên, bèn tung mình đoạt cung tên trong tay tên lính canh, bắn chết tên lính canh. Rồi đoạt ngựa mà tẩu thoát. Bọn giặc tiếp tục đuổi theo, bị Quảng giương cung bắn chết một tên , giặc sợ quá bèn lui. Gã hán tử này có khả năng sống lại từ cõi chết. Tuyết Đậu dẫn tích này trong tụng để so sánh với việc Đức Sơn trở lại gặp Qui Sơn, giống như thể Lý Quảng lại được trở về Hán, và lại cũng nhảy ra lại như xưa.

Nhìn xem người xưa thấy rốt ráo, hành rốt ráo dụng rốt ráo; quả thật là anh hùng. Phải có cái tài giết người không chớp mắt thì mới có thể lập tức thành Phật được. Chỉ có người lập tức thành Phật, giết người không chớp mắt mới có phần tự do tự tại. Như người bây giờ bị hỏi, mới đấu thì còn có vẻ khí khái của tăng sĩ, song chỉ hỏi dồn một chút, là lập tức bụng mềm chân nhuyễn, lúng ta lúng túng, thiếu hẳn sự liên tục. Cho nên cổ nhân nói,”Tương tục là vấn đề rất khó”. Hãy nhìn Đức Sơn Qui Sơn Hành xử, phải chăng kiến giải của họ luộm thuộm vụng về?Còn được an toàn có mấy kẻ? Vội đi qua” Đức Sơn hét bỏ đi, giống như Lý Quảng bày kế đoạt cung sau khi bị bắt, bắn chết tên lính gác người Phiên, mà trốn thoát khỏi trại giặc. Tuyết Đậu tụng chỗ này quả là có công phu.

Đức Sơn quay lưng về Pháp đường, mang dép cỏ vào rồi bỏ đi. Có người nào bảo thầy ta thắng thế, đâu có biết rằng lão hán ( Qui Sơn) này vẫn như trước đâu có chịu buông tha thầy ta? Tuyết Đậu nói. “ Không buông thá”. Tối đến Qui Sơn hỏi vị thủ tòa, “ Người vừa rồi mới đến đâu rồi?”Thủ tòa nói, “ Lúc ấy ông ta quay lưng về Pháp đường, mang dép cỏ vào rồi bỏ đi.” Qui sơn nói. Người ấy sau này thế nào cũng lên đỉnh cao tự xây am cỏ mà tiếp tục bài Phật bang Tổ.” Qui Sơn chịu buông tha Đức Sơn bao giờ? Dù sao Đức Sơn cũng kỳ đặc hết sức. Đến chỗ này tại sao Tuyết Đậu lại nói, “ Trên đỉnh cô đơn ngồi trong cỏ?” Xong rồi lại hét? Thử nói xem , ý của thầy ta là ở chổ nào? Tham Thiền thêm ba mươi năm nữa đi

Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.

Hoa Hạ

IP IP Logged
Hoa Hạ
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 19/Jan/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 968
Quote Hoa Hạ Replybullet Gởi ngày: 03/Jun/2011 lúc 11:11am
TẮC THỨ NĂM

HẠT GẠO CỦA TUYẾT PHONG

THÙY: Kẻ muốn giữ gìn tông môn của chúng ta hẳn phải là một bậc anh hùng hảo hán, có cái khả năng giết người không chớp mắt, mới có thể lập tức thành Phật được.Cho nên quán chiếu và dụng đồng thời, cuộn mở hòa hợp, lý sự không hai, quyền thực tịnh hành. Bỏ qua một cái ,lập tức kiếp lập nghĩa thứ hai. Nếu như cắt phăng ngay hết những dây dưa, kẻ hậu học sơ cơ, khó có chỗ mà bám víu. Hôm qua như vậy, vấn đề không thể tránh được. Hôm nay mà cũng như thế, thì sai lầm đầy trời. Nếu như là người mắt sáng, chẳng thể bị lừa chút nào. Nếu không như thế, thực chẳng khác gì nằm trong miệng hổ, khó mà không tán thân thất mạng. Thử nêu lên cho quí vị xem.

CỬ: Tuyết Phong dạy chúng nói rằng: “ Gom cả trời đất lại, chỉ lớn bằng một hạt gạo. Ném xuống trước mặt, nếu vẫn mê mờ không hiểu tôi sẽ đánh trống mời tất cả mọi người đến xem.

BÌNH: Trường Khánh hỏi Vân Môn, “ Tuyết Phong nói như thế, còn có chỗ nào không xuất đầu lộ diện được không?” Vân Môn nói, “ Có”.Trường Khánh hỏi, “Tại sao?” Vân Môn nói, “Không phải lúc nào cũng có thể có cái kiến giải của dã hồ tinh được.” Vân Phong nói, “ So với trên thì không đủ, so với dưới thì có đủ. Để tôi thêm dây dưa cho các ông vậy.” Đưa gậy lên nói, “ Còn thấy Tuyết Phong không? Lệnh vua khá nghiêm, không cho phép người ta cướp phá ngoài chợ.” Đại Qui Triệt nói “Để tôi thêm bùn lên đất cho các ông.” Dơ gậy lên nói, “ Nhìn kìa nhìn kìa, lão Tuyết Phong đang ỉa ngay trong mặt các ông. Ôi , tại sao các ông không ngửi thấy mùi cứt thối?”

Tuyết Phong dạy chúng nói, “Gom cả trời đất lại, chỉ bằng một hạt gạo.” Cổ nhân tiếp vật lợi sinh, có những chỗ đặc biệt hết sức. Không bao giờ màng gian khổ, ba lần lên núi Đầu Tử, chín lần đến núi Động Sơn. Đến chỗ nào cũng bầy thùng đen môi gỗ làm đầu bếp chỉ với ý định thấu rõ việc này mà thôi. Khi đến với Động Sơn cũng làm đầu bếp. Một hôm Động Sơn hỏi Tuyết Phong, “ Thầy làm gì vậy?” Tuyết Phong nói, “ Vo gạo” Động Sơn nói, “ Vo hết gạo hay là vo hết cát?”. Tuyết Phong nói, “ Cát với gạo đều vo hết.” Động Sơn nói, “ Vậy thì đại chúng ăn cái gì?” Tuyết Phong bèn lật úp chậu. Động Sơn nói, “ Chú có duyên với Đức Sơn”.Rồi dạy đến gặp Đức Sơn.

Vừa đến nơi Tuyết Phong đã hỏi, “Kẻ học nhân này có phần gì trong việc truyền thừa của tông phái từ xưa chăng?” Đức Sơn lấy gậy đánh Tuyết Phong rồi nói, “Nói cái gì vậy?” Nhờ đó mà Tuyết Sơn thức tỉnh. Sau bị kẹt tuyết trên Ngao Sơn, Tuyết Phong nói với Nham Đầu, “ Lúc tôi bị ăn gậy của Thầy Đức Sơn, tôi có cảm giác giống như thể cái thùng bị đập lũng đáy”. Nham Đầu hét nói, “ Bộ ông không nghe nói cái gì từ ngoài cửa vào chẳng phải là gia bảo trong nhà sao? Phải là cái gì tự chính trong lòng mình tuôn ra bao trùm cả trời đất, lúc ấy mới có phần nào khế hợp.” Tuyết Phong hốt nhiên đại ngộ, cúi lạy nói, “ Sư huynh, hôm nay đúng là đệ thành đạo trên Ngao Sơn.”

Người thời nay nói rằng cổ nhân bày đặt ra cái gì đó để làm qui củ cho người đời sau. Nói như vậy chỉ là phỉ bang vổ nhân mà thôi, như thế cũng chẳng khác gì là thân Phật chảy máu. Cổ nhân không cẩu thá giống như người thời nay, làm gì mà chịu suy tầm một lời hay nửa câu suốt cả đời? Cho nên đối với chuyện phù trì tông môn, liên tục thọ mạng của Phật, cổ nhân chỉ thốt ra một lời hay nửa câu, cũng đủ làm cho cả thiên hạ cứng họng. Không có chỗ để cho các ông suy nghĩ, cảm tưởng , hay đương đầu với đạo lý. Thử xem cách Tuyết Phong dạy chúng. Vì thầy ta từng gặp gỡ các người thông thạo cho nên thầy ta cũng có búa kềm của tay thông thạo. Mỗi khi Tuyết Phong thốt ra một lời hay nửa câu, tuyệt nhiên không phải là hoạt kế của bọn quỉ trong hàng dựa vào tâm cơ hay ý thức, Chỉ hiển nhiên là một người siêu qyần bạt tụy. Đoán định tất cả việc cổ kim, không để hở cho bất cứ một mối nghi nào. Dụng xứ của Tuyết Phong toàn như thế cả.

Một hôm Tuyết Phong dạy chúng rằng, “ Trên Nam Sơn con rắn có mũi rùa, các ông thử đi xem cho kỹ xem.”Lại nói, “ Tất cả trời đất chỉ là con mắt của sa môn, các ông biết đi đâu để ỉa đây?” Lại nói, “Đã gặp các ông ở đình Vọng Châu. Đã gặp các ông ở đình Ô Thạch. Đã gặp các ông ở trước tăng đường.” Lúc ấy Bão Phúc hỏi Nga Hồ, “ Khoan nói đến chuyện trước tăng đường, thế nào là gặp ở đình Vọng Châu và đình Ô Thạch.” Nga Hồ lập tức rảo bước về phòng. Tuyết Phong thường dùng những lời này mà dạy chúng.

Gom cả trời đất lại chỉ lớn bằng hạt gạo.” Thử nói xem, cốt yếu của vấn đề này có thể so đo được bằng tình thức chăng? Cần phải đả phá hết màng lưới, được mất thị phi, một lúc buông bỏ cả. Tự tự tại tại, tự nhiên đi xuyên qua được cái vòng dây dưa thì mới thấy được dụng xứ của thầy ta. Thử nói xem, ý của Tuyết Phong ở chỗ nào? Người ta thường hiểu lầm, lấy tri thức cảm quan ra mà hiểu, rồi nói, “ tâm là chủ của vạn pháp,[14]cả trời đất chỉ nằm trong tay ta”. May thay những cái này chẳng có gì là nhằm nhò với vấn đề cả. Đến chỗ này cần phải nhìn suốt tận xương tủy, song không được vướng vào tri thức và ý niệm cảm quan. Nếu như ông là một tăng sĩ có bản lãnh, đương nhiên ông sẽ thấy rằng Tuyết Phong nhất nhất đều vì người khác cả.

TỤNG:

Đầu trâu mất

Đầu ngựa hiện

Trong kính Tào khê[15] dứt bụi trần

Đánh trống nhìn xem Ngài chẳng thấy,

Trăm hoa xuân đến nở vì ai?

BÌNH: Tuyết Đậu đương nhiên thấy cổ nhân kia. Chỉ cần bắt mạch ông ta rồi tụng “đầu trâu mất, đầu ngựa hiện.” Thử nói xem Tuyết Đậu nói cái gì vậy? Nếu như thấy được, thì nó cũng chỉ tầm thường như việc ăn cháo sáng sớm ăn cơm buổi trưa.Tuyết Đậu từ bi,trước tiên một búa đập tan tành hết, rồi đoán định tất cả bằng một câu. Thầy ta đơn độc lừng lững, như đá lửa như điện chớp, không để lộ cái sắc bén của mình, đâu có chổ nào để các ông bám víu. Thử nói xem, các ông có dùng ý căn mà tìm tòi được chăng? Hai câu này một lúc đã nói lên tất cả.

Ở câu thứ ba, Tuyết Đậu khai thông một đường mới, để lộ chút qui củ, kể như đã rơi vào bụi. Nếu như ông trên lời đặt thêm lời, trên câu đặt thêm câu, trên ý đặt thêm ý, rồi theo đó mà giải thích, thì không những chỉ làm lão tăng hệ lụy mà còn phụ lòng Tuyết Đậu nữa. Câu của cổ nhân tuy như thế. Song ý lại không như vậy. Tuyết đậu không bao giờ bày vẽ ra nguyên tắc để trói buộc người ta cả. “ Trong kính Tào Khê dứt bụi trần.” Biết bao nhiêu người so đo nói rằng tĩnh tâm tức là kính. May thay những lời ấy chẳng có gì nhằm nhò với vấn đề cả. Nếu các ông chỉ lo phân biện so đo, biết đến bao giờ mới dứt đây? Đó chỉ là những lời căn bản, sư núi tôi đâu dám không dựa theo căn bản. “Đầu trâu mất, đầu ngựa hiện?” Tuyết Đậu đã nói quá rõ ràng. Chỉ tại người ta không tự hiểu mà thôi. Tuyết Đậu luộm thuộm như thế lại tụng tiếp, “Đánh trống nhìn xem ngài chẳng thấy.” Những kẻ mê mờ còn thấy chăng? Tuyết Đậu lại nói với cái ông, “ Trăm hoa xuân đến nở vì ai?” Có thể nói là thầy ta mở rộng cửa nẻo, vạch rõ ra cho các ông. Khi mùa xuân đến, nơi thung lũng thâm u bên khe suối hoang vu, ở một nơi không người lui tới, trăm hoa đua nở. Thử nói xem, rốt cuộc nở vì ai?

Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.

Hoa Hạ

IP IP Logged
Hoa Hạ
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 19/Jan/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 968
Quote Hoa Hạ Replybullet Gởi ngày: 03/Jun/2011 lúc 11:13am
TẮC THỨ SÁU

MỘT NGÀY ĐẸP CỦA VÂN MÔN

CỬ: Vân Môn Đại Sư nói, “ Không hỏi ông về trước ngày mười lăm, sau ngày mười lăm thử nói một câu xem?” Rồi tự trả lời, “ Ngày nào cũng là một ngày đẹp.”

BÌNH: Vân Môn Đại Sư thoạt đầu đến tham kiến Mục Châu. Lối dạy của mục Châu tựa như máy quay điện cuốn, thật khó mà bám víu. Bình thường cách đón tiếp người khác của Mục Châu là hễ bất cứ ai vừa bước vào là Mục Châu đã nắm lấy rồi nói, “ Nói, nói” Người kia vừa suy nghĩ, Mục Châu đã đẩy ra ngoài nói. “ Cái dùi xoáy thời nhà Tần!” Lúc Vân Môn đến gặp Mục Châu, lần thứ ba mới dám gõ cửa. Mục Châu hỏi “ Ai” Vân Môn nói, “Văn Yển”.Mục Châu vừa hé cửa, Vân Môn đã nhào vào. Mục Châu giữ lại nói, “Nói, nói!” Vân Môn vừa suy nghĩ, bèn bị Mục Châu đẩy ra. Một chân của Vân Môn vẫn còn kẹt trong then cửa, Mục Châu đóng sầm cửa lại, làm gẫy mất chân Vân Môn. Vân Môn đau quá hét lên, song lập tức đại ngộ. Sau này những lời Vân Môn nói ra đều giống với Mục Châu. Sau đó Vân Môn còn ở trong nhà của Thượng Thư Trần Tháo ba năm.

Mục Châu dạy Vân Môn đến Tuyết Phong . Lúc đến nơi, Vân Môn bước ra khỏi tăng chúng hỏi, “ Phật là gì?” Tuyết Phong nói, “Đừng có nói mơ nữa .”Vân Môn bèn cúi lạy. Rồi ở đó ba năm. Một hôm Tuyết Phong hỏi, “Chỗ thấy của ông như thế nào?” Vân Môn nói , “Chỗ thấy của tôi chẳng khác chút nào với chỗ thấy của các bậc thánh thời xưa.”

Hòa Thượng Linh Thụ suốt hai mươi năm không bao giờ bổ nhậm một vị thủ toà nào. Thường nói, “Thủ tòa của tôi mới sinh,” và “ Thủ tòa của tôi đang chăn trâu.” Lại cũng nói, “ Thủ tòa của tôi đang hành cước.”Bỗng nhiên một hôm ra lệnh cho đánh chuông để tiếp vị thủ tòa ngoài cửa. Tăng chúng đều kinh ngạc, song quả nhiên Vân Môn đến thật. Linh Thụ bèn mời Vân Môn vào ở trong phòng dành cho thủ tòa. Thiên hạ gọi Linh Thụ là Tri Thánh Thiền Sư bởi vì thầy ta biết trước các việc trong quá khứ cũng như vị lai.

Một hôm người cai trị Quảng Đông là Lưu Vương sắp hưng binh, định đích thân đến tu viện hỏi Sư xem việc ấy có thuận tiện không. Linh Thụ đã biết trước cho nên thảnh thơi ngồi mà mất. Lưu Vương tức giận nói, “ Hòa thượng đau từ bao giờ vậy?” Thị giả đáp, “ Thầy chẳng hề đau gì cả, chỉ niêm một cái hộp lại và dặn rằng khi nào vương đến thì trình lên cho vương.” Lưu Vương mở hộp ra thấy một tấm thiệp nói, “ Nhân thiên nhãn mục, chính là vị thủ tòa trong đường.” Lưu Vương hiểu ý, bèn không hưng binh nữa, và mời Vân Môn ra mặt trụ trì ở Linh Thụ. Sau này Sư mới về ở Vân Môn.

Vân Môn khai đường thuyết pháp , có người hỏi, “ Trái cây Linh Thụ đã chín chưa?” Vân Môn nói, “ Có bao giờ ông nghe nói là chưa chín không?”

Một hôm Lưu Vương mời Sư vào trong điện để kiết hạ, cùng với một vài vị tôn túc khác , để giảng giải và thuyết pháp cho các quan viên. Chỉ có mình Sư không nói gì và cũng chẳng có ai gần gũi. Có một vị nội quan làm một bài kệ dán trên điện rằng, “ Tu hành đại trí mới là Thiền, Thiền cần im lặng không huyên hoa. Vạn lời nói khéo đâu phải thật, sao bằng Vân Môn chẳng nói năng.”

Vân Môn bình thường thích nói ba chữ Thiền là “ Quan Sát” (cố), “ Suy Niệm” (giám) và “ Hừ” (di). Lại cũng nói một chữ Thiền. Có ông tăng hỏi, “ Giết cha giết mẹ thì sám hối trước Phật, còn giết Phật giết Tổ thì sám hối trước ai đây? Vân Môn nói, “ Lộ”. Lại hỏi, “ Chính Pháp Nhãn Tạng là gì?” Vân Môn nói, “Phổ”. Không để cho người ta cơ hội để so đo. Trong các trường hợp thông thường Vân Môn cũng hay mắng người ta. Mỗi khi nói ra một lời, tựa như thể một thanh sắt vậy.

Sau đó dưới trướng của Vân Môn xuất hiện bốn bậc minh triết là Đông Sơn Sơ, Trí Môn Khoan, Đức Sơn Mật, và Hương Lâm Viễn, đều là những bậc đại tông sư. Hương lâm làm thị giả cho Vân Môn suốt mười tám năm trời. Ngày ngày Vân Môn chỉ gọi, “ Thị giả!” Lúc Hương Lâm nói, “Dạ”. Vân Môn lại nói, “ Cái gì đây?” Cứ như thế suốt mười tám năm đến một ngày kia Hương Lâm mới ngộ. Vân Môn nói, “ Từ rày trở đi tôi sẽ không gọi ông nữa.” Bình thường lúc dạy người khác Vân Môn thường dùng phương pháp của Mục Châu. Có điều hơi khó bám víu, bởi vì Vân Môn có búa liềm để nhổ đinh bạt chốt. Tuyết Đậu nói, “ Tôi thích các phương pháp mới mẻ của Thiều Dương Lão Nhân, thầy ta suốt đời chỉ nhổ đinh bạt chốt cho thiên hạ.

Vân Môn đưa ra một vấn đề để dạy chúng, “Không hỏi ông về trước ngày mười lăm, sau ngày mười lăm thử nói một câu xem?” Sư cắt đoạn hết các sai biệt chi li chẳng thông phàm thánh. Rồi lại tự trả lời, “ Ngày nào cũng là một ngày đẹp.” Trước ngày mười lăm,” lời này cũng cắt đứt hết các sai biệt chi li. Có điều Vân Môn không nói rằng sau ngày mười lăm là ngày mười sáu. Người đời sau cứ tha hồ giải thích, song có gì là nhằm nhò? Vân Môn lập tông phong, đương nhiên phải có chỗ vì người. Vừa dạy xong, lại tự đáp cho mọi người, “Ngày nào cũng là một ngày đẹp.” Lời này thông quá kim cổ, từ trước đến sau trong một lúc đoán định cả.

Sư núi tôi nói năng như vậy, cũng là dựa theo ngôn ngữ mà hiểu. Giết người không bằng tự giết mình. Vừa mới lập nên nguyên tắc là đã rơi vào hố sâu. Trong một câu của Vân Môn đã gom đủ cả ba câu. Đó chính là tông chỉ gia phong của sư. Bất cứ một lời dạy nào của Vân Môn cũng phải được truy về nguồn. Nếu không như thế thì chỉ võ đoán mà thôi. Việc này không cần đến nhiều luận thuyết như thế. Nếu như hiểu thấu đương nhiên lạp tức thấy ngay ý chỉ của cổ nhân. Hãy xem Tuyết Đậu bày vẽ dây dưa:

TỤNG:

Bỏ đi một,

Nêu lên bẩy.

Bốn phương trên dưới chẳng gì bằng,

Lững thững đạp dứt tiếng nước trong.

Thoáng nhìn thấy rõ vết chim bay,

Cỏ rậm rạp,

Khói bồng bềnh.

Trên vách Không Sinh[16] hoa tơi tả,

Búng thay, thương thay “ thuấn nhã đa.”[17]

Đừng động đậy,

Động đậy ta cho ba chục gậy!

BÌNH: Tuyết Đậu tụng cổ bao giờ cũng được như vậy.Trước tiên bao giờ cũng lấy Kim Cương Bảo Kiếm múa một hồi, sau đó mới để lộ một chút phong qui. Tuy như vậy, song rốt cuộc không thể hiểu theo lối nhị nguyên được.

“Bỏ đi một, nêu lên bảy.” Người ta thường hay hiểu đạo theo con số, nói rằng, “ Bỏ đi một là việc của trước ngày mười lăm.” Tuyết Đậu đột nhiên hạ bút viết hai câu đã ấn phá tất cả, song lại để lộ một chút cho người ta thấy. “ Bỏ đi một, nêu lên bảy”. Điều kỵ nhất là đừng dựa vào ngôn ngữ mà so đo. Tại sao vậy? Bánh khô làm sao có chút nước? Thiên hà phần nhiều rơi vào ý thức. Cần phải hiểu ý nghĩa của vấn đề trước khi ngôn ngữ được thốt ra. Lúc ấy đại dụng hiện tiền tự nhiên là mình sẽ thấy được.

Đó chính là lý do mà Thích Ca Mâu Ni sau khi thành đạo ở nước Ma Kiệt Đà đã bỏ ra hăm mốt ngày để tư duy về vấn đề này. “ Các pháp tịch diệt tướng, không đạt bằng ngôn ngữ. Ta không nên thuyết pháp, mau nhập đạt bằng ngôn ngữ. Ta không nên thuyết pháp, mau nhập Niết Bàn ngay.” Đến chỗ đó rồi thì ngay cả Đức Thích Ca cũng không có chỗ để mở miệng. Song nhờ ở phương tiện thiện xảo, sau khi thuyết pháp cho năm vị tỳ kheo xong, ngài đã đến ba trăm sáu mươi chúng hội, giải thích giáo lý cho người thời ấy. Tất cả những điều này chỉ là phương tiện, cho nên ngài mới cởi bỏ y phục rách rưới của người hành giả. Bất đắc dĩ mới phải noi theo ý nghĩa công ước của chỗ thiển cận để mà dẫn dụ các ông. Nếu như bảo ngay một lúc nói lên sự thật, hẳn là đã chẳng có đến một người, hay thậm chí nửa người, hiểu nổi.

Thử nói xem thế nào là câu cứu cánh? Đến đây Tuyết Đậu để lộ ra một chút ý nghĩa cho người khác thấy. Các ông chỉ cần ở trên đừng thấy có chư Phật, ở dưới đừng thấy có chúng sinh, bên ngoài chẳng thấy có sơn hà đại địa, bên trong chẳng thấy có kiến văn giác tri, lúc ấy ông sẽ giống như người chết đi sống lại. Với tốt xấu sẽ chẳng còn thấy chúng là khác nhau nữa. Sau đó các ông tha hồ ung dung mà không mất quân bằng.Lúc ấy mới hiểu được lời của Tuyết Đậu rằng, “ Bỏ đi một, nêu lên bẩy. Bốn phương trên dưới chẳng gì bằng.” Nếu như hiểu thấu được câu tụng này, thì quả thật là bốn phương trên dưới chẳng có gì so nổi. Sâm la vạn tượng, cây cỏ thú người, mọi vật đều phản ảnh gia phong của mình mà thôi. Cho nên mới có lời nói, “Ở trong vạn tượng riêng lộ thân, chỉ kẻ tự tin mới là gan. Năm xưa lầm lẫn lang thang kiếm, ngày nay nhìn thấy lửa trong băng.” Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn.” Đa số người ta chỉ theo đuổi ngọn mà quên mất gốc. Phải đạt được cái mốc một cách chính đáng, lúc ấy tự nhiên gió thổi cỏ rạp, nước tới sông dâng. “ Lững thững đạp dứt tiếng nước trong.” Lúc ấy dù đi lững thững cũng có thể đạp dứt tiếng nước cả. “ Thoáng nhìn thấy rõ vết chim bay.” Đưa mắt thoáng nhìn, dù cho đó là vết chim bay, cũng thấy rõ ràng như thể có vẽ ra. Đến mức độ này rồi thì “ thổi tắt ngọn lửa dưới vạc dầu, rừng kiếm núi đao đều gãy tan,” chẳng có gì là khó.

Đến chỗ này rồi, Tuyết Đậu vì lòng từ bi, sợ thiên hạ lại vướng vào cái vòng dững dưng, cho nên lại nói tiếp, “ Cỏ rậm rạp, khói bồng bềnh. Thử nói xem đây là cảnh giới của ai? Có thể gọi là ngày nào cũng là một ngày đẹp đưọc không? May thay mà điều này chẳng có gì là nhằm nhò. Đến lúc “ lững thững đạp dứt tiếng nước trong” cũng không phải, mà “ thoáng nhìn thấy rõ vết chim bay” cũng không phải, mà “ thoáng nhìn thấy rõ vết chim bay” cũng không phải; “ cỏ rậm rạp” cũng không phải, “khói bồng bềnh” cũng không phải. Chẳng có cái gì là phải cả. Lúc ấy chính là “ trên vách không sinh hoa tơi tả” Song cũng còn cần phải qua phía bên kia mới được. Như Tư Bồ Đề tránh nơi ồn ào tìm chốn yên tĩnh, vào trong hang tĩnh tọa, chu thiên rải hoa xuống tán thán. Tu Bồ Đề hỏi, “Ai vậy?” Một trong chư thiên nói, “ Tôi là trời Đế Thích.” Tu Bồ Đề Hỏi, “ Ngài tán thán cái gì vậy?” Đế Thích nói, “ Tôi trọng tôn giả khéo giảng Bát Nhã Ba La Mật.” Tu Bồ Đề nói, “ Tôi chưa từng nói một chữ nào về Bát Nhã, tại sao ngài tán thán?” Đế Thích nói, “ Tôn giả không có nói, tôi không có nghe. Không nói không nghe, đó chính là Bát Nhã chân thật. Rồi lại làm mặt đất rung chuyển, rải hoa xuống nữa.

Tuyết Đậu cũng có một bài tụng để nói về vấn đề này, “Mưa tạnh mây tan trời nửa sáng, mấy đỉnh chót vót như bích họa. Không Sinh chẳng biết ngồi trông hốc,khiến cho đất động hoa trời rơi.” Đế Thích đã làm cho mặt đất rung chuyển và hoa trời rơi xuống. đến mức đó rồi biết ẩn trốn ở đâu đây? Tuyết Đậu lại nói, “ Ta sợ có trốn cũng không được, cõi ngoài trời đất đầy ăm ắp. Mơ mơ hồ hồ bao giờ dứt, tám phương gió mát mơn tà áo.” Dù cho ông có sách sẽ trơn tru, không một chút lỗi lầm âu lo, cũng vẫn chưa phải là chỗ cùng cực. Rốt cuộc thì thế nào mới là cùng cực. “ Búng tay thương thay thuấn nhã đa.” “ Thuấn nhã đa” là chữ Phạn có nghĩa là tinh thần của hư không, lấy hư không làm thể, không có thân thể hữu hình để xúc chạm. Lúc Phật quang chiếu mới hiện rõ thân hữu hình. Lúc nào ông đạt được “ thuấn nhã đa” RỒI, Tuyết Đậu sẽ búng tay mà thở than. Tuyết Đậu lại nói, “Đừng động đậy!” Động đậy thì như thế nào? Giống như giữa thanh thiên bạch nhật, mở mắt mà ngủ.

Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.

Hoa Hạ

IP IP Logged
Hoa Hạ
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 19/Jan/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 968
Quote Hoa Hạ Replybullet Gởi ngày: 04/Jun/2011 lúc 10:48pm

TẮC THỨ BẢY


HUỆ SIÊU HỎI VỀ PHẬT

THÙY: Trước tiếng một câu, ngàn thánh không truyền. Chưa thấy rõ ra, như xa ngàn cõi. Dù cho ông có phân biện được nó trước khi có âm thanh thốt lên, làm tất cả thiên hạ phải líu lưỡi, ông vẫn chưa phải là một tay sắc bém. Cho nên mới nói rằng , “ Trời không che hết, đất không chở nổi. Hư không không chứa nổi, trời trăng không chiếu được.”Chỗ không có Phật, mình được tôn xưng,mới bắt đầu một sợi lông, phóng đại quang minh, tung hoành ngang dọc, tự tại trong sự vật, bất cứ cái gì đụng tay vào, không có cái gì là không phải. Thử nói xem, đạt được cái gì mà lại kỳ đặc như thế? Lại nói, “Đại chúng có hiểu không?” Ngựa mệt thuở trước không ai biết, chỉ nói công lao chum cả trời. Bây giờ tạm gác việc này qua một bên, công án của Tuyết Đậu thì như thế nào? Xin thử nêu lên xem.

CỬ: Có ông tăng ( Huệ Siêu) hỏi Pháp Nhãn, “Huệ Siêu xin hỏi hòa thượng , Phật là gì?” Pháp Nhãn nói, “Chú là Huệ Siêu.”

BÌNH: Pháp Nhãn có khả năng vừa đập vừa mổ, và lại biết sử dụng cái khả năng này cho nên mới đáp như thế được. Đó chính là siêu việt qua thanh sắc, đắc đại tự tại, túng đoạt sinh sát gì là ở nơi mình cả. Thầy ta quả thật là đặc sắc. Người ở các nơi bàn luận về công án này rất nhiều, số người lấy tri thức cảm quan ra hiểu nó cũng không phải là ít. Đâu có biết là mỗi khi cổ nhân dạy một câu hay một lời đều tựa như đá lửa điện chớp, mở thẳng ra một con đường chính.

Người đời sau chỉ dựa vào ngôn ngữ mà hiểu. Có kẻ nói, “ Huệ Siêu chính là Phật cho nên Pháp Nhãn mới trả lời như thế.” Có người nói, “giống như thể đang cưỡi trâu mà lại đi tìm trâu.” Cũng có người nói, “ Chính câu hỏi là vấn đề.” Những điều này có gì là nhằm nhò? Nếu hiểu như thế thì không những là tự phụ bạc mình mà còn làm khuất khúc cổ nhân biết mấy. Nếu như muốn thấy được trọn vẹn khả năng của Pháp Nhãn, ông phải là loại người bị đánh một gậy cũng không quay đầu, có răng như rừng kiếm miệng như bát máu, biết tìm lối về bên ngoài ngôn ngữ, thì mới có phần nào khế hợp. Nếu như ái nấy đều hiểu theo tri thức thường tình, thì cả trời đất này chỉ toàn là những kẻ làm diệt mất dòng dõi của Phật. Còn như Huệ Siêu giác ngộ ở đây, ấy là nhờ thầy ta lúc nào cũng quán chiếu tham cứu, cho nên chỉ nghe một lời là đã có thể như cái thùng bị đập lủng đáy.

Cũng như ông tăng giám viện Tắc tuy ở trong chúng hội của Pháp Nhãn song chưa từng xin nhập thất. Một hôm Pháp Nhãn hỏi ông ta, “ Tại sao viện chủ không nhập thất?” Tắc đáp, “ Hòa thượng không biết là hồi ở với Thanh Lâm đệ tử có chứng được đôi chút sao?” Pháp Nhãn nói, “Ông thử kể lại cho tôi nghe xem.” Tắc nói, “Đệ tử hỏi Phật là gì?” Thanh Lâm nói “Bính Đinh đồng tử đến xin lửa.”Pháp Nhãn nói , “Lời hay lắm song tôi e rằng ông hiểu lầm. Thử nói gì nữa xem sao.” Tắc nói, “ Bính Đinh là lửa, lấy lửa mà đi tìm lửa. Cũng như đệ tử đã là Phật rồi lại còn đi tìm Phật”.Pháp Nhãn nói, “ Quả nhiên là giám viện hiểu lầm rồi.” Tắc không vui mới thu dọn hành trang bỏ qua sông. Pháp Nhãn nói “ Người này nếu trở lại thì còn cứu được, nếu không trở lại thì không cứu được nữa.” Đến giữa đường Tắc tự suy gẫm: “ người này là bậc thiện tri thức của năm trăm người, chẳng lẽ ông ta lại lừa mình sao?” Bèn trở lại, vào tham kiến Pháp Nhãn. Pháp Nhãn nói, “Ông cứ hỏi đi, tôi sẽ trả lời cho.” Tắc hỏi, “Phật là gì?”Pháp Nhãn nói, “Bính Đinh đồng tử đến xin lửa.”Nghe lời ấy Tắc bèn đại ngộ.

Thời buổi này có những kẻ trợn mắt làm như là hiểu. Cũng như câu nói: “không có vết thương đừng gây thương tích.” Loại công án này đối với những người có tham thiền từ lâu thì chỉ vừa mới nêu lên là đã hiểu ngay cốt yếu của nó. Trong dòng Thiền của Pháp Nhãn gọi loại công án này là “ tiễn phong tương trụ” (đầu mũi tên nhọn gặp nhau)[18].Họ không sử dụng phương pháp “ ngũ vị quân thần”[19]hay “tứ liệu giản”[20], mà chỉ nói về “tiễn phong tương trụ.” Đó chính là gia phong của Pháp Nhãn, trong một lời có thể thấy ngay hiểu ngay. Còn nếu như đi tìm trong ngôn ngữ rốt cuộc chẳng biết đâu mà rờ[21].

Pháp Nhãn ra mặt với đời đồ chúng có đến năm trăm người. Lúc ấy Phật pháp hưng thịnh vô cùng Thiều Quốc Sư thamhọc với Sơ Sơn đã lâu, tự cho là đắc ý chỉ của Sơ Sơn. Cho nên mới thu thập tất cả văn chương cùng với di ảnh của Sơ Sơn lãnh đạo một số đồ chúng đi hành cước. Đến nơi của Pháp Nhãn, chính Thiều không bao giờ nhập thất mà chỉ dạy cho đồ đề của mình túy theo những người khác mà nhập thất. Một hôm Pháp Nhãn thượng đường, có ông tăng hỏi, “ Thế nào là một giọt nước từ Tào Khê?” Pháp Nhãn nói, “ Thì là một giọt nước từ Tào Khê.” Ông tăng hoang mang thối lui. Thiều Quốc Sư cũng có mặt trong chúng hộ, nghe thấy lời ấy hốt nhiên đại ngộ. Sau đó xuất hiện trên đời với tư cách là người thừa tự của Pháp Nhãn. Từng trình bày bài tụng rằng, “Đỉnh núi thông huyền , không phải nhân gian. Ngoài tâm không pháp, đầy mắt núi xanh.” Pháp Nhãn ấn khả rằng, “ Chỉ một bài tụng này thôi tự nhiên cũng đủ thừa lế tông phái của ta. Sau này thế nào ông cũng được các bậc vương hầu kính trọng, ta không bằng được ông”.

Hãy nhìn các bậc cổ nhân đạt giác ngộ như thế, rốt cuộc là gì vậy? Bảo sư núi tôi nói cho các ông đâu có đủ mà các ông cần phải tự mình suốt ngày tôi luyện tinh thần. Nếu các ông có thể đảm đương được như vậy, sau này các ông có thể thỏng tay vì người nơi ngã tư đường mà chẳng thấy gì là khó.

Cho nên khi ông tăng kia hỏi, “ Huệ Siêu xin hỏi hòa thượng Phật là gì?” Pháp Nhãn nói, “ Chú là Huệ Siêu.” Pháp Nhãn có chút gì phụ lòng ông tăng đâu? Không nghe Vân Môn nói sao? “ Nếu không xét, tức sai lầm. Toan so đo, đời nào ngộ?” Tuyết Đậu tụng hiển hách thật. Thử nêu lên xem!

TỤNG:

Giang quốc gió xuân thổi không lên,

Chim sáo hót trong bụi hoa sầu.

Ba bực sóng cao cá hóa rồng,

Kẻ mê vẫn múc nước hồ đêm.

Tuyết Đậu đúng là tay thông thạo. Những cái khó nhai khó nuốt, khó thâu khó nhập của cổ nhân, thầy ta đều tung ra cho người khác thấy, kỳ đặc hết sức. Đã biết được then chốt của Pháp Nhãn lại nắm được cả cốt yếu của Huệ Siêu.Lại sợ người đời sau hiểu lầm lời lẽ của Pháp Nhãn, cho nên mới tụng ra. Ông tăng kia hỏi như vậy, Pháp Nhãn đáp như vậy, chính là “ giang quốc gió xuân thổi không lên, chim sáo hót trong bụi hoa sâu.” Hai câu này chỉ là một câu. Thử nói xem, ý của Tuyết Đậu là ở đâu. Giang Tây Giang Nam thường có hai lối hiểu, cho nên nói “ Giang quốc gió xuân thổi không lên” là để tụng câu “ chú là Huệ Siêu.” Còn “chim sáo hót trong bụi hoa sâu” là để tụng các lời bàn tán huyên hoa của các phương, giống như thể tiếng chim sáo hót trong bụi hoa sâu. Song chẳng có gì là nhằm nhò cả. Đâu có biết rằng hai câu này của Tuyết Đậu chỉ là một câu. Không muốn có chỗ sơ hở nào cho nên mới nói với các ông, ngôn ngữ đã đến cùng cực, bao trùm trời đất. Ông tăng kia hỏi Phật là gì. Pháp Nhãn nói, “ chú là Huệ Siêu” Tuyết Đậu nói, “ Giang quốc gió xuân thổi không lên, chim sáo hót trong bụi hoa sâu.” Nếu vào được chỗ này thì có thể lững thững lên trời cao.Nếu như ông dùng tri thức cảm quan mà hiểu thì ba đời sáu mươi kiếp cũng không xong.

Câu thứ ba và câu thứ tư của Tuyết Đậu quả là từ bi cùng tột vì người khác mà một lúc nói toạc ra. Siêu Thiền Sư nghe câu nói mà đại ngộ tức là “ba bực sóng cao cá hóa rồng, kẻ mê vẫn múc nước hồ đêm.” Cửa Vũ ba bực sóng, Mạnh Tân tức là Long Môn, Vũ Đế đục làm ba bực, ba ngày ba tháng. Lúc hoa đào nở, trời đất cảm ứng, có con cá vượt qua Long Môn trên đầu mọc sừng bờm râu tua bủa. cưỡi mây mà đi.Những con cá không nhảy qua sóng được thì bị điểm lên đầu mà trở về. Kẻ mê mờ lo nhai ngôn ngữ, giống y như là tát nước hồ ban đêm để bắt cá vậy. Đâu có hay rằng cá đã biến thành rồng đi mất hút rồi. Đoan hòa thượng tụng, “ Một đồng tiền Đại Quang,mua được cái bánh rán. Ăn vào tới trong bụng lập tức không đói nữa.” Bài tụng này kỳ diệu lắm, chỉ có điều hơi vụng về. Tuyết Đậu tụng thật vi diệu, cho nên không bị mũi kiếm đâm vào tay. Giống như Tàng chủ Khánh hỏi, “ Thế nào là “ba bực sóng cao cá hóa rồng”? Tôi cũng chẳng quan tâm, có điều tôi muốn hỏi ông ,hóa thành rồng rồi bây giờ ở đâu?

Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.

Hoa Hạ

IP IP Logged
Hoa Hạ
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 19/Jan/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 968
Quote Hoa Hạ Replybullet Gởi ngày: 04/Jun/2011 lúc 10:51pm
TẮC THỨ TÁM

THÚY NHAM DẠY ĐỒ CHÚNG CUỐI HẠ

THÙY: Nếu ông hiểu được ông có thể sử dụng nó trên đường, tựa như rồng gặp nước, cọp trên núi. Nếu không hiểu được, sự thật công ước vẫn áp đảo ông, ông giống như con dê non húc rào, kẻ ngổi gốc cây đợi thỏ. Có lúc một câu như sư tử ngồi xỗm, có lúc một câu như Kim Cương Bảo Vương Kiếm. Có lúc một câu làm hết người trong thiên hạ líu lưỡi, có lúc một câu như đuổi theo sóng cả. Nếu đã có thể sử dụng được nó trên con đường, thì khi gặp được tri âm ông biết phân biệt được cơ hội thích hợp, phân biệt được đúng với sai, và cùng chứng minh cho nhau. Ở chổ mà sự thật công ước áp đảo, với một con mắt, ông có thể cắt đứt hết mười phương, đứng sừng sững như đỉnh núi ngàn trượng.

Cho nên có câu nói, “Đại dụng hiện tiền, không còn qui tắc.” Có lúc coi một cọng cỏ như thân vàng mười sáu trượng (của Phật), có lúc coi thân vàng mười sáu trượng như một cọng cỏ. Thử nói xem bằng vào nguyên lý nào mà nói như thế? Xin thử nêu ra đây.

CỬ: Cuối mùa kiết hạ Thúy Nham dạy chúng rằng, “ Cả một mùa hạ Thuý Nham đã nói chuyện với các huynh đệ. Thử nhìn xem lông mày của Thúy Nham có còn không?” Bảo Phúc nói, “ Kẻ làm giặc tâm trống không.” Trường khánh nói, “ Sinh”. Vân Môn nói, “Quan”.

BÌNH: Người xưa học đạo sáng tham thiền chiều hỏi han, không có lúc nào là gián đoạn. Đến cuối hạ Thúy Nham lại dạy chúng như thế, song không khỏi quá đơn độc lừng lững. Quả là kinh thiên động địa. Thử nói xem, cả một kho lớn giáo lý, năm ngàn bốn mươi tám quyển, dù là nói tâm dạy tính, nói đốn nói tiệm, song có việc như vầy chăng? Một là vì nhân duyên thời tiết, song Thúy Nham quả thực là kỳ đặc. Coi thầy ta ăn nói như thế, thử nói xem ý của thầy ta cốt yếu là như thế nào? Cổ nhân đã buông một lưỡi câu, không bao giờ là hư giả cả. Luôn luôn có lý do để làm lợi cho người khác. Người ta phần đông hiểu lầm nói, “ Thanh thiên bạch nhật, Thúy Nham nói những lời không đâu vào đâu, không có chuyện gì lại vẽ chuyện. Cuối hạ lại tự trách lỗi lầm của mình, để khỏi bị người khác kiểm thảo.” May mà những lời này chẳng có gì đúng sự thật. Thứ kiến giải này đúng là diệt hết giòng giống Phật. Các bậc tông sư suốt các thời đại ra mặt với đời nếu không để dạy thiên hà thì hóa ra thành vô ích cả. Với mục đích gì? Đến mức này mà thấy rõ được thì mới biết rằng cỏ nhân quả là có cái khả năng đắt trâu của thợ cầy, đoạt cơm của kẻ đói. Người đời nay mỗi khi bị hỏi, bèn lo nhai nghiến chữ nghĩa, vin vào lông mày của Thuý Nham. Nhìn xem những người trong nhà của thầy ta hiểu ngay đường đi nước bước của Thúy Nham, thiên biến vạn hóa, chi li rườm rà, bất cứ chỗ nào họ cũng có chổ xuất thân cả. Cho nên họ mới có thể xướng họa như thế với Thúy Nham. Nếu như những lời của Thúy Nham không có gì là đăc biệt, thì việc gì mà Vân Môn, Bảo Phúc, Trường Khánh ba người phải ào ào xướng họa với thầy ta như thế?

Trường Khánh nói, “ Kẻ làm giặc tâm trống không? Chỉ lời nói này thôi mà sau này đã gây ra biết bao nhiêu là giải thích theo tri thức cảm quan! Thử nói xem ý của Bảo Phúc là như thế nào? Kỵ nhất là đừng dựa vào ngôn ngữ để tìm ra ý của vị cổ nhân này. Nếu như ông toan đưa ra kiến giải thoe tri thức cảm quan hay định khái niệm hóa, Bảo Phúc sẽ móc mắt ông ra. Đâu có ai biết rằng lúc Bảo Phúc nói ra một “ chuyển ngữ”, là đã cắt đứt mất dấu chân của Thúy Nham rồi.

Trường Khánh nói, “ Sinh”. Thiên hạ thường nói rằng thầy ta theo gót của Thúy Nham, cho nên mới nói “sinh”. May mà điều này chẳng đúng chút nào. Đâu có ai biết rằng lúc Trường Khánh nói “sinh” là thầy ta đưa ra kiến giải của riêng mình. Người nào cũng có chỗ xuất thân của mình cả. Nhưng mà tôi muốn hỏi ông, chỗ nào là chỗ sinh? Ginốg như thể là đối diện với một tay thành thạo đang múa Kim Cương Bảo Kiếm. Ai có khả năng phá được các kiến giải thông thường, cắt đứt được được mất thị phi, mới có thể thấy được cái chỗ mà Trường Khánh xướng họa với Thúy Nham.

Vân Môn nói, “ Quan” Quả thật là đặc sắc, có điều hơi khó tham thấu. Vân Môn thường dùng phương pháp một chữ Thiền mà dạy người ta, tuy rằng trong một chữ gom đủ cả ba câu. Thử nhìn cách thù xướng đối biện của vị cổ nhân này xem, quả nhiên là khác xa với người thời buổi này. Đây mới đúng là cách để nói ra một câu. Tuy rằng Vân Môn nói như thế, song ý của thầy ta quyết không phải là ở đây. Đã không ở đây, thì thử nió xem là ở đâu? Nếu như ông là một người mắt sáng,c ó khả năng chiếu cả trời đất, thì phải lung linh cả tám hướng chứ. Tuyết Đậu xỏ chữ “quan” của Vân Môn cùng với những lời của ba vị kia thành một chuỗi mà tụng ra.

TỤNG:

Thúy Nham dạy chúng,

Ngàn xưa không đáp.

Chữ “quan” họa lại,

Mất tền thêm tôi.

Bảo Phúc hom hem

Uyển chuyển khó được.

Thúy Nham lăng xăng,

Rõ ràng lạ giặc.

Ngọc trắng không vết,

Ai biết thật giả?

Trường Khánh biết rõ,

Lông mày mọc dài.

BÌNH: Nếu như Tuyết Đậu mà không từ bi như thế, tụng ta cho người khác thấy, thì làm sao được gọi là thiện tri thức? Cổ nhân hành xử như vậy , nhất nhất đều là cực chẳng đã. Người học Thiền sau này thường hay bám víu vào ngôn ngữ, sinh ra kiến giải theo tri thức cảm quan, cho nên mới không thấy được ý của cổ nhân. Nếu như có một người hốt nhiên bước ra, lật đổ giường Thiền, hét tan đại chúng, mình cũng chẳng trách hắn được.Dù là thế đi nữa, cũng cứ phải thực sự đạt đến mức độ này mới được.

Khi Tuyết Đậu nói, “Ngàn xưa không đáp”, thầy ta chỉ muốn nói rằng nhìn xem lông mày của Thuý Nham có còn đó không. Có cái gì là đặc sắc đâu mà bảo là xưa nay không ai đáp được? Phải biết rằng cổ nhân mỗi khi thốt ra một lời hay nửa câu tuyệt nhiên không bao giờ sơ hốt đâu…Phải có đôi mắt nhìn rõ càn khôn mới có thể hiểu nổi. Tuyết Đậu nói ra một lời hay nửa câu, giống như Kim Cương Bảo Kiếm, như sư tử ngồi xổm trên mặt đất như lửa tóe ra từ đá lửa, như điện sấm sét. Nếu như không có mắt trên đỉnh đầu, làm sao mà thầy ta có thể thấy được cái cốt yếu của lời nói của Thúy Nham? Lời dạy của Thúy Nham đúng là xưa nay không ai đối đáp được. Còn hơn cả gậy của Đức Sơn và tiếng hét của Lâm Tế. Thử hỏi xem, chỗ vì người của Tuyết Đậu là ở chỗ nào? Ông hiểu câu nói, “ ngàn xưa không đáp” này của Tuyết Đậu như thế nào?

“Chữ quan” họa lại, mất tiền thêm tội,” có nghĩa là gì? Dù cho ông có đôi mắt nhìn thấu quan này đi nữa, đến chỗ này ông cũng cứ phải trân trọng mới được. Thử nói xem, Thúy Nham mất tiền thêm tội hay là Vân Môn mất tiền thêm tội? Nếu như ông nhìn thấu được, tôi chịu ông là người có mắt đó.

“Bảo Phúc hom hem, uyển chuyển khó được. Phải chăng thầy ta hạ thấp mình? Nâng cao cổ nhân? Thử nói xem, Bảo Phúc hạ thấp chỗ nào nâng cao chỗ nào?” Thúy Nham lăng xăng, rõ ràng là giặc.” Thử nói xem thầy ta trộm cái gì mà Tuyết Đậu lại gọi Thầy ta là giặc? Tránh đừng có để bị lời lẽ của thầy ta ràng buộc. Đến mức độ này phải có khả năng riêng của mình thì mới được.

“Ngọc trắng không vết.” Tuyết Đậu tụng Thúy Nham giống như ngọc trắng không có chút tì vết. “ Ai biết thật giả?” Có thể nói là rất có ít người phân biết được.Tuyết Đậu đại tài cho nên mới xâu từ đầu tới đuôi thành một chuỗi được. Mãi tới khúc cuối mói nói, “ Trường Khánh biết rõ, lông mày mọc dài.” Thử nói xem mọc ở chỗ nào? Mau tìm thử xem

Trời mưa không lớn lắm
Nhưng đủ ướt đôi đầu
Cuộc tình không lớn lắm
Nhưng chiếm hết đời nhau.

Hoa Hạ

IP IP Logged
Trang  of 11 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.156 seconds.