![]() |
![]() ![]() ![]() ![]() ![]() |
![]() ![]() |
Thơ Văn | |
![]() |
![]() |
![]() ![]() |
<< phần trước Trang of 3 phần sau >> |
Người gởi | Nội dung |
lo cong
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 30/Oct/2007 Đến từ: Canada Thành viên: OffLine Số bài: 2596 |
![]() ![]() ![]() |
.
Và đây xin mời thưởng thức bài dich Đăng Kim Lăng Phượng Hoàng đài của Mặc Thủy:
Đi Kim Lăng
thăm Đài Phượng Hòang
Phượng xưa tung cánh lượn trời, Đài soi nước cuốn …đâu rồi Phượng ơi… Cung Ngô hoa cỏ tơi bời, Mũ xiêm triều Tấn chôn vùi hoang liêu… Trời xanh núi bám chân xiêu, Sông chia Bạch Lộ tiêu điều bờ xa… Mây che khuất ánh dương tà, Trường An đâu hỡi !... lòng ta ngậm ngùi…
Mặc Thủy dịch
Chỉnh sửa lại bởi lo cong - 04/Mar/2011 lúc 11:53pm |
|
Lộ Công Mười Lăm
|
|
![]() |
|
mykieu
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
![]() ![]() ![]() |
Cám ơn nhà thơ Mặc Thủy hưởng ứng khích lệ mk .
Cám ơn anh LC15 đã gửi bài dich Đăng Kim Lăng Phượng Hoàng đài của Mặc Thủy cho mọi người thưởng thức.
|
|
mk
|
|
![]() |
|
mykieu
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
![]() ![]() ![]() |
Bài dịch ĐĂNG KIM LĂNG PHƯỢNG HOÀNG ĐÀI của
Nhà Thơ MẶC THỦY đã được www.hoasontrang
chọn đăng trong mục ĐƯỜNG THI .
Xin chúc mừng Nhà Thơ xứ Gò MẶC THỦY .
Trân trọng giời thiệu cùng Đồng Hương và Thân Hữu.
mk
Đăng Kim Lăng Phượng Hoàng đài ![]()
Đi Kim Lăng
thăm Đài Phượng Hoàng
Phượng xưa tung cánh lượn trời, Đài soi nước cuốn …đâu rồi Phượng ơi… Cung Ngô hoa cỏ tơi bời, Mũ xiêm triều Tấn chôn vùi hoang liêu… Trời xanh núi bám chân xiêu, Sông chia Bạch Lộ tiêu điều bờ xa… Mây che khuất ánh dương tà, Trường An đâu hỡi !... lòng ta ngậm ngùi… Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 07/Mar/2011 lúc 6:45pm |
|
mk
|
|
![]() |
|
mykieu
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
![]() ![]() ![]() |
Thêm một bài thơ nói về Hoàng Hạc Lâu , một "kỳ quan văn học" đã tốn biết bao giấy mực của tao nhân mặc khách từ cổ chí kim ; là một trong ba ngôi lầu danh tiếng này được xếp vào hạng "Giang Nam tam đại danh lâu" ( cùng với lầu Nhạc Dương ở Hồ Nam, lầu Đằng Vương ở Giang Tây ) , đó là bài :
Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng
"Lầu Hoàng Hạc , một thắng cảnh thuộc Vũ Xương, tỉnh Hồ Bắc gắn liền với huyền thoại Phí Văn Vi đắc đạo thành tiên, thường cưỡi hạc vàng bay về đây.
Mạnh Hạo Nhiên (689-740) một nhà thơ nổi tiếng, bạn vong niên của Lý Bạch; một kẻ sĩ hào hiệp hào hoa, phóng khoáng, ưa ngao du, rất tâm đầu ý hợp với Lý Bạch.
"Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu"
Hai chữ "Cố nhân" (bạn cũ, người xưa) trong câu đầu nói lên mối quan hệ sâu sắc, lâu bền về tình bạn đẹp giữa hai nhà thơ.
Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu
(Giữa mùa hoa khói Châu Dương xuôi dòng ) "Yên hoa" là một thi liệu, một ẩn dụ giàu chất thơ mà ta gặp nhiều trong Đường thi. Câu thơ không chỉ xác định thời gian và không gian đi, đến mà còn diễn tả nỗi niềm của kẻ ở người đi. Nơi "thi hội tao nhân" cũng là nơi ly biệt, đó là Hoàng Hạc Lâu. Lý Bạch đứng trên lầu cao , dõi theo chiếc thuyền đưa Mạnh Hạo Nhiên đến chân trời xa?
Lầu Hoàng Hạc và Dương Châu cách xa hàng nghìn dặm như hiện lên qua vần thơ. Đằng sau hai địa danh mà nhà thơ nói đến là cả một nỗi niềm, một không gian trống vắng vô bờ, một trời thương nhớ biệt ly của đôi bạn tri âm. "
(ST- internet)
Nhà thơ Xứ Gò Mặc Thủy, người vốn dĩ yêu thích Đường Thi, có lẽ đã ít nhất một lần trong đời não lòng vì hai chữa "phân ly" !? đã cảm tác với bài dịch TIỄN MẠNH HẠO NHIÊN Ở LẦU HOÀNG HẠC ĐI QUẢNG LĂNG ... Người đã xa hun hút mà Ta còn bùi ngùi trông theo ...
"Cô phàm viễn ảnh bích không tận
Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu" (Buồm xa…mây biếc một màu, Trường giang hun hút…bên lầu ngùi trông … ) Xin trân trọng giới thiệu bài dịch "Hoàng Hạc Lâu tống Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng" của Nhà Thơ Mặc Thủy . mk
Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng
Nguyên tác: Lý Bạch ![]() 黄鹤楼送孟浩然之广陵 李白 故人西辞黄鹤楼, 烟花三月下扬州。 孤帆远影碧空尽, 惟见长江天际流。 Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu, Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu. Cô phàm viễn ảnh bích không tận, Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu. --Dịch Nghĩa:-- Bạn cũ ra đi từ phía Tây lầu Hoàng Hạc Giữa mùa hoa khói tháng ba xuống Dương Châu Xa xa, bóng hình cánh buồm đơn độc lẫn vào mây biếc đã khuất Từ trên lầu chỉ còn thấy sông Trường Giang bên trời xuôi mãi đâu --Bản dịch của Ngô Tất Tố--
Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng Bạn từ lầu Hạc lên đường, Giữa mùa hoa khói Châu Dương xuôi dòng. Bóng buồm đã khuất bầu không, Trông theo chỉ thấy dòng sông bên trời. --Bản dịch của Trần Nhất Lang-- TIỄN MẠNH HẠO NHIÊN Ở LẦU HOÀNG HẠC ĐI QUẢNG LĂNG I Bạn cũ đi từ Hoàng Hạc Lâu Tháng ba hoa khói xuống Dương Châu Cánh buồm mất hút chân trời thẳm Chỉ thấy Trường Giang nước chảy mau. II Bạn đi từ Hoàng Hạc Lâu Tháng ba hoa khói Dương Châu xuôi dòng Cánh buồm khuất nẻo cuối sông Trường Giang nước chảy mênh mông lạnh lùng. 1/ --Bản dịch của Phụng Hà-- Rời lầu Hoàng Hạc bạn lên đường, Tháng ba hoa khói, trẩy châu Dương. Lẻ loi cánh buồm xa khuất bóng, Chỉ thấy chảy hoài nước Trường Giang. 2/--Bản dịch của SongNguyễn HànTú-- Lầu vàng tiễn bạn ra đi Tháng ba sương phủ nẻo về Quảng Lăng Cánh buồm dần khuất xa xăm Lòng buồn ngơ ngẩn theo dòng Trường Giang 3/--Bản dịch của Nguyễn Thành Ân-- Phía tây lầu tiễn người bạn cũ Giữa mùa hoa khói phủ về xuôi Bóng buồm xa khuất lẻ loi Chỉ còn dòng nước mãi trôi cuối trời. 4/--Bản dịch của Anh Nguyên-- Tiễn bạn nơi lầu Hoàng-Hạc Bạn, lầu Hoàng-Hạc, chia tay, Dương-Châu hoa, khói, lúc này tháng ba. Trời xanh, buồm lẻ tít xa, Trường-Giang, chỉ thấy, bao la chân trời... 5/--Bản dịch của Nguyễn phước Hậu-- Lầu tây Hoàng Hạc biệt người xưa Hoa khói Dương Châu tiết tháng ba. Buồm lẻ bóng mờ xanh bát ngát Thấy Trường Giang chảy tít trời xa. 6/--Bản dịch của Mặc Thủy-- Tiễn Mạnh Hạo Nhiên ở Lầu Hoàng Hạc đi Quảng Lăng
Lầu tây Hoàng Hạc tiễn người, Tháng ba hoa khói đầy trời Dương Châu… Buồm xa…mây biếc một màu, Trường giang hun hút…bên lầu ngùi trông … Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 13/Mar/2011 lúc 8:27pm |
|
mk
|
|
![]() |
|
Phương Vy
Senior Member ![]() ![]() Tham gia ngày: 07/May/2008 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 134 |
![]() ![]() ![]() |
Chị Mỹ Kiều ơi,
Nhân đọc được chủ đề Hoàng Hạc Lâu (thơ Thôi Hiệu)
PV mạn phép góp chung với chị bài hát cùng tên Hoàng Hạc Lâu nghe vui cuối tuần nhé!
Thân mến,
PV
Hoàng Hạc Lâu
Tiếng hát: Phương Dung (VN)
Nhạc: Dân Chu
Hoà âm: Đặng Vương Quân
Thơ: Thôi Hiệu (bản dịch của Tản Đà & Vũ Hoàng Chương)
![]() ![]() Chỉnh sửa lại bởi Phương Vy - 12/Mar/2011 lúc 5:24pm |
|
Có một lời ta chưa nói thành chữ... như đã nghe nhiều lắm ở trong tim
"anh cất rồi, em giữ kỹ làm tin... nên chưa nói mà như mình đã nói!" |
|
![]() |
|
mykieu
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
![]() ![]() ![]() |
PhuongVy thân mến, Cám ơn PhuongVy tham gia chủ đề Hoàng Hạc Lâu (Thơ Thôi Hiệu) và gửi bài nhạc .
PhuongVy ơi, bài nhạc PV gửi không mở được ,
mk vào "hathaykhongbanghayhat.org" tải về máy, nghe hay lắm.
Mời PhuongVy và diễn đàn thưởng thức .
Chúc PhuongVy luôn an vui .
Thân ái,
mk
Hoàng Hạc Lâuhttp://hathaykhongbanghayhat.org/node/2200 Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 19/Mar/2012 lúc 7:56pm |
|
mk
|
|
![]() |
|
Lan Huynh
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23784 |
![]() ![]() ![]() |
HOÀNG HẠC LÂU
Nguyên Nhung
http://www.authorstream.com/Presentation/NNhung-480499-ho-ng-h-c-l-u/
![]() Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 15/May/2011 lúc 11:21pm |
|
![]() |
|
cao the
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 15/Jul/2011 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 589 |
![]() ![]() ![]() |
Hoàng Hạc Lâu Người xưa cởi Hạc bay rồi Còn trơ lầu vắng, giữa trời mênh mong Đường về rạng rỡ nẽo không Mây nghìn năm vẫn bềnh bồng trên cao Hán Dương cây nước chung màu Bãi xa Anh Vũ nối bầu trời xanh Đêm về chạnh nghĩ cố hương Nhìn dòng sông quạnh mù sương chợt sầu Cao Thệ Chỉnh sửa lại bởi cao the - 22/Jun/2012 lúc 1:35pm |
|
![]() |
|
mykieu
Senior Member ![]() Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
![]() ![]() ![]() |
Hoàng Hạc Lâu (Hoiquanphidung.com) Quỳnh Dao Sinh tiền, Vũ Hoàng Chương là thầy
dạy Việt văn của Cung Tiến. Ông sinh năm 1916, trước người nhạc sĩ tên
tuổi này 22 năm. Nhưng với thói quen khoáng đạt của một nhà thơ, ông
không hề câu nệ, vẫn coi Cung Tiến như người bạn vong niên hơn là một
đứa học trò.
Có lần ông nói đùa. Rằng Cung Tiến phổ thơ biết bao người mà chưa từng phổ thơ Vũ Hoàng Chương! Cung Tiến không quên điều ấy nhưng biến cố 1975 đã ụp trên cả nước và người nhạc sĩ thì lưu vong ra ngoài, còn nhà thơ kẹt lại ở bên trong với những Mai Thảo, Phạm Ðình Chương, Thanh Tâm Tuyền, Phạm Xuân Ninh, Phan Lạc Phúc, v.v.... Trong nỗi bi phẫn về cảnh bạn bè tán lạc, Vũ Hoàng Chương đã cảm dịch bài thơ Hoàng Hạc Lâu nổi tiếng của Thôi Hiệu, rồi nhờ bạn bè chuyển được ra ngoài, đến tay Cung Tiến khi ấy còn ở Canberra bên Úc... Thôi Hiệu là nhà thơ khét tiếng thời Thịnh Ðường vào đầu thế kỷ thứ tám. Bài thơ của ông khiến một người như Lý Bạch còn nghẹn lời không dám viết về lầu Hoàng Hạc nữa và được Kim Thánh Thán ngợi ca là “bút pháp tuyệt kỳ, tác phẩm đệ nhất cổ kim trong thơ Luật”. Ðấy cũng là bài được người mình dịch sang Việt ngữ nhiều nhất. Có người đếm ra hơn bốn trăm bản dịch khác nhau, từ Tản Ðà, Ngô Tất Tố đến Trần Trọng Kim, Trần Trọng San, Nguyễn Ðức Hiển, v.v... Với Cung Tiến và nhiều bằng hữu thì bài cảm dịch của Vũ Hoàng Chương là một sự tuyệt mỹ vì tâm cảnh mọi người vào lúc đó.. Từ bên ngoài, nhận được bản dịch, Cung Tiến nhớ thầy, nhớ bạn và nhớ lại cung cảnh xa xưa nên đã xuất thần phổ nhạc rất nhanh và tìm cách gửi về ngay năm sau. Nhưng không kịp nữa. Vũ Hoàng Chương bị cầm tù và bị kiệt sức mới được thả ra và tạ thế sau đó năm ngày nên không bao giờ được nghe ca khúc này. Bây giờ nhớ lại thì xin ghi bài cảm dịch của ông để chúng ta khỏi quên và cùng thưởng thức: “Xưa hạc vàng bay vút bóng người Ðây lầu Hoàng Hạc chút thơm rơi Vàng tung cánh hạc đi đi mãi Trắng một màu mây vạn vạn đời Cây bến Hán Dương còn nắng chiếu Cỏ bờ Anh Vũ chẳng ai chơi Gần xa chiều xuống nào quê quán Ðừng giục cơn sầu nữa, sóng ơi...” Khi còn sống, ông Nguyễn Ðức Hiển tại Houston Texas cho rằng bản dịch Vũ Hoàng Chương “còn hay hơn nguyên bản, mà nguyên bản vốn đã hay tót vời”. Ông Hiển có thể nói không ngoa vì bản thân đã dịch đi dịch lại mười mấy lần bài thơ của Thôi Hiệu! Ông còn dụng công so sánh hai câu thực của nguyên bản, gồm sáu thanh trắc liên tiếp: “Hoàng Hạc nhất khứ bất phục phản Bạch vân thiên tải không du du” Với câu “thực” do Vũ Hoàng Chương để lại mà ông cho là ảo diệu hơn: “Vàng tung cánh hạc đi đi mãi Trắng một màu mây vạn vạn đời...” Khi đọc lại, làm sao mình không ngậm ngùi với những chữ tuyệt diệu như “vút” bóng người, hay chút “thơm” rơi...? Và câu kết, “Ðừng giục cơn sầu nữa, sóng ơi!”, nghe thê thiết hơn vần lục bát của Tản Ðà: “Quê hương khuất bóng hoàng hôn, Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai!” Cung Tiến đưa Hoàng Hạc Lâu vào nhạc với phần hòa âm soạn cho dương cầm và viết trên cung Ré giáng Trưởng, nhịp 4/4 chậm rãi tha thiết - andantino - và ý nhị. Piano mở đầu bằng hai ô nhịp, hai mesures, viết lối Arpège chùm hai nốt, thánh thót, êm đềm. Rồi lời ca cất lên bồi hồi day dứt như một truyện kể, mà dùng phép tả cảnh để tả tình: “Xưa hạc vàng bay vút bóng người... Ðây lầu Hoàng Hạc chút (ứ ư ) thơm rơi...” Ðàn piano lại rải, nghe như tiếng chim hót, và cứ thế ca khúc dẫn người nghe vào một bức tranh cổ, với cánh hạc vàng ẩn hiện sau vầng mây bạc có nắng chiếu, có cây bến Hán Dương u buồn và cỏ bờ Anh Vũ vắng vẻ, chẳng còn ai chơi... Ðoạn nhạc chuyển tiếp nỉ non đan lượn những ngậm ngùi rồi chợt mở ra tâm sự kẻ tư hương, nhớ quê, nhớ bạn... “Gần xa chiều xuống nào quê quán Ðừng giục cơn sầu nữa (ư ứ), sóng (à à) ơi...” Rồi đàn lại buông arpège hai nốt nhẹ nhàng, lãng đãng chìm khuất, mơ hồ như cánh hạc vàng tan trong khói sóng... Toàn bài, Cung Tiến dùng âm giai ngũ cung đầy chất Ðông phương với nét nhạc thanh thản, nhuốm vẻ Lão Trang và phảng phất giai điệu Claude Debussy trong bài “Clair de Lune”. Cung Tiến rất chuộng Debussy khi nhạc sĩ người Pháp này khám phá nhạc Á Ðông vào đầu thế kỷ trước. Debussy cũng dùng hợp âm ngũ cung và cũng lấy “Arpège” rải tay trái và đưa ra một hợp âm lạ tai mà hài hòa êm ái..... Bài “Hoàng Hạc Lâu” là viên ngọc quý của thơ Ðường. Bản dịch Vũ Hoàng Chương là bài chuyển ngữ mang tâm sự của một thi hào trong hoàn cảnh bi đát của đất nước. Ca khúc Cung Tiến là sự kết hợp lạ kỳ của tình cảm và nhạc thuật để nối liền ngần ấy nét đẹp của thơ, của nhạc. Ðiều hơi tiếc là ít người biết hoặc trình bày ca khúc trác tuyệt này để đời sau còn nhớ Vũ Hoàng Chương và dòng nhạc quý phái của miền Nam chúng ta khi mình đã mất hết... Lần cuối mà miền Nam tự do có buổi sinh hoạt để vinh danh Vũ Hoàng Chương là vào Tháng Ba năm 1975, tại phòng trà của Khánh Ly, do Mai Thảo và Thanh Tâm Tuyền tổ chức. Ðã 35 năm tròn rồi. Sau đó là cảnh chia ly tan tác. “Vàng tung cánh hạc”... như ánh chớp chợt lóe rồi vụt tắt. Dư âm còn lại là tiếng nhạc lãng đãng trong chiều tà. Sau đấy là cõi tối đen của thơ và nhạc... ***
HOÀNG HẠC LÂU: 3 bản dịch độc đáo Bài viết của Nguyễn Khôi
(Ngày 24 tháng 2 năm 2013)
HOÀNG HẠC LÂU: 3 bản dịch độc đáo
Trong "Toàn
Đường Thi” (gồm 42.863 bài thơ của 2520 thi sĩ đời Đường)- Nếu chỉ lấy 1 bài
thơ tiêu biểu thì chắc là ai cũng chọn đó là "Hoàng Hạc Lâu”cuả Thôi Hiệu?
"Hoàng Hạc Lâu”
thuộc hàng đệ nhất luật thi đời Đường.Tác giả của thiên kỳ thi tuyệt hảo này là
Thôi Hiệu (?-754) người Bịện Châu (Khai Phong-Hà nam) đỗ Tiến sĩ năm Khai
nguyên 13 (725) làm Quan tới chức Tư huân viên ngoại lang, hàm tứ phẩm (cỡ Vụ
phó ngày nay).Ông tính lãng mạn, ham đánh bạc, rượu chè "của lạ” (thay vợ
đến 4 lần). Hồi trẻ thơ ông diễm lệ bóng bẩy, đến cuối đời phong thái cốt cách
mạnh mẽ rắn rỏi, sáng tạo tân kỳ có thể theo kịp Giang Yêm, Bão Chiếu...Ông khổ
vì ngâm vịnh đến trở bệnh xanh xao hốc hác cả người (hết mình vì thơ là
vậy); Bạn ông nói đùa “không phải Bác bệnh đến như vậy, bởi khổ vì ngâm thơ nên
gầy thôi”!
Lầu Hoàng Hạc xây dựng từ thời Tam Quốc, vốn
là "tửu quán”-đó là 1 trong tam đại danh lâu của xứ “Giang Nam hảo" nơi
hội tụ của các văn nhân tài tử đến đây uống rượu và làm thơ...Theo sách “Cổ đại
thi tứ cố sự” thì Thôi Hiệu đề thơ ở Lầu Hac Vàng ở tư thế: thi sỹ nhìn Hán
Dương ở bờ sông bên kia, "Tình Xuyên Các ”bị che lấp trong ráng chiều ta, bãi
Anh Vũ giữa sông phủ một lớp cỏ dày...
Thầy giáo của NK đã từng giảng
giải: cái diệu của Thôi Hiệu ở chỗ chỉ một câu tả "Lầu", còn 3 câu kia
đều tả "người xưa"... trong đó câu 1 là tả "người xưa", câu
3 là nghĩ "người xưa", câu 4 là ngóng "người xưa", cứ như
phớt lờ không nhắc gì đến "lầu".Câu 5-8 tiền giải là tả "người
xưa", hậu giải tả "người nay", tuyệt nhiên không tả đến
"lầu"... Thi sĩ chỉ nhất ý tựa cao trông xa, riêng thổ lộ hoài bão
của mình.Rồi "hương quan hà xứ thị” (ở nơi này) với cây thì "lịch
lịch” (in rõ), bãi thì "thê thê” (tươi tốt), riêng có mắt thì ngóng
"hương quan” là không biết "hà xứ” (nơi nào). Rồi với hai chữ
"nhật mộ” (chập tối lúc chim về tổ, gà vào chuồng) đặt ngang lên câu thơ
làm cho 24 con chữ trong 4 câu tiền giải cùng nhảy múa tạo nên tuyệt tác để "đời
sau đừng ai làm thơ về Hoàng Hạc Lâu nữa mà chuốc lấy hổ thẹn."
Vâng, đúng là thế: cái
diệu của Thôi Hiệu là trong 8 câu, chỉ có một câu nói đến Lầu (câu 2).Câu 3
"Hoàng Hạc nhất khứ bất phục phản” là câu rất đặc biệt: dùng liên tiếp 6
chữ "trắc”trong câu thơ 7 chữ, bất chấp luật bằng trắc, với bút pháp ấy
khiến câu thơ mang sức mạnh (nội lực) khác thường.Để làm gì? - để nhấn mạnh cái
ý "tiền bất kiến cổ nhân”
- "nhất khứ” là một đi - "bất phục phản” là không trở lại... câu này
nói lên cái lẽ vô thường của mọi người, mọi việc.
Câu 3 đối câu 4: ý là
thôi, đừng hoài niệm mãi nữa
Hoàng Hạc Lâu với cái ý
tại ngôn ngoại đó là cái độc đáo của Đường thi mà nó là tiêu biểu số 1; và
chính cũng vì lẽ đó mà xưa nay các nhà thơ ta đã bị Hoàng Hạc Lâu "thôi
miên” ám ảnh, hết thế hệ này đến thế hệ khác lao tâm khổ tứ "dịch” nó, đến
nay đã có ngót 100 bản dịch. Theo thiển ý của NK thì có 3 bản dịch đáng lưu ý
là:
1.Bản dịch củ Tùng Vân Nguyễn Đôn Phục (Nam Phong tạp chí - năm 1923)
Người tiên xưa cưỡi Hạc
vàng cút,
Ở đây chi những lầu hạc
trơ.
Hạc Vàng đã cút chẳng về
nữa,
Mây trắng nghìn năm còn
phất phơ.
Sông bạc Hán Dương cây
xát xát,
Cỏ lên Anh Vũ bãi xa xa.
Ngày chiều làng cũ đâu
chăng tá?
Mây nước trên sông khách
thẫn thờ.
Đây là bản dịch khá chối
tai (rất trúc trắc) nhưng khá công phu, khá già tay (túc Nho); công phu ở chỗ:
theo sát nhạc điệu của nguyên tác, sát cả ở những chỗ sai niêm, thất luật.
2. Bản dịch của Tản Đà :
(In ở tạp chí Ngày Nay số
80, ngày 10-10-1937)
Hạc vàng ai cưỡi đi đâu ?
Mà đây Hoàng Hạc riêng
lầu còn trơ
Hạc Vàng đi mất từ xưa
Nghìn năm mây trắng bây
giờ còn bay
Hán Dương sông tạnh cây
bày
Bãi xa Anh Vũ xanh đầy cỏ
non
Quê hương khuất bóng
hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho
buồn lòng ai.
Đây là một bản dịch tài
hoa, bay bướm nhẹ nhàng, văn chương trầm bổng theo cung điệu lục bát (đượm hồn
dân tộc). Ở nguyên tác đó là cái không khí mang mang day dứt nỗi bơ vơ hiu
quạnh của thân phận con người, lạc lõng giữa trần gian trong một chiều nắng
tắt.Mà thiên đường thì đã mù mịt lối về.Cái không khí Hàn Lâm ấy đã bị Tản Đà
thuần hóa trở nên nhu mì, mềm mại, nhẹ nhàng, trôi chảy trong dòng ca dao (lục
bát). Cái HAY của Tản Đà là ở chỗ ấy, nó vào hồn người Việt là vì lẽ ấy, nhưng đó
cũng là cái hụt hẫng khi dịch như thế
3. Bản dịch của Vũ Hoàng
Chương:
Xưa Hạc Vàng bay vút bóng
người,
Nay lầu Hoàng Hạc chút
thơm rơi.
Vàng tung cánh hạc đi đi
mãi,
Trắng một màu mây vạn vạn
đời.
Cây bến Hán Dương còn
nắng chiếu,
Cỏ bờ Anh Vũ chẳng ai
chơi.
Gần xa, chiều xuống, đâu
quê quán?
Đừng giục cơn sầu nữa
sóng ơi !
Như ta đã biết : Thôi
Hiệu (con người phát ốm vì làm thơ đã vận dụng hết 10 phần công lực phá vỡ luật
thơ thất ngôn, sử dụng 6 thanh "trắc”liên tiếp mới nói được:
Hoàng Hạc nhất khứ bất
phục phản
Bạch Vân thiên tải không
du du
Để đến độ hùng tâm dũng
khí như Đại thi hào Lý Bạch vẫn phải gác bút (đạo bất đắc) chịu thua, cúi đầu
ra đi...
Còn thi sĩ Vũ Hoàng Chương sau 1000 năm thì ung dung rút kiếm, giữa trời thơ, phóng con mắt nhìn đời dõi theo cánh hạc đã mù khơi bay mất mà thong thả dụ dắt nó quay về trong cung bậc thất ngôn niêm luật (nói theo Tô Thẩm Huy). Đó là hai câu thực của Vũ bay bổng giữa trời ảo diệu:
Vàng tung cánh hạc đi đi
mãi
Trắng một màu mây vạn vạn
đời
Một màu vàng lóe lên giữa
trời vụt tắt, một màu vàng tung lên rồi vĩnh viễn ra đi, không bao giờ trở lại,
nhưng mãi mãi lấp lánh trong tâm tưởng và thâm phận con người (kiếp nhân sinh).
Đọc đến câu cuối "đừng giục cơn sầu nữa sóng ơi thì là cả một trời Đường
thi bỗng lay động". Giá Thôi Hiệu phục sinh đọc bản dịch của Vũ thì chắc
cũng bái phục: "Sóng ơi, sầu đã chín, xin người thôi giục, đó là sóng của
bể dâu, hưng phế."
Ta thử đọc lại hai câu
theo âm Hán/ Việt:
- Yên ba giang thượng sử
nhân sầu
- Đừng giục cơn sầu nữa sóng ơi!
Thì sẽ thấy nội công thâm
hậu của Vũ:
Vàng tung cánh hạc đi đi
mãi
Nếu đưa chữ "hạc” lên
đầu câu:
- Hạc vàng tung cánh đi
đi mãi
Thì cả một trời thơ lung
linh tối sầm lại? Thi tài là thế - và có lẽ sau Vũ Hoàng Chương không ai nên dịch lại (Hoàng Hạc
Lâu) nữa?
Góc thành
nam Hà Nội ngày 27-3-2010
Nguyễn
Khôi - Cẩn bút
Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 10/Jun/2013 lúc 9:46am |
|
mk
|
|
![]() |
|
AoTrườngĐua
Newbie ![]() Tham gia ngày: 23/Jun/2013 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 15 |
![]() ![]() ![]() |
![]() Anh Vũ Châu Nguyên tác: Lý Bạch
鸚 鵡 洲 - 李 白 鵡 來 過 吳 江 水。
Anh Vũ châu Còn đây Anh Vũ bãi này, Sông Ngô một thuở hợp bầy chim qua… Về tây vượt núi Lũng xa, Bãi non xanh biếc la đà bóng cây… Hương lan tỏa khói thơm bay, Hoa đào vờn sóng gấm trôi xuôi bờ. Ngẩn ngơ lòng khách tội đồ, Trông xa cuối bãi hững hờ trăng soi…
AoTrườngĐua dịch Chỉnh sửa lại bởi AoTrườngĐua - 12/Aug/2013 lúc 10:30pm |
|
Ao Trường Đua
|
|
![]() |
|
<< phần trước Trang of 3 phần sau >> |
![]() ![]() |
||
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |