Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chuyện Linh Tinh
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh
Message Icon Chủ đề: Đập gương xưa tìm... chút dư hương cũ. Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 9 phần sau >>
Người gởi Nội dung
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 05/Dec/2010 lúc 7:08pm
 
Bài viết sau đây của Tiến-sĩ Phan Văn Song, cựu Chánh-Sở Tiếp-Thị Hãng bia BGI Sài gòn giải-thích về hình vẽ "trái thơm" trên chai bia lớn.
 
Đọc xong bài này, có một anh viết :
"Một bia, một trà, một đàn bà
3 cái lăng nhăng nó quấy ta...
Có lẽ chừa trà với đàn bà "
(RBK)
 
 
Nên tin không nhỉ !?
Wink
mk
 
 
 
 
VÀO HÈ NÓI DÓC
CHUYỆN LA VE (LA DE)
 
Tác giả :  Phan Văn Song   

 
 
 
Đã từ lâu rồi anh chị em bạn bè khi gặp tôi, sau khi biết tôi đã từng làm việc tại Hảng BGI, Sàigòn, tức là Hảng Br***eries, Glacières d'Indochine, công ty chủ nhà máy nấu La De ở Chợ lớn, cạnh sân vận động Cộng Hòa, đều yêu cầu tôi phải viết về La De (bia), kể những giai thoại về La De.  
 
 
“hoa houblon sao giống trái thơm thế nầy”.
 
Câu chuyện thường được mọi người nhớ về La De, thường hỏi tôi, là chuyện Chai La De lớn đặc biệt gọi là La De Trái Thơm. Theo lời đồn, trong mỗi thùng 6 chai chỉ có một chai Trái Thơm, giá đặc biệt và cũng là quà tặng đặc biệt mỗi khi có khách quý. Ai đã được uống La De Trái Thơm đều khen là ngon đặc biệt, và khen ngon hơn chai La De thường. Thiệt tình mà nói là La De Trái Thơm, La De thường, La De Quân tiếp Vụ cũng là một thứ, Vô chai có hình trái thơm thì nó Trái Thơm, vô chai thường thì nó là La De thường, gặp chai Quân tiếp Vụ thì nó biến thành La De Quân tiếp Vụ. Hảng BGI lúc ấy chỉ có nấu hai loại La De thôi: 1) La De thường, vào chai lớn (dung tích 66) thường gọi La De Con Cọp vì chai có cái đầu con cọp màu vàng và để nhãn hiệu Bière Larue, và 2) La De 33, nấu thơm hơn, độ rượu nhiều hơn, vị uống đậm đà hơn, vô chai nhỏ (dung tích 33), tên thường gọi là Bia BămBa , nhãn hiệu là Bière 33 Export. 
Vậy mà có người khen chê cho La De Trái thơm là ngon nhứt, xong đến La De Con Cọp và hạng chót là La De Quân tiếp Vụ. QTV dỡ nhứt vì là cho Quân đội uống. Chẳng qua là cái mã ở ngoài cả. Thế mới biết ở đời chỉ trọng cái bề ngoài. Quý vị nghĩ coi nấu 2 loại Bia đã tóe phở, học xì dầu hơi đâu, BGI đâu có quởn nấu ba bốn loại còn vô chai vô cộ, đổi kíp đổi người. Phức tạp lắm. Nội cách đổi võ chai cho hạp với rượu cũng đủ hao tiền. Nhưng cắt nghĩa hổng ai tin. Ông Cụ Bà Cụ tui, hể tui khi đến nhà chơi, chẳng may lấy La De Quân Tiếp Vụ uống, vì Ổng có hàng QTV do mấy chú em tui đem về, thì Bà bảo. “Nhà hết La De để Mẹ đưa tiền Chú Thanh, chú Thanh là anh tài xế phục vụ Ông Cụ đi mua La De về cho con uống chứ uống chi đồ QTV dỡ lắm, để các em của con lính tráng nó uống, nó quen rồi.”. Tôi có trả lời cắt nghĩa cho Bà hiểu là chỉ có một thứ Bả không tin. Thiệt “Bụt nhà hổng thiêng”!.  

Sau đây là câu chuyện của La De Trái thơm.
Lúc ấy là năm 1973, tôi làm chánh sở Tiếp thị (Chef du Service Marketing), coi luôn phân Quảng cáo. Để hà tiện tiền làm nhãn ở Pháp, tôi sử dụng Văn phòng quảng cáo của Hảng, tôi nghĩ anh Họa sĩ văn phòng quảng cáo (chuyên vẽ những fond cho các xe của Hảng rồi các anh thợ sơn đồ chép lại) đủ tài nghệ chép lại cái nhãn đặt ở Pháp. Và tôi nhờ anh Họa sĩ vẽ lại cái nhãn. Trên nhãn cái đầu con cọp vàng ở giữa hai bên có hai tràng hoa houblons, là loại hoa dùng để thêm cái vị nhẫn đắng vào Bia. Nấu Bia ngon dỡ là do cái tài thêm ít hoa houblon, cũng như gia vị ngũ vị hương trong nghề bếp núc Việt nam ta vậy. 
 Nhãn vẽ xong đại khái cũng tạm ỗn, vì anh Họa sĩ nhà chưa bao giờ nhìn thấy hoa houblon, nên đinh ninh thấy hoa houblon giống trái thơm, cho là Trái thơm, và vẽ giống trái thơm. Các ông Giám đốc tây cũng ba chớp ba nháng, kể cả anh Chánh sở trách nhiệm là tui, cũng thế. 

 Vì thiệt tình mà nói thì có ông nội nào thấy hoa houblon tươi đâu? Biết là houblon nhưng chỉ nhìn thấy hoa dưới dạng khô. Còn các anh kỹ sư nhà máy, các anh nấu rượu (br***eurs – đây là một cái nghề riêng) dân La De thiệt, thì ở nhà máy. Bọn quyết định là dân Văn phòng, dân làm Marketing quyết định mọi việc, bổn phận các anh kỹ sư là sản xuất, chỉ sao làm đúng vậy thôi. Quý vị thấy không, không phải chỉ có trong Quân đội mới có cảnh lính văn phòng và lính chiến trường.Nhãn Ô kê, gởi đi làm décalques đưa qua Công ty Thủy tinh Việtnam, (Khánh hội) dán vào chai: 100 ngàn chai mới. 

Khi đưa vào nhà máy Chợ lớn, các lão kỹ sư cười vỡ bụng, “hoa houblon sao giống trái thơm thế nầy”. Nhưng đã nói các quan Văn phòng là chánh mà , nên quyết định, cứ trộn chai mới vào với đám chai cũ, lẫn lộn chả ai biết gì đâu, người ta uống La De có ai thèm nhìn nhãn đâu. Chẳng lẽ vất bỏ 100 ngàn chai hay sao? Vài ông Giám đốc còn thày lay dạy đời “Dân Việt Nam không biết uống Bia, uống quá lạnh, nhiều khi còn để đông đặc lại (Bia đặc), còn thêm nước đá, ngon lành gì, vì vậy trái thơm hay hoa houblon có ai biết chi mô mà ngại ngùng, a -lê ta cứ thế mà làm”. Chàng Chánh sở biết thân, im miệng thinh thích, ngậm miệng ăn tiền, phải bảo vệ danh dự anh Họa sĩ nhà và danh phong Marketing, dù sao cũng...quê rồi. 
Nhưng không ai lường được cái tài doanh nhơn của người Hoa, của con Buôn. Các chú Chệt nhà mình ở Hảng (rất nhiều nhơn viên người Việt gốc Hoa, buôn bán ở Sàigòn phải biết “cỏn Tung Hỏa”, chẳng những biết nói “(Quảng)Đông Ngữ” mà cũng phải vài tiếng Tiều châu ngữ nữa cũng phải “Kít tèo” hay “Mai xín xắn bù chằn ếch” cho giống người ta, nói tóm lại con buôn giới thương mại phần đông là người gốc Hoa nếu không nói là một số rất đông. Thế là tiếng lành đồn xa tiếng dữ đồn gần, Hảng La De vừa sản xuất được một thứ La De hảo hạng, La De trái thơm, một thùng chỉ một chai, để tặng các bạn hàng thứ thiệt, thứ ngon lành, thứ chịu chơi. 

Cái luật may rủi, tình cờ, thì khi ra chai và vào thùng thì bao giờ Trái thơm cũng có mặt ở mỗi ngày sản xuất, mấy tay cao thủ bán hàng của Hảng cứ thế mà sắp cho mỗi thùng một chai, rất là điệu nghệ, và tuyên truyền nguyên tắc của Hảng mỗi thùng một chai. Nhung khi đi giao hàng (bán sỉ) quý vị ấy tự nhiên đề nghị với các bạn hàng biết điệu nghệ thì có thể thêm 2 hoẵc 3, thậm chí cả thùng toàn La De trái thơm tùy theo nét điệu nghệ và chịu chơi của thân chủ, “phép Vua thua lệ làng” mà lỵ, phép Hảng đấy, nhưng thua nghề của chàng. Và cứ thế giòng sông thương mại trôi theo giòng điệu nghệ, ăn nhậu. 

Các Bars, các quán nhậu cũng tùy điệu nghệ với các ông Thầy, ông Xếp, đàn Anh... mà điệu nghệ giành chai La De Trái thơm cho người mình muốn nâng bi, ca 
tụng hay ca bài con cá. Cá nhơn tui đây, dân La De thứ thiệt, thế mà khi đi nhậu vẫn được bạn hàng và nhiều khi cả nhơn viên (cho biết khi cái dỏm trở thành huyền thoại thì cái dỏm trở thành cái thiệt) thương tình tặng một chai Trái Thơm. Nhưng mình cũng phải ngậm miệng khen ngon và cám ơn các cảm tình giành riêng ây, và vì huyền thoại đã đến hồi quyết liệt, làm vỡ “mộng ban đầu”, e có thể “lãnh thẹo”. Huyền thoại vẫn dai dẳng đến sau 30 tháng Tư, dân Bộ đôi, hay người HàLội cũng bị huyền thoại Trái Thơm. Nhiếu tay, sao vàng bảng đỏ, nón cối dép râu, cũng chạy vào Văn phòng ông Giám Đốc, (sau Tết 1975, tôi được bổ nhiệm làm Giám Đốc Thương mại.) làm quen, và xin ông GĐ đặc biệt “tặng không” vài chai Trái Thơm, hoặc thưởng thức Bia Trái thơm, “cho biết”. Tội nghiệp, rất nhiều tay vượt Trường Sơn chỉ muốn uống Coca Cola “cho biết” (Tiếng Tây có thành ngữ “pour ne pas mourir idiot” - để khỏi chết ngu đần). Vì ta là quân chiến thắng nên chỉ xin thôi, và chỉ nhận quà cáp, của tặng, chứ không có mua bán gì cả. 

Bực mình. Suốt thời gian từ ngay những ngày đầu Quân Quản K9, tôi tốn rát nhiều thì giờ vì những cái “ghé thăm, tham quan” và “xin uống Coca Cola và Bia Trái thơm” cho biết, Nhưng Nhà máy Bia HàNội vẫn nói phét là to gấp 5 lần nhà máy các anh. (Nhà máy Bia Hà Nội là Nhà máy Bia Hommel cũ, công xuất      
không bằng một phần mười nhà máy Sàigòn chỉ biết làm Bia Hơi nhạt như nước bọt). Tôi bực mình vì cái láo khoét ấy, nên nhiều khi cũng bực mình và gắt gỏng. Qua ngày Thống Nhứt (Tháng Bảy 1976) tôi bị băt và bị bỏ tù (4 năm, vì tội Phá hoại nền Kinh tế Xã hội chủ nghĩa), họ có trách tôi về cái hách dịch của tôi.Tôi lặng thinh không trả lời. 

Biết rằng trước sau gì mình cũng đi tù, nên tôi vẫn tiếp tục đi giầy, áo vẫn bỏ vào quần, vẫn đi xe hơi (Peugeot 504), máy lạnh, tài xê, tôi không đi họp tổ công nhơn, không sanh hoạt tổ phường,.... , tổ xóm nào cả, tôi chỉ không mang cravatte cho nó “bình dân” tí thối, Tôi là một Giám Đốc một Hảng với 4000 công nhơn, tôi chỉ họp làm việc với Ban Quân Quản K9 là Cơ quan quản lý và Bộ Kinh tế thôi, vì đấy là những cơ quan quản lý Công ty tôi. Nguyên tắc ấy tôi có nói thẳng với các cán bộ đến làm việc với tôi, và đã được chấp thuận. Ngày nay tôi vẫn không tiếc, vẫn hãnh diện vì vẫn giữ cái tác phong người đàng hoàng ấy, trong thời nhiễu nhương ấy. 

Văn phòng BGI, Br***eries Glacières d'Indochine nằm trên đường Hai Bà Trưng cạnh hảng Nước Đá. Đấy là tên cúng cơm. Sau năm 1954, sau khi hết Indochine (ĐôngDương), BGI bèn biến chữ I thành Internationales (Quốc tế). Mà Công ty Br***eries, Glacières Internationales thiệt sự internationales thứ thiệt. Một ông cựu Tổng Giám đốc, ông Grandjean, con một cựu quan chức thuộc địa ở Hànội, còn cá nhơn ông lại là một cựu luật sư thuộc Luật sưđoàn Hànội, đã tả BGI bằng một câu xanh dờn, ví BGI như đế quốc của Đại đế Charle Quint thời Phục Hưng ở Âu Châu “Mặt Trời không bao giờ lặn trên đất của Hảng BGI”. Mà thiệt vậy, BGI có nhà máy nấu La De từ Tân Đảo (Nouvelle Calédonie) đến Guayane nằm cạnh Brazil, thì không đi vóng thế giới sao? Chưa kể ở Phi Châu, Đông dương và thậm chí có mặt ở một nước Hồi giáo, Indonésia, nhà máy do tôi thương thuyết thành lập ở thành phố Médan trên đảo Sumatra. (đây là một tư hào của cá nhơn tôi, thành tích bán rượu cho dân Hồi giáo). 

 BGI phát xuất từ một nhà máy nước đá do một anh kỷ sư Công Nghiệp (Arts et Métiers ¬Paris) sĩ quan hàng hải, Victor Larue, giải ngũ tại Sài gòn năm 1875 thành lập. Năm 1975, miền Nam mất BGI cũng vừa đủ 100 tuổi, tiêu tùng theo vận nước phe ta. Vì cùng với Việt Nam tự do, BGI cũng từ từ rút các cơ sở nhà máy, bán dần dần và nay không cón gì cả. Chỉ còn có mỗi Bia 33, chai nhỏ 33 phân khối. Tên Bia 33 khai sanh tại HàNội năm 1949, cùng tuổi với Quốc Gia Việt Nam (tự do). Ngày hôm nay Bia 33 cũng tỵ nạn tại ĐanMạch (do Hảng Carlsberg – ĐanMạch sản xuất). Bia 33 vì sanh ở HàNội nên dân Sàigòn vẫn gọi “Bia 33”, hay vắn tắt “BămBa”. Còn chai bia lớn gọi La De Con Cọp, hay La De lớn (vì dung tích 66 phân khối). Nói thì La De , nhưng viết LA Ve, cũng vì một anh Tây ở Hảng đã viết và cho in trên cuốn lịch phát hằng năm, màu vàng với con cọp nằm ngang màu đen và viết LA VE LARUE. Dân Tây hồi đó khi mới đến Sàigòn khi vào những quán ăn gặp cái lịch ấy thường đặt câu hỏi cái Hảng nào mà “Rửa Đường, rửa Phổ nhưng vậy, vì học đọc Lave (động từ Laver, rửa, to clean, to wash) la rue (rue là đường phố -street). Để tránh cái ngộ nhận ấy , cá nhơn tôi Trưởng Marketing bèn đề nghị thay đổi cách gọi trên tấm lịch ấy. Cũng vì trong cùng thời gian ấy, đang có một chương trình sản xuất một loại Bia Màu, Bia màu Nâu (Bière Brune), nên tôi thưòng dùng chữ Bia hơn chữ La De, gọi Bia Đen, Bia Nâu, Bia Màu nó dễ nghe hơn, cho nên Tết năm 1975, cái lịch cố hữu màu vàng, con cọp đen được in lại với chữ BIA LARUE. Năm ấy, năm mất nước, mất luôn chữ La De hay LA Ve, ôi thôi đó cũng là cái điềm. Có một cái an ủi, là có những bạn hàng không bằng lòng chữ Bia nói là ở dưới quê (guê) người hổng biết Bia là gì nên phải giữ chữ La De. Tôi có cho in thêm 5000 tấm La Ve Larue. Ôi thương là sao cái tình “miệt Dườn” của “guê hương mình”. 

Năm 1976, tôi không ra lịch ra liết gì cả. Chế độ phân phối mà làm gì có marketing. 
Tên Anh Victor Larue cha đẻ Hảng BGI chỉ có ở Chai La De lớn thôi, phần còn lại không ai nói tới. Mà cũng nực cười Ổng đẻ ra hảng Nước đá, như tên Ổng lại đặt cho La De.  
Đó là vài mẫu chuyện của Hảng La De, Nuớc Ngọt, Nước Đá thời của mình. Nay tình cờ có một bài báo viết về La De hay Bia tôi xin phỏng dịch và viết lại hầu quý độc giả, gọi là quà tặng khi vào Mùa Hè. 
 
Hương Vị Nhẹ Nhàng của La De 
Phỏng theo bài tra cứu của Laure Gasporotto (Tuần báo Express) ra ngày 25 tháng 6 2009. 
“Bịt mắt lại, một tay thợ nghề nấu Bia khi nếm không thể biết được Bia nào là Bia hơi, và Bia nào là Bia chai”. 
Đây là một lời thú tội của một tay nấu Bia nhà nghề (Maître Br***eur) của Hảng Kronenbourg, Hãng Bia nỗi tiếng ở nước Pháp. 
Thật là một huyền thoại đang sụp đỗ trên bầu trời LaDe. 
Ngày nay, Bia Hơi đang được thương mại đến tận gia đình. Những thùng Bia hơi với những hệ thống bơm hơi đang được bình dân hóa đến tận gia đình. Không còn bắt buộc dắt nhau ra quán nhậu Bia Hơi, để thưởng thức các hương vị Bia Tươi, với cái bọt mềm dịu trong miệng, đưa tay chùi đôi mép vướng bọt. Ngày nay đem một thùng Bia Hơi và dụng cụ về nhà, rũ vài bạn bè về, tìm cái thú vui của hương vị, thưởng thức cả vị giác và cả thính giác nữa.. tiếng pxììì kéo dài khi Bia xủi bọt... Đo cái bọt đang sủi, gạt cái bọt đang thừa... 

Cả một chương trình điệu nghệ như khi ta nâng niu ly rượu đỏ, cẩn thận xoay vòng, cẩn thẩn đưa lên mủi cho khứu giác tràn đầy mùi thơm, xong đưa vào miệng thử một miếng, súc miệng cho đầy vị giác, tìm những cảm xúc... Ly rượu ngọt ngào, thơm tho, đầy tất cả bầu trời thiên nhiên hương vị vùng Bordeaux hay vùng Bourgogne... Ôi tôi đã đi lạc vào động Thiên Thai của rượu đỏ rồi... 

Trở về La De vậy. Ngày nay với kỹ thuật mới Bia hơi bán trong thùng sắt có thể giữ được 6 tháng. Còn Bia chai giữ được một năm. Chả bù vào những năm 1970 ở Sàigòn chúng tôi chỉ bán Bia Hơi cho những quán nào bảo đảm bán hết thùng Bia trong 24 giờ. Sau đó đỗi thùng mới, súc hệ thống hơi và vòi, mà phải để nhơn viên BGI làm, mới bảo đảm, vì chúng tôi, hảng BGI bảo đảm an toàn , vệ sanh, và dỉ nhiên hương vị của Bia. Vì thế ở Sàigòn lúc bấy giờ rất ít quán có Bia hơi. 
Quý bạn chắc còn nhớ Quán bán Bia Bock ở Chợ Cũ đường Hàm Nghi cạnh Ty Ngân Khố không? Chiều chiều ra đấy làm vài ly Bock, ăn một hai hột vịt lộn, hay Bò Bía hết xẩy. 

Ở Pháp thi uống một ly demi (đọc là đờ mi), tưởng là nữa lít, thật sự chỉ có ¼ lít thôi, vì có 25 centi litres. Uống demi thường ăn một cái trừng gà luột. Trên quầy nào ở Pháp đều có một cái giò trứng gà luột, và một cái phầu bán đậu phụng rang muối. Đậu phụng rang muối nhậu với La De cũng hết xảy. Có hai trường phái ăn đậu phụng rang muối, trường phái ăn cả vỏ, vỏđây là cái vỏ trong, da màu đỏ đó. Và trường phái bóc vỏ. Với tôi cái nào cũng ngon cả. Tất cả cái vịấy trôn với cái nhẫn cái đắng của La De đều ngon cả. 

Cái nhứt của La De là chất tươi, (la fraîcheur). Chất tươi, chất mát, không phải là cái lạnh, Chất tươi là cái ta lựa chọn lúc ta thưởng thức. Nó có thề là tùy vào hàn thử biểu, ướp lạnh thế nào, để độ lạnh hạp vào khẩu vị của người uống, cũng tùy vào khí trời, nhiệt độ căn phòng ăn, quán uống. Tay Đầu Bếp nỗi tiếng Ba Sao Michelin Alain P***ard của Nhà hàng Arpège, Paris giảng dạy: “Nhiệt độ của Bia khi bắt đầu uống rất quan trọng. Chúng ta nếu biết sử dụng nó đúng chúng ta có thể khai thác mọi khía cạnh khác nhau của Bia đối với những thức ăn khác nhau.”.  
Một tay nghề có thể nói đến chất tươi của rượu đỏ hay trắng (vin) để nói đến cái chất thiên nhiên là đất nước nơi cây nho được trồng trọt (cũng như chất quê hương nơi con người) nói chất tươi của rượu là nói đến những vị của quê hương của những cây nho tròng trên ấy, nào là cát có chất đát sét không? nào là sườn núi có đủ nằng không? nào là có mùi mận, mùi táo không??? Khi ta nói miệt vườn, quê hương chùm khế ngọt, nó như vậy, uống ly rượu nho vùng Bordeaux ta uống cả quê hương bầu trời Bordeaux... La De cũng vậy. 

Tại sao ta không quên 33 Viẹtnam, làm tại Sàigòn, vì trong 33 có chất gạo, khi biến thành rượu nó là đế. Bia ở Pháp nó xài bắp. 
Bia nhiều vị tươi nhứt la Bia mới (Bière primeur). La De mới khác với rượu Vin primeur là một bảo đảm vị tươi mát. Rươu đỏ cần thời gian để già, thêm tuổi, thêm tác cho chửng chạc. La De cần cái tươi mát, vừa đủ tuổi là đẹp rồi. La De primeure hội đủ chất tươi mát, tất cả những vị thơm mát của đồng nội. Đừng lẫn lộn với Bia tháng Ba (Biềre de Mars) - La De Tháng Ba, đã cất ủ cả mùa Đông không còn cây đồng cỏ nội nữa. Bière de Noël, Bia No - ên , La De Giáng Sanh là một loại La De mới, vừa đủ tuổi, sung sức, đầy đủ những hương vị của đời. 
 
Ngoài cái tươi mát, để giải khát, La De còn có thể hạp khẩu theo các món ăn. Nếu rượu Vin đỏ hay trắng hay hường có thể có đến 6 000 chất vị khác nhau giúp đở chúng ta có muôn ngàn cách ráp đặt những cách thức thường thức món ăn và rượu. La De chỉ có phân nữa thôi. Ngày nay những tay lựa rượu nhà nghề ở những quán rượu và tiệm ăn (sommelier – đây là một cái nghề đặc biệt, những tiệm ăn lớn đều phải có nhửng tay nhà nghề nầy) đều biết phân tách những mùi vị trong La De như những mùi lúa chín, mùi đường nấu (caramel), mùi hoa quả từ mùi chuối đến mùi mận, táo và hoa đào... chưa kể những cam những quýt, và cả mùi cỏ cháy. 
 
 
Bia Nâu với Chocolat, Bia Vàng với trái cây 
Ôi thôi muôn hình vạn trạng. Bài nghiên cứu tác giả đi vào chi tiết những món ăn đi chung với tên loại La De, viết cho độc giả Việt nam mình sẽ bở ngở. Nhưng tôi cũng ráng đưa một thí dụ, một món gỏi tôm thịt tươi mát, uống với một nhụm La De mát lạnh, vị đậm đà, rót cho sủi bọt vừa phải, loại Heineken chẳng hạn. Còn nếu quý vị uống một Bud nhạt nhẻo, hay một Miller quý vị sẽ thấy chán phèo. Quý vịăn phở; nhạt và nóng, uống La De không hạp, uống nước trà nóng ngon hơn.... Nhưng nói như vậy cái quan trọng khi quý vịăn và uống cố gắng tim những hương vịẩn trong những các vị bề ngoài. Vì La De và Rượu có nhiều vị Tây nên nhiều món ta không hạp. Nóng quá, cay quá, nước mắm quá..... dưa chua chua quá...  
Nhưng ngày nay La De bắt đầu chiếm một địa vị trên bàn ăn, không còn là ly giải khát của những buổi chiều vàng đứng bóng nóng nực của mùa hè nữa. Đặc biệt là nhửng bửa ăn trưa, vì nhẹ nhàng và ít đô rượu hơn rượu đỏ. 
 
 
 
La De muôn màu muôn vẽ muôn sắc muôn hương 
 
L'orge (hobbs), lúa mạch để nấu bia phải được rang (torréfier) như rang hột cà phê vậy; và độ rang và thời gian rang sẽ tô màu cho La De. 
 
-La De Vàng, hay Bia Vàng Bière Blonde. Màu Blonde,Vàng ánh, trong vắt và bóng láng, Bia màu vàng là màu rất thường gặp ở nơi Bia. Nấu (br***ée) với lúa mạch vàng nhạt, Bia Vàng có mặt ở mọi nơi trên cùng thế giới và là thường thường là những thương hiệu cột trụ, với tất cả những nhãn thương hiệu lớn. 
Bia Vàng thường là Bia giải khát, uống trưa chiều tối. Ít độ rượu, thơm mát, với một vị chát đắng nhẫn nhẹ nhàng. Heineken, 33 export, Carlsberg, Kronenbourg là một vài ví dụ. 
Món Ăn hạp: khai vị chung chung, gỏi với tôm thịt, thịt gà, phó mát nhẹ lạt loại đầu bò. 
 
-La De Vàng Sẩm, Bia màu thau đồng: Bière Ambrée -Amber. Màu thau đồng đậm, Nấu với lúa mạch được rang lâu hơn Bia Vàng. Cũng là một Bia giải khát, vị đậm hơn Bia Vàng. Ngày nay không được chuộng lắm, chỉ được phổ biến ở các xứ anglô – saxons thôi. 
Món Ăn hạp: Gan ngổng, thịt rừng, cá hong khói, pho mát có rau cần tây (persil), tráng miệng có chất caramel. Nói tóm lại những món gọi là có “mùi”. 
 
 
-La De Nâu, Bia Nâu, Bière Brune. Lúa mạch được rang đến gần cháy. Bia có màu đi từ màu gạch cua đến đen tuyền. Vì vậy ta tìm trong Bia những mùi rang cháy, mùi cà phê, mùi caramel, mùi cacao. Có những loại Bia gọi là Vieilles Brunes, những Bà Già Nâu, được cất trong những thùng tô - nô bằng gỗ xưa. Mùi vị chua chua, đắng nhẫn đậm đà, vừa giải khát vừa để lại trong miệng một khẩu vị bất hủ. Thí dụ nỗi tiếng là Guiness.  
Món Ăn hạp: những món Á đông có vị mạnh, sò huyết, ốc trai, cá sống, tráng miệng có chất Chocolat 
 
 
-La De Trắng, Bia Trắng Bière Blanche. Bia trắng không nấu với toàn lúa mạch, thường được thêm lúa mì để làm trắng Bia. Rất thơm vì có bỏ thêm Ngò Gai - Coriandre, và võ trái cây.
 Món Ăn hạp: đồ biển, cá hong khói hay cá nướng. Trái cây.  
 
 
 
Thử Nấu Bia 
Để nấu một lít Bia, ta cần: 
Nước (95 %), 20 gr lúa mạch, 1gr hoa houblon (một chiếc hoa thôi) và bột nỗi (levure). 
 
1/ Làm Mạch: Hãy ngâm lúa mạch (orge ¬hobbs) trong ba ngày. Xong nấu xào (br***er) trong nước nóng. Lấy lúa ra và để lúa lên mầm trong vòng 8 ngày. Những mầm ấy mới cho ta nhửng chất enzymes, biến thành Mạch (Ta tạm gọi là Mạch Nha) 
Các tay nâu Bia (Br***eurs) ít khi làm giai đoạn nầy. Ở Việtnam trước có làm. Ngày nay các nhà Nấu Bia (Br***eries) mua Mạch Nha thẳng với các nhà bán Mạch Nha (Malteries). 
Các bạn muốn nấu Bia nên mua thẳng Mạch để khỏi mắc công, vì giai đoạn lên mầm rất khó. 
 
 2/ Nấu xào: Nghiền Mạch và trộn với nước: gọi là br***in, vì phải khuấy đều không cho lóng xuống. Đun nóng lên để chất amidon trong mạch biến thành đường nhờ những enzymes. Lọc kỹ. Đó là bả rượu (moût) 
 
 3/ Bỏ Hoa Houblon: Sau khi đun sôi Bả vào khoản nửa giờ, bỏ hoa houblon vào.  
 
 4/ Cất: Cất là để cho lên men (fermentation) . Để nguôi, và bỏ bột nỗi vào. 
Đường sẽ biến thành Rượu. Để lóng xuống 8 ngày. 
Nếu Bia của quý vị lên men trong một nhiệt độ thấp thì Bia ấy ít mùi thơm hơn khi lên men ở nhiệt độ cao hơn. 
Giữ tất cả trong nhiệt độ lạnh trong vài tuần lễ để tạo cái Vị. 
 
5/ Vào chai: Lọc Bia cho vào chai để vứt bỏ chất men. 
 
6/ Nếm thử: Đừng bao giờ quên, nếm thử sau mỗi quá trình, giống như Anh nấu Bia chuyên nghiệp (Maître Br***eur) 
 
Xin chúc quý vị cạn ly. 
 
 
Những ngày nắng đầu Hè 2009 
(1 tháng 7-2009)
Phan Văn Song
(Nam Kỳ Lục Tỉnh)
 
 
 
 
 
 


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 08/Nov/2011 lúc 12:55am
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 31/Dec/2010 lúc 7:58am
 
 

Nhà thơ nữ LỆ KHÁNH

***

 

MỘT CHÚT VỀ LỆ KHÁNH

http://cafevannghe.files.wordpress.com/2010/11/le-khanh-1.jpg

Nhà thơ nữ Lệ Khánh, tên thật: Dương Thị Khánh, sinh năm 1944 tại tỉnh Thừa Thiên – Huế. Hiện đang sinh sống cùng con trai ở số 71 đường 3/2 thành phố Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng. Đ T : 063.3828534.

Là một người thơ nữ mang nặng tình thơ lẫn tình đời trong chuỗi “Một đời gian truân – Một đời bạc phận” như MH Hoài Linh Phương tâm sự ở trên..

Theo một bài viết của La Ngạc Thụy :

- “Vào những năm thập kỷ 60, trên diễn đàn văn nghệ xuất hiện một nhà thơ gây xôn xao dư luận, có thể nói là ngang tầm với hiện tượng T.T.Kh, đó là nhà thơ Lệ Khánh tác giả của 5 tập thơ “Em Là Gái Trời Bắt Xấu” do nhà xuất bản Khai Trí xuất bản liên tục trong 3 năm từ năm 1964 đến năm 1966.

“Chính tên tập thơ “Em là gái trời bắt xấu” đã gây chú ý hấp dẫn, từ đó độc giả đã “đua nhau” tìm đọc. Điều làm mọi người kinh ngạc là Lệ Khánh xuất bản thơ với tựa đề “Em Là Gái Trời Bắt Xấu” nhưng thật ra Lệ Khánh lại là một cô gái Huế xinh đẹp từng làm nhiều chàng trai đất Quảng ngẩn ngơ chứ chẳng hề xấu chút nào, lúc xuất bản tập thơ đầu tiên Lệ Khánh vừa đúng 20 tuổi.

“… Một điều đáng chú ý khác là đời thơ của Lệ Khánh không dài, chỉ bắt đầu vào năm 1964 và kết thúc trước năm 1975; sau đó có sáng tác thêm gì cũng không còn cái chất thơ “Em Là Gái Trời Bắt Xấu” như xưa nữa.


Chuyện tình của Lệ Khánh

Lệ Khánh sống ở Đà lạt thành phố sương mù, thành phố của tình yêu nhưng lại khổ vì tình, lụy vì tình. Nhưng nhờ éo le trong tình yêu mà Lệ Khánh đã có những vần thơ để đời…

Vì vào thập niên 60, báo chí thời đó phần nhiều theo chiều hướng “Tình thơ cho lính”, ngoại trừ một số rất ít là loại thơ hơi mới. Tiêu biểu phải kể đến Lệ Khánh nổi tiếng với tập thơ “Em là gái trời bắt xấu”, lúc đó có người yêu là nhạc sĩ Thục Vũ đang mang cấp bậc Đại Úy.

Thục Vũ tên thật là Vũ Văn Sâm, sinh năm 1932 tại làng Nam Lạng – Trực Ninh – Bắc Việt. Ông tốt nghiệp khóa 4 phụ Đà Lạt năm 1954, năm ký hiệp định đình chiến  Geneva. Vì thế, ông ở lại miền Nam Việt Nam bỏ lại phía bên kia người vợ chưa cưới. Năm 1955, người vợ chưa cưới của ông vào Nam và làm lễ cưới năm 1956.

Là một nghệ sĩ, Thục Vũ không thoát khỏi hệ lụy của chữ tình. Ông đã gặp và yêu Lệ Khánh, lúc nữ thi sĩ vừa tròn 20 tuổi, trong thời gian này ông đã phổ nhạc bài thơ “Vòng Tay Nào Cho Em”, làm xôn xao giới yêu nhạc, yêu thơ với mối tình của ông và Lệ Khánh. Hai người có một đứa con là Vũ Khánh Thục. Bà Thục Vũ biết nhưng không làm to chuyện mà còn đến thăm nom, chăm sóc cho ngày con Lệ Khánh ra đời… Sau đó, Thục Vũ lên Trung Tá ở Sư Đoàn 5 Bộ Binh thì miền Nam mất. Sau 1975, ông đi cải tạo và chết trong trại năm 1978, để lại cho bà vợ lớn 5 đứa con, và nhà thơ Lệ Khánh 1 đứa con.

Mối tình của cô gái làm thơ trời bắt xấu được nhiều người trong giới văn nghệ biết đến như là một mối tình đẹp….

- Tác phẩm đã xuất bản : Em là gái trời bắt xấu (thơ tập 1, 2, 3, 4, 5) Khai Trí Sài Gòn xuất bản : 1964 1965-1966; Vòng tay nào cho em (thơ 1966); Nói với người yêu (thơ 1967).

Lê Hoàng Nguyễn (tổng hợp)

 

CHIẾN Y LÀM ĐẸP PHỐ PHƯỜNG

(Lệ Khánh)

Trời hôm nay nắng buồn hong gió thổi

Chiến y về làm đẹp phố cao nguyên

Em lặng nhìn, mang chua xót làm riêng

Rưng rức nhớ… em gượng cười quên ca?

Chiến y đó nhưng chỉ toàn xa la.

Em cúi đầu nước mắt nhẹ vương mi

Áo cưới ngày nào… bạn cũ vu quy

Nên áo chiến người yêu xa vắng phố

Vui hạnh phúc họ quên em gái nho ?

Hay dỗi hờn, hay khóc giận vu vơ

Tình đơn phương cô bé sớm làm thơ

Và khôn lớn khi tuổi đời chưa lớn

Trời hôm nay bướm buồn bay lởn vởn

Bướm đùa hoa, hoa cợt bướm… vui chưa ?

Em nghĩ mình, em thẹn với hồn thơ

Thơ vẫn đẹp, sao hồn em chẳng đẹp

Áo muôn sắc giữa phố phường khép nép

Chiến y về làm hồng má hây hây

Mắt đa tình gợn suối tóc bay bay

Alpha đỏ, Ô đẹp màu môi con gái

Em kỷ niệm với mía đường tình ái

Nên độc hành tìm áo chiến ngày xưa

Để đem về ướp trọn mấy vần thơ

Thơ nhè nhẹ gửi người trai lính chiến

Đêm dừng quân có bao giờ anh biết

Có một người em gái nhỏ thương anh

Luôn nguyện cầu đất nước thôi chiến tranh

Ngày trở lại, có tình em đón đợi

Hôm nay gió, hoa anh đào phất phới

Có một người “thi sĩ nhỏ” cô đơn

Gọi tên anh… một tiếng gọi rất buồn:

“Người biên ải có thương người hậu tuyến?”

Trời Dalat hôm nay nhiều áo chiến

Áo chiến mùa đông pha màu đỏ alpha

Em nhớ anh nên nước mắt em nhòa

Song gạt vội : “Bụi đường bay ác quá !”

LỆ KHÁNH

 
 
 
Em Là Gái Trời Bắt Xấu


Chiều chúa nhật đợi chờ anh mãi mãi
Sao trễ giờ cho chua xót anh ơi
Hẹn hò chi ? Chừ lỡ dở cả rồi
Tình mới chớm đã vội vàng lịm tắt
Tôi yêu anh nhưng hoài hoài thắc mắc
Liệu người ta đáp trả lại hay không
Đến bao giờ dẫm được xác pháo hồng
Áo cưới đỏ cười vui cô dâu mới
Anh hẹn đúng hai giờ anh sẽ tới
Nhưng sao chừ trời đã tối... anh đâu
Mưa hôm nay êm như tiếng mưa ngâu
Anh lỗi hẹn nên chiều buồn rứa đó
Tôi gục mặt khóc thầm bên cửa sổ
Mà cô đơn trời hỡi vẫn cô đơn
Nơi xa xôi, anh có biết tôi buồn
Anh có biết tôi cười mắt ngấn lệ
Anh lỗi hẹn hay là anh đến trễ
Cho chiều nay đường phố lạnh mưa thu
Và đêm nay thành-thị ướt sương mù
Người con gái gục đầu thương mệnh bạc
Chuyện thủy-chung biết lấy gì đổi chác
Khi tôi nghèo, bằng cấp trắng bàn tay
Sao yêu anh cho đau khổ thế này
Thà câm nín như ngày xưa anh nhỉ ?
Vì Thượng-Đế đày tôi làm Thi-Sĩ
Nên tâm tình trào ngọn bút thành thơ
Dâng riêng anh anh nhận lấy, hững hờ
Tôi hổ thẹn bực mình đem đăng báo
Thiên hạ đọc bảo nhau rằng tôi láo
Đẹp như tiên vờ nói xấu vô duyên
Buồn không anh ? Một số kiếp truân chuyên
Làm con gái không bạc vàng nhan sắc
Tôi yêu anh nhưng hoài hoài thắc mắc
Người ta sao ? Không nói chuyện ân tình
Hẹn hò rồi còn nỡ để một mình
Tôi đứng đợi suốt chiều mưa chúa nhật
Lần sau nhé bận gì anh cứ khất
Xin sẵn sàng đứng đợi vạn mùa đông
Bạn bè đi qua trao vội thiếp hồng
Tôi vẫn mặc để chờ anh trọn kiếp

Lệ Khánh 
 
 
 
Mời đọc đầy đủ về Lệ Khánh :
 
 
 


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 08/Nov/2011 lúc 12:53am
mk
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 23158
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 01/Feb/2011 lúc 10:54pm

"Xin mời xem hình ảnh các ca nhạc sĩ vang bóng" ngày xưa



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 01/Feb/2011 lúc 11:02pm
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 02/Mar/2011 lúc 10:14pm

Cùng tất cả,

Phàm là học sinh,sinh viên hay những người ưa đọc sách,sinh sống tại Sàigòn trước 1975,ai mà chẳng biết đến nhà sách Khai Trí trên đường Bonard (Lê Lợi) Sàigòn. Bài viết về chủ nhà sách Khai Trí này có đã lâu. Nay đọc lại,vẫn cảm nhận ông là một người đã dầy công truyền bá kiến thức qua sách báo cho qua bao thế hệ.Xin mọi người đã có duyên ghé qua tiệm sách này,hãy dành đôi ba phút để nghĩ nhớ về ông.TNT
 
 
Ông KHAI  TRÍ, người Saigon nên đọc, không phải người Saigon, đọc cho biết !   
 
Tôi có ngươì chị ruột giúp viêc bán sách cho tiệm sách Việt Hương ở số 34 đưòng Lê Lợi. Từ đây đi về hướng chợ Bến Thành có thêm 3 tiệm sách : ThanhTuan số 56 , Phuc Thành số 58 và Khai Trí chiếm 2 căn 60 - 62 . Theo chị tôi kể laị Ông Khai Trí khơỉ nghiệp bằng 1 chiếc xe đẩy ( như xe bán sách ở bến sông Seine bây giờ ) . Xe bán sách của Ông thường đậu trước cổng Trường Ch***eloup Laubat đường Hồng
Thập Tự . Tôi nghe kể lại vây thôi chớ đâu ngờ gặp Ông ở Z30C Hàm Tân
 
Buổi sáng Tù đợi đi lao động , nhưng sớm hơn có 1 Ông già lúc nào cũng với bộ quần áo trắng đã ngã qua màu cháo lòng đẩy chiếc xe cải tiến chứa phân Bắc của Tù đem đi . Sáng nào cũng vậy , ít ai biết Ông là ai





Ông Nguyễn Hùng Trương ( Chủ nhà sách Khai Trí )


Người Sài Gòn gọi ông là "ông Khai Trí" (theo tên nhà sách - nhà xuất bản do ông làm chủ). Hết sức quảng bác nhưng ông lại rất ít nói về mình, nên ít người biết ông chính là tấm gương sống động: từ hai bàn tay trắng trở thành người kinh doanh ngành sách lớn nhất và uy tín nhất miền Nam.

Ông Khai Trí" tên thật là Nguyễn Hùng Trương, sinh năm 1926 tại Thủ Đức.
Thuở nhỏ, ông thường nhịn ăn sáng, dùng 2 đồng xu mẹ cho để mua báo đọc. Lên Sài Gòn học trung học ở Petrus Ký, ông được sắm cho chiếc xe đạp cũ để cuối tuần đạp về nhà, đầu tuần trở lên với món tiền đủ để tiêu xài dè sẻn trong tuần. Nhưng cứ mỗi chiều thứ hai là ông tiêu sạch số tiền đó vào sách báo rồi cả tuần nhịn ăn sáng, chỉ uống nước lã cho đỡ đói.

Sách ông mua hầu hết là sách báo nước ngoài, vào thập niên 1940 ông đã gây dựng được một tủ sách có giá trị. Bạn bè đến chơi, thấy ông có nhiều sách hay thường nhờ ông mua giùm. Có lần, chỉ 5 người nhờ nhưng ông mua đến 10 cuốn để được hưởng 30% hoa hồng. Số sách dư ra, ông đem ký gửi ở quán sách. 3 hôm sau, người chủ quán hỏi ông sách loại đó còn không, nếu còn thì đem tới tiếp vì sách gửi trước đã bán hết rồi. Từ đó ông nảy ra ý định mua sách báo ở nước ngoài về gửi bán. Sách ông chọn là loại sách có giá trị, quý hiếm, nhiều người cần mà trong nước không bán. Lúc đầu mua mỗi thứ vài chục cuốn, thấy bán chạy ông mới tăng số lượng lên, có khi cả nghìn cuốn.

Nhờ cố gắng làm việc không quản mệt mỏi, tiết kiệm từng đồng nên đến năm 1952 ông Khai Trí đủ vốn để mở một hiệu sách nhỏ tại 62 đại lộ Bonard (nay là Lê Lợi), đặt tên là Nhà sách Khai Trí (nay là Nhà sách Sài Gòn). Đây là nhà sách đầu tiên ở Việt Nam bán hàng theo kiểu tự chọn, khách có thể đứng đọc tại chỗ hàng giờ rồi đi ra mà không phải mua. Nữ nhân viên bán hàng mặc đồng phục, lúc nào cũng vui vẻ ân cần, trông nom một cách kín đáo...
Những điều này hiện nay được áp dụng ở đa số hiệu sách nhưng vào thời điểm đó thì quá mới mẻ và rất được khách hàng ủng hộ, nhờ vậy mà sau đó nhà sách được mở rộng thêm 2 căn liền kề với nhiều tầng lầu.

Nhà sách Khai Trí còn phụ trách cả việc xuất bản sách với những đầu sách được chọn lựa kỹ càng và phong phú.
Một thú chơi đặc biệt của ông Trương nữa là sưu tầm sách báo (chỉ riêng tờ báo Pháp ngữ Le Monde, ông có từ số đầu tiên cho tới ngày 30/4/1975). Ông còn cùng nhà văn Nhật Tiến chủ trương ra Tuần báo Thiếu Nhi và là soạn giả của nhiều đầu sách có giá trị.
Riêng trong khoảng 10 năm từ 1993 đến 2003, ông đã tuyển chọn và biên soạn khoảng 15 cuốn sách: Thơ tình Việt Nam và thế giới chọn lọc, Quê em mến yêu, Làm con nên nhớ, Chánh tả cho người miền Nam, Huế mến yêu, Những bài thơ hay trong văn chương Việt Nam...

Nhà văn Nguyễn Thụy Long (tác giả của cuốn tiểu thuyết nổi tiếng "Loan mắt nhung," một cuốn tiểu thuyết mà sau này giới nghiên cứu miền Bắc sau 1975 cũng hết lời ca ngợi) có viết một bài nhan đề "Vĩnh biệt ông Khai Trí," trong đó có nhắc đến hoàn cảnh đau thương của ông Khai Trí sau 1975:

"Ông Khai Trí, Nguyễn Hùng Trương, sinh năm 1926 tại Thủ Đức, Gia Định, mất hồi 5 giờ 15 ngày 11 tháng 3 năm 2005, tức ngày mồng 2 tháng 2 năm Ất Dậu, thọ 80 tuổi sau hai tuần nằm bệnh viện. Ông mất đi do sức già lực kiệt, nhiều năm ông cố gắng tranh đấu để xin lại hiệu sách vĩ đại của ông sau khi bị nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa tịch thu, sau đợt cải tạo văn hóa 1976 tại Sài Gòn. Tiệm sách của ông tại đường Lê Lợi mang tên Khai Trí bị nhà nước "quản lý", nay mang tên Phahasa của nhà nước.
Thuở đó, sau khi các sĩ quan chế độ Việt Nam Cộng Hòa bị đi cải tạo trước, đến lượt những văn nghệ sĩ bị bắt, tác phẩm thiêu đốt và họ đều bị coi là kẻ có tội, đương nhiên bị bôi nhọ, kết tội là Biệt Kích Văn Nghệ.

Ông Khai Trí cũng bị coi là tội phạm, liệt vào hàng văn nghệ sĩ và bị bỏ tù, vì người chiến thắng cho ông là người kinh doanh và phát triển cái văn hóa đồi trụy. Những người đã từng sống ở miền Nam trước giải phóng, ai cũng biết đến ông. Gọi là ông Khai Trí mà quên cái tên cúng cơm của ông là Nguyễn Hùng Trương, ông làm được nhiều công việc lợi ích cho văn hóa Việt Nam, cả đời ông đam mê công việc ấy. Và ông quen biết rất nhiều văn nghệ sĩ ở miền Nam, kể cả những văn nghệ sĩ Bắc di cư 1954.

Ông Khai Trí lại ra tay giúp đỡ nhiều anh em văn nghệ sĩ gặp hoàn cảnh khó khăn, mua tác phẩm của họ, tuy chưa in còn để đấy nhưng ông vẫn trả tiền đầy đủ không thiếu một xu. Ngoài ra ông tài trợ cho nhiều tờ báo hồi đó ở Sài Gòn. Tôi không biết nhiều, nhưng tôi biết về tờ báo Sống của Chu Tử, cũng có sự góp sức về mặt tiền bạc.

..Bao nhiêu lần tôi đi qua đường Lê Lợi, tôi nhìn thấy ông Khai Trí buồn bã đứng ở góc đường đó, nhìn sang hiệu sách cũ của mình mang tên mới là Phahasa.
Một lần khác, cũng trong bữa giỗ ông Chu Tử, tôi hỏi ông Khai Trí về việc xin lại nhà sách Khai Trí đến đâu rồi?
Ông cười chua chát:
- Phải đến năm 3000 thì may ra..
Ngày ông bị bắt, bị bỏ tù, bao nhiêu bài báo nói xấu ông, kết tội ông còn dấu bao nhiêu kho sách Ngụy, không thành thật khai báo. Chuyện thế thái nhân tình lúc ông gặp hoạn nạn, những kẻ trước đây từng chịu ơn ông, tố cáo ông bao nhiêu là tội kể cả những điều không có để lập công.

Buổi lễ tang ông Khai Trí, tại nhà ông đường Xô Viết Nghệ Tĩnh (Phan thanh Giản cũ) tôi gặp nhiều bạn bè của ông, những người thuộc chế độ Sài Gòn cũ đến thắp cho ông những nén nhang và chia xẻ sự thương tiếc với gia đình ông.

...Tôi nhớ mãi dáng ông Khai Trí đứng nhìn lên hiệu sách cũ của mình và câu nói chán nản của ông, năm 3000 thì người ta trả lại cho ông nhà sách Khai Trí. Sao mà chua chát thế cho ông Khai Trí Nguyễn Hùng Trương, cả một đời chỉ có một đam mê là làm văn hóa, giữ gìn cái hay, cái đẹp cho thế hệ mai sau.
http://files.myopera.com/congson/albums/781211/photo%20hoa%20hong.jpg


Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 02/Mar/2011 lúc 10:16pm
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 23/Mar/2011 lúc 7:39pm
 
 



Ai lên xứ hoa đào...

Vẫn chuyến xe đêm như mọi lần đến với Đà Lạt... vẫn giấc ngủ vùi thẳng cẳng hơn 5 tiếng đồng hồ trên chiếc giường bé tí của xe [ muốn không thẳng cẳng cũng không được vì xe nằm là vậy ] cho tới khi đèn xe bật sáng & tiếng người phục xe thông báo các điểm dừng cho hành khách lần lượt xuống xe mới mở mắt... Vậy là đã tới Đà Lạt rồi đó. Phố núi đón tôi với cái lạnh sớm mai bên ly cafe quán cóc Phan Bội Châu gần nhà xe như những lần gần đây tôi đến. Tự nhủ mình phải đi cafe trước khi về khách sạn chứ về khách sạn rồi thì lại hay lăn ra ngủ tiếp bởi sớm mai trời lạnh là lúc giấc ngủ ngon nhất mà ai cũng biết...


Ly cafe nóng sớm mai ở phố núi bao giờ cũng mang cho tôi cảm giác thú vị. Tôi thích đắm mình trong đất trời Đà Lạt lúc còn chưa thức giấc, thích cái lạnh sớm mai tinh nguyên màu vàng đục của ánh đèn đường xen trong làn sương mỏng ban mai hư hư ảo ảo. Lúc đó ly cafe Đà Lạt cảm giác như ngon hơn, thơm nồng hơn bất cứ lúc nào trong ngày hết thảy...



Hết ly cafe, trời Đà Lạt đã sáng... Khu trung tâm đã bắt đầu rộn ràng tiếng người xe lao xao cho một ngày mới... Thả mình theo từng bước chân trên phố để về khách sạn, tôi ngẩn ngơ bởi màu hồng dịu dàng của mai anh đào, của phượng tím Đà Lạt... Lòng chợt nhớ đến  những cánh hoa đào hôm nào tôi ngất ngây ở bờ đông nước Mỹ, lòng chợt chùng lại nhớ về Phượng tím chiều Santa Ana...



May mắn thay hồ Xuân Hương đã trở lại với vị trí hôm nào của nó... người Đà Lạt vui mừng & du khách cũng hớn hở ra mặt kẻ đi bộ, người đạp xe quanh bờ hồ thư thả quanh hồ... trái tim của Đà Lạt đã hồi sinh lại, bởi Đà Lạt sẽ không còn là Đà Lạt thơ mộng hôm nào khi hồ Xuân Hương trơ đáy cạn khô...




Đến Đà Lạt nhiều lần & nhiều mùa trong năm nhưng có lẽ đây là lúc tôi cảm nhận Đà Lạt đẹp nhất. Khắp nơi hoa nở ngập lối. Vắng đi sắc vàng của mùa dã quỳ vàng rực, lác đác những cánh hoa mimosa cuối mùa... nhưng vô số loài hoa khác lại rộ nở: nào là phượng tím lãng mạn, mai anh đào hồng thắm, trạng nguyên rực rỡ hay mỏm sói, thạch thảo, pansee tím vàng, hoa hồng e ấp... rợp cả đất trời.






Mùa này Đà Lạt còn rợp ngát hoa ban trắng xóa... Hoa nở rộ trên cây vươn mình trên bầu trời xanh biết, hoa vương vãi trên những con đường lác đác trên góc phố yên bình làm nức lòng bao lữ khách đến với Đà Lạt. Khiến ai đã trót yêu Đà Lạt rồi cứ thế lại càng yêu hơn...





Những buổi chiều Đà Lạt tay trong tay dưới cái lạnh se se lòng nhưng thật ấm áp, những kỷ niệm thật khó quên của những ngày bên nhau khó mà phai được. Cảm ơn Đà Lạt thật nhiều đã tạo ra những kỷ niệm khó phai ấy dẫu thời gian rồi sẽ trôi & cuộc sống cơm áo gạo tiền cuốn ta vào cuồng quay.





Rời Đà Lạt mà ai cũng thấy lòng nao nao nhung nhớ. Nhớ cái lạnh của ban mai se sắc, nhớ ly cafe nóng lừng của quán cóc ven đường, nhớ ly sữa đậu nành pha với sữa bò ấm lòng giữa đêm xuân se lạnh, nhớ những tia nắng ban mai xuyên qua màn cửa làm tan đi những giọt sương khuya còn vương nơi ô cửa sổ...


Rồi nhớ vạt hoa kim châm rực vàng nơi ấy, nhớ khu vườn nho nhỏ lộn xộn, nhớ những bậc thang thấp cao dưới tán thông xanh rì, dưới cành mimosa còn sót lại những cành hoa khô...


Viết về Đà Lạt nhiều rồi, giờ chẳng biết viết gì thêm cho Đà Lạt nữa... thôi thì vài dòng cho Đà Lạt của chuyến đi ĐL cuối tuần rồi... rứa thôi :)

*** Xem hình hoa Mai anh đào tại
ĐÂY

Xem thêm Entry về Đà Lạt:

- Vàng ươm dã quỳ nơi góc phố
 - Phố cũ tôi về... vương bước chân
- Đà Lạt ơi, Đà Lạt!
- Đà Lạt sweet November...
- Đi Đà Lạt ăn yaourt chị Nhung
- Đà Lạt & hương ngọc lan
- Lấp lánh hoa vàng Mimosa
- Trái hồng Đà Lạt
 
 
 
 
(From:leanhdao-tmic)
 
 
 
 
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 08/Apr/2011 lúc 7:23am
 
 
 
 
 
 
 
 
 


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 08/Apr/2011 lúc 7:24am
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 16/Apr/2011 lúc 11:00pm
 
 
Cuộc Hội Ngộ Sau Gần 30 Năm Giữa Nhạc Sĩ Trịnh Công Sơn và Ca Sĩ Khánh Ly

Ngọc Thành

Không như mọi bận, lần này tới tư thất của Trịnh Công Sơn tôi đã không phải làm động tác nhấn chuông: cánh cửa của căn biệt thự xinh xắn nằm bên đường Phạm Ngọc Thạch đang rộng mở. Chả là từ mấy hôm rồi, “ông hoàng của những ca khúc tình yêu” đang có chuyện để bận rộn khác bình thường: sau gần ba chục năm trời , “Người Tình” lớn nhất trong nghệ thuật của ông mới trở về quê hương trong những ngày khá vội vàng cuối năm. “Người Tình” đó không ai khác: ca sĩ nổi tiếng Khánh Ly – cũng dường như suốt đời chỉ hát nhạc Trịnh Công Sơn.

“Cuộc tình” của họ đã nổi tiếng lâu lắm rồi mới tới ngày giải phóng 1975. Hồi đó Trịnh Công Sơn đã viết nhạc nhưng chưa phải tới thời kỳ vàng của sáng tạo, cho đến khi một hôm ông phát hiện ra Khánh Ly trong sân khấu của một phòng trà… Còn Khánh Ly, lúc đó cũng vừa mới chân ướt chân ráo tới Saigon từ thành phố sương sa Đà Lạt. Mọi diễn tiếp theo kéo dài cả mấy chục năm trời, cho tới tận ngày hôm nay, đều cho thấy: dường như đêm hôm ấy, chính là đêm gặp gỡ được sắp xếp của… định mệnh. Sau những ca khúc ban đầu được hưởng ứng nhiệt liệt từ phía người nghe, Trịnh Công Sơn luôn có xu hướng sáng tác ca khúc của mình chỉ cho giọng ca của Khánh Ly. Và cũng thật lạ lùng, dường như ca khúc nào đó của “ông hoàng” vừa mới chào đời qua giọng ca Khánh Ly, lập tức được định hình trong lòng người nghe và thế là một “tượng đài” vừa mới ra đời để rồi sau đó rất nhiều ca sĩ thu hát các ca khúc của người nghệ sĩ họ Trịnh nhưng không thể thay thế và cũng không vượt qua sự cộng hưởng huyền diệu xen lẫn đôi chút huyền bí của hai “Người Tình” nghệ sĩ - Trịnh Công Sơn Khánh Ly.

Với Trịnh Công Sơn, Khánh Ly thật đơn giản: “Cô ấy có giọng an-tô” . Chỉ thế thôi. “Thế còn bao nhiêu ca sĩ nổi tiếng vẫn giọng an-tô đó thôi ? “Mình không biết”, “ông hoàng” trả lời câu “cà khịa” của tôi mà mắt vẫn nhìn tận đâu đó trong bức tranh sơn dầu anh vẽ chân dung một thiếu nữ theo lối trừu tượng, người ta thường không nhận ra ngay được tên của cô gái. “Ở mình thì lạ , song ở nhiều nước, việc nhạc sĩ sáng tác nhạc phẩm chỉ riêng cho một ban nhạc, một ca sĩ là chuyện phổ biến. Và thế là thường xảy ra việc yêu đương và hôn nhân với nhau. Mình và Khánh Ly thì không, vì khi quen nhau, Khánh Ly đã có gia đình…!”

Với tôi, Khánh Ly là một ca sĩ đặc biệt, dù đến nay đang ở tuổi ngũ tuần. Khánh Ly không lạm dụng kỹ thuật, không dùng kỹ xảo, hát tự đáy lòng và tự chất giọng với sự cộng hưởng trời cho khi phát âm, chẳng ai bắt chước được. Có lẽ chị là ca sĩ duy nhất hát thật tự nhiên những điều thiên phú. Những ngày gặp lại “Người Tình” Khánh Ly, “ông hoàng” như già đi, già đi hơn tuổi chưa chẵn sáu chục của mình. Phần như ông tự bộc bạch: “Mấy hôm vừa rồi uống hơi nhiều. Bình thường ly rượu pha sô- đa của ông phải lạt, màu phải trắng gần như chỉ có màu trắng của sô- đa, song do vui mà cũng vì buồn, hôm qua ông đã uống đến 5 ly rượu “xếch”.

Khánh Ly về ít ngày mà cũng không muốn cho ai hay. Lần nay Khánh Ly đi trước tết và hẹn tháng 5 sẽ về …

Gần ba chục năm qua, nhưng ca sĩ Khánh Ly vẫn hát nhạc Trịnh Công Sơn. Chủ yếu hát nhạc của anh, trong đó thật nhiều ca khúc anh sáng tác gần đây, một trong những bài được yêu mến không chỉ bởi người nghe trong nước “Em Đi Bỏ Lại Con Đường.”

Tháng 2/97
Ngọc Thành

(Văn Nghệ Tiền Phong)

 

 
 
 
 
 
EM ĐI BỎ LẠI CON ĐƯỜNG
 
Nhạc : Trịnh Công Sơn
Trình bày : TCS
 
 
 
 
Trinh bày : Khánh Ly
  
 
 
 
Trình bày : Khánh Ly & Trịnh Công Sơn
 
  
 
 
 
Bỏ mặc căn nhà bỏ mặc tôi
Bỏ mặc nơi đây bỏ mặc người
Bỏ trăm năm sau ngàn năm nữa
Bỏ mặc tôi là tôi là ai

Em đi bỏ lại con đường
Bờ xa cỏ dại vô thường nhớ em
Ra đi em đi bỏ lại dậm trường
Ngàn dâu cố quận muôn trùng nhớ thêm

Bỏ mặc đêm dài bỏ mặc tôi
Bỏ mặc gian nan bỏ mặc người
Bỏ xa xôi yêu và gần gũi
Bỏ mặc tôi buồn giữa cuộc vui

Bỏ mặc mưa về bỏ chiều phai
Bỏ mặc hư vô bỏ ngậm ngùi
Bỏ đêm chưa qua ngày chưa tới
Bỏ mặc tay buồn không bàn tay

Bỏ mặc vui buồn bỏ mặc ai
Bỏ mặc không chăn bỏ mặc người
Bỏ tôi hoang vu và nhỏ bé
Bỏ mặc tôi ngồi giữa đời tôi.
 
 
 


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 16/Apr/2011 lúc 11:30pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 19/Apr/2011 lúc 6:46pm
 
 

 

Nguyễn Kỳ,
điểm hẹn của nữ sinh Sài Gòn ngày xưa

    Thursday, April 14, 2011 10:10 PM

Trò Chuyện Với Lan Chi là một chuyên mục của Bút Tre Arizona, nhằm phỏng vấn người và việc của cộng đồng hải ngọai. Kỳ này xin mời quý độc giả theo dõi Nguyễn Kỳ photo, một điểm hẹn của nữ sinh Sài Gòn ngày xưa. 
Xin vui lòng ghi rõ Nguồn: Bút Tre Arizona
 



Trò Chuyện Với Lan Chi 


 

Nguyễn Kỳ Photo, “Điểm hẹn của nữ sinh Sài Gòn” ngày xưa.

Cali một ngày không ấm, tôi ghé Nguyễn Kỳ Photo trên đường Bolsa của Quận Cam.

Nguyễn Kỳ, một tên tuổi không xa lạ. 
Nguyễn Kỳ, điểm hẹn của nữ sinh Sài Gòn thập niên 60-75.
Nguyễn Kỳ, người chụp hình cho “Em Gái Dạ Lan” của Đài Phát Thanh Quân Đội và 2,500,000 ảnh đã được phát hành để tặng cho chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa và cả các thính giả.

Ẩn trong một diện tích vừa phải, chung với một cơ sở khác, Nguyễn Kỳ Photo NKPT là nơi đón nhận khách theo hẹn của chủ nhân. 

Bước vào trong, điểm thu hút tôi là hai tác phẩm nhiếp ảnh “Tiếng Sáo Thiên Thai” và “Cung Đàn Năm Xưa”. 

Bàn làm vịêc của chủ nhân ở một góc. Sau khi chụp cho tôi vài kiểu, chủ nhân đã “retouche” ngay tại chỗ.

Khi tôi nhìn thấy một bức hình rất đẹp và người mẫu trong hình trông rất sang, lại ở một vị trí “luôn kề cận chủ nhân”, tôi hỏi, Nguyễn Kỳ dí dỏm “Bà xã tôi đấy, bà kiểm soát tôi coi như ngày đêm, Lan Chi thấy sợ không!” 



Nhiếp ảnh gia Nguyễn Kỳ đang sửa hình Hoàng Lan Chi trên “computer” 2011. Bên phải ông là chân dung bà Nguyễn Kỳ 


Nói về tác phẩm “Tiếng Sáo Thiên Thai”, Nguyễn Kỳ chia sẻ: Năm 2003, tác phẩm này đoạt Bằng Danh Dự cuộc thi Nhiếp Ảnh Quốc Tế của Hội Photographic Society of American (PSA) tại Houston. Qua năm sau, 2004, đoạt 5 huy chương vàng thế giới: 2 huy chương ở Châu Mỹ, 2 ở Châu Âu và 1 ở Châu Á. Các cuộc thi này đều được tổ chức bởi các quốc gia sở tại, dưới sự bảo trợ của PSA (Hoa Kỳ). Nguyễn Kỳ giải thích thêm về các cuộc thi “Mỗi quốc gia nào , khi tổ chức nhiếp ảnh mang tính quốc tế thì phải được một trong hai tổ chức nhiếp ảnh lớn của thế giới công nhận là PSA ( Châu Mỹ) và Fiat ( Châu Âu).” “Tiếng sáo thiên thai” còn có một vinh dự khác, đó là sau khi đọat giải Huy Chương Vàng Châu Á tổ chức ở Ấn Độ thì đã được nước này xin phép treo ở Bảo Tàng Viện Nhiếp Ảnh ở IIPC. 

Đặc biệt, tuy đoạt giải Huy Chưong Vàng ở Áo năm 2004 nhưng năm 2005, Nguyễn Kỳ mới qua Áo lãnh vì Ban Tổ Chức muốn mời tác giả tham dự nhân dịp khánh thành Trung Tâm Văn Hóa lớn nhất của Áo ở Linz là Design Center. 


Tiếng Sáo Thiên Thai 



Nhiếp ảnh gia Nguyễn Kỳ (bên phải hàng trên) và BS Chris Hinterrobermaier tại Áo năm 2005.


Ngoài “Tiếng Sáo Thiên Thai”, còn có số tác phẩm khác đọat Huy Chuơng Bạc và Đồng như Cung Đàn Năm Xưa, Xuân Thì, Ưu Phiền, Cao Sang, Cô Đơn…


Cung Đàn Năm Xưa 


T
rò chuyện về cuộc đời mình những ngày đầu tiên ở vùng đất mới, Nguyễn Kỳ cho biết ông đến Hoa Kỳ năm 1999 trong một chương trình đòan tụ. Cùng đi với ông là bà xã và một con, còn lại Việt Nam là bốn. 

Khoảng 3 tháng sau khi đến Mỹ, từ Canoga Park ông dọn về Little Sài Gòn và Nguyễn Kỳ bắt tay vào làm việc ngay. Đầu tiên là “designer” cho báo Người Việt nhưng sau đó ông xin nghỉ vì mức lương khá khiêm nhường. Tiếp đó ông nghiên cứu để mở riêng. Trong khi tìm hiểu thị trường nhiếp ảnh của cộng đồng người Việt, ông khá bất ngờ khi khám phá ra rằng, lúc đó, Little Sài Gòn hoàn tòan chụp hình theo kiểu cũ, nghĩa là chưa có “digital”. Chẳng riêng gì Little Sài Gòn mà toàn Hoa Kỳ, chưa có một phòng nhiếp ảnh digiatl nào của người Việt cả. 

Một trong các nguyên do, theo Nguyễn Kỳ phỏng đóan thì người Việt mình cứ nghĩ rằng, chi phí cho một phòng hình “digital” quá tốn kém, trên vài trăm ngàn mỹ kim theo đúng tiếu chuẩn của Hoa Kỳ. Do đó nhiều nhiếp ảnh gia ngần ngại. Riêng Nguyễn Kỳ, với kinh nghiệm từ thuở xưa, ông biết rằng nếu khéo léo theo kiểu các cụ “khéo ăn thì no khéo co thì ấm” nên ông đã thiết lập một studio với giá chỉ vài chục ngàn Mỹ Kim. 

Thời gian đầu, để chuẩn bị cho tiệm ảnh riêng, người mẫu của Nguyễn Kỳ lúc đó hòan tòan là con cháu trong nhà. Cuối năm 1999, Nguyễn Kỳ triển lãm những tác phẩm digital của ông tại Thương Xá Phúc Lộc Thọ, đồng thời cũng là ngày khai trương studio riêng. Nhiều người ngạc nhiên vì họ không thể tưởng được một anh “coi như nhà quê vì mới từ Việt Nam qua” lại đã có thể hoạt động được trong lãnh vực “digital imaging” ở bên Mỹ này.

Nhắc lại chuyện này, Nguyễn Kỳ cười vui “ Đúng là nhiều người hồi đó khi nghe tôi nói, họ tưởng tôi nói xạo. Thật ra tôi sử dụng kỹ thuật digital từ 1995. Lúc ấy, tôi đang cộng tác với công ty Agfa của Đức. Họ thiêt lập dây chuyền sản xuất ảnh mầu tự động bằng máy minilab của Đức, thế hệ mới nhất MSC-2. Agfa mời chúng tôi dự hội chợ photo Kina ở Đức năm 1994. Tại hội chợ này, tôi được thấy kỹ thuật nhiếp ảnh digital đầu tiên. Khi trở về, tôi đặt mua máy móc, sofware từ CA qua một công ty nhà nước, tự học và mở riêng cho mình một phòng thiết kế mẫu. Thời gian này tôi thiết kế mẫu lịch, bao bì, flyer… hoàn toàn bằng digital”. 




Chụp chung với Giám Đốc Agfa ở Cologne (Đức) 





Buổi triển lãm và khai trương tiệm hình Nguyễn Kỳ ở Phuớc Lộc Thọ Little Sài Gòn năm 1999 

Khai trương tiệm hình xong, Nguyễn Kỳ có khách ngay nên không gặp khó khăn về tài chánh. Công việc thuận buồm xuôi gió đến 2000 thì biến cố 911 xảy ra. Vốn dĩ Phước Lộc Thọ “mạnh” về khách du lịch, nay nguồn này giảm hẳn nên Nguyễn Kỳ phải dọn studio về 18042 Magnolia, Westmingter. Địa điểm mới này rộng và có thể thực hiện được cả hình cho đám cưới. 

Năm 2006, do tình trạng sức khỏe cá nhân, Nguyễn Kỳ nhường tiệm cho người cháu và đến 2008 thì đóng. Qua 2009, Nguyễn Kỳ dọn đến địa chỉ hiện tại 9351 Bolsa Ave, Westmingter CA 92683, và người con trai trông nom chính. Bản thân ông làm việc theo sở thích, đó là chụp theo hẹn. Đam mê nghề nghiệp và cả ước muốn cống hiến những hình ảnh đẹp cho mọi người, Nguyễn Kỳ cũng nhận lời đi các tiểu bang nếu có người đứng ra tổ chức. Điều này có nghĩa là nếu một cá nhân hay một nhóm nào đó tổ chức, lấy danh sách khách hàng tại địa phương, cho hẹn và Nguyễn Kỳ sẽ bay đến. 

Ngược dòng quá khứ, chia sẻ về đam mê nhiếp ảnh đến với ông khi nào, Nguyễn Kỳ kể rằng năm 1954, di cư vào Nam, lúc đó ông đang học đệ tứ. Nhân một buổi dã ngọai cuối năm, Nguyễn Kỳ mượn máy hình của người anh và đã chụp hư. Thật ra hồi đó máy hình phức tạp hơn bây giờ nhiều nên để chụp được thành thạo sau vài giờ học là điều không tưởng. Tức tối, Nguyễn Kỳ tự học và sau vài lần chụp thành công, ông trở nên đam mê bộ môn này. Những người mẫu của ông lúc đó chỉ là em gái trong nhà, rồi sau lan đến bạn các cô ở trường Văn Lang. Điểm đặc biết là lúc đó nl hoàn tòan chụp “miễn phí”. 

Tiếng lành đồn xa, khách đến càng ngày càng đông. Lúc đó, Nguyễn Kỳ thầm nghĩ không thể chụp miễn phí mãi được. Vậy là ông chế biến gara (nơi đang là phòng học) thành studio. Về máy móc, lúc đó Nguyễn Kỳ chưa đủ tiền để mua. Thời may, một người bạn thân của Nguyễn Kỳ, Phạm Mạnh Tuấn, con trai Long Biên (một công ty nhiếp ảnh lớn ở Sài Gòn) tặng cho Nguyễn Kỳ một ống kính cũ, loại cổ điển nhà nghề để chụp mờ. Nguyễn Kỳ phải dùng ống nước và gỗ để tự đóng lấy máy ảnh cho phù hợp với ống kính này. Cũng chính từ ống kính này, Nguyễn Kỳ đã cho ra đời những hình chụp mờ lạ mắt. 



Thanh Hà, ( Nguyên Hội Trưởng Trưng Vương Nam CA), năm 1961 




Nhà văn Bích Huyền năm 1972 

Về phòng tối rửa hình, Nguyễn Kỳ cũng phải tự học, tự chế biến ngay tại “studio-gara” . Nhưng cũng chính từ phòng tối, kỹ thuật làm “mờ ảo” đã khiến Nguyễn Kỳ thành công rực rỡ. Từ gara khiêm nhường của thuở ban đầu, sau này Nguyễn Kỳ đã phát triển thành 3 địa điểm: địa điểm chính nơi Nguyễn Kỳ chụp theo hẹn cho khách quen là 27 B Trần Nhật Duật, Tân Định địa điểm số hai ở Lê Văn Duyệt Quận 3 và địa điểm số 3 ở Công Lý, cạnh chùa Vĩnh Nghiêm.

Bùi ngùi nhắc lại quá khứ nhưng cũng rất nhân hậu khi Nguyễn Kỳ nhắc đến người em họ: Nhiếp Ảnh Gia Nguyễn Xuân Mậu. Nguyễn Kỳ kể rằng khi tiệm đông, ông mời Nguyễn Xuân Mậu về hợp tác. Lúc đó , Mậu nguyên là từ “lò” nhiếp ảnh “Lợi Ký” Đà Lạt, đang ở Lào, Vientiane. Chính kỹ thuật phòng tối chuyên nghiệp của Mậu đã giúp Nguyễn Kỳ nổi tiếng. Hiện nay Nguyễn Xuân Mậu đang ở Maryland và Phạm Mạnh Tuấn thì ở Virginia.

Biến cố 1975 xảy đến. Để bà xã và cô em gái trông coi tiệm, Nguyễn Kỳ ra Phan Rang làm nghề chài lưới và sản xuất nước mắm. Tại đây, ông mua tàu, chuẩn bị vượt biên cả gia đình vào năm 1976. Việc không thành, vợ con ông được thả còn bản thân ông thì bị tù mãi đến 1980.

Trở về Sài Gòn năm 1980 từ trại giam, Nguyễn Kỳ cũng phải trình diện hàng tháng như người khác tại công an Phường. Lúc đó, số hàng dự trữ cho tiệm ảnh từ trước 75, gia đình đã dùng gần hết. Vì thế Nguyễn Kỳ không chụp chân dung nữa vì hàng của xã hội chủ nghĩa rất xấu. Sau đó thông qua người nhà ở Mỹ, ông mua phim mầu. Tuy nhiên còn vấn đề rửa ảnh! Nguyễn Kỳ tiết lộ, chính ngày xưa, nhờ học một năm “stagère” của Dược Khoa, “cân đong đo đếm” hóa chất mà Nguyễn Kỳ áp dụng và chế biến thành công, thuốc rửa hình mầu từ nguyên liệu mua ở kho Long Bình. Vào thời gian này, Sài Gòn có 3 lò rửa hình mầu nổi tiếng: Nguyễn Kỳ, Thai Thúc Nha và Tân Tiến. Khách hàng đa số là các anh em chụp hình dạo ở các công viên, tụ điểm vui chơi. 

Công việc in lịch, mẫu mã bao bì sản phẩm rất phát đạt và khi công an có vẻ “nhòm ngó” thì may mắn Nguyễn Kỳ được gọi đi Hoa Kỳ do em bảo lãnh. 



Mẫu bao bì Cà phê còn sử dụng bây giờ 

Bây giờ với giọng nửa đùa nửa thật, Nguyễn Kỳ nói với Hoàng Lan Chi rằng “Tôi thật là nửa Thầy nửa Thợ!’ nhưng cá nhân Lan Chi nghĩ khác. Nguyễn Kỳ chính là một tấm gương tiêu biểu cho câu châm ngôn mà các cụ xưa thừơng dạy “Nhất nghệ tinh nhất thân vinh”. Vâng, một nghề tinh tường, yêu nghề, sống hết với nghề, thế mà sống vinh quang, giàu có sung túc với nghề…Cho dù với con đường “quan lộ” bình thường thì Nguyễn Kỳ đã không đi trọn như Nguyễn Kỳ thường tự diễu mình là “đầu Ngô mình Sở”. Rớt Tú 1, học Mỹ Thuật. Đậu Tú 1, bỏ Mỹ Thuật để học Tú 2. Rồi học Luật song song với Dược Khoa. Rồi lại bỏ Dược theo Kiến Trúc. Cuối cùng thì khách hàng nữ sinh đến chụp hình nườm nượp làm Nguyễn Kỳ đi hẳn vào con đường “thương nghiệp” và từ giã quan trường.

Bàn về nghệ thuật đã đưa Nguyễn Kỳ đến con đường “Nhà nhiếp ảnh của nữ sinh”, những tiết lộ thật thú vị. Ông nói rằng khi chụp cho các cô, ông nhận thấy đa số con gái Việt Nam không có mái tóc đẹp và kiểu “mode”. Điều đó làm suy giảm vẻ đẹp của bức hình khá nhiều. Nguyễn Kỳ suy nghĩ và nảy ra ý tưởng cho mái tóc mờ đi. Tất nhiên, “làm mờ” cũng chỉ là một điều trong chương trình học nhưng biết “áp dụng” vào một trường hợp cụ thể nào đó, để có kết quả lớn, mới là đìêu đáng nói. 

Thoạt đầu chỉ là mờ mái tóc. Về sau, mờ cả những cái gọi là ‘khuyết điểm”. Sách dậy làm mờ là bôi vaseline một lớp mỏng và ở giữa là chỗ trong suốt. Trong phòng tối, thì rọi mặt vào chỗ trong suốt, còn tóc và người ở chỗ có vaseline. Nhưng kêt quả là chung quanh mặt bị mờ hết. Làm sao đây? Cuối cùng, Nguyễn Kỳ đã “phát minh” ra được một kỹ thuật chưa từng có và sẽ không bao giờ có: bôi vaseline thật mỏng nhưng bôi bằng cách nào đây để các chi tiêt như sợi tóc nhỏ vẫn xuyên qua và xuống được. 

Nếu dùng ngón tay thì cũng không đạt vì sẽ có vân tay. Nhưng nếu sau khi di mỏng bằng tay mới “ịn” kính vào da mông, thì vân tay bị xóa hết và tạo một độ trong hơi mờ. Và mái tóc vẫn được thấy từng sợi nhỏ nhưng hơi mờ ảo. 





Diễm My Gốc 



Diễm My qua vaseline




Qua ( vaseline và da mông)



Diễm My,mẫu lịch 1998. Bức hinh ưng ý nhất trong đời nhiếp ảnh của Nguyễn Kỳ 


“ Bí quyết” này đã làm nhiều người thợ đến Nguyễn Kỳ học nghề nhưng không học lén được cách dùng làn da mịn ở mông để tán đều vaseline! Tôi bật cười khi nghe Nguyễn Kỳ kể. Cách đây nhiều năm, tôi đến một tiệm hình quen và khám phá ra rằng, hình lịch đẹp, hòan tòan nhờ vào nước miếng và nước lã của người thợ “chấm hình”! Với cây cọ nhỏ và miếng giấy đặc biệt có nhiều mầu, người chấm cứ thế chấm từng điểm li ti cho da mặt mịn, cho sống mũi cao, cho mắt to, cho cả viền môi sắc sảo. Bây giờ qua Nguyễn Kỳ, thì thêm một điều, những hình chụp chân dung đẹp của thời đó lại nhờ vào làn da mông của người thợ hình! 

Từ nghệ thuật này dẫn dắt tôi đến một sự kiện lý thú trong cuộc đời Nguyễn Kỳ: việc chụp hình cho “Em gái Dạ Lan”. Nguyễn Kỳ kể rằng, vào khoảng 1964, Trung tá Lê Huy Linh Vũ, Trưởng Phòng Tâm Lý Chiến đến gặp và nhờ ông chụp cho Dạ Lan. Lý do, chương trình “Em gái Dạ Lan” trên Đài Phát Thanh Quân Đội thành công rực rỡ, nhiều chiến sĩ đòi xin hình Dạ Lan. Ông đã nhờ vài người chụp nhưng không hài lòng.Trung Tá cũng hỏi một ngày “sở hụi” của Nguyễn Kỳ photo là bao nhiêu. Sau khi Nguyễn Kỳ trả lời, Trung Tá đồng ý sẽ trả trọn vẹn với một điều kiện, Nguyễn Kỳ dành hẳn một ngày để chụp Dạ Lan. 

Sau đó Dạ Lan được Trung Tá Lê Huy Linh Vũ đưa đến. Nguyễn Kỳ kể “Bên ngòai cô ấy không xấu, có duyên là khác. Nhưng đến khi Dạ Lan ngồi trước máy ảnh, tôi toát mồ hôi hột”. Tôi hỏi vì sao, Nguyễn Kỳ kể “Chụp hình chân dung có trường hợp người mẫu ăn ảnh hay không. Dạ Lan là trường hợp không ăn ảnh tức là bên ngòai thì khác nhưng chụp hình thì không đẹp. Vì thế tôi hiểu lý do vì sao các anh em nhiếp ảnh của Cục Tâm Lý Chiến đã không chụp được. Hôm đó cả buổi sáng tôi bấm máy rất nhiều (nhưng đa số là không có phim) để tạo hứng khởi cho Dạ Lan. Đến gần trưa, tôi nghĩ thầm chắc mình cũng thất bại vì chưa có tấm nào ưng ý. Máy hết phim, trong khi chờ thay, Dạ Lan bỗng ngửa cổ “Thôi em mệt quá rồi”. Chính khoảnh khắc đó, tôi bắt được nét đẹp ấy của Dạ Lan. Ở vị trí đó, đã che được rất nhiều những khuyết điểm trên chân dung của Dạ Lan.”

Sau khi rửa, Trung Tá Lê Huy Linh Vũ hòan tòan hài lòng. Hình đầu tiên là đen trắng. Sau đó, họ yêu cầu dùng mầu nước để tô ảnh mầu. Ấn bản đầu tiên, 1,5 triệu ảnh được in để tặng cho các anh em chiến sĩ khắp bốn vùng chiến thuật. Sau này, Dạ Lan cho Nguyễn Kỳ biết Đài Phát Thanh Quân Đội đã in thêm 1 triệu nữa. Như thế, trong cuộc đời cầm máy ảnh của Nguyễn Kỳ, “Em gái Dạ Lan” là người mẫu có 2,5 triệu tấm hình được in! 



Em gái Dạ Lan của Đài Phát Thanh Quân Đội 

Mới đây, qua phát hiện của net, Nguyễn Kỳ được biết người mẫu cho ông là Dạ Lan số 1 phụ trách chương trình trong hai năm, thời gian còn lại do Dạ Lan 2 đảm nhận đến khi mất nước năm 1975. Dạ Lan 1 còn ở Việt Nam và Dạ Lan 2 đang cư trú Houston. 

Trả lời vì sao khách hàng của ông thời ấy đa số là nữ sinh, Nguyễn Kỳ dí dỏm “Hồi đó, học đường hay có vụ Lưu Bút Ngày Xanh, Lan Chi còn nhớ không? Cứ mỗi hè, các cô chuyền Lưu Bút cho nhau, viết mấy câu thơ , tặng tấm hình. Vì thế cô nào cũng thích lưu dấu kỷ niệm trong cuốn Lưu Bút của bạn bè!”. Quả đúng vậy, thời đó, học trò hay sắm một cuốn sổ đẹp, trong sổ cứ mỗi tờ giấy trắng lại có một tờ giấy pelure hồng hay xanh rất “điệu đà”. Và câu thơ “bất hủ” thường được các anh chị viết cho nhau là:

Thương nhau mới tặng ảnh này
Xin đừng xé bỏ mà đau lòng mình

Chính vì thế, giới học trò đặc biệt là các nữ sinh đã đồn nhau về tài nghệ chụp hình của Nguyễn Kỳ để rồi hầu như mỗi nữ sinh đều cố gắng có một kiểu “Nguyễn Kỳ” cho mình. Như đã nói, kiểu chụp của Nguyễn Kỳ với hình ảnh được làm mờ ảo, và còn lồng vào đó nhiều cảnh hay bìa của một bản nhạc, đã đánh đúng vào thị hiếu thời đó của nữ sinh! Những tựa bản nhạc được nữ sinh thời đó ưa chuộng là “Giấc ngủ cô đơn” hay “Đừng bỏ em một mình”.

Thị hiếu ấy, bây giờ nhìn lại, chúng ta sẽ nghĩ “sao cải lương thế”, nhưng vào thập niên 60-70, thì đấy chính là mode! 
Tò mò hỏi người tình trăm năm của ông có phải là khách hàng không, Nguyễn Kỳ cười “Cô ấy là nữ sinh Trưng Vương và GS Lữ Hồ đã đặt cô ấy tên Dung Calypso chỉ vì cuối khóa cô đã nhảy điệu Calypso trên sân khấu. Vũ Thị Dung có đến Nguyễn Kỳ chụp một lần nhưng không  phải tôi ‘cưa đổ’ nàng bằng nhiếp ảnh đâu. Tôi gặp Dung ở sân trường Luật Khoa. Sau đó Dung có lấy một chứng chỉ Anh Văn ở Văn Khoa nhưng cuối cùng thì Dung lại tốt nghiệp ở một đại học khác!” Tôi ngạc nhiên “Đại Học nào?” Nguyễn Kỳ cười lớn “Thì Đại Học Nguyễn Kỳ! Đại Học Nguyễn Kỳ cấp cho Dung thêm 5 chứng chỉ thế là Dung đậu thủ khoa!”. Tôi bật cười khi nghe Nguyễn Kỳ kể về người tình trăm năm như thế.
 


Hình cưới ngày 15/1/1966


Hỏi về mơ ước tương lai, Nguyễn Kỳ bày tỏ “Tôi mong được chụp các nhân vật của cộng đồng và sau đó trưng bày tại một phòng triển lãm”. Một mong ước nhỏ nhưng thực hiện được hẳn sẽ nhiêu khê. Xin chúc Nguyễn Kỳ sẽ đạt được uớc vọng đó trong một ngày gần đây.

Nhìn về quá khứ với một hiện tượng đã qua nhưng cũng từng là một nét trong đời sống văn hóa của miền Nam trước 1975, hẳn đã gây bồi hồi cho không ít người. Vâng, “Nguyễn Kỳ photo”, một điểm hẹn của nữ sinh Sài Gòn thủa xưa, với chủ nhân, một nhà nhiếp ảnh dễ mến, có một giọng nói trầm ấm, dịu dàng và đặc biệt một bàn tay vàng! Bàn tay vàng ấy đã giúp “hàng hàng lớp lớp” nữ sinh lưu dấu hình ảnh đã qua của mình trong album gia đình, trong Lưu Bút Ngày Xanh của bạn bè. 

Nguyễn Kỳ bây giờ cũng đóng góp cho “Vẻ vang dân Việt” bằng những tác phẩm nhiếp ảnh đọat giải quốc tế. 

Chúng tôi lưu luyến từ giã nhiếp ảnh gia Nguyễn Kỳ và xin được gửi những giòng chữ này như một thoáng hương xưa đến quý độc giả. 

Xuân Tân Mão ngày Đinh Dậu

Hoàng Lan Chi
 
 
 
 
 
 


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 08/Nov/2011 lúc 12:59am
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 07/Nov/2011 lúc 8:49pm




Một cô bạn (MT) sau khi đọc bài "DaLat, một lần về thăm" , đã có vài dòng về cô chủ quán cafe và cung cách lập dị của cô chủ này .
Đó là Quán Cafe Cung Tơ Chiều Mã Xuân Giang là tên cô chủ quán, cũng là ca sĩ duy nhất của quán . Quán cách khá xa trung tâm DaLat . Khung cảnh chút âm u , tạo nét lãng mạn, lạnh lùng như cá tính và chủ ý của chủ quán ??

MyKieu chuyển nguyên văn lời nhận xét của bạn MT , trong một lần bạn ghé quán Cung Tơ Chiều .

"Mot Lan Ve Tham".
Tuy chu*a he^` biet tac gia Vo Trang la` ai nhu*ng o^ng dda~  ta? ve^` Qua'n Cafe cua Co^ Giang rat ddu'ng voi ta^m su*. cua ra^'t nhieu khách đã ghe' qua, va trong ddo' co' MT .  Khi ddoc qua ba`i na`y,
nha^'t la` pha^`n ve Co Giang, cu*' tu*?o*ng nhu* chi'nh mi`nh ddang thua^.t la.i chuyen ghe tham qua'n Cafe cua co^.  Co' le~ ddo' la` style cu?a
 co^ Giang . Khi co^ dda~...co' hu*'ng ha't cho kha'ch nghe, thi` co^ cu~ng co' hu*'ng dde^? ke^? chuye^.n.  Co^ Giang  la` em ga'i cua mo^.t Thụ Nhân k10 (?)  chị cua co^, Ma~ Nhị Lan.
Giang co' mot giong ha't ra^'t ma.nh, qua'n cua co^ ( 4, 5 nam truoc ) chỉ thay ca^y dda`n guitar voi gio.ng ha't...tra^`n cu?a co^, khong microphone. Đa so nhung nhac pham co^ hat  la  Trinh Cong Son.
Nho*' la.i buo^?i chie^`u ga^`n to^'i trong co*n mu*a da^`m cu?a Dalat , leo le^n con do^'c dde^'n Dinh Bao Da.i,  nếu ti`m ky~ mo*'i tha^'y mo^.t  ta^'m ba?ng nho? ba(`ng gỗ thông  treo tre^n tha^n mo^.t ca^y tho^ng nho? mang ha`ng chữ  CUNG TƠ CHIỀU .
Tro*`i mu*a ne^n ddu*`o*ng nha^`y nhua., phai na('m tay nhau, ddi nhu*~ng bu*'o*c tru*.o*t le^n tru*.o*t xuo^'ng mo*'i le^n dduoc  Qua'n Cafe na(`m khua^'t phia' sau ddo^`i.  Can nha` nho nho? xinh xinh co' le~ nga`y xu*a la` mo^.t bie^.t thu*. nho?,  phia' truoc co' nhu*~ng gia^y dde`n gia(ng tre^n ca^y .  Be^n trong ke^ va`i chie^'c ba`n kha'ch ngo^`i cu~ng kha' ddo^ng, o*? khoa?ng  giu*~a la` mo^.t chie^'c bu.c (?) nho? no*i co^ Giang ddu*'ng hoa.c ngo^`i dde^? ha't, ma'i to'c co^ da`i tro^ng kha' lie^u trai trong kho^ng khi' mo*` a?o  cu?a  can pho`ng .
Khi tha^'y MT va ca'c ba.n va`o, du` dda~ ngo^`i xuo^'ng  ghe^', co^ cho ngu*`o*i dde^'n no'i ho^m nay co^ nghi? so*'m, kho^ng ha't nu*~a . Mo.i ngu*`o*i nhi`n nhau a'i nga.i .......nhu*ng cuoi cu`ng ro^`i co^ cu~ng no^?i hu*'ng ha't lie^n tu.c  nhie^`u ba`i cho bo.n mi`nh nghe.
Ma~ Xua^n Giang la` te^n cu?a co^.....
MT



Một người bạn học của MK đang sống tại DaLat , rủ rê "khi nào lên DaLat, mời MK đến  quán Cung Tơ Chiều một lần ...cho biết" .
Nên chăng ?
Có lẽ MK sẽ một lần ghé lại thăm ... Cô Giang , hy vọng được thưởng thức một đêm nhạc tuyệt vời nơi khung trời kỹ niệm thuở nào !
mk




Đà Lạt, Một Lần Về Thăm

 

Tác giả: Võ Trang


 

Tác giả thuộc lớp tuổi 50 , cư dân San Diego, Kỹ sư điện cho Bộ Hải Quân Hoa Kỳ, đã góp nhiều bài viết giá trị và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2009.  Bài viết mới nhất của ông kể về kỷ niệm khó quên ở Đà-Lạt, sau một lần từ Mỹ về thăm.

 

***

 

Cho đến khi rời Việt-Nam năm 1979 thì tôi vẫn chưa bao giờ đến Đà-Lạt.  23 năm sau, lần đầu trở về Việt-Nam tôi cũng đã bỏ lở cơ hội viếng thăm thành phố này cho nên Đà-Lạt "quê hương tôi", mãi đến hơn 4 năm sau nữa, cũng chỉ là miền đất hứa - của những mơ tưởng và huyền thoại....

Trở lại Việt-Nam năm 2006 tôi đã nhất quyết phải đi Đà-Lạt.  Cùng với một người bạn ở Pháp về chúng tôi lên Đà Lạt bằng xe hơi, với hướng dẩn viên là một nữ Dược Sĩ Việt-Nam - cô  Dung - giàu có lại còn độc thân mà một người bạn ở Pháp của tôi vừa được giới thiệu.  Anh bạn của tôi thì nóng lòng muốn "tiến nhanh, tiến mạnh" nhưng người thiếu phụ có học mà lại giàu có này thì quả quyết chỉ nên "tiến chậm và tiến vững chắc" mà thôi, cho nên cô  đã làm cho anh bạn hí hửng phải tiu ngiủ khi cô ta không ở lại khách sạn với anh ta  mà nhất quyết về ở tại một căn nhà khác của gia đình cô để lại  trên một dốc đồi yên tỉnh.  Căn nhà xây theo kiểu biệt thự của Pháp, để không mà còn phải kêu người trông coi  trị giá cả 300 ngàn mỹ kim là lý do để cô đã ngạo mạn nói rằng cở Việt kiều như chúng tôi thì không thể mua nổi...

Con đường  ngoằn ngèo qua những rừng cây xanh của đèo Blao làm tôi nhớ đến những đoạn đường đèo Hải Vân trong những mùa mưa ở miền Trung.  Cả 2 lần đi và về, anh tài xế đều cho chúng tôi ghé lại một tiệm bánh ở Bảo -Lộc, ở đó du khách được uống trà và ăn bánh, kẹo "gương" hòan toàn miễn phí.  Đây quả là một cách "marketing" quá khôn ngoan vì không một du khách nào theo như tôi quan sát mà không mua quà lưu niệm của họ. 

Để tiết kiệm thời gian, chúng tôi tranh thủ viếng thăm được tất cả 4 thác nước trên đường vào thành phố.  Đà-Lạt tuần này vào mùa thi đấu bộ môn thể thao Golf trên toàn quốc (National Champion) cho nên tôi thấy rất nhiều người có lẻ trong giới thể thao ra vào khách sạn với những xách vai đựng gậy golf, ăn mặt trông là biết thuộc giới thượng lưu của Việt-Nam liền.  Chỉ tiếc là họ tốn rất nhiều tiền để học và chơi golf nhưng lại không tốn thêm chút nữa để học cách "check-in "khách sạn vì thế họ cứ "vô tư" bỏ băng những việt kiều ngơ ngáo như chúng tôi đang mẩu mực sắp hàng mà tiến thẳng đến quầy làm việc và dõng dạc cho biết họ đã điện thoại đặt phòng từ trước...

Cái không khí mát mẻ và trong lành của thành phố này không thua San Diego là bao nên chúng tôi cảm thấy rất thoải mái.  Lời quảng cáo "ngạo mạn" của các công ty du lịch  "... quí vị không cần phải đi tìm những công viên ở Đà-Lạt vì chung quanh quí vị ở đâu cũng là công viên cả..."   quả là không quá đáng bao nhiêu.  Những đồi thông xanh ngát, những hồ nước êm ả có thể đủ sức nhận chìm bao bực dọc của kiếp người.

Viện Đại Học Đà-Lạt tuy không lớn bằng các trường (Đại-Học) University of California, San DiegoIrvine nhưng cũng nhờ môi trường thiên nhiên mà có một sắc thái thanh cao, thoát tục...làm tôi phải bật cười với các bạn đồng hành..." Phong cảnh lãng mạng như thế này thì rất tốt cho việc yêu đương chứ làm sao học nổi..."  Những lớp học với những trang bị bàn ghế sơ sài ngược lại đã cho tôi những cảm giác thật ấm cúng của một thời học trò khờ khạo. 

Trên đường trở ra tôi ngửi thấy mùi ngọc lan thoang thoảng đâu đó nhưng phải rất lâu mới tìm được vị trí của cái cây này:  ở ngay trước mặt tôi, bên vệ đường, to hơn một người ôm và cao hơn 3,4 đầu người.  Mùi hương tỏa ra từ nhửng đóa hoa ở trên rất cao, chả bù với cây Ngọc-Lan èo ọt ở nhà tôi cao chỉ 2 mét và chỉ  to bằng cổ tay trẻ con...

"Thung Lũng Tình Yêu" thì hoàn toàn cho tôi cái cảm giác ổn ào ngược lại.  Có lẻ sau này hồ Than Thở đã cạn đi nhiều như tôi đã chọc cười với các bạn..."với cái hồ này thì làm sao mà tự tử được vì khi nhảy xuống  nước chỉ ngang bụng là tối đa..."  nhưng cô Dung  của chúng tôi thì cải rằng "nếu thực sự muốn tự tử thì sau khi nhảy xuống phải nằm xuống nữa mới được".  Suối Vàng thì chắc chắn là không có vàng rồi.  Vàng ở đây có lẻ là màu vàng đục của nưóc thôi!.  Trường Couvent des Oiseaux, nơi mà 60 năm trước đây mẹ tôi và các bạn của bà đã từng học và phá phách ở đây nay đã trở thành một trụ sở hành chính (")  Những thay đổi vĩnh viễn như thế này có thể sẽ làm bà đau lòng và có lẻ đó là một trong những nguyên nhân thầm kín nhất mà mẹ tôi sẽ không bao giờ trở lại Việt-Nam....

Trời trở lành lạnh trong công viên Hòa Bình.  Người thiếu phụ gánh gánh hàng bán đậu hủ tươm tất trong chiếc áo manteaux trông qúi phái dù nghèo làm tôi liên tưởng đến các thiếu phụ người Huế gánh hàng rong mà vẫn mặc áo dài..."Giấy rách vẫn giữ lấy lề", gọi là bậc đại trượng phu bất quá cũng chỉ qua được các cái ải của tiền tài, sắc dục  và danh vọng...

Về sau này Việt-Nam có  một "kỷ nghệ" mới rất đặc sắc với tôi đó là nghệ thuật thêu tranh 2 mặt.  Tôi có dịp viếng thăm trụ sở chính của công ty XQ này ở đây...  công phu quá tỉ mỹ ... 2 con cá vàng và vài cọng rong... nhưng trị gía hơn 500 dollars Mỹ là điều tôi không mua nổi!.  Nhưng có một điểm làm tôi chú ý đó là những lời giới thiệu (brochure) của công ty với cách xữ dụng ngôn từ mà tôi nghỉ chỉ được phát triển sau năm 1975... căn nhà nghệ nhân Việt Nam có nhiều phòng, có căn phòng uống trà, nơi thử vị nghệ thuật dành cho du khách, nghệ thuật dành cho tôi... và căn phòng vấn vít nghệ thuật và cuộc đời... và cuối cùng là lời chúc của chủ nhân... "kính chúc quí khách một chuyến du lịch đến với nghệ thuật là một chuyến đi bình yên qua khoãng cách" ...  Có lẻ lời chúc này phải mang một ý nghĩa cao siêu hơn những gì tôi có thể cảm nhận được chứ ngồi trên máy bay 17 tiếng đồng hồ ở một độ cao hơn 33 ngàn bộ Anh (feet) mà nghe những lời chúc như thế này thì cũng hơi ớn...

Trong 2 bản dịch ra tiếng Pháp và  tiếng Mỹ  thì  tôi "cảm"  được ý  nghĩa của lời giới thiệu bằng tiếng Pháp còn hơn là  từ  tiếng mẹ  đẻ  của mình... Đây không phải là lần đầu tôi nghe được  những ngôn từ là lạ này.  Tuần trước về thăm Huế nhân dịp "Festival Huế 2006"  tôi cũng đã đọc được nhiều bảng hiệu lạ lùng... "Trình bày bay chiếc nón lá",  "Lăng Cô huyền thoại biển"... mà  không hiểu đây là loại từ gì.  Về sau có một giáo sư trung học ở Việt-Nam cho tôi hay cấu trúc đó gọi là "Cụm Từ". Nhưng "Cụm Từ" là gì thì tôi không biết và trong cấu trúc của văn phạm tiếng Việt thì nó nằm ở chổ nào" Ngôn ngữ là linh hồn của văn hoá"  Một Giáo Sư Ngôn Ngữ học chuyên về tiếng Việt ở Đại Học Harvard mà tôi có dip nói chuyện đã chỉ cho tôi hay rằng công việc đầu tiên của các học giả Hoa-Kỳ, để chứng minh tính độc lập của ngôn ngữ “American" chứ không phải  "English",  là hình thành cuốn tự điển Webster(") cho Hoa Kỳ.

Từ quán nước Chiều Tím (") bên bờ  Hồ  Xuân Hương chúng tôi có thể  quan sát một phần lớn của Đà -Lạt, qua tận con đường chạy dọc theo bờ hồ ở phía bên kia... giá mà có một cổ xe ngựa thêm vào thì cảnh vật cũng khá giống như trong những cuốn phim tình cảm lãng mạn của tây phương vào những thế kỷ 18, 19.. .

Khác với Sài-Gòn, Đà-Lạt không có những quán ca nhạc, phòng trà theo như chúng tôi đã cố gắng dò  hỏi.  Nhân viên khách sạn cũng không biết gì hơn là một quán café của một thiếu phụ có tên là "cô Giang" hát nhạc Trịnh-Công-Sơn nhưng còn tùy: cô này chỉ hát khi "hứng" mà thôi!.  Qua khỏi dinh Bảo- Đại số 2 và phải leo lên một dốc đồi khoãng 200 mét,  đến quán cô  Giang thì  trời đã  tối.  Quán lúc đó chỉ có khách một bàn vài người.  Cả căn phòng chỉ rộng chừng 50 mét vuông, ở giửa có một bệ gổ là nơi cô Giang sẽ trình diễn.  Chúng tôi chọn một cái bàn nhỏ, tận cùng phía trong để tránh chú ý của mọi người...

Nhưng "cô Giang" thì quả là không cần tiền. Chúng tôi ngồi chờ gần nữa tiếng đồng hồ nhưng chẳng có ai tiếp cả.  Cuối cùng cô Dung, người hướng đạo của chúng tôi phải ra sau bếp và hỏi thẳng là cô có "hứng" hay không vì chúng tôi không thể chờ mãi.  Trở về, Dung cho chúng tôi biết là "cô Giang " nói cô có thể "hứng".  Dung cũng cho chúng tôi biết nơi đây không phải là một quán café tầm thường mà là một nơi trao đổi nghệ thuật và không được nói chuyện ồn ào. 

Khoãng hơn 9 giờ tối, "cô Giang" mập mờ tới lui sau cánh cửa nhà bếp với một điếu thuốc bập bẹ bên môi phải.  Sau khi hít một hơi cuối cùng và nhả một làn khói dài cô chính thức xuất hiện.  Trong ánh đèn mờ tôi chỉ  thấy đôi môi dày và  thâm có  lẻ  vì  hút thuốc".  Tôi đoán cô  chừng ngoài  40 (").  Cô cho biết cô chỉ hát nếu các khách cùng hát với cô - và người khách, nạn nhân đầu tiên của cô là tôi.  Cô cầm cây đàn guitar đưa cho tôi và yêu  cầu tôi hát một bài gọi là "giao lưu văn hoá".  Tôi thành thật nói với cô là tôi không hát được và hôm nay tôi chỉ đến đây như là một người khách đến uống café và mong được nghe người ta hát mà thôi.  Nhưng cô không chịu làm không khí trở nên căng thẳng.  Ngưòi bạn về từ Pháp của tôi ba lơn nói ẩu là cô cứ hát đi rồi tôi sẽ hát cô mới chịu rời bàn.  "Cô Giang" trao đổi "nghệ thuật" và tâm tình với một số  anh ở cách tôi hai bàn, có lẻ là sinh viên trường Đại-Học Đà-Lạt.  Rồi cô cất tiếng cho bài hát đầu tiên...  hú hồn!  Tôi chờ gần cả tiếng đồng hồ trong căng thẳng chỉ vì giây phút này...   Tự đàn đệm cho mình trong một phong thái hoàn toàn tự do, "cô Giang" nhanh chậm, ngừng nghỉ tùy  ý .  Nhưng giọng ca khàn khàn mùi thuốc lá của cô quả thật không đem lại cho tôi một "impact" nào cả.  Với tôi, âm nhạc không chỉ là những sáng tác nghệ thuật mà còn là dấu vết của những mãnh đời và chỉ in đậm nét nếu người nghe cũng tìm thấy ở đó có "cái" của mình.  Chúng tôi đã sai khi đi tìm quán nhạc này.  Khổ nhất là sau khi hát xong "cô Giang" đã mang cây đàn lại cho tôi và yêu cầu tôi thực hiện lời hứa.  Một lần nữa tôi giải thích cho cô là tôi không hát được nhưng cô không tin.  Anh bạn của tôi thấy không xong, ráng giải thích nhưng cà lăm mãi không nói được tiếng nào có nghĩa.  Cử chỉ vụng về này là trò cười cho chúng tôi chọc mỗi khi nhắc lại chuyện củ.  "Cô Giang" vùng vằng dằn cây đàn lên bục gỗ rồi giận giữ bỏ ra nhà bếp...  Cả phòng ca nhạc nặng mùi ngột thở làm tôi mặc cảm là chính mình đã phá đám đêm đó.  Cuối cùng, không dằn nổi bực tức vợ tôi đứng dậy yêu cầu đi chổ khác vì đi nghe nhạc là để relax mà như thế thì chẳng còn ý nghĩa gì.  Chúng tôi như bị ma đuổi trở về lại quán Chiều Tím (") bên bờ Hồ Xuân Hương.  Buổi tối ở đó có 2 tay chơi dương cầm và đánh đàn theo lời khách yêu cầu. Sương xuống lành lạnh trong không gian tỉnh mịch của mặt hồ làm chúng tôi ai nấy đều mơ màng.... bỗng vợ tôi la hoãng lên là đã bỏ quên cái xách tay với một ít  tiền và giấy tờ tại quán "cô Giang" khi bực dọc và vội vã bỏ đi!...  Quay trở lại, tôi phải đứng tần ngần một lát trước khi dứt khoát xô cửa bước vào .  "cô Giang" quả là không cần tiền.  Xách tay vẫn còn đó.  Số tiền nước uống vẫn còn đó không ai thèm dọn dẹp...

Tôi đã từng cải lộn tay đôi với boss Mỹ của mình, đã từng thuyết trình cho những nhân vật cao cấp  trong nghành, sở  không chút sợ hải đến độ một số bạn đồng nghiệp trong các lớp huấn luyện đều khen tôi là đã có một tác phong rất thoải mái khi trình bày vấn đề....  tại sao tôi lại lúng túng khi đối phó với "cô Giang" này"! Cho đến bây giờ "cô Giang" vẫn là một kỹ niệm "cười ra nước mắt" mỗi khi người bạn ở Pháp của tôi gọi sang.  Bực "cô Giang" thì ít mà giận cái thằng bạn "trời đánh" này thì nhiều.  Cách đây 3 tuần, một người anh của tôi từ Việt-Nam trở về có kể lại cho chúng tôi nghe một "trouble" anh đã gặp ở Đà-Lạt , tại một quán cáfe có cô ca sĩ chỉ hát khi "hứng"...làm chúng tôi cười bò lăn, nhớ lại mấy dòng chữ đã thấy ở Đà Lạt 2006

Cô Giang:

Đây là quán café không được nói chuyện ồn ào.

Nơi trao đổi nghệ thuật - 

và khách phải biết... giao lưu văn hoá.


VÕ TRANG

 




Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 08/Nov/2011 lúc 1:03am
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 08/Nov/2011 lúc 12:46am

Tiếp theo bài "DALAT, MỘT LẦN VỀ THĂM" của Võ Trang , mời cả nhà dạo bước ...thâm nhập  sâu vào không gian Quán Cafe CUNG TƠ CHIỀU .
mk





Cung Tơ Chiều




Cung Tơ Chiều - 27K Lê Hồng Phong, Đà Lạt, Lâm Đồng




Đà Lạt sương giăng, đất trời lành lạnh, có người đã từng bảo rằng Đà Lạt không phải là nơi dễ chịu đối với kẻ độc hành bởi lẽ chiếc áo len dù có dày đến mấy thì cũng chỉ đủ che chắn cái giá lạnh của trời của đất chứ nào đâu sưởi ấm được một trái tim hoang vu.

Cung Tơ Chiều giấu mình trên quả đồi cạnh đường lên Dinh 3, heo hút, mảnh trăng non mới nhú không đủ sức soi tỏ lối mòn giữa vạt thông già. Tấm bảng gỗ Cung Tơ "Vui lòng nói chuyện nhỏ hơn tiếng nhạc“, tuyệt nhiên không một ánh đèn nào chứng tỏ nơi đây là một quán café. Không gian yên ắng nghe rõ tiếng côn trùng não nuột, ánh đèn của một ngôi nhà hắt ra vài tia sáng vàng vọt. Trong quán chừng 50 chỗ ngồi, có 2 chiếc đèn lồng treo cao tỏa ra thứ ánh sáng vừa ma quái, vừa quyến rũ hắt lên bức tranh liêu trai trên tường, ngoài hiên gió vi vút thổi. Giữa quán là một sân khấu nhỏ, có đàn guitar, dàn trống nhỏ, piano và micro. Một vài giá nến treo cạnh tường hờ hững. Quán treo mình bơ vơ trên một thân cây ngay dưới chân đồi.



 















Con người và Cà phê Đà Lạt

Một Cung Tơ Chiều mộc mạc

http://www.dalathotel.vn/tabid/119/idnews/354/default.aspx

Người Đà Lạt thường nhìn cuộc sống quanh mình bằng tâm trạng, bằng cảm xúc tinh tế nên dễ làm những con người náo nhiệt của những nơi khác đến dễ bề bối rối. Cafe nơi này cũng vậy, không gian quán, mùi vị cà phê, phong thái khách vào thưởng lãm quyện lẫn vào nhau, điểm xuyến cho phong cảnh, khí hậu cho phong cách sống được coi là khác biệt nhất . Một cà phê Tùng từng được ví "chưa đặt chân đến đây, chưa đi hết Đà Lạt", nay là điểm "ngồi đồng" của MPK một tay chuyên săn ảnh Đà Lạt mà dân xứ này từ người già đến trẻ con đều biết, đều gọi bằng cái tên: Phước khùng. Một quán cà phê nhỏ chẳng có chút nổi bật nhưng có lẽ nhắc đến Đà Lạt không ai không một lần nghe đến. Nơi cất giữ những hồi niệm quá vãng,chốn tưởng niệm của những kẻ thích mân mê quá khứ. Ngoài kia thời gian vẫn ào ạt lướt qua ô cửa, bên trong quán thời gian vẫn ung dung chầm chậm tưởng chừng như có thể dừng lại. Nơi đây từng là nơi quen thuộc của gã hát rong họ Trịnh và nữ tri âm của mình. Nơi vị tình lên men - một chất men đăng đắng,đen quyện,một chất men không làm người ta say nhưng làm người ta nghiện ngập.


Cung%20Tơ%20Chiều%20mộc%20mạc
Một Cung Tơ Chiều mộc mạc


Một Cung Tơ Chiều, cá tính mộc mạc kiên định trước những xô bồ hiện đại. Một quán nhỏ nằm nép bên mép đường lên dinh Bảo Đại,tấm biển chỉ là một khúc gỗ nhỏ gắn trên thân cây thông.Quán không dành cho những ai muốn tìm nơi tâm sự. Không gian nơi đây trầm lặng và thư thái như một thánh đường,nơi đây không có chỗ cho những tiện nghi không dây. Biển hiệu thì nhỏ nhưng bảng với dòng chữ "yêu cầu quý khách tắt chuông điện thọai và nói tiếng nhỏ hơn tiếng nhac" thì lại lớn và dễ dàng đạp vào mắt khách khi đến đây. Quan điểm rất rõ ràng và cô chủ cũng không ngần ngại "tiễn" thẳng ra khỏi quán với những ai cười nói ầm ĩ hay những người sở hữu những kiểu chuông điện thoại réo rắt khi vào quán. Không hiểu sao, tôi lại liên tưởng chiếc bảng nhỏ này với cái cau mày rất khẽ của người Đà Lạt trước những gì làm xao động sự tao nhã, thanh lịch ăn sâu trong bản tính của người Đà Lạt, Cũng dễ hiểu thôi,nơi đây không nhằm kinh doanh câu khách. Quán như một góc tâm hồn chính chủ là nơi gặp gỡ của những tâm hồn đồng điệu.Cô chủ không hát nhiều,chỉ vài bài nhạc Trịnh với giọng "nổi loạn" . Không micro, không loa, chỉ mình cô với cây đàn,dường như cô hát không chỉ cho những người ngồi trước mặt mà ca từ cứ vang lên như lời tự sự. "Ngàn năm thương hòai một bóng hình ai...". Đêm nào cũng vậy,cô chỉ hát vài bài rồi bỏ đi,để lại trong lòng khách một sự nuối tiếc.



Nằm lưng chừng con dốc ngay trung tâm thành phố,một sâu chuỗi quán cafe với lối trang trí đồng điệu nhưng không hoà lẫn,riêng biệt nhưng không tách biệt.Một không gian uyển chuyển không phải nơi đâu cũng có. Đặt chân đến đây,khách giang hồ thì cảm thấy tâm hồn được tự do,khoáng đãng.Người nóng tính nhất cũng cảm phải dịu lại và thư thái hơn trước nét đẹp hiền hoà của cảnh vật,con người nơi đây.

Một Song Vy ngự trong ngôi biệt thự mới xây rất hiện đại, rất tây được báo chí nhiều lần nhắc đến bởi kiến trúc nhuần nhuyễn giữa cổ và kim trong thành phố có cảnh quan cực kỳ kén chọn này, rồi những Hoa Viên, Guitar... chỉ dành riêng cho những đôi tình nhân... Và ngay trong lòng phố cà phê nhìn xuống chợ Đà Lạt, lẫn lộn khách tây tàu, trộn lẫn khách già trẻ... vẫn có một nghệ sĩ làm chốn dừng chân cho một người đàn ông cô độc đang cần sự tĩnh tâm, cho một gia đình du khách giàu có, trí thức lặng lẽ cùng nhau ngắm trong tâm thành phố về đêm...

Nếu ai đó đến Đà Lạt mà không lê la cafe bản địa, nghe lỏm chuyện Đông tây của các vị đàn ông nhàn rỗi ngồi say sưa với nhau quên thời gian... ấy là bạn đã mất một cơ hội hòa vào cái không khí lảng bảng, yên bình thực sự của Đà Lạt, nơi cái lạnh chỉ vừa đủ làm cốc cafe nóng không bỏng rát trên môi...




(internet)





Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 08/Nov/2011 lúc 6:50am
mk
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 9 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.203 seconds.