Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chúc Mừng - Chia Buồn - Cảm Tạ
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Tổng Quát :Chúc Mừng - Chia Buồn - Cảm Tạ
Message Icon Chủ đề: Tin nóng: BÀ NGÔ ĐÌNH NHU ĐÃ VỀ NƯỚC C Gởi trả lời Gởi bài mới
Trang  of 3 phần sau >>
Người gởi Nội dung
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Chủ đề: Tin nóng: BÀ NGÔ ĐÌNH NHU ĐÃ VỀ NƯỚC C
    Gởi ngày: 24/Apr/2011 lúc 10:38pm
 
 

4/24/2011

Tin nóng:

BÀ NGÔ ĐÌNH NHU ĐÃ VỀ NƯỚC CHÚA

7:49 PM  


Bà Ngô Đình Nhu
Nhủ danh Maria Trần Lệ Xuân
1924-2011
 
 Bà Ngô Đình Nhu nhủ danh Trần Lệ Xuân đã về nước Chúa vào hồi 2:00 sáng lễ Phục Sinh, Chúa nhật 24 tháng 4 năm 2011 tại một bệnh viện ở thủ đô La Mã của nước Ý.

Bà Ngô Đình Nhu đã trút hơi thở cuối cùng thanh thản và an bình với tất cả các con và cháu nội ngoại quây quần bên giường bệnh.  Bà đã nhận lãnh các phép bí tích cuối cùng với tràn đầy ân sủng của Chúa Phục Sinh.  Bây giờ Bà đã “đoàn tụ” với Ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu và cô trưởng nữ Ngô Đình Lệ Thuỷ mà bà hết lòng yêu thương quí mến. 

Xin quý vị độc giả dâng lời cầu nguyện cho linh hồn Maria an vui trên Thiên Quốc.
 
Trân trọng báo tin,

Trương Phú Thứ
 
 
 
 
 


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 28/Apr/2011 lúc 12:05am
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 24/Apr/2011 lúc 11:00pm
 
 
Bà  NGÔ ĐÌNH NHU
Nhủ danh Maria Trần Lệ Xuân
1924-2011
 
đã về Nước Chúa


Ông Ngô Đình Trác, con trai bà Ngô Đình Nhu, đã thông báo là
bà Ngô Đình Nhu đã về nước Chúa
lúc 2 giờ sáng ngày hôm nay Chủ nhật Phục sinh
4/24/2011 (Giờ La Mã, Ý đại lợi)
Hưởng Thượng Thọ 87 tuổi.
 
 
 
 
VÔ CÙNG THƯƠNG TIẾC !
 
 
 


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 24/Apr/2011 lúc 11:19pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 24/Apr/2011 lúc 11:06pm
 
 
Tin nóng :
Bà Ngô Đình Nhu đã về nước Chúa.
 
 
Ông Ngô Đình Trác, con trai bà Ngô Đình Nhu, đã thông báo cho anh LS Trương Phú Thứ là bà Ngô Đình Nhu đã về nước Chúa lúc 2 giờ sáng ngày hôm nay Chủ nhật Phục sinh 4/24/2011 (Giờ La Mã, Ý đại lợi). 

Như đã nói, anh Trương Phú Thứ vẫn liên lạc với bà Nhu hàng ngày để kết thúc những trang cuối cùng của tập "Hồi Ký Bà Ngô Đình Nhu;" nhưng gần một tháng nay bà Nhu phải vào bệnh viện và á khẩu không còn nói được nữa.

Tuy bà Nhu đã mất hôm nay rồi, nhưng tập hồi ký này sẽ vẫn được hòan tất theo như dự tính (vào khoảng tháng 9 - tháng 10 năm 2011). 


Trần Văn Giang
(Sun, Apr 24, 2011 7:02 pm)
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 25/Apr/2011 lúc 5:17pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 24/Apr/2011 lúc 11:15pm

 

Madame%20Nhu%205%20par%20VIETNAM%20History%20in%20Pictures%20%281962-1963%29

 
Madame%20Nhu%203%20par%20VIETNAM%20History%20in%20Pictures%20%281962-1963%29
 
 
 

 

 
 
Gia dinh TT Ngo Dinh Diem tai SaiGon (1963)
Gia%20dinh%20TT%20Ngo%20Dinh%20Diem%20tai%20SaiGon%20by%20VIETNAM%20History%20in%20Pictures%20%281962-1963%29.
 
 
 


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 24/Apr/2011 lúc 11:16pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 25/Apr/2011 lúc 5:39pm
 
                

Trần Lệ Xuân

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Gnome%20globe%20current%20event.svg
Bài này đang viết về một người mới qua đời gần đây.
Vài thông tin, như các chi tiết liên quan đến cái chết và những sự kiện liên quan, có thể thay đổi mau chóng khi có thêm nhiều sự việc, thông tin được công bố. Trong trường hợp bài viết này bị sửa đổi với các chi tiết gây tranh cãi về cái chết của nhân vật, xin thông báo cho bảo quản viên tại trang này.
Trần Lệ Xuân
Trần%20Lệ%20Xuân
Trần Lệ Xuân năm 1961
Chức danh Đệ nhất phu nhân của đệ nhất Cộng hòa Việt Nam
Quốc tịch Việt Nam / Pháp
Nhiệm kỳ 26 tháng 10, 19552 tháng 11, 1963
Tiền nhiệm Nam Phương Hoàng Hậu
Ngày sinh: 15 tháng 4, 1924
Nơi sinh Huế, Việt Nam
Tôn giáo Công giáo
Ngày mất 24 tháng 4, 2011 (87 tuổi)
Nơi mất Rôma, Ý
Chồng: Ngô Đình Nhu
Con cái Ngô Đình Lệ Thủy
Ngô Đình Trác
Ngô Đình Quỳnh
Ngô Đình Lệ Quyên
Đảng Đảng Cần lao Nhân vị


Trần Lệ Xuân (1924-2011), cũng thường được biết đến là bà Ngô Đình Nhu, là một gương mặt then chốt trong Chính quyền Ngô Đình Diệm của Việt Nam Cộng hòa cho đến khi anh em Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu bị lật đổ và ám sát năm 1963.

 Đệ nhất Phu nhân của Việt Nam Cộng hòa

Trần Lệ Xuân sinh tại Hà Nội.[1] Mẹ là bà Thân Thị Nam Trân, là cháu ngoại của vua Đồng Khánh và em họ của vua Bảo Đại,[2] cha của bà là luật sư Trần Văn Chương. Lúc nhỏ, bà học trường Albert Sarraut ở Hà Nội, tốt nghiệp tú tài Pháp. Năm 1943 bà kết hôn với Ngô Đình Nhu và cải đạo sang Công giáo, từ bỏ đạo Phật. Bà là dân biểu, chủ tịch Hội Phụ nữ Liên đới, thường được gọi là "Bà Cố vấn". Do tổng thống Ngô Đình Diệm không có vợ nên bà được coi là Đệ nhất Phu nhân (First Lady) của Việt Nam Cộng hòa từ năm 1955 đến năm 1963.

Trần Lệ Xuân cũng là người khởi xướng kiểu áo dài cổ thuyền, khoét sâu (mà dân chúng vẫn gọi nôm na là "áo dài Trần Lệ Xuân") tạo ra một làn sóng thời trang áo dài hở cổ mới mà những người cổ học lên tiếng phê phán.

Bà còn cho xây dựng tượng Hai Bà Trưng, nhưng với gương mặt Trưng Trắc giống bà còn Trưng Nhị giống cô con gái Lệ Thủy. Ba năm sau ngày bà phải rời nước lưu vong, tượng đài này bị đập bỏ.

Ngày nay, những cánh rừng do bà khởi xướng trồng trên đường từ Sài Gòn đến rừng Cát Tiên vẫn được nhân dân gọi là rừng Trần Lệ Xuân.

 Sống lưu vong

Trần Lệ Xuân và con gái Ngô Đình Lệ Thủy, trên bìa báo Life
 
 
 
Trong tháng 10 năm 1963, Trần Lệ Xuân cùng con gái Ngô Đình Lệ Thủy đi Hoa KỳRoma với dự định sẽ vạch trần âm mưu lật đổ của Tổng thống KennedyCIA trước công chúng Mỹ.

Ngày 1 tháng 11 năm 1963 Trần Lệ Xuân và con gái đang trú ngụ tại khách sạn sang trọng Wilshire Hotel ở Beverly Hill, California thì cuộc đảo chính xảy ra, chồnganh chồng bà bị giết.

Ngày 15 tháng 11 năm 1963, Trần Lệ Xuân và Lệ Thủy rời khỏi Los Angeles để đi Roma sinh sống sau khi phát biểu: "Tôi không thể cư ngụ ở Mỹ, vì lý do đơn giản chính phủ của họ đã đâm sau lưng tôi."[cần dẫn nguồn]

Ngày 9 tháng 5 năm 1975 khi trả lời phỏng vấn đài truyền hình NBC Trần Lệ Xuân đã tố cáo chính quyền Kennedy can thiệp vào Nam Việt Nam là "nhằm tạo thanh thế và sự ủng hộ cho Đảng Dân chủ Hoa Kỳ".[cần dẫn nguồn]

Ngày 2 tháng 11 năm 1986, Trần Lệ Xuân tố cáo Mỹ chơi xấu với gia đình bà trong việc bắt giữ Trần Văn Khiêm (em trai bà) về tội giết cha mẹ là ông bà Trần Văn Chương tại nhà riêng ở Washington, D.C. hồi tháng 7 cùng năm.[4]

Những năm đầu thập niên 1990, Trần Lệ Xuân sống tại vùng Riviera Pháp và  chỉ trả lời phỏng vấn một lần duy nhất để lấy tiền và vé máy bay khứ hồi cho con gái út qua thăm ông bà ngoại ở Mỹ.[cần dẫn nguồn]

 

Bà qua đời lúc 2 giờ sáng ngày 24 tháng 4 năm 2011 tại một bệnh viện ở Rome,Ý, thọ 87 tuổi.[5][6]

 Gia đình

Các con :

  • Ngô Đình Trác, tốt nghiệp kỹ sư canh nông, 55 tuổi (2007), lấy vợ người Ý, có 4 con (3 trai, 1 gái)
  • Ngô Đình Quỳnh, tốt nghiệp ESSEC (Trường Kinh tế và Thương mại Pháp), hiện làm cho một công ty Mỹ tại Bruxelles, Bỉ
  • Ngô Đình Lệ Thủy, trưởng nữ, mất vì tai nạn giao thông tại Paris năm 1968
  • Ngô Đình Lệ Quyên, tiến sĩ Luật Đại học Roma, không nhập quốc tịch Ý tuy có chồng người Ý. Con trai 7 tuổi (2007) mang họ mẹ trên giấy tờ là: Ngô Đình Sơn.

 Câu nói nổi tiếng

  • Whoever has the Americans as allies does not need enemies
  • ("Ai đã có Hoa Kỳ là đồng minh thì chẳng cần phải có kẻ thù")[7]

Xem thêm

 Chú thích

  1. ^ Robert Trumbull, "First Lady of Vietnam", The New York Times, 18 November 1962, page SM33
  2. ^ http://www.4dw.net/royalark/Vietnam/annam9.htm
  3. ^ O'Biren, Michael. John F. Kennedy: A Biography. Macmillan. Tr.859
  4. ^ New York Times - http://query.nytimes.com/gst/fullpage.html?res=9A0DE3D61631F935A15754C0A960948260
  5. ^ “Bà Ngô Đình Nhu qua đời ở Ý”, Báo Người Việt, 24 tháng 4 năm 2011. Truy cập 24 tháng 4 năm 2011.
  6. ^ Bà Trần Lệ Xuân qua đời
  7. ^ in: (en) Howard Jones, Death of a Generation, Oxford University Press, New York City, New York (ISBN 0-19-505286-2) p. 407
 
 
 
 
 


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 27/Apr/2011 lúc 12:39am
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 25/Apr/2011 lúc 5:58pm
 
Kính chuyển  bài viết của Giáo Sư Kim Quý  (Kim Thanh) về Bà quả phụ Ngô Đình Nhu , nhủ danh Trần Lệ Xuân , "khi nghe tin Bà đã bước vào một cuộc hành trình cuối cùng, ngày Chúa chết trên cây thập giá và sống lại, để từ nay vĩnh viễn thuộc về của Tuổi, nói theo Edwin Stanton, belongs to the Ages. "
 
mk
 
 
 
BÀ NGÔ ĐÌNH NHU, NĂM MƯƠI NĂM CÔ ĐƠN

Kim Thanh

 


Tin
từ Ngô Đình Trác báo cho ông bạn tôi, Luật sư Trương Phú Thứ, hay rằng Bà quả phụ Ngô Đình Nhu, nhũ danh Maria Trần Lệ Xuân, đã về Nước Chúa lúc 2 giờ sáng ngày lễ Phục Sinh, 24/4/2011, hưởng thọ 87 tuổi.

Tôi viết bài này gửi các thân hữu, bạn bè, và những người mà tôi biết chắc vẫn còn ái mộ, quý mến  –hoặc ít ra không thù ghét– Bà Ngô Đình Nhu, chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa Việt Nam, và Tổng thống Ngô Đình Diệm. Không như những phản tướng 1963, tôi chưa hề gặp mặt Bà Nhu, chưa hề nhận ân sủng nào của Bà hay của chế độ, ngoài một trăm đồng Bà tặng Hội JECU năm xưa, được Ngô Đình Lệ Thủy trao cho tôi.

Bà Ngô Đình Nhu là người nổi tiếng thuộc dòng họ Ngô Đình và ngư
ời liên hệ trực tiếp với chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa duy nhất còn sống sót vừa ra đi. Dù thương hay ghét Bà, ai cũng phải công nhận Bà là một nữ lưu thông minh, có tài có sắc, một cộng sự viên đắc lực, quả cảm của chồng và anh chồng. Qua hai nền Cộng Hòa, chưa có một phụ nữ tầm cỡ public figure (người của quần chúng) Việt Nam nào làm tôi thấy cảm phục và hãnh diện như Bà Ngô Đình Nhu. Cho dù, dĩ nhiên, Bà chưa hoàn hảo, cũng như bất cứ ai trên đời. Trước và sau vụ đảo chánh 1963, Bà là mục tiêu tấn công của những nhà báo và chính khách Việt Nam và ngoại quốc, nhất là Mỹ, chưa nói Cộng sản đội lốt tôn giáo, đối lập, “cách mạng”, đã không ngần ngại vu khống, xuyên tạc, đổ lỗi, thêu dệt đủ điều, kể cả về đời tư của Bà. Đọc tất cả những tài liệu đã được giải mật, và những sách báo cũ, và những sách báo mới trên các Diễn Đàn Hải Ngoại –những diễn đàn của Đui Chột, của Thù Hận, của Ác Độc– tôi thấy bất nhẫn và buồn nôn trước sự hèn hạ, nhỏ nhen của con người, vì dù sao Bà cũng chỉ là một phụ nữ. Bọn họ, kể cả Mỹ và Tây Phương, không mã thượng, anh hùng đủ, than ôi, để đánh Bà bằng một cành hoa hồng, nhưng đã dùng mọi thứ dao búa. Họ dã man, trên phương diện tinh thần, không khác chi một Gia Long đã hành hình, về thể xác, nữ tướng Bùi Thị Xuân và con gái 16 tuổi bằng cách cho voi dày.

Bà là hiện thân và nạn nhân của Bất Hạnh như một nữ nhân vật chính tuyệt đẹp trong những vở bi kịch Hy Lạp. Nhưng khác với họ luôn vùng lên, phản kháng, chất vấn Thượng Đế, Bà đã im lặng, chấp nhận mệnh số nghi
ệt ngã, và âm thầm chịu đựng tất cả những oan khiên, bất công, suốt một nửa thế kỷ.

Một điểm nữa, ngời sáng, về con người của Bà, mà tôi tin rằng đến cả kẻ thù cũng không thể phủ nhận. Khi chồng bị thảm sát, Bà còn trẻ đẹp lắm  –điều mà báo chí Mỹ thiên vị và ác độc cũng phải ca ngợi. Nhưng Bà ở vậy, thờ chồng, nuôi đàn con còn vị thành niên, không có của chìm của nổi, không lầu son gác tía, nhờ tham nhũng hoặc ăn cắp của công. Nếu phạm vào hai điều cấm kỵ này, chắc chắn báo chí và công luận Mỹ và Việt
Nam, vốn hiềm khích, đã không bao giờ để Bà yên. Bà sống khép kín như một nữ tu tại gia. Không xuất hiện trước đám đông. Không cho nhân gian thấy tóc đổi màu, những dấu chân chim in trên đuôi mắt và những tàn phai bởi thời gian, theo gương những mỹ nhân tự thuở xưa. Không tuyên bố này nọ. "Thời của tôi qua rồi", bà thường nói với người những quen biết, như một lời giã biệt thế gian. Không mang tiếng, không bồ bịch, không bước thêm bước nữa. Không vì tiền bán thân cho tỷ phú. Nếu sống vào thời quân chủ, Bà xứng đáng nhận lãnh bằng khen "Tiết Hạnh Khả Phong".

Bấy nhiêu thôi cũng đủ làm tôi yêu mến Bà như một người mẹ (bà kém mẹ tôi hai tuồi). Ca ngợi Bà như một nữ chính khách một thời sáng giá, đảm lược, dám nói dám làm, như chồng bà, trước vòng vây khốn của thù trong giặc ngoài. Kính trọng Bà như một thần tượng. Làm sao tôi không xúc động khi nghe tin Bà đã bước vào một cuộc hành trình cuối cùng, ngày Chúa ch
ết trên cây thập giá và sống lại, để từ nay vĩnh viễn thuộc về của Tuổi, nói theo Edwin Stanton, belongs to the Ages. 

 

Nhà danh họa thuộc phái ấn tượng Auguste Renoir của những tuyệt phẩm chan hòa ánh sáng và màu sắc, những năm cuối đời, bị bệnh tê thấp hành hạ, không đứng được nữa, phải ngồi vẽ tranh một cách đau đớn với bàn tay co quắp, nhức buốt. Người học trò của ông, danh họa Matisse, thấy vậy, thương ông, đã hỏi: “Tại sao Thầy phải tiếp tục ngồi vẽ một cách khổ sở như thế?” Renoir nhìn khung vẽ, trả lời: “Đau đớn sẽ qua đi. Cái đẹp sẽ còn lại.”

 

Tôi muốn nhắc lời của Renoir, để nói về Bà, trong một nghĩa nào. Đau đớn tinh thần của Bà Ngô Đình Nhu sẽ qua đi. Cũng như đau đớn thân xác của nữ tướng Bùi Thị Xuân. Nhưng vẻ đẹp của Bà sẽ tồn tại. Vĩnh viễn.

Tôi biết những kẻ chống và ghét Bà sẽ khó chịu vì bài viết của tôi. Không sao. Đời mà. Tuy nhiên, xin những kẻ ấy xử sự cao thượng một chút, như một con người. Hãy để Bà yên nghỉ, ít nhất trong thời gian này. Chờ sau ba tháng, một năm, mười năm nữa, rồi hãy chìa ra nanh vuốt, cũng chưa muộn.

Tôi muốn báo tin cho các thân hữu của tôi và xin họ đọc một kinh, cầu nguyện cho linh hồn Bà mau về Cõi Vĩnh Hằng, và tìm được Bình An đích thực. Sau năm mươi năm cô đơn.

 

Kim Thanh
Ngày Chúa s
ống lại 24/4/2011
 

(nguồn : DĐ VĐH-ĐL) 

 

 



Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 25/Apr/2011 lúc 7:15pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 25/Apr/2011 lúc 8:06pm
 
 
Thứ hai, 25/4/2011, 15:20 GMT+7
 

Hình ảnh thời trẻ của Trần Lệ Xuân

Trần%20Lệ%20Xuân%20và%20con%20gái%20Ngô%20Đình%20Lệ%20Thủy%20trên%20bìa%20tạp%20chí%20Life.

Trần Lệ Xuân và con gái Ngô Đình Lệ Thủy trên bìa tạp chí Life.

Trần%20Lệ%20Xuân%20trên%20bìa%20tạp%20chí%20Time

Trần Lệ Xuân trên bìa tạp chí Time.

Trần%20Lệ%20Xuân%20trong%20một%20cuộc%20trả%20lời%20phỏng%20vấn.

Trần Lệ Xuân trong một cuộc trả lời phỏng vấn.

Bà%20Trần%20Lệ%20Xuân,%20vợ%20của%20ông%20Ngô%20Đình%20Nhu,%20cố%20vấn%20một%20chính%20quyền%20ở%20miền%20nam%20Việt%20Nam%20trước%20giải%20phóng

Khi còn ở Sài Gòn, Trần Lệ Xuân tham gia nhiều hoạt động và xuất hiện nhiều trước công chúng. Ảnh: Life.

Trần%20Lệ%20Xuân%20sinh%20năm%201924,%20kết%20hôn%20với%20Ngô%20Đình%20Nhu%20năm%201943%20và%20cải%20từ%20đạo%20Phật%20sang%20Công%20giáo.

Trần Lệ Xuân trước báo giới. Ảnh: Life.

Bà%20vừa%20qua%20đời%20hôm%20qua%20tại%20nhà%20riêng%20ở%20Italy.

Trần Lệ Xuân là người tạo ra và cổ súy cho kiểu áo dài cổ rộng. Một số nhà phê bình phương tây cho rằng nó hợp lý với thời tiết nhiệt đới của miền nam Việt Nam. Nhưng kiểu áo này khiến những người theo cổ học tức giận. Ảnh: Life.

Bà%20có%204%20người%20con,%20trong%20đó%20con%20gái%20đầu%20là%20Lệ%20Thủy%20đã%20qua%20đời%20vì%20tai%20nạn%20giao%20thông.

Khi anh chồng đang đương nhiệm, Trần Lệ Xuân cho dựng tượng Hai Bà Trưng. Có nhiều người nhận xét rằng gương mặt của hai nữ anh hùng dân tộc bị tạc cho giống hình hai mẹ con bà Xuân. Ảnh: Life.

Bà%20vừa%20qua%20đời%20hôm%20qua%20tại%20nhà%20riêng%20ở%20Italy.

Trần Lệ Xuân đứng đầu một số tổ chức thanh nữ và phụ nữ, ủng hộ các luật liên quan đến hôn nhân gia đình. Ảnh: Life.
Trần%20Lệ%20Xuân.
Trần Lệ Xuân đánh đàn bên các con. Ảnh: Life.

Những%20năm%20tháng%20cuối%20đời%20bà%20sống%20kín%20tiếng%20tại%20Pháp.%20Ảnh:%20Life.

Những năm tháng cuối đời Trần Lệ Xuân sống kín tiếng tại Pháp. Ảnh: Life.
 
 
 
 
 
 
 


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 25/Apr/2011 lúc 8:06pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 26/Apr/2011 lúc 7:23pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 27/Apr/2011 lúc 12:26am
 
 

Nói chuyn vi ông Trương Phú Th, người sxut bn hi ký ca bà Ngô Ðình Nhu

 04:48:am 26/04/11

 
Bà Ngô Đình Nhu ‘tha thứ hết’

Nói chuyện với ông Trương Phú Thứ, người sẽ xuất bản hồi ký của bà Ngô Ðình Nhu

“Tôi chỉ muốn dùng chữ bể oan cừu để nói về cuộc đời của bà Nhu. Với tôi, bà luôn là một người đàn bà giỏi, đức hạnh và biết tha thứ.” Ông Trương Phú Thứ, người duy nhất có những cuộc tiếp xúc với bà Ngô Ðình Nhu, cũng là người sẽ xuất bản quyển hồi ký của cựu đệ nhất phu nhân này, nói với phóng viên Người Việt hôm Thứ Hai.

Bà Nhu, nhũ danh Trần Lệ Xuân, qua đời hôm Chủ Nhật Phục Sinh trong một bệnh viện ở Rome. Bà “trút hơi thở cuối cùng thanh thản và an bình với tất cả các con và cháu nội ngoại quây quần bên giường bệnh,” theo tin ông Thứ gởi ra bằng email. “Bà đã nhận lãnh các phép bí tích cuối cùng với tràn đầy ân sủng của Chúa Phục Sinh.”

Nói chuyện qua điện thoại từ Seattle, ông Thứ, một trong số những người Việt Nam hiếm hoi có dịp gặp gỡ, trò chuyện với bà Nhu từ sau chính biến 1963 cho đến ngày bà mất, chia sẻ cảm nghĩ, “Ðứng trên phương diện tình cảm con người, bất kỳ sự ra đi của một người nào cũng đều là tin buồn, là sự mất mát. Nhưng riêng trường hợp của bà Nhu, tôi lại cảm thấy mừng cho bà, người đàn bà trung trinh tiết hạnh, thờ chồng nuôi con.”

Cái mừng của ông Thứ là cái mừng của một giáo dân tin vào nước Chúa. Ông Thứ nói trong sự xúc động, “Bà đã sống thui thủi gần suốt cả nửa thế kỷ trong một căn apartment, để làm gì? Ðể hy vọng đến một ngày nào đó được gặp lại người chồng của mình, người mà lúc ông chết, bà đã không được nhìn mặt, không được lo chôn cất, không được đeo khăn tang. Giờ thì bà đã được gặp chồng bà. Chính vì vậy mà tôi mừng cho bà.”

Có rất nhiều những lời dị nghị về người vợ ông cố vấn Ngô Ðình Nhu và là em dâu Tổng Thống Ngô Ðình Diệm. Tuy nhiên, thời gian gần 50 năm sống gần như ẩn dật, không giao thiệp với bất cứ ai có liên quan đến chính trường, không lập gia đình dù đang ở độ tuổi đẹp nhất của một người phụ nữ, dù có nhiều người chính khách, nhiều nhà tài phiệt trên thế giới đeo đuổi, muốn giúp đỡ “bà đều lắc đầu, ở vậy nuôi các con học thành tài,” cũng đủ cho thấy bà là một phụ nữ “rất hay”. Ông Thứ, người đã “quen biết gia đình bà Trần Lệ Xuân từ khi còn nhỏ,” nhận xét như thế.

Sau thời gian dài sống một mình ở Pháp, 3 năm trước khi mất, “lúc sức khỏe bắt đầu suy yếu,” bà Nhu sang Ý sống cùng gia đình người con trai lớn là Ngô Ðình Trác.

Bà Nhu mất vì bệnh già, sau gần một tháng nằm bệnh viện. Bà ra đi có sự chứng kiến đầy đủ của các con bà, gồm gia đình Ngô Ðình Trác, Ngô Ðình Lệ Quyên sống cùng bà tại Ý, và Ngô Ðình Quỳnh từ Bỉ cũng kịp quay về.

Lễ tang của cựu Ðệ Nhất Phu Nhân Ngô Ðình Nhu được tổ chức tại Ý “rất đơn giản, kín đáo, và chỉ trong vòng gia đình”, theo lời một vị linh mục người Ý.

 
Về quyển hồi ký bà Ngô Ðình Nhu
 Ông Trương Phú Thứ, người chịu trách nhiệm xuất bản quyển hồi ký của bà Ngô Ðình Nhu nói với Người Việt, “Nếu bà còn sống, chúng tôi dự định sẽ xuất bản sách vào khoảng tháng 9, tháng 10 năm nay. Nhưng giờ bà đã mất, thời gian ra mắt quyển hồi ký có thể phải trễ hơn.”

Quyển hồi ký này được bà Nhu viết trong thời gian khá dài, có thể đến 10 năm, bằng tiếng Pháp. Lúc đầu, bà dự định sẽ tự dịch ra tiếng Anh và tiếng Ý. Sau đó sẽ xuất bản bằng 4 thứ tiếng là Anh, Pháp, Ý và Việt.

Tuy nhiên, về sau sức khỏe không cho phép, bà Nhu chỉ viết bằng tiếng Pháp, “loại tiếng Pháp thượng thừa, hay hơn cả người Pháp viết,” theo nhận xét của ông Thứ. Ông Thứ, cùng ông Nguyễn Kim Quý, một người có bằng tiến sĩ về văn chương Pháp, hiện đang ở Oregon, sẽ dịch sang tiếng Việt.

“Hồi ký của bà Nhu sắp tới sẽ chỉ xuất bản bằng tiếng Việt,” ông Thứ khẳng định.

Chia sẻ về nội dung quyển hồi ký với phóng viên Người Việt, người chịu trách nhiệm dịch thuật, in ấn và phát hành cho biết, “Nếu ai tò mò muốn biết những chuyện thuộc về thâm cung bí sử của gia đình họ Ngô, hay muốn nghe bà Nhu thanh minh, cải chính những chuyện bịa đặt về bà, như bà có 17 tỷ Mỹ kim, trong khi bán cả Sài Gòn lúc ấy có được 17 tỷ đô la hay không… thì sẽ không thể tìm thấy trong quyển hồi ký này.”

Thay vì tiết lộ chuyện giật gân, cuốn sách đưa suy nghĩ, tư tưởng của bà Nhu đến cho người đọc. Ông Thứ nói:

“Quyển sách này là những vấn đề bà ấp ủ, bà muốn đưa những suy nghĩ, những tư tưởng của bà đến với mọi người, để mọi người hiểu. Hồi ký của bà không phải như cách người ta vẫn thường viết về những kỷ niệm, những hồi tưởng, những chuyện lớn, chuyện nhỏ, chuyện vui chuyện buồn đã xảy ra trong đời. Quyển sách này đáp ứng những chuyện cao hơn, xa hơn.”

Những tư tưởng hận thù, những lời nói động chạm hay nặng nề đến những người đã làm đảo chính, lật đổ Tổng Thống Ngô Ðình Diệm và giết chết chồng bà, cố vấn Ngô Ðình Nhu, đều không được nhắc đến trong hồi ký.

“Anh Thứ à, những chuyện người ta nói xấu về tôi thì tôi không biết. Nhưng nếu họ có nói xấu tôi, thì tôi cũng tha thứ hết.” Bà Ngô Ðình Nhu đã nói như thế, theo lời ông Trương Phú Thứ.

Nguồn: Ngọc Lan (Người Việt)

 
 


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 28/Apr/2011 lúc 12:04am
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 27/Apr/2011 lúc 1:25am
 
 

  bà Nhu...

  

...Nhiều người đưa ra một giả thuyết là nếu Bà Nhu có mặt ở Sài Gòn vào ngày 1 tháng 11 năm 1963 thì rất có thể tình thế đã không diễn biến tồi tệ như vậy...
 
 

Hình như bà Nhu tập bắn súng, bà biết bắn súng! Trong cơn binh biến nếu có mặt tại Sàigòn vào ngày "đảo chánh" có thể bà Nhu rút súng bắn những tên tướng phản loạn...mọi sự đổi khác, lịch sử dân tộc, con dân VN sẽ không đổ máu nhiều...

 

Vào thời điểm xẩy ra cuộc đảo chánh bà Nhu đang ở Hoa Kỳ trong một cuộc vận động chính giới Hoa kỳ ủng hộ chính phủ VNCH do TT Diệm lãnh đạo, ký giả hỏi nếu bà có thể xin tị nạn chính trị tại Hoa Kỳ, bà Nhu trả lời:

"Không bao giờ ! Tôi không thể ở trong một quốc gia với những người đã đâm Chính phủ của tôi"


Khi nghe tin về sự tham gia của Hoa Kỳ (về vụ đảo chính), bà nói: "Bất cứ ai có người Mỹ là đồng minh thì không cần có kẻ thù".

 
 
 

  Trích đọan bài viết của Vũ Linh Châu.
  

Bà Ngô Đình Nhu:
Khác biệt hòan toàn với các thái độ năng động, bồng bột và bạo mồm bạo miệng lúc trước, từ sau cái ngày oan nghiệt đó, Bà Ngô Đình Nhu đã giữ im lặng hoàn toàn cho tới hôm nay. Đó là một thái độ cực kỳ thông minh và đầy bản lãnh, rất kẻ cả, rất trịch thượng. Giống như là từ đó tới nay, mỗi khi một biến cố thảm bại xảy tới, Bà Ngô Đình Nhu lại đang cười cười nói với các chính khách - và các chính khưá - ở cả hai bên bờ Thái Bình Dương rằng:
“I told you!” (Qua đã biểu mà mấy người hổng tin).


Việc Bà “thủ tiết thờ chồng” trong suốt 50 năm nay, cũng là một nụ cười khinh khỉnh đầy vẻ kiêu sa để gửi cho những kẻ tiểu nhân – mũi lõ cũng như mũi tẹt - đã từng bêu rếu một cách đê tiện về đời tư của bà. Chắc chắn, từ suốt 50 năm nay, bọn họ đã không ngớt rình mò, soi mói…


Câu nói sau cùng của Bà là: “Cái gì đã xảy ra cho gia đình tôi, cái đó cũng sẽ xảy ra cho gia đình Kennedy”!
Rồi im lặng hoàn toàn từ đó tới nay! Nhưng thỉnh thoảng người ta lại vẫn nghe văng vẳng: “I told you”!



Trong lịch sử, chưa có một nữ chính khách nào đã có được một thái độ chính trị trịch thượng, kiêu sa, kẻ cả như vậy.
Đàn bà dễ có mấy tay!


Sự im lăng và phong cách sống của Bà Ngô Đình Nhu trong suốt gần 50 năm nay đã cho thấy, về bản lãnh và tài nghệ chính trị. Ngô Đình Nhu và Trần Lệ Xuân là một cặp vợ chồng rất xứng đôi vừa lứa.

Vũ linh Châu.
 
 
 
 
 
mk
IP IP Logged
Trang  of 3 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.156 seconds.