Bài mới Thành viên Lịch Tìm kiếm Hỏi/Đáp | |
Ghi danh Đăng nhập |
Thơ Văn | |
Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Thơ Văn |
Chủ đề: Thăm bạn. | |
<< phần trước Trang of 6 phần sau >> |
Người gởi | Nội dung | ||
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 21/Nov/2010 lúc 8:22pm | ||
Cám ơn Bạn Hiền PhanThuy, 'Con Ma" tốt bụng dễ thương , đã cứu bồ mk .
Những câu thi họa của các Bạn thật cảm động .
Chỉ là vui thôi , nhưng gợi lại một thời tuổi trẻ của chúng mình . Nam sinh , đợi ngày thi hành... quân dịch . Nữ sinh , cứ mỗi dịp Xuân về , nhà trường tổ chức thêu khăn tay và viết những trang thư với dòng mực tím, gửi 'anh trai tiền tuyến' , dù không biết 'anh trai' nhận khăn tay & thư mình là ai !
mk lại....cảm động nữa rồi !
Lần này có Phan Thuy , mk ... 'làm gan' tiếp , hy vọng hết bị... 'hù dọa'
Dù dạ không đành, chân... cũng đi
Âm dương cách biệt phải phân kỳ
Vinh quang anh đã tròn nợ nước
Xin hãy quên thời khoát chinh y
Lỡ mang thân phận trai thời loạn
Thường tình tử biệt với sinh ly
Tuyền Đài hay Bồng Lai Tiên Cảnh
An nhiên tự tại, vấn vương chi ?...
Rất mong nhà thơ ThyLanThao cùng tham gia , nhưng nhớ đừng phong tặng mk Huyền-đai hay Hồng-đai gì cả nhe . Nếu lần này bị 'dí' chắc phải xài .... tuyệt chiêu của Sư Phụ ... hỏng phải ... của....Sư Cố Đoàn Dự : 'Lăng Ba Vi Bộ' mới mong thoát nguy !
Và nhà thơ Năm Mập nữa ! người khơi nguồn cảm hứng trang thơ "Thăm Bạn" rồi mất tiêu luôn
Anh Năm Mập ơi , lên tiếng đi i i iiii.....
Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 21/Nov/2010 lúc 8:34pm |
|||
mk
|
|||
IP Logged | |||
Hoàng Dũng
Senior Member Tham gia ngày: 08/Nov/2008 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 592 |
Gởi ngày: 21/Nov/2010 lúc 9:06pm | ||
Đúng rồi đó , chỉ là thơ vui thôi . Mấy hôm nay không thấy nhất đẳng huyền đai Mỹ Kiều vào , Hoàng Dũng ngại là mình nói lỡ lời gì làm mích lòng quý anh chị nơi đây thì thật là tai hại , không khéo bị " tung cước " thì khổ . Xin quý anh chị xí xoá cho để có thơ dzui nghen ..... Làm sao quên được thuở chinh y Máu nhuộm sa trường theo bước đi Phỉ chí tang bồng trong lửa đạn Đem thân cứu nước , đẹp quân kỳ Cho dẫu nằm im phơi nắng sương Anh linh tử sĩ ngát trầm hương Ghé thăm , nán lại thêm giây phút Đừng nở vội đi , kiếp đoạn trường Hoàng Dũng . |
|||
Đầy ly cạn , ru đời biệt xứ
Cạn ly đầy , quên kiếp lưu vong |
|||
IP Logged | |||
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 25/Nov/2010 lúc 6:08pm | ||
mk trích vài dòng thơ từ http://www.gocong.com/forums/forum_posts.asp?TID=3623&PN=1 ,
gửi tặng Hoàng Dũng và anh Huy Tưởng.
(CầuTâyBan vui lòng nhé)
.....
Người yêu ơi! Ta đợi
Hy vọng dù mỏng manh… Làm người tình của lính
Bão nổi cờ tả tơi Còn gì đâu suy tính Tương lai tắt nụ cười ! Tình ngày xưa ước hẹn Không bao giờ em quên! K. LAN (Không bao giờ quên)
**
***
"Cho dẫu nằm im phơi nắng sương
Anh linh tử sĩ ngát trầm hương Ghé thăm , nán lại thêm giây phút Đừng nở vội đi , kiếp đoạn trường Hoàng Dũng " Và mời nghe lại bài nhạc
Tưởng như còn người yêu
Nhạc : Phạm Duy. Thơ : Lê Thị Ý
Trình bày : Ca sĩ Lê Uyên
Ngày mai đi nhận xác chồng
Say đi để thấy mình không là mình Ngày mai đi nhận xác anh Cuồng si thuở ấy hiển linh bây giờ Cao nguyên hoang lạnh ơ hờ Như môi góa phụ nhạt mờ dấu son Tình ta không thể vuông tròn Say đi mà tưởng như còn người yêu Phi cơ đáp xuống một chiều Khung mây bàng bạc mang nhiều xót xa Dài hơi hát khúc thương ca Thân côi khép kín trong tà áo đen Chao ơi thèm nụ hôn quen Chong đèn hẹn sẽ đêm đêm đợi chờ Chao ơi thèm nụ hôn quen Chong đèn hẹn sẽ đêm đêm đợi chờ Bây giờ anh phủ màu cờ Bây giờ anh phủ màu cờ Em không nhìn được xác chàng Ai thêm lon giữa hai hàng nến trong Mùi hương cứ tưởng hơi chồng Ôm mồ cứ tưởng ôm vòng người yêu Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 25/Nov/2010 lúc 6:40pm |
|||
mk
|
|||
IP Logged | |||
Huy-Tưởng
Senior Member Tham gia ngày: 15/Aug/2008 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 164 |
Gởi ngày: 26/Nov/2010 lúc 12:01am | ||
[QUOTE=mykieu]
mk trích vài dòng thơ từ http://www.gocong.com/forums/forum_posts.asp?TID=3623&PN=1 ,
gửi tặng Hoàng Dũng và anh Huy Tưởng.
(CầuTâyBan vui lòng nhé)
.....
Người yêu ơi! Ta đợi
Hy vọng dù mỏng manh… Làm người tình của lính
Bão nổi cờ tả tơi Còn gì đâu suy tính Tương lai tắt nụ cười ! Tình ngày xưa ước hẹn Không bao giờ em quên! K. LAN (Không bao giờ quên)
**
***
"Cho dẫu nằm im phơi nắng sương
Anh linh tử sĩ ngát trầm hương Ghé thăm , nán lại thêm giây phút Đừng nở vội đi , kiếp đoạn trường Hoàng Dũng " Và mời nghe lại bài nhạc
Tưởng như còn người yêu
Nhạc : Phạm Duy. Thơ : Lê Thị Ý
Trình bày : Ca sĩ Lê Uyên
Ngày mai đi nhận xác chồng
Say đi để thấy mình không là mình Ngày mai đi nhận xác anh Cuồng si thuở ấy hiển linh bây giờ Cao nguyên hoang lạnh ơ hờ Như môi góa phụ nhạt mờ dấu son Tình ta không thể vuông tròn Say đi mà tưởng như còn người yêu Phi cơ đáp xuống một chiều Khung mây bàng bạc mang nhiều xót xa Dài hơi hát khúc thương ca Thân côi khép kín trong tà áo đen Chao ơi thèm nụ hôn quen Chong đèn hẹn sẽ đêm đêm đợi chờ Chao ơi thèm nụ hôn quen Chong đèn hẹn sẽ đêm đêm đợi chờ Bây giờ anh phủ màu cờ Bây giờ anh phủ màu cờ Em không nhìn được xác chàng Ai thêm lon giữa hai hàng nến trong Mùi hương cứ tưởng hơi chồng Ôm mồ cứ tưởng ôm vòng người yêu Cám ơn MK.và K.Lan
Trong đời HT. đã có mấy lần làm việc nầy. Buồn lắm... Đưa xác bạn bè về với thân-nhân, hoặc về nghĩa-trang Quân-đội, rồi sau đó về Sàigòn bước vào quán nhậu thì có cảm-tưởng như những người chung quanh mình họ chưa bao giờ biết rằng quê-hương ta đang có chiến-tranh và đang có rất nhiều người đang chết để cho họ được sống yên-vui. Thật là..đáng buồn..và rất muốn nổi loạn.....( coi chừng.... mấy tên Quân-cảnh đứng ngoài kia ).
Huy-Tường
Chỉnh sửa lại bởi Huy-Tưởng - 26/Nov/2010 lúc 12:24am |
|||
mhth
|
|||
IP Logged | |||
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 02/Oct/2013 lúc 9:29pm | ||
Chăn vịt chạy đồng
Mobile breeding ducks in rice fields
***
Nhiều
năm qua, người dân ĐBSCL, nhất là dân vùng Đồng Tháp Mười và tứ giác
Long Xuyên, không xa lạ gì những cư dân nuôi vịt chạy đồng sau mỗi mùa
thu hoạch lúa.
Nghề
nuôi vịt chạy đồng lắm phần vất vả, cực nhọc; đời người nuôi vịt cũng
chẳng kém gian nan. Ăn bờ ngủ bụi, lăn lóc gió sương, mỗi chuyến chạy
đồng có khi phải xa nhà cả tháng. Nhưng tập quán của cư dân miền Tây xưa
nay là vậy. Vịt thì chạy đồng, còn gà thì thả vườn.
Bao đời nay, ông bà ta đã đúc kết : Muốn giàu nuôi cá, muốn khá nuôi heo, muốn nghèo nuôi vịt. Nhưng
ở miền sông nước với trước vườn sau ruộng, chăn nuôi gia súc gia cầm đã
trở thành tập quán khó lòng thay đổi. Vậy nên đàn vịt vẫn tiếp tục sinh
sôi.
Nghề
nuôi vịt chạy đồng thường xuất hiện ở những nơi sản xuất lúa tập trung.
Gọi là “vịt chạy đồng” vì người nuôi không cần phải mua thức ăn cho
vịt, mà chỉ cần lùa vịt đi ăn mót lúa rơi vãi trên những cánh đồng vừa
thu hoạch, hết đồng này thì chạy sang đồng khác. Ngoài lúa mót , vịt còn
có thể ăn các loại côn trùng như dế, sên, ốc, cua, hến và nhiều động
vật thủy sinh khác. Dân nuôi vịt chạy đồng cũng hay khoe là đàn vịt còn
trừ rầy… cho lúa.
Vịt
ăn nhờ lúa rơi lúa mót, nhưng vẫn lớn nhanh như thổi. Do vậy, nhiều cư
dân miền Tây đã chọn nghề nuôi vịt chạy đồng để mưu sinh.
Ở
miền Tây, có lẽ không ai rành mùa vụ từng vùng bằng những người nuôi
vịt chạy đồng , bởi họ cứ theo bầy vịt đi hết đồng này sang đồng khác để
chăn thả, rày đây mai đó. Lúa chín đến đâu, người chăn giữ lại cho vịt
đi theo đến đó. Lấy bầu trời che đầu, rạ rơm làm bạn, dù đi đâu, làm gì,
người nuôi vịt cũng thường mang phong thái lạc quan.
Dưới
cái nắng chang chang, anh Nguyễn Văn Nam – một người làm công ở tỉnh An
Giang – đang chậm rãi lùa bầy vịt đi ăn. Anh Nam theo nghề từ khi còn
rất nhỏ, mọi cánh đồng đã thuộc như lòng bàn tay. Tháng này ở đồng nhà,
nhưng qua tháng sau có khi phải xuống tận Sóc Trăng, Bạc Liêu mới có
đồng cho vịt ăn. Tranh thủ lúc bầy vịt nghỉ ngơi uống nước, cha con anh
vội vàng dọn cơm, ăn tạm giữa cái nắng ban trưa.
Vật
dụng không thể thiếu của người nuôi vịt chạy đồng là cây diều, dùng để
kiểm soát không cho vịt nhập đàn và điều khiển đàn vịt theo ý muốn. Sau
mỗi lần vịt đi ăn về, người chăn phải ngó nghiêng kiểm tra quân số.
Để
tránh nhập đàn, chủ vịt thường dùng sơn màu phết lên mình vịt làm dấu.
Màu sơn phải chọn sao cho khác biệt với màu của các đàn vịt còn lại
trong xóm. Nếu bị nhập đàn cũng dễ nhận ra đàn vịt nhà mình.
Mỗi
đàn một màu nên cả cánh đồng trở thành bức tranh sinh động, nhiều màu
sắc. Hết đàn vịt này đến đàn vịt khác lướt qua cánh đồng, ở lại đôi hôm
rồi xuôi về miệt khác.
Khi
bầy vịt ra đi, đến lượt lũ trẻ trong xóm được hưởng mùa lượm trứng rớt
chạy đồng. Trong văn hóa ứng xử của đời sống dân dã ở miền Tây, có thể
xem đây là sự đền đáp mà người chăn vịt dành cho chủ ruộng vì đã chia
sớt cho mình những hạt lúa sót trên đồng.
Vẫn
là trứng vịt bình thường, nhưng do chính tay mình lượm được thì với lũ
trẻ ở quê, món ăn có vẻ như ngon hơn. Vậy là nghề nuôi vịt chạy đồng
cũng đã gắn liền với những món ăn dân dã đậm đà mùi rạ mới.
Nơi
xứ lạ, giữa bạn chăn vịt rất dễ tìm thấy sự cảm thông. Họ quy ước san
sẻ các ô ruộng để vịt nhà ai cũng có cái ăn. Khi chiều về, đêm xuống, họ
cùng nhau hàn huyên, chia sẻ chuyện đời, chuyện người. Trên đồng vắng,
chút hơi cay đủ làm ấm lòng người xa xứ.
Niềm
vui lớn nhất của người chăn vịt là khi cánh đồng vào độ chín vàng, lúa
vừa cắt chỉ còn trơ gốc rạ. Khi ấy, tha hồ cho chủ lẫn đàn cắm chân mình
trên những cánh đồng bạt ngàn mùi rơm mới.
Dãi
nắng dầm sương, ăn bờ ngủ bụi, chợp mắt dưới hàng tre, bên bờ cỏ hay
dưới rặng trâm bầu. Vậy mà vui. Vào mùa chạy đồng, trong nhà chưa chắc
vui như ngoài ruộng.
Chúng
tôi tìm về vùng nuôi vịt chạy đồng nhiều nhất ở tỉnh Đồng Tháp. Dọc con
đường có rất nhiều đàn vịt đang cố mò tìm những hạt lúa cuối cùng trên
cánh đồng đã trơ gốc rạ. Trên khuôn mặt những người nông dân hai tháng
nay bám theo đàn vịt của mình đã hằn lên những nét khắc khổ, phong
trần.
Anh
Trần Văn Út có nhiều năm trong nghề nuôi vịt chạy đồng. Từ An Giang,
anh đưa đàn vịt gần 5.000 con sang Đồng Tháp cho chúng kiếm ăn. Mỗi lần
di chuyển đàn, anh phải mướn ghe, chở cả bầy đến cánh đồng mới. Sau đó,
anh ở lại cùng những bạn chăn cho đến hết mùa rạ.
Để
lưu lại dài ngày, những người nuôi vịt phải cất chòi ở tạm ngoài đồng,
trên bờ đê cao gần nơi vịt ở để tiện trông coi đàn vịt của mình. Đi đến
đâu, họ cũng phải cắm chòi ở tạm như thế.
Hôm
nay, họ đang chuẩn bị cho một điểm đến mới. Chăn vịt cùng cánh đồng với
anh Trần Văn Út còn có anh Nguyễn Văn Dợt. Còn chưa đến 20 ngày nữa,
nơi đây sẽ vào mùa sạ mới nên anh Dợt đang tích cực liên hệ tìm đồng để
“chạy” đàn.
Xuất
thân từ gia đình “gốc rạ” chánh hiệu, nên mọi vất vả của nhà nông, anh
đều nếm trải. Nhà rất nghèo, để kiếm đủ cái ăn cái mặc, tuổi thơ anh đã
trải qua những tháng ngày cơ cực. Lớn lên, theo nghề nuôi vịt truyền
thống của gia đình, anh cũng chạy hết đồng này sang đồng khác. Nhưng có
khác là giờ đây, anh chỉ chạy một mình; còn gia đình, con cái, anh mang
hết lên thị xã, cho con ăn học với mong muốn làm một cuộc cách mạng để
đổi đời. Con anh sẽ thôi không phải theo cái nghề chạy đồng này nữa. Ước
mơ đẹp của người chăn vịt nầy, hy vọng sẽ thành sự thật.
Cuộc
sống của người nuôi vịt chạy đồng mang hình thức chăn nuôi du canh. Dù
đi đến đâu thì người và của cũng sát bên nhau, không rời nửa bước. Có
người đi một mình như anh Dợt, nhưng cũng có người mang theo cả gia
đình, vợ con. Lênh đênh trôi nổi trên đồng theo từng mùa vụ.
Sáng
sớm là thời khắc hoàng kim của người nuôi vịt đẻ chạy đồng bởi đó là
lúc thu hoạch trứng. Từ nửa đêm đã nghe tiếng vịt kêu ổ, ba giờ sáng
thức dậy đi gom trứng và chuẩn bị một ngày mới cho vịt đi ăn. Cảm xúc
buồn vui sẽ tùy thuộc vào thành quả lượm hột buổi sớm mai.
Đa
số những người nuôi vịt chạy đồng là những nông dân không ruộng đất,
không nghề nghiệp. Nuôi vịt chạy đồng là lấy công làm lời. Chủ vịt họa
hoằn còn có cơ may để làm giàu, còn thu nhập của bạn chăn thuê chẳng có
là bao.
Cuộc
sống của họ luôn phập phồng, vừa lo kiếm ăn cho bầy vịt, vừa lo vịt lạc
bầy sẽ bị trừ vào tiền công. Vất vả là vậy, nhưng ngoài bầy vịt và cánh
đồng, có lẽ họ vẫn chưa tìm ra lối khác trong cuộc mưu sinh.
ĐBSCL
hiện có khoảng 15 triệu con vịt chạy đồng, tập trung nhiều nhất ở các
tỉnh như An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang, Long An… Theo cách tính của
nông dân, cứ 1.000 đến 1.200 con vịt cần một người chăn giữ, thì số lao
động theo nghề này cũng có đến hàng ngàn.
Khó khăn lớn nhất của người nuôi vịt chạy đồng là rủi ro về bệnh tật, không ít hộ đã phá sản hoặc phải bỏ nghề.
Một
khó khăn khác là phải di chuyển đồng xa, chi phí khá tốn kém. Đã vậy
còn phải “mua đồng”, tức là người nuôi muốn thả vịt vào cánh đồng nào
thì phải trả cho chủ đồng từ 15.000 đến 20.000 đồng trên mỗi công ruộng.
Nuôi vịt chạy đồng ngày càng lắm gian truân.
Tuy
nhiên, vì tập quán chăn nuôi truyền thống ở miền sông nước , cũng như
những lợi ích nhất địnhmà nghề mang lại nên nhiều nông dân miền Tây vẫn
duy trì hình thức nuôi vịt chạy đồng. Bên cạnh đó, những chủ vịt có điều
kiện cũng đang chuyển dần từ hình thức nuôi vịt trên đồng nước sang
nuôi khô trên cạn , từ bán công nghiệp sang công nghiệp.
Người
nuôi vịt chạy đồng là những con người vất vả, lam lũ nhưng chân chất,
mộc mạc. Trên những cánh đồng sau mùa gặt, mọi thứ tưởng chừng đã bỏ đi,
nhưng thiên nhiên miền Tây vốn hào phóng, bao dung, cũng như người miền
Tây yêu lao động, quen sống đời phóng khoáng. Nghề nuôi vịt chạy đồng
thong thả, bình dị, lặng lẽ góp phần giữ lại cho miền Tây những phong vị
riêng có ở vùng sông nước phương Nam.
Thu Trang http://toithichdoc.blogspot.com/2013/09/chan-vit-chay-ong.html |
|||
mk
|
|||
IP Logged | |||
Hoàng Dũng
Senior Member Tham gia ngày: 08/Nov/2008 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 592 |
Gởi ngày: 03/Oct/2013 lúc 10:13pm | ||
Mỹ Kiều ơi,
Cám ơn nhiều bài viết " Chăn Vịt Chạy Đồng " đọc để biết một nghề chăn vịt ở Nam Bộ rất cực nhọc và vất vả trong nghề. Đêm hôm nay Hoàng Dũng ngồi đọc từ đầu đến hết trong trang nầy mà cười hoài, nhớ lại một thuở cùng đùa vui với bạn bè .... thời gian mới đó mà qua mau thiệt ... cám ơn nhiều Mới đó, bây giờ đã mấy năm Bạn bè xa vắng chẳng về thăm Nụ cười ngày trước bao giờ gặp Vườn cũ ... người xưa ... đã biệt tăm ... Hoàng Dũng |
|||
Đầy ly cạn , ru đời biệt xứ
Cạn ly đầy , quên kiếp lưu vong |
|||
IP Logged | |||
Nam Map
Senior Member Tham gia ngày: 21/Jan/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 109 |
Gởi ngày: 04/Oct/2013 lúc 10:38am | ||
Chị Mỹ Kiều ơi.
Cám ơn chị hâm nóng nổi niềm. Năm Mập thỉnh thoảng về thăm nhà, nhưng dòng thơ cũng cạn theo dòng đời nhiều khi buông tay không muốn viết gì nữa. Nhưng nhớ những tấm lòng thành thật của những anh chị trong ngôi nhà thân thương nầy nên vẫn còn hy vọng. Năm Mập ước mình là con cúi rơm năm xưa, giữ đốm lửa nho nhỏ để mai sau nầy con cháu sẽ đốt lên ngọn lửa trời quang phục quê hương. Nhân tiện gởi tặng chị Kiều, Phan Thúy, Lan Huỳnh,Hoa Hạ, Hoa Xuân, anh Hoàng Dũng,Đặng v Đạt, Võ v Chợ, Huy Tưởng, Đông Quyên, Kim Báu,Cao The^' v. v. cho những ngày xưa ngang dọc hải hồ. 6 bó rồi mơ ước cũng lụn tàn theo dòng đời... Biết nói gì hơn... 40 năm, hề … vó ngựa bay Chử nghĩa, hề … trả hết cô thầy, Trận mạc, hề … gảy gươm buông súng Quê hương, hề … xa quá tầm tay. Chiều rủ cháu ra sân đánh giặc, Cũng tướng cũng binh, cũng được thua. Súng ngoại gảy rồi phe cháu thắng, Ơ… nhưng… mà… thôi chẳng phân bua. Trời tối rồi sao ngoại chẳng vô, Sao ngoại xé nát tấm bản đồ. Sao mắt ngoại còn lưng ngấn lệ, Mặt ngoại rưng rưng chuyện mơ hồ… Hổ nhớ rừng, hề … xa vạn dặm, Người nhớ người, hề … tội quá người ơi. Kinh kha, hề… nghìn thu vỉnh biệt, Tương giang, hề… cũng hết cả đời… Đầu Thu, 2013 Chỉnh sửa lại bởi Nam Map - 04/Oct/2013 lúc 12:25pm |
|||
IP Logged | |||
Huy-Tưởng
Senior Member Tham gia ngày: 15/Aug/2008 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 164 |
Gởi ngày: 14/Oct/2013 lúc 8:25pm | ||
Cám ơn anh Năm đã tặng một bài thơ đầy ý nghĩa, Huy Tường xin mượn ý người xưa để chúng ta cùng suy ngẫm. Thiết nghĩ, chắc cũng không ít người vẫn đang mang tâm sự Đặng Dung.
鄧容
|
|||
mhth
|
|||
IP Logged | |||
cao the
Senior Member Tham gia ngày: 15/Jul/2011 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 589 |
Gởi ngày: 16/Oct/2013 lúc 9:45am | ||
Xem những bài thơ
anh buồn chi đâu, viết vội mấy dòng kính gởi Anh Nam Map NỔI LÒNG Từ ngày chim Việt, bỏ cành bay Biển đông sóng phủ đỏ phương Đoài Núi sông từ thuở im bom đạn Hà cớ dân Nam mắt lệ đầy ?! Mất đất dân oan vang tiếng khóc Hoà bình,” Trí Thức “, ngủ không hay ?! Dưới biển, trên rừng đầy bóng giặc Thanh niên quán nhậu ngồi hằng ngày ?! Buông súng đứng nhìn cộng sản vô Giang san rầm rập bóng tội đồ “ Cú nước “ ai dè đâu bán nước ! Biển Đông, không rửa sạch tội hồ Uyên Kha … đóm lửa, thiêu triều sản Máu giặc chưa phai nước Sông Hồng Lũ ta đã lở thời chinh chiến Ươm mầm người trẻ cứu non sông Cao Thệ |
|||
IP Logged | |||
Nam Map
Senior Member Tham gia ngày: 21/Jan/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 109 |
Gởi ngày: 28/Oct/2013 lúc 7:44am | ||
Năm Mập cám ơn hai anh Tưởng, Thế hiểu được ý mình. Hẹn 1 ngày tươi sáng, cùng nhau "lỳ một lam" trên quê nhà(chánh cống đế nhum, Giồng Bà Lẫy à nha... :-)
Chỉnh sửa lại bởi Nam Map - 28/Oct/2013 lúc 7:45am |
|||
IP Logged | |||
<< phần trước Trang of 6 phần sau >> |
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |