Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình  
Message Icon Chủ đề: ĐỜI SỐNG GIA DÌNH Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 130 phần sau >>
Người gởi Nội dung
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 18/Feb/2011 lúc 6:05pm
 
 
Thơ văn Việt Nam sao buồn quá vậy!
 
 
Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 28/Feb/2011 lúc 7:48pm
Tôi rất tự hào được Sống ở Mỹ !
Tác Giả: Thùy Vân   
Thứ Bảy, 26 Tháng 2 Năm 2011 05:36

Tôi không quên nguồn gốc mình là người Việt Nam nhưng tôi cũng sẽ không làm kẻ vong ơn, ăn cơm, uống nước của Mỹ nhưng luôn miệng che bôi Mỹ.


 
 
Gần đây tôi có đọc được nhiều những bài viết nói về cuộc sống của người Việt trên đất  Mỹ khiến tôi không khỏi chạnh lòng. Ở bất kỳ đất nước nào trên thế giới, phàm là con người  đều phải đi làm  mới có ăn . Những người lười biếng, thì cuộc đời của họ sẽ phải chịu thiệt thòi .Giầu và nghèo thì không có nước nào mà không có hai tầng lớp này, bởi vì chẳng nơi nào chỉ có toàn người giầu và chẳng nơi nào chỉ có toàn người nghèo cả. 


Tôi đã theo cha mẹ qua Mỹ khi 20 tuổi và bây giờ chỉ còn hai năm nữa thì tôi được 40.

 
Như vậy có nghĩa  tôi đã  ở Mỹ một thời gian khá dài. Phải nói rằng trong lòng tôi luôn cám ơn đất nước Mỹ đã cho tôi cơ hội đến trường mà không phải lo sợ không có tiền để đóng học phí , cám ơn Mỹ đã cho các em  tôi cơ hội để cầm mảnh bằng Dược Sỉ  trong tay, và cám ơn nước Mỹ đã cho anh em chúng tôi cơ hội kiếm được  công việc làm khá tốt.


Tất cả những điều có được ngày hôm nay là do sự cố gắng vươn lên của chính bản thân mỗi cá nhân chúng tôi, bố tôi , mẹ tôi . Muốn đạt tới sự vinh quang không phải là ngồi một chỗ than trách hoặc lười biếng mà có được.

 
Sau hơn mười năm tù cộng sản , bố tôi đi Mỷ với hai bàn tay trắng , đầu tắt mặt tối đi làm bất cứ việc gì kiếm được , cả bố lẫn mẹ , không hề than thở .Bố tôi rất ít nói , thỉnh thoảng có nói gì thì cũng không ngoài mấy lời động viên các con nên chăm lo học tập và một mực khước từ đề nghị của chúng tôi đi làm giúp gia đình . Hồi ấy thỉnh thoảng có đôi người bạn già đến thăm bố tôi , câu chuyện qua lại loáng thoáng tôi nghe được " thằng Mỷ khốn nạn " . Tôi cũng hiểu ít nhiều là người Mỷ đã đành đoạn bỏ rơi VN năm 75 . Lâu lắm , thấy cuộc sống trong gia đình tương đối ổn định , tôi yên tâm lo học và cũng chẳng còn quan tâm đến mấy tiếng thằng Mỷ khốn nạn nữa .


 
Cho đến gần đây khi các em tôi lần lượt cầm được mảnh bằng Dược sỉ trong tay tôi lân la trò chuyện với bố tôi , tôi mới phát hiện thêm một điều : bố tôi không còn trách Mỷ bỏ rơi VN nữa vả lại bố tôi cũng đã nhận ra rằng chính con cái mình bây giờ cũng đã hiểu rằng đường lối của Mỷ xưa nay vẫn chỉ là quyền lợi của Mỷ mà thôi , bây giờ bố́ tôi lại tỏ ra xót xa cho nước Mỷ khốn nạn , khốn nạn đã cưu mang không ít một mớ người vong ân bội nghĩa ! Ở điểm này , tôi thật tình chua chát mà rất tâm đắc với bố tôi .

Lục lọi trong ký ức tôi còn nhớ có lần , lúc mới qua Mỷ được một thời gian , đi đâu về , bố tôi tỏ thái độ bực bội về một phát biểu của một người bạn HO của bố " Biết tụi Mỷ đem con bỏ chợ như thế này thì tau đâu có thèm đi ..."


Tôi miên man suy nghĩ không hiểu nước Mỷ đã nợ người VN những gì mà bây giờ cam nhận những lời trách móc , chửi rủa thậm tệ nào là qua Mỷ di làm cực quá , về hưu không còn đủ sức khỏe để hưởng hưu . Thậm chí có những người mà tôi biết rất rõ họ không đi tù , qua đây do con bảo lảnh , ráng hết sức cho có quốc tịch Mỷ thế là đã có thừa điều kiện hưởng SSI mà chưa hề một ngày đi làm đóng thuế , đã nở nhẩn tâm mở miệng rằng " DM...có mấy trăm bạc mà bày đặt bao nhiêu giấy tờ , hành xác mình hết chỗ nói..."

Rất nhiều người Việt vượt biển , vượt biên qua Mỹ trước kia đã thành công, có nhà cửa và có tương lai sự nghiệp vững chắc.  Nước Mỹ không hề bắt buộc , thúc ép chúng ta đi , mà chỉ vì nặng tình nghĩa đồng minh , ra tay cứu vớt , tạo điều kiện cho chúng ta nối tiếp nhau , liên tục có mặt tại đây qua biết bao nhiêu diện di dân . Chính phủ và nhân dân  Mỷ đã dành cho chúng ta bao nhiêu chương trình ưu đải , có nơi ăn chốn ở , có công việc làm , con cái đỗ̃ đạt , tương lai huy hoàng . Như vậy đủ biết xã hội Mỹ đã tốt đến thế nào đối với chúng ta.

Nhìn cho kỷ thêm chút nữa , thử hỏi trong chúng ta , những người sang đến Mỷ khắp các diện , các thành phần , đang có cuộc sống đầy đủ  ở Mỷ liệu đã có thành thật hội đủ những tiêu chuẩn chính đáng do thủ tục nhập cảnh đòi hỏi hay không , có chắc chắn không vi phạm những điều lệ hưởng các loại trợ cấp hay không .

Tôi nghĩ rằng người Mỷ đả từng chinh phục được không gian , lẻ nào họ lại không biết có không ít những mánh khóe dối gian nhưng họ cứ nghĩ rằng chỉ cần tin vào một lần giơ tay tuyên thệ , một lời cam đoan đơn giản là đủ rồi .

Như vậý có bao giờ chúng ta thử gác tay lên trán , nhìn lại mình trước cái cao thượng của người Mỷ, quan sát chung quanh, trước khi có những than phiền chê trách Mỷ, chửi đổng nước Mỷ .

Về trở lại Việt nam ư ? Việt Nam là quê hương ngàn đời của mình , có ai chối cải , về VN , đâu có ai  cấm đoán nếu không phải là chính mình ? Mỷ tồi , Mỷ bóc lột , Mỷ cực thì ai bắt buộc mình phải bám víu Mỷ làm gì ?

Tại sao mình không chịu nói lên sự thật rằng mình đang hối tiếc cái quá khứ mà mình đã tôn thờ như một thời vàng son , một thời oanh oanh liệt liệt . Tất cả cái quá khứ vàng son đó đã không mang theo đuọc theo với vận nước một thời . Sang đây bổng đôi khi thấy mình bị : " perdu dans la m***e " cảm thấy như hụt hẩng khi nhìn chung quanh thấy nguòi ta ...hơn mình ....

Thế nên bèn ra sức chiêu đải một số chọn lọc trong đám bạn bè , đứa nào còn giử được chút phong độ hào nhoáng của ông cựu trung tá , ông cựu giám đóc , ông cựu trưởng ty thì tạo cách năng lui tới để cùng nhau đánh bóng cái vang bóng một thời ! Không được , buồn quá , phải nghĩ đến chuyện trở về VN để mong đập gương xưa tìm hình bóng cũ !

Thì cứ mạnh dạn nói một tiế́ng GOOD BYE , nào có ai buồn cấm cản .

Nếu thật sự ở Việt Nam tốt hơn trong mắt họ thì họ nên về đó mà sống, sang Mỹ làm gì?

Căn cứ theo báo cáo cũng như từng đọc báo chí thì tôi thấy cuộc sống ở VN khó khăn gấp vạn lần bên Mỹ. Thử hỏi một kỹ sư hóa học ra trường kiếm được bao nhiêu tiền một tháng?  Ngay cả tầng lớp trí thức như giáo sư người đã cho sinh viên kiến thức, mà còn nghèo khổ đi làm thêm ban đêm để có đủ tiền nuôi vợ con đó thôi

Những người giầu bên VN đa số thuộc thành phần nào chúng ta đã thừa biết, chúng ta không thể nào so sánh cuộc sống của người Việt tại Mỹ với cuộc sống của người Việt tại quê nhà được vì đây là hai bối cảnh hoàn toàn khác nhau.

Nước Mỹ không phải là thiên đường nhưng nó đã giúp cho người Việt chúng ta ở đây có rất nhiều cơ hội, mà nếu ở VN thì chắc chắn họ sẽ không bao giờ có được, trừ khi họ có thân nhân trong guồng máy chính quyền .

Tôi không quên nguồn gốc mình là người Việt Nam nhưng tôi cũng sẽ không làm kẻ vong ơn, ăn cơm, uống nước của Mỹ nhưng luôn miệng che bôi Mỹ.

Tôi rất tự hào khi được sống ở bên Mỹ! 



Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 28/Feb/2011 lúc 7:59pm
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 04/Mar/2011 lúc 8:31am

TÀI KHOẢN VÔ GIÁ


Có một ngân hàng, mỗi buổi sáng, cung cấp vào tài khoản của bạn 86.400 USD ( € ngon hơn :) ).

Số dư trong tài khoản không được phép chuyển từ ngày này qua ngày khác.

Mỗi buổi chiều, ngân hàng sẽ hủy bỏ hết số dư còn lại mà bạn đã không dùng hết trong ngày.

Bạn sẽ phải làm gì ?
Sử dụng hết số tiền đó, dĩ nhiên !Mỗi người trong chúng ta đều có một ngân hàng như vậy.

Tên ngân hàng là THỜI GIAN.
Mỗi buổi sáng, ngân hàng này cung cấp cho bạn 86.400 giây.
Vào mỗi buổi tối, ngân hàng sẽ xóa bỏ, coi như bạn mất,
thời gian mà bạn không đầu tư được vào các mục đích tốt.
Ngân hàng không cho phép bạn được để lại số dư trong tài khoản.
Cũng không cho phép bạn bội chi.
Mỗi ngày, ngân hàng lại mở một tài khoản mới cho bạn.
Mỗi tối nó lại hủy hết những gì còn lại trong ngày.
Nếu bạn không dùng được hết thời gian mà bạn có trong ngày,
người bị mất chính là bạn.
Không có chuyện quay lại ngày hôm qua.
Không có chuyện tiêu trước cho "ngày mai"
Bạn phải sống bằng những gì bạn có trong tài khoản ngày hôm nay.
Hãy đầu tư vào đấy bằng cách nào đó,
để bạn có thể nhận được nhiều sức khỏe, hạnh phúc, và thành công nhất !
Đồng hồ vẫn đang chạy.
Hãy cố thực hiện thật nhiều trong ngày hôm nay.


Để biết được giá trị của MỘT NĂM,
hãy hỏi một học sinh bị ở lại một lớp.

Để biết được giá trị của MỘT THÁNG,
hãy hỏi một người mẹ sinh con thiếu tháng.

Để biết được giá trị của MỘT TUẦN,
hãy hỏi biên tập viên của một tuần báo.

Để biết được giá trị của MỘT GIỜ,
hãy hỏi những người yêu nhau đang mong chờ được gặp nhau.

Để biết được giá trị của MỘT PHÚT,
hãy hỏi một người bị lỡ chuyến tàu.

Để biết được giá trị của MỘT GIÂY,
hãy hỏi một người vừa thoát khỏi một tai nạn.

Để biết được giá trị của MỘT PHẦN NGÀN GIÂY,
hãy hỏi người vừa nhận được huy chương bạc trong kỳ thi Olympic.
Hãy quý trọng từng giây phút mà bạn có !
Và hãy nên quý thời gian hơn nữa

bởi vì bạn đang chia sẻ thời gian đó với ai đấy thật đặc biệt đối với bạn,
đủ đặc biệt để có thể chia sẻ thời gian của bạn.
Và hãy nhớ rằng thời gian chẳng chờ đợi ai cả.
Ngày hôm qua dã là lịch sử. Ngày mai là một bí ẩn.
Hôm nay là quà tặng. Cũng vì vậy mà nó được gọi là
PRESENT !
( có nghĩa là HIỆN TẠI, mà cũng có nghĩa là QUÀ TẶNG ).
Bạn bè thật sự là một loại nữ trang quý hiếm.
Họ khiến bạn mĩm cười và khuyến khích bạn thành công.
Họ lắng nghe bạn, họ chia sẻ với bạn những lời khen tặng,
và họ luôn muốn mở trái tim ra với chúng ta.
Hãy gởi những lời này đến với ai mà bạn xem như BẠN MÌNH,
Và nếu những dòng này lại trở về với bạn,
bạn ắt biết rằng bạn đang có một vòng tròn bạn hữu.

 


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 04/Mar/2011 lúc 8:34am
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 07/Mar/2011 lúc 12:02am
CHỒNG NAM VỢ BẮC
Tác Giả: Nguyễn Thị Thanh Dương   
Chúa Nhật, 06 Tháng 3 Năm 2011 13:49

Tôi lấy vacation nghỉ ở nhà 3 ngày để dưỡng sức vì bị cảm từ mấy ngày trước.

 Ba ngày ở nhà tôi tha hồ ngủ muộn dậy trễ và lên net vui chơi với bạn bè. Có nhóm bạn bè cùng lớp thời trung học là thân nhất, chúng tôi gặp nhau hàng ngày, ngoài thông tin liên hệ tới trường cũ bạn xưa nếu có, hầu hết chúng tôi hỏi thăm nhau, kể chuyện mình, chuyện đời và vui đùa qua lại. Thời buổi thông tin điện tử vừa nhanh vừa tiện lợi.

Sáng hôm nay chúng tôi có đề tài “Kiếp sau tôi sẽ thay chồng, đổi vợ không?” nhiều bạn hăng hái trả lời sẽ lấy chồng khác, vợ khác để …thay đổi không khí, bạn Nguyễn Trung Trực đã xuất thần làm ngay 2 câu thơ dù cả đời chẳng làm thơ bao giờ:

           “Một kiếp đã oải lắm rồi,
            Lấy thêm kiếp nữa đời tôi còn gì?”

Và một bạn khác cũng đồng tình:

           “ Một kiếp đã chán thấy bà,
             Lấy thêm kiếp nữa chắc là tiêu luôn”

Nhưng vài người quyết chí kiếp sau sẽ lấy lại người phối ngẫu hiện tại của mình. Tôi cũng thế, sẽ lấy lại người chồng Nam Kỳ hiền lành đã dám kết duyên cùng tôi cô em Bắc Kỳ chanh chua đanh đá.

Ngày xưa anh Bông quen tôi đúng là duyên kỳ ngộ, không tìm nhau mà gặp nhau. Anh hay đến thăm một người bạn ở cùng xóm tôi, lần nào anh cũng gặp tôi đang ngồi ăn bún riêu xì xụp ở đầu con hẻm. Nhờ tật ăn hàng thường xuyên ấy mà anh nhớ mặt tôi và tò mò làm quen. Khi đã quen nhau anh chọc quê tôi:

-         Xóm này có nhiều con hẻm giống nhau, nhưng nhờ có em ngồi ăn bún riêu nên anh biết chắc mình không lộn.

Tôi đã bẻn lẻn và chọc lại anh:

-  Tại em thích ăn bún riêu cua với rau kinh giới, nên thành ghiền luôn. Hôm nào em nghỉ ăn bún riêu cho anh đi lạc sang ngõ hẻm khác cho biết thân..

Quê anh Bông ở Cần Thơ gạo trắng nước trong, ruộng vườn bát ngát, cây trái xum xuê, anh là công tử miệt vườn của xứ Tây Đô.

Mẹ tôi không tán thành cho tôi kết duyên với anh, bà thành kiến với trai miền Nam, chỉ thích ăn nhậu, sinh ra đánh vợ đánh con và nhất là tiêu xài hoang phí, không biết phòng xa cho tương lai, lấy nó thì đời con nghèo mạt rệp, hạnh phúc chẳng dài lâu. Thà tôi lấy người miền Trung, xứ khô cằn sỏi đá nhưng sản xuất ra nhiều nhân tài, chịu thương chịu khó làm ăn và căn cơ tằn tiện …cao tay hơn cả dân miền Bắc thì bà yên chí đời tôi ấm no, hay tôi lấy đồng hương miền Bắc thì tốt nhất vì giống nhau mọi thứ, sẽ thông cảm nhau.

Nhưng mẹ tôi đâu biết rằng tôi đã “kết” anh Bông rồi, nghe anh tả vườn trái cây nhà anh tôi đã mê tơi, chỉ mong được về quê anh trèo hái trái cây và ăn cho thỏa thích, những trái mận, trái soài ngọt lịm ngon lành, mà dù có chua thì chấm muối ớt cũng ngon luôn.. Còn chuyện tính tình thì tùy từng người, chứ đâu phải trai miền Nam nào cũng hư như mẹ tôi nghĩ.

Tôi đã hứa với mẹ:

- Mẹ yên tâm, anh ấy là dân Cần Thơ hay bất cứ vùng Nam Kỳ Lục tỉnh nào, hay dân miệt vườn Nam bộ Hốc Môn Bà Điểm 18 thôn vườn trầu đi chăng nữa mà vào tay con, con sẽ huấn luyện thành Bắc Kỳ nhà mình ngay.

Cuối cùng mẹ tôi cũng phải đồng ý, bà lo âu dặn dò:

-         Vậy con phải học làm ruộng, làm vườn mà gánh vác giang sơn nhà chồng.

Tôi yêu vườn ruộng nhà anh, tôi yêu anh, dù trước đó những đồng hương Cần Thơ của anh đã lừa đảo tôi hai cú thật đẹp..

Sau năm 1975 có lần mẹ tôi sai tôi đi Cần Thơ thăm một gia đình họ hàng làm ăn ở đó. Khi về tôi có ghé chợ tại bến Ninh Kiều để mua trái cây về Sài Gòn làm qùa. Tôi đã chọn lựa kỹ từng qủa soài, một chục soài 14 qủa, ( người miền Nam hào phóng thế đấy, đã gọi là “một chục” đáng lẽ ra là 10 mà thành 14) Bà bán hàng để vào túi giấy ngay trước mắt tôi. Vậy mà bà phù phép sao đó về nhà đếm lại chỉ có 12 qủa mà lại có mấy qủa soài hư. Tôi vừa tức giận vừa…kinh ngạc bái phục bà bán hàng soài sát đất. Hay là bà đã tốt nghiệp nghề ảo thuật trước khi ra chợ bán hàng ?

Chưa hết, khi ra bến xe đò về Saì Gòn, thấy phòng bán vé đông nghẹt người, tôi biết sức mình không chen lấn nổi với người ta, đành tìm mua vé chợ đen, thì có một anh lơ xe túm áo tôi mời mọc lên xe với gía cả đắt gấp đôi gía chính thức. Tôi đồng ý miễn là khỏi bon chen và được về sớm, anh hướng dẫn tôi lên xe ngồi xong đòi tôi trả tiền để anh còn chạy đi kiếm thêm những khách khác cho mau đủ chuyến.

Tôi trả tiền và thong thả ngồi ngắm thiên hạ đang lu bu ngoài bến xe mà thương cho họ, thà  chịu hi sinh tốn thêm tiền như tôi cho khỏe tấm thân.

Khi hành khách đã đầy và xe bắt đầu chạy thì một anh lơ xe khác đến thu tiền từng người. Tô mới giật mình biết mình đã bị lừa, anh lơ xe lúc nãy là tên lưu manh lường gạt nào đó, anh lơ xe này mới là thật. Thế là tôi lại phải trả tiền xe gía chợ đen thêm một lần nữa.

Mẹ tôi qúa lo xa, vì vợ chồng tôi sống ở Sài Gòn, tôi không phải làm ruộng làm vườn, nhưng quản lý một anh chồng Nam Kỳ theo …truyền thống Bắc Kỳ nhà mình, theo đúng ý mình cũng vất vả lắm.

 Mẹ tôi nói linh qúa, anh Bông vừa ăn xài rộng rãi vừa thích nhậu nhẹt lu bù.

Mới lấy nhau tôi đã thấy làn ranh Nam Bắc ngay trong nhà mình, trong cách ăn uống, cách suy nghĩ và trong từng lời ăn tiếng nói của hai vợ chồng. Bố mẹ tôi người Bắc, di cư vào Nam lại sống trong khu xóm toàn người Bắc, nên tôi vẫn nguyên vẹn là con gái Bắc cả từ ăn nói đến cách sống ở đời.

Bài học vỡ lòng tôi dậy anh là dẫn anh vào bếp chỉ từng món một:

-         Anh ơi, đây là cái “ bát” và cái “thìa”, anh đừng gọi là cái “chén” và cái “muỗng” nữa nhé.

Anh nhanh nhẩu:

-         Biết rồi, còn cái “gía” múc canh kia kêu là cái “môi” chứ gì?

Tôi không hài lòng:

-         Đấy, sao anh lại nói tiếng Nam “kêu là” phải “gọi là” như tiếng Bắc em chứ. Em đã nói rồi, hai vợ chồng sống chung cả đời với nhau dưới một mái nhà thì phải cùng một thứ ngôn ngữ cho đồng điệu mà, đơn giản chỉ vì thế thôi, chứ em không ghét bỏ gì tiếng miền Nam của anh đâu. Nhưng dù sao tiếng miền Bắc cũng …dễ thương hơn, thí dụ chiếc thuyền còn được đưa vào thơ vào nhạc, “thuyền tình” chứ ai nói “ghe tình” bao giờ. “Đi về” mà anh nói “Đi dìa” hay “tấm màn cửa” anh nói “tấm màng cửa” là sai lỗi chính tả đấy.

Anh Bông khiêm nhường chịu thua:

-         Anh đồng ý là anh và em sẽ xài chung, à quên…sẽ dùng chung tiếng Bắc cho hoà hợp như tình yêu của chúng mình đã hòa hợp, cho dù em có thiên vị tiếng Bắc của em rõ ràng.

Ngoài việc dậy tiếng Bắc cho chồng, tôi còn sửa đổi anh bản tính ăn tiêu phong lưu, rộng rãi như đa số những người miền Nam sinh ra ở nơi chốn vốn được đất trời ưu đãi, ruộng vườn tươi tốt, nhiều sông rạch, nhiều cá nhiều tôm, huống chi anh lại là con nhà giàu được cha mẹ cưng chiều từ nhỏ.

Dần dần công tử Tây Đô của tôi cũng đã dùng quen nhiều từ miền Bắc và ăn được những món Bắc, tôi khỏi phải làm thực đơn phân loại hai miền Bắc Nam như hồi mới lấy nhau nữa.

Cái màn “cai rượu” cho anh mới là khó. Ban đầu tôi ra chỉ thị:

-         Anh chỉ được phép uống rượu bia khi xã giao thôi nhé. Em không thích đàn ông có mùi rượu đâu.

Rồi tôi lườm, tôi nguýt mỗi khi thấy anh uống rượu, nên anh cũng giảm được đôi chút. Để nhắc nhở chồng, tôi dán một tờ giấy với hàng chữ viết to bằng mực đỏ: “ Uống rượu vợ bớt yêu”, nhưng anh vẫn chứng nào tật nấy.

Tôi tăng cường thêm một khẩu hiệu khác mạnh mẽ hơn: “ Uống rượu sẽ mất vợ”

Lần này anh Bông tức tốc hỏi tôi ngay:

-         Em sẽ bỏ anh hả?

-         Không bao giờ, em vẫn yêu anh suốt đời. Anh bỏ em thì có, vì nếu anh không nghe em bỏ rượu thì một ngày nào đó anh say xỉn không trúng gío ở ngoài quán hay lề đường chết bất tử thì cũng sơ gan, ung thư gan mà chết sớm, em sẽ ôm trọn gia tài anh để lại và đi lấy chồng khác ráng chịu.

Thế là anh Bông bớt rượu và bỏ rượu hẳn. Không biết vì anh sợ mất vợ hay sợ mất gia tài?

Khi gia đình tôi được bảo lãnh sang định cư ở Mỹ, dòng máu Nam kỳ xả láng của anh Bông lại ngóc dậy, từ chuyện lớn đến chuyện nhỏ.

 Anh đi shopping trong mall mua quần áo, đồ dùng toàn là đồ hiệu đắt tiền, còn đi làm anh cũng lười không muốn mang gỉo đồ ăn theo, sáng sớm anh ghé tiệm mua điểm tâm cà phê trước khi vào hãng, trưa thì anh chạy xe ra ăn ngoài v..v…

Một lần nữa tôi lại phải uốn nắn, sửa đổi cho anh. Tôi ra kế hoạch:

-         Anh ơi, mình phải sống tiết kiệm để dành tiền mua nhà.

Anh cằn nhằn:

-         Mới xong kế hoạch mua xe bây giờ đến mua nhà…

Tôi kế hoạch tiếp:

-         Còn nữa, xong mua nhà tới để dành tiền cho hai con vào đại học.

Anh thảng thốt đến nỗi quên phéng tiếng miền Bắc của vợ, mà xổ nguyên một câu miền Nam quen thuộc:

-         Trời đất qủy thần thiên địa ơi, hết kế hoạch này tới kế hoạch kia, em giống cộng sản Việt Nam y chang hà, lúc nào cũng chỉ tiêu và kế hoạch làm cho dân tình lầm than. Lấy vợ Bắc Kỳ cứ tưởng mãi mãi là cô em Bắc Kỳ dễ thương, ai dè em lo xa, tằn tiện, bóc lột đời anh không ngừng nghỉ.

Đợi anh nguôi ngoai cơn “sốc” tôi “khiếu nại” anh đã dùng tiếng miền Nam, là đi sai đường hướng thuận hòa của hai vợ chồng, và anh đã phải học thuộc câu thảng thốt bằng tiếng miền Bắc là: “Ối giời cao đất dầy ôi” thay vì “ Trời đất qủy thần thiên địa ơi”.

Anh hứa lần sau nếu đụng chuyện anh sẽ xử dụng câu này.

Đấy, anh chồng Nam kỳ của tôi hiền lành và dễ bảo như thế,  kiếp sau tôi không lấy anh thì cũng phí. Chỉ lo là kiếp sau anh Bông …có chịu lấy tôi nữa hay không mà thôi.

                           *********************

Buổi trưa tôi lại vào email của nhóm bạn học, lần này đọc được hai hung tin một lúc.

Một người bạn bên Việt Nam mới bị đụng xe chết tốt, và một người bạn ở Mỹ thì bị stroke đang nằm hôn mê trong bệnh viện.

Chúng tôi nhào nháo hỏi thăm nhau những tin tức liên quan đến hai người bạn đồng môn bất hạnh này và bàn xa tán gần đến cuộc sống vô thường ngắn ngủi, chẳng biết sống chết lúc nào.

Người nọ khuyên người kia hãy lo hưởng thụ cuộc đời, của cải vật chất chỉ là bọt bèo, hãy thương yêu vợ, chồng mình thêm nữa. Ai cũng biết thế, nhưng cuộc sống luôn có những điều để người ta phải lo toan, tính toán.

Hôm nọ tôi mới bị cảm mà đã thấy mệt mỏi chán đời. Lúc ấy tiền bạc, món ăn ngon, niềm vui thú nào cũng đều vô nghĩa. Vậy tại sao tôi không hưởng những thứ ấy khi đang khỏe mạnh, yêu đời.

Tôi nhớ mãi câu chồng tôi đã thảng thốt kêu lên “ Trời đất qủy thần thiên địa ơi” suốt nhiều năm nay, bỗng thấy ân hận và thương anh Bông qúa. Hai con đã học đại học xong rồi, tôi lại đề ra chỉ tiêu chắt chiu để dành tiền mai mốt…cho cháu nội cháu ngoại. Lo toan như tôi thì kéo dài đến cả kiếp sau cũng chưa hết.

Hôm nay tôi sẽ thay đổi chính mình, một cuộc thay đổi quy mô và bất ngờ cho chồng tôi ngạc nhiên và sung sướng.

Ngay chiều nay tôi sẽ không thèm nấu cơm, chốc anh đi làm về tôi sẽ rủ anh đi nhà hàng, chiêu đãi anh những món ngon và đắt tiền nhất để đánh dấu một cách sống khác, một bước ngoặt trên con đường đời của một đôi vợ chồng hạnh phúc.

Anh vừa bước chân vào cửa tôi đã hớn hở xông ra ôm chầm lấy anh, nũng nịu:

-         Welcome anh đã đi làm “dìa”.

Anh Bông ngạc nhiên chất vấn và chỉnh tôi:

-         Sao em lại nói tiếng miền Nam sai lỗi chính tả thế? Ừ, anh đã đi làm về.

Tôi dịu dàng hơn bao giờ:

-         Hôm nay em thích tiếng miền Nam của anh mà. Em biết là tiếng miền nào cũng có cái dễ thương của nó, ngay cả tiếng miền Trung nặng nề  khó nghe, khó hiểu.

-         Nhưng sao em lại welcome anh? Em lịch sự bất ngờ thế? một ngày anh đi làm về như mọi ngày.

Tôi nghiêm chỉnh nói:

-         Em chờ anh về để thông báo một tin rất vui là bắt đầu từ hôm nay trở đi chúng ta sẽ chi tiêu thoải mái, không phải hà tiện để dành tiền  theo bất cứ kế hoạch nào nữa. Nhân dịp em vừa nghe tin hai người bạn gặp nạn, em sợ cuộc đời bất trắc, kiếp người còn phù du nói chi là tiền bạc. Chúng ta hãy vui hưởng cuộc sống ngay khi còn khỏe mạnh anh ạ, nhà cửa, xe cộ trả hết sạch sẽ rồi, tiền bạc trong 401K và trong bank của hai vợ chồng mình khá nhiều vì dành dụm suốt nhiều năm nay. Chúng ta sẽ mua xe đẹp, loại đắt tiền, sẽ sắm quần áo xịn, sẽ đi du lịch đó đây mỗi năm, và chốc nữa đây vợ chồng mình sẽ đi ăn tiệm anh nhé. Mai sau về gìa chúng mình đều có tiền retire, lo gì.

Nói xong tôi nhìn anh với vẻ ban ơn huệ, như một cai tù độ lượng vừa phóng thích cho một tù nhân mang án tù vô hạn định, tưởng anh sẽ mừng vui và hét lên thỏa thích khi được trở về bản chất Nam Kỳ của chính mình vì bao nhiêu năm nay anh đã sống theo cách sống Bắc Kỳ của tôi, theo sự quản lý của tôi. Nhưng tôi kinh ngạc qúa, anh thảng thốt lên một tràng với những từ miền Bắc rất chuẩn:

-         Ối giời cao đất dầy ôi, em đang tỉnh hay mê? sao em liều và to gan thế? Sao bỗng dưng em rửng mỡ đòi tiêu xài hoang phí thế? Khi mà trước đây anh tiêu xài hoang phí em đã điên tiết lên cấm cản anh. Em có biết là nước Mỹ đang nợ ngập đầu ngập cổ không? ngân sách chính phủ Mỹ càng ngày càng eo hẹp, đang phải cắt xén bớt tiền phúc lợi của người gìa, người về hưu không? Người ta còn tiên đoán rằng chẳng bao lâu nữa chính phủ sẽ không có đủ tiền trả cho những người hưu trí nữa đấy. Nên dù chúng ta không phải lo cho con cái nữa, nhưng vẫn phải sống căn cơ, dành dụm tiền để sau này về gìa có mà chi tiêu, ở Mỹ điều kiện khoa học, y tế cao chúng ta sẽ sống lâu, sống thọ lắm. Không ai thương mình bằng chính mình đâu em.

 Thì ra suốt mấy chục năm sống bên nhau, bây giờ anh đã lo xa, tính toán hơn cả dân Bắc Kỳ thứ thật là tôi đang đứng trước mặt anh. Mẹ tôi ở dưới suối vàng chắc cũng đang mỉm cười mãn nguyện?

Tôi còn đang ngẩn ngơ không ngờ người chồng Nam Kỳ của tôi đã bị tôi Bắc Kỳ hóa nhuần nhuyễn đến thế thì anh ân cần và rất rành rẽ nói:

-         Em ra nấu cơm đi trong lúc anh tắm rửa thay quần áo. Hôm qua món cà pháo om với bì lợn, với đậu phụ rắc tía tô anh thích lắm, ăn được mấy bát cơm. Hôm nay em làm món cá rán và món nộm rau muống trộn với thịt ba chỉ, tôm, khế, rau răm và vừng em nhé. Việc gì đi ăn nhà hàng cho tốn tiền và làm sao có món Bắc Kỳ ngon như của em cơ chứ.

                        Nguyễn Thị Thanh Dương



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 07/Mar/2011 lúc 12:10am
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 08/Mar/2011 lúc 10:16pm

BÁC RUỘT
LAM CHÂU


Nó lên Hà Nội trước gần một tháng để chuẩn bị thi Đại học. Nó ở nhờ nhà bác ruột. Mấy ngày đầu bình yên, mấy ngày sau bữa cơm nào bác cũng mang chuyện hao cơm, tốn nước, tốn điện... ra chửi con cái. Nó dè dặt mọi điều, tính thời gian bằng giây. Viết thư cho bố mẹ nó bảo: “Bác hết lòng vì con”. Thi xong, nó về. Bác
bảo: “Chỉ ăn không béo trong ra đấy!” Về nhà nhìn thấy mẹ, nó khóc nức nở, mẹ hoảng hốt:
“Con ốm à, sao xanh xao thế này hả con? Khổ thân con tôi”.


Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 08/Mar/2011 lúc 10:34pm
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 16/Mar/2011 lúc 11:33pm
 Chuyện Gần - Chuyện Xa

Huy Phương/Người Việt

 

6 năm trong tù và 26 năm liệt nửa người trên giường bệnh

 

Năm 1966, tại trường trung học tư thục Hưng Ðạo, Saigon có hai cô cậu học trò thương nhau. Cậu là Trần Chấn Thanh, người Long Mỹ, Cần Thơ, và cô là Huỳnh Thị Diệu, ở Hậu Nghĩa lên Saigon trọ học.

Ba năm sau, tốt nghiệp trung học, họ cử hành hôn lễ và năm 1971, anh Thanh bị động viên vào khóa 1/71 trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Ðức. Ra trường, nhờ có vóc dáng cao to, Thanh được tuyển vào binh chủng Quân Cảnh và được điều động ra trại tù binh Phú Quốc.

Trong những ngày cuối cùng trước khi miền Nam thất thủ, Trần Chấn Thanh mang cấp bậc thiếu úy làm việc tại Tiểu Ðoàn 7 Quân Cảnh đóng tại Saigon và Huỳnh Thị Diệu là nhân viên của Nha Thương Cảng. Gia đình này lúc đó đã có ba cô con gái.

Vợ chồng ông bà Trần Chấn Thành. (Hình: Huy Phương/Người Việt)

Sau tháng 4 năm 1975, là một sĩ quan miền Nam, Thiếu Úy Thanh đã bị tập trung qua các trại tù Katum, Trảng Bom, Suối Máu gần 6 năm. Ra tù được vài tháng, Thanh tham gia một tổ hợp xây dựng, làm thợ phụ hồ để phụ với gia đình kiếm sống.

Vào tháng 10 năm 1985, trong khi đang đứng làm việc trên một giàn giáo cao 10 thước, giàn giáo gãy và Thanh bị rơi xuống mặt đất, bất tỉnh, đầu và xương sống bị chấn thương nặng. Thanh được chở đi cấp cứu tại bệnh viện Sàigòn, nhưng vì vết thương ở đầu, Thanh lại được chuyển qua bệnh viện Chợ Rẫy. Trong quá trình mang đi cấp cứu, thay vì phải bảo vệ phần xương sống cho bệnh nhân, Thanh lại được chở đi bằng xích lô nhiều chặng, khiến tủy sống bị tổn thương, nửa phần thân thể, từ bụng trở xuống bị tê liệt, không cứu vãn được. Gia đình nạn nhân không hề được một đồng bồi thường nào của chủ thầu, sau khi được biết tin anh liệt nửa người, y bỏ trốn qua làm ăn bên đất Miên.

Trong hoàn cảnh chồng liệt giường, ba con còn nhỏ, chị Thanh phải mở tiệm bán củi, bán gạo thêm tại nhà kiếm thêm lợi tức để lo thuốc men cho chồng. Với khí hậu nóng nực của Saigon, chỗ bị liệt không xoay trở được, anh Thanh bị hoại tử phần thịt ở mông, vết thương lở loét mà không có thuốc trụ sinh, không có băng bông. Phần khác, việc tiêu tiểu không kiểm soát được nên vấn đề săn sóc người bệnh trở thành một gánh nặng cho thân nhân anh Thanh. Không chỉ có người vợ tận tình săn sóc chồng, mà đến cả người em gái vợ, sống chung nhà, trước hoàn cảnh khó khăn của gia đình người chị, cũng bỏ qua nỗi thẹn thùng, đem tấm lòng thương người ra để lo chuyện vệ sinh cho anh. Phần vợ anh Thanh, chi Diệu, thì mắc bệnh tim bẩm sinh, thường hay bị té xỉu.

Hoàn cảnh đen tối của gia đình Trần Chấn Thanh càng ngày càng đi sâu vào tuyệt vọng, nếu không có chương trình nhân đạo của chính phủ Mỹ cứu vớt những người tù VNCH trong các trại tập trung của Cộng Sản, sự sống của Trần Chấn Thanh sẽ ra sao? Mặc dù ở ngay tại Saigon, gia đình anh Trần Chấn Thanh, một phần không có khả năng chạy dịch vụ, một phần ngần ngại trước viễn ảnh cuộc sống ở Mỹ khi cả hai vợ chồng đang lâm vào hoàn cảnh đau yếu bệnh tật như thế, lại có một cháu gái đã lập gia đình, nên cho mãi đến năm 1996, gia đình cựu Thiếu Úy Trần Chấn Thanh mới lên đường đến Mỹ theo danh sách H.O.40.

Một bác sĩ của IOM đã tháp tùng săn sóc anh Trần Chấn Thanh trên chuyến bay từ Saigon đến San Francisco, rồi đến phi trường John Wayne. Ðến Mỹ, nhờ các tiện nghi về y tế, vết thương lớn sau lưng Trần Chấn Thanh đã được chữa khỏi. Anh có thuốc men đầy đủ, được cấp giường bệnh, xe lăn, tã lót, và mỗi ngày có 4 giờ cho người đến săn sóc tại nhà. Năm 2000, người vợ tù Trần Chấn Thanh cũng đã được mổ tim và điều trị hết căn bệnh ngất xỉu.

Từ một hoàn cảnh tuyệt vọng của một người bị liệt nửa người, vết thương rỉ máu, anh Trần Chấn Thanh đã bước đến một đời sống, tuy không bình phục như ngày chưa bị tai nạn, nhưng được an ủi vì nền y tế nhân đạo tại Mỹ dành cho những người kém may mắn như anh. Nước Mỹ đem anh Trần Chấn Thanh đến đây, không hy vọng gì ở sự đóng góp của anh cho nước Mỹ mà hoàn toàn vì chính sách nhân đạo, nếu không, anh đã không còn sống cho đến ngày hôm nay. Cũng chính vì vậy, mà cách đây ba năm, khi gặp gỡ bà Khúc Minh Thơ, một người vận động cho chương trình ra đi của những người tù chính trị, chị Huỳnh Thị Diệu đã không cầm được những giọt nước mắt tri ân của người vợ tù đã trải qua những ngày dài bất hạnh.

Ngày nay, gia đình cháu gái đầu lòng của chị đã được sang Mỹ sum họp với đại gia đình đang sống với anh chị Thanh, góp thêm phần săn sóc, gần gũi cha mẹ. Gia đình anh Trần Chấn Thanh may mắn có ba người con rể, tất cả đều hiếu thuận, những lúc cần đỡ anh Thanh lên xe đi bác sĩ đều nhờ các cháu, chứ phần chị không làm nổi. Mỗi tháng hai lần, các cháu rể cũng đẩy xe cho anh đi lễ chùa Hương Tích gần nhà.

Phần chị Diệu, một người vợ lính, một người vợ tù, chị đã bươn chải để nuôi anh trong 6 năm tù, lại vất vả lo nuôi anh, một người chồng chỉ còn hoạt động một nửa người phần trên với chiếc đầu và hai tay, trong 11 năm tại Việt Nam và 15 năm trên đất Mỹ. Sự hy sinh và chịu khổ của những người đàn bà Việt Nam như chị Diệu đáng cho chúng ta phải khâm phục. Chị mang tấm lòng hoan hỷ của một người hiểu Phật Pháp: “Ðây là nghiệp của anh phải trả, và là nợ của mình chưa hoàn tất, vui vẻ mà chấp nhận.”

Còn anh Trần Chấn Thanh, 6 năm tù đày và 26 năm nằm liệt trên giường, anh nghĩ sao? “Chúng tôi vẫn yêu nhau như những ngày còn đi học ở trường Hưng Ðạo, Saigon. Tôi chỉ biết cám ơn Diệu và cám ơn nước Mỹ!”

Cũng không thấy anh tỏ vẻ buồn phiền, anh nói thêm: “Người ta thường nói: Vợ chồng cùng tuổi (Kỷ Sửu), nằm duỗi mà ăn, tôi nằm duỗi tính đến nay đã 25 năm rồi, chỉ tội cho vợ tôi.”

Anh chị cầm tay nhau, cười với nhau mà không thấy ngượng ngùng như những đôi vợ chồng già khác. Ðúng vào lúc ấy, tôi bấm máy để chụp một tấm ảnh cho bài báo này.



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 16/Mar/2011 lúc 11:34pm
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 20/Mar/2011 lúc 9:44am
CHIẾC ĐỒNG HỒ

 
Anh con trai đi làm được vài tháng, có dịp ghé thăm nhà. Bữa cơm chiều, anh cứ nhìn chòng chọc vào chiếc đồng hồ của cha. Người cha thầm nghĩ: “Chắc là con nó cần…”
Ăn cơm xong, người cha gọi con trai ra bàn uống nước, ông bảo: Con mới đi làm, cũng cần biết giờ biết giấc . Rồi ông tháo đồng hồ đưa cho con.
Người con trai cầm đồng hồ, bấm lại hai nấc rồi đeo vào tay cha, rươm rướm nước mắt:
- Dạo này ba gầy quá, dây đồng hồ tuột cả xuống bàn tay!
 
VŨ ĐỨC NGHĨA

 


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 20/Mar/2011 lúc 9:44am
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 21/Mar/2011 lúc 10:54pm
KIẾP LÀM DÂU
Tác Giả: Hoàng Thanh / Viễn Đông   
Thứ Hai, 21 Tháng 3 Năm 2011 06:40
 
“Người mình thường hay than, ‘Khó như mẹ chồng’. Nhưng đó là mấy bà mẹ chồng người Việt Nam, chứ chưa ai nếm mùi mẹ chồng người ngoại quốc như chị đâu, em à”. Chị Hương nói một hơi...

 
Tôi cười: “Mẹ chồng người Mỹ mà khó à? Em cứ tưởng người Mỹ mà lâu lâu gặp thì mình cứ ‘How are you?’ là xong ngay, vả lại thời buổi bây giờ đâu có ở chung đâu mà khổ, hở chị?”.

“Lầm to. Nhưng mẹ chồng chị đâu phải người Mỹ, mà là người... Nhật, vậy mới chết...”.


 * Thưở ban đầu

Chị lấy chồng năm 1997. Chồng chị, anh Peter Ryoji Brown, là người Mỹ lai Nhật. Ba anh người Mỹ, mẹ người Nhật. Ban đầu chị để ý anh ở nét đẹp lai nửa Âu nửa Á. Khi hò hẹn, chị thích anh ở những điểm tốt mà người Mỹ và Nhật có được. Kiên nhẫn, tiết kiệm, dịu dàng, lo xa... của người châu Á. Óc cầu tiến, không gia trưởng, giúp đỡ vợ... của người Tây Âu. Chị tưởng rằng mình may mắn, nhưng có ai ngờ...

Khi chuẩn bị đám cưới thì anh nói: “Mẹ anh phản đối. Mẹ vui khi biết anh lấy vợ người châu Á, nhưng đến chừng biết em là người Việt Nam thì Mẹ không đồng ý”. Chị hỏi lý do. Anh kể: “Người chồng đầu tiên của Mẹ anh là người Việt Nam, nhưng sau năm năm chung sống thì hai người ly dị. Mẹ cứ nhắc hoài, ‘Đó là sai lầm lớn nhất trong đời Mẹ’. Mẹ nói: ‘Quen ông ấy, Mẹ đọc sách báo tìm hiểu về dân tộc và con người Việt Nam, Mẹ phục người Việt Nam lắm, họ anh hùng, chịu khó, cần cù, thông minh, đầy những đức tính tốt. Mẹ thương ổng cũng vì những điểm này. Thế mà khi lấy về hơn hai năm thì việc làm không suôn sẻ như trước, ông ta chán đời lao vào cờ bạc, rượu chè. Mẹ khuyên can dữ lắm, động viên chồng đứng lên làm lại. Ông ta có cố gắng, nhưng không may lại thất bại. Thế là ngựa quen đường cũ, ông lại rượu chè ngày đêm, về đòi tiền vợ. Mẹ không đưa, ổng đánh. Có lần về hạch tiền, Mẹ khóc đòi ly dị, thì ổng lớn tiếng, ‘Tôi thách bà, có đưa tiền không thì bảo?’, rồi ông ta tát tai Mẹ một cú như trời giáng. Sau này Mẹ hay nói với các con, Mẹ nhớ hoài cái tát tai đó. Giọt nước cuối cùng làm tràn ly. Và Mẹ ly dị. Người Việt Nam  cho rằng người Tàu, người Nhật trọng nam kinh nữ, nhưng chính họ mới là những kẻ vũ phu nhất. Họ anh hùng trong chiến tranh, nhưng hèn nhát khi đối đầu với thất bại. Họ có thể đấu tranh đến cùng cho lý tưởng, nhưng lại mau bỏ cuộc buông xuôi khi sự đời không như ý. Hôm nay họ có thể bất khuất trước cái chết, nhưng ngày mai lại đầu hàng trước rượu chè, bài bạc...’”.
 
* Thuyết phục và thử thách

Anh Peter vì thương chị nên cố gắng thuyết phục Mẹ. Anh bảo: “Mẹ không thể vì một người mà quơ đũa cả nắm, đâu phải người Việt Nam nào cũng như ông ấy”. Mẹ nói: “Chẳng thà con lấy vợ Mỹ”, vì Ba anh - ông Michael Brown, chồng sau của Mẹ, người Mỹ, rất tốt và thương yêu Mẹ. Mất gần cả tháng năn nỉ ỉ ôi thì Mẹ nhượng bộ, nhưng với một điều kiện...

“Điều kiện gì vậy chị?”. Tôi tò mò hỏi ngay.

“Hết ý kiến”. Chị Hương lắc đầu. “Tại ảnh là con một, lại là trai, nên Mẹ ra điều kiện là chị phải sanh cháu trai cho bả, còn không thì anh phải bỏ chị, lấy vợ khác. Em coi, có bà mẹ chồng mà ác nhơn vậy không chứ. Nhưng tại anh chị thương nhau quá, nên cũng nhắm mắt đồng ý đại, cứ làm đám cưới rồi tính sau”.

“Thiệt tình”, chị Hương thở dài. “Đúng là ‘Con sâu làm rầu nồi canh’. Ông ‘sâu’ Việt Nam nào hồi đó quậy cho đã, giờ thì chị nhảy vô lãnh đủ nồi canh chua loét”.
  
* Nỗi lo của chồng

Nghĩ cũng tội cho ông xã chị. Anh Peter kể chị nghe nhiều về Mẹ anh lắm, anh chỉ mong là cơm sẽ lành, canh sẽ ngọt trong gia đình. Anh bảo: “Mẹ anh là mẫu người phụ nữ vừa cổ điển, vừa tân thời. Bà luôn gìn giữ những nét văn hóa tốt đẹp của người Nhật, đồng thời vẫn cố gắng học hỏi các điều hay của nước ngoài”. Chị bảo anh cho một ví dụ. Anh nói ngay: “Từ lâu lắm rồi, người phụ nữ Nhật sau khi kết hôn thì  không được giữ họ của mình nữa. Một cặp vợ chồng phải lựa chọn một họ duy nhất cho hai người, và theo phong tục Nhật Bản, thì đó phải là họ của người đàn ông. Phụ nữ Nhật luôn luôn bị xếp hạng thứ yếu trong kinh doanh, học thuật, chính trị, nói chung là trong mọi lĩnh vực, và phải làm hầu hết công việc nội trợ và nuôi dạy con cái. Từ nhiều thập niên qua, ngày càng nhiều phụ nữ Nhật muốn có sự bình quyền, nên họ đã sử dụng tên họ thời con gái làm bí danh trong công việc. Mẹ anh là một trong những người đó. Khi lấy ba anh, Mẹ đã quyết định giữ họ của Mẹ - Nishimoto. Ba anh là người Mỹ, và ông không đặt nặng vấn đề này. Ông thường bảo: ‘Cái họ không quan trọng. Quan trọng là ở trái tim. Cho dù có thay đổi tên họ, nhưng có ích lợi gì chăng? Cái họ mới có thể làm người vợ không thay đổi tình yêu hay không?’. Và Mẹ anh rất thích những người chồng có được suy nghĩ như vậy”.

Kể xong rồi thì anh căn dặn chị: “Trên đời này, chỉ có hai người phụ nữ mà anh yêu thương nhất, đó là Mẹ và em. Thôi thì thương anh, em cố gắng vừa cổ điển, lại vừa tân thời cho Mẹ vui”. Chị cười phá lên: “Chèn ơi , anh muốn em trở thành con tắc kè hay sao chứ? Khi nào Mẹ anh xanh thì em cũng xanh, còn lúc nào Mẹ đỏ thì em phải ráng đỏ theo à?”. Ảnh cũng cười: “Thôi mà, ráng chút đi honey, anh sẽ thương nhiều...”.
  
* Gian truân khổ ải

Chị nhớ người mình có câu:
 
Dạy con từ thưở còn thơ
 Dạy vợ từ thưở bơ vơ mới về...

Nhưng với chị, thì phải đổi là “Dạy dâu từ thưở bơ vơ mới về” mới đúng. Ngay từ những ngày đầu gặp mặt là bà Taiko Nishimoto - Mẹ chồng chị, đã làm khó dễ chị đủ điều. Chưa bao giờ bả cười với chị một lần. Tuy không ở chung, nhưng bà Taiko gọi phone cho chồng chị gần như mỗi ngày. Hai người luôn luôn nói với nhau bằng tiếng Nhật. Có lần chị nói lẩy là: “Hai mẹ con anh cố tình nói tiếng Nhật để nói xấu em chứ gì?”. Peter đáp: “Không đâu. Từ nhỏ Mẹ anh đã ra nội quy là người trong nhà, trong họ hàng đều phải nói với nhau bằng tiếng Nhật, dù rằng anh sinh ra tại Mỹ. Mẹ bảo đó là một trong các phương cách để bảo tồn văn hoá đất nước”. Nhưng chị để ý rằng có vài lần sau khi cúp phone, anh Peter cứ trầm ngâm. Chị hỏi thì anh bảo: “Không có gì”, nhưng linh tính cho chị biết là có. Có một lần anh hỏi: “Phụ nữ Việt Nam luôn luôn phục vụ, hầu hạ chồng phải không em?”. Chị hỏi lại: “Tại sao anh nói vậy?”. Ảnh đáp: “Mẹ nói là đàn ông Việt Nam là chúa gia trưởng, bởi vậy đàn bà Việt nam từ bao đời đã ngấm sâu vô máu sự nhẫn nhục, phục tùng và cam chịu. Mẹ muốn em phải phục vụ anh như ngày xưa ông chồng cũ đã bắt Mẹ vậy”. Chị bực mình gắt lên: “Mẹ anh khôn vừa thôi, phong tục cổ hủ của người Á Đông, sao Mẹ không giữ để hầu hạ chồng mình đi, mà lại bắt con dâu phải giữ kia chứ?”. Anh Peter thở dài...

Chưa hết, anh Peter bảo chị phải học làm sushi sao cho thiệt ngon để làm vui lòng Mẹ. Chị nói: “Thì mình cứ đi mua đem tặng Mẹ, nói là em làm, có sao đâu”. Ảnh cản: “Không được, Mẹ mà biết ra là từ mình luôn đó, người Nhật ghét nhất là nói dối. Thôi em ráng học đi, rồi hôm nào sang thăm Mẹ, em làm cho Mẹ vui”. Thương chồng nên chị học, nhưng khổ nổi chị không thích, mà cũng không ăn được món sushi, cá sống nó tanh làm sao ấy!

Giọng chị Hương đều đều: “Sinh nhật bà Taiko, anh chị đến thăm, và chị trổ tài làm sushi trước mặt Mẹ chồng. Ôi thôi, bả chê đủ điều. Nào là ‘Thế mà ai bảo là phụ nữ Việt Nam đảm đang, nấu ăn khéo? Có mỗi món cá sống cuốn mà làm còn không xong thì còn nấu được thứ gì?’. Ba chồng chị, ông Michael, xen vô vài câu bênh chị, bả gạt ngay, ‘Ông để tôi dạy my daughter-in-law’. Chị tức quá, bỏ ngang bữa tiệc sinh nhật, bước ra cửa đi về. Bả còn nói với theo: ‘Cô còn một cơ hội thôi đấy: Tôi đợi thằng cháu nội của tôi!’. Chị tức sôi gan. Anh Peter chạy theo chị. Tiếng bà Taiko: ‘Stop, Ryoji! She is your wife. I am your MOM, you hear that?’. Và thế là ảnh ở lại, chị về...”.
  
* Cũng may Trời thương

Chị giận không thèm nói chuyện với chồng cả một tuần. Peter cứ năn nỉ: “Người Nhật anh được dạy từ lúc nhỏ là ‘Vợ thì có thể nhiều , còn Mẹ thì chỉ một’, hơn nữa hôm đó là sinh nhật Mẹ, nên anh đành phải ở lại, mong em hiểu cho anh”. Chị lớn tiếng: “Thế thì anh chọn đi, tôi hay Mẹ anh?”. Ảnh gần khóc: “Anh chọn cả hai”. Lại thấy thương. Thế là làm lành. Và “cái đêm hôm ấy đêm gì?”. Ông Trời có mắt, nên chị có bầu thằng cu, chứ nếu không may là con gái, thì có lẽ bả bắt anh chị ly dị rồi...

Anh Peter mừng rỡ báo tin cho Mẹ. Dĩ nhiên là bả vui lắm. Thế là ngày nào Mẹ cũng gọi, kêu chồng chị mua thuốc thang đủ loại cho chị uống, mà toàn là thuốc cổ truyền của Nhật. Chị không uống, chồng chị cũng “dạ, dạ” cho Mẹ vui, nhưng không ép chị. Chưa hề bao giờ bà Taiko nói chuyện qua phone hỏi thăm chị lấy một tiếng. Chị tủi thân lắm, có bầu mà cứ khóc. Rồi thì bé John chào đời...
  
* Tức nước vỡ bờ

Bà Taiko không hề đến thăm chị ở nhà thương. Khi chị về nhà, bà đến thăm thường xuyên, nhưng vẫn cứ lạnh nhạt với chị. Hễ bước vào nhà là bà và Peter nói với nhau bằng tiếng Nhật, rồi bả cứ ẵm riết thằng cháu trai mà hôn hít, không thèm cám ơn người đã mang nặng đẻ đau đứa cháu đích tôn cho bà lấy một lời. Ngày lại, ngày qua, nằm trên giường dưỡng sức, chị suy nghĩ nhiều và hận lắm. Hận Mẹ chồng, hận người đàn ông Việt Nam nào đó mà chị chưa hề gặp mặt, hận luôn cả những hủ tục của người châu Á gồm cả Việt Nam và Nhật Bản. Chị cay đắng nhận ra rằng, “Ngay cả ở nước Mỹ tự do này mà vẫn còn có những nàng dâu đau khổ, nhưng nỗi lòng này biết tỏ cùng ai?”.

Có một hôm chị bệnh. Bà Taiko phone cho biết là bà sẽ tạt qua thăm thằng cháu nội và cho nó mấy món quà. Anh Peter nói là anh phải chở chị đi bác sĩ. Bà nói: “Sao, phụ nữ Việt Nam giỏi giang lắm mà, bao người trong chiến tranh một tay nuôi chồng, nuôi con, vậy mà không tự đi bác sĩ một mình được à?”. Rồi bà bảo chồng chị ở nhà để bà qua thăm John, kêu chị tự lái xe đi một mình đi. Khi nghe anh Peter kể lại, chị tức điên lên được. Chị nói to với chồng: “Mấy năm nay, tôi nghe lời anh, ráng ‘cổ điển’ mà chiều Mẹ anh. Giờ thì tôi ‘tân thời’ cho anh và Mẹ anh biết. Tôi làm tắc kè bao lâu đủ rồi. Mẹ anh muốn xanh thì tôi phải xanh sao? Rồi lúc bả đỏ thì tôi phải đỏ kia à? Giờ thì hễ bả trắng là tôi đen, còn bả đen thì tôi trắng”. Rồi chị đùng đùng lái xe đi, mặc cho ảnh chạy theo gọi ơi ới kêu chị lại.
  
* Dâu kỵ Mẹ, cháu chẳng thương bà

John ngày càng lớn. Từ nhỏ, cháu đã sớm nhận ra ngay là bà nội không thích Mẹ. Mỗi dịp đầu năm, Christmas, Lễ Tạ Ơn, sinh nhật... chị không muốn qua thăm gia đình chồng nữa. Anh Peter chở John đi thôi, chị ở nhà. Mà cứ về là John kể bô bô những gì bà nội nói không tốt về Mẹ nó. John nói được tiếng Mỹ, tiếng Việt và tiếng Nhật. Cháu khôn trước tuổi, và biết khi nào, những gì nên nói với Mẹ, với Ba, với bà nội, và bằng thứ tiếng nào. John kể: “Hễ con bênh Mẹ là Nội la con. Giờ con không thích Nội nữa. Con nói Daddy là mai mốt con không qua nhà Nội nữa đâu. Con thấy Daddy buồn...”. Chị cũng thấy lòng phân vân. Mẹ chị mất từ khi chị còn nhỏ. Chỉ có mỗi bà mẹ chồng, mà cứ cơm không lành, canh không ngọt, khổ cả đời chị một kiếp làm dâu.
  
* Giọt nước tràn ly

Tháng 12 năm ngoái là sinh nhật bà Taiko 70 tuổi. Ông bà làm tiệc rất lớn đãi mọi người, vì người Nhật cho rằng ai sống đến bảy mươi là người ấy đã làm nhiều việc phước đức mới được như vậy. Chị ráng vui vẻ cùng chồng con sang mừng tuổi Mẹ. Chị đi mua tất cả những thứ gì mà anh Peter biết là Mẹ thích. Khi tặng, chị đưa bằng cả hai tay, “For you, Happy Birthday, Mom”. Chị biết là chị đã làm hết sức. Bả cười nhẹ, nói gọn lỏn, “Thank you”, rồi quay sang mở những món quà khác của bạn bè, mà không hề ngó ngàng gì đến gói quà mà chị đã tốn cả ngày trời đi lựa. Chưa hết, bà sắp xếp cho mọi người ngồi ở bàn trên, cả bạn bè, họ hàng, anh Peter, và... cả thằng John, mới 9 tuổi. Còn chị, bà để chị ngồi bàn sau bếp với đám trẻ con, toàn là bọn con gái. John đòi chị lên ngồi cùng với cháu. Chị lắc đầu bảo: “Con cứ lên ngồi với Nội, vì con là con trai. Mẹ về”. Chị bỏ về ngang buổi tiệc, văng vẳng phía sau tiếng con khóc...

Tới nhà, cứ nằm trên giường mà chị không sao ngủ được. Chị quyết định sẽ nói với chồng rằng, “Một là mình ly dị, còn hai thì em thề sẽ không nhìn mặt Mẹ anh nữa”. Nhưng chờ mãi không thấy chồng và con về. Cuối cùng sốt ruột, chị gọi cell anh, không ai bắt. Linh tính có chuyện chẳng lành, chị cứ nằm cầu nguyện. Gần nửa đêm , Peter gọi, cho biết là anh và ba đang ở bệnh viện, vì Mẹ anh bị nhồi máu cơ tim. Anh nhờ chị đến đón con, vì cháu còn đang ở nhà bà nội với ông chú. Chị lo lắng lái xe đến chở con về. John kể: “Khi Mẹ bỏ về, con khóc và chạy lên phòng trên, con nói to với Nội, ‘Grandma, you're not nice to Mommy. I  don't love you anymore’. Tự nhiên Nội quay lại nhìn con, rồi Nội té xuống đất. Ai nấy xúm lại đỡ Nội, con sợ quá chừng. Daddy và Grandpa vô nhà thương với Nội, Daddy nói con ở nhà chờ Mẹ tới đón”.
  
* Tan biến mọi giận hờn

Tự dưng lúc ấy, chị quên hết mọi chuyện. Không còn nhớ gương mặt lạnh lùng của bà mẹ chồng mà chị từng ghét cay ghét đắng. Không còn nhớ hai tiếng “Thank you” khô khốc từ miệng bà. Sáng hôm sau, chị chở con vô bệnh viện. Bà vừa trải qua ca mổ tim. Bác sĩ bảo: “Rất may là người nhà đã chở bà vô kịp lúc, nếu không thì...”.

Anh Peter túc trực ở bệnh viện đêm ngày. Khi tỉnh lại, đôi mắt bà đờ đẫn, mỏi mệt. Bà ráng gượng cười với chồng, với con. Chợt nhìn thấy chị, một thoáng ngạc nhiên trên nét mặt, rồi bỗng dưng chị thấy mắt bà hoe đỏ. Hai mắt chị cay cay. Chị bước tới nắm tay bà, cái nắm tay lần đầu tiên sau 13 năm làm dâu. Chị lúng túng, chỉ mở miệng nói được một tiếng duy nhất “Mom”. Gian phòng bệnh viện im phăng phắc. Ông Michael mĩm cười. Anh Peter chảy nước mắt. Tiếng bé John vỗ tay: “Grandma, Mommy, I love both of you!”.
  
* Gia đình đầm ấm

Ngày rời bệnh viện, cả gia đình đến đón Mẹ. Bà yếu hơn trước nhiều, nhưng vẫn khá tỉnh táo. Bước vô nhà, ngồi vào ghế, Mẹ gọi chị lại và nói: “Helen, I'm sorry, forgive me”. Chị ôm bà và khóc. Hôm đó cả nhà dùng bữa cơm tối thật vui. Bà bảo chị không cần làm món sushi cho bà nữa, khi nào khoẻ hẳn, bà sẽ làm cho cả nhà ăn. Thường thì vốn liếng tiếng Anh của chị cũng đủ xài thôi, nhưng không hiểu sao lúc đó, chị lại muốn nói với bà vài câu tiếng Nhật mà anh Peter đã từng dạy, vậy mà chị quên sạch ráo. Chị buột miệng: “Taiko, Mom. I ... Japanese...”. Anh Peter hiểu ý nên anh hỏi: “Em muốn nói gì?”. Chị bảo: “Em mong Mẹ hiểu rằng dân tộc nào cũng người tốt, kẻ xấu. Nhưng dù là người Việt Nam hay Nhật Bản, thì trái tim con người vẫn luôn luôn còn chỗ để yêu thương và xóa bỏ những hiểu lầm”. Mẹ nghe anh dịch lại bằng tiếng Nhật, bà gật đầu. Rồi Mẹ cười, nụ cười dành riêng cho chị, mà mãi 13 năm chị mới có được...

Tôi có xin phép chị Hương chụp một bức ảnh gia đình chị. Chị hỏi chồng. Anh Peter hỏi Mẹ. Bà Taiko cười: “Thôi, tôi già rồi, và tôi có lỗi với con dâu tôi. Đừng đăng hình tôi lên báo, kẻo mọi người lại hiểu lầm là người Nhật nào cũng xấu như tôi”. Bà lại cười, lần này tôi thấy nụ cười của bà sao giống hệt nụ cười của Ngoại tôi khi xưa. Ngoại già và mất rồi, người Việt Nam, nhưng cũng khó tính không thua gì bà Taiko đâu đấy.

 (Ghi theo lời kể của chị Helen Hương Phạm)



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 21/Mar/2011 lúc 11:06pm
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 28/Mar/2011 lúc 8:13pm

Người quê, kẻ tỉnh

Ông Hai đứng tần ngần trước sân, trời mờ sáng. Hồi hai giờ khuya, ông đưa vợ ra xe đò về Sài Gòn trông cháu cho con trai. Hai vợ chồng già tay xách nách mang, lội bộ một thôi đường, chờ xe nửa tiếng, thế là hết đêm.

Năm năm nay, ông bà Hai thành vợ chồng son khi đứa út xuống thành phố học, mấy đứa lớn học xong, ở lại kiếm sống, rồi lấy vợ chồng. Hôm qua, đứa con dâu gọi điện về thỏ thẻ với mẹ chồng “nội ơi, con bé nhớ nội”. Nghe điện dứt, bà chạy sang người em dâu, lấy chục ký gạo ruộng vì tụi nó thích ăn gạo ở đây, đậm vị chứ không lạt như gạo mua ở dưới. Ra chuồng, bà xếp chục trứng gà, gói giấy từng trái, bắt luôn con gà mái dầu.

Cầm liềm vô vườn cắt mớ rau lang, muống, ngót, mồng tơi, bẻ mấy cây mía, đến góc bếp lựa thêm mớ củ, vài nhánh chuối. Vừa bó rau bà vừa nghĩ tới ánh mắt sáng rỡ, tiếng hít hà “rau sạch, quý lắm đó nội” của con dâu khi nhìn giỏ quà mẹ chồng. Thế nào vợ thằng lớn cũng phân loại ngay, chia phần vô bọc cẩn thận cho vào tủ lạnh ăn nhín. Ừ, rau quê có phân thuốc gì dâu, để cả tuần ăn vẫn ngọt. Sực nhớ, bà mở tủ chén lấy chai mật ong rừng mới mua. Hành trang thăm cháu nội đã xếp xong, giờ tới việc đưa tiền chợ và nhắc ông Hai cho chó, gà ăn, nhớ tưới đám rau mới gieo.

Ngày thằng lớn vô đại học, hơn 15 năm trước, ông Hai mừng. Quá nửa đời ông cầm phấn đứng trước bảng, ngoài bốn mươi, bất đắc chí, ông chán chường bỏ về cầm cuốc, rách vẫn rách, ông thấu đời. Đến đứa thứ ba, bốn công ruộng và chừng ba mẫu vườn đội nón đi khỏi nhà ông, cộng thêm đồng tiền vay họ hàng, lối xóm. Có người cảm cảnh nhà ông, than “học cho lắm rồi bẻ chữ ăn à!” Lúc đó, ông thật thấm thía câu “giật gấu, vá vai”. Hết ruộng vườn, đất chỉ còn đủ ở, vợ chồng “thất nghiệp”, ông bỗng thấy tay chân thừa thãi, bứt rứt.

Người vợ xoay sang bóc hột điều mướn, ngày kiếm chục ngàn sống. Mỗi khi mấy đứa con về nhà, ông thấy nét sợ sợ trong anh mắt bà Hai “tiền đâu cho chúng?” Đâm lao theo lao, vợ chồng già lại chạy vạy, có người hàng xóm tốt bụng, thỉnh thoảng cho mượn tiền nhưng dứt khoát không lấy đồng lời vì “ông bà có làm ăn gì đâu, tụi nhỏ đi học mà”. Chục năm dai dẳng, cũng may, mấy đứa nhỏ nhà ông chịu học, chịu làm. “Nợ mòn, con lớn” mọi chuyện rồi cũng qua đi.

Người%20quê,%20kẻ%20tỉnh
Ảnh: SGTT

 Tiếng trống trường dứt dòng suy tưởng, ông Hai đi bộ ra quán mua đồ ăn. Đã ba năm, từ khi có đứa cháu nội, thực đơn chính của ông mỗi khi bà Hai xuống với cháu, là mì gói nấu trứng, có khi cả nửa tháng. Cơm nấu cho chó, mèo ăn là chính. Thành quen, cầm bịch đồ ăn, ông sang luôn nhà người bạn già, đã có bốn năm ông ngồi quanh ấm trà. Họ tự phong là hội độc thân vì gần cảnh ngộ, đề tài chính của mỗi buổi trà sáng chỉ xoay quanh chuyện người đi. kẻ về. Ông Tư khoe, con gái sắp về chơi khiến mấy hôm rày, ông cứ thắc thỏm, hết ngó lịch lại nhẩm đốt tay. Quê bây giờ còn toàn người cũ, cảnh cháu con khuya sớm quây quần còn mấy. Dễ gặp là những bóng già lủi thủi.

Các bà đi trông cháu nội – ngoại, bỏ các ông tha thẩn ở nhà cùng chó, mèo. Nếu không chia lìa, lại vất vả “làm mẹ thay con” vì cha mẹ chúng đang vật lộn nơi thị thành. Xứ ông giờ người ta bỏ về chốn thị thành nhiều, ruộng cũng bỏ hoang nhiều. Sồn sồn, vợ đi giúp việc, giữ trẻ; chồng đi phụ hồ, thợ mộc, xe ôm. Nhiều đôi ngâu cả năm mới gặp nhau nhưng lại to tiềng vì tiền nong, rồi nghi ngờ tình cảm. Trẻ trai bước vào khu công nghiệp lương tháng vài triệu, làm việc 12 tiềng. Lỡ sinh con chỉ được vài ba tháng, giao cho ông bà ở quê, tiền đâu gửi trẻ và xin con học ở thành phố.

Con nhà nghèo chịu thương chịu khó vừa học vừa làm không mặc cảm thấp kém để rồi có nghề nghiệp đàng hoàng, ít lắm. Con nhà khá một chút lại coi đây để xài tiền cha mẹ, học hành qua quýt, rồi tệ nạn, rồi hỏng! Rốt cuộc già trẻ, gái trai, người đi kẻ ở đều khốn khổ. Biết ai khổ hơn ai? Nhiều gia cảnh thương tâm, cha mẹ xa con, vợ chồng chia lìa, cửa nhà ly tán vì cuộc mưu sinh -  người dân quê hôm nay đang chịu đựng. Nghĩ cảnh người rồi lại nghĩ cảnh mình, ông tự an ủi “thôi, vì con vì cháu”.

Hôm nghỉ lễ vừa rồi, cả sắp con về quê, nhà ông Hai vui như hội. Chừng tụi nó cũng đã có chút để dành nên mấy đứa khẩn khoản “hay bố mẹ về dưới, không thích ở chung tụi con mua một mảnh đất nhỏ ở vùng ven, có chỗ để trồng rau nuôi gà cho đỡ nhớ quê”. Bà Hai có vẻ xuôi xuôi khi đứa cháu nội ê a rủ “xuống chơi với con”, nhưng ông Hai lắc đầu: “Tụi bây có nhớ thì làm siêng về thăm tao. Tao ở đây quen rồi, có chỗ mà thở, có nhúm ruột của thằng út khi chào đời, hương hồn người ruột thịt. Bỏ đi sao đặng!”.

Nguyễn Doãn Công



Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 28/Mar/2011 lúc 8:22pm
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 01/Apr/2011 lúc 4:49am
HIU HIU GIÓ BẮC
 
Tác Giả: Nguyễn Ngọc Tư   
Thứ Năm, 31 Tháng 3 Năm 2011 15:25

Ở cái xóm nhỏ ven thành phố này, người ta nhắc tới anh Hết còn nhiều hơn chủ tịch tỉnh đi họp.

Đứa nào hỗn hào, lười biếng, má nó biểu: " Lại coi thằng Hết kìa! Ba mươi mấy tuổi đầu rồi, ngày đi làm thuê, làm mướn, không có chuyện gì nó chê, chiều về lụi hụi chui vô bếp nấu cơm, giặt giũ cho cha già, hiếu thảo thấy mà thương" .

Ai mê vợ bé, mê chơi đề, đá gà, họ lườm lườm: " Mê gì như thằng Hết mê cờ" .

Nên nghe râm ran chị Hảo để lòng thương anh, má chị kêu trời: " Bộ hết người rồi sao, con. Cái thằng mê cờ tới mất vợ, không sợ?" .

Không, chị Hảo nghiêm nghị, cờ tướng là loại cờ tao nhã chỉ dành cho quân tử, có gì mà sợ. Mê rượu, mê gái mới ghê. Chỉ sợ người ta không thương mình. Má chị định càm ràm nữa, thì chị đã quay lưng ra quán mất rồi.

Quán chị Hảo cũng nhỏ thôi, buôn hàng tạp hóa lặt vặt. Quán cất trước nhà, ngó ra mé lộ, có khi không cần ngồi giữ, bà con trong xóm ai muốn mua gì thì gọi vọng vô.

Chỉ buổi chiều, chị mới ra ngồi ở đó. Buổi chiều, lúc mặt trời vừa khuất sau vườn chuối anh Hết hay ghé lại để mua 1.000đ mỡ nước, 500đ bột ngọt, 500đ tỏi, 500đ tiêu .  Chị cố bán thật rề rà để nhìn anh lâu nữa, coi bữa nay chắc anh đi vác lúa đằng nhà máy chà gạo, trên tóc còn vương trấụ Nhìn vậy thôi chớ không nói gì hết. Con trâu không nói sao cái cọc nói được. Nhưng vẫn cứ đón chờ, có khi sớm, khi muộn hơn một chút nhưng chị biết thể nào thì anh cũng về qua, về để nấu cơm cho tía anh.

Tía anh Hết năm nay 72 tuổi. Tuổi này, người ta hay đau yếu nhưng ông vẫn còn sỏi lắm. Ông già khó tính, thêm tật lãng tai. Người ta mời ông ngồi, ông cười, xua tay: " Ăn rồi . Ăn cơm với thằng Hết rồi" .

Chừng năm năm trước, ông còn vô bếp nấu cơm, mắt mũi tèm nhèm để lửa táp vô vách lá, nhà cháy rụi. Anh Hết cất lại nhà trên nền cũ đầy tro, nhìn xa nhà lớn hơn miếu ông Tà một chút.

Ông già ngồi tiếc cái tivi đen trắng, mỗi lần mở phải đập thùm thùm nó mới lẹt xẹt lên hình. Ông già điếc đát vậy mà mê tivi, cháy rồi thì thôi vậy, chiều chiều chống gậy thả qua nhà hàng xóm coi nhờ.

Bữa nào anh Hết cũng chổng mông thổi lửa, rồi dọn cơm sẵn, ngồi dựa cửa trước chờ tía anh về.

Có bữa chờ tới mỏi mòn, để bụng đói ngồi ngủ gà gật. Người ở xóm biểu cứ ăn trước đi chớ chờ gì, anh cười, mâm cơm có ấm cúng, tía tôi mới vui miệng, ăn nhiều.  Nhưng có bữa, anh mới vừa giở cửa chui vô nhà, ông già đã ngồi nhai cơm cháy, bị nghẹn, mắt ầng ậng nước. Anh thương tía quá chừng vội vàng chạy đi vo gạo.

Anh Hết mồ côi má từ mới lọt lòng. Bà chết vì sinh khó. Ngoại anh đặt tên là Hết. Chắc tại lúc đó đau lòng quá kêu đại vậy, chớ không có nghĩa gì đâu.

 Anh Hết lớn lên, yêu hết thảy từng con người, từng tấc đất ở cái xóm Giồng Mới . Cái xóm nhỏ ngoại ô biết bao thương nhớ, những bờ rào giâm bụt xanh, những hàng cây đủng đỉnh xanh. Những người đàn ông chuyền tay nhau dỗ dành đứa trẻ thiếu hơi ấm mẹ. Những người đàn bà cho anh bú thép, để con khóc ngoe ngóe trên giường.

Tía anh không đi bước nữa, ngày ngày cột sợi dây võng dài từ nhà trên xuống bếp, vừa đưa vừa nấu nước cháo, hát vọng lên, " Chớ ầu ơ... Cây khô đâu dễ mọc chồị.." .

Chừng này tuổi rồi, mỗi khi anh đặt lưng xuống bộ vạc, lại nhớ ngơ nhớ ngẩn lời hát của tía anh ngày xưa. Buồn lắm, nghe đứt ruột lắm. Càng nhớ anh càng thương ông. Câu được vài ba con cá rô, anh bắc cái ơ lên kho quẹt, tỉ mẩn lọc phần thịt dành cho tía, phần xương xẩu phần mình.

 Những trưa nắng tốt, tranh thủ giờ cơm trưa anh xin phép chạy về, dắt tía anh ra ngoài hè tắm rửa, kỳ cọ. Những tối trời mưa, anh lúp xúp cầm cái nón mê đi đón ông già. Đi cạnh, che đầu cho ba, nghiêm trang như đang chở che cho sinh linh nào đó nhỏ bé lắm, yếu ớt lắm.

Nhưng ông già đâu có yếu, ông xách gậy rượt đánh anh hoài đó chớ. Tía đầu bạc rượt thằng con đầu xanh chạy cà tưng đuổi nhau lòng vòng quanh mấy cây me già ngoài mé lộ. Đám trẻ xúm lại, vỗ tay như coi hát bộị Hỏi anh Hết sao không chịu chạy nhanh để bị dính đòn, anh bảo, chạy thì được, nhưng càng nhanh thì tía anh càng mệt, chịu có mấy roi nhẹ hều, nhằm gì.

Ai nghe nói cũng thương. Đúng là tên sao thì người vậy, chịu thương chịu khó hết mình, hiếu thảo hết mình. Có cái tật mê cờ, mê cũng hết mình.

Người ta nhắc hoài chuyện anh hễ cắm đầu vô bàn cờ rồi quên đói, quên ướt, súng nổ cái đùng cũng coi như không nghe thấy, như là đã thoát tục rồi, bình an, xa rời mọi điên đảọ

Thấy con bồ mình đang thương dắt tay chồng tương lai đi sắm sửa đồ cưới mà cứ lo mang xe chiếu tướng, thì đúng là không còn hỉ nộ ái ố gì nữa rồi.  Cũng có nhiều người thích đánh cờ nhưng say đến mức coi con cờ như con người thì không ai làm được. Ai đời, đi chốt qua sông mà anh khóc, nước mắt chảy ròng. Chị Hảo nhớ, bữa đó hình như đám gả chị Hoài.

 Người ta nói chị Hoài đi lấy chồng cũng tại anh Hết mê cờ.

Họ thương nhau từ lúc hai người mới 22, 24 tuổị Thời đó, tuổi đó, người ta thương không nhìn gia cảnh, địa vị.

Tuổi đó, người ta yêu không ngại ngần, không e dè, rà cản, họ để lòng tự nhiên như dòng chảy của sông. Bên nhà chị Hoài biết con gái hay hẹn hò với anh Hết ngoài cống đá thì không vui . Má chị Hoài hỏi sao đâm đầu vô thương chỗ đó, cô hỏi lại: " Anh Hết hổng được chỗ nào hả má?" .

- " ừ, tao chê chỗ nào bây giờ, thằng Hết được, hiền, giỏi giang, chịu khó lại hiếu thảo.  Nhưng nó nghèo quá, thân sơ thất sở không một cục đất chọi chim, biết có lo cho bây sung sướng được không. Bây quen được tưng tiu mà" .

 Chị Hoài không cãi ra mặt nhưng bụng nghĩ, còn sức lực còn đôi tay, còn cơ may thay đổi cuộc đờị

Lúc đó, anh Hết vẫn chưa mê cờ. Nhưng anh biết chơi nhờ đi làm bốc vác ngoài nhà máy, mấy ông già chèo đò truyền lại, nức tiếng với mấy chiêu pháo đầu, bình phong mã, công thủ song toàn. Cho tới lúc má chị Hoài lại nhà, không biết nói gì nhưng có khóc. Những giọt nước mắt chảy tràn trên khuôn mặt già nua của người đàn bà đã từng cho anh bú thép.

 Sáng hôm sau anh đã thay đổi, nhanh như người ta lật một bàn taỵ Anh đam mê cờ tướng. Anh hay na bộ cờ ra ngồi mấy gốc cây bên vệ đường để tìm đối thủ, để ai cũng thấy đúng là thằng Hết bê tha thiệt rồị Nó không chịu làm ăn gì mà tối ngày nướng thời gian trên mấy con cờ xanh đỏ.

Hồi đó, tía rầy anh dữ lắm. Anh thưa với con, nợ sữa là món nợ lớn nhất đời ngườị Con đã nợ má em Hoài, tía à.

 Không biết ông già rồi có hiểu gì tình cảm của tụi trẻ không, ông ừ hử vậỵ Nhưng thấy anh ngồi la cà đánh cờ ở đâu, giữa đường cũng vậy, ông vác cây đánh ngay đó. Vừa đánh vừa kêu nhịp nhàng " Xe nè! Chốt! Pháo nè! Bụp! Chiếu hả, thằng ma cà bông, tao chiếu cho mấy đường" .

 Ông ca cẩm thằng con ông bây giờ tệ bạc lắm chiều hôm qua nó để ông ăn cơm nguội chung với mấy con gián. Ông nói mà giọng ông hơi nghèn nghẹn dường như trong lòng đau nhói lắm. Nuôi nó từ nhỏ tới lớn, bây giờ ông mới đánh nó đây, đánh để giúp nó trả ơn đờị

Tối về ông bắt nó nằm cho ông xoa dầu, hỏi bày đặt yêu đương chi mà khổ vậy con ơị Xóm này người ta không biết nên nói mày hết thuốc chữa rồị Con tao mà vậy à.

Chị Hoài cũng can ngăn, thuyết phục mãi, tốn không biết bao nhiêu là nước mắt, cuối cùng đành phải bỏ đi lấy chồng.

Hôm đám, anh Hết còn tỉnh bơ ngồi ngoài bờ, dưới gốc còng, hào hứng bày cờ ra chơi với mấy đứa nhỏ. Đám bạn gái ai cũng xì xầm, chắc thằng Hết không thương thiệt con Hoài nên mới dửng dưng vậỵ

 Chị Hoài nghe mà khóc không thôi, bảo với chị Hảo, có cái tiếng bạc tình ảnh cũng gánh cho em rồị

Tranh thủ lúc chưa làm lễ, chị Hoài rủ chị Hảo mang cả áo xống chạy ra, nhìn anh như nhìn lần chót, như lấy chồng là chết vậỵ Anh Hết dứt khoát không ngước lên.

Thôi, không nắm níu gì được nữa rồi, nghe người ta kiếm cô dâu, hai chị quay vàọ

 Đi một đoạn, nghe đám con nít trộ lên, anh Hết sao mà khóc vậỵ

Đâu có. Có mà, nước mắt anh rớt lên con tướng này nè, đó, nó ướt nhẹp đó thấy chưạ

Hết cười lớn, nói lớn: " ừ, tại tao thương con chốt. Qua sông là không mong về" ...

 
Chị Hoài vừa đi vừa khóc. Lời của anh Hết làm chị Hảo thương điếng trong lòng. Con người này, nghĩa biết trọng mà tình cũng thâm.

Anh Hết lại sống như những ngày trước kia lầm lũi đi đào thuê, vác mướn, kiếm tiền nuôi tíạ

Đôi ba hôm, đi làm về, đã thấy trên cái bếp còn ấm tro một nồi cơm nấu sẵn với một mẻ cá kho khộ Có bữa, mẻ kho đổi lại là nồi canh rau đắng.

Rồi anh Hết gặp chị Hoài đi chợ về, thấy bóng anh từ đằng xa, chị lấy nón che một bên má bầm tím. Anh Hết chạy theo, giằng lấy nón mà xót xa:

- Sao nông nỗi vầy, Hoàỉ

Chị Hoài nói chị té đập mặt vô cạnh cửa nhưng anh Hết không tin: " Hoài ơi, em hạnh phúc, tôi mừng. Hoài cứ như vầy, chắc tôi bỏ xứ" .

 Chị Hoài khóc, người ta chớ đâu phải con cờ mà hễ qua sông là đứt lìa phần đời trước.

Rồi chị Hoài cũng tập thương chồng, thương không giấu giếm, ào ào như người ta bán thuốc sơn đông.

Chị thôi không đứng tần ngần chỗ nhà chú Hết mỗi khi đi chợ về, thậm chí chị không thèm nhìn về phía ấy nữạ

Chị Hoài nói với bạn: " Bữa nay đi chợ mua mấy khúc vải về may đồ cho anh Thứ, ảnh nói mặc đồ chợ cũng được mà tui đâu có chịu, người vợ biết đường kim mũi chỉ lúc nào cũng làm ấm lòng ông chồng, phải hôn nè..." .

Giữa đường nói chuyện chồng con mà giọng chị Hoài lanh lảnh, chừng như nhắn với Hết, thôi đừng đi đâu hết, tôi quên anh rồi, quên thiệt, quên luôn, bây giờ tui thương chồng tôi lắm đâỵ Cho bỏ tội mê cờ, nghen.

Nhưng từ ngày chị Hoài lấy chồng, anh Hết đã không đụng tay vào quân cờ nào nữa.

Anh hay ngồi nhìn bàn cờ mặt buồn rười rượi, mấy đứa nhỏ không biết, cứ rủ hoài, ừ thì chơi.

Anh biểu tụi nó bày cờ ra, rồi tự đi quân, anh không nhìn, chổng mông vo gạo, một đứa nói vô pháo đầu nghen, anh kêu mã tấn. Tấn chỗ nàỏ Tấn giữ con chốt đang bị con pháo rình đó, biết còn hỏi.

Tụi nhỏ kêu, đây là kiểu " hiệp sĩ mù nghe gió kiếm" , đánh cờ mà làm công chuyện không ngưng tay, nói khơi khơi, cũng thắng.

Lụi hụi rồi bốn mùa gió bấc về kể từ mùa gió chị Hoài lấy chồng. Ba anh Hết thường chống đũa trên mâm cơm than ăn không vô.

Anh hỏi ông thèm gì. Ông bảo chắc tao gần chết rồi, tao thèm một thằng cháu nộị

Hết lượng sượng mãi mới cười: " Trời, thèm gì ngặt vậy, không biết con biết kiếm đâu cho tía bây giờ" .

Tía anh Hết biểu lại đằng quán con Hảo lỡ thời mà kiếm. Mày giả đò hoài, con nhỏ thương mày, ai cũng biết, chỉ mày là không.

 Anh Hết cãi, làm gì có, tíạ Ông già đứng dậy, vậy phải thử.

Nói rồi vung gậy đánh. Như mấy lần trước, anh Hết lại chạy lừng khừng ra sân. Rượt chán, ông già dứ dứ cây gậy vô mặt anh rồi tủm tỉm cười quay đi.

Ông già còn kịp thấy chị Hảo chạy lại vẹt đám con nít ra, đưa anh chai dầu Nhị Thiên Đường, miệng xuýt xoa hỏi anh đau chỗ nào, giọng như người thân thiết trong nhà:

" Làm gì mà để tía giận dữ vậy, lén chơi cờ phải hôn?" . Anh Hết không trả lời, cầm chai dầu còn ướt mồ hôi tay của chị. Đây đã là chai thứ chín chị cho anh, anh khẽ bảo:

- Hảo, tôi... cảm ơn.

Anh ngần ngừ sau chữ " tôi" hơi lâu, làm chị Hảo chờ muốn nín thở. Ơn nghĩa gì một chai dầu gió, nó chỉ làm anh hết đau ngoài da thịt, mà trong lòng thì còn mãị Chi vậy Hết ơi!

Đâu có biết, chỉ tại chưa quên được. Anh chưa dám nhìn thẳng vô mắt Hoài để cười, chưa dám nựng nịu con của Hoài mỗi khi chị bồng nó đi tiêm ngừạ Chưa thanh thản để chào nhau như một người bạn gặp một người bạn. Hảo có hiểu không?

Hiểu, nên tôi chờ đây nè.

Thêm một mùa gió bấc nữa, chị Hảo vẫn chưa lấy chồng. Ai lại cũng hỏi, chị chờ ai vậy cà. Chị bảo chờ người ta xức dầu Nhị Thiên Đường của chị mà hết đau, chờ người ta đánh cờ mà trong tâm " Viễn ly điên đảo mộng tưởng cứu cánh niết bàn" , chờ người ta thôi buồn khi đưa chốt qua sông.

Nhưng mà chờ tới chừng nào lận?

Ai mà biết.

Mùa nay gió bấc hiu hiu lại về.



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 01/Apr/2011 lúc 5:02am
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 130 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.352 seconds.