Bài mới Thành viên Lịch Tìm kiếm Hỏi/Đáp | |
Ghi danh Đăng nhập |
Tâm Tình | |
Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình |
Chủ đề: ĐỜI SỐNG GIA DÌNH | |
<< phần trước Trang of 130 phần sau >> |
Người gởi | Nội dung | ||
Nhom12yeuthuong
Senior Member Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7120 |
Gởi ngày: 11/May/2011 lúc 9:38am | ||
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
|||
IP Logged | |||
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22890 |
Gởi ngày: 14/May/2011 lúc 11:54am | ||
màu tím hoa sim
tác giả: Võ Đình Tuyết do bạn Mercury sưu tầm http://vnthuquan.net/diendan/tm.aspx?m=129762 Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 14/May/2011 lúc 11:55am |
|||
IP Logged | |||
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22890 |
Gởi ngày: 23/May/2011 lúc 3:10am | ||
TÌNH CHA
“Dưới bầu trời bao la này, bố chỉ là một con người nhỏ bé… nhưng đối với con bố sẽ cố gắng giang hai tay thật rộng thành cả một bầu trời chung quanh con…”
Vai trò của người Cha trong gia đình Với tình trạng ly dị và con rơi (trẻ con đẻ ngoài vòng hôn phối / out-of-wedlock) mỗi ngày mỗi ngày một gia tăng, quan niệm cổ truyền về gía trị gia đình (sự liên hệ vợ chồng, cha con, mẹ con…) thay đổi rất nhiều… thêm vào đó, vì kinh tế triệt thoái, tỷ lệ mất việc cao cũng làm lung lay các truyền thống gia đình, thay đổi ý nghĩa của các tiêu chuẩn gương mẫu, hạnh phúc; làm vấn đề nuôi con gọi là “chu đáo, đến nơi đến chốn” trở nên một vấn đề xã hội đáng quan tâm… Áp lực xã hội này dường như đè nặng hơn trên người “chủ gia đình” – hay người cha trong gia đình. Làm cha (không phải là linh mục!) trong thế kỷ 21 không còn dễ dàng như cha, ông chúng ta ngày trước… Các bác trai không chỉ là người “lo kiếm cơm” cho gia đình mà con phải tích cực tham gia vào công việc nhà, việc nột trợ (rửa chén, giặt quần áo, lau nhà) và nhất là săn sóc (cho con bú, thay tã), dậy dỗ (đưa đón con đến truờng, chỉ dạy con làm bài tập ở trướng) con cái mà rất ít khi bà nội, bà ngoại các bác kể là ông ông nội, ông ngoại phải thức dậy giữa đêm để thay tã, cho con bú sữa, hay ru con đang khóc… Tuy rằng còn có nhiều bác vẫn chưa cảm thấy “sẵn lòng” (willingly) tham gia các công việc mà xã hội của thế kỷ 21 đặt lại tiêu chuẩn, nhưng cũng phải công nhận các bác trai đã không ít thì nhiều gặp nhiều chuyện căng thẳng trong gia đình khi phải đương đầu với các vai trò, các nhiệm vụ mới.
Từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929, sự thay đổi luật lao động căn cứ trên phái tính, và cuộc phát động phong trào giải phóng phụ nữ… phụ nữ bắt đầu gia nhập lực lượng công nhân, thợ thuyền, tham gia các vai trò quản lý, và trợ lý trong thị trường việc là môt cách rộng lớn; đàn ông bị đặt vào cái thế không thể tránh được là: “phải chia sẻ trách nhiệm gia đình con cái với người phối ngẫu (vợ).” Không cần thiết phải dài giòng thêm, trách nhiệm người cha của gia đình rất lớn; nhưng trẻ con thực ra không đòi hỏi nhiều từ người cha. Chúng chỉ mong được thấy mặt bố; muốn bố dành thêm một ít thời giờ với chúng; muốn bố là một người mà chúng ngưỡng mộ, muốn đến gần. Bố lúc nào cũng muốn hãnh diện vì con cái nhưng trước hết nên nhớ là con cái cũng muốn được hãnh diện vì ông Bố của chúng nữa. Dành thời giờ với con cái sẽ kết chặt cái tình cha con (bonding) mà gia đình có thể đang thiếu (hay không có?) Thay vì cố gắng đóng vai trò một ông bố đạo mạo khó tính, khắt khe, bắt lỗi bắt phải v..v.. hãy sống gần gụi các con, cho con cái thấy bố của chúng cũng chỉ là một con người bình thường có những cái hay cái tốt để học hỏi và (chỉ cho con) những cái không hay, cái xấu (hút thuốc, cờ bạc, nhậu nhẹt tán phét) để con biết cách tránh, biết cách đối phó. Cả hai khía tốt xấu cạnh đều có ích lợi cho sự trưởng thành và cho những tương lai ngày sau lớn lên của con… Cuộc đời Bố sẽ từ từ biến thành một phần (rất lớn) cuộc đời con cái sau này. Theo sự tự nhiên của trời đất, người mẹ có sẵn sự chăm sóc con cái chu đáo hơn người cha về mặt tình cảm và “tới nơi tới chốn…” Nhưng vai trò không thể thiếu của người cha là dạy cho con cái cách sinh tồn trong đời sống thật, đầy sợ hãi và cạm bẫy. Dưới mái ấm gia đình. người mẹ thường thiên về sự bảo vệ con cái chặt chẽ, đôi khi quá đáng. Thâm tâm của Mẹ cốt ý cho con tránh, không phải đụng chạm với những sai lầm và rủi ro… sự kiện này vô hình chung làm giảm đi khả năng sinh tồn của con cái. Bố là người rất tốt góp mặt để lấp cái hố bất lợi này bằng cách chỉ cho các làm sao biết sống mạnh giỏi với những sự thất vọng (không nhận được món qua giáng sinh, sinh nhật vừa ý…), những cái mà mình không thích, không bằng lòng, không vừa ý chút nào (thua một trò chơi, thua một trận đấu thể thao, thi rớt, thất tình… chẳng hạn). Dạy cho con biết là: thua lần này nhưng chắc chắn sẽ làm tốt đẹp hơn (để thắng) trong lần tới, sắp đến.. Dạy cho con biết giá trị quý báu của những “bài học” thua cuộc, thất bại. Con cái không thể nào là những công dân tốt, hiển hách, làm nên đại sự (thi đậu bằng cấp là chuyện rất tầm thường của trẻ con Á châu) nếu chúng không biết cách học sự thất bại của chính mình hay của người khác. Cái ý tưởng “winning is not just only thing; but it is everything!” là một sự giáo dục một chiều nguy hiểm. một chương trinh tự sát yên lặng… Tôi không bao giớ muốn nói người mẹ không làm được chuyện dạy cách sinh tồn cho con; phải để công việc này cho bố… Nhưng bản chất phụ nữ là bác ái và dịu dàng hơn nam giới… phụ nữ không muốn con cái phải đụng chạm các vấn đề khó xử, vấn đề thương tâm… Cái bản chất dịu hiền của Mẹ đôi khi có ảnh hưởng không hẳn là tốt đến con cái; làm con cái nghiêng về khuynh hướng tránh né hơn là can đảm đương đầu trực tiếp với thực tế lợi bất cập hại. Riêng đối với con gái, hình ảnh, vai trò, và cách ứng xử của người cha sẽ mãi mãi là khuôn khổ, vóc dáng, kỳ vọng về người đàn ông trong suốt cuộc đời của đứa con gái sau này qua cách các bác trai đối xử với vợ mình vả mà phải kể thêm cả cách đối xử của bác với các phụ nữ khác mà các bác phải tiếp xúc hàng ngày… Hãy dừng lại một phút và nghĩ là: Bác muốn con gái bác sẽ lấy người chồng như thế nào? Nếu bác sử xự như một kẻ vũ phu, ích kỷ, vô tình thì, cơ hội rất lớn, con gái bác sẽ gặp và yêu một người y hệt như vậy!!! Bác là người duy nhất phải chịu trách nhiệm về sự “không may” này… Theo tôi, “Số phận” chỉ là trả lới của một sự chạy tội tiện lợi thôi… Vài lời cho con Đến mùa lá rụng này, Bố đã 62 tuổi, đầu hai thứ tóc, có lẽ muối nhiều hơn tiêu, và sức khỏe bắt đầu có nhiều vấn đế đáng quan tâm… Với cái “em ơi, 62 năm cuộc đới,” Bố cũng đã trải qua khá đầy đủ các cay đắng, tiêu trưởng của cuộc đời… Hôm nay là “Ngày của Cha,” (“Father’s Day”) Bố lần đầu tiên viết riêng cho con một vài hàng để con luôn luôn nhớ là: Bố rất hãnh diện vì con. Bố luôn luôn nghĩ đến con. Bố muốn nắm thật chặt bàn tay của con. Bố luôn luôn nhớ con dù cho bố đang ở đâu. Bố chỉ muốn ôm con vào lòng. Bố muốn luôn luôn được ở bên cạnh để che chở con. Bố muốn con lúc nào cũng vui vẻ hồn nhiên. Bố sẽ sẵn sàng làm mọi chuyện và đi bất cứ đâu để con được hạnh phúc, vui sướng. Bố không bao giờ muốn con phải lâm vào những hoàn cảnh khó khăn, khó xử vì bất cứ lý do gì. Bố muốn mọi chuyện khó khăn của con rồi sẽ cuối cùng trở nên xuông sẻ tốt đẹp. Bố biết là con thích ăn “donuts.” Bố sẽ ăn phần ở giữa cái “donut” để dành cho con ăn phần bên ngoài. Bố muốn chia sẻ những mơ uớc lớn cũng như bé của con. Bố luốn luôn tin tưởng và đặt hết niềm tin vào khả năng cũng như tư cách của con. Bố luôn luôn thương yêu con vì môt lý do đơn giản: con là con của bố. Bố mong sao sau này con lớn lên, con sẽ gặp được người bạn tri kỷ, bạn đời cũng thương yêu quý mến con như Bố thương yêu quý mến con. Bố không muốn con phải khóc khi đọc những giòng chữ này vì bố òn lại một ít nước mắt, và Bố đã khóc hộ cho con rồi. .. và sau cùng: “Dưới bầu trời bao la này, bố chỉ là một con người nhỏ bé… nhưng đối với con bố sẽ cố gắng giang hai tay thật rộng thành cả một bầu trời chung quanh con…” Câu chuyện người cha nông dân Người nông dân đó tên là Flemming, môt nông dân nghèo ở Anh quốc. Khi ông Flemming đang làm việc ngoài đồng để nuôi gia đình thì ông nghe những tiếng kêu cứu thất thanh của một đứa trẻ phát ra từ một cái đầm bùn (“bog”) ở gần đó. Ông Flemming vội buông cái cuốc trong tay, chạy nhanh tới cái đầm bùn thì thấy một cậu bé với khôn mặt đầy sợ hãi, đang bị lún bùn đến ngang thắt lưng. Cậu bé vừa kêu cứu, vừa vùng vẫy để cố thoát ra vũng bùn lún một cách tuyệt vọng. Hôm đó, nếu không có nông dân Flemming giải cứu thì chắc chắn cậu bé sẽ chết lún, chôn vùi giữa vũng bùn… qua một cái thật chết chậm và rùng rợn… Hôm sau, có một cỗ xe ngựa sang trọng dừng trước căn nhà tồi tàn, ọp ẹp của nông dân Flemming. Một nhà quý tộc xuống xe, đến gõ cửa xin gặp nông dân Flemming và tự giới thiệu ông ta là cha của đứa trẻ mà nông dân Flemming đã cứu sống ngày hôm qua. “Tôi muốn trả ơn bác. Cái ơn mà bác đã cứu mạng sống của con trai tôi ngày hôm qua.” Nông dân Flemming phân trần: “Không. Không. Tôi không thể nhận bất cứ món quà gì của ngài. Vì đây chỉ là chuyện tôi, hay bất cứ một người cha nào khác phải làm thôi...” Ngay lúc đó, cậu con trai của nông dân Flemming lò dò bước từ phía bên trong nhà đi ra. “Đó có phải là con trai của bác không?” Nhà quí tộc kia hỏi nông dân Flemming. Nông dân Flemming trả lời một cách hãnh diện: “Thưa ngài đúng như vậy. Đây là đứa con trai duy nhất của tôi” Nhà quý tộc liền đề nghị: “Thôi thì thế này: Xin bác nhận lời cho tôi đuợc phép giúp cậu con trai của bác được đi học và học ở các trường học tốt nhất nước Anh. Tôi tin tưởng cháu trai là con một công dân tốt, khí khái như bác cũng sẽ phải là một người phi thường... cậu bé chắc chắn sẽ làm cho bác phải hài lòng.” Và nông dân Flemming bằng lòng. Sau này, con trai của nông dân Flemming tốt nghiệp Bác sĩ y khoa từ trường St. Mary’s Hospital Medical Schoool ờ Luân đôn, và trở thành một vị bác sĩ nổi tiếng toàn cấu. Đó là Bác sĩ Sir Alexander Flemming - người đã sáng chế ra thuốc trụ sinh Penicilline. Những năm sau đó, nhà quí tộc bị bệnh thương hàn (pneumonia) rất nặng. Chính thuốc Penicilline đã lại cứu mạng sống của ông ta. Nhưng mà nhà quý tôc mà chúng ta đang nói đây là ai vậy? Đó là Lord Randolph Churchill. Đứa con trai của ông ta bị lún bùn suýt chết ngày trước là Sir Winston Churchill, một vị Thủ tướng tài ba của Anh quốc trong thời Đệ nhị thế chiến. Như vậy, khi làm việc phải thì chúng ta không cần được mang ơn… Mọi chuyện sau đó sẽ đến một cách tốt đẹp. “Ngày của Cha” sắp đến nơi rồi. Các bác trai hãy cùng tôi “nối vòng tay nhỏ” và làm ngày này là một ngày thiêng liêng không thua kém gì ngày “Mother’s Day.” “Happy Father’s Day” tất cả các bác trai… Thân mến, Trần Văn Giang (“Ngày của Cha” – năm 2011) Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 23/May/2011 lúc 3:11am |
|||
IP Logged | |||
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22890 |
Gởi ngày: 24/May/2011 lúc 2:32am | ||
CÔNG ĐỨC SINH THÀNH
Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 24/May/2011 lúc 2:33am |
|||
IP Logged | |||
ranvuive
Senior Member Tham gia ngày: 02/May/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 1151 |
Gởi ngày: 24/May/2011 lúc 8:49am | ||
Chuyện khó tin có thật: Một người cha vĩ đại Kính thưa Tòa soạn. Tôi thay mặt hai đứa em của tôi viết thư này gửi đến Tòa soạn để kể về người cha của chúng tôi. Chúng tôi vừa làm giỗ đầu cho ông. Chúng tôi thống nhất với nhau chỉ kể về người cha của mình sau khi giỗ đầu ông. Trước kia, khi ông còn sống, ba anh em tôi đã ngỏ ý với cha cho phép chúng tôi viết câu chuyện về ông. Nhưng lần nào ông cũng gạt đi và nói: "Bố nuôi nấng và thương yêu anh em con không phải để các con hay ai đó viết một bài báo về bố. Điều bố mong ước lớn nhất là anh em con phải thương yêu đùm bọc nhau, nhất là sau khi bố mẹ không còn trên cõi đời này nữa". Mẹ tôi sinh được ba anh em tôi: hai trai, một gái. Hiện nay, tất cả chúng tôi đã trưởng thành và đã có gia đình riêng. Tôi có thể tự hào rằng, anh em tôi đã biết sống cho nhau mặc dù cuộc sống của chúng tôi trước kia vô cùng khó khăn. Tôi nhớ cách đây bảy năm, khi người em út của chúng tôi xây dựng gia đình riêng được một năm thì cha tôi làm một bữa cơm và gọi ba anh em chúng tôi đến. Cha tôi vốn là một người rất vui tính. Nhưng hôm đó, thái độ của ông rất lạ. Ông lặng lẽ gắp thức ăn và giục chúng tôi ăn. Chúng tôi biết ông có việc gì hệ trọng lắm. Sau bữa cơm, ông bắt đầu câu chuyện. Ông hỏi chúng tôi lâu nay có nghe thiên hạ nói gì về gia đình mình không. Nhất là từ sau ngày mẹ chúng tôi qua đời. Chúng tôi thưa với ông là chúng tôi không nghe thấy điều gì cả. Ông im lặng rất lâu, sau đó cất tiếng hỏi: "Có bao giờ các con nghe ai đó nói bố không phải bố đẻ của các con không?". Khi nghe ông hỏi vậy, anh em chúng tôi hết sức ngạc nhiên. Hai đứa em tôi không hề biết gì về chuyện này. Nhưng tôi có nghe một người bạn nói rằng tôi không phải là con của ông. Ngày ấy, tôi đã hỏi mẹ tôi. Bà nhìn tôi ngỡ ngàng một lúc lâu rồi nói là không có chuyện như thế. Rồi mẹ tôi mất sớm khi chưa đến năm mươi tuổi. Từ đó đến lúc này, bố tôi một mình nuôi dạy và lo chuyện nghề nghiệp cho đến dựng vợ gả chồng cho ba anh em tôi. Ba anh em tôi nói với ông đừng nghĩ gì về những lời đồn thổi không thiện chí của thiên hạ. Ông nhìn chúng tôi hết sức nghiêm nghị và nói: "Hôm nay là ngày quan trọng, bố cho gọi ba anh em đến đây để nói cho các con biết một điều vô cùng hệ trọng. Cả ba anh em con đều không phải do bố sinh ra". Chưa bao giờ tôi lại gặp một câu chuyện bất ngờ đến như thế. Sau những phút bàng hoàng, cả ba anh em chúng tôi biết rằng điều ông nói hoàn toàn là sự thật. Lúc đó, anh em chúng tôi đều khóc. Ông cũng khóc. Ông nói, không biết việc ông giữ kín chuyện hệ trọng đó với chúng tôi cho tới ngày nay có tốt hay không: "Khi bố tin các con đã trưởng thành và có suy nghĩ chín chắn thì bố mới dám nói điều này cho các con biết. Dù thế nào thì trước sau bố cũng phải nói cho các con. Các con có quyền phán xét bố. Nhưng bố rất hạnh phúc vì đã được sống cùng các con, đã nuôi dạy các con thành những người tốt cho xã hội". Rồi sau đó, ông cho chúng tôi biết ai là cha đẻ của chúng tôi. Đến lúc này chúng tôi mới biết ba anh em chúng tôi là ba anh em cùng mẹ khác cha. Chúng tôi thực sự bàng hoàng khi biết ba anh em chúng tôi có những người cha khác nhau. Lúc đó, chúng tôi vừa thấy đau đớn vừa thấy xấu hổ. Sau đó chúng tôi hỏi ông tại sao mẹ chúng tôi lại làm như thế. Ông nói với chúng tôi đừng nghĩ khác về mẹ chúng tôi. Rồi ông kể cho chúng tôi nghe toàn bộ câu chuyện. Cha chúng tôi không có khả năng sinh con. Ông đã nhiều lần khuyên mẹ chúng tôi xây dựng gia đình với người khác. Mẹ tôi kiên quyết phản đối ông. Nhưng khát khao có một đứa con đã thúc đẩy bố mẹ tôi nuôi một người con nuôi. Song đứa bé đã không sống được vì một căn bệnh hiểm nghèo. Sau đó mẹ tôi đi xem bói. Thầy bói nói mẹ tôi không thể có con nuôi, vì nuôi con nuôi nếu con không chết thì mẹ chết. Sợ quá, mẹ tôi không dám tìm xin con nuôi nữa. Đến một ngày, mẹ tôi quyết định xin một người đàn ông quen biết một đứa con. Thế là tôi được sinh ra. Khi có thai, mẹ tôi sợ hãi vô cùng vì đã phản bội bố tôi. Mẹ đã khóc và nhận lỗi trước bố tôi. Ông bàng hoàng. Những ngày sau đó ông nói với mẹ tôi là ông đã nhiều lần khuyên mẹ tôi đi xây dựng gia đình với người đàn ông khác, nay mẹ tôi có con với người khác thì cũng là mong muốn của ông cho mẹ tôi. Bố tôi còn nói với mẹ tôi, nếu mẹ tôi còn muốn ở với ông thì ông sẽ che chở cho hai mẹ con. Thực ra, mẹ tôi yêu và kính trọng bố tôi vô cùng. Mẹ tôi đã không ra đi và hết sức chăm sóc, chiều chuộng ông như để trả ơn một phần những gì bố tôi đã đối với mẹ tôi. Mấy năm sau, mẹ tôi lại có thai với một người đàn ông khác. Mẹ tôi sợ quá và tự tử. Nhưng bố tôi phát hiện và cứu mẹ tôi. Ông đã tát mẹ tôi và gầm lên: "Cô định giết chết đứa bé trong bụng hay sao? Chẳng lẽ cô lại độc ác như thế hay sao?". Lần có thai này mẹ tôi vô cùng xấu hổ. Mẹ tôi bỏ về nhà ngoại. Bố tôi tìm đến, đưa mẹ tôi về nhà và nói: "Tất cả là tại tôi. Chỉ có hai vợ chồng mình mới hiểu được điều đó. Em hãy ở lại đây đến khi nào em muốn". Lần mang thai thứ hai, mẹ tôi sinh đôi. Đó chính là hai đứa em tôi bây giờ. Bố tôi đã yêu thương và chăm sóc chúng tôi hết lòng. Khi chúng tôi tới tuổi cắp sách đến trường thì người đàn ông là bố đẻ của hai em tôi đến gặp bố tôi để xin lỗi và xin mang hai em tôi về nuôi. Bố tôi nói không nỡ xa hai đứa trẻ vì đã gắn bó với chúng khi còn trong bụng, nhưng quan trọng hơn là mẹ tôi không cho đồng ý. Cuối cùng, người đàn ông là bố đẻ của hai em tôi đành phải chấp nhận để bố tôi nuôi dạy. Bố tôi cũng nói với người đàn ông kia là khi chúng lớn sẽ cho chúng biết về cha đẻ và ủng hộ chúng trở về với bố đẻ của mình. Sau khi kể cho chúng tôi nghe toàn bộ sự thật, ông khuyên chúng tôi hãy đến với những người bố đẻ của mình. Cả ba anh em chúng tôi đều khóc khi nghe điều ấy. Chúng tôi yêu ông, mang ơn ông và thương ông vô hạn. Hiểu ý chúng tôi, ông nói: "Các con đừng giày vò về việc này. Bố nuôi dạy các con vì bố yêu các con và bố cần các con chứ không phải để chiếm hữu các con. Nay các con đã lớn, các con đủ lý trí và tư cách để biết sự thật. Bây giờ các con đi đâu, làm gì và ở đâu bố cũng yên tâm. Các con là con ai không phải là quan trọng. Quan trọng nhất là các con sống như thế nào với con người và với xã hội". Sau đó, ông đưa địa chỉ của những người bố đẻ của chúng tôi. Chúng tôi đã gặp những người bố đẻ của mình. Nhưng chúng tôi phải thú thực rằng: Chúng tôi không thể nào sống xa người bố đã nuôi dạy và yêu thương chúng tôi. Ông quả là một người bố vĩ đại. Vì ông mà chúng tôi biết sống có nhân có đức với mọi người.
|
|||
|
|||
IP Logged | |||
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22890 |
Gởi ngày: 25/May/2011 lúc 9:31pm | ||
Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 25/May/2011 lúc 9:32pm |
|||
IP Logged | |||
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22890 |
Gởi ngày: 26/May/2011 lúc 10:03pm | ||
chọn một người cha
tác giả: ngân bình diễn đọc : hồng vân Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 26/May/2011 lúc 10:15pm |
|||
IP Logged | |||
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22890 |
Gởi ngày: 28/May/2011 lúc 8:42pm | ||
Hai nàng dâu tương lai
Hôm nay nhà bà Hằng rộn ràng đón khách. Hai cậu con trai không hẹn mà cùng đưa bạn gái về ra mắt gia đình.
Hai nàng dâu tương lai một béo, một gầy nhưng đều là những cô gái xinh xắn đáng yêu, thoạt nhìn đã có cảm tình. Nhung người đậm đà, ăn mặc hợp thời trang là người yêu của cậu em. Cô này vừa đến đã đon đả chào hỏi gia đình bạn trai như thể đã là người trong nhà, không chút e thẹn, lại còn mang theo rủng rỉnh túi nọ túi kia làm quà biếu mẹ chồng tương lai. Thấy hai nhóc, con của chị cả đang nghịch đồ chơi, cô Nhung mở ví rút xoẹt 2 tờ 200 ngàn lì xì cho các cháu trước ánh mắt hài lòng của mọi người. Riêng Tuấn tỏ ra rất tự hào về bạn gái mình. Điều đó khiến Nam, anh trai Tuấn đâm lo cho người yêu vì Trang đến tay không, chẳng mang theo quà cáp gì mà cũng chẳng có lì xì cho các cháu. Anh lén nhìn Trang, sợ cô chạnh lòng hoặc cảm thấy bị lép vế. Nhưng Trang vẫn tự nhiên không tỏ chút thái độ bối rối. Có lẽ cô là người biết giấu cảm xúc của mình. Mọi người vừa ăn vừa nói chuyện rôm rả, nhất là Nhung. Ai cũng thấy đó là một cô gái sắc sảo, cực kỳ am hiểu về các vấn đề kinh tế cũng như những xu hướng mới của thời đại. Nghe cô nói chuyện, cả nhà khi thì cười vỡ bụng khi thì gật gù thán phục. Nam lại càng lo cho ý trung nhân của mình. Từ đầu đến giờ hình như Trang chưa ghi được điểm nào trong buổi đầu ra mắt. Trong khi Nhung thật sự nổi bật thì Trang không để lại chút ấn tượng nào. Khi hai cô gái đã về, mọi người trong nhà bắt đầu xì xào bình luận. Nhung được cả nhà khen lấy khen để, nào là khéo ăn khéo nói, nhanh nhẹn hoạt bát, hào phóng, sắc sảo... đúng là không chê vào đâu được. Còn cái cô Trang thì rõ chán. Lúc ấy, hai thằng bé con chị cả mới đồng thanh: “Cô Trang có lì xì cho tụi con mà!”. Vừa nói chúng vừa giơ ra hai chiếc phong bao màu đỏ xinh xinh. Trong khi mọi người ngây ra không hiểu Trang lì xì cho các cháu khi nào mà họ không biết thì thằng lớn bô bô: “Cô Trang lì xì thì chúc mau ăn chóng nhớn, ngoan ngoãn, học giỏi, lại còn thơm vào má tụi con mấy cái. Cô Nhung thì chả chúc gì, đưa tiền như ném phi tiêu”. Thấy thằng anh được nói, thằng bé cũng chen vào. Nó kể lúc đi vệ sinh nghe thấy cô Nhung nói điện thoại: “Mẹ không phải lo, cả cái nhà ấy đã tối mặt tối mũi vì đống quà con mang đến rồi. Gớm, giá mà mẹ nhìn thấy lúc con lì xì cho bọn chíp hôi mấy trăm bạc mà bố mẹ chúng nó mắt sáng rực như đèn ô tô. Thôi lát về con kể cho mà nghe”. Cả gia đình bà Hằng chết lặng. Chị cả tức giận quát con: “Sao bây giờ chúng mày mới nói?”. Thằng bé cãi lại: “Lúc ấy con định chạy đi mách mẹ nhưng cô Trang cũng ở đấy, cô ấy bảo đừng nói gì kẻo cả nhà mất vui”. Bà Hằng bấy giờ mới chép miệng: “Đúng là giá trị đảo lộn hết cả, chả biết đường nào mà lần!” Dương Dung |
|||
IP Logged | |||
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 22890 |
Gởi ngày: 01/Jun/2011 lúc 5:35am | ||
CHA YÊU
Lâm Thúy Vân
Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 01/Jun/2011 lúc 5:35am |
|||
IP Logged | |||
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 01/Jun/2011 lúc 7:03pm | ||
Bóng Dáng Mẹ Hiền
DẶN CON
Nếu một mai mẹ sớm mãn phần
Vào ngày các con chưa thành thân
Thì hãy vì mẹ mà cố gắng
Đạt tới mục tiêu trong chuyên cần.
Nếu không có mẹ ở một bên
Cũng đừng vì thế mà ưu phiền
Hãy cứ thảnh thơi trong đầy đủ
Coi như mái ấm vẫn còn nguyên.
Nhớ đừng để bố phải đơn côi
Kiếm ai cho bố / Đũa có đôi
Một mình xoay sở bố khổ lắm
Mọi chuyện phải lo sẽ mệt người.
Mẹ dặn phòng hờ bấy nhiêu thôi
Đến ngày Chúa cất mẹ đi rồi
Tìm lại giấy tờ mẹ hay viết
Để đọc cho vui giữa cuộc đời.
antrinh
|
|||
mk
|
|||
IP Logged | |||
<< phần trước Trang of 130 phần sau >> |
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |