Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Thơ Văn
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Thơ Văn
Message Icon Chủ đề: BÀI ĐÃ ĐỌC Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 5 phần sau >>
Người gởi Nội dung
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 02/Jan/2011 lúc 12:52pm
.
 
Những cơ hội trong đời

Cùng các thầy cô, các bạn bè thân hữu,

Tôi xin kể lại một câu chuyện thật có thể thấy xảy ra rất thường xuyên ở xứ Hoa Kỳ. Một đêm mưa gió đầy trời cuối thu của năm 1890, một đôi vợ chồng già nọ bước vào sảnh đường rộng lớn của một đại khách sạn, hai ông bà bước đến quầy tiếp tân để ghi tên lấy một phòng trọ. Người quản lý khách sạn ái ngại nói với hai vợ chồng này:

- Chúng tôi rất lấy làm hối tiếc, tất cả các phòng ngủ của khách sạn đều đã được đặt hết vào tối hôm nay vì chúng tôi có một cuộc tiếp tân lớn của một đoàn thể suốt trong tuần lễ này. Nếu như là lúc bình thường thì tôi rất sẵn lòng đưa ông bà sang nghỉ tại những khách sạn của những đồng nghiệp của chúng tôi ở ngay khu vực gần đây nhất. Thế nhưng trong một đêm mưa to gió lớn như thế này mà lại phiền nhiễu quí khách như vậy thì thật tế tôi không an tâm chút nào cả. Tôi xin đề nghị quí khách cứ tạm cư ngụ tại phòng nghĩ ngơi của tôi. Tuy rằng phòng này không sang trọng như những phòng khách hạng nhất nhưng tôi xin bảo đảm với hai vị là phòng ngủ này rất tươm tất, có đầy đủ tiện nghi, sạch sẽ và nhất là đúng tiêu chuẩn phòng ngủ của những khách sạn hảo hạng trong thành phốPhiladelphia nầy. Tối hôm nay tôi trực đêm cho nên tôi chỉ cần nghĩ lưng trong phòng nghĩ ngơi nhân viên là đủ rồi.

Trước lời đề nghị hợp tình hợp lý và thái độ thành khẩn của người quản lý khách sạn, hai vợ chồng ông khách vui vẻ chấp nhận đề nghị này. Họ ngỏ lời cảm ơn người quản lý tốt bụng và sau đó hai ông bà đã ngủ lại một đêm an lành trong phòng nghĩ của viên quản lý.

Ngày hôm sau, đôi vợ chồng già nầy thu dọn hành lý và đến quầy tiếp tân để thanh toán tiền phòng. Người quản lý đã có mặt tại đó với bộ mặt tươi tỉnh. Ông ta nhận lấy chìa khóa phòng và ngỏ lời với hai vợ chồng người khách:

- Ông bà ngủ tại phòng nghĩ ngơi của tôi chứ không phải phòng ngủ của khách sạn cho nên chúng tôi không dám nhận tiền của ông bà. Hy vọng là ông bà đã có một đêm yên nghỉ ngon giấc.

Ông khách già tỏ ý hài lòng với cung cách đối xử lễ độ của ông quản lý khách sạn nên đã nói lời khen ngợi:

- Ông quả thật là một mẫu người quản lý mà tất cả những ông chủ khách sạn trên thế giới này đều mong được dịp cộng tác. Không chừng một này nào đó tôi sẽ giúp ông cất một ngôi khách sạn lớn tại New York.

Ba năm sau, vào một buổi sáng mùa đông, ông quản lý khách sạn nhận được một lá thư bảo đảm từ bưu điện. Người viết bức thư kể lại câu chuyện hai vợ chồng ông khách già đã trú ngụ trong đêm mưa gió và đã được sự tiếp đãi nồng hậu của ông quản lý này. Trongbức thư còn kèm theo một thiệp mời và một vé xe lửa khứ hồi hạng nhất từ Philadelphia đến New York. Thiệp mời ngỏ ý mời ông ta đến New York chơi một chuyến để hai vợ chồng già năm xưa có dịp thù tiếp ông.

Ông quản lý khách sạn nể lời nên đã sắp xếp đến New York một chuyện. Tại thành phố lớn nhất thế giới này, ông quản lý đã dò theo sự hướng dẫn trong thiệp mời để đến ngay góc đường 5th Ave and 34th street để gặp vợ chồng người khách năm xưa. Ngay tại góc đường này là phòng tiếp tân choáng ngợp của một khách sạn cực kỳ sang trọng mới vừa dựng bảng khai trương. Ông khách năm xưa xuất hiện với bộ quần áo sang trọng bậc nhất đã vỗ vai vị quản lý vừa cười vừa nói:

- Ba năm trước, tôi đã nói tôi sẽ giúp ông cất một ngôi khách sạn và sẽ đặt dưới quyền điều hành của ông, không biết ông còn nhớ không?

Ông quản lý há hốc mồm không nói lên lời:

- Ông là ai? Tại sao ông lại chọn tôi? Chẳng hay ông có kèm theo điều kiện gì cho chức vụ điều hành này không?

Ông khách già mỉm cười nói:

- Tôi tên là William Waldorf Astor, tôi mời ông đến đây để cai quản lấy khách sạn này mà không có một điều kiện nào khác cả. Tôi đã từng nói, ông chính là một mẫu người quản trị lý tưởng mà tất cả mọi người chủ khách sạn trên đời này đều mong có dịp được hợp tác cùng.

Khách sạn vừa mới khai trương đó là khách sạn Waldorf gồm có 450 phòng ngủ và hơn 1000 nhân viên phục vụ vào năm 1893 đã kết nối với khách sạn Astoria kế cận khai trương vào năm 1897 để trở thành tổ hợp khách sạn Waldorf-Astoria đã là một ngôi khách sạn lớn nhất thế giới thời bấy giờ. Còn ông William Waldorf Astor là một tỉ phú có rất nhiều bất động sản tại New York mà về thứ hạng thì chỉ đứng sau dòng họ Rockefeller một chút mà thôi. Sau nầy khách sạn Waldorf-Astoria đổi địa chỉ sang 301 Park Ave, còn vị trí đầu tiên tại góc đường 5th Ave và 34th Street được đập phá để xây dựng thành Empire State Building. Ngày nay khách sạn Waldort-Astoria tượng trưng cho những sự sang trọng bậc nhất của thành phố New York. Khách sạn này là nơi cư ngụ của hầu hết những vị nguyên thủ quốc gia đến thăm xứ Hoa Kỳ. Các bạn HH chúng ta nếu có dịp viếng thăm NYC cũng nên book khách sạn này ở một đêm cho biết mùi thế giới trưởng giả. (chị Hoàng anh Nhơn ở gần đó hôm nào canh me "on sale" vào ở thử trước rồi viết bài báo cáo cho tui này biết với, website của khách sạn:
 
Bạn có biết người quản lý trong câu chuyện trên đây là ai không? Ông ta là George C. Boldt, người đã có công đưa tên tuổi của gia đình Waldorf lên ngôi vị hoàng đế khách sạn trên thế giới. Song song với việc điều hành hệ thống khách sạn Waldorf-Astoria, ông cũng là chủ nhân của một hệ thống khách sạn nổi tiếng khác mà chính bản thân ông cũng là một trọc phú của nước Mỹ. Có thể bạn chưa từng nghe qua tên của ông, nhưng tôi tin chắc bạn đã từng ăn qua một loại sốt của ông điều chế, đó là loại salad dressing đặc biệt có tên là Thousand Islands.

Qua câu chuyện trên đây, chúng ta thấy phảng phất trong đó có hình ảnh của một câu chuyện thần thoại với khuôn mẫu "ở hiền gặp lành". Đúng vậy, anh chàng George Boldt đã gặp phải quí nhân là vợ chồng của một nhà triệu phú, thế nhưng nếu ở cương vị của một người quản lý khác không có nhiệt tình đặc biệt như ông thì chắc chắn chúng ta đã không có câu chuyện thần thoại trên đây.

Trên thế gian, trong mỗi một phút giây đều có hàng ngàn hàng vạn nhân duyên đang lướt qua bên người chúng ta mà mỗi một nhân duyên đó đều có thể đưa đẩy vận mạng con người lên đến một đỉnh cao chót vót (hoặc đáy vực vô cùng), bạn đừng nên bỏ sót bất kỳ một mối nhân duyên với bất kỳ một người nào, cũng đừng sơ xuất trước một cơ hội nào để có thể giúp đỡ kẻ khác. Ta hãy cố gắng học hỏi để có một sự nồng nàn, nhiệt tình đối với mọi người, mọi sự việc thì có thể một ngày nào đó chúng ta sẽ trở thành "quí nhân" cho chính bản thân của chúng ta. Người ta nói rằng xứ Hoa Kỳ là một nơi chốn của cơ hội, điều đó đúng cho những người không buông bỏ một cơ hội nào cả, phải không quí vị.
 
 
Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 07/Mar/2011 lúc 9:00pm
  Luận về chữ NHẪN (nhịn )


NHẪN

 Từ những kinh nghiệm xương máu của thực tế cuộc sống mà người Hán đã sáng tạo ra cách viết chữ nhẫn: chữ đao (con dao) ở trên và chữ tâm (con tim) ở dưới. Lưỡi dao ấy ở ngay trên tâm, và nếu như gặp chuyện mà không biết nhẫn nhịn thì tránh sao khỏi đau đớn, có nhẫn nhịn mới chuyển nguy thành yên, bại thành thắng, dữ thành lành…
Trong kinh điển, người biết nhẫn nhục, chính là người mạnh nhất. Còn theo thánh Gandhi: Nhẫn nhục ví như không khí, chẳng biết chống trả, nhưng có khả năng vô hiệu hóa những quả đấm của kẻ bạo tàn!
Vì thế mà người xưa đã tốn rất nhiều giấy mực để viết về nó, đã răn dạy rất nhiều những lợi ích và tác hại xung quanh chữ nhẫn này , ngày nay thì sao?
 Nhẫn, không phải là sự cam chịu !
Đúng vậy, chẳng phải ngẫu nhiên mà chữ nhẫn lại có bộ đao phía trên như biểu hiện của những nỗi thống khổ sâu sắc như dao nhọn, chúng có thể khía vào trong tâm trí, trong con tim ta, làm cho ta đau đớn, tủi nhục và khó chịu.
Nhưng, nhẫn, đừng nên hiểu một cách tiêu cực, là phải gồng mình cam chịu ôm nhục, là luồn cúi để đạt được mục đích. Nếu có chuyện không hay, hãy dùng trí tuệ để thấy đúng lẽ thật, buông xả mọi hơn thua với người ta và không cố chấp phiền hận.
Người “chửi” mình, nếu đúng thì nhận, nếu không phải thì xả bỏ. Chứ nếu nhớ hoài suốt đời, thì tự mình chuốc lấy cái khổ cho mình và còn làm cho người khác khổ lây.
Tóm lại, chữ nhẫn ngoài sự chịu đựng điềm tĩnh còn cần phải có sự tha thứ, phải có từ - bi - hỷ - xả. Nhẫn là độ lượng, khoan dung, nhận đúng bản chất mà kiên tâm nhẫn nại... Nhẫn, chính là thể hiện bản lĩnh của con người.
Khổng Tử xưa đã nói: “Tiểu bất nhẫn, tắc loạn đại mưu” (Việc nhỏ mà không nhẫn được, thì việc lớn ắt sẽ hỏng).
Nhiều gia đình thường treo chữ nhẫn trong nhà, như tự răn mình để giữ được hòa khí trong gia đình. Ôi chao, nhịn đi có một sự, đổi lại được những chín điều lành cơ mà.
Vậy nên, anh em có tranh nhau tí đất đai, vợ chồng có nổi cơn tam bành, ta có “hận” sếp, có xích mích gì với hàng xóm, có bị ai “đì” đi nữa, thôi thì nhẫn đi.
Con tim nhức nhối lắm, khi thấy mình phải chịu đựng thua thiệt, phải kém chị kém em, thành ra hậm hực, tức tối nổ con ngươi con mắt chỉ vì những thứ nhỏ nhặt.
Người ta có cái ví đầm hàng hiệu xịn hơn, thế là phải đua đòi chẳng kém cạnh gì, kẻo mang tiếng “quê”! Hoặc người ta xe nọ xe kia, nếu mình không có, thì đau buồn mà bi luỵ trách móc số sao mãi chả giàu để được làm... đại gia.
Mẹ chồng hủ lậu, lắm lời... cẩn thận đấy! Ra đường, nhẫn á, nhịn á, ganh nhau đến từng chỗ đỗ xe trước đèn xanh đèn đỏ, còi bấm cứ là nhức cả óc. Tông xe vào nhau, là gầm gừ như chuẩn bị xuống cắn xé nhau ngay!
Đến cái chuyện quyền lợi hay tiền nong, ai mà động chạm, thì cứ liệu hồn. Tốt nhất là nên việc ai người đấy làm, tiền ai người ấy hưởng, chứ ức chế quá, là xử lý nhau ngay.
Nhẹ thì bằng bom thư, cao hơn nữa, sẽ được chọn làm đối tượng để buôn dưa lê, nặng thì đơn kiện nặc danh, tệ hơn là thuê xã hội đen dằn mặt...
Thuở phong kiến, chồng có là nông dân thì vợ cũng phải hầu như hầu ông chủ; thời này, chồng mà lười biếng, lại mắc tính loăng quăng bồ bịch, cờ bạc thì dè chừng! Vợ mà đỏng đảnh, hay “không biết đẻ”, hay nọ kia, lơ mơ là ông quăng quần áo ra ngoài đường.
Cho nên, kết hôn cũng nhanh, mà chia tay, ly dị cũng quá lẹ. Chẳng có vấn đề gì phải kéo dài những mấy chục năm. Thời này, chữ nhẫn là chữ gì mà đòi hỏi phải mất thời gian đến vậy?
 Nhẫn, cũng không phải là nhục một cách hèn nhát :
Thời xưa, vua Câu Tiễn nằm gai nếm mật, nuốt mọi tủi nhục chỉ để chờ thời cơ làm nên chuyện lớn. Như vậy, cái chữ nhẫn nhục trở thành động cơ sống, thành quái chiêu của một số người nhằm đạt đến mục tiêu cần thiết của họ.
Ngược lại, chữ nhẫn như trái tim bồ tát của Quan Âm Thị Kính khi bị “vu oan” mọi bề, lay động thân tâm của con người, đó là:
“Chữ rằng nhẫn nhục nhiệm hòa/ Nhẫn điều khó nhẫn mới là chân tu...”
Nhẫn ngày nay, nhiều khi đã thành nhẫn nhục một cách hèn nhát. Nhẫn quá, thành ra... nhục. Nó là điều sỉ nhục, làm xấu hổ, tổn thương đến lòng tự ái của mình.
Nhục, bởi vì sợ quyền thế, nhục vì đang nằm trong hoàn cảnh bất lợi chưa thể trả thù được, nhục để mong cầu có người khen, hay được chức trọng, quyền cao, nhẫn nhục vì khinh bỉ đối thủ, hay tự cho mình cao hơn người, không thèm chấp nê, phản đối.
“Tránh voi chẳng xấu mặt nào...”, nhiều khi thấy cái sự bất bình ra đấy, nhưng chẳng liên quan đến ta, thì ta “mackeno”. Cái sự nhịn ấy, xem phần nó cũng mang tính AQ, rằng thôi, nhịn đi một tí, chết ai!
Hiểu sai chữ nhẫn nhất là khi ghép chữ nhẫn với chữ tâm, để trở thành nhẫn tâm, ác độc. Cũng như hiểu chữ nhẫn với thói quen chịu đựng đến mức hèn yếu, bạc nhược hết ngày này, qua tháng khác, và cơ đồ sự nghiệp, thành quả chăíng thấy đâu, chỉ thấy con người ngày càng èo uột đi, thảm hại, nhưng họ vẫn tự ru mình là ta đang... nhẫn một cách chính đáng.
Nhẫn nhục một cách hèn nhát, là mềm yếu, cam chịu vô ích, rồi tự mình chìm trong cái cõi mịt mờ của mình, sẽ thành kẻ chui sâu vào vỏ ốc, và điều này sẽ làm suy thoái xã hội, đạo đức con người, làm cho cái ác, cái tham, cái xấu có mầm mống và nguy cơ phát triển.
Nhẫn nhục như thế, theo thuyết nhà Phật, là nhẫn nhục chấp tướng vì vẫn còn do dục vọng và lòng tham thúc đẩy chứ không phải nhẫn bà la mật.
 Nhưng nếu không biết nhẫn, bạn sẽ có một khuôn mặt... xấu xí:
Nếu bạn không biết giữ được cho mình một chữ nhẫn, lúc nào đầu óc bạn cũng căng ra, như một chảo lửa, bạn có thể phản ứng ngay tức khắc các vấn đề vừa xảy ra một cách nông nổi, thiếu suy nghĩ...
Gặp chuyện khó chịu, không may, tức khắc lửa giận nổi lên, nếu nhẹ thì chỉ bộc lộ ra sắc mặt, hành động nóng nảy, nhưng nặng và đáng sợ hơn nữa, đó là để chất chứa trong lòng.
Bạn biết không, những cơn nóng giận ấy khiến cho khuôn mặt con người bỗng chẳng dễ coi chút nào và trở nên rất xấu. Đôi khi, chẳng những chúng ta không giải quyết được việc gì, mà còn tự tạo thêm những hành động nông nổi, gây thêm bực bội đúng như các cụ đã nói: “Tâm oán giận, mạnh hơn lửa dữ”.
Thật vậy, chỉ một phút nổi nóng, không tự kìm chế được mình mà không dằn được cơn tức giận, nghĩa vợ chồng phải phân rẽ, bạn bè trở thành kẻ oán thù, và mâu thuẫn dẫn đến xung đột (đánh đập vợ con đến tàn tật, vợ giết chồng, con giết cha, đốt phá nhà cửa, tự hủy hoại thân thể mình...)
Tôi còn nhớ câu chuyện của một chị, nói rằng, thời mà anh chị chưa ly hôn, chị đi “đánh” ghen anh. Đêm hôm, không thấy anh về, trong một đêm mùa đông giá rét, chị quyết định lôi con nhỏ mới hai tuổi, đặt lên đằng sau xe đạp, đèo con đến nhà nhân tình của chồng, và căm phẫn đập cửa ầm ầm...
Sau này, chị tự nhận ra rằng, chẳng phải vì thương con không có cha, chẳng phải lý do gì, ngoài lòng ích kỷ và hận thù nên chị quyết không ly dị. Cũng chỉ vì chị không nhẫn được, cơn nóng bốc lên đầu và chỉ còn nỗi căm hận.
Cho dù đã bao lần, chị tự dặn mình rằng, đừng để con cái nghe thấy tiếng của hai vợ chồng cãi nhau. Nhưng biết sao được, khi cơn sân hận dâng lên, tiếng chì chiết, cãi vã, lẫn xỏ xiên, thậm chí thượng cẳng chân, hạ cẳng tay ngay trước mắt con cái, vô tình anh chị không biết rằng họ chính là một bằng chứng xấu xí của hôn nhân.
Và nếu trước kia, chị nhất quyết không ký đơn ly dị để “hành hạ”, trả hận với chồng mình, thì sau khi đã hiểu ra: nhẫn không phải là chịu đựng, mà nhẫn còn là xả bỏ những nỗi nhọc nhằn uất hận, những đau buồn tủi nhục, để cuộc sống dễ chịu hơn, chị đã ký đơn ly dị, nhằm giải thoát cho cả gia đình thoát khỏi cảnh “địa ngục trần gian”.
 Chữ nhẫn, giống như vàng :
Bạn hãy đọc kỹ những câu răn về chữ nhẫn, bạn sẽ thấy, muôn màu cuộc sống bày ra trong sức mạnh của chữ nhẫn. Chữ nhẫn ẩn chứa những phương kế sống của một đời người.
“... Có khi nhẫn để xoay vần/ Thiên thời, địa lợi, nhân tâm hiệp hòa/ Có khi nhẫn để vị tha/ Có khi nhẫn để thêm ta, bớt thù/ Có khi nhẫn: tỉnh giả ngu/ Hơn hơn, thiệt thiệt đường tu khó lường/ Có khi nhẫn để vô thường/Không không, sắc sắc đoạn trường trần ai/ Có khi nhẫn để lắng tai/ Khôn khôn, dại dại nào ai tránh vòng/ Có khi nhẫn để bao dung/ Ta vui người cũng vui cùng có khi/ Có khi nhẫn để tăng uy/ Có khi nhẫn để kiên trì bền gan...”
Việc lấy đức nhẫn làm sức mạnh (dĩ nhẫn vi lực) cho thấy lợi ích cũng như quyền năng biến hóa, nội lực mạnh mẽ của chữ nhẫn.
Trong cuốn “Luận về chữ nhẫn” của Mạnh Chiêu Quân có viết: “Bạn chớ nên cáu gắt, cáu gắt sẽ làm tổn thương hòa khí; Bạn chớ nên tức giận, tức giận sẽ làm hủy hoại nguyên khí; Bạn chớ nên đùa giỡn, đùa giỡn sẽ làm hỏng tài khí; Bạn phải nhẫn nhịn, nhẫn nhịn sẽ được thần khí”...

  Cũng như câu tục ngữ của Việt Nam ta:
“Chữ nhẫn là chữ tương vàng, ai mà nhẫn được, thì càng sống lâu”.
 Tự tìm được cho mình một chữ nhẫn thích hợp sẽ giúp ích cho cuộc sống của bạn, và nếu biết sử dụng chữ nhẫn sao cho đúng cách, sẽ mang lại cho con người một sức mạnh vô cùng!
                                                                          

Có khi nhẫn để yêu thương
Có khi nhẫn để tìm đường lo toan
Có khi nhẫn để vẹn toàn
Có khi nhẫn để tránh tàn sát nhau

Nhẫn một chút sóng yên gió lặng
Lùi một bước biển rộng trời cao

Có khi nhẫn để yêu thương
Có khi nhẫn để tìm đường lo toan
Có khi nhẫn để xoay vần
Thiên thời, địa lợi, nhân tâm hiệp hòa
Có khi nhẫn để vị tha
Có khi nhẫn để thêm ta, bớt thù
Có khi nhẫn: tỉnh giả ngu
Hơn hơn, thiệt thiệt đường tu khó lường
Có khi nhẫn để vô thường
Không không, sắc sắc đoạn trường trần ai
Có khi nhẫn để lắng tai
Khôn khôn, dại dại nào ai tránh vòng
Có khi nhẫn để bao dung
Ta vui người cũng vui cùng có khi
Có khi nhẫn để tăng uy
Có khi nhẫn để kiên trì bền gan
Có khi nhẫn để an toàn
Có khi nhẫn để rõ ràng đúng sai
Bạn bè quan hệ nào ai
Có khi nhẫn để khinh người trọng ta

Xem ra cũng khó đó mà
Chữ Tâm, chữ Nhẫn ngẫm ra cũng gần

Tài liệu trên NET





Chỉnh sửa lại bởi lo cong - 08/Mar/2011 lúc 6:14pm
Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 08/Mar/2011 lúc 6:12pm
 
 
 
 
Trang Tử thử vợ hay lòng người là giấy






Tôi muốn được kể một câu chuyện:
Chuyện xưa kể rằng, có một đạo sĩ nổi tiếng thần thông, trong một lần ngao du sơn thuỷ, thấy một phụ nữ đang quỳ bên một ngôi mộ mới, vừa khóc vừa quạt. Lấy làm lạ, đạo sĩ kia mới đến hỏi sự tình. Mới hay rằng, người dưới mộ là người chồng vừa khuất của thiếu phụ.
Ngán thay, trước khi chết có trăng trối lại rằng đến khi mộ khô thì người vợ trẻ hãy tái giá. Người thiếu phụ vì thế mới ở đây, quạt cho mộ nhanh khô. Người đạo sĩ động lòng, mới hoá phép giúp cho thiếu phụ, ngôi mộ thoắt cái đã khô như những ngôi mộ cũ. Người thiếu phụ vui vẻ cảm ơn đạo sĩ để về nhà, nơi người tình mới của mình mong đợi.
Người đạo sĩ về nhà, đem chuyện kể với vợ của mình. Vợ của đạo sĩ chê cười người đàn bà kia thật bạc tình. Được một thời gian, bỗng dưng người đạo sĩ mắc phải bạo bệnh, liệt giường và tạ thế. Trước khi nhắm mắt mới trăng trối lại rằng hãy giữ quan tài đủ 7x7 là 49 ngày rồi hãy an táng. Người vợ khóc vâng lời.
Một ngày kia, có một người xưng là học trò đến xin ở lại chịu tang người đạo sĩ. Dung mạo người học trò thật khôi ngô tuấn tú. Thế rồi, chỉ 3 ngày sau, người vợ đạo sĩ đã ăn nằm với người học trò.
Thế rồi được 7 ngày sau, người học trò lăn ra ốm. Bệnh ngày một nặng. Mới nói với người vợ đạo sĩ rằng, ta mắc phải bạo bệnh, chỉ có ăn óc người mới khỏi được. Người vợ liền lấy vồ, bật nắp quan tài định đập vỡ đầu xác chết để lấy óc cho nhân tình ăn.
Nào ngờ, vừa bật nắp quan tài thì vị đạo sĩ tỉnh lại. Người thiếu phụ quay lại thì chàng trai trẻ đã biến mất tự khi nào. Mới hay, đó là do phép thuật phân thân của người đạo sĩ cao tay. Người vợ xấu hổ quá, mới tự tử mà chết.
Người đạo sĩ đó là Trang Chu (còn gọi là Trang Tử), cũng là một hiền triết của Phương Đông chúng ta. Câu chuyện đó, câu chuyện “vợ thầy Trang Chu” lưu truyền gần 2000 năm để chê cười cái gọi là “lòng dạ đàn bà”.
Ngày nay, lại có chuyện anh đảng viên nọ sau khi “hoàn thành kế hoạch” (2 con), mới giấu vợ đi đình sản. Người vợ thì lại muốn sinh thêm con cho vui cửa vui nhà nên “tích cực cố gắng” mà mãi không thấy “kết quả”. Người chồng vẫn giấu vợ, thậm chí bởi vì cái khoản đình sản kia không ảnh hưởng đến khả năng đàn ông của anh, nên anh lại còn làm ra vẻ tích cực “phụ giúp” vợ mình...
Thế rồi, một hôm người vợ vui vẻ thông báo những “nỗ lực cố gắng” của 2 vợ chồng đã có “kết quả tốt đẹp”, cô đã có thai 3 tháng. Choáng váng, nhưng người chồng giấu đi để đi “kiểm định lại”. Kết quả biểu đồ của anh là 0%... Cuộc tiểu phẫu đình sản đã thành công tốt đẹp.
Ấy, cái câu chuyện thời nay cũng đang nói đến cái lòng dạ con người...
Lại có người lấy email giả, để chính mình chat và “thử lòng” người chồng mà mình hết mực thương yêu. Để đến khi anh ta trở nên lạnh nhạt tình cảm vì cho rằng người vợ thiếu tin tưởng tình yêu của mình. Rồi lấy bạn gái của mình để thử chồng... và rồi rước đau khổ vào mình khi người chồng chẳng “trước sau như một”...Còn bao nhiêu câu chuyện trớ trêu nữa mới đủ để chúng ta hiểu rằng, lòng người ta là giấy, chứ nào đâu phải vàng đá... Vì là giấy, nên sao ta cứ nghĩ là vàng để đem đi thử lửa? Đến lúc cháy mất rồi lại thất vọng lòng dạ bạc đen? Sao ta không hiểu rằng, bởi là giấy, nên cái cần và nên làm là chúng ta phải nâng niu, giữ gìn cho nhau để tránh khỏi nắng mưa của cuộc đời?
Sao ta không hiểu rằng, bởi là giấy nên đẹp xấu là do ta vẽ nên, tốt lành là do ta viết nên mà thù hận cũng là do ta đặt bút. Sao ta không viết lời hay, vẽ lấy bức tranh yên bình để xây dựng, gìn giữ lấy cái hạnh phúc mong manh của gia đình?
Tôi chẳng cho cách làm của thầy Trang Chu là hay, tôi chẳng cho người đảng viên kia là không có lỗi. Tôi cũng chẳng ủng hộ việc thử lòng của các chị thời nay với email và các phương tiện khác. Thời gian thì trôi đi, nhưng lòng người thì vẫn vậy thôi, vẫn là giấy... Mà đá cũng mòn, vàng cũng phai, huống hồ là giấy...
Người ta, cùng là một người, sao có lúc nhân từ đáng yêu, lại có lúc cay nghiệt thế? Ấy bởi ai cũng có 2 mặt tốt xấu trắng đen lẫn lộn.
Là những người thề non hẹn biển với nhau, cam kết gắn bó với nhau để xây dựng tổ ấm của mình, tôi thiết nghĩ việc nên làm là ta mang cái mặt tốt ra để đối đãi với nhau. Lấy mặt trắng mà đối đãi với nhau (phu phụ tương kính như tân - vợ chồng kính nhau như khi còn mới). Đó mới là cái kế vạn toàn. Chứ nếu cứ mang cái mặt trái để đối đãi với nhau, mang cái xấu để dành cho nhau, như thế thì đồng sàng mà dị mộng, người hiền lành mà đối xử với nhau như trộm cướp. Cái đó gần với sự tan vỡ lắm.
Ai ơi, nếu còn thương nhau, chớ có thử lòng nhau. Và hãy hiểu, lòng con người là giấy. Ai không động lòng trước một cử chỉ ân cần? Ai vô cảm bởi một lời khen? Ai vắng nhau lâu ngày mà không hề ham muốn? Chẳng phải lòng mình cũng vậy ư? Vậy nên, nâng niu bao nhiêu vẫn chưa đủ. Một chút nghi kỵ đã là thừa.


 
 


 


Chỉnh sửa lại bởi lo cong - 08/Mar/2011 lúc 6:14pm
Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 26/Jul/2011 lúc 7:40pm

Hy sinh

Võ Thị Xuân Sương             16/08/2008
 
Trời Sài gòn oi nồng, tức tưởi không mưa. Bầu không khí chỗ bán vé xe đò ngột ngạt nặng nề với tiếng ồn ào bụi bặm xông lên từ mọi phía. Bà già gầy gò tất bật chen lấn với mọi người không bằng sức mạnh mà bằng mớ tuổi đời phô ra bởi đường rãnh cày xới trên khuôn mặt võ vàng buồn bã.

- Bà già muốn mua vé đi đâu?

- Tui đi thăm con tui.

Chữ "tui" kéo bày tỏ quyền sở hữu thiêng liêng khó ai chiếm đoạt.

- Ơ thì bà đi thăm con hay thăm bồ gì cũng được, hễ còn chỗ thì tui bán. Con bà ở đâu?

- Ơ La cu La gì đó.

Người bán vé nháy mắt:

- La cu la dái.

Nhiều tiếng cười nổi lên. Bà cụ có vẻ qúynh, nhếch mép ngô nghê. Người bán vé dịu gịong:

- Thôi được, La dái để lần sau. Lần này tui bán cho bà đi La cu. Mấy người?
- Tui đi mình ênh.

Trời hắt nước ào ạt xuống trạm xe đò Pleiku. Bầu trời sụp xuống gần mặt đất. Từng cơn gió dạt dào rên rỉ trên mái tôn mấy sạp hàng bày lèo tèo vài món bánh trái rẻ tiền. Bà già ngơ ngác ôm chặt giỏ quà bánh che cho khỏi ướt. Ðất đỏ cao nguyên nhầy nhụa bám vào đôi chân thương nhớ tìm con. Không ai bận tâm đến nét mặt lo âu của bà. Ðôi mắt có vẻ sợ sệt bôi rối cũng không giúp bà nhắc nhở mọi người về sự hiện diện của mình. Bà hỏi thăm nhiều người với giọng hổn hển, kêu cứu. Cuối cùng một viên sĩ quan cũng đi đón thân nhân cho bà quá giang xe jeep về trại bộ binh.

Tại bộ tham mưu, người ngồi ở bàn có mang hoa mai vàng trên cổ áo lật tìm hồ sơ và cho biết là con bà đang hành quân. Bà thất vọng hỏi nhẹ như hơi thở:

- Chừng nào nó dià hả ông?

Tránh nhìn ánh mắt của bà, người ấy ngần ngừ:

- Có thể... một tuần. Có thể lâu hơn.

Bà kêu lên:

- Một từng? Làm sao tui ngồi đây chờ nó được?

Người ấy vỗ về:

- Tốt nhất là bác nên về nhà, đừng chờ. Khi nào cậu ấy có phép thì sẽ về thăm bác.

Bà thở ra:

- Ưà thì phải dià thôi chớ có guen biết ai ở đây đâu mà ở. Ông làm ơn biểu nó xinh phép dià thăm tui một chiếng. Lâu guá hổng gặp, tui nhớ nó guá chừng.

Hơn nửa năm sau, con bà về thăm. Nó chạy ào vào nhà như cơn lốc trong khi bà đang ngất ngư vì sốt:

- Má ơi, má, con được lên lon. Con đem dià cho má nè!

Bà lụp chụp ôm chầm lấy con, ngỡ ngàng hỏi:

- Lon gì con?

Dụi mắt nhìn tờ giấy con chìa ra trước mặt, bà ngạc nhiên:

- Cái gì dậy? Lon mà sao...

Thằng con cười:

- Lon là... là cũng như lên chức đó má, chớ hổng phải như cái lon đong gạo đâu.

- Ưà ưà... lên chức. Chức gì? Lớn hông con?

Thằng con vẻ kiêu hãnh:

- Chức hạ sĩ nhức má à. Lớn lắm.

Bà cười, đôi môi nhăn nhúm giãn ra úp tròn lên lợi:

- Nhức lậng? Con của má giỏi thiệc!

Sờ vào vai áo bạc màu sờn rách của con, bà chép miệng:

- Chèng ơi, áo xống gì mà rách bươm. Má có dành dụm chút tiềng, con đi may áo mới đi.

Nhưng thằng con không chịu, bảo quần áo lính là của quân đội cho, không phải may. Còn tiền thì phải để dành lúc má ốm đau cho có mà chạy thuốc.

Cơn sốt bịnh trở thành cơn sốt hạnh phúc biến dạng bà. Suốt tuần lễ có con ở nhà, bà trẻ ra chục tuổi. Bà cười nói huyên thiên, nhìn mọi người với ánh mắt lúc nào cũng long lanh âu yếm. Bà quấn qúit bên con không rời, trừ những lúc hiếm hoi lê la chốc lát bên hàng xóm cốt chỉ để nói về cái tốt của con. Con bà xách nước, nấu cơm, giặt giũ cho mẹ. Bà hóm hém cười:

- Con hy xinh cho má guá chời.

Rồi thằng con lại ra đi. Bà lại buồn, lại thơ thẩn vào ra một mình ít cười ít nói. Có mấy củ tỏi củ hành ngày ngày bưng đi từng nhà chào bán. Bữa được bữa không. Bà sống hẩm hiu âm thầm như một bóng ma cho tới khi nhận được thư con gởi về. Bà hớn hở nhờ con bé hàng xóm qua đọc giúp. Hai mái tóc hai màu chụm vào nhau dưới ánh đèn tù mù không đủ sáng.

- Cái gì có chữ ku hả bà?

- La cu. Chú ở La cu. Ðọc tiếp đi con, lẹ lên!

"La cu ơ ngày bảy tháng hai, má ơi, má có khoẻ ơ mạnh không, có ăn ngủ đều ơ không má, hôm qua con được thượng ơ cấp khen là anh ơ dũng, ổng hứa sẽ xin cho con cái ơ huân chương bội ơ tinh...". Con bé ngừng đọc, hỏi là cái gì vậy bà? Bà cười sung sướng:

- Là cái lon cái lá gì đó như kỳ chước chú đem dià cho bà đó mà. Chú đứng nhức hoài à. Ðọc nữa đi con. Còn dài hông?

Khi con bé đọc xong thư, bà kéo vạt áo lên chặm mắt:

- Tội nghiệp thằng nhỏ. Ai cũng nói đi lính cực khổ lắm mà hổng bao giờ nghe nó thang. Chắc chú mày xợ bà buồng.

Rồi lấy trn bàn thờ thường được bà kính cẩn thắp nhang van vái mỗi chiều, quyển vở bụi bám mà bà cầm nó trang trọng như cầm nắm một sinh linh

- Con biêng dùm bà ích chữ gởi cho chú.

Con bé tròn mắt chờ đợi, bà chẩm rãi nói:

- Con biêng là má là Ðược...

- Chấm xuống hàng không bà?

- Lên xuống gì tì con. Rồi chưa? gởi cho con là Của...

- Ðể chấm thương ôi không bà?

- Con muốn để chấm gì thì để. Má nhớ con lắm. Rồi chưa? Ráng dià thăm má. Rồi chưa? chiếng này má phải lo chiệng dợ con cho con... Cái gì? chiệng dợ con cho con. Rồi chưa? chớ má đơn chiếc... chết nay sống mai. Rồi chưa? má chờ ông chời kêu biểu đi. Rồi chưa? là đi. Rồi ai lo cho con. Rồi chưa? con hy xinh cho má nhiều rồi. Rồi chưa? hun con. Nhớ dià thăm má.

Bà chỉ lá thư con trai gửi về:

- Con biêng như dầy. Chú thường dặng là mình cứ biêng như chú biêng chỗ người gởi, gởi cho chú thì chú thành người nhận.

Con bé đọc bao thư, kêu lên:

- Bà ơi, chắc chú Của viết lộn rồi. Con nghe ba con thường nói K.G.B. chớ sao chú lại đề K.B.C. hở bà?

Bà hấp háy mắt xoay ngược xoay xuôi bao thư:

- Ưà thì ba con chữ nghĩa hơn chú chắc ba con nói phải. Con muống biêng xao thì biêng.

- Bà ơi, ai ở K.G.B. là giỏi lắm đó bà. Ba con nói.

Bà cười tươi tắn:

- Ưà, chú cứ đứng nhức hoài à.

Gần ba tháng sau, một người đàn ông và một người đàn bà cùng bận đồ nhà binh tới tìm. Lúc đó bà đi bán tỏi vừa về. Từ xa, bà vội quăng rổ tỏi, đôi chân khẳng khiu cuống quít chạy về nhà. Nhưng không ai hớn hở gọi bà bằng má. Họ nói một cánh nghiêm trang là con bà đã hy sinh, và đưa cho bà cái ba lô nói là di vật của con bà, kèm theo một số tiền.

Bà cười rạng rỡ, mắt sáng như trẻ thơ:

- Tui biếc mà. Thằng con tui bao giờ cũng hy xinh lắm. Tiềng nữa? Ðó, hễ có tiềng là nó cho tui liềng hà. Tội nghiệp, nó hổng giữ lại, nhằm khi gió máy.

Hai người khách ái ngại ra về. Trời bỗng sụp tối. Vài cơn gió trái mùa rung cây cho lá ngập ngừng rơi. Tiếng trẻ con trong xóm vẫn đùa nghịch mỗi ngày bỗng có cái gì sắc gọn hơn, đau nhức hơn. Mấy củ tỏi khi nãy bà vất rổ vội vàng, đã âm thầm để gió lùa trôi xuống cống. Và nước muôn thuở đen ngòm dưới cống chừng như quánh lại, ngừng trôi. Nhưng những cái đó không ảnh hưởng mảy may tới niềm vui bao la trong vắt của bà cụ. Bà tất bật ra đầu hẻm mua cái bánh rán và gọi con bé hàng xóm:

- Nè, chú Của gởi tiềng cho bà nhiều lắm, bà đãi con cái bánh ngon. Có giấy tờ gì cả xấp, tờ nào cũng có hình cái cờ. Chắc là chú Của lại được thưởng cái gì đó. Con dià nhờ ba gua coi giấy tờ dùm bà.

- Ai tới thăm bà vậy?

- Họ nói gì bà guên, mà chắc là bạng chú Của. Có là bạng thì chú mới dám gởi tiềng dià cho bà chớ. Cô đó người Ang nam. Ngộ ghê, con gái mà cũng đi lính. Còn cái ông đó thì nói giọng trọ trẹ như ông Tư, bà nghe hổng hiểu mấy.

Bố con bé hàng xóm gật đầu mỗi câu bà cụ hoan hỉ khen con. Mắt anh nhìn bà dịu dàng bao bọc như cái nhìn người mẹ. Khi đọc xong giấy tờ, anh xếp để vào quyển vở trên bàn thờ, cẩn thận ngăn nắp như sắp một linh hồn. Anh kính cẩn đốt ba cây nhang cắm vào bình, nói không nhìn bà:

- Mọi việc tốt đẹp hết bác à. Thôi cháu dià. Cần gì thì bác cứ kêu cháu gua.
Và anh về dặn con:

- Từ nay nếu bà biểu biêng thơ cho chú Của, con đưa ba nghe.

- Chi vậy ba?

- Ơ thì... ba coi...

- Ba thường nói coi thơ lén của người khác là xấu lắm mà?

- Không phải ba coi lén. Nhưng ba biêng địa chỉ... cho đúng để thơ không bị trả lại và... biêng thêm ích chữ dặng dò chú biêng... cái này cái nọ cho bà dui. Tội nghiệp, bà già guá rồi!
Paris, 7 Mars 1995.

Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 07/Aug/2011 lúc 10:08am
.
Chuyện về "tiểu thư" đi xe đạp đầu tiên ở Huế
 
(TuanVietNam 12/02/2009) - Một tiểu thư con quan lớn chịu thất học về quê làm ruộng nuôi con cho chồng xa nhà đi đánh đánh giặc, đến cuối đời, tuổi đã rất cao tưởng được an nhàn thì lại tự mình chăm sóc chồng nằm liệt suốt mấy năm liền... Vậy mà đọc cuốn Thơ văn chọn lọc - Nguyễn Thị Thiếu Anh, mới thấy mạch văn bà vẫn rất sáng, cái nhìn cuộc đời của bà vẫn rất nhân hậu.
Tên sách: THƠ VĂN CHỌN LỌC - NGUYỄN THỊ THIẾU ANH
Phát hành: NXB Phụ nữ
*****
Cô tiểu thư "xôn xao cả kinh thành"

Bây giờ thì những cô gái Huế phóng xe Spacy, @ ầm ầm qua cầu Tràng Tiền chẳng ai để ý. Thế nhưng 70 năm trước, chuyện một cô gái đội nón bài thơ, mặc áo dài trắng đạp xe từ Gia Hội về Đông Ba thì đã làm xôn xao cả kinh thành… Cô gái ấy là ai?
Nguyễn Thị Thiếu Anh - "Tiểu thư" đi xe đạp đầu tiên ở Huế  

Xin thưa đó là cô học sinh - con gái cụ Hoàng Giáp Nguyễn Khắc Niệm đương chức Phủ doãn tỉnh Thừa Thiên- kinh đô Huế: Nguyễn Thị Thiếu Anh.

Vào năm 1937, chính cô học trò này đã nổi tiếng khi đoạt giải nhất văn toàn quốc với số điểm 20/20, được nhà vua đích thân trao giải thưởng gồm một xấp vải đẹp, một chiếc đàn banjolin và một cuốn Larousse Ménager (Từ điển gia chánh).
Vì sao phải tập xe đạp? Giỏi văn, Cô học trò tuổi mới 15 lúc ấy đã tự nguyện tham gia vào "học sinh văn đoàn" vừa chịu trách nhiệm biên tập vừa lo công việc quản trị tờ báo phải chạy "phát hành" và giao dịch nên phải tập đi xe mới đủ thời gian.

Và người cổ vũ động viên cô gái tập đi xe ấy chính là người anh ruột - Nguyễn Khắc Viện, một nhà văn, nhà báo, nhà văn hoá, một bác sĩ nổi tiếng không chỉ ở ta mà cả ở Pháp.
Cô gái giỏi văn ấy, không chỉ học giỏi điểm cao mà ngay từ tuổi trăng tròn đã có bài thơ Chiếc nón Huế làm cho các bậc thi sĩ đàn anh như Xuân Diệu, Tế Hanh, Thanh Tịnh phải để mắt đến… Và 10 năm sau, GS. Nguyễn Lân đã chọn để đưa vào sách Giáo khoa văn tuyển lớp 6.
Bìa cuốn Thơ văn chọn lọc
Nguyễn Thị Thiếu Anh - NXB Phụ Nữ
"...Sung sướng cầm chiếc nón/ Đội nghiêng nghiêng lên đầu/ Thướt tha hơi làm dáng/ Thèn thẹn... em bước mau.../ Me cười: Ồ con me/ Dí dỏm học làm sang/ Chỉ thiếu chiếc kiềng vàng/ Con thành "cô gái Huế"...
Học giỏi, tiểu thư nhà đại quan NTTA "nổi tiếng", nhưng cô càng nổi tiếng hơn khi bị thất học. Lúc đó, NTTA đang là nữ sinh Đồng Khánh (Huế) - lớp 2e année, tương đương lớp 7 bây giờ.
Vì nghi ngờ học sinh quay cóp, bà "đầm" dạy tiếng Pháp đã giận dữ đập bàn quát: "Người An Nam các cô đều là quân ăn cắp!" (Toutes les Annamites sont des voleuses!")
Lòng tự trọng dân tộc bốc lên ngùn ngụt, NTTA đứng vụt dậy, đanh thép đáp trả: "...Tất cả những người Pháp sang xâm chiếm Việt Nam mới là quân ăn cướp!"

Mặc cho bà Hiệu trưởng khuyên NTTA xin lỗi thì nhà trường sẽ cho qua, nhưng NTTA nhất quyết không cúi đầu thà "bị đuổi học và bị cấm thi 3 năm vì có tư tưởng phản nghịch."
NTTA thất học từ đó. Chuyện cô tiểu thư con quan Phủ doãn Thừa Thiên bị đuổi học càng làm cô thêm nổi tiếng, đến mức ông TK (sau này là cán bộ Việt Minh Nghệ An) đã làm thơ vịnh Người đẹp như sau:
"Lừng lẫy đức tài giữa đế kinh/ Xứng nền thi lễ nếp trâm anh/ Giữa rừng văn học vang ngòi bút/ Trong chốn phồn hoa vẹn chữ tình/ Ăn ở nêu gương người tín nghĩa/ Vào ra tỏ rõ nét đan thanh/ Khen ai khảng khái bênh nòi giống/ Muôn thuở Hương Binh vẫn rạng danh".

Nguyễn Thị Thiếu Anh - cái tên gắn với nhiều giai thoại
Thời học trò của NTTA có thể nói ngắn ngủi, nhưng đọc lại đôi nét phác thảo qua các tác phẩm được xuất bản gần đây thì nhiều chuyện rất cuốn hút. Chuyện bà đi học chữ Nho, chuyện "đối thoại" với Nam Phương hoàng hậu, chuyện những người bạn trai thời đi học… tất cả đều rất đời thường nhưng nó gợi lên nhiều tư liệu quý về một thời đáng nhớ!
Ở cái tuổi 80 viết lại những chuyện tình có có, không không của tuổi ô mai, mực tím thời "Tự lực văn đoàn" đang làm say đắm bao người! Phải chăng, lúc này không còn sự xô bồ tính toán nào khác mới có thể ghi nhớ được những tình tiết lãng mạn tươi nguyên đẹp đẽ đến vậy!
Bài thơ Chiếc nón Huế - sáng tác năm 1937 in ở bìa 4
cuốn Thơ văn chọn lọc - Nguyễn Thị Thiếu Anh

Người đọc sẽ đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác: Một cô gái suốt đêm mê đọc tiểu thuyết, sáng dậy không kịp chuẩn bị đi đón Nam Phương hoàng hậu. Một cô gái thuộc thơ tình Pháp bằng tiếng Pháp… Ấy vậy nhưng cô chấp nhận lời cầu hôn về làm dâu một gia đình, mà cuộc đính ước được sắp đặt từ trước khi cô sinh ra 13 năm!
Bởi khi người cha đỗ Hoàng giáp vinh quy bái tổ, cụ Hoàng giáp khoá trước là thầy học của ông không có con gái để gả cho nguời học trò yêu quý của mình, liền hẹn về sau nếu ông tân khoa có con gái kha khá thì gả cho cháu nội của thầy. Bởi giữ Lễ ấy, mà hơn 30 năm sau, Nguyễn Thị Thiếu Anh đã hoàn toàn tự nguyện lấy người "đính ước".
Nhưng mối tình "sắp đặt" ấy lại rất đẹp, đẹp ngay cả khi cô tiểu thư từ kinh đô về quê chồng nuôi mẹ và trở thành một thôn nữ, một nông dân cày cuốc nuôi ba con nhỏ để chồng yên tâm ra chiến trường.
Trong chúng ta, nhiều người thuộc bài thơ Thăm lúa của Trần Hữu Thung, nhưng nhà thơ nổi tiếng một thời này cũng chỉ là người đứng trên bờ ruộng để làm thơ, còn Thiếu Anh làm thơ mùa gặt, chính là những xúc cảm chân thật khi chính mình đang "Chân ngập dưới bùn sâu, Mồ hôi đầy nước mắt”.
Cô tiểu thư khuê các ngày xưa lại là một người nông dân thực sự làm ruộng đổ mồ hôi sôi nước mắt: "Ngày nay em đi gặt/ Chân ngập dưới bùn sâu/ Mồ hôi đầy trước mặt/ ướt đầm vụ áo sau/ Em cầm hái đưa mau/ Lá cành kêu soàn soạt? Lúa vàng reo lao xao..."  nặng nhọc hơn cả người thôn nữ bình thường khi cô phải đảm nhiệm cả công việc của người đàn ông: Trao liềm hái cho con/ Em thu xếp gánh gồng/ Về mau trục lúa sớm/ Kẻo đêm qua trời giông…
Bà Nguyễn Thị Thiếu Anh năm 1942
Cũng là bài thơ Mùa gặt, nhưng bài thơ khi tác giả đứng dưới ruộng khác hẳn những gì tác giả viết khi còn là môt cô tiểu thư đứng trên bờ viết về mùa gặt: "ngồi dưới bóng cây cao/ nhìn sóng lúa lao xao/…Dưới ruộng sâu, Anh chị nông dân làm những gì/, nghĩ những gì, em nào có biết…"
Đã có nhiều sáng tác thơ văn nói lên tình cảm tiền tuyến hậu phương… Thơ văn Nguyễn Thị Thiếu Anh về chủ đề này hoàn toàn chỉ là những cảm xúc riêng tư, viết cho mình chứ không phải viết để đăng báo, viết là để trăn trở, chiêm nghiệm, cảm xúc phải chăng cũng vì thế mà người đọc đồng cảm rất nhanh và cũng rất tự nhiên.
Đêm nay tối giao thừa/ Vườn cau lất phất mưa/ Trong gian phòng vắng vẻ/ mình em trước án thờ/ Con thơ quên đón Tết/ Mẹ già già hơn xưa/ Ai châm hương nến tết/ Ai khêu ngọn đèn mờ/ Giờ đây trên chiến khu/ Nơi rừng thẳm hoang vu/ Anh còn thức không nhỉ/ Anh có đợi giao thừa?
Thơ văn Nguyễn Thị Thiếu Anh chỉ tập trung quanh mối quan hệ trong gia đình, bạn bè thân thuộc, thậm chí bà viết về những cô gái ôsin, em bé đánh giày mà bà gặp… nhưng nhân vật nào cũng để lại trong lòng bạn đọc những suy nghĩ khó phai.
Dân gian có câu: Mấy đời bánh đúc có xương, mấy đời dì ghẻ mà thương con chồng, nhưng bà đã khiến người đọc thực sự ngạc nhiên và xúc động với những câu thơ chan chứa lòng biết ơn: Mồ côi mẹ từ khi lên một/ Nhưng không hề chịu cảnh cô đơn/ Tôi là kẻ trời ban riêng diễm phúc/ Thấy trong đời bánh đúc có nhiều xương...
Nhận xét về bài thơ Mẹ kế tôi, nhà văn Thanh Hương (Nguyên Tổng Biên tập báo Phụ nữ Việt Nam) viết: đây là một bài thơ hay bởi đó là những câu thơ thốt lên từ trái tim chân thật và làm xúc động lòng người đọ . Càng đọc càng yêu mến cảm phục tấm lòng và đức độ của người mẹ kế.

Cám ơn tác giả đã đem đến cho người đọc những cảm xúc thật đẹp và lành mạnh - những cảm xúc làm cho người ta thấy thương yêu cuộc sống và muốn sống sao cho ngày càng xứng đáng hơn cao đẹp hơn.
Viết như "chơi" mà ngấm, mà thấm...

Thất học từ năm 17 và phải đợi đến ngày chống Pháp thắng lợi, khi vào tuổi 40 mới lại được cắp sách đến trường học nghề thuốc và ra làm nghề thuốc cho đến khi về hưu. Nhưng lòng yêu mến văn chương, sự tìm tòi chắt lọc, ghi nhận của bà đối với cuộc sống hàng ngày thì không lúc nào ngưng nghỉ.

Bởi vậy, sau khi về hưu từ 1989 bà đã cho xuất bản liên tục các tác phẩm: Gửi Huế, Tình yêu thuở ấy, Hoài niệm, Tình đời tình thơ, mãi mãi bên nhau, Góp nhặt cuối đời, Ơn sâu nghĩa nặng tình thâm...
Một bà lão 80 ngồi bán chè, thuốc lá điếu dưới tán cây sung trước nhà; vừa bán hàng vừa làm thơ, vừa bán thơ. Đó cũng chuyện xưa nay hiếm! Chắt chiu từng đồng lẻ tiền lãi hàng ngày để xuất bản sách, mang thơ đến với đời...
Một tiểu thư con quan lớn chịu thất học về quê làm ruộng nuôi con cho chồng xa nhà đi đánh đánh giặc, đến cuối đời tuổi đã rất cao tưởng được an nhàn thì lại tự mình chăm sóc chồng nằm liệt suốt mấy năm liền... Vậy mà mạch văn bà vẫn rất sáng, cái nhìn cuộc đời của bà vẫn rất nhân hậu.
Cụ Thiếu Anh tuổi 80 tại Hà Nội
Ngay trong lời di chúc của bà vẫ cho người đọc thấy cái hóm hỉnh và cả tấm lòng bao dung rộng mở: Nam Tào đã gọi họ tên tôi/ Săp phải ra đi vĩnh viễn rồi/ Chỉ mong đất nươc mau cường thịnh/ Dân nghèo sớm được sống yên vui/ Thôi chào vĩnh biệt TA đi nhé! Xin gửi tình thương đến mọi người. (TA viết hoa cả hai chữ là cách chơi chữ ghép T và A - Thiếu Anh.)
Ai đã từng đọc thơ, văn Nguyễn Thị Thiếu Anh chắc sẽ rất đồng tình với lời bày tỏ của nhà thơ, nhà văn Đông Trình - một tác giả được nhiều người biết đến từ trước ngày miền Nam giải phóng:
"Trong thời gian dưỡng bệnh, tôi có đọc được cuốn Tình yêu thuở ấy của chị. Chị viết rất lôi cuốn. Đã đọc là không thể ngừng lại. Chỉ cần một cuốn ấy thôi, tôi có thể hình dung ra một con người, một nhân cách, một thời đại, đúng như anh Hoàng Phủ Ngọc Tường giới thiệu.
Vốn liếng là cuộc sống thực, chị đưa vào văn, văn chị thâm thuý giàu chất hiện thực mà dí dỏm và "đáo để". Tôi có cảm giác chị viết như chơi, như trò chuyện với người thân. Thế mà ngấm, mà thấm. Lối viết ấy trong văn học ta hiện nay không nhiều, đối với phái nữ thì lại càng hiếm…"
Là người bất ngờ được đọc cuốn sách Thơ văn chọn lọc - Nguyễn Thị Thiếu Anh, tôi cũng đã không thể ngừng lại .

http://www.tuanvietnam.net/vn/nghexemdoc/sachhaynendoc//6069/index.aspx 



Chỉnh sửa lại bởi lo cong - 07/Aug/2011 lúc 10:09am
Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
hoangngochung
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 27/Nov/2010
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 513
Quote hoangngochung Replybullet Gởi ngày: 11/Aug/2011 lúc 9:15am

Đám cưới của nữ thi sĩ Nguyễn Thị Thiếu Anh và bác sĩ Đặng Văn Ấn con trai cụ bác sĩ Đặng Văn Dzư (năm 1941).
1- Cụ bà Lê Quý Bác .2- Cụ bà Đặng Văn Hướng.3- Cô Đặng Thị Dung (con cụ Hướng).4- Cụ bà Đặng Văn Oánh. 5- bà Nguyễn Thị Vàng tức bà Lê Khánh Đồng, trưởng nữ của cụ Nguyễn Khắc Niêm, chị cùng cha khác mẹ của cô dâu). 6- Cụ bà Đoàn Thị Viên (kế mẫu cô dâu).7- Cô dâu Nguyễn Thị Thiếu Anh.8- Cụ Hoàng giáp Nguyễn Khắc Niêm (bố cô dâu) 9- (Sau cụ Niêm) Cụ Phó bảng Đặng Văn Hướng (bác chú rể - thân phụ ông Đặng Văn Việt).10-Cụ ông Lê Quý Bác, thông gia với cụ Nguyễn Khắc Niêm)11- Chú rể Đặng Văn Ấn.12- Cụ bác sỹ Đặng Văn Dzư (bố chú rể).13- Không rõ.14- Không rõ.15- Ông Tống Trần Trinh, con cụ cửu Viên tức cô ruột của bà Thiếu Anh )16- Cụ Phó bảng Đặng Văn Oánh (Bác chú rể - Con trưởng cụ Hoàng giáp Đặng Văn Thuỵ) 17- ông Nguyễn Quang Tấn con bà cụ Tú Duật, tức cô ruột của cô dâu)18- Không rõ.
 
 
 
hung0989077120@ahoo.com
IP IP Logged
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 18/Aug/2011 lúc 10:35pm
 
 
                       Ô Sào Thiền Sư
Như Thủy
Xem%20hình

Ô Sào thiền sư là một cao tăng Trung Hoa vào đời Đường. Khi bà mẹ hạ sanh sư, bà không ưng ý lắm nên đem bỏ con vào một chiếc tổ quạ trên cội đại thọ trước hiên chùa rồi lẫn mất. Sư xuất gia từ đó, và người ta gọi sư là thầy Ô Sào (Ô là quạ, Sào là tổ), tức là ông thầy có xuất xứ từ một chiếc tổ quạ. Tuổi ấu thơ và tráng niên của sư trôi qua bình thản trong bóng mát của tòng lâm cổ kính. Sư thường hành thiền trên quê hương của mình, tức là nơi chảng ba có đặt chiếc tổ quạ ngày xưa mà theo năm tháng, cội cây đã to và rộng đầy đủ để cành nhánh có thể cho sư đặt một chiếc tọa cụ trên ấy. Cho đến khi ngộ đạo và hành đạo, thiền sư vẫn không rời "quê mẹ."
Một hôm, quan thị lang Bạch Cư Dị, một thi hào lừng danh đương thời, đi dạo ngang cổng chùa, trông thấy nhà sư đang ngồi vắt vẻo trên tàng cây, vốn không ưa hạng người "lánh nợ đời" như thế, ông cau mày hỏi:
- Bộ hết chỗ rồi hay sao mà thầy lựa chỗ hiểm nghèo như thế để ngồi?
Thiền sư bình thản đáp:
- Chỗ của tôi xem ra còn vững vàng hơn chỗ của quan lớn đang an tọa nhiều.
Quan thị lang nhìn lại chiếc kiệu của mình đang ngồi, ngạc nhiên:
- Chỗ tôi đang ngồi có gì đáng ngại đâu?
- Thưa, chỗ đại quan là dưới vua, trên các quan và trăm họ. Vua thương thì quần thần ghét, được lòng dân thì mất lòng vua. Tính mạng của đại quan cùng thân quyến đều lệ thuộc vào lòng yêu ghét của vua và sự tật đố tị hiềm của bạn bè. Một chiếc ghế được kê trên đầu lưỡi thiên hạ thì làm sao bì được với sự cứng chắc của cội cây này được. Có phải thế không thưa đại quan?
Bạch Cư Dị nghe nhà sư nói chỉ im lặng cúi đầu, giây lâu vị đại quan lão thành mới cất tiếng hỏi:
- Thầy có thể cho tôi biết thế nào là đại ý của Phật pháp chăng?
Thiền sư đáp liền:
- Không gì dễ bằng câu hỏi này. Đại quan hãy nghe tôi trả lời đây, đó là:"Chư ác mạc tác. Chúng thiện phụng hành - Tự tịnh kỳ ý - Thị chư Phật Giáo” (Nghĩa là: Các điều ác chớ làm, các điều lành vâng giữ, tự thanh lọc ý mình, đó là lời Phật dạy).
Bạch Cư Dị nghe xong bảo:
- Những điều thầy vừa đáp, con nít lên ba cũng nói được.
Thiền sư mĩm cười:
- Thưa đại quan, con nít lên ba nói được, nhưng ông lão sáu mươi chưa chắc đã làm xong. Ngài có thấy như thế không?
Bạch Cư Dị lại im lặng cúi đầu. Ông bắt đầu học đạo với thiền sư Ô Sào từ đó. Người ta kể rằng dưới sự dẫn dắt của thiền sư "Tổ quạ", không bao lâu vị đại quan này "thoát nhiên đại ngộ". 
 
 


Chỉnh sửa lại bởi lo cong - 18/Aug/2011 lúc 10:36pm
Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 19/Aug/2011 lúc 12:22pm
CHÁO TÓC

Tường Lam 

Trên hai mươi năm rồi còn gì ! Thế mà tôi không bao giờ quên nổi kinh hoàng xảy ra nửa khuya hôm đó..
Cả gia đình đang yên giấc, bổng nghe tiếng xe hơi từ lộ chính chạy vào, thắng gắp trước cửa nhà, nhiều tiếng chân người nhảy xuống, sau đó tiếng đập cửa mạnh và dồn dập. Có tiếng quát lớn:
- Chủ nhà mở cửa !!! Công An huyện cần làm việc.


Nhạc gia tôi tuổi ngoài thất tuần, hai tay rung rung nâng cây song hòng, cửa mở, năm tên công an bước nhanh vào với bốn khẩu A.K. cầm tay, tên đứng đầu với khẩu K. 54 bên hông hất hàm hỏi lớn:
- Tên Ánh có ở nhà không ?


Từ buồng ngủ bước ra, tôi trả lời:
- Tôi có mặt đây!


- Mời anh lên xe về công an huyện, chúng tôi cần làm việc với anh.


Quơ vội cái bồng bột, trong đó vài bộ áo quần, thuốc uống, dầu xanh, chén muỗng, đủa,..kem và bàn chảy đánh răng…


Tôi bước lên và ngồi xuống sàn, xe lao vút đi và chỉ nhìn thấy nhạc gia tôi hom hem bưng cây đèn dầu lửa, hai đứa con trai tôi ôm chân mẹ và nhà tôi vội đưa tay lên lau nước mắt.  Công an đẩy tôi vào phòng giam chấn song sắt , ngọn đèn vàng mờ trên trần, đóng mạnh khung cửa sắt và khóa lại.


Căn phòng vuông vức, độ bốn thước nhốt mỗi mình tôi. Thu mình vào góc phòng, nằm xuống nền xi-măng, đầu gối lên bồng bột, trăm ngàn dấu hỏi lần lượt hiện ra trong đầu, tôi chịu thua, không hiểu tại sao mình bị bắt, khẩn cấp giữa đêm khuya.  Thân phận người lính chế độ cũ bị cộng sản ngược đải còn thua một con vật. Mua một con chó để làm mồi nhậu, ngã giá xong mới bắt con mồi dẩn đi, còn chúng tôi vui buồn gì công an muốn bắt chỉ mang còng đến bắt thôi!


Từ nhà tù lớn cho toàn dân miền Nam, những ngày lễ lớn, kỷ niệm chiến thắng, sinh nhựt lảnh tụ, họ đem cất chúng tôi vào phòng giam- nhà tù nhỏ. Trước khi thiếp đi, tôi còn nghe rõ tiếng hô dõng dạc:
-"Tất cả vào hàng ! Phắt.. Tư lịnh đến ! Khai quân hiệu!...Bế quân hiệu ! "


Và giờ nầy, bên kia nửa vòng trái đất là ban ngày, các cấp lảnh đạo chỉ huy của tôi chắc đang rót những chai rượu đắt tiền vào ly cạn, bên tiếng nhạc lời ca ! mĩm cười vui sướng vì cả gia đình an toàn lên máy bay với hành lý là những va li đầy vàng, đô la và vật dụng đắt tiền… Ai công hầu ai khanh tướng, giờ mình ta đau thương.


Giấc ngũ chập chờn kéo dài được bao lâu không biết, tôi choàng ngồi dậy khi nghe tiếng người quát lớn:
- Anh kia, lên làm việc.


Tôi bị dẩn đi theo một hành lang ngắn, bước vào phòng có bảng ghi trên khung cửa: "Phòng Chấp Pháp". Vừa ra lịnh ngồi xuống ghế, tên Thượng úy công an hất hàm hỏi tôi
- Anh mang túi gì đó?


- Quần áo lao động, thuốc uống và đồ vệ sinh cá nhân.


- Bộ anh biết sắp bị bắt sao mà chuẩn bị kỹ càng thế?


Tôi cười héo hắt:
- Dạ ! trong năm, nhiều lần bị tập trung nên sẳn sàng như vậy. Anh em chế độ cũ chúng tôi ai cũng có cùng tâm trạng như thế!


Bật lửa đốt thuốc, ngữa mặt nhả khói lên trần nhà, tên Thượng úy hỏi tôi:
- Anh biết anh bị bắt về tội gì không?


Tôi nhìn thẳng vào mặt hắn:
- Qủa tình tôi vô cùng ngạc nhiên, tại sao công an huyện lai bắt tôi ?


Tên hỏi cung mặt hầm hầm, xô ghế đứng phắt dậy, đập tay mạnh xuống bàn:
- Anh đừng đóng kịch nữa! Anh và tên Phong đã giết đồng chí Mười Thụ! Bắt được tên Phong hắn khai anh là đồng lõa của hắn. Đã đi cải tạo, anh biết rõ đường lối khoan hồng của đảng. Anh thành thật khai báo sẽ được khoan hồng.


Tôi không nao núng:
- Cả tuần nay tôi không rời khỏi nhà, tôi đâu biết ông Mười Thụ là ai? Tôi có thù oán gì đến đổi phải giết ông Mười Thụ! Xin cán bộ cho tôi gặp anh Phong để đối chất.


- Được rồi! Có bằng chứng rõ ràng, anh đừng trách chúng tôi nặng tay với anh nhé!


Tôi bị biệt giam suốt một tuần ở Công an huyện, không được thăm nuôi và tiếp xúc với bất cứ ai. Mỗi đêm công an đánh thức tôi dậy, đi làm việc, hỏi cung, cật vấn đủ điều. Tôi khai quen biết anh Phong ở trại cải tạo Xuyên Mộc thuộc tỉnh Đồng Nai do Phong còn độc thân, ba Phong bị đau bao tử nặng nên gửi đồ thăm nuôi nhờ vợ tôi mang giùm vào trại trao đồ tiếp tế cho Phong.  Chúng tôi quen biết nhau như thế. Trước năm 75 Phong là sĩ quan biệt kích dù, còn tôi phục vụ ở tiểu khu không hề quen biết nhau. Thỉnh thoãng đi chợ Phong có chạy lên thăm tôi, chúng tôi có nhậu với nhau đôi lần.  Cách đây một tháng Phong cho biết sắp đi xa, làm nghề bốc vác đã làm Phong khạc ra máu.


Tôi làm tờ khai trên mười lần và lần nào tôi cũng không quên câu kết:
- " Nếu sau nầy cách mạng khám phá ra tôi gian dối hoặc đồng lõa trong vụ giết ông Mười Thụ tôi xin chịu tử hình".
Họ thả tôi về và thông báo từ nay tôi không được rời khỏi nhà bất cứ ngày đêm, khi công an cần làm việc tôi phải có mặt ngay, họ bắt tôi ký tên và lăn tay.


Sau đó ngưòi biết chuyện tường thuật vụ án lại cho tôi biết: Mười Thụ, trưởng ban tổ chức Tỉnh Ủy, do học liên xô, đổ bằng tiến sĩ, học vị mà một giáo sư tên tuổi phát biểu:
"Chỉ cần dắt một con trâu sang Liên xô, hai năm sau chúng ta sẽ dắt về một Phó tiến sỉ"


Mười Thụ được chánh quyền cấp cho một ngôi nhà nền đúc tới ngực, tịch thu của gia đình địa chủ. Đêm xảy ra án mạng, Mười Thụ ở nhà một mình, hung thủ đâm và rọc bụng, ruột gan Mười Thụ tuôn ra đất, đầu Mười Thụ bị xởn một mớ tóc, hung thủ đào dưới góc cột lấy của cải vàng bạc nhiều lắm.


Công an tỉnh phối hợp với công an huyện nghiên cứu điều tra hiện trường. Họ khám xét chuồng trâu, Phong biệt tích, đặc biệt trên bàn thờ ba Phong, ảnh đã được mang đi, một dỉa đựng mãng tóc của Mười Thụ và trên lư hương bằng lon sửa bò, dấu tro nhang đốt còn mới tinh.  Công an tỉnh kết luận thủ phạm giết Mười Thụ là Phong tên biệt kích ác ôn, mang nhiều nợ máu với cách mạng.


Lịnh truy nả kèm theo ảnh của Phong được thông báo toàn quốc. Có kẻ xấu miệng nói rằng: "Sở dỉ công an truy nả thủ phạm khẩn trương như vậy, một phần vì Mười Thụ Phó bí thư Tỉnh ủy, trưởng ban tổ chức đảng… Nhưng phần tối quan trọng là hung thủ đã đào và mang đi một ô rất lớn chứa nhiều nử trang gồm: vàng, cẩm thạch, kim cương.. đọc xong biên bản dàn Tỉnh ủy có nhiều đồng chí chảy nước bọt".


Thời gian qua đi, vụ án Mười Thụ cũng đi vào lảng quên vì người dân " chạy ăn từng bửa toát mồ hôi" còn thời gian rãnh rỗi đâu mà nghĩ với ngợi.

 
Đầu năm 91, tôi lên công an huyện chứng hồ sơ cho cả gia đình đi diện H.O. sang Hoa kỳ. Sau khi trao xấp hồ sơ ký xong, chánh văn phòng công an huyện nói với tôi:

- Sau nầy phá được án đồng chí Mười Thụ, nếu anh có dính líu, nhà nước ta sẽ bảo Mỹ dẩn độ anh về đây để truy tố anh ra tòa án nhân dân, anh liệu hồn đấy!


Tôi cúi nhìn xuống chân mình để dấu nụ cười, ngước lên nhìn tên cán ngố tôi trả lời từ tốn:
- Thưa cán bộ, trong trại cải tạo chúng tôi học thuộc nằm lòng: " Với sức mạnh của ba dòng thác cách mạng, đảng và nhà nước ta là lương tri của lòai người, chủ nghĩa Mac-Lê bách chiến bách thắng, sẽ giải phóng luôn cả nước Mỹ, sẽ đưa thế giới đến đại đồng.  Đưa gia đình sang Mỹ, tôi sẽ cố gắng lo cho con cái học hành đỗ đạt. Nếu nước Mỹ chưa được cách mạng giải phóng, tôi sẽ dẩn con cái tôi về xây dựng Xã Hội chủ nghĩa ưu việt"


Tên công an chánh văn phòng tỏ vẽ hài lòng, tươi cười bắt tay tôi:
- Hy vọng chúng ta sẽ gặp nhau ở Hoa kỳ!


Ôm mớ hồ sơ ra tới cỗng, khát nước, khô môi, tôi cố đánh lưỡi phun một mớ nước bọt xuống đất.

 
Thời gian trôi đi, đúng là bóng câu qua cửa sổ, gia đình tôi sang Mỹ mới đó đã mười bốn năm rồi. Chuyện ở Mỹ là chuyện dài, biết rồi, khổ quá nói mãi. Vậy tôi không còn ca bài ca con cá sống vì nước nữa đâu.

Chiều thứ bảy, mang tờ báo mới ra ngồi băng cây trước nhà, mặt trời ngã về tây, thế đất cao gió mát, hoa tulip nở rộ, đưá con gái mang ra cho tôi ly cam vắt, tôi đọc báo khi chiều xuống chầm chậm êm đềm.  Một chiếc taxi màu vàng đỗ trước nhà, người đàn ông tay xách va li bước xuống, tay vẩy, cười tươi mừng rỡ với tôi:
- Đại ca khỏe không ?


Tôi gở kiếng, nheo mắt nhìn, chợt la lớn:
- Ồ ! Phong đó hả? Trời ơi ngọn gió nào đưa Phong đến đây?


Tôi bước ra, Phong đặt va li xuống đất, chạy đén ôm tôi:
- Mừng gặp lại anh ! Hai mươi mấy năm rồi còn gì !


Chúng tôi vào nhà, tôi nêu thắc mắc:
- Sao chú biết anh ở Tiểu Bang nầy, tìm đến hay vậy?


Phong vổ nhẹ vào vai tôi:
- Tháng rồi anh có lên Seattle ra mắt sách phải không? Bạn em có dự và mua gởi cho em. Ngạc nhiên và vui mừng vô cùng khi thấy hình và địa chỉ của anh in sau bìa sách, Em ở thành phố Buffalo Tiêủ Bang New York, đến thăm anh chị không báo trước , tạo bất ngờ để anh chị ngạc nhiên chơi.


Nhà tôi từ sau bếp bước ra ngạc nhiên và hân hoan chào Phong. Tắm xong, tôi và Phong ngồi vào bàn ăn .
Dỉa thịt gà xé phai trộn bắp chuối và tô cháo bốc khói thơm lừng. Nhà tôi cầm chén định múc cháo, Phong ngăn lại và nói:


- Cám ơn chị! Em chỉ ăn gỏi và uống bia, từ ngày ba em mất, em không bao giờ ăn cháo nhất là cháo có nêm tiêu. Hốp một ngụm bia, Phong tiếp:


- Hôm nay, hai anh chị là người thân duy nhứt, em kể tình cảnh đau thương của gia đình em.


Em là cháu ngoại của Ông Hội Đồng Cang, má em mất sớm, ba em cai quản của hương quả gồm: một nhà năm gian to, nền đúc tới ngực và mấy chục mẫu vườn ruộng.  Sau năm 75 Cộng sản cưởng chiếm miền Nam, em đi tù cải tạo, chánh quyền địa phương tịch thu hết đất đai, ba em chỉ còn ngôi nhà.


Ba năm sau, họ đuổi ba em ra mình không vì hai tội: gia đình địa chủ bốc lột ; con trai là sỉ quan biệt kích dù ác ôn, gay nhiều tổn thất và nợ máu với quân giải phóng.


Nhà họ cấp cho Mười Thụ, Phó bí thư Tỉnh ủy, kiêm trưởng ban tổ chức đảng. Ông nội Mười Thụ là phu xe kéo cho ông ngoại em. Sau nhiều lần van xin ba em được cho lại cái chuồng trâu cột mù u ngoài mé ruộng, cách nhà thờ giòng họ ba trăm thước.. Ba em đã lớn tuổi sức khỏe yếu kém và sống trong nghèo túng. Ngày nọ nhận được thơ em từ trại cải tạo Xuyên Mộc gởi về xin tiếp tế đồ ăn và thuốc uống.


Thương con, đường cùng liều mạng nửa đêm khoét vách vào nhà Mười Thụ chiếm đoạt, định vào đào dưới chân cột trước bàn thờ lấy đi ô vàng, cẩm thạch, hột xoàng… gồm của cải giòng họ và đồ sính lễ của mẹ em.  Hành động của ba em giữa đêm khuya cũng như Doctor Jivago của văn hào Boris Pasternak bò ra cưa hàng rào cây nhà ông nội để lấy củi đun nước sôi đở đẻ cho vợ mình, nếu vệ binh phát hiện sẽ bắn chết vì tội : "Tôi ăn cắp của tôi"


Ngoài dự đoán của ba tôi, Mười Thụ cuối tuần mới về, ở nhà chỉ có vợ hắn và ba đứa con nhỏ. Nhưng khi ba tôi luồn vào, vừa định đứng dậy thì một họng súng K.54 lạnh ngắt ví vào màng tang và ánh đèn pin chiếu vào mặt.  Mười Thụ trói ba tôi, bảo đi lại bàn tròn và ngồi xuống ghế, hai tay bị thúc ké sau lưng.  Mười Thụ nhai từng tiếng:
- Mầy khoét vách vào nhà tao(sic) định làm gì?


Ba tôi rung giọng:
- Thưa ông Mười, khổ quá không có tiền định vào nhà xin lại bộ lư đồng, đem bán có chút đỉnh đi thăm nuôi con.


Mười Thụ nghiến răng:
- Thăm cái thằng biệt kích ác ôn đó phải không? Cái ngử đó sẽ chết rục xương trong tù, không có ngàu về đâu.  Thứ quân đầy nợ máu phản cách mạng.


Quay ra sau, Mười Thụ ra lịnh cho vợ, đang ngạc nhiên đứng nhìn ba tôi bị trói:
- Bà nấu cho tôi tô cháo nêm hành và quậy hột gà vào nhanh lên.


Mười Thụ hằn hộc chỉ vào mặt và chữi ba tôi là thứ xấu xa, bốc lột nhân dân lao động, ngồi nhà mát ăn bát vàng, lười lao động, gặp khó khăn chỉ biết ăn trộm mà thôi! Lủ người chúng bây chỉ sống chật đất.  Vợ Mười Thụ bưng tô cháo bốc khói lên, Mười Thụ bảo đâm tiêu thêm vào và mang ra cho y cái kéo.  Mười Thụ chồm qua bàn, dùng kéo xởn một nắm tóc trên đầu ba tôi và cắt từng đoạn ngắn, dùng muỗng trộn lên đều cho tóc hoà trong cháo.  Nhìn thẳng vào mặt ba tôi, Mười Thụ nói:
- Tao cho mầy chọn:  Một, tao giao mầy cho công an với tội danh đêm khuya mầy định vào nhà ám sát tao.  Hai, mầy ăn hết tô cháo nầy tao sẽ thả mầy và không cho ai biết về việc trộm đạo của mầy cả.


Ba tôi suy nghĩ thật lâu, nhục nhã vì bị xởn đầu, nếu biết mình ăn trộm thì tội cho giòng họ lắm! Ba tôi quyết định ăn tô cháo.  Mười Thụ cởi trói cho ba tôi với nụ cười nham hiểm trên môi. Ăn xong tô cháo, Mười Thụ mở cửa cho ba tôi ra về. Trời vừa sáng hôm sau ba tôi cạo đầu.


Phong ngừng kể, đưa tay lên lau nước mắt, vợ chồng tôi ngồi lặng thinh, không tìm được lời nào chia xẻ cùng Phong. Uống một hơi cạn lon bia, Phong tiếp tục kể:
- Tuần lễ sau, ba tôi ngã bịnh, sốt cao và trong bao tử như có hằng vạn con kiến lửa đang cắn, bụng đói, ăn vào càng đau thêm. Thuốc nam, thuốc gia truyền, xuyên tâm liên đã làm ba tôi kiệt sức.


- Đau quằn quại và túng thiếu trăm bề, vay mượn những tá điền cũ. Lần nào thăm nuôi ba tôi cũng cố gắng gởi đồ tiếp tế nhờ chị mang lên trại giùm.


- Ngày tôi được thả, ba tôi như bộ xương khô, hai hố mắt sâu quắm. Tôi vay tiền chở ba tôi đi bịnh viện, soi X. quang. Bác sỉ cho biết toàn thể mặt dạ dày bị nhiều cọng tóc đâm vào bưng mủ thành ghẻ như vỏ mít. Mấy năm nay ba tôi đau đớn vô cùng, suốt ngày đêm chỉ ăn cháo loãng cầm hơi.


- Một buổi chiều, mặt trời vừa lặn, tôi đang đốt đèn, giọng khào khào ba tôi tôi bảo tôi ngồi xuống chiếc giường tre, ra dấu đở ông ngồi dậy, thều thào, ông nói:


- Con phải trả thù cho ba!


Sau khi kể hết đầu đuôi câu chuyện bị Mười Thụ bắt ăn hết tô cháo và nói rõ cây cột bên trái sát bàn thờ nhìn ra sân có chôn một ô lớn vòng vàng, cẩm thạch, kim cương.. Nói xong ba tôi mệt lắm, chồm ra mép giường ói một vũng máu và tắt thở trên tay tôi.


- Chôn cất ba tôi xong, mộ nằm trên nền chuồng trâu, tôi ra chợ huyện vào kho lúa xin một chân bốc vác. Thỉnh thoãng về thăm nhà, đốt nhang trên mộ cho ba tôi.


- Vợ chồng Mười Thụ than phiền tôi thường vắng nhà, phía sau ruộng không có người nên kẻ gian thường dùng chài lưới bắt nhiều cá vồ.


Lần nào về thăm nhà tôi đều mua bánh kẹo cho mấy đứa nhỏ, đồng thời tôi kiếm chuyện lân la để biết đường đi nước bước của Mười Thụ.  Tình cờ được vợ Mười Thụ cho biết ngày mùng hai, y thị và mấy đứa nhỏ về đám giỗ bên ngoại, ba bửa mới về. Mười Thụ về giữ nhà một mình.  Khuya hôm đó, sau khi vợ con Mười Thụ xuống đò đi rồi, Phong lên gỏ cửa nói lớn cho Mười Thụ biết đã bắt được hai thằng chày trộm cá vồ, đang cột chúng ngoài gốc so đủa dưới triền ruộng.


Tiếng Mười Thụ hưng phấn từ trong nhà vọng ra: 
- Tụi bây kể như chết mẹ với tao rồi!


Mười Thụ tay bưng đèn dầu, tay xô cánh cửa cái vừa mở. Nhanh như sóc, tôi thọt cây mác vào bụng dưới Mười Thụ, dùng hết sức bình sanh hai tay câu cây mác, Mười Thụ hỏng giò, bụng xé một đường dài, ruột gan tuôn hết ra ngoài. Sau khi kêu được mấy tiếng hộc ..hộc … hộc như con heo bị thọc huyết.  Tôi đạp Mười Thụ té xuống và đâm tiếp mấy nhát vào tim, máu ra lai láng thành vũng dưới nền nhà. Xong đời một tên cộng sản gian ác, tập kết mang về từ mạn ngược, trung du ..Bắc Việt, lối giết người dai dẳng, đau đớn, tàn bạo mà hung thủ chẳng tội tình gì !
Tôi xởn một mớ tóc Mười Thụ bỏ vào túi quần, đào lấy ra từ chân cột một ô vàng nặng gồm nhiều lượng vàng… dây chuyền, kiềng, nhiều vòng đeo tay nạm cẩm thạch và kim cương. Tôi chạy nhanh về nhà để mớ tóc Mười Thụ vào trong dĩa, đặt trên bàn thờ ba tôi, đốt nhang và khấn vái:
–Thưa ba, con đã trả được thù cho ba rồi, xin ba phò hộ cho con vượt biên suông sẽ.


Tôi lấy hình ba tôi xuống hôn, nhét vội vào ba lô cùng mớ quần áo và ô vàng. Tôi băng đường ruộng rời khỏi nhà giữa đêm khuya.  Nâng lon bia lên, tay trái vổ nhẹ vào vai Phong tôi nói trong xúc động
- Anh chị thành thật chia buồn trước thãm cảnh gia đình chú, tội nghiệp bác trai quá đi thôi!


Anh xin kể tiếp những sự việc liên quan đến sau đêm Mười Thụ bị giết.
Tôi kể cho Phong nghe công an huyện bắt giam tôi một tuần lễ để điều tra như tôi đã kể đầu câu chuyện.
Nghe xong, Phong từ tốn nói:
- Lúc ở tù , chị gian nan gồng gánh mang đồ tiếp tế thăm nuôi giùm em, lúc em giết kẻ thù, anh chị bị liên can ở tù cả tuần! Thật em có lỗi và mang ơn anh chị nhiều quá!


Dùng cơm xong, rót cho Phong tách trà và Phong kể tiếp
- Trưa hôm đó, em qua tới Cần Thơ bán một lượng vàng, em trả tiền hào phóng để xuống ghe của hai vợ chồng trẻ lên biển Hồ mua cá làm mắm. Sang đến Campuchia em tốn hai lượng vàng để trốn dưới hầm tàu buôn đến Thái Lan. Cảnh sát Thái dưa em vào trại tập trung. Sáu tháng sau em được phái đoàn Mỹ phỏng vấn, em còn đầy đủ giấy tờ cùng hình ảnh nhảy toán với cố vấn Mỹ, do ba em chôn dấu. Phái đoàn chấp thuận cho định cư ở Mỹ, em ở thành phố Buffalo Tiểu Bang New York, vẫn còn độc thân, cu ky một mình.


Nhân dịp nầy, em mời anh chị cùng các cháu mùa hè nầy sang chơi một chuyến, từ nhà đến thác Niagara chỉ một giờ lái xe. Anh chị giúp em làm cử chỉ đẹp để đền ơn đáp nghiã với anh chị coi !
- Vợ chồng tôi hứa sẽ sang thăm chú.


Phong ở chơi với gia đình chúng tôi ba ngày, hôm đưa Phong ra sân bay, bắt tay chúc chúc gia đình tôi nhiều may mắn và phát đạt, với ánh mắt long lanh Phong nói:
- Anh xem cộng sản tàn ác đối với nhân dân miền Nam mình như thế nào? Tù đày, kinh tế mới rừng thiêng nước độc, cướp ruộng vườn, nhà cửa. Mở chiến tranh sang Campuchia biết bao thanh niên chết, cụt chăn tàn phế… Và chỉ với một tô cháo trộn tóc no đủ làm gia đình em lụi tàn luôn. Ba em chắc đã ngậm cười nơi chin suối khi em đã trả được thù cho ông. Cộng sản nếu bắt được, chắc chúng nó sẽ bằm xác em cho vịt ăn lắm.  Bắt tay tôi lần nữa, Phong quay long bước nhanh vào cầu thang máy bay.


 
Trên đường lái xe một mình trở về nhà, hình dung hằng vain đoạn tóc ngắn đâm vào bao tử ba Phong, đớn đau tột cùng ! Bổng dưng tôi rùng mình và nhớ đến câu nói của một triết gia:
" Hai con lừa chữi nhau, nếu ta nghe được tiếng lừa. Câu thậm tệ nhứt của con lừa nầy chưĩ con lừa kia là: " Mầy là đồ người"!


 
Chiều xuống thật nhanh, xa lộ đã lên đèn sáng trắng như một dòng sông, chảy miết về phía trời xa…

 
Trích trong tập truyện Đêm Lạc Đạo
Của nhà văn Tường Lam





Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 19/Aug/2011 lúc 1:49pm
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 18/Sep/2011 lúc 6:29pm
.
 
Hạnh phúc ở trần gian rất mong manh, có lúc rất thật và nồng nàn, nhưng lại biến chuyển rất bất ngờ, chẳng hứa hẹn sẽ lâu dài mãi mãi. Có hoàn cảnh thấy thật là huy hoàng, rực rỡ dường như có thể xảy đến cho mình, nhưng mình đã bỏ lỡ cơ hội, nên không còn là của mình, mà đang là của người khác.
Vì vậy hạnh phúc ở trần gian là vô thường.
Chỉ có hạnh phúc lâu dài là hạnh phúc tìm được bằng con đường giải thoát !
 
 

Ngày mái tóc không còn xanh được nữa,
Ngày đôi tay thôi dệt mộng phù hoa,
Thì em sẽ vì anh mà mở cửa,
Trông lên trời đếm hàng vạn sao sa.

 ( Thơ: Nguyên Sa).

***********************************************


Tôi thu xếp ít quần áo và vài thứ lặt vặt cần thiết vào trong chiếc va ly nhỏ, sửa soạn cho một chuyến đi vài ngày. Bác ruột tôi vừa qua đời tại thành phố Wichita, tiểu bang Kansas. Gia đình bác mới từ tiển bang Washington D.C. dọn về đây được mấy tháng nay.
Lòng tôi buồn vời vợi đang nghĩ nên nói cách nào cho đám anh chị em họ của tôi về chuyện hạnh phúc của gia đình mình đang đến hồi sụp đổ?
Chồng tôi về tới nhà, thấy tôi bên chiếc va ly anh chỉ hỏi một cách bình thường:
- Em sắp đi đâu?
- Bác Lân em vừa qua đời, em phải về tham dự tang lễ.
Anh lạnh lùng, ngắn gọn:
- Cho anh gởi lời chia buồn đến họ.
Chúng tôi đang làm đơn ly hôn. Anh, người đàn ông thành đạt của tôi cũng là một người bay bướm trăng hoa. Suốt thời gian hơn 10 năm chung sống tôi đã cố gắng chịu đựng vì các con, vì muốn gìn giữ tài sản của gia đình không thể để mất vào tay người đàn bà khác.
Nhưng cho tới hôm nay thì sức chịu đựng của tôi đã cạn kiệt, như giòng nước lũ làm vỡ bờ chảy xối xả những giận hờn và tủi nhục. Anh đã về Việt Nam du lịch nhiều lần và gian díu với một cô gái trẻ đẹp, chính anh thẳng thắn đề nghị ly hôn với tôi, để cưới cô gái đó làm vợ.
                                             ************
Sau những ngày tang lễ bác, và những lần tâm sự với các anh chị họ về tình trạng gia đình của tôi hiện nay. Các anh chị đều nói hạnh phúc của tôi không thể cứu vãn được nữa, chia tay là giải thoát cho cả hai.
Wichita thành phố không qúa lớn cũng không qúa nhỏ, và cũng chẳng có gì hấp dẫn tôi vào lúc này, mà còn hai ngày nữa tôi mới phải trở về nhà, dù là ngôi nhà bất hạnh, có người đàn ông tôi từng yêu thương, qúy trọng, nay đã quay mặt phản bội hất hủi tôi.
Đến tiểu bang Kansas, thành phố Wichita lại không xa mấy thành phố Liberal, chỉ 4 tiếng lái xe, làm tôi bỗng dưng tha thiết nhớ đến thành phố Liberal, nơi mà ngày đầu tiên đến Mỹ gia đình chúng tôi đã ở đây, và trong ký ức tôi mơ hồ nhớ đến John, người bạn thân thuở đó. Thuở tôi mới 15 tuổi.
Gia đình chúng tôi đi vượt biển, đến trại tị nạn Bidong, Mã Lai. Sau 9 tháng gia đình chúng tôi đến Mỹ nhờ sự bảo trợ của một gia đình người Mỹ. Đó là ông bà Smith, nhà truyền giáo, họ chỉ có 1 người con trai, anh tên John, lớn hơn tôi 1 tuổi.
Nhà chúng tôi ở không xa căn nhà của ông bà Smith, nơi hứơng Nam của thành phố Liberal nhỏ bé. Nhà ông bà Smith đúng là một căn nhà nông thôn, mảnh sân rất to rộng phía trưóc khi mùa Xuân đến là trồng trọt dưa hấu, xung quanh nhà những cây lê, cây táo và cây đào lần lượt thi nhau nở hoa.
Tôi không có ai để chơi ngoài John hay sang nhà trò chuyện, mấy đứa em tôi cũng thích xúm vào hóng chuyện, và thỉnh thoảng tôi cũng chạy sang nhà John vào những lúc cây có trái chín trên cành. Ôi, tôi mê cây táo chẳng biết loại táo gì mà cành cây khi chĩu trái thì xà xuống thấp đến nỗi tôi chỉ việc ngồi xổm mà tha hồ hái trái. Lại còn vườn dưa hấu trước sân, tôi hay cùng John háo hức vạch tìm trong đám lá những trái dưa hấu nhỏ vừa hiện ra và thích thú theo dõi chúng cho đến khi lớn lên, to tròn vươn lên khỏi đám lá. Không gì ngon ngọt bằng trái dưa hấu vừa cắt cuống trong vườn, bổ ra ăn ngay tại chỗ trong một buổi trưa hè mà John thường làm cho hai đứa cùng ăn.
John nói chuyện với tôi đủ thứ, từ những chuyện hàng ngày của anh cho đến những ước mơ mai sau, anh lấy vợ thì sẽ về sống ở một nông trại. Anh say sưa tả cái nông trại của gia đình anh trước kia ở tiểu bang Texas, có một căn nhà gỗ dài, bên cạnh là chuồng bò bằng hàng rào gỗ sơ sài, anh khoe biết cách vắt sữa bò.
 Anh đã chạy rong trên cánh đồng có khô hay đi trên con đường đất mà mỗi khi gío mùa hè lồng lộng thổi làm tung bụi mịt mù.
Đất Texas khô cằn gần như sa mạc, cả mấy chục acre đất nhà anh chỉ toàn là những bãi cây lúp xúp thấp lè tè chưa vượt qua đầu thàng bé lên 10 như anh thuở đó, và những bụi xương rồng rải rác. Nhưng anh vẫn yêu thích ở nông trại, một trời một cõi như của riêng mình.
Tôi cũng say sưa nghe John kể, như đi lạc vào một cảnh trong phim ảnh, vì nó xa lạ với tôi, chứ tôi chẳng đời nào thích sống ở những nơi khỉ ho cò gáy như thế.
Tôi luôn mơ nước Mỹ với những thành phố nhộn nhịp phồn hoa như New York , tôi sẽ dạo bước trên những vỉa hè có những cửa hàng sang trọng. Cuộc sống sẽ là một chuỗi ngày vui..
Hai năm sống ở Liberal thì cha mẹ tôi quyết định sẽ dọn đi tiểu bang khác, vì tương lai của mấy chị em tôi, để chúng tôi được sống ở thành phố lớn, học ngôi trường lớn và có cộng đồng người Việt Nam đông hơn. Tôi qúa chán thành phố Liberal nhỏ bé này rồi, và đã đợi chờ quyết định này của cha mẹ từ lâu.
Ngay chiều hôm đó, tôi hí hửng chạy sang nhà John để báo tin vui này. Đó là một buổi chiều mùa hè đầy nắng. Tôi quen thuộc thò tay mở chốt cánh cổng bằng rào gỗ ngoài sân, và đi bộ trên con đường dài mà hai bên là vườn dưa hấu đang độ chín. May qúa John có nhà, mà mấy khi John đi vắng đâu, anh thích ở nhà giúp cha mẹ làm vườn, ngoài những khi thỉnh thoảng theo cha mẹ đi truyền đạo trong thành phố vào dịp cuối tuần.
Trời nắng nên tôi và John  không hẹn mà cùng bước về phía những cây táo trồng quanh mảnh sân trước, như chúng tôi thường đến đó ngồi hái trái ăn và tán chuyện gẫu.
Tới một cây táo to lớn, cành rậm rạp mang nhiều trái, John ngồi xuống trước rồi đến tôi. Hôm nay tôi chẳng cần hái những trái táo mà lên tiếng khoe ngay:
-         Anh John, gia đình tôi sắp rời khỏi thành phố này rồi.
Mặt Johm hoảng hốt như vừa nghe một tin kinh khủng lắm:
-         Sao? Em sẽ đi…có thật không?
-         Thật đấy, bố tôi nói cuối tuần này sẽ dọn đi. Ngày mai cha mẹ tôi sẽ sang từ gĩa cha mẹ anh. Bây giờ tôi cũng sang để chào tạm biệt anh.
Giọng John vẫn bàng hoàng:
-         Có bao giờ em trở lại đây không?
Thấy gương mặt buồn lo của John, tôi tội nghiệp hứa liều:
-         Chắc chắn tôi sẽ trở lại thăm John và cha mẹ của John chứ.
John bỗng vụt đứng dậy:
-         Hãy đợi anh ở đây, anh sẽ trở lại ngay.
John chạy bay vào nhà và lại chạy bay ra chỗ cây táo, không để tôi phải đợi lâu, anh đưa cho tôi một mảnh giấy nhỏ có ghi sẵn tên John và số điện thoại nhà anh, mà chắc là anh vừa ghi vội, giọng anh tha thiết như năn nỉ:
-         Em hãy giữ lấy số điện thoại này, khi nào đến nơi ở mới thì liên lạc với anh. Em hứa đi!
Tôi cảm động, một lần nữa tôi hứa liều:
-         Vâng, khi có nơi ở mới tôi sẽ gọi cho anh.
-         Đừng thất lạc nhau nhé. Em hứa đi!
-         Vâng, không bao giờ !
 
 
                               ***********
 
Nhưng khi đến California thì tôi bận rộn với cuộc sống mới, và những lời hứa vội vàng với John bỗng chỉ là một trò đùa, tôi vứt đi mảnh giấy mà anh đã kỳ vọng trao vào tay tôi, đã dặn dò tôi và chắc là đã chờ đợi mỏi mòn kể từ ngày tôi rời thành phố nhỏ!
 Nối lại nhịp cầu liên lạc với John làm gì trong khi ở cái tuổi 17 tôi mơ hồ hiểu John đã yêu thích tôi, mà tôi dù có cảm tình với anh thì tôi cũng không thể nào lấy anh, vì mộng ước của anh và tôi hoàn toàn trái ngược. Đành rằng gia đình anh là người ơn của gia đình tôi, họ hiền lành đạo đức, John sẽ là người chồng, người cha tốt như tấm gương của cha mẹ anh, nhưng tôi không thể lấy người chồng ít học, làm nông trại và tôi chỉ quanh quẩn sống với chồng trong mấy chục acre đất hoang vu, chốn đồng khô cỏ cháy với mấy con gà, con bò như anh đã vẽ ra..
Tôi đã từng nghe chuyện nhà nông khốn khổ, trồng 1 acre bắp chỉ bán được khỏang 80 đồng theo gía sỉ, hay những vụ cam trúng mùa ở Florida, gía cam bán ra mà như cho không, chỉ 50 cent cho một thùng cam to, và những vụ khoai tây trúng mùa ở Idaho cũng xuống gía rẻ bèo như thế.
Giấc mơ tuổi mới lớn của tôi là giàu sang phú qúy, lấy người chồng có địa vị, học cao hiểu rộng.
Ở thành phố mới tôi đã miệt mài học hành, chính bản thân tôi cũng sẽ vươn cao. Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi đi làm và kén chọn người chồng tương lai. Tôi đã bỏ qua nhiều cơ hội lập gia đình vì chê họ không xứng đáng với tôi, cho đến khi gặp người chồng hiện tại. Năm ấy tôi đã 30 tuổi, chồng tôi là một người thành đạt trong học vấn và trong kinh doanh. Tôi đã đạt được ước mơ và vui hưởng trong hạnh phúc trong vài năm đầu.
                                        ************ .
Tôi quyết định thuê xe để lái từ thành phố Wichita đến thăm thành phố Liberal, nói cho đúng hơn để thăm lại gia đình ông bà Smith và John của ngày xưa xem họ thế nào?
Sau 4 giờ lái xe, tôi đã trở về nơi chốn cũ.
Thanh phố nhỏ, đường kính lớn khỏang hai miles thì có gì là khó mà không tìm ra ngôi nhà của ông bà Smith nơi cuối phố, dù tôi đã xa cách hơn 20 năm rồi. Tôi hỏi thăm người ta nói nhà ông bà truyền giáo Smith vẫn ở chỗ cũ.
Khi tôi xuống xe, đứng ngẩn ngơ nơi cánh cổng rào gỗ năm xưa, bỗng thấy ngậm ngùi, có thể cánh cổng gỗ đã từng hư cũ, từng thay đổi, làm lại cái khác, và cái chỗ mở chốt cửa không phải là miếng gỗ mà tay tôi đã từng chạm vào năm xưa, nhưng vẫn giống thế, và như thể vẫn chờ đợi tôi chạm tay vào.
Tôi run run thò tay vào mở chốt cửa, lại ngậm ngùi hơn vì ngẫu nhiên bây giờ đang là mùa hè, hai bên lối đi của mảnh sân vẫn trồng dưa hấu, lá xanh rậm rạp, và xung quanh vẫn là những cây đào, cây lê, cây táo… Thế giới đổi thay bao nhiêu thứ mà nhà ông bà Smith dường như không hề thay đổi.
Tôi đi vội trên con đường dài, hồi hộp nhìn chăm chăm vào ngôi nhà trước mặt đang đóng cửa, không còn tâm trí nào nhìn ngắm vườn dưa hấu xem có nhiều trái hay không. Rồi tôi gõ cửa và chờ đợi.
Mãi sau mới có tiếng mở cửa, hiện ra trước mặt tôi là bà Smith, bà đã gìa đi -dĩ nhiên-  Sau vài phút ngỡ ngàng nghe tôi tự giới thiệu thì bà đã nhận ra tôi, bà mời tôi vào nhà, rưng rưng nước mắt bà trách móc:
-         Thì ra là cô, tại sao mãi hôm nay cô mới trở lại đây? John đã chờ đợi cô mấy năm trời.
Tôi xúc động và nước mắt cũng rưng rưng như bà Smith:
-         Tôi xin lỗi, tôi vô cùng xin lỗi vì đã không thực hiện điều đã hứa với John
-         Cô đâu có biết, ngay khi gia đình cô đi được một tuần là John đã chờ đợi cô gọi phone về từng ngày.  Nó luôn tin tưởng cô sẽ gọi phone cho nó và một ngày nào cô sẽ trở về Liberal.
Bà Smith gục đầu xuống và khóc nấc lên, kể tiếp:
-         Nó đau khổ và héo hon cho đến khi hoàn toàn tuyệt vọng…
Tôi vuốt ve cánh tay bà an ủi như an ủi cho chính mình, tôi cao giọng hỏi thăm:
-         Số phận tôi và John không thể gần nhau thôi mà. Bây giờ anh ấy ra sao?
-         Sau đó John lấy vợ, Christine là con gái một nhà truyền giáo bạn thân của vợ chồng tôi, cô gái hiền lành ngoan ngoãn và rất yêu John, đã làm lành vết thương lòng của John. Nhà vợ chồng nó cũng ở gần đây.
-         Thế anh ấy không muốn sống ở nông trại như anh ước mơ sao?
Bà Smith lau nước mắt, thoáng một niềm vui:
-         Đó chỉ là ước mơ của một thằng bé tuổi vị thành niên, một thằng bé nhà quê, mà suốt thời thơ ấu sống nơi trang trại. Khi John và Christine yêu nhau, cả hai cùng vào đại học. Họ đã tốt nghiệp y khoa và đang hành nghề bác sĩ ngay tại thành phố Liberal này.
Tôi ngạc nhiên và vui mừng reo lên:
-         Không ngờ John học gỉoi và có chí đến thế!
-         Tôi tin là nhờ có tình yêu của Christine.
-         Với nghề nghiệp bác sĩ cả hai vợ chồng John có thể đi đến những thành phố lớn lập nghiệp dễ dàng, nhưng sao họ vẫn ở lại nơi đây?
-         Chúng tôi đã quen sống ở thành phố nhỏ, từ ngày ông Smith mất đi, John càng không muốn xa mẹ. Nhưng nó dù bận hành nghề, vẫn không quên phụ giúp tôi gieo trồng và làm vườn mỗi khi mùa Xuân về. Đó là niềm yêu thích của John.
Tôi đứng dậy chào tạm biệt bà Smith. Bà bỗng nắm cánh tay tôi, lo lắng dặn dò:
-         Phải đấy, cô nên về ngay đi, và xin cô hãy hứa với tôi một điều.
   Tôi nói với tất cả chân tình:
       -      Tôi xin hưá bất cứ điều gì tôi có thể.
-         Cô hãy đi và đừng bào giờ trở về đây nữa, bao nhiêu năm qua, vết thương lòng của John đã lành. Tôi tin là John đã quên cô, nó đang sống yên vui hạnh phúc bên vợ con. Nhưng nếu cô xuất hiện sẽ gợi lại nỗi đau cũ.  Cô hãy hứa lại một lần nữa cho tôi yên lòng
Tôi chậm rãi nói từng lời rõ ràng cho bà Smith nghe rõ:
-         Tôi xin hứa đây là lần cuối cùng đến đây. Thôi, xin chào bà
Tôi đi ra cửa, buớc trên con đường thân quen của thuở  tôi 17 tuổi lòng đầy tham vọng, và John 18 tuổi hãy còn ngây thơ và ngốc nghếch, muốn tán tỉnh tôi mà đưa ra một ước mơ nghèo nàn, đơn giản.
 Tình yêu chân thật của anh John nhà quê chẳng mấy khi đi đâu xa khỏi cái tiểu bang Kansas với những cánh đồng lúa mì mênh mông, chỉ là một trò cười đối với tôi.
Nhưng hôm nay, ở cái tuổi không còn trẻ nữa, khi mái tóc không còn xanh nữa, sau những vật chất phù hoa tôi đã nếm biết bao vị đắng, trải qua bao phũ phàng của tình nghĩa vợ chồng. Và sau cuộc trò chuyện với bà Smith, tôi chợt nhận ra một tình yêu hồn nhiên trong sáng của John dành cho tôi, và cái hạnh phúc mà bây giờ vợ của John đang hưởng tôi biết là vững chắc, đẹp đẽ biết bao nhiêu, điều mà tôi không hề có.
Khi ra đến ngoài cổng, tôi quay lại khép cánh cổng rào bằng gỗ. Tôi biết mình vừa khép lại một qúa khứ, một bầu trời xanh, và mất nó vĩnh viễn.
 
Nguyễn Thị Thanh Dương






Chỉnh sửa lại bởi lo cong - 18/Sep/2011 lúc 6:31pm
Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 21/Sep/2011 lúc 5:43pm
.
 
 

The last supper - Bữa ăn chiều cuối cùng

http://tqtrungblog.blogspot.com/2011/04/last-supper-bua-chieu-cuoi-cung-tranh.html

Chúng ta đang xem bức tranh The last supper ( “Bữa ăn chiều cuối cùng”, hay còn gọi là” tiệc ly”) của Leonardo Da Vinci, bức trên là bản gốc, bức dưới là bản được phục dựng. Bức tranh miêu tả Đức Chúa đạo Thiên chúa Jesu Cris và các vị thánh tông đồ, họ đang dự bữa ăn chiều cuối cùng, trước khi Chúa jesu bị bắt và sẽ bị đóng đinh câu rút. Bức tranh thể hiện rõ thái độ của từng người khi họ nghe Chúa thông báo trong số họ có một kẻ phản bội. Da Vinci đã dùng bút pháp thần kỳ của mình lột tả tâm trạng từng người trong số các vị thánh tông đồ tham gia bữa tiệc, người thì ngạc nhiên, người thì giận dữ, người thì oán hận..v.v. điều đó có thể phân tích trên bức tranh. Nhưng chúng ta hãy tìm xem, ai là kẻ bán Chúa. Kẻ nào là Judas, người mà Jesu cho rằng sẽ phản bội mình. Người đó là ai trong bức tranh?
>

Judas

Tranh của Leonardo Da Vinci, cũng như các tác phẩm khác của ông ẩn chứa rất nhiều điều bí mật, nhưng ở bức tranh này có hai nhân vật được ông lột tả rất chân thật, đó là Đức Chúa, với gương mặt thánh thiện, rạng ngời, nét hiền hòa bao dung, và người thứ hai chính là kẻ phản bội Judas, chính là khuôn mặt thứ tư từ trái sang, kẻ đang cầm túi tiền và đang tỏ vẻ ngạc nhiên rất khéo. Người này được họa sỹ khắc họa bằng một khuôn mặt đen đủi, râu ria rậm rạp, nét mặt gian xảo, thật trái ngược với khuôn mặt Chúa trời.
> Vậy nhưng thật kỳ lạ. Người mà Leonado da Vinci dùng làm mẫu để vẽ Chúa , người ở thái cực bên này của điều thiện và Judas, kẻ ở phía bên kia của sự phản bội, lừa lọc, tàn ác lại có một mối quan hệ đặc biệt, rất đặc biệt, là bởi vì hai kẻ tưởng chừng khác nhau nhưng lại chính là một.
> Chuyện kể rằng Da Vinci vẽ bức tranh này trong thời gian khá lâu, bởi vì ông muốn tác phẩm của mình để lại cho hậu thế là một tác phẩm được miêu tả chân thật, vì vậy tiêu chuẩn chọn người mẫu rất khắt khe.
> Một chàng trai trẻ đẹp, với khuôn mặt thánh thiện, với một nhân cách tinh khiết và một tâm hồn trong sáng đã được ông chọn làm khuôn mẫu cho hình tượng Chúa, và như ta thấy trong tranh, Chúa Trời với khuôn mặt hiền từ, thánh thiện, thật xứng đáng với ngôi vị Chúa của muôn loài, trong tâm thức người theo đạo.

Việc chọn mẫu và vẽ các vị thánh tông đồ không có gì khó khăn nên được ông nhanh chóng hoàn thành.

Chỉ còn lại duy nhất một nhân vật, đó chính là Judas, với người này họa sỹ phải tìm được một khuôn mặt của kẻ hám lợi, ti tiện, đạo đức giả. Kẻ sẵn sàng bán đứng người thân của mình, dù đó là ai. Việc tìm kiếm người như vậy theo ý ông là rất khó khăn, bởi vì không phải ai cũng hội đủ từng ấy sự xấu xa trong con người mình. Tuy nhiên cuối cùng người ta cũng tìm được một tử tù, kẻ đã phạm nhiều tội ác giết người, cướp của và đang bj giam cầm trong ngục tối và báo cho Leonado Da Vinci

Trước mắt ông là một con người tăm tối, dung mạo xấu xa và một khuôn mặt hằn lên vẻ tàn ác và đê tiện cùng cực. Đúng là kẻ ông cần, sau khi được phép của Đức Vua, Da Vinci đưa hắn về làm người mẫu cho nhân vật Judas- kẻ phản bội.

Bức tranh được hoàn thành sau những ngày họa sỹ miệt mài bên giá vẽ cùng với người mẫu- kẻ tử tù đặc biệt. Khi ông thở phào vì đưa xong nét cọ cuối cùng và để tránh nhìn thêm vào con người xấu xa đó, họa sỹ ra lệnh dẫn tên tử tù đi thì cũng là lúc hắn sụp xuống và nức nở với ông rằng: “ Ôi ! thưa ngài Da Vinci. Ngài không nhận ra con thật ư?”

Định thần nhìn thật kỹ, họa sỹ bàng hoàng nhận ra kẻ đang quỳ sụp trước mặt ông cũng chính là người thanh niên năm xưa đã được ông mời làm mẫu vẽ nên khuôn mặt của Đức Chúa Trời. Sự đời thật trớ trêu vậy!

Câu chuyện được truyền tụng với cam đoan rằng đó là chuyện thật một trăm phần trăm như chính tác phẩm The last supper. Có thật hay không không quan trọng, cái mà câu chuyện mang lại thật nhân văn: Hãy là chính mình, chỉ có ta quyết định lấy số phận cuộc đời ta.

(Nguồn ảnh Internet)

Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 5 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.158 seconds.