Bài mới Thành viên Lịch Tìm kiếm Hỏi/Đáp | |
Ghi danh Đăng nhập |
Lịch Sử - Nhân Văn | |
Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Lịch Sử - Nhân Văn |
Chủ đề: Người Jing (Kinh) trên đất Trung Hoa, 500 n | |
Người gởi | Nội dung |
Hoàng Dũng
Senior Member Tham gia ngày: 08/Nov/2008 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 592 |
Chủ đề: Người Jing (Kinh) trên đất Trung Hoa, 500 n Gởi ngày: 15/Mar/2011 lúc 8:22pm |
Người Jing (Kinh) trên đất Trung
Hoa, 500 năm lưu lạc vẫn tự hào hai tiếng Việt Nam By HoangHac • Mar 5th, 2011 • Category: Văn Hóa - Lịch Sử - Địa Lý Trong vùng Tam Đảo thuộc tỉnh
Quảng Tây, bên Tàu có ba làng người Việt, gọi là Jing (Kinh). Tài liệu
tại địa phương cho biết họ đã rời Việt Nam và định cự tại đây khoảng 500
năm. Tuy nhiên, đồng bào Việt vẫn giữ gần như hầu hết các nét đặc thù
của dân tộc Việt mặc dù áp lực đồng hóa thường trực của văn hóa Trung
Hoa. Bác sĩ Lê Văn Lân đã đi thăm tận nơi 3 làng Việt bên Tầu vẫn được sống như tự trị ở vùng duyên hải Quảng Tây. Tên ba làng đó là Ô Vĩ, Vu Đầu, Sơn Tâm, thuộc huyện Giang Bình, quen gọi là Kinh Tộc tam đảo. Dân trong ba làng vẫn giữ tiếng nói, kiểu ăn mặc, phong tục Việt, vẫn ăn tết, hát dân ca cổ truyền, dùng đàn bầu, đàn nhị, sáo, trống, cồng. Đồ ăn của họ thì cơm vẫn là chính, dùng nước mắm, lại có xôi chè, bánh tráng nướng, bún riêu, bún ốc. Họ vẫn dùng chữ nôm, và dĩ nhiên cũng nói tiếng Tầu địa phương. Mỗi thôn làng có một ông thôn đứng đầu, và ông kiểm phụ trách. Nghĩa là họ còn giữ phong tục và chữ viết kỹ hơn cả người Việt mình bây giờ. Sách Dân Tộc Từ Điển của Thượng Hải xuất bản năm 1987 cho biết đây là nhóm thiểu số người Kinh, trước gọi là Việt giống Lạc Việt. Thế kỷ 16 họ di cư từ vùng Đồ Sơn (Hải Phòng) đến đây. Tại sao họ đã đến đây thì
không được rõ. Có thể vì vua Lê Tương Dực (1510-1516) bê tha, loạn lạc
đói khổ khắp nơi, nên họ phải đi tìm chỗ sống. Nếu vậy thì họ là lớp
thuyền nhân thứ hai trong lịch sử Việt Nam. Đợt thuyền nhân thứ nhất là
tôn thất nhà Lý tên là Lý Long Tường
do việc nhổ cỏ tiệt gốc của Trần thủ Độ mà phải tỵ nạn sang Triều Tiên,
và đã trở thành một tướng giỏi được Triều Tiên xây tượng tôn kính. Dân
Việt con cháu nhà Lý tại Triều Tiên vẫn còn đền thờ tổ tiên và giữ nghi
thức hành lễ bằng ba hồi chiêng trống tưởng nhớ quê hương.
Quý vị sẽ cảm động khi nghe các cháu thanh thiếu niên nam nữ hát những nhạc phẩm Việt Nam như Qua Cầu Gió Bay, hay Khúc Hát Ân Tình của nhạc sĩ Xuân Tiên phổ tư thơ Song Thương rất quen thuộc tại miền nam trước 1975. Tuy nhiên cảm động nhất là nhạc phẩm thứ tư trong bốn bài hát nói lên sức mạnh của bốn ngàn năm lịch sử Việt Nam. NguoiVietBoston sưu tập theo tài liệu của Bác sĩ Lê Văn Lân và DungLac.org © 2011 NguoiVietBoston |
|
IP Logged | |
Hoàng Dũng
Senior Member Tham gia ngày: 08/Nov/2008 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 592 |
Gởi ngày: 19/Mar/2011 lúc 9:28pm |
Dưới đây là vài bài hát và vũ điệu của những người con Việt Nam đã xa xứ 500 năm trên đất Trung Hoa , tuy giọng hát không chuẩn Việt Nam 100% vì có pha tiếng địa phương đang cư ngụ , nhưng đã nói lên tình đoàn kết giữ gìn phong tục tập quán truyền thống của Việt Nam .
1 .. http://www.youtube.com/watch?v=NIsBtciyVLc&feature=player_embedded bài hát qua cầu gió bay ... 2 ... http://www.youtube.com/watch?v=-NXOiiin2uA&feature=player_embedded bài hát và vũ điệu : Tình Bắc Duyên Nam 3 ... http://www.youtube.com/watch?v=Oiwohe2epoI&feature=player_embedded Cảm động nhất là bài hát nầy , nói lên công dựng nước của Vua Hùng và tình yêu quê hương Việt Nam , hát và trình diễn trên nước Trung Hoa . 4 ... http://www.youtube.com/watch?v=8z-2s5ImhUM&feature=player_embedded 5... http://www.youtube.com/watch?v=MGrp9XMt7mw&feature=related 6.... http://www.youtube.com/watch?v=_69sRmaZEkk&feature=related 7 ... http://www.youtube.com/watch?v=oRXHPqf-0Yw&feature=related Chỉnh sửa lại bởi Hoàng Dũng - 19/Mar/2011 lúc 9:56pm |
|
Đầy ly cạn , ru đời biệt xứ
Cạn ly đầy , quên kiếp lưu vong |
|
IP Logged | |
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |