Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Tâm Tình
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình
Message Icon Chủ đề: P/V ông Lê Thành Ân, Tổng Lãnh sự Mỹ t Gởi trả lời Gởi bài mới
Người gởi Nội dung
tuavanle
Admin Group
Admin Group
Avatar

Tham gia ngày: 30/May/2007
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 335
Quote tuavanle Replybullet Chủ đề: P/V ông Lê Thành Ân, Tổng Lãnh sự Mỹ t
    Gởi ngày: 28/Oct/2010 lúc 9:25pm

P/V ông Lê Thành Ân, Tổng Lãnh sự Mỹ tại Việt Nam

Lần đầu tiên một người Mỹ gốc Việt được bổ nhiệm làm Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ tại Việt Nam. Ông Lê Thành Ân, năm nay 56 tuổi, đã đến Sài Gòn hồi đầu tháng 8 để bắt đầu nhiệm kỳ 3 năm tại quê cha đất tổ của mình. Trong cuộc phỏng vấn dành cho Trà Mi của Ban Việt ngữ VOA, ông Ân chia sẻ cảm nghĩ khi nhận chức vụ này và những ưu tiên hàng đầu của ông, một quan chức Mỹ gốc Việt, trong sứ mạng làm cầu nối ngoại giao giữa hai nước Việt-Mỹ.

Trà Mi - VOA Washington Thứ Năm, 28 tháng 10 2010

Ông%20Lê%20Thành%20Ân,%20Tổng%20Lãnh%20Sự%20Mỹ%20tại%20Việt%20Nam
Hình: hochiminh.usconsulate.gov

Ông Lê Thành Ân, Tổng Lãnh Sự Mỹ tại Việt Nam

Trà Mi: Xin cảm ơn ông Tổng Lãnh sự dành cho chúng tôi cuộc trao đổi này. Câu đầu tiên xin được hỏi ông, là vị Tổng Lãnh sự Mỹ gốc Việt đầu tiên tại VN, cảm xúc của ông ra sao?

Ông Lê Thành Ân: Tôi nghĩ rằng tôi là người may mắn, và chính phủ, Bộ Hải quân, Sở Ngoại vụ Bộ Ngoại giao, cũng như đất nước Hoa Kỳ đã mang đến cho tôi những cơ hội này. Tôi là một trong những người may mắn nhất trên thế giới vì được ơn trên phù hộ nhiều mặt. Tôi lớn lên trong một gia đình tuyệt vời, có một sự nghiệp tốt, và giờ đây, chúng tôi gọi nước Mỹ là nhà. Mỗi ngày tôi đều thầm cảm ơn trời Phật vì những phước lành này. Sau 45 năm kể từ ngày tôi rời Việt Nam hồi còn nhỏ và 35 năm làm công chức Mỹ, phải nói là tôi không tưởng tượng là cuộc đời của mình sẽ đi theo hướng này. Ngay từ nhỏ, tôi chỉ mong ước trở thành một kỹ sư hay một kiến trúc sư và có một gia đình, thế thôi. Thật tình tôi không nhận thức rõ về giá trị và ý nghĩa của nhiệm vụ này đối với bản thân mình và những người khác cho tới khi nhận được hàng loạt thư, thiệp, và email ồ ạt gửi tới tôi hồi mấy tháng trước. Tôi nhận được chia sẻ của những người Mỹ gốc Việt từ nhiều vùng trên đất nước Hoa Kỳ và nhiều nơi trên thế giới. Tôi nghe nhiều người nói nhiệm vụ này là sự khẳng định rằng ở Mỹ, bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra, nhờ sự chăm chỉ và tận tụy. Đây cũng là một tín hiệu quan trọng cho thấy mối quan hệ Việt-Mỹ giờ đây vững chắc như thế nào.

Trà Mi: Ngoài là vị Tổng lãnh sự Mỹ gốc Việt đầu tiên tại Việt Nam, ông cũng là người Mỹ gốc Việt đầu tiên giữ vị trí cao nhất trong ngành ngoại giao Hoa Kỳ, ông có thể cho biết những yếu tố nào, động cơ nào đưa ông tới vị trí hôm nay?

Ông Lê Thành Ân: Tôi không chắc tôi là viên chức cao cấp nhất người Mỹ gốc Việt trong Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, nhưng tôi tin rằng tôi là viên chức ngoại giao người Mỹ gốc Việt đầu tiên được cấp hàm Tham tán Công sứ. Tuy nhiên, tôi không nghĩ tôi là người sau cùng.

Trà Mi: Ông có kinh nghiệm đa dạng về nghề nghiệp và học vấn. Cơ duyên nào khiến ông chuyển hướng nghề nghiệp sang ngành ngoại giao? Là một người gốc Việt tham gia ngành ngoại giao Mỹ có những khó khăn, thử thách gì chăng, thưa ông?

Ông Lê Thành Ân: Học vấn của tôi tại Hoa Kỳ mang đến cho tôi nhiều thuận lợi và cơ hội. Tôi có bằng Cử nhân khoa học chuyên ngành Kỹ thuật điện năm 1976 và Thạc sĩ khoa học chuyên ngành Quản trị Kỹ thuật năm 1978 từ đại học George Washington ở thủ đô nước Mỹ. Tôi gia nhập Sở Ngoại vụ năm 1991 sau 15 năm làm công chức trong Bộ Hải quân Mỹ. Cùng với thời gian, tôi nhận ra mình muốn làm một điều gì đó hơn là một kỹ sư. Cái hay của một nền học vấn ở Mỹ là nó mở rộng các cơ hội cho mình, và tôi đã tận dụng được điều này. Hai thập niên trước, tôi đã bước vào Sở Ngoại vụ để đại diện cho đất nước Hoa Kỳ, giúp xây dựng và duy trì các mối quan hệ ngoại giao vững mạnh với các quốc gia trên thế giới.

Trà Mi: Một người con sau 45 năm trở lại quê cha đất tổ, cảm tưởng và ấn tượng khó quên nhất trong ông là gì?

Ông Lê Thành Ân: Thành phố ************ sẽ là nhà của gia đình chúng tôi trong 3 năm tới. Cuộc sống ở Việt Nam mang đến cho tôi nhiều thuận lợi về văn hóa và ngôn ngữ. Kể từ khi tới đây hồi đầu hè tới giờ, chúng tôi thích thú nhận ra rằng đây là một thành phố năng động và đầy sức sống. Dù các công trình xây dựng đang mọc lên trên khắp thành phố mới ngày nay, nhưng thành phố Sài Gòn ngày xưa vẫn còn hiện hữu trong tôi và tôi vẫn nhận ra một vài chỗ mà tôi đã biết từ hồi nhỏ.

Trà Mi: Giữa Việt Nam và Hoa Kỳ có quá trình lịch sử đặc biệt, và hiện vẫn còn những khác biệt tồn tại, vai trò cầu nối của ông Tổng lãnh sự người Mỹ gốc Việt chắc chắn có sẽ những nét đặc biệt hơn so với những vị Tổng lãnh sự Mỹ trước đây tại Việt Nam, vốn là người nước ngoài. Theo ông, những khác biệt chính là gì và ông mường tượng những thuận lợi và thử thách trước mắt như thế nào?

Ông Lê Thành Ân: Tôi muốn nhấn mạnh rằng dù nhân thân và tiểu sử gia đình tôi mang đến một nét mới trong mối quan hệ Việt-Mỹ, nhưng vai trò của tôi trong việc nối kết hai quốc gia không khác biệt so với những người tiền nhiệm. Mỗi vị Tổng Lãnh sự có thể có những mối quan tâm, các lĩnh vực đặt trọng tâm, và các ưu tiên riêng, nhưng vai trò phục vụ cơ bản của một Tổng Lãnh sự không thay đổi. Cũng như các vị tiền nhiệm, tôi có mặt ở đây để thực hiện những ưu tiên trong chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ với Việt Nam. Tôi tới đây để phát huy quan hệ Việt-Mỹ và sự hiểu biết song phương. Tôi hiểu rõ các áp lực từ những kỳ vọng đối với tôi, một nhà ngoại giao Mỹ gốc Việt, được cử sang làm việc tại Việt Nam. Tôi hiểu rằng nhiều người trên khắp nước Mỹ trong đó có cộng đồng người Mỹ gốc Việt đặt nhiều kỳ vọng vào tôi. Tôi sẽ nỗ lực hết sức để cải thiện sự hiểu biết lẫn nhau và hợp tác giữa hai nước.

Trà Mi: Mối quan hệ Việt-Mỹ tốt đẹp là mong đợi của cả đôi bên, ông Tổng Lãnh sự sẽ góp phần cụ thể ra sao giúp hiện thực hóa niềm mong mỏi này? Lĩnh vực nào ông đặc biệt quan tâm và sẽ đặt trọng tâm?

Ông Lê Thành Ân: Năm nay, hai nước kỷ niệm 15 năm bang giao chính thức và chúng ta có nhiều điều phải tự hào. Quan hệ Việt-Mỹ tiếp tục phát triển về nhiều mặt dựa trên tinh thần hữu nghị, tôn trọng lẫn nhau, hợp tác trên nhiều lĩnh vực, và trong các lợi ích lâu dài của đôi bên. Một dấu hiệu của mối quan hệ ngày càng sâu đậm là hai nước tiếp tục có những sự trao đổi ngoại giao cấp cao. Một khía cạnh đặc biệt của mối quan hệ đang nảy nở là trao đổi mậu dịch song phương trị giá hiện nay lên tới trên 15 tỷ đô la mỗi năm và đang tiếp tục phát triển. Hoa Kỳ là một thị trường tốt cho Việt Nam. Chiếm phần lớn trong khoản 15,4 tỷ đô la đó là hàng hóa và các dịch vụ mà Mỹ mua của Việt Nam. Nhưng Hoa Kỳ cũng bán các sản phẩm và dịch vụ mà các doanh nghiệp cũng như giới tiêu thụ Việt Nam cần, và những lĩnh vực này cũng đang phát triển. Sáng kiến Xuất khẩu Toàn quốc mới đưa ra của Tổng thống Obama đề ra mục tiêu nhân đôi lượng xuất khẩu của Hoa Kỳ trong 5 năm, và chúng tôi tin Việt Nam có tiềm năng giúp chúng tôi đạt được mục tiêu.

Thật ra, theo tôi, không phương thức nào cải thiện quan hệ song phương Việt-Mỹ tốt hơn là thông qua việc tăng cường trao đổi kinh tế giữa đôi bên. Đem hàng hóa Mỹ tới Việt Nam mở rộng sự lựa chọn cho giới tiêu thụ và giới thiệu sản phẩm chất lượng cao làm phong phú đời sống người dân Việt Nam. Các doanh nghiệp hỗ trợ giao thương, phân phối và bán lẻ các sản phẩm này tạo công ăn việc làm cho người người dân cả hai nước. Trong sứ mạng tại Việt Nam, chúng tôi sẽ nỗ lực để chứng minh giá trị giao thương với Hoa Kỳ. Một khía cạnh khác mà tôi muốn tập trung vào là tăng cường môi trường đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Kinh tế Việt Nam đã biểu hiện những tỷ lệ tăng trưởng rất ấn tượng. Nỗ lực của chính phủ Việt Nam trong việc cải cách kinh tế thị trường đã khiến các nhà đầu tư tương lai ngày càng quan tâm hơn đến thị trường này. Nhiều người Mỹ muốn đầu tư tại Việt Nam, tuy nhiên, các nhà đầu tư nước ngoài gặp khó khăn trong việc vượt qua các luật lệ phức tạp chi phối các giao dịch tài sản, các vấn đề về thuê mướn lao động, thuế vv.. Việtkiều có thể còn có nhiều quan ngại hơn nữa. Một số người tự hỏi xem trở lại Việt Nam làm ăn có an toàn hay không.

Tôi tin cộng đồng đầu tư ở Mỹ, trong đó có những nhà đầu tư Việt kiều, là nguồn lực lớn lao Việt Nam cần có để chuyển đổi thành một nước công nghiệp như mục tiêu mà Việt Nam hy vọng đạt được vào năm 2020. Tôi cho rằng chính phủ Việt Nam nên nỗ lực thu hút nhiều thêm nữa những Việt kiều từ khắp nơi trên thế giới, những người có thể đóng góp chuyên môn và sáng kiến cho quê cha đất tổ của mình. Và dĩ nhiên, giúp tạo ra những cơ hội này là một trong những lĩnh vực trọng tâm của tôi.

Trà Mi: Là người có nhiều kinh nghiệm về an ninh-chính trị-kinh tế tại Châu Á, ông nhận xét ra sao về diễn tiến tình hình tranh chấp Biển Đông  giữa Việt Nam và Trung Quốc mà chính phủ Hoa Kỳ đang quan tâm?

Ông Lê Thành Ân: Hoa Kỳ luôn quan tâm đến việc phát triển hòa bình và an ninh trong khu vực, kể cả trong vùng Biển Nam Trung Hoa. Mỹ, Việt Nam, cùng các nước khác cả trong lẫn ngoài khu vực đều nhận thấy nhu cầu phải bảo đảm quyền tự do lưu thông hàng hải và thương mại. Hoa Kỳ cho rằng các tuyên bố về chủ quyền lãnh thổ là điều mà các bên tuyên bố phải tự giải quyết, nhưng chúng tôi ủng hộ các nguyên tắc căn bản nhất định, trong đó có cam kết về “tiến trình cộng tác ngoại giao” để giải quyết các tranh chấp trên cơ sở luật quốc tế, trong đó có Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển.

Trà Mi: Là nhà ngoại giao Mỹ đến Việt Nam làm việc, ông Tổng lãnh sự nghĩ sao về quan tâm của cộng đồng người Việt hải ngoại kêu gọi dân chủ cho Việt Nam?

Ông Lê Thành Ân: Hoa Kỳ cam kết phát huy tôn trọng nhân quyền và dân chủ trên khắp thế giới. Các giá trị cơ bản mà chúng tôi cổ xúy bao gồm quyền tự do bày tỏ quan điểm, tự do báo chí, tự do lập hội, các quyền không bị tra tấn, quyền lao động, quyền trẻ em, quyền phụ nữ, bảo vệ các thành phần thiểu số, cũng như buộc các chính phủ phải chịu trách nhiệm với những cam kết của họ dưới những công ước quốc tế về nhân quyền. Chúng tôi có nhiều cách để đưa ra các vấn đề này ra với chính phủ Việt Nam, trong đó có việc thường xuyên nêu các quan ngại của chúng tôi tại các cuộc gặp cấp cao ở Việt Nam cũng như tại Hoa Kỳ. Ví dụ như hồi tháng 9, trong cuộc họp của giới lãnh đạo Hoa Kỳ và ASEAN tại New York, Tổng thống Mỹ đã nhấn mạnh tầm quan trọng của nhân quyền. Hồi tháng 7, Ngoại trưởng Hoa Kỳ đã nêu vấn đề nhân quyền trong chuyến thăm Hà Nội. Đại sứ Mỹ tại Việt Nam cũng thường xuyên nhấn mạnh đến tầm quan trọng của nhân quyền trong các cuộc tiếp xúc với các giới chức cao cấp trong chính phủ Việt Nam. Tháng 9 vừa qua, các quan chức Mỹ đã thảo luận nhân quyền với chính phủ Việt Nam trong cuộc đối thoại thường niên về vấn đề lao động diễn ra ở Hà Nội và sẽ tiếp tục thảo luận vào tháng 12 tới đây trong cuộc đối thoại nhân quyền thường niên cũng tại Hà Nội.

Trà Mi: Gần đây một số nhà lập pháp Hoa Kỳ lên tiếng bày tỏ quan ngại về điều mà họ gọi là vi phạm quyền tự do tôn giáo tại Cồn Dầu, một cáo buộc bị chính quyền Việt Nam phủ nhận. Có tin cho hay ông Tổng Lãnh sự có đến thăm giáo xứ Cồn Dầu, xin ông cho biết quan điểm của ông như thế nào?

Ông Lê Thành Ân: Vâng gần đây tôi có đi Đà Nẵng nhưng không đến thăm Cồn Dầu. Tuy nhiên, các giới chức trong đại sứ quán Hoa Kỳ ở Hà Nội có tới đây. Họ đã tiếp xúc với các giới chức công giáo, các thành viên của giáo đoàn, và chính quyền địa phương ở Cồn Dầu và Đà Nẵng. Đại sứ Mỹ tại Việt Nam và các quan chức cao cấp của chính phủ Mỹ ở Washington cũng đã thảo luận với quan chức cấp cao trong chính phủ Việt Nam về tình hình ở Cồn Dầu. Trong các cuộc thảo luận này, giới chức Hoa Kỳ đã kêu gọi các bên nên kiềm chế và giải quyết bất đồng một cách ôn hòa và theo đúng luật pháp Việt Nam. Nhìn chung, Việt Nam có thành tích tốt về cải thiện quyền tự do tôn giáo, nhưng các vụ việc sử dụng bạo lực làm mờ đi tiến bộ đó.

Trà Mi: Trước khi chia tay, ông Tổng Lãnh sự có đôi lời tâm tình bằng Việt ngữ với thính giả của đài VOA chăng?

Ông Lê Thành Ân: Tôi rất vui được chia sẻ với thính giả của đài VOA vào thời điểm bắt đầu nhiệm kỳ 3 năm làm Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ tại TPHCM về những trải nghiệm cá nhân cũng như vai trò của tôi trong việc tăng cường hiểu biết và trao đổi văn hóa giữa hai quốc gia. Tôi rất vui được phục vụ với tư cách là đại diện cho Tổng thống Obama. Tôi sẽ củng cố sự tin cậy này bằng việc đại diện cho các giá trị, mục tiêu, và chính sách của Hoa Kỳ.

Trà Mi: Xin chân thành cảm ơn ông Tổng Lãnh sự đã dành cho VOA Việt Ngữ cuộc phỏng vấn này.

IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 07/Feb/2011 lúc 11:28pm
Ngày 28/12, Tổng Lãnh sự quán Mỹ tại TP.HCM đã phối hợp với Hội Chữ thập đỏ tỉnh Tiền Giang đã trao tặng bà con hai xã bị thiệt hại nặng nề nhất do bão Durian là Phú Đông (huyện Gò Công Đông) và Phú Thạnh (huyện Gò Công Tây) 200 phần quà.

Mỗi phần quà trị giá 350.000 đồng, bao gồm thùng chứa nước 40 lít, chăn, màn, dụng cụ nấu ăn... từ nguồn viện trợ của tổ chức USAID (Mỹ).

Cơn bão Durian đã gây thiệt hại nặng nề đối với tỉnh Tiền Giang, trong đó nặng nhất là tuyến duyên hải và hệ thống cù lao, cồn bãi trên sông Tiền, tổng thiệt hại vật chất ước tính trên 600 triệu đồng. Sự ủng hộ, giúp đỡ của các cơ quan, tổ chức, các nhà hảo tâm trong và ngoài nước góp phần tích cực giúp nhân dân vùng bị thiên tai sớm ổn định đời sống.

Theo TTXVN



Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 07/Feb/2011 lúc 11:29pm
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 09/Feb/2011 lúc 6:37pm

 

Tết vui nhất của Tổng lãnh sự Mỹ 
 
07/02/2011 22:40 
Vợ chồng Tổng lãnh sự Lê Thành Ân (trái) đón khách đến chung vui đêm giao thừa - Ảnh: Nghĩa Phạm
Không tết nào vui như năm nay, đó là tâm sự của ông bà Tổng lãnh sự Mỹ gốc Việt sau gần nửa thế kỷ xa quê hương.

Không khí đêm giao thừa ở nhà riêng của Tổng lãnh sự Mỹ tại TP.HCM Lê Thành Ân thật rộn rã. Nụ cười nở trên môi gia chủ khi đón chào khách khứa đến chung vui thời khắc đầu năm mới. Tại một góc nhà, chiếc đầu lân được đặt ngay ngắn bên cạnh mặt nạ ông địa, hai biểu tượng không thể thiếu trong dịp hội hè ngày tết của người Việt. Trên bàn, mâm ngũ quả đã được bày biện sẵn với những chén xôi vò cơm rượu hương vị béo nồng, phong tục xuất xứ từ quê nhà Gò Công của ông tổng lãnh sự. Cũng như phong tục đón tết miền Nam, các món trái cây trên mâm ngũ quả theo đúng tinh thần “cầu vừa đủ xài”. Sắc đỏ vàng rực rỡ hiện diện khắp nhà, ở chậu lan năm sắc, cây mai vàng nở rộ, cành đào e ấp. Bánh chưng, bánh tét và kẹo mứt được mang ra liên tiếp để đãi khách.

Khi bầu trời thành phố bắt đầu sáng rực pháo hoa ngay giờ phút chuyển giao thiêng liêng, ông bà tổng lãnh sự lặng lẽ thắp nhang trước bàn thờ, rước ông bà tổ tiên về ăn tết với con cháu. Sau đó, ông bà và con gái út là cô Mỹ Anh cùng nhau xông đất chính ngôi nhà của mình. Ông chia sẻ với phóng viên Thanh Niên: “Thật hạnh phúc khi được về Việt Nam và có cơ hội ăn một cái tết ấm cúng như vầy”.

Xuân nguồn cội

Nội chuyện đưa vợ đi sắm tết và dạo chợ hoa mà nghe xung quanh toàn tiếng Việt là đã cảm thấy ấm lòng

Tổng lãnh sự Mỹ tại TP.HCM Lê Thành Ân
f
Có dịp trao đổi với vợ chồng ông Lê Thành Ân mới thấy tết cổ truyền có ý nghĩa như thế nào với những người Việt Nam xa xứ. Đó là ngày tưởng nhớ tổ tiên; ngày thân bằng, quyến thuộc được sum vầy; ngày con cháu thực hiện truyền thống ngàn đời của dân tộc. Bao năm qua, nhờ sự chu đáo của cha mẹ hai bên và thói quen giữ gìn nếp sống của người Việt, gia đình ông Ân vẫn đều đặn đón tết “đúng điệu”, cũng gói bánh tét, làm xôi vò cơm rượu, cũng chưng dưa hấu, mai đào, cũng cúng ông bà 2 mâm chay - mặn hôm mùng 1. Sau đó, ông bà dành ngày đầu năm mới để đi viếng chùa cầu lộc. Ngài tổng lãnh sự nhận xét: “Tập tục chuẩn bị tết nhất là điều gì đó hết sức đặc biệt trong văn hóa người Việt. Dù giàu hay nghèo, mỗi khi tết đến, ai nấy đều có cùng một mối quan tâm: gia đình là trên hết”. Và sau gần nửa thế kỷ xa quê, cuối cùng ông Ân đã có thể ăn tết tại Việt Nam, trên cương vị là Tổng lãnh sự Mỹ gốc Việt. Do vậy, khó có thể diễn tả hết sự xúc động của gia đình ông trong cái tết đầu tiên ngay trên quê hương sau bao năm qua.

Sinh ra tại miền Nam, ông Ân đã rời Gò Công từ năm lên 10, còn phu nhân Lê Chí Tâm (bà lấy theo họ chồng - PV) theo cha mẹ đến Mỹ năm 14 tuổi. Sau bao lần chỉ hưởng không khí tết Việt Nam qua truyền hình, tạp chí, cái cảm giác được thực sự hòa mình vào tết chung của dân tộc như lần này thật sự đặc biệt.

Tết của tình nồng

Tổng lãnh sự Mỹ Lê Thành Ân sinh năm 1954 tại Gò Công trong một gia đình 9 người con. Năm 1965, ông sang Washington ở với bà trẻ và dì. Vì cha mất sớm, vào năm 1972, ông bảo lãnh mẹ sang Mỹ với mình. Ông Ân gia nhập Hải quân Mỹ sau khi tốt nghiệp ngành kỹ sư điện tử tại Đại học George Washington năm 1976 và kế đến là lấy bằng thạc sĩ Khoa học chuyên ngành Quản trị kỹ thuật của đại học này vào năm 1978.

Đến năm 1981, ông kết hôn với bà Tâm (tên hồi con gái là Lâm Chí Tâm) và có 3 người con, với con gái đầu lòng là Mỹ Liên, kế đến là con trai Thành Nghiêm. Con gái út Mỹ Anh được sinh ra tại Hồng Kông khi ông chuyển sang công tác tại Bộ Ngoại giao Mỹ từ năm 1991. Trong công tác ngoại giao, ông từng nhận nhiệm sở tại Bắc Kinh (1991-1994), Tokyo (1994-1997), Kuala Lumpur (1997-2001), Singapore (2001-2004), Seoul (2004-2007) và Paris (2007-2010).

Ông Ân chia sẻ: ăn tết ở Mỹ, hoặc các nước khác, không sướng bằng ở Việt Nam. Chỉ tính riêng khoản thời tiết là đủ thấy. Tết ở miền Nam vô cùng ấm áp, với nắng vàng rực, chứ không như ở Mỹ là đầu ngày phải lo dọn dẹp tuyết phủ ở hè nhà hoặc trên xe. Còn ở những nước châu Á cũng ăn tết âm lịch, không khí cũng khác xa, một phần vì ít người Việt nên tết đìu hiu, quạnh quẽ. Để tạo không khí, ông bà thường mời đồng nghiệp người Mỹ đến nhà ăn tết. Mục đích chính là chia sẻ niềm vui với bạn bè, sau nữa là giới thiệu văn hóa truyền thống Việt Nam. Mỗi vị khách đến được nhận bao lì xì đỏ, bên trong là mẩu giấy ghi lại quẻ bói đầu năm tương ứng với tuổi của người đó. Tất nhiên đây chỉ là những lời phán chung chung trên internet, nhưng cũng là một cách thú vị và dễ nhớ để giới thiệu phong tục tết cho người nước ngoài.

Năm nay, ông Ân thích thú ngắm cảnh đường phố chuyển mình một cách đầy màu sắc vào những ngày giáp tết. “Nội chuyện đưa vợ đi sắm tết và dạo chợ hoa mà nghe xung quanh toàn tiếng Việt là đã cảm thấy ấm lòng”, ông nói. Bà Tâm cũng tiết lộ khoảng thời gian bà thích nhất chính là mấy ngày trước tết, lúc bà con đua nhau mua sắm rôm rả và chợ hoa được mở khắp nơi. Bà thú nhận đã bị cuốn vào không khí vô cùng nhộn nhịp ấy và lần đầu tiên mới biết thì ra việc chuẩn bị tết còn lắm thứ phải lo, chứ không như những cái tết khác trước đó ở nước ngoài. Và đường hoa Nguyễn Huệ thật sự đẹp hơn lời đồn, tạo nên nét đặc trưng của thành phố mỗi khi xuân về, bà tâm sự.

Trong buổi trò chuyện đầu xuân, Tổng lãnh sự Mỹ cho biết ông trân trọng cơ hội có thể trở về quê nhà lần này, trên cương vị là đại diện cho chính phủ Tổng thống Barack Obama nhằm thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ song phương. “Tôi sẽ cố gắng hết sức để hoàn thành vai trò cầu nối trong mối quan hệ Việt - Mỹ”, ông cho biết.

Có kiêng có lành

 
Ông Ân thắp nhang tưởng nhớ tổ tiên - Ảnh: Nghĩa Phạm

Ông bà Ân cũng rất tin chuyện xông đất, nhưng lúc còn bên Mỹ thì khó làm theo đúng kiểu là người nào hạp tuổi đến nhà trước. Do vậy, ông bà tự mình xông đất, kết hợp tên của hai người là Ân, Tâm rồi bỏ dấu đi để thành ra An Tâm, để mong muốn điềm lành trong ngày đầu năm mới. Năm nay đặc biệt hơn mọi năm là có con gái Mỹ Anh cùng tham gia phong tục này.

Cũng do ảnh hưởng từ mẹ ruột và gia đình chồng, bà Tâm luôn nhớ kỹ lời dặn là không nên quét nhà trong 3 ngày tết. Bà nói đùa là rác trong những ngày này quý đến nỗi phải được gói kỹ để tránh thất thoát tài lộc trong năm. Và bà quan niệm, ông bà dạy sao thì nghe vậy. Có kiêng thì có lành.

Thụy Miên - Nghĩa Phạm

http://www.thanhnien.com.vn/news/Pages/201107/20110207224006.aspx
 
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 09/Feb/2011 lúc 10:25pm
 
 

Chuyến trở về đặc biệt

Chủ Nhật, 06/02/2011 07:59

Năm 1965, cậu bé 10 tuổi Lê Thành Ân rời Sài Gòn theo người thân sang Mỹ. Và 45 năm sau, ông trở lại quê nhà trong vai trò tổng lãnh sự với nhiệm kỳ 3 năm, bắt đầu từ cuối tháng 8-2010. “Là tổng lãnh sự Mỹ người Việt đầu tiên ở TPHCM, đối với tôi đó vừa là vinh dự vừa là thách thức” - ông Ân bày tỏ

Một bức bình phong được đặt cạnh lối vào nhà ông Lê Thành Ân, sắc gỗ đen ánh lên vẻ thâm nghiêm. Chưa thôi ngẩn ngơ với chùm tranh sơn mài tả cảnh sinh hoạt dân gian cổ xưa được cẩn trên đó, khách đến thăm nhà ông lại trầm trồ trước những tủ, kệ đầy ắp bình gốm và cơ man tượng Phật, mục đồng, nho sinh, chú Tiễu, ông Táo, cô Tấm... bằng đất nung.
 
 
Tổng Lãnh sự Lê Thành Ân cùng vợ - bà Lâm Chí Tâm  - và con gái út Lê Thị Mỹ Anh trong trang phục truyền thống Việt Nam.
(Ảnh: Hồng Thúy)
 
 
Mời đọc tiếp link dưới
 
 
 
 
 
mk
IP IP Logged
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.125 seconds.