Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chuyện Linh Tinh
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh
Message Icon Chủ đề: Những câu chuyện thiền Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 7 phần sau >>
Người gởi Nội dung
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 11/Apr/2011 lúc 2:28am
 
 



15 ĐIỀU ĐÁNG ĐỂ CHÚNG TA SUY GẪM

Danh vọng, địa vị, sự thành công và sự giàu có thường có khuynh hướng gia tăng cái tôi của người ta. Vì vậy, người ta sẽ lạc lối, giống như người lạc đường không thể về nhà được. Ai chứa đầy kiến thức thì điếc trước lời phải trái. Khi hai người tranh luận, một người thường đưa cái biết của mình vào. Cho nên rút lại chỉ nghe thấy tiếng của mình mà không học thêm được gì cả.

 
1. Sống trong hiện tại

Phật hỏi đệ tử:
- Cuộc sống người ta được bao nhiêu?
Các đệ tử thay nhau trả lời:
- 80 năm.
- Sai.
- 70 năm.
- Còn sai.
- 60 năm.
- Sai.
- Vậy người ta sống bao lâu?
Phật mỉm cười đáp:
- Đời người chỉ thuộc trong vòng hơi thở.
Lời bình :
Đừng ỷ vào quá khứ và cái sắp tới, hãy sống với thực tại.


 
2. Sau khi chết người ta đi về đâu?

Hoàng đế Goyozer đang học thiền với thiền sư Gudo Toshoku.
- Bạch thầy, sau khi chết, người ta đi đâu?
- Tôi không biết.
- Tại sao Thầy không biết?
- Vì tôi chưa chết.
- ???
Lời bình:
Khi sống, con người nên thưởng thức những vẻ đẹp và bí ẩn của cuộc sống theo cái nhiều người sống. Không cần quan tâm đến thế giới sau khi chết. Hãy sống trọn hôm nay, đừng lo ngày mai vì chuyện ngày mai thì mai mới xảy ra.

 
 
3. Định mệnh nằm trong bàn tay
 
Thời xưa, có vị tướng quyết tấn công địch dẫu quân địch mạnh hơn gấp nhiều lần. Trên đường tiến quân, ông dừng chân ở một đền thờ cầu nguyện, xin giúp đỡ. Sau đó, ông rút ra một đồng xu và nói lớn với quân sĩ:
- Bây giờ, ta sẽ lấy đồng xu để xin keo.Nếu là sấp, quân ta sẽ thắng còn ngửa thì quân ta sẽ bại.
Chúng ta phó mặc mạng sống cho định mệnh. Đồng xu bay lên, xoay mấy vòng và rơi xuống đất.
- Sấp rồi ! Chúng ta sẽ thắng ! Hãy xông lên chà nát quân thù ! – Ba quân reo hò phấn khởi.
Sau trận chiến, toàn bộ quân địch hùng hậu đông đảo bị đánh bại hoàn toàn. Vị phó tướng vui vẻ nói với tướng quân:
- Không ai có thể thay đổi được bàn tay định mệnh.
Tướng quân chỉ mỉm cười không đáp. Ông xoè tay đưa đồng tiền ra. Cả hai mặt đồng xu đều là mặt sấp.
Lời bình:
Thiên đàng rất công bằng đối với tất cả mọi người, không thiên vị dành riêng cho ai. Sự giúp đỡ duy nhất mà bạn có được là chính bản thân bạn !!!


 
4. Con sóng nhận thức


Nhìn thấy một con sóng cao lớn bên cạnh, con sóng nhỏ tỏ ra bực mình:
- Bực ghê. Sóng kia lớn quá, sao ta bé tí. Chúng mạnh mẽ xiết bao sao ta yếu đuối thế này.
Con sóng to cười đáp: – Đó là vì không nhận ra gốc gác của mình mà bạn buồn bực thế.
- Tôi không là sóng thế là gì?
- Sóng chỉ là hình thức tạm thời trong bản chất của bạn. Kỳ thực bạn là nước. Một khi nhận ra bản chất của chính mình là nước, bạn sẽ không còn ấm ức với cái vỏ sóng này và không còn buồn bực gì nữa.
Con sóng nhỏ hiểu ra, cười vui vẻ:
- À, bây giờ thì tôi hiểu. Bạn và tôi tuy hai mà một.
Lời bình:
Con người cho rằng “ngã” là ta nên xảy ra phân biệt ta và người mà buồn khổ. Thực ra loài người được cấu tạo cùng một bản chất trong thiên nhiên bao la.


 
5. Thiên đường địa ngục


Một vị tướng quân đến gặp thiền sư Ekaku hỏi:
- Bạch thầy, thiên đường hay địa ngục có thật hay không?
- Thế ngài là ai?
- Tôi là tướng quân.
Bất ngờ, thiền sư cười lớn:
- A ha! Thằng ngốc nào cho ông làm tướng vậy, trông ông giống anh hàng thịt.
Tướng quân nổi giận, rút gươm:
- Tao băm xác mi ra !!!
Thiền sư vẫn điềm tĩnh:
- Này là mở cửa địa ngục.
Chợt giác ngộ, vị tướng sụp xuống lạy:
- Xin… xin thầy tha lỗi cho cử chỉ thô bạo vừa rồi của tôi.
- Này là mở cửa thiên đường – thiền sư Ekaku mỉm cười.
Lời bình:
Thiên đường, địa ngục không phải là chỗ con người tới sau khi chết mà nó ở đây và bây giờ! Lành, dữ đều do tư tưởng. Cửa thiên đường địa ngục mở ra bất cứ lúc nào.

 
 
6. Thiên đàng địa ngục đều do tâm tạo


Có một bà lão biệt danh “mụ già hay khóc”. Trời mưa, mụ cũng khóc, trời không mưa mụ cũng khóc. Có người hỏi bà:
- Bà lão ơi, sao bà lại khóc?
- Tôi có hai con gái, cô chị bán giày vải, cô em bán dù. Khi trời nắng ráo, lão nghĩ tới con em bán dù không được. Khi trời mưa, lão lại lo cho con chị, mưa gió không có khách nào chịu mua giày.
- Lão nên nghĩ rằng khi trời đẹp đứa lớn sẽ bán được, khi trời mưa đứa nhỏ bán dù rất chạy.
- À, ông có lý.
Từ đó, “mụ già hay khóc” thôi khóc. Bà lão cười suốt ngày dù trời mưa hay nắng.
Lời bình:
Một điều lợi hay bất lợi sẽ tuỳ thuộc vào cách nhìn, cách suy nghĩ của bạn.

 
 
7. Phật tại gia


Yangpu về tỉnh Sichuan định tâm tìm kiếm Bồ Tát. Trên đường đi, Yangpu gặp một nhà sư. Nhà sư hỏi:
- Cậu đi đâu đấy?
- Tôi đi cầu Bồ Tát.
- Bồ Tát ở xa, chi bằng đi tìm Phật có hơn không?
- Tìm Phật ở đâu bây giờ?
- Khi cậu về nhà, thấy người đón cậu trên mình khoác cái mền, chân xỏ dép trái, đó chính là Phật.
Theo lời, cậu về nhà thì trời đã khuya. Mẹ cậu nghe con gọi cửa mừng quá vội khoác mền lên người, xỏ dép trái. Bà chạy ào ra mở cửa và khi Yangpu thấy mẹ mình như vậy thì đứng chết lặng.
Lời bình:
Người ta tìm chân lý nhưng điều cần là thực thi ngay trong lòng, không thì khó mà gặp được.

 
 
8. Ngón tay chỉ mặt trăng


Sư Wu Jincang hỏi Lục Tổ Huệ Năng:
- Con đọc kinh Đại Bát Niết Bàn bao năm rồi mà vẫn chưa hiểu. Xin tổ sư soi sáng cho.
Lục Tổ Huệ Năng cầm quyển kinh đưa cho ni sư, nói:
- Ta không đọc được chữ, con hãy đọc, ta sẽ giúp con hiểu.
- Tổ không đọc chữ sao ngài hiểu thông nghĩa được? – Jincang rất ngạc nhiên.
Lục Tổ Huệ Năng thủng thỉnh đáp:
- Chân lý không dựa vào chữ nghĩa. Nó giống như trăng soi trên trời. Trong trường hợp này, chữ nghĩa giống như ngón tay trỏ vậy. Ngón tay chỉ trăng mà nó không phải là trăng. Xem trăng có cần ngón chỉ không?
Lời bình:
Ngôn ngữ văn tự đều là biểu tượng diễn chân lý. Đừng lầm chữ nghĩa với chân lý như đã lầm ngón tay với mặt trăng.
 
 
 
9. Ai đó


Kitagaki, thống đốc bang Kyoto, đến viếng đền Tofuku để thăm Keichu – vị sư trưởng đền này.
Đệ tử của Keichu vào báo:
- Kitagaki, thống đốc Kyoto muốn diện kiến thầy.
- Ta không biết thống đốc nào cả – Sư trưởng trả lời.
Đệ tử chạy ra nói với Kitagaki:
- Thầy tôi yêu cầu ngài lui gót vì không quen thống đốc nào cả.
Kitagaki hiểu ra:
- Nếu vậy, hãy báo với thầy anh có Kitagaki muốn diện kiến.
- Để tôi thử lần nữa.
Lần này, sư trưởng ra đón tận nơi:
- Ồ, Kitagaki đấy à. Mời vào nhà.
Lời bình:
Danh vọng, địa vị, sự thành công và sự giàu có thường có khuynh hướng gia tăng cái tôi của người ta. Vì vậy, người ta sẽ lạc lối, giống như người lạc đường không thể về nhà được.

 
 
10. Càng vội càng chậm


Một thanh niên nọ lên núi tìm kiếm sĩ lừng danh để học kiếm thuật. Anh ta hỏi vị sư phụ:
- Thưa thầy, nếu con luyện tập chuyên cần thì phải bao lâu mới thành kiếm sư?
- Có lẽ 10 năm.
- Cha con đã già rồi và con phải chăm sóc ông. Nếu con luyện tập chuyên cần hơn nữa thì mất bao lâu?
Lặng yên suy tư một lúc, vị sư phụ đáp:
- Trường hợp này có lẽ phải 30 năm.
Anh thanh niên không giấu được vẻ nôn nóng:
- Trước thầy bảo 10 năm, bây giờ 30 năm. Con sẽ vượt qua mọi trở lực để nắm vững kiếm thuật với thời gian ngắn nhất.
- Thế thì anh cần phải ở lại đây 70 năm – Vị sư phụ mỉm cười.
Lời bình:
Những người quá nóng nảy muốn đạt đến kết quả thì hiếm khi thành công.

 
 
11. Đèn đã tắt


Một anh mù đến từ giã bạn mình. Người bạn cho anh một cây đèn lồng. Anh mù cười hỏi:
- Tôi đâu cần đèn lồng. Với tôi, sáng hay tối có gì khác.
- Tôi biết. Nhưng nếu không mang nó theo, trong bóng tối người khác có thể đụng vào anh.
- Ồ, vậy thì được.
Đi được một đoạn, bất ngờ anh mù bị một người đâm sầm vào. Bực mình, anh ta quát:
- Bộ không thấy đèn hả?
- Đèn của ông đã tắt từ lâu rồi mà.
Lời bình:
Người nào dùng lời kẻ khác để dạy người có thể giống anh mù này. Đèn đã tắt từ lâu, tuy nhiên anh ta không biết điều đó.

 
 
12. Bình thường tâm


- Bạch thầy, sống theo Đạo một cách siêng năng là thế nào?
- Khi đói hãy ăn, khi mệt hãy ngủ.
- Đó là những điều mà mọi người thường làm mà?
-Không, không ! Hầu hết mọi người đều không làm như vậy. Khi ăn, mọi người đầy những suy tư, ao ước và khi ngủ lại đầy những lo toan.
Lời bình:
Có bao nhiêu người mà mỗi sáng thức dậy mà đầu óc không bận bịu những chuyện quá khứ? Con người phải vứt bỏ những điều nguy đã gây ra bão tố nội tâm và sống theo bản chất nguyên thuỷ của họ vì Đạo nằm ngay trong đời sống hằng ngày.

 
 
13. Thiền trong chén trà


Vị giáo sư đại học đến gặp thiền sư Nan In để tìm hiểu Thiền. Nan In mời ông uống trà. Nan In rót đầy chén trà rồi mà cứ thế rót thêm. Giáo sư nhắc:
- Kìa thầy, chung trà đầy tràn rồi, xin đừng rót nữa.
Nan In cười đáp:
- Như chung trà này, ông cũng đầy ắp những quan niệm của ông. Nếu trước tiên, ông không cạn chén thì sao tôi có thể bày tỏ Thiền cho ông được.
Lời bình:
Ai chứa đầy kiến thức thì điếc trước lời phải trái. Khi hai người tranh luận, một người thường đưa cái biết của mình vào. Cho nên rút lại chỉ nghe thấy tiếng của mình mà không học thêm được gì cả.

 
 
14. Con quỷ bên trong


Nhà Sư nọ mỗi khi bắt đầu nhập định đều thấy một con nhện khổng lồ làm ông bối rối. Nhà sư liền vấn ý sư Tổ:
- Mỗi khi con bắt đầu nhập định thì luôn có một con nhện khổng lồ xuất hiện, dẫu có đuổi thế nào nó cũng không đi.
-Lần tới, nếu thấy con nhện xuất hiện, con hãy vẽ một vòng tròn to làm dấu xem nó từ đâu đến.
Nhà sư làm đúng như vậy. Khi ông vẽ vòng tròn to vào bụng con nhện, con nhện chạy đi, ông lại có thể tiếp tục thiền định. Sau buổi thiền định, nhà sư rất bối rối khi thấy vòng tròn nằm ngay trên bụng mình.
Lời bình:
Trong cuộc sống, con người gặp phải nhiều xáo trộn và âu lo, phiền nhiễu. Nhưng âu lo tệ nhất thường là từ chính bản thân mình mà ra.

 
 
15. Đích tới có một đường đi không cùng


Một tăng đồ hỏi Thiền sư Baling Haojian:
- Nghĩa lý của sư tổ và ý nghĩa của giáo lý có gì giống và có gì khác nhau?
- Khi vịt lạnh, chúng lội xuống nước. Khi gà lạnh chúng đậu trên cây.
Lời bình:
Lạnh vẫn lạnh nhưng phương thức tránh lạnh lại khác nhau. Cùng một mục tiêu nhưng mỗi loài lại có cách riêng của chúng. Để đạt mục tiêu không chỉ có một con đường, không phải ai cũng đi theo một con đường.Hảy khéo chọn .
 
 
Minh Lam sưu tầm
 
 
 
 


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 11/Apr/2011 lúc 2:31am
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 17/Apr/2011 lúc 5:40pm
 
 
Biết chết và biết sống


Không ở đâu có sự an toàn tuyệt đối, cho dù con người đã có thể tính toán sự an toàn ở mọi cấp độ. Dự cảm, hay nhận thức đúng về vô thường thì con người sẽ biết sống để giảm thiểu thiệt hại của thiên tai và không tạo thêm ra những nhân họa.

Chết không phải là hết

Nhật Bản sắp bước vào mùa lễ hội hoa anh đào trong thương đau của thảm họa động đất sóng thần. Anh đào được người Nhật tôn làm quốc hoa và gửi gắm vào đó nhiều triết lý sống tinh tế. Năm nay sẽ là một năm đặc biệt để người Nhật trải nghiệm sâu sắc về lẽ vô thường, hư ảo của cuộc sống qua từng cánh hoa rơi.

Nữ sĩ Komachi (825-900) cảm nhận:
"Anh đào ơi/
nhan sắc phai rồi/
hư ảo mà thôi/
tôi nhìn thăm thẳm/
mưa trên đầu tôi."

Triết lý Thiền tông càng tô đậm thêm cho người Nhật cảm thức bi ai và hoà điệu đó: "Phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng" (Mọi vật có hình tướng thì đều là vô thường). Cảm thức ấy cùng với thiên nhiên thay đổi rõ nét trong bốn mùa đã trở thành người thầy vĩ đại giáo dục người Nhật nhận thức hơn ai hết về sự sống hư ảo mong manh: Như sương mai đầu ngọn cỏ, như gió thổi mây bay, như điện chớp, như bọt bóng, ánh nắng...

Người Nhật luôn tìm thấy sự tương đồng giữa thân phận bé nhỏ của con người với từng biểu hiện thay đổi của thiên nhiên. Hoa ấy, người ấy cùng tôn vinh vẻ đẹp của vô thường, vẻ đẹp của sự vắng mặt trong một khoảng thời gian vật lý, trước khi sự tái sinh ở nhiều dạng thức sống khác nhau. Chết không phải là hết. Không hề là bi quan, tinh thần Thiền tông nói nhiều đến vô thường để sống ung dung tự tại, để đón nhận một giấc mộng nhân sinh ngắn ngủi bằng tinh thần lạc quan, không thất vọng, không sợ hãi.

Ngày 11.3.2011, cả thế giới bàng hoàng và xúc động khi chứng kiến cảnh động đất sóng thần tàn phá miền Đông bắc nước Nhật Bản với hàng chục ngàn người thiệt mạng và hàng chục ngàn người mất tích, hàng trăm ngàn người mất nhà cửa...

Nhưng từ bàng hoàng xúc động, người dân trên thế giới chuyển sang thái độ khâm phục, ngả mũ trước những hành xử tuyệt vời của người Nhật trước thảm họa. Từ lâu, Nhật Bản vẫn thường được nói đến như một dân tộc thần kỳ, luôn biết vươn lên từ thảm họa và nghịch cảnh.

Thế giới nói nhiều đến lý thuyết "sức mạnh mềm", và người Nhật đã thể hiện được sức mạnh ấy ngay trong thời điểm thiên tai khủng khiếp tàn phá đất nước của mình. Rồi đây, người dân thế giới còn sẽ nhắc nhiều đến hình ảnh của một nước Nhật trật tự, kỷ luật và rất mực yêu sự sống. Vì vậy tình người trong thảm họa động đất, sóng thần luôn là tâm điểm của truyền thông thế giới.

Cái chết của bất kỳ người dân Nhật Bản nào trong thiên tai cũng được ứng xử như những cái chết đã được chuẩn bị chu đáo cho một cuộc hành trình mới của sự sống. Biết chết thì sẽ biết sống, đó là quan niệm sâu sắc từ rất lâu của người Nhật.

http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/***ets/Uploads/Biet-song-chet2.jpg
Hoa anh đào Nhật Bản. Ảnh: Tamtay.vn

Nhìn vào những hành xử nhân văn ấy, chợt nhớ đến những câu thơ ngả mũ tiễn biệt xe tang qua phố của nhà thơ Đỗ Trung Quân.
 
Và người ta không thể không nhớ đến bộ phim Khởi hành (tên tiếng Anh: Departures, có người dịch là Người đưa tiễn) của đạo diễn Yojiro Tokita, giải Oscar cho phim nói tiếng nước ngoài hay nhất năm 2009. Khởi hành đã phác họa sự tinh tế trong ứng xử của người Nhật. Rõ ràng, người Nhật không chỉ tinh tế trong thiền đạo, hoa đạo, trà đạo..., mà con tinh tế cả trong nghề khâm liệm, trong thái độ và cách thức mà họ ứng xử với người quá cố.

Nội dung của bộ phim, nói về đời sống mưu sinh của một nhạc công chơi cello bị thất nghiệp, anh ta đã tình cờ đến với nghề khâm liệm người chết, một nghề đòi hỏi sự thận trọng, tinh tế và tình yêu thương, cảm thông không phân biệt. Anh ta đã giấu vợ để làm công việc này. Thời gian đầu, anh bị ám ảnh bởi những xác chết, nhưng sau đó anh càng nhận ra sự cần thiết của công việc khi đem lại cho người còn sống sự an ủi với hình ảnh trang nghiêm nhất, đẹp nhất trước lúc đưa tiễn người quá cố.

Áp lực xảy ra khi vợ anh phát hiện ra sự thật mà bấy lâu anh che giấu, và sự lựa chọn khó khăn đã đến, một là anh phải từ bỏ nghề này, hai là anh không thể tiếp tục sống cùng vợ. Anh cũng đã có ý định bỏ nghề, nhưng mỗi khi chiếc điện thoại reo lên, có một sự thôi thúc ẩn sâu buộc anh phải đến với họ.

Tình cờ trong một đám tang người thân, vợ anh đã hiểu ra công việc đầy lòng vị tha đó của chồng. Sau này, cô chính là người động viên anh khâm liệm cho cha của anh, một người cha đã bỏ anh đi từ khi anh còn nhỏ. Anh luôn mang trong mình hình ảnh người cha qua ký ức về một viên đá cuội. Khi khâm liệm cho cha, mở bàn tay đang nắm chặt, anh xúc động bởi trước khi chết, cha anh chỉ mang theo mình duy nhất viên đá cuội đó. Kết thúc bộ phim anh đã cầm viên đá cuội áp vào bụng vợ, khi vợ anh đang mang thai,... và một sự sống đang bắt đầu.
 
 

Một sự khởi hành lại bắt đầu

Thiên tại ập đến Nhật Bản bằng một thông điệp, với vô thường không ở đâu có sự an toàn tuyệt đối, cho dù con người đã có thể tính toán sự an toàn ở mọi cấp độ. Dự cảm, hay nhận thức đúng về vô thường thì con người sẽ biết sống để giảm thiểu thiệt hại của thiên tai và không tạo thêm ra những nhân họa.

Động đất, sóng thần, rò rỉ phóng xạ hạt nhân đã trở thành một tương quan nhân quả thống nhất, không thể tách biệt, không thể đổ lỗi, và tất cả những giả định "nếu... thì...", đều trở nên vô nghĩa trước hiện thực đã diễn ra. Thành ngữ có câu: "Cứ nói nếu thì rều rệu cũng hoá mun lim". Trước khi tìm đến sự "an toàn" của một công trình, người ta phải biết cách tạo ra niềm tin về sự an toàn trong từng hành vi ứng xử của cộng đồng, có như vậy mọi người mới có thể chung sức, chung lòng trước mọi thảm họa.

Nhưng nhiều người Nhật hối hả rời bỏ Tokyo để tránh ô nhiễm phóng xạ lại cho ra một hình ảnh khác, rằng họ sẵn sàng đón nhận mọi thiên tai, nhưng không mặn mà với những "bí mật" (được "bật mí") của nhân họa, một thứ họa có thể di hại đến nhiều đời.

Bất cứ sự thất tín bội hứa nào với con người, với môi trường sống đều cho ra những hình ảnh bất cập. Tất cả mọi sáng tạo, thành tựu cũng phải đón chờ những thách thức thực sự của thảm họa, khi ấy người ta mới có thể trải nghiệm được những giới hạn của con người mà trân trọng những thời khắc tồn tại mong manh của chính con người.

Tin chắc, người ta sẽ còn nhớ đến phát biểu của Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan ngày 18.3 trên truyền hình: "Trong lịch sử của chúng ta, quốc đảo bé nhỏ này đã tạo ra sự phát triển kinh tế thần kỳ nhờ nỗ lực của tất cả công dân Nhật Bản. Chúng ta sẽ xây dựng lại đất nước từ đầu...".

Trong niềm bi ai, một sự khởi hành lại bắt đầu đến với dân tộc Nhật Bản. Người Nhật đã có đầy đủ niềm tin và lạc quan để nói với thế giới về một tinh thần "Công dân Nhật Bản", mà không sợ ai đó nói rằng mình ảo tưởng vĩ cuồng.

THÁI NAM THẮNG
(Tuần Việt Nam)
 


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 17/Apr/2011 lúc 5:46pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 22/Apr/2011 lúc 7:51am
 


Một việc khó nhứt
 
 

Một trí giả thích ngụy biện đến gặp một bậc Hiền của xứ cổ Hy Lạp – Ông Socrate – và đặt nhiều câu hỏi khó khăn với mục đích làm cho ngài bối rối. Nhưng nhà hiền triết xứ Milet có thừa khả năng để trả lời.

Sau đây là các câu hỏi:

1.- Trong các vật hiện hữu, cái gì xưa nhứt ?

- Thượng Đế, vì ở thời đại nào, Ngài cũng hiện hữu.

2. – Trong các vật, vật nào đẹp nhứt ?

- Vũ trụ, vì vũ trụ là công trình của Thượng Đế.

3. – Trong các vật, vật nào lớn nhứt ?

- Không gian, vì nó chứa tất cả những gì sáng tạo.

4. – Trong các vật, vật gì vững bền nhứt ?

- Hy vọng, vì khi con người mất hết, nó vẫn còn.

5. – Trong các vật, vật nào tốt nhứt ?

- Đức hạnh, vì thiếu nó không có một việc gì tốt đẹp.

6. – Trong các vật, vật chi di chuyển mau nhứt ?

- Tư tưởng, vì trong một giây nó có thể đến tận bên kia vũ trụ.

7. – Trong các vật, vật chi mạnh nhứt ?

- Nhu cầu, vì nó giúp ta san bằng các khó khăn to lớn nhứt.

8. – Trong các việc, việc chi dễ làm nhứt ?

- Khuyên bảo.

Nhưng đến câu hỏi thứ chín, vị Hiền triết có một câu trả lời lạ tai mà người đối thoại của ông, vì chỉ biết việc trần nên chẳng hiểu tí gì. Phần đông người đời nếu hiểu thì cũng hiểu một cách cạn hẹp.

Câu hỏi như sau:

9 – Trong các việc, việc nào khó nhứt ?

Và nhà Hiền triết thành Milet trả lời:

- Tự biết mình.

Đó là thông điệp mà các vị Hiền Triết  thời xưa chuyển đến cho nhân loại vô minh, và nay, chúng ta phải cố gắng trong công việc tìm hiểu nầy . . .

 
 
(Nguồn: tnic)
 
 
 


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 22/Apr/2011 lúc 7:52am
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 28/Apr/2011 lúc 11:20am
 
 

Câu chuyện tương tự

 
 
Anh A sau lần đổ vỡ của đời sống vợ chồng sau hơn mười năm chung sống, anh ta đi tìm sự giúp đỡ của khoa tâm lý trị liệu ở một bệnh viện gần nhà. Sự mong mỏi duy nhất của anh, anh nói với bác sĩ của mình trong ngày đầu gặp mặt, là làm sao để thoát khỏi cái cảm xúc mà anh đang mang trong lòng. Anh ta cầu khẩn vị bác sĩ của mình làm sao để giúp anh cất đi được nỗi đau, giúp anh loại trừ được cái cảm xúc mà anh không hề muốn.

Nhưng vị bác sĩ của anh là một thiền gia, cô ta cũng mới vừa rời khỏi một thiền viện Zen, nơi mà cô đã sống trong ba năm trời. Khi người bạn của tôi mang một nỗi đau đến gặp cô, cô ta khuyên anh nên tiếp xúc và có mặt với cảm xúc ấy, cho dù nó có khó chịu đến đâu chăng nữa. Cô ta không cố gắng khuyên giải và cũng chẳng hề giúp anh thay đổi những gì anh đang cảm nhận. Cô ta chỉ khen tặng anh vì đã biết tiếp xúc với những cảm xúc vô cùng khó khăn ấy. Mỗi khi anh than thở về những bất an hoặc nỗi cô đơn của mình, thì cô ta lại khuyến khích anh hãy cảm nhận những cảm xúc ấy cho sâu sắc hơn và mỗi khi anh muốn tránh né thì cô ta lại tiếp tục nhắc nhở và bắt anh phải quay lại đối diện với chúng.

Mặc dù anh A không cảm thấy chút gì khá hơn, nhưng anh lại rất thắc mắc về đường lối trị liệu của cô ta, và từ đó anh bắt đầu tập thiền. Anh ta kể lại cái giây phút chính yếu trong kinh nghiệm thiền tập của mình, khi chứng bệnh trầm cảm (depression) của anh bắt đầu tan biến. Trong khi ngồi thiền anh cảm thấy rất khó chịu với những cảm giác ngứa ngáy, đau đớn, nhức nhối trong thân, mà anh không tài nào có mặt với chúng được. Anh nhớ lại, cuối cùng, có một lúc anh đã có thể quan sát và thấy được một cái ngứa bắt đầu khởi lên, tăng cường độ và rồi tự nhiên biến mất, mà anh không cần phải gãi hay làm gì hết. Từ kinh nghiệm ấy, anh đột nhiên hiểu được lý do vì sao cô bác sĩ trị liệu đã khuyến khích anh chỉ cần đơn giản có mặt với những trạng thái cảm xúc của mình. Và từ lúc đó chứng bệnh trầm cảm của anh cũng tự nhiên tan biến.

Cảm xúc của anh chỉ thay đổi khi anh ta thôi không mong muốn nó thay đổi nữa!

 
(ST)

 

mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 29/May/2011 lúc 10:58pm
 
 
Cuộc sống có những điều thật nghịch lý, trái ngược khiến chúng ta không thể chấp nhận được.
 
Chẳng hạn như có người chi tiền cả triệu, rất rộng rãi và hào phóng cho những dịp liên hoan, yến tiệc, nhưng lại xua đuổi những kẻ nghèo hèn ăn xin, so đo không muốn cho họ dù chỉ vài đồng.
 
Có người ăn nhiều, uống nhiều, mặc áo quần sang trọng nhưng lại ít tiếng cười.
 
Có người thích nói nhanh, kết luận vội vả, nhưng lại thật chậm chạp trong sự nhận lỗi, phục thiện.

Lương của càn bộ nhà nước ấy không đủ sống ..nhưng ông ta lại có 3 căn nhà ; ở thì chỉ một ..dư tới 2 .

Có người mong muốn sống lâu nhưng sống cẩu thả, không vận động, không mục đích.
 
Có người biết rõ đường đi đến mặt trăng và các vì tinh tú xa xôi, nhưng lại không biết con đường dẫn đến nhà người thân, bạn hàng xóm.
 
Có những người mẹ có thể nuôi đàn con đông đúc, nhưng đàn con đông đúc của các người mẹ ấy lại không nuôi nổi  mẹ già của mình.

Bà mẹ ấy ngày ngày bàn từng bó rau , để dành tiền nuôi đứa con bị tâm thần . cuối tuần bà lặn lội  lên Biên hòa ,  bà còn 5  người con khác ( cuộc sống khắm khá hơn  ) nhưng không hề giúp bà , giúp em ruột mình  ... bà cô độc một hành trình ????


Không phải điều nghịch lý nào cũng xấu, trái lại có những sự trái ngược đem lại lợi ích cho chúng ta. Chính vì phải đương đầu với những nghịch lý với sự khó khăn và phiền muộn mà chúng ta cần phải có óc phán đoán và lòng bao dung để vừa sống khôn ngoan, vừa sống rộng lượng. Nhờ vậy cuộc đời sẽ thoải mái, vui vẻ, dễ chịu và thỏa lòng với mọi hoàn cảnh.


(ST)
 
 
 
 
 
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 04/Jun/2011 lúc 8:22pm
 
 ÂM  THANH CỦA MỘT BÀN TAY




           Thiền sư của chùa Kennin là Mokurai, Tiếng Sấm Yên Lặng. Ông có một đệ tử bảo trợ nhỏ tên là Toyo chỉ mới mười hai tuổi. Toyo thấy các môn đồ lớn tuổi hơn đến thăm phòng thầy vào mỗi buổi sáng và mỗi buổi tối để được chỉ dạy về thiền định an tâm theo đó họ được trao cho những công án để ngăn chặn cho tâm khỏi chao động. Toyo cũng mong ước được ngồi tham thiền.
           "Hãy chờ đợi thêm ít lâu," Mokurai bảo. "Con hãy còn nhỏ lắm."
           Nhưng cậu bé nài nỉ, nên cuối cùng ông thầy ưng thuận.
Vào buổi tối cậu bé Toyo đến bên ngoài ngưỡng cửa phòng thiền của Mokurai vào một thời điểm thích hợp. Cậu đánh chiêng báo hiệu mình hiện diện, cúi chào cung kính ba lần phía ngoài cửa, rồi đến ngồi trước mặt thầy yên lặng kính cẩn.
           "Con có thể nghe thấy âm thanh của hai bàn tay khi chúng vỗ vào nhau," Mokurai nói. "Bây giờ hãy cho ta biết về âm thanh của một bàn tay."
           Toyo cúi chào và lui về phòng mình mà nghiên cứu vấn đề này. Từ cửa sổ phòng mình cậu có thể nghe thấy âm nhạc của các cô đào hát. "A! Ta thấy được rồi!" cậu reo lên.
           Đêm hôm sau, khi thầy của cậu bảo cậu diễn tả âm thanh của một bàn tay, Toyo bắt đầu chơi âm nhạc của các cô đào hát. "Không, không," Mokurai nói. "Chẳng bao giờ như vậy đâu. Cái đó không phải là âm thanh của một bàn tay. Con chưa thâu thái được gì hết."
           Cho rằng âm nhạc như thế có thể làm gián đoạn, Toyo di chuyển chỗ ở của cậu đến một nơi yên tĩnh. Cậu ta lại tham thiền. "Âm thanh của một bàn tay có thể là gì?" Cậu chợt nghe tiếng nước nhỏ giọt. "Ta thấy rồi," Toyo tưởng tượng.
           Lần sau khi cậu đến trước mặt thầy của cậu, Toyo bắt chước tiếng nước nhỏ giọt. "Đó là cái gì vậy?" Mokurai hỏi. "Đó là tiếng nước nhỏ giọt, nhưng không phải là âm thanh của một bàn tay. Cố nữa đi."
           Toyo trầm tư để nghe âm thanh của một bàn tay nhưng chẳng ăn thua gì. Cậu nghe thấy tiếng thở dài của gió. Nhưng âm thanh bị bác bỏ.
           Cậu nghe thấy tiếng kêu của một con cú. Tiếng đó cũng bị từ chối.
           Âm thanh của một bàn tay không phải là những con châu chấu.
           Cả đến hơn mười lần Toyo đến viếng thăm Mokurai với các âm thanh khác nhau. Tất cả đều sai. Gần suốt một năm cậu cứ nghĩ ngợi xem âm thanh của một bàn tay là thế nào. Sau cùng cậu bé Toyo nhập vào thiền định thật sự và vượt qua tất cả các âm thanh. "Ta không còn thâu thập được thêm gì nữa," cậu giải thích về sau này, "bởi vậy ta đã đạt tới âm thanh không âm thanh."
           Toyo đã ngộ được âm thanh của một bàn tay.
 
 
 
 
 
 
 
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 09/Jun/2011 lúc 6:07pm
 
 

P H Ỏ N G  V Ấ N  T H Ư Ợ N G  ĐẾ 


Có một lần, tôi mơ thấy được phỏng vấn Thượng đế.

- Con muốn phỏng vấn ta à? Thượng đế hỏi .
- Nếu Ngài có thời gian.

Người mỉm cười :

- Thời gian của ta là Vĩnh cửu... . Con muốn hỏi ta điều gì?
- Điều gì ở Con Người khiến Ngài ngạc nhiên nhất?

Thượng đế trả lời:

- Con người nhàm chán tuổi thơ, vội vã lớn lên, rồi lại mơ ước được trở lại làm trẻ nhỏ.
- Họ tiêu phí sức lực để kiếm tiền, rồi lại tiêu tiền để phục hồi sức khỏe.
- Họ nghĩ nhiều tới tương lai mà quên đi hiện tại, để rồi chẳng sống ở hiện tại mà cũng chẳng ở tương lai.
- Họ sống như sẽ chẳng bao giờ chết, và chết dần như chưa từng được sống.

Rồi Người nắm tay tôi, im lặng...

Tôi lại hỏi:

- Thượng đế tạo ra muôn loài, Ngài muốn chúng sinh ghi nhớ những bài học nào trong cuộc sống?

Thượng đế trầm ngâm: 

- Hãy nhớ rằng không bao giờ có thể bắt ai đó phải yêu mình. Chỉ có thể tự làm cho mình trở nên đáng yêu thôi.
- So kè mình với người khác là điều không tốt.
- Hãy học cách tha thứ, và tập tha thứ.
- Hãy nhớ rằng để làm tổn thương ai đó chỉ cần có vài giây ngắn ngủi, nhưng để chữa lành vết thương đó phải cần tới hàng năm dài dằng dặc.
- Hãy hiểu rằng người giàu không phải là người có tất cả mọi thứ, họ chỉ là người ít thiếu thốn hơn thôi.
- Cần biết rằng, có nhiều người yêu mến mình, nhưng họ chưa biết cách bộc lộ ra.
- Khi cả hai người cùng nhìn vào một sự việc, sự nhận biết có thể sẽ không giống nhau.
- tha thứ lẫn nhau chưa đủ, mà còn cần phải tự tha thứ cho chính mình nữa.

" Cám ơn Ngài đã bớt chút thời gian!"- Và tôi rụt rè:
- Ngài còn điều gì muốn gửi tới chúng sinh không ạ?

Thượng đế cười đáp:

- Hãy nói với họ rằng Thượng đế ở đây vì họ...mãi mãi!


(Internet)
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 12/Jun/2011 lúc 10:59am
 
 

BÀI HỌC ĐẦU TIÊN

 
 
Không phải bài học đầu tiên của cô giáo dạy tôi khi tôi bước chân vào lớp một, cũng chẳng phải bài học đầu tiên khi tôi bắt đầu bước chân vào giảng đường đại học, mà đơn giản chỉ là bài học Phật Pháp đầu tiên tôi được học khi bước chân vào Chùa

 

Quê tôi ngày xưa nghèo lắm, hẻo lánh lắm. Quanh năm tôi chỉ làm bạn với cỏ cây, với những chú chim ngày ngày bay về hót líu lo mà tôi chẳng biết chúng nói gì?

 

Nhà tôi trồng nhãn, trồng nhiều lắm. Mà ở cái xứ khỉ ho cò gáy này thì ngoài cây lúa ra chỉ có cây nhãn là mang lại thêm kinh tế cho gia đình tôi.

 

Tôi lớn lên như bao chàng trai khác, vẫn hỷ nộ ái ố cuộc đời; biết yêu, biết ghét, biết giận, nhưng chưa bao giờ tôi biết tha thứ cho lỗi lầm của ai và … tôi nhìn cuộc đời, nhìn mọi người bằng lăng kính của riêng mình! Tôi có cái nhình rất tinh tế nên tôi dễ nhận ra những điểm không tốt của người đối diện mình và cũng chính vì thế khiến tôi không có bạn nhiều.

 

Tôi quý mến tất cả, nhưng tôi không tha thứ cho ai dù vô tình hay cố ý chơi không đẹp với mình, và tôi sẽ tìm cách đối xử lại như chính họ đã làm với tôi …. Có thể như thế mà tôi trở thành người khó tánh nhất xóm.

 

Và một ngày…. Mọi suy nghĩ của tôi thay đổi hết khi một vị Sư về trú tại chùa

 

Xóm tôi có một ngôi chùa nhỏ nằm chơi vơi giữa đồng. Ngôi chùa nền đất vách lá ngày ngày chỉ có một vị sư già trông coi. Ngoài việc làm đồng áng, trông coi mãnh vườn và sau những giờ học tôi rất thích đến ngôi chùa này. Giữa không gian yên tỉnh, tiếng chuông, tiếng mõ hòa cùng tiếng tụng kinh của Sư âm vọng giữa không gian tỉnh mịch, khiến lòng tôi yên bình lắm.

 

Một hôm có một vị sư trẻ về trú tại chùa. Vị sư trẻ có một đôi mắt sáng, sáng đến nỗi bạn có thể soi đường trong bóng đêm và thầy có một nụ cười rất hiền, nụ cười chứa đựng niềm hạnh phúc vô biên.

 

Tôi thích nói chuyện với thầy, vì ở Thầy tôi không tìm thấy được điểm xấu nào. Như hiểu được mọi suy nghĩ trong đầu tôi, một hôm sao buổi tan trường tôi không về nhà mà chạy thẳng vào chùa để được tụng kinh cùng Thầy khi thầy cúng chiều. Tôi yên lặng lắng nghe từng lời Thầy tụng vì thầy có một giọng tụng rất hay như cuốn hút lòng người vào từng lời kinh, lời chú nguyện của thầy khi thầy cúng thí thực.

 

Sau thời kinh, khi mà thầy đã yên vị tọa cụ, Thầy nắm tay tôi dẫn ra sau vườn ngồi vào chiếc bàn gỗ. Thầy rót cho tôi một tách trà nhạt, rồi Thầy hỏi tôi:

Con có nhiều bạn không, sao trẻ em trong xóm thì nhiều mà chỉ mình con vào chùa, mấy em đó đâu sao không đi cùng con?

Dạ không, con không có bạn nhiều vì họ ai cũng xấu

Sao con nghĩ vậy – Thầy hỏi với vẻ ngạc nhiên

Vì họ chửi thề, họ hổn hào, họ lười học, họ lười suy nghĩ.

Thầy xoa đầu tôi cười rồi nói: Để Thầy chỉ cho con điều này

Rồi thầy lấy ra một tờ giấy trắng, giấy trắng học trò, Thầy dùng bút lông nhỏ lên tờ giấy một chấm đen thật đen; Thầy giơ tờ giấy lên và hỏi:

Con có thấy gì không?

Tôi nhanh miệng đáp mà không cần suy nghĩ:

Dạ bạch Thầy một chấm đen ạ.

Thầy cười hỏi lại: Con nhìn rõ chưa nè?

Dạ con nhìn thật rõ rồi, bạch Thầy – Tôi khẳng định lại

Thầy cười tươi, nụ cười hiền hòa như chứa đựng cả tam thiên niềm an lạc vô biên:

Sao con chỉ nhìn thấy chấm đen nhỏ trên tờ giấy trắng mà không nhìn thấy tờ giấy lớn trắng tinh thầy đang cầm?

Tôi lặng im không nói được lời nào.

Thầy tiếp: Con người cũng vậy, không ai là hoàn thiện, cho nên Đức Phật mới thị hiện cõi đời này để giúp chúng sanh hoàn thiện tâm mình, giúp chúng sanh thánh thiện hơn, đạt được phật tánh ( ngộ nhập Phật tri kiến) vì thể tánh chúng sanh và Phật không khác, chúng sanh cũng sẽ là những vị Phật của tương lai ( ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành). Nếu con chỉ chầm chầm nhìn vào cái xấu của họ con sẽ bỏ lỡ nhiều điểm tốt của họ, cũng như con chỉ nhìn thấy chấm đen trên tờ giấy trắng mà không nhìn thấy được tờ giấy trắng có chứa chấm đen nhỏ!

 

Nếu con nhìn thấy điển tốt của họ, con sẽ thấy ai cũng đánh yêu, ai cũng đáng kính cả, đó là tâm Phật trong mỗi con người luôn hiện hữu. Niềm an lạc, sự yêu mến không phải người khác ban phát cho con mà chính con phải tạo ra nó,

 

Một năm sau tôi rời mái trường cấp 3 thân yêu bước lên chốn thị thành để thực hiện ước mơ của mình; bước chân vào giảng đường đại học. Lời dạy của Thầy cũng theo tôi trong cuộc hành trình tôi đi.

 
(Nguồn : Da-List)
 
 
 

 

mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 09/Oct/2011 lúc 4:28pm

Triều Tâm Ảnh

Ván cờ sinh tử


Có bao giờ chúng ta nghe từ miệng một vị thiền sư dạy Ðạo cho môn sinh như thế này chưa:

"- Này chư tử ! Thuở còn trai trẻ, làm kiếm khách Áo Trắng, ta ít khi rút kiếm ra khỏi bao, rút ra là phải chém. Hàng tục sĩ gọi ta là Kiếm Vương.

- Này chư tử ! Thuở còn trai trẻ, làm giang hồ kỳ thủ, ta ít khi chơi cờ. Khi đã chơi, một quân cờ đặt xuống - trọng lượng một quả núi - sẽ kết thành định mệnh. Ðịnh mệnh không lặp lại hai lần. Dòng sông đã chảy, vậy thì những quân cờ kế tục đi đến chung quyết. Không do dự, không ngập ngừng. Người đời gọi ta là Kỳ Vương.

- Này chư tử ! Kiếm Vương ta cũng bỏ, Kỳ Vương ta cũng lìa, khoác tay nải, dép cỏ, nón mê lang thang học Ðạo. Ba mươi năm chí thú tinh cần mới thấy được cửa vào. Mười năm lên núi sâu thiền tu, tịch mặc. Sở chướng đã trừ, mê lầm đã tuyệt. Núi cũng là núi. Sông cũng là sông thôi. Kiếm Vương kia thành Kiếm Ðạo. Kỳ Vương kia thành Kỳ Ðạo. Tại sao như thế ?

- Này chư tử ! Nay ta có mấy lời tâm huyết, như dao chạm đá, như kiếm xuyên mây. Hãy nghe mà lập tâm lập hạnh. Ðốt cháy kiến hoặc, dội tắt nghi tình, vào chốn ngũ trần mà thong dong tự tại.

- Hãy nghe đây ! Phàm người tu Phật, một niệm phóng đi, tác thành nghiệp báo. Vậy hãy như tay Kiếm Vương kia, chớ khinh suất mà ra chiêu, đừng cho ý tưởng tự do khởi động. Khi ngưng tụ sinh lực, lúc buông xả nghỉ ngơi. Hãy xuất niệm như xuất kiếm. Ðã xuất là phải đạt.

- Này chư tử ! Phàm người tu Phật, phải tinh luyện tư duy, khổ hạnh tư duy. Một tư duy đặt trên đối tượng. Một tư duy dẫn dắt hành động. Phải như tên kỳ thủ kia, một quân cờ đặt xuống, trọng lượng một quả núi. Dòng sông không chảy hai lần. Ðừng do dự, đừng ngập ngừng. Quân cờ đặt xuống là tác thành định mệnh, tác thành nhân quả, nghiệp báo.

- Này chư tử ! Hãy xuất cờ ! Hãy xuất niệm ! Hãy xuất kiếm ! Bước tới ! Không ngoảnh đầu ! Không có sinh tử giữa dòng chảy trôi liên lỉ ! Không có sau trước giữa vòng tròn vô thỉ, vô chung !"


Bài giảng kia đã từ một tu viện thâm u trên núi cao, đâm xuyên qua mấy đỉnh mây mù, băng tuyết, rơi xuống, cắm vào giữa lòng các đô thị. Người ta tỉnh giấc, bàng hoàng. Ngàn năm Phật Giáo kinh điển, từ chương, thụ động, tiêu cực, đắm say, bùa chú, hương khói vật vờ; chợt đứng dậy, vươn cao, nắm định mệnh mình bước đi như thớt voi lâm trận, hùng dũng hô to, cánh sát cánh, vai sát vai ... ánh lửa Trí Tuệ bùng lên, thổi sinh khí, đem lại Cái Ðẹp, Sức Mạnh và Tự Do Tối Thượng cho con người.

Phật Giáo từ thời Khâm Minh Thiên Hoàng, đến đây, hậu bán thế kỷ XV, sống lại, mang cơ thể mới, tinh thần mới, dẫn Nhật Bản đi vào thời kỳ đại phú cường. Công lao ấy có ai ngờ rằng khởi từ trí tuệ của một người: thiền sư Dai-so-kim ! Ngài tịch năm 1491, nơi một am thất nhỏ ở Keti phía nam Tây Hải Ðạo.

Truyện ngắn sau đây thuật lại một trường hợp dạy Ðạo của Người.

Thanh niên Ka-jo-ju sau khi thất vọng về đường công danh, tình yêu, sự nghiệp bèn tìm đến một tu viện trên non cao và thưa với Tu Viện Trưởng:

- Thưa ngài ! Con đã thấy rõ bộ mặt thật của đời nên mong muốn giải thoát khỏi những đau khổ. Thế nhưng, con không có khả năng hành trì một thứ gì lâu dài. Không bao giờ con có thể sống nhiều năm trong thiền định, học tập, giới luật hay cái gì nghiêm túc tương tự như vậy. Con sẽ thối chí và rơi trở vào cuộc đời, dẫu biết rằng mình không còn chịu đựng được. Quyên sinh là biện pháp hay nhất, có lẽ. Thưa Ngài ! Vậy thì con đường nào ngắn nhất, dễ dàng nhất dành cho những kẻ như con hay không ?

- Có chứ ! Tu Viện Trưởng, một thoáng lạ lùng nhìn người thanh niên rồi trả lời - Nếu con trung thực ! Nhưng hãy cho ta biết là con đã học những thứ gì ? Sở tri ra sao ? Có thể có những khả năng như thế nào ? Thảng hoặc, con thường hay tập trung tâm ý nhiều nhất vào chuyện gì ?

Ka-jo-ju có vẻ nghĩ ngợi, sau đó, y thở dài thườn thượt:

- Ôi ! Thực sự thì không có thứ gì ! Con chưa nghĩ là mình phải nên như thế này hoặc nên như thế nọ ! Vả chăng, mục đích của sự học cũng chỉ đưa đến hư vô và phù phiếm ! Công danh, sự nghiệp giữa cuộc đời này cũng chỉ là giấc mộng đầu hôm. Hiện giờ gia đình con lại khá giả nên con không cần phải làm việc. Riêng về sở thích thì ... tuyệt, con thích đánh cờ nhất ! Cả đời, dường như tâm trí con chỉ tập trung vào đó thôi. Trong vài cuộc tranh giải gồm những kỳ thủ già dặn bốn phương, thỉnh thoảng con cũng giật được phần thưởng ưu hạng.

- Rất tốt ! Tu Viện Trưởng gật đầu - Chưa đến nỗi phải bỏ đi. Nhưng mà điều này mới thật là quan trọng, con có niềm tin nào nơi ta không chứ ?

- Con đã chọn lựa.

- Thế nào ?

- Ngài là Kiếm Vương - Thanh niên Ka-jo-ju chợt nói lớn - lại là Kỳ Vương nữa. Ngài đã dùng sức mạnh của đạo đức và trí tuệ để thu phục nơi tu viện này những con ngựa hung hăng nhất, những tay giang hồ kiêu ngạo và bạc hãnh nhất. Không cần phải nói rằng người ta tín phục ngài như thế nào, ngài Tu Viện Trưởng ạ !

- Hỡi con, này Ka-jo-ju ! Ta muốn hiểu cường độ tín phục ấy ở nơi riêng con thôi.

Nghe gọi đúng tên mình, Ka-jo-ju rúng động cả châu thân. Bất giác, thanh niên đưa mắt nhìn Tu Viện Trưởng, và y cảm thấy một sức thu hút kỳ lạ không cưỡng được.

Ka-jo-ju gật:

- Tín phục. Con hoàn toàn tín phục.

Tu Viện Trưởng chậm rãi quay qua bảo thị giả:

- Vậy hãy cho gọi tu sĩ Mu-ju đến đây cùng với bàn cờ của y.

Người được gọi là một tu sĩ trẻ, rất trẻ, vóc người tầm thước, dáng dấp nho nhã, khuôn mặt sáng rỡ, tròn trặn đầy phúc hậu.

- Mu-ju con !

- Bạch thầy, con nghe.

- Bao nhiêu năm con theo thầy học đạo. Con mời cơm, ta ăn. Ta gọi, con dạ. Ta giẫy cỏ, con cuốc đất ... Tình thầy trò giữa chúng ta thật không có gì đáng phải phàn nàn cả chứ ?

- Dạ, quả thế thật.

- Ta còn muốn hỏi rõ hơn nữa. Từ trước đến nay, con không hề mảy may nghi ngờ gì nơi ta đấy chứ ?

- Phải nói ngược lại, bạch thầy - giọng tu sĩ trẻ chợt như viên đá ngàn cân - phải nói là con tuân phục thầy một cách tuyệt đối.

- Rất tốt ! Vậy này Mu-ju ! Ngay bây giờ ta yêu cầu ở nơi con sự tuân phục "Kim Cương Bất Hoại" đó.

- Xin vâng.

Tu Viện Trưởng - chính là thiền sư Dai-so-kim - chợt đứng dậy, bước tới bức tường phía đông. Ở đó có treo một thanh kiếm cổ, vỏ nạm bạc khảm xà cừ, nhưng tuế nguyệt đã phủ lên đấy một lớp bụi đục. Gần nửa thế kỷ nay, ngài không đụng đến thanh kiếm ấy. Cái thời Kiếm Vương trai tráng oanh liệt dường như mới hôm qua đây thôi. Ngài thò tay. Một tiếng động khẽ vang lên. Kiếm đã ra khỏi vỏ. Mũi kiếm sắc lạnh ngời ánh thép xanh biếc.

Thiền sư Dai-so-kim quay lại, đứng thẳng như một cội tùng gân guốc.

- Này Mu-ju ! Ngài nói chậm rãi - Con hãy chơi cờ với chàng thanh niên này. Và nghe đây ! Nếu con thua, ta sẽ chém đầu con. Nhưng ta hứa là con sẽ được tái sanh vào một cõi lạc phúc. Nếu con thắng, ta sẽ chém đầu chàng thanh niên. Suốt đời anh ta mải mê ham thích trò chơi đó, nếu để thua thì chém đầu y chẳng oan tí nào.

Hai người lạnh toát sống lưng nhìn Tu Viện Trưởng, và trong thoáng giây đó, họ hiểu rằng ngài nói thật.

Thanh niên Ka-jo-ju đứng trân, bất động, loáng thoáng theo hơi gió buốt lạnh câu nói xa xưa của Kiếm Vương: "Ta ít khi rút kiếm ra khỏi bao, rút ra là phải chém !". Bất giác, thanh niên đưa tay sờ lên cổ mình, mồ hôi lấm tấm, gai lạnh. Tu sĩ Mu-ju chỉ thoáng một giây sợ hãi nhu tí gợn trên mặt hồ rồi mất. Trọn đời bằng vào đức tin tuyệt đối nơi đức thầy, nên việc giao phó định mệnh không phải là điều đáng suy nghĩ lâu.

Giữa thiền đường, lư trầm nghi ngút. Cơn gió lạnh lẽo lùa qua liếp cửa. Thiền sư Dai-so-kim ngồi xuống sau làn khói lung linh mờ ảo, tay nắm chặt đốc kiếm trịnh trọng với phong độ của một bậc tôn sư. Không khí đọng lại, trang nghiêm và tĩnh mịch đến ghê người.

Cả hai hoàn toàn bị khiếp phục.

Họ bắt đầu bước vào ván cờ sinh tử.

Ván cờ không còn là trò chơi nữa. Là cái gì nghiêm trọng nhất trên cõi đời này. Ván cờ chính là cuộc đời. Ván cờ chính là sinh tử. Và cả hai hoàn toàn tập trung tâm ý vào đó không một mảy may dám xao lãng.

Chỉ vài nước khởi đầu, thanh niên đã sớm hiểu là mình đang đối đương với một địch thủ kỳ tài và già dặn. Tu sĩ trẻ lại hun đúc được đức trầm tĩnh của thiền môn. Ðó là những yếu tố đáng ngại. Mồ hôi từ trán chàng thanh niên chảy dài xuống ngực. Tu sĩ Mu-ju đã chiếm ưu thế mất rồi. Và như là một lão ngựa tự tin, sung sức - chỉ cần sải từng bước đều đặn giữ khoảng cách đầu ngựa.

Chiến thắng chỉ còn là thời gian.

Ka-jo-ju quên ngoại cảnh, quên bản thân, quên cả việc sống chết. Ngay giây phút này - tình yêu, công danh, sự nghiệp, ưu hận - là những đám mây đen bị xua tan một cách nhanh chóng. Tâm trí Ka-jo-ju hoàn toàn chú mục vào cái đam mê duy nhất của đời mình. Phong độ, sinh lực, thiện xảo, sự thông minh dễ dàng trở lại với chàng. Thế là Ka-jo-ju khôn khéo gỡ từng thế một. Tuy nhiên, tu sĩ Mu-ju vẫn tranh tiên. Rất chậm, vững chãi, từng bước vây hãm thành trì, không một sơ hở tối thiểu để cho chàng thanh niên lập lại thế quân bình.

Ðột nhiên, chàng thanh niên Ka-jo-ju bỏ thủ, bỏ thành trì, hy sinh quân Mã, tung những đòn chớp giật. Lớp chết, lớp khác xông lên với khí thế quyết tử. Lấy công làm thủ là chiến thuật bình thường, nhưng tự hy sinh quá đột ngột, liều lĩnh và táo bạo như vậy thì quả là Mu-ju mới thấy lần đầu. Ðến lượt tu sĩ trẻ toát mồ hôi, từng giọt, từng giọt rỏ xuống bàn cờ. Ka-jo-ju chỉ chờ có thế. Chỉ cần một thoáng bối rối lưỡng lự của đối thủ là y chém đông chém tây những thế táo bạo - nhưng chỉ là hư chiêu - rồi rút về an toàn, bình chân như vại.

- Ðệ tử vây Ngụy, cứu Triệu, hao tổn tâm cơ là chỉ mong cái thế bảo toàn - Ka-jo-ju thở phào nói - Thật ra, nếu đệ tử không thất vọng tình đời thì không đi những thế tuyệt mạng như vậy. Vì từ bi, vì trung hậu chân chất mà tiểu sư phụ mất thế thượng phong. Hiện giờ tiểu sư phụ dẫu hơn quân nhưng chuyện thắng bại khó biết phần ai.

Lợi dụng khi quân Mã của tu sĩ đang tản mạn đó đây, thanh niên kéo đôi Pháo giăng về giữ trung quân. Binh lính và ngựa ngăn ở ven sông. Một Xa chợt đông, chợt tây, chợt tấn, chợt thoái xông xáo giữa chốn thiên binh vạn mã.

Tu sĩ trẻ bắt đầu thấy mình yếu thế. Tự tin một thoáng lay động là phía tả tiền bị viên hổ tướng của địch phá vỡ. Lão ngựa già của đối phương được hai Tốt hộ vệ chặt chẽ, hờm sẵn đã lâu, bây giờ hung hăng nhảy đến thí mạng. Thế là đôi Pháo bất khuất kiên cường của tu sĩ bị loại khỏi vòng chiến.

Mu-ju đã rơi vào thế thủ. Thỉnh thoảng vẫn đánh trả những đòn đầy trầm tĩnh và nội lực nhưng thanh niên vẫn đón đỡ dễ dàng. Vào phút bất ngờ nhất, thanh niên Ka-jo-ju tung quân dự bị. Hai Pháo giữ nhà đồng loạt vọt qua sông, tung đòn tối hậu.

Tu sĩ đã nguy cơ thập tử nhất sinh.

Thanh niên len lén đưa mắt nhìn vị sư. Ðấy là một khuôn mặt trong sáng đầy trí tuệ do bao năm tinh cần giới luật. Ôi ! Một dung dấp thật đẹp ở trong một tinh thần cao khiết. Thanh niên nghĩ. Vị tu sĩ này từ hòa và đôn hậu hết mực, mang linh hồn trong sáng như viên bạch ngọc không tỳ vết nhiễm ô; đâu có hắc ám, bụi bặm, hiếu chiến, táo tợn và đa sát như ta ! Ôi ! Một nhân cách như vậy mà bị kết liễu cuộc đời thật uổng lắm thay ! Ta là gì ? Một kẻ du thủ du thực, vô tích sự, ăn bám mẹ cha và xã hội; nếp sống dơ dáy, hư hỏng, nội tâm đầy rẫy những ham muốn bất chánh và hèn hạ. Giá trị đời ta chỉ có thế thôi. Rơm rác còn có ích hơn ta.

Thanh niên nhè nhẹ thở dài. Và lòng từ bi khởi lên dịu dàng xâm chiếm lòng chàng. Ôi ! Cuộc đời vô giá trị của ta nên hy sinh cho cuộc đời có giá trị.

Nghĩ thế xong, thanh niên khôn khéo tạo những sơ hở kín đáo, chỉ những kỳ thủ trứ danh mới biết được. Một thế, hai thế. Vậy là quá đủ cho tu sĩ lấy lại quân bình rồi chiếm luôn ưu thế tấn công.

Thanh niên Ka-jo-ju biết mình sẽ thua, lát nữa thôi, nhưng chàng không đổ mồ hôi, không lạnh lưng, không lạnh gáy. Một an tĩnh mênh mông, thân thiết vây phủ tâm hồn chàng. Chưa bao giờ mà chàng chờ đợi cái thua - nghĩa là chờ đợi cái chết - một cách dịu dàng trong sáng, bình lặng và thanh khiết như vậy.

Tu sĩ trẻ ngần ngại. Ngón tay vừa thò xuống quân cờ định mệnh, vội rút lui. Cũng vì lòng từ bi mà tu sĩ không nỡ hạ thủ.

Bàn cờ bất động giữa hai người.

Ðối với những tay cờ ưu hạng, không có thế cuối cùng, Ka-jo-ju hiểu vậy, và vì đã nguyện hy sinh, bèn thò tay xuống ...

Bỗng một làn khí lạnh lướt qua. Tu sĩ Mu-ju thoáng thấy thiền sư Dai-so-kim đứng dậy chập chờn sau làn khói hương. Và một tia chớp phủ chụp xuống đầu chàng thanh niên. Tu sĩ nhắm mắt lại, khẽ tuyên Phật hiệu ...

Thiền đường lặng ngắt như tờ. Tu sĩ trẻ định thần mở mắt ra. Mắt y chợt tròn vo, kinh ngạc. Cái đầu với tóc tai rối bù của chàng thanh niên đã bị cạo nhẵn thín. Và giọng thiền sư Dai-so-kim trầm ấm, mồn một bên tai:

- Chỉ cần có hai điều, Ka-jo-ju con hỡi ! Ấy là sự tập trung tâm ý hoàn toàn và lòng từ bi. Hai yếu tố quan trọng của Ðạo Giác Ngộ. Thế mà hôm nay con học được cả hai. Con đã tập trung tâm ý có hiệu quả vào ván cờ. Sau đó vì lòng từ bi mà con nguyện hy sinh mạng sống mình. Thôi, hãy ở lại đây, áp dụng kỷ luật của chúng ta trong tinh thần đó. Giải thoát sẽ là kết quả đương nhiên như mũi tên đến tiêu điểm theo đường nhắm đúng.

Thanh niên Ka-jo-ju đưa tay sờ lên đầu mình, chàng mỉm cười


(nguồn : Viện Nam Thư Quán)


mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 15/Oct/2011 lúc 5:43pm

Khoa học và Đạo học gặp nhau:


David Bohm và Krishnamurti


Các nước Phương Đông như Trung Hoa, Đại Hàn, Nhật Bản, Việt Nam đều biên chữ từ trên xuống dưới theo chiều dọc, đó là chiều của thời gian (thuộc Thiên, chủ Đạo học), còn Tây Phương biên theo chiều ngang, đó là chiều của không gian (thuộc Địa, chủ khoa học).

Khoa học tây phương lấy thế giới bên ngoài làm đối tượng nghiên cứu, phát triển để đi tìm chân lý; ngược lại với Đạo học đông phương, lấy thế giới nội tâm làm đối tượng nghiên cứu để đi tìm chân lý vĩnh cửu.

Tinh thần khoa học không thấy được toàn phần của cuộc sống, nhưng tinh thần đạo học thấy được toàn phần cuộc sống.

Theo nhà vật lý học Fritjof Capra trong cuốn sách nổi tiếng “Đạo của Vật Lý” (The Tao Of Physics) thì trong những nghiên cứu gần đây có một thuyết mới mẻ nhất của nhà vật lý người Mỹ là David Bohm (sau sống ở bên Anh), có lẽ đã đi xa hơn bất kỳ các nhà bác học khác về việc nghiên cứu mối liên hệ giữa ý thức và vật chất, giữa không gian và thời gian.

Được hỏi lý do nào khiến ông gập Krishnamurti?

David Bohm: “Là nhà vật lý nhưng tôi rất quan tâm tới triết lý…Trong lúc ở Thư viện, vợ tôi (bà Sarel) thấy cuốn: Tự Do Đầu Tiên và Cuối Cùng (The First and Last Freedom), giở đại một trang ra coi, thấy có câu: người quan sát với đối tượng quan sát (The observer and the observed) có thể có liên quan tới lý thuyết về Lượng Tử (Quantum theory) nên chỉ cho tôi. Khi tôi đọc cuốn sách đó, tôi thấy rất thích thú và nó đã ảnh hưởng tôi rất xâu xa…Tới năm 1958 hay 1959 mới có người quen giới thiệu để gập Krishnamurti.” (86K.p159)

Đúng là “Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ”.

David Bohm đã tìm tới Krishnamurti cả thẩy 15 lần để nghe Krishnamurti thuyết giảng; nói đúng ra là cuộc đối thoại giữa hai bộ óc siêu việt – một Khoa học Tây Phương, một Đạo học Đông Phương để tìm ra chân lý cho nhân loại. Nhờ có những cuộc đàm đạo với Krishnamurti mà ông đã đưa ra thuyết mới mẻ nhất hiện nay và đầy hứa hẹn trong tương lai, đó là thuyết Vận Động Toàn Thể (Holomovement).

Theo thuyết lượng tử thì thế giới vật chất với những đặc tính riêng của nó không hề tồn tại độc lập mà chỉ xuất hiện khi ta nhận thức nó, khi ta quan sát nó- tức là vật quan sát và người quan sát có liên quan mật thiết với nhau. Theo Bohm thì cái toàn thể nằm trong từng cái riêng lẻ, tức là thực tại là hình ảnh của toàn vũ trụ được chứa ẩn tàng trong từng đơn vị nhỏ nhất của bản thân nó.

Davis Bohm có so sánh Krishnamurti với Hegel, nhưng theo Davis Bohm tư tưởng của ông sâu sắc hơn nhiều.

Davis Bohm: “Vũ trụ vật chất ví như cơ thể của tâm thức tuyệt đối. (The material universe is like the body of the absolute mind.)”

Sau khi ngồi thiền như mọi ngày, lần đầu tiên Krishnamurti có được một kinh nghiệm thật lạ lùng, đặc biệt; ông diễn tả như sau:

“Có một người đang làm đường; người đó chính là tôi; cái cuốc anh ta đang cầm trên tay cũng là tôi; cục đá anh ta vừa đập bể cũng là một phần của tôi; ngọn cỏ và cái cây bên đường cũng chính là tôi. Tôi có thể cảm và nghĩ như người làm đường đó và cả con kiến, con chim, hạt bụi, tiếng động, tất cả là một phần của tôi. Vừa lúc ấy có một chiếc xe hơi chạy qua, tôi là người lái xe, tôi cũng là cái máy xe hơi và cả những bánh xe; khi cái xe đi xa hơn, tôi đã rời khỏi tôi. Tôi đã là tất cả hay tất cả đã là tôi…”Krishnamurti tự diễn tả mình như trong cơn say mê Thượng Đế. (God intoxicated.

Người xưa cũng nói: Vạn vật dữ ngã vi nhất. (Nam Hoa Kinh), là muôn vật với ta là một.

Hay: “vạn vật đồng nhất thể”.

Còn giải thích theo khoa học ngày nay thì cái TA của ông đã thu nhỏ lại bằng một nguyên tử (atom), là phần tử nhỏ nhất của mọi vật chất. Việc này chỉ có thể xẩy ra trong hiện tại phi thời gian, chỗ giao điểm của không gian (chiều ngang) và thời gian (chiều dọc), chỗ muôn vật phải trụ vào đó để sống.

Tức là Krishnamurti bỏ cái tiểu ngã (Atman) để hòa mình với cái Đại ngã (Brahman).


(From :N.V.Phương st)







Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 17/Oct/2011 lúc 6:17am
mk
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 7 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.125 seconds.