Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Thơ Văn
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Thơ Văn
Message Icon Chủ đề: Truyện ngắn -Tùy bút chọn lọc Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 14 phần sau >>
Người gởi Nội dung
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 16/Oct/2010 lúc 8:17am
 
Dạ phải, anh LoCong15 và anh Huy Tưởng , buồn và tội nghiêp quá  .
Hình Bà Cụ (có lẽ chỉ là minh họa) thấy thương làm sao.
Cám ơn hai anh đã đồng cảm cùng tác giả câu chuyện  .
mk xin copy lại vài "phản hồi" của đọc giả :
 
 
1/ tai loi
05/10/2010 lúc 20:31
cho toi xin dia chi cua ba cu do dc ko
 
 
 
 
2/ TT Agent
11/10/2010 lúc 13:25
 

Thật là tội nghiệp cụ quá, cụ thật là bất hạnh. Tôi chưa đọc qua lời người viết nhưng chỉ nhìn bức ảnh và mấy mớ rau mà thây chạnh lòng Unhappy . Làm tôi nhớ đến một bài thơ mà tôi đã có dịp đọc qua hồi còn học phổ thông “… mẹ già nua cồm cỏi bán hàng rong…” >>> sau giống thời những năm 45 quá, huhu

 
3/ Luong Tao
11/10/2010 lúc 17:11
 
Có thể anh kia muốn khéo léo giúp cụ, nhưng thật không ngờ tấm lòng tín nghĩa của cụ, tôi sẽ rút kinh nghiệm muốn giúp ai tôi sẽ nói từ biếu để cả 2 cùng ấm lòng hơn, không gặp cảnh chớ trêu này.
 
 


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 16/Oct/2010 lúc 8:18am
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 01/Nov/2010 lúc 7:27pm
Như một truyện cổ tích , ngày xửa... ngày xưa... có một Bà Tiên....
mk
 
Vết sẹo
(LÊ THÚY BẢO NHI)

 Mẹ ruột chúng tôi mất sau khi sinh em trai út của tôi. Chị Như, chị hai tôi, lúc đó mới lên mười. Tôi, đứa con gái thứ hai, lên tám ốm quặt quẹo. Sau nữa, thằng Thành, năm tuổi, tròn như củ khoai ngơ ngác đi tìm mẹ suốt ngày. Hai năm sau cha tôi tục huyền với người phụ nữ con nhà gia thế, một phụ nữ đẹp mới 27 tuổi. Chúng tôi gọi người này là “má”.

 

Cha đi làm từ sáng đến tối, giao phó toàn bộ việc chăm nom con cái cho má tôi. Má làm trăm thứ việc không mấy khi ngơi tay. Chị em tôi no đủ, sạch sẽ, nhà cửa chúng tôi gọn gàng, bữa cơm dọn lên lúc nào cũng nóng sốt.
Cha tôi chung sống với má sau được ba năm thì đau nặng rồi mất. Lúc sắp ra đi, cha không còn nói được chỉ nhìn má tôi rồi khóc. Má lúc đó trẻ quá, đẹp quá lại chẳng phải má ruột của chúng tôi...

Cha vừa nằm xuống được mươi ngày đã có người đến đòi xiết nhà, xiết đồ. Gia đình nhà má khăng khăng bắt má về gả chồng. Rồi một ngày kia má kêu bán nhà, trả hết nợ rồi lặng lẽ dắt díu chúng tôi đi. Đó là năm 1978. Chúng tôi ở đậu nhà người chị họ xa của má, gọi là dì tư Tím. Dì làm nghề ướp cá, bán cá, dì góa bụa và nghèo khó. Căn nhà của dì không khác hơn cái chòi canh dưa là mấy, vậy mà còn chứa thêm má và bốn đứa chúng tôi. Dì tư Tím đem biếu ba con gà mái dầu cho một người quen để xin cho má một chân hộ lý trong bệnh viện đa khoa.

 

Hằng ngày, má dậy từ 3g30 sáng, vào bệnh viện nấu nước, châm nước cho những bệnh nhân dậy sớm rửa mặt, pha sữa, pha trà để kiếm thêm chút tiền còm mua sách vở cho chị em tôi đi học. Sáu giờ má tất tả về nhà lo cho chúng tôi ăn sáng và đến trường. Bảy giờ má trở lại bệnh viện lau cầu thang, lau sàn, cọ rửa nhà vệ sinh, thay trải giường cho người bệnh, gom rác đem đi đốt… Sau năm giờ chiều, má còn nhận giặt thuê quần áo cho những bệnh nhân khá giả. Đến tám giờ tối má mới về đến nhà, mệt rã rời.
Hôm nào mưa gió má về sớm hơn. Má mua về cho chị em tôi mỗi đứa một trái bắp nướng hay một túi đậu nành rang thơm giòn. Mấy chị em nằm bên má trên một manh chiếu rách, nghe má kể chuyện đời xưa. Thằng út Tài sợ lạnh cứ ôm chặt má mà khen sao má ấm quá. Thằng Thành nhõng nhẽo đòi má gãi lưng. Cũng có khi má dạy chúng tôi những bài hò, bài vè để cả nhà thành một “dàn đồng ca” rất ăn ý, rất vui nhộn, mặc ngoài kia gió thổi mưa tuôn…

Mỗi năm vào ngày giỗ mẹ tôi, má làm một mâm cơm tươm tất. Rồi má thắp mấy nén nhang thơm, gọi hết bốn chị em tôi lại bên bàn thờ mà nói: “Đây là mẹ ruột của các con, người đã sinh ra và nuôi nấng các con. Tuy mẹ các con mất rồi nhưng ở trên trời mẹ các con vẫn luôn phù hộ cho các con mạnh khỏe”. Vào ngày giỗ ba, má cũng làm như vậy. Ngày ấy cũng như mãi tới bây giờ cũng vậy, tôi vẫn tin ba mẹ tôi ở trên trời nhìn thấy chúng tôi.

Có một sáng người ta đưa má về. Chân má bị phỏng nước sôi do một bệnh nhân chạy vấp vào má. Vết phỏng rất lớn. Do ăn uống thiếu thốn, sức đề kháng yếu nên chỗ phỏng trên chân má rất lâu không lành, cứ sưng lên đau nhức. Má mất ngủ nhiều, ốm rạc như con cò. Chị hai khóc, năn nỉ má cho đi đổ nước thay má mà má không cho đi. Rồi má nén đau, cố lê chân đi làm trở lại. Về sau vết bỏng ở chân má làm sẹo, một sẹo lồi nhăn nhúm chạy từ cổ chân đến hết mu bàn chân trái. Dáng má đi không còn tự nhiên nữa.

 

Dì tư Tím mua được một căn nhà ở gần chợ, bán rẻ căn nhà lá cho má con tôi. Năm đó chị hai tôi thi đậu vào Trường cao đẳng Sư phạm Cần Thơ. Thương má cực nhọc, chị định bỏ học đi làm thuê. Má cương quyết không cho. Chưa bao giờ má cương quyết như vậy. Thắp nén nhang trên bàn thờ ba, má khấn (cốt cho chị hai nghe): “Con gái lớn của mình định bỏ học. Khi về nơi chín suối, em biết nhìn anh sao đây…”. 
Chị hai khóc, xin lỗi má rồi chấp nhận đi học. Hai năm sau tôi cũng vào đại học và cũng được má sắp soạn vali quần áo cho tôi rồi đưa đi. Mở cái vali ra nhìn mà thương má đứt ruột: ngoài quần áo, má còn bỏ vào kim chỉ, dầu gió, tem thư, bông băng thuốc đỏ, thuốc cảm…

Dường như má có thể gói trọn sự thương yêu của má vào trong từng thứ một. Bốn năm, chị em tôi ra trường lênh đênh tìm việc thì cũng là lúc thằng Thành vào Đại học Luật TP.HCM và năm sau nữa là thằng Tài vào Đại học Y Cần Thơ. Làm sao đong được sự vất vả, cực nhọc của má lúc ấy. Lưng má còng đi, tóc đã lốm đốm bạc, da tay chai sần.

 

Nhiều năm trôi qua má lần lượt dựng vợ gả chồng cho ba đứa con lớn. Thằng Tài vẫn ở với má và chưa có gia đình riêng. Giờ nó là bác sĩ ngoại khoa của bệnh viện mà xưa má làm hộ lý. Nó tâm sự rằng hễ đi trực đêm mà nghe tiếng rao “nước sôi đây” là giật mình thảng thốt tưởng như tiếng má, nghẹn thắt cả lồng ngực.

Những ngày rảnh rỗi, chị em tôi dẫn lũ con về với má cho má vui. Đám trẻ quấn quít với má không rời nửa bước. Đứa nhổ tóc sâu, đứa bóp tay, đứa bóp chân cho bà. Một lần bé Du con tôi xoa vào vết sẹo trên chân má mà nói: “Bà ngoại ơi, con bị phỏng tay có một chút đã đau ghê. Ngoại phỏng nhiều vậy chắc là khiếp lắm…” Má tôi cười: “Lâu quá, ngoại quên mất rồi”. 
Một chiều mưa tôi về thăm má, nằm bên má tâm sự chuyện chồng con. Mưa ầm ào, mưa tầm tã, tôi kêu lạnh má liền kéo mềm đắp cho tôi, tôi thì lại đắp cho má y như lúc tôi còn nhỏ ngủ chung với má vậy. Chân tôi lạnh tôi tìm hơi ấm nơi chân má. Tôi chạm vào vết sẹo trên cổ chân má, cái vết sẹo đã thành thân thuộc với tôi vậy mà tự nhiên tôi rơi nước mắt. 
Nghĩ lại, tôi có chồng có con, vợ chồng tôi luôn quấn quít đầm ấm… Còn má, má chỉ được hạnh phúc làm vợ trong ba năm lẻ. Trong những năm tháng dằng dặc sau này, chắc cũng có lúc má khát khao một hạnh phúc riêng tư, cũng có lúc má cô đơn, mệt mỏi mà không có ai chia sẻ. Má ơi, sự lựa chọn của má sao nghiệt ngã quá vậy!

 

Đã bao lần má kể cho các con tôi nghe những câu chuyện cổ tích về công chúa, về hoàng tử, về các cô tiên xinh đẹp… Một ngày kia con tôi lớn lên, tôi sẽ kể cho các con tôi nghe về “Bà Tiên” của chị em tôi, bà tiên tóc bạc, dáng đi hơi khập khiễng vì một vết sẹo dài… Truyện cổ tích má viết cho chúng tôi bằng cả sự nhọc nhằn, sự đau đớn, bằng nước mắt, mồ hôi và bằng cả cuộc đời của má.


LÊ THÚY BẢO NHI
 
 
 


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 01/Nov/2010 lúc 7:29pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 03/Nov/2010 lúc 8:59pm
 
 
 
 
 
HỒN TRÀ
 (Trần Thanh Giao)
 
 
 
 
 
 
 
Du khách đến thăm Đà Lạt, mỗi khi về thường ghé tiệm trà Trâm Anh ở Bảo Lộc vì mấy lý do: có chỗ xả hơi, đậu xe miễn phí, và… uống trà miễn phí. Ra về, khách có mua trà, cà phê, bánh kẹo… hay không mua gì, cũng tùy lòng, chủ tiệm vẫn trân trọng cảm ơn. Ở đây có “bí quyết” gì chăng? Một buổi chiều, chúng tôi ghé thăm tiệm.

            Thoạt nhìn cách trang trí, từ vẻ ngoài đến nội thất, tôi tưởng chủ tiệm là một người Việt gốc Hoa. Nhưng tôi đã lầm. Tiếp chúng tôi là một ông chủ người Việt chính gốc. Ông tên Vũ Hùng Anh, quê gốc Thanh Hóa, theo bố mẹ vào đây lập nghiệp từ 1954. Ông nói: Ông ngoại tôi làm kỹ thuật cho một đồn điền trà thời Pháp nên khi vào đây, ngoài người Hoa, người dân tộc bản địa, còn là gia đình tôi làm trà. Hiện tôi đang có hai héc-ta trà Ô Long ở vùng Đam Bri mang đậm tính gia đình.

            Ông cho uống trà miễn phí vì mục đích kinh doanh chăng? Ông đáp ngay: Không, không phải vậy. Có người hỏi lấy quảng cáo, tôi cũng từ chối ngay. Vậy thì do đâu? Ông lúng túng, cười: Chí hướng của tôi là đem trà đến cho mọi người dân Việt, làm sao mỗi nhà mỗi ngày uống một lần trà là chuyện lớn lắm rồi. Còn chuyện lớn hơn là làm cho Bảo Lộc thành kinh đô trà cả nước. Đó là chuyện của cả huyện, cả tỉnh, cả nước lo. Tôi chỉ làm phần nhỏ là đãi trà cho khách qua lại Bảo Lộc. Và nói thật, tôi còn đãi trà được bao lâu nữa thì chính tôi cũng chưa biết… Vì tính sơ sơ, mỗi ngày tôi đãi trà và cà phê khoảng một ngàn ly, cứ cho mỗi ly cà phê là ba ngàn đồng thì cũng mất vài ba triệu…Thị trường của tôi chủ yếu là nội địa, đến chin chục phần trăm. Còn lại là khối châu Âu, chủ yếu là các nước có người Việt. Họ nhớ quê nhà, nhớ trà Việt Nam. Từ ngày đất nước mở cửa, trà nước ngoài vào nhiều, mẫu mã đẹp, thương hiệu có cái đã vài trăm năm. Trà Việt Nam mai một dần. Ai bênh vực cho trà Việt Nam đây? Có người bảo tôi muốn cạnh tranh. Không đâu, trà là hòa bình mà. Hòa bình mới có thời giờ thưởng thức trà. Bạn bè mời nhau uống trà, tôi muốn bắt tay bạn bè, bắt tay đồng nghiệp chứ không muốn “cạnh tranh”. (Tôi cười, xen vào: trong chiến tranh người ta cũng uống trà đấy; thời kháng Pháp, ở Nam bộ có thú UTQ tức là uống trà quạu, trà đậm đặc, ông có biết không?) Ông gật đầu cười: Gặp các nhà văn, tôi mừng lắm. Vì các nhà văn cũng đưa trà đến mọi người, cũng là những người bênh vực cho trà Việt Nam. Tôi đọc Nguyễn Tuân, thấy ông tả sự pha trà, uống trà, thưởng thức trà mà mê. Tôi tự hỏi: việc nhà văn uống trà mà nhận ra vị  “vỏ trấu” trong hương trà, điều đó có thật không, hay nhà văn nói quá lên để thấy cái tinh tế hết mực trong văn chương? (Tôi lại xen vào: có nhà văn Andersen của Đan Mạch nổi tiếng thế giới về chuyện trẻ con, kể chuyện nàng công chúa bé xíu nằm ngủ trên đệm mà cảm nhận được dưới đệm có hạt đậu chắc ông đã đọc). Ông cười: Vâng, chuyện trà hay cà phê vẫn luôn là vấn đề “cái gu”. Người ta ghiền trà, tìm trà, vẫn là mê cái gu mình ưa thích. Từ đó mà các hãng trà tìm ra thương hiệu. Tôi xin kể chuyện này trong nghề buôn bán trà của tôi:

            Năm ấy, có hai cô gái ngồi Toyota màu trắng từ Sài Gòn lên đây ngồi uống trà Ô Long rồi lại về Sài Gòn chứ không lên Đà Lạt. Hai tuần sau, cũng hai cô gái đó với chiếc Toyota đó lên ngồi chỗ đó uống trà, xong mua hai ký trà Ô Long rồi quay về. Lần thứ ba, cũng chiếc xe đó lên, lần này có thêm một ông có tuổi mặc đồ Tây trắng ngồi uống trà khá lâu. Hỏi ra mới biết ngày mai ông về Pháp, lên mua trà Ô Long Bảo Lộc sang cho bạn bè xa quê. Nói chuyện một hồi, ông mới bảo tôi: Trà của ông cũng tàm tạm nhưng chưa tinh khiết vì còn mùi… rễ cây. Tôi hoảng hồn: có phải cụ Nguyễn Tuân nhập vào ông ấy không? Hỏi ra mới biết ông là chuyên gia của một hãng nước hoa ở Pháp đang đi các nơi tìm mùi Ô Long chính cống để làm nước hoa cho phụ nữ; riêng cái mũi của ông đã được bảo hiểm tới 500.000 đô. (Tôi xen vào: thế mùi Ô Long chính cống nó ra làm sao?). Ông Hùng Anh cũng lúng túng đáp: nó như mùi hoa lan mà rất quí phái, Đài Loan họ gọi là lản hoa. Đêm đó, tôi giở từ điển trà ra tra cứu thấy có nói đất làm trà phải thật kỹ, đất có rễ cây, hay gỗ mục… hoặc đất đốt rẫy ám khói, hoặc lá trà thu hoạch về bỏ trong bao bố… đều có ảnh hưởng tới hương vị trà. Ông ngoại tôi cũng đã từng nói điều này cho tôi biết. Hóa ra cái “vỏ trấu” của bác Nguyễn Tuân là có đấy!

Tất cả những thứ đó, từ giống trà đến đất trồng trà, đến nước pha trà, ấm chén uống trà… tất cả gộp lại thành cái hồn của trà… Tôi rất muốn truyền nghề lại cho con, mong các cháu cũng ra sức “bênh vực” trà Việt Nam như tôi, như hai cô gái đi Toyota trắng, nhưng hình như đây là chuyện khó. Tôi có một cháu gái năm 1999 mới 16 tuổi nhưng đã biểu diễn một “sô” có thưởng lãm trà, được giải thưởng nữa, tuy nhiên, sau đó, cháu lại thích làm việc khác. Song tôi nghĩ: thích làm việc gì thì tùy con trẻ, mình làm sao cho các cháu mến yêu đất nước, luôn mong ước làm rạng rỡ cho đất nước là thỏa tâm nguyện rồi…

 Phải chăng đó cũng là cái hồn của trà mỗi khi ta nâng chén uống trà Việt Nam? Tôi mong có một ngày trở lại Bảo Lộc, đến “Trâm Anh danh trà” (như bức thư pháp chữ Hán rất đẹp treo trong tiệm) để thấy một nội thất mới nói lên ước vọng của ông chủ về cái hồn của trà Bảo Lộc Việt Nam.

 
 
 
 
 
 
 


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 03/Nov/2010 lúc 9:38pm
mk
IP IP Logged
Hoàng Dũng
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 08/Nov/2008
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 592
Quote Hoàng Dũng Replybullet Gởi ngày: 12/Nov/2010 lúc 12:00pm
Mỹ Kiều ơi , những tùy bút và truyện ngắn của Mỹ Kiều sưu tập rất hay , câu chuyện " Vết Sẹo " thật là cảm động , quả là công sức của Mỹ Kiều nhiều ghê nơi đi . Hoàng Dũng mới coi bài nầy hỏng biết có ai đăng trong web nầy chưa , nay gởi lại đây nghen , ai đọc rồi thì... đọc thêm Smile

******************************************************
Quê hương


Đón người bạn về phép Việt Nam qua, câu đầu tiên anh khoe.
- Ông biết không, dân nhà mình bây giờ nó ăn chơi, chích choác, cờ bạc, nghiện ngập… mình không lại được. Giàu cũng chơi, nghèo cũng chơi. Thằng giàu thì chơi theo phong cách “đại gia“, những thằng nghèo thì chơi theo phong cách phá đời, hoặc bán mạng. Gộp chung lại: nó là một canh bạc mang tầm văn hoá của người Việt thời “mở cửa“.
- Cái gì? Đánh bạc mà ông cũng gọi là văn hóa? Tôi hỏi bạn.
Anh đáp.
- Chứ sao? Ngài thử xem có nước nào mà người người đánh bạc, nhà nhà đánh bạc như ở Việt Nam không? Không hả? Vậy thì đúng rồi. Dân Việt mình nó hay ở điểm đó. Nơi nào có tệ nạn, nơi ấy có người Việt. Thời bao cấp dân tình bụng lép kẹp nên có cờ bạc cũng chỉ gọi là phọt phẹt, giải khuây, đủ tiền hút thuốc lào vặt. Nhưng thời nay, thời “mở cửa“ thì cờ bạc đã lẻn vào mọi nhà và ru ngủ từng người một. Sáng sớm, mở mắt, ra quán phở, gặp nhau, câu đầu tiên không phải là good morning hay mo-neo gì cả mà được thế bằng.
- Hôm qua vào “con” gì?
- Ông có “gặt” con nào không hay lại “móm”?
- Ông “chập” bao nhiêu?
- “Chập” ít thế chả bõ dính mép. Nghe tôi “chập” một “nhát” có phải bữa nay giàu to không?
- Đêm qua có mơ mẩn được “con” gì không?
- Lại mơ gặp đàn bà à? Đàn bà chín vía, đàn ông bảy vía. Nghe tôi, chặn đầu, chặn đuôi, chặn một phát ở giữa là “gặt” hết.
- Hôm nay “chập” gấp đôi chứ? Cứ nhỏ giọt thế bao giờ mới lên tiên?
- Hết tiền rồi à? Thì cầm tạm “con” xe máy, chiều “vào cầu”, lại chuộc ra.
- Xe máy cầm rồi à? Nhà làm sổ đỏ chưa? Rồi à? Vậy là có giải pháp rồi. Sao không tính cửa đi một nước lớn có hơn không? Nghe tôi: ông chập “một nhát” cho lão “đề” kia nhập bọn với đám trẻ mồ côi luôn.
- Lớn bé gì nữa. Sổ đỏ tôi cũng cầm mẹ nó tuần trước rồi.
- Vậy là ông đang “bâng khuâng đứng giữa hai dòng nước”* rồi. Thôi, chọn dòng nào nó xoáy một chút, “thăng” cho nó nhanh…
- Thôi đi các bố trẻ. Mở mắt ra chỉ thấy nói chuyện “đề đóm”, não hết ruột…
Bạn tôi bảo: dân mình có cái thú đi ăn phở buổi sáng. Mới chạng vạng sáng mà quán nào cũng đông nhung nhúc. Bàn ghế các quán thường được đóng bằng gỗ tạp, đen, cáu bẩn, nham nhở và… xiêu vẹo.
- Kệ mẹ nó! Người nhà anh bảo vậy. Quán phở nhà mình là phải vậy. Ngồi ăn phải người chen người, phải chúi mặt chúi mũi vào nhau, rồi thằng gặm, thằng nhai, thằng chan, thằng húp, xụp xoạp, xuýt xoa nó mới sướng.
Mấy bữa đầu, đêm thì thức khuya, nhưng sáng sớm anh đã bị khua dậy để đi dùng điểm tâm cùng người nhà.
Anh làu nhàu, dụi mắt, giọng còn tiếc rẻ.
- Sớm thế? Mới gần sáu giờ sáng, làm sao đã ăn nổi?
Người nhà anh bảo.
- Sáu giờ là hơi muội rồi đấy. Chậm tí nữa là chỉ còn nước lèo thôi.
Vậy là mặc dù mắt mũi còn ríu lại, nhưng bạn tôi cũng phải lồm cồm thức dậy để đi “tập thể dục buổi sáng”. Lúc anh về phép, trời nồm, khách khứa ra vào vô hồi kỳ trận, kéo theo đủ các loại bùn đất. Không sao! Người nọ tha vào, người khác lại tha đi. Qui luật bù trừ cả. Có lẽ vì thế mà cả chủ lẫn khách chẳng ai buồn quan tâm tới khung cảnh nhớp nháp, dơ dáy nọ.
Nhận ra khách quen, bà chủ quán phở tươi cười, chào đon đả.
- Vào đi. Vào đi. Vẫn tái gầu** hả? Hôm nay có thêm ai đấy? Lạnh thế mà mặc sọc và áo máy ô à? Cứ vào chỗ đi đã! Có quẩy nóng đấy! Lấy ngay đi nhé, kẻo lúc nữa là hết đấy. – Sâm ơi dọn bàn lẹ đi – bà chủ quán lầu bầu quát người giúp việc – gái chưa chồng con làm gì mà như bò đái đêm thế? – À, xin chào! Hôm nay “chuyển gam” bò tái à? Lại còn ba trứng gà nữa. Hốc vừa trứng gà thôi, kẻo lại mang “gút” vào thân thì khốn. Được rồi, lượn vào chỗ đi đã. – Ấy, này, thằng kia, nhớ phần tao hai số đẹp vào nhớ. Hôm qua dở hơi, nghe theo giấc mơ ỉa đái của mày, tao “móm” cả hơn triệu bạc.
Thấy bạn tôi đứng ngẩn người nghe bà chủ vừa đối đáp vừa mời khách, người nhà liền giật tay, kéo tuột anh vào tận trong cùng rồi giục người giúp việc dọn bàn.
Bạn tôi bảo.
- Ông biết “bồi” quán phở nó tiếp khách và dọn bàn kiểu gì không? Khách đến tự kiếm chỗ mà… ngồi. Dọn bàn hả? – Chờ tí đi – tiếng cô “bồi” khẽ bẳn lên. Rồi “bồi bàn” cũng huỳnh huỵch đi tới. Như một diễn viên thuần nghệ, cô “bồi” thò hai tay, vun đống đồ thừa trên bàn nhưng không phải là hất chúng vào thùng rác mà đôi bàn tay khéo léo của cô “bồi” hất toẹt những thứ đó xuống… đất. Tiện thể cô “bồi” kéo tuột chiếc khăn màu cháo lòng vắt trên vai, phe phẩy dăm ba cái lên mặt bàn như thầy bùa làm phép thánh nhưng không phải để trừ ma, mà để khử… vi trùng. Xong! – OK rồi đấy! Nói xong cô “bồi” nguẩy mông đi phăm phăm về phía bà chủ. Đám khách hình như đã quá quen kiểu cách đó, nên kẻ trước vừa nhổm lên là kẻ sau đã tự bố trí chỗ ngồi. Cửa hàng giờ cao điểm nên phải chục phút sau mới có phở ăn. Người nhà anh gọi rượu. Tiếng cô “bồi” nói dóng từ xa.
- Rượu trong xó đấy, tự rót mà uống.
Anh bảo: Gọi “bồi” cho có lệ chứ thực tình người nhà anh đã thò tay, với cái can bằng nhựa, đựng 10 lít rượu “quốc lủi”, để góc nhà, rót đầy vào cái chai nửa lít.
– Mình “chào cờ buổi sáng nhé”? Người nhà hỏi bạn tôi.
Anh thoáng nhăn mặt đáp.
- Mới gần 6 giờ sáng mà rượu gì?
Có lẽ ngôn ngữ anh vừa phát ra hơi lạ tai nên đám khách đang ăn phở ở những bàn xung quanh kẻ ngẩng lên, kẻ quay lại nhìn anh như nhìn… động vật lạ. Người nhà anh khẽ đá chân bảo.
- Thử đi. Rượu nếp cẩm, uống hơi bị “phê” đấy. Say thì về lại ngủ tiếp.
Vậy là không chờ anh biểu quyết, bốn chén rượu gạo được rót tràn trề cả ra bàn.
- Nào! – người nhà giục anh nâng chén – uống đi, đây là tiết mục “chào cờ buổi sáng”. Thiếu tiết mục này, người ngợm nó bấy, khó làm việc lắm.
Thấy anh cầm chén rượu trên tay nhưng có vẻ ngần ngừ không muốn uống, người nhà anh liền huýt nhẹ vào cánh tay, giục.
- Uống đi. Tăng đầu là phải cạn chén mới được, bằng không khởi sự một ngày làm việc sẽ lởm khởm lắm.
Nhìn người nhà đều đã uống sạch bong mấy chén rượu và dường như cố ý chờ anh cạn chén để rót tiếp, bạn tôi đành nhắm mắt, rồi biểu quyết làm một tợp hết sạch chén rượu vào bụng.
Vừa lúc cô “bồi” bê hai bát phở trên tay, sầm sầm lao vào phía trong. Nhìn thấy cung cách “chào cờ buổi sáng” của anh bạn, chắc không giống ai, nên cô “bồi” cười toét, nói.
- Trông hoành tráng thế này mà sao uống rượu như uống ký ninh thế, rồi chẳng để ai kịp đáp lời, cô “bồi” hỏi cộc lốc.
- Bốn tái gầu của ai đấy?
- Bàn này. Người nhà anh bạn tôi đáp. – Có quất không bố trí mấy quả đi.
Cô “bồi” đáp gọn lỏn.
- Dưới đất ấy. Lấy hộ cái.
Người nhà anh lại khẽ xoay người, thò tay, nhón mấy quả quất trong một cái rá đặt gần can rượu. Chêm gia vị xong xuôi, người nhà anh bạn tôi lại nâng ly, bảo anh tiếp tục “chào cờ buổi sáng” lần hai.
– Nào, thôi, làm lượt này lót dạ rồi ăn đi – người nhà anh giục – ăn kẻo nguội mất. Tái gầu mà nguội, ăn mất sướng.
Mọi người đều đã lạch cạch đặt chén lên mặt bàn, nhưng thấy anh bạn tôi còn xoay xoay chén rượu trên tay, bèn nói.
– Sao không uống rượu đi? Người nhà anh giục.
- Từ từ. Bạn tôi đáp – phải nạp đầy đã, mở mắt, uống ngay của này vào là “đi” mất.
Mấy người khách ngồi bàn kế, mặt mũi đỏ như gà chọi, vừa ăn, vừa hóng chuyện. Một người gặm nốt cái chân gà rồi ném tọt miếng xương xuống sàn nhà, đưa tay quệt ngang miệng rồi nghiêng người, nói khẽ.
- Ông anh ở xa về phải không?
- Người nhà anh hỏi.
- Sao ông biết?
- Người nọ cười xòa, đáp.
- Nhìn kiểu ông anh ngồi ăn, xương xẩu không “rải thảm” xuống nền nhà, và chê rượu buổi sáng ai mà chả đoán ra. Ở nhà, cứ 6 giờ sáng là tụi này phải “chào cờ” vài “choác” cùng một bát phở. Thiếu tiết mục này là gay go lắm, người ngợm như cua bấy. Chẳng buồn làm chuyện gì cả.
Người nhà anh ngừng ăn, hỏi chuyện người nọ.
- Ông lái xe, mà sáng nào cũng “cử tạ” cả gần nửa lít, liệu có đi được không hay ăn xong lại đánh xe ra một bãi nào đó, làm một giấc đến chiều?
– Làm gì có. – người khách nọ ngừng gặm xương, tợp thêm ngụm rượu, đáp – Đây là chương trình “nghị sự” buổi sáng. Phải có nó tay lái mới “lụa”***. Tôi mà hôm nào có chuyện đột xuất, không được “chào cờ” buổi sáng, là gay go lắm. Chân tay, đầu óc mụ mị, tíu ta tíu tịt, không muốn làm gì cả. – Bà chủ ơi – người khách ngắt đứt câu chuyện, ngoái cổ, gọi toáng – còn quẩy nóng không? Cho thêm mấy “chùy” nữa đi.
– Còn đấy. – tiếng chủ quán đáp lại, rồi lại gọi toáng. – Sâm ơi, đem quẩy vào cho khách đi.
Cô “bồi” chắc đang dở tay trong bếp, nghe bà chủ gọi, bèn lao vọt ra, hai tay chùi lấy chùi để lên chiếc tạp dề màu gạch cua trước ngực, hỏi gắt.
- Ai gọi quẩy đấy?
– Bàn này. – Tiếng người khách nọ đáp.
- Mấy quẩy? Cô “bồi” hỏi cộc lốc.
– Ba “chùy” nữa thôi.
- Cần gì nữa không?
Người khách nọ cười hề hề.
- OK rồi. Sao hôm nay cô em bẳn như mắm tôm thế?
- Bẳn cái gì? Cô “bồi” vặc lại – Đang đứt mẹ nó ruột đây này. Hôm qua nghe lời bà kia – cô “bồi” hất hàm về phía bà chủ – “chập” cả hơn triệu bạc. Đi tong mẹ nó hết. Tháng này làm không công cho bà ý.
Bà chủ tay hối hả sắp phở cho khách nhưng vẫn dỏng tay nghe ngóng mọi chuyện. Thấy cô “bồi” phàn nàn, liền ném tọt cái môi nước phở vào nồi nước dùng, giơ tay quệt mồ hôi trán, nói như quát.
- Tiên sư con điên kia. Mày học ở đâu cái lối tự mình làm bậy, khi đổ bể lại đổ quàng cho người thế? Chị mày bảo tiền ít thì “chập” vừa thôi, khốn nỗi mày lại muốn dỡ hết nhà thiên hạ xuống làm chuồng xí của mày, bây giờ mày trắng tay lại quay sang đổ thừa cho chị mày à? Mày tưởng chị mày không đứt ruột à? Tại thằng bỏ mẹ kia kìa – bà chủ quán giơ tay chỉ một gã ngồi sát cửa ra vào, trên bàn là can rượu 5 lít cùng chiếc cốc sứ, đầy tràn rượu, bát phở nóng còn nguyên vẹn. Gã đang cắm cúi ghi ghi, chép chép la liệt những con số vào một quyển sổ.
Nghe bà chủ nhắc đến mình, gã dừng ghi chép, ngửng lên, nhe răng cười.
- Con xin mợ. Gớm, từ ngày con ghi đề, ngày hôm qua mới “khợp” được của mợ hai triệu bạc, còn những hôm con bị “móm” thì ai cười phe phé cho?
- Thằng ôn con. – Chủ quán tay thoăn thoắt làm phở nhưng miệng vẫn không ngớt mắng gã nọ. – Hôm qua tại mày “bơm” dẻo, chị mày mới húng như thế, nên chiều mới ra đê. Báo hại cả con điên kia cũng dửng mỡ, nướng cho mày cả mấy triệu bạc.
- Thế hôm nay có gài con gì không? Gã chủ “đề” nhe nhởn hỏi, rồi nâng cốc rượu, ngửa cổ nốc cạn.
- Chị mày đéo chơi nữa. Hôm qua “móm” cả ngày làm việc rồi.
- Dễ thường mình bà “móm” chắc. Gần chục năm ghi đề, hôm qua thằng em mới chính thức được làm người.
- Đã thế hôm nay tiền phở chị mày tính gấp đôi.
- Chuyện vặt. Gã chủ đề xục đũa vào bát phở, lùa một đọn đầy vào mồm, miệng nhồm nhoàm đáp – Cả tuần này, thằng em ăn một, trả hai cho bà chị. Hả giận chưa?
Bà chủ quán cười toét miệng, mắng.
- Thằng ôn con. Dễ chị mày ăn bẩn vậy chắc? Chị mày dám chơi, dám chịu, chứ không có kiểu thắng quả thì xí phần về mình, còn thất bại lại đổ quàng, đổ xiên cho thiên hạ. Nhưng từ bây giờ tao đéo tin vào những lời mày hót nữa.
- Thế hôm nay có làm một xuất không? Gã chủ “đề” vẫn nhe nhởn hỏi.
- Không. Đéo chơi nữa. Mất công về nhà thằng chồng nó “hát ca trù” cả đêm tới sáng. Đau hết cả tai.
Vừa lúc chồng bà chủ quán bê rá phở từ bếp ra, nghe vợ bóc mẽ mình, liền cau mặt, quát vợ.
- Mụ lại nói xấu gì tôi đấy? Đã bảo bao lần rồi? “gài” con nào thì “gài” nhưng đừng có “khát nước”. Bà không nghe tôi, mất mẹ nó cả ngày lao động, giờ còn nói xấu tôi phải không?
Bà chủ quán nhìn chồng, nửa cười, nửa bẳn.
- Ơ, – bà chủ buông lọn bánh phở trên tay xuống rá phở, nói. – Ông “lượn” ra đây làm gì thế? Bỏ rá phở xuống đây rồi vào bếp sắp đồ cho tôi, còn đứng đó ca cẩm gì thế? Thế ai đưa tôi vào con đường tội lỗi này hả? Dễ là tôi chắc?
Nghe vợ chồng ông bà chủ như sắp sửa giao chiến, cô “bồi” đang thập thò nơi cửa bếp bèn chạy thốc ra ngoài, chắp hai tay vái lấy vái để về phía vợ chồng ông bà chủ.
- Thôi, con xin hai sư phụ! Gớm, trong quán thì ngồn ngộn khách, tây, ta đủ cả mà hai sư phụ cứ băm bổ nhau như thế, bố thằng nào muốn ăn uống nữa.
- Tao làm gì? Bà chủ nhìn cô “bồi”, quát. – Tại lão kia cứ làm như mình là cháu ngoan bác Hồ không bằng. Ở Việt Nam mình nhà đéo nào chả cờ bạc. Thằng lớn đánh lớn, thằng bé đánh bé. Già đánh kiểu già, trẻ đánh kiểu trẻ. Nhà nước đánh kiểu nhà nước, nông dân đánh kiểu nông dân. Tao đánh bạc thì cũng đánh bằng đồng tiền mồ hôi nước mắt mình làm ra chứ có đánh bằng “tiền chùa” đéo đâu mà ta thán. Vả lại tao cũng chỉ phọt phẹt đánh vài ba triệu là cái đinh rỉ gì?
- Đã bảo thôi mà lại. Cô “bồi” lôi xềnh xệch ông chủ đi về phía bếp, rồi nhân lúc đi ngang qua bàn anh bạn tôi và người nhà đang ngồi, bèn ghé tai ông chủ nói. – Có “tây” đang ngồi ăn phở đấy. Sư phụ “tạnh” đi, không người ta cười cho.
- Tây nào? Ông chủ sững người, nhăn mặt nhìn cô “bồi” hỏi – Quán này toàn “tây đề”, “tây xe ôm”, “tây taxi”, “tây chợ trời” “tây chợ người” và “tây chích choác” chứ tây đéo nào nó thèm lò dò vào đây?
- Khổ chưa? Cô “bồi” nhìn ông chủ, thở dài, rồi kéo tay ông chủ đến bên bàn người bạn tôi và người nhà đang ngồi, nói. – Đây này, người ta mới ở bên kia về, lần đầu người nhà dẫn ra đây ăn phở mà hai sư phụ cứ băm bổ nhau như vã mắm, bố thằng nào mà nốc được.
- Đâu? Ai? Ông chủ quán nhìn khắp lượt những người đang ngồi chung bàn cùng anh bạn tôi, hỏi. – Ông à? Hay là ông? Còn ông? – Cũng không phải à? Thế còn ông? – Ông thì tây thế đéo nào được. Da cũng ngăm ngăm như tôi. Chủ quán đứng im, tay khẽ vê vê cằm, cân nhắc rồi nhìn chằm chặp anh bạn tôi, quả quyết nói. – Chỉ còn ông. Đúng không?
- Nhầm rồi. – Người nhà bạn tôi ngừng ăn, ngẩng lên nói đùa. – Tôi đây này.
- Ông? Chủ quán cười toét. – Ông có từ Tây Nguyên về thì có. Chủ quán đập đập tay vào vai anh bạn tôi, nói. – Xem ra chỉ có ông này.
- Sao anh nghĩ vậy? Bạn tôi nâng chén rượu nốc ực vào cổ, mặt nhăn đanh lại, hỏi.
Ông chủ quán cười tít mắt.
- Cái dáng ngố ngố nó đã phản bội chú. Chú uống rượu trông khổ sở như vợ vừa bỏ. Ăn thì như mèo ăn, chứ không nhồm nhoàm như đám này. Vả lại anh để ý không thấy chú “rải thảm” xuống nền nhà. Đây, chú xem đi. Ông chủ lấy chân gạt một đống xương, rau, vỏ chanh, vỏ quất từ dưới gầm bàn của đám khách bên cạnh ra giữa nhà, nói – Cái này là văn hoá ăn uống của người nhà mình. Gạt tàn thuốc bàn nào anh cũng bố trí một “phát” trên bàn, vậy nhưng chú coi, cố bố nào gạt vào đó cho con nhờ đâu. Còn đồ ăn thừa, đĩa để xương và đồ thừa trên bàn anh cũng bố trí đủ cả, vậy nhưng các các “sếp” cứ tiện tay ném tọt hết xuống nền nhà. Chú không biết, chứ chỉ ít phút nữa, khi các “sếp lớn” này rút quân là cái quán của anh giống như vừa gặp đại hồng thuỷ. Bên chú chắc không có tiết mục này đâu nhỉ. Còn nữa, anh hỏi thật nhé: Chú đi tắm trắng à? Giá nước da con mụ kia nhà tôi được một phần ba của chú có phải hay không. Đàn bà mẹ gì mà da dẻ như củ súng luộc, được mỗi cái “khoản ấy” thì vô địch thủ…
- Ông giời đánh kia, lại nốc cả nửa lít vào bụng rồi hay sao mà đứng đó để lải nhải, nói xấu vợ thế? – Con Sâm đâu rồi? Bà chủ gọi toáng – Sâm ơi! Bảo mày đi lấy thêm quẩy với rau thơm về cho khách mày đã đi chưa? Chưa à? Thấy cô “bồi” thò đầu từ bếp ra, khẽ lắc, bà chủ quát toáng. – Con dở người kia, mày với lão hâm nhà tao hôm nay làm sao thế? Cả lão nữa – bà chủ quán giơ cái muôi múc nước phở dứ dứ về phía chồng, nói gắt – Tối nay ông về sẽ biết tay tôi.
Nghe vợ quát, ông chủ quán phở nhìn đám khách, gãi mang tai, cười toét, bảo.
- Đấy, có các người làm chứng nhé. Giữa ban ngày ban mặt mà mụ ấy vi phạm nhân quyền thế đấy. Động một tí là mụ ấy doạ sẽ cắt giảm “ngân khố”, rồi đêm đến lại vạch đường biên giới “chủ quyền”. Ông chủ quay sang phía anh bạn tôi, thò tay, nhấc can rượu, đổ đầy vào mấy cái chén, nói. – Nào, anh cụng với chú một ly. Trước lạ, sau quen. Quán của anh chị nó tuyềnh toàng vậy, chú không chê mà đến ăn là anh chị mừng lắm rồi. Rượu hôm nay anh đãi. – Bà “tám” kia – ông chủ quán nói toáng về phía vợ – Rượu của bàn này hôm nay “fruy” nhé. Nhớ đấy!
- Nhớ rồi! Dở người ạ! Bà chủ khẽ quát rồi bưng phở cho khách, tiện thể nán lại chỗ bàn anh bạn tôi đang ngồi, nói nhỏ. – Chú ở nước nào về đấy? Đức à? Lão dở hơi nhà tôi cũng có đứa em gái bên đó đấy, nó tên Vượng, nhưng không phải mụ Vượng béo làm Gala cười đâu nhé. Chú có biết nó không? Ừ, mà chú biết làm sao được. Nó mới đi được mấy năm nay. Đang tính nhờ người “chạy” cho nó xuất chồng Tây. Cả nhà có mỗi mụn con gái, nhưng ở nhà thì ế sưng ế xỉa, nên đành phải cho nó xuất ngoại. Biết đâu nó tốt số, lấy được thằng Tây tử tế, cải thiện được giống nòi chú nhỉ. Còn chú? Đi bao lâu rồi? Ở đâu bên đó? Thu nhập khá không? Có tính về nước đầu tư không? Chú thích lấy vợ tây hay vợ ta? Tính sẽ ở luôn bên đó hay lúc về già thì chuồn? Này, chị bảo thật: Chú đừng có dở người, nghe tụi nó khuyên bậy, rồi xin hồi hương, hay vác cả đống tiền mồ hôi nước mắt của mình về nước kinh doanh hay đầu tư hợp tác con mẹ gì cả. Làm thế là hão đấy. Bọn trong nước chúng nó lừa dẻo lắm. Chú để ý mà xem, lúc chú chạy đi nó coi chú như cứt nát, ấy vậy nhưng khi chú có chút da, chút thịt trở lại là chúng lại vờn chú như chó vờn xương. Không cứ gì chú chị mới khuyên đâu, quán chị thi thoảng cũng có đám “tây” mũi tẹt về phép, kéo nhau ra đây ăn nhậu, chị cũng khuyên như thế. Nhưng nhiều đứa có chút tiền, sinh dửng mỡ nên xoay ra muốn mua chút danh, vậy là lò dò về nước, rồi để cho tụi nó “vặt lông” như vặt lông cừu. Tới khi còn trơ lại dăm ba cái xương sườn, muốn bỏ chạy thì hết mẹ nó hơi rồi, vậy là sướng mà chẳng biết đằng sướng, lại tự thân đụt vào cửa tử. Nhưng cũng may là những thứ của nợ ấy nó “tử” sớm, chứ nếu mà nó sống dai, mà leo tới chức này, chức nọ, rồi có quyền sinh, quyền sát trong tay thì còn khốn nạn nữa chú ạ. Nước mình bây giờ nó thế. Người có lòng hoặc là nghèo kiết xác, hoặc là bị tụi nó đì cho không ngóc đầu lên được. Số còn lại toàn bọn mặt người, dạ thú. Mà chú ở nước ngoài bao lâu rồi? – Hơn 20 năm? Vậy là bọn nó phải gọi chú là “khúc ruột ngàn rặm” đấy. Nhưng này – bà chủ khẽ nghiêng người như muốn hạ bớt “triết áp”, nhưng tiếng thì lại ông ổng. – Theo chị chú cứ làm khúc ruột thừa cho chị. Nó thối, nên không thằng chó nào nó nhòm ngó tới cả. Như vậy chứ lại khoẻ. Chứ chú mà làm “khúc ruột ngàn rặm” là chẳng chóng thì chày, tụi nó cũng tuốt ruột của chú ra để làm… cỗ chú đấy.
Bà chủ quán còn định hỏi một thôi một hồi nữa nhưng cô “bồi” từ bếp đã đột ngột xuất hiện.
- Bà này, hỏi gì mà như C18**** thẩm cung Việt kiều tham nhũng công quỹ quốc gia thế? Để cho người ta còn ăn.
- Con dở hơi này. – Bà chủ thoáng giật mình, quát cô “bồi”. – Bảo mày đi đâu mà tự dưng mày hiện ra như ma thế? – Ăn uống xong hết rồi. – Này, mày nhìn đi! – Bà chủ chỉ vào đám bát của anh bạn tôi và người nhà, nói. – Ăn uống thế này có sướng không? Không giống như cái đám kia. Kiếm ăn thì chật vật, nhưng bữa nào ăn cũng chỉ vớt dăm ba cánh phở, còn để nguyên cả bát nước. Đã vậy rượu thì ông nào ông nấy cũng nốc căng một bụng. – Chú xem – bà chủ vừa dọn bàn, vừa nói – bọn thanh niên ở nhà bây giờ hư hỏng lắm chú ạ. Đói cũng rượu. No cũng rượu. Nghèo cũng đánh “đề”, mà giàu cũng đánh “đề”. Bên đó chú có chơi “đề” không? Không à? Vậy là chú đủ điểm cháu ngoan bác Hồ đấy. Bọn đàn ông ở nhà bây giờ mất nết lắm. Sểnh ra là gái, hở ra là rượu, rồi chích choác, đề đóm. Thằng ôn kia kìa, chú đoán nó bao nhiêu tuổi? – 37 tuổi á? – Này, thằng kia! – bà chủ quán gọi toáng về phía gã chủ “đề”. – Thằng “đề” kia! Mày biết người ta đoán mày bao tuổi không? – bà chủ quay lại, nói. – Nó mới 27 tuổi thôi chú ạ. Tuần này nó mới “thắng” quả đậm, nên trông nó có vẻ hoành tráng một chút, chứ mấy tháng trước mà chú gặp nó, chắc chú sẽ đoán nó là ông cụ 40 mất. Nó á, thằng “đề” kia kìa, ngoài ghi “đề” và nốc rượu ra nó chẳng còn vị gì khác đâu chú ạ. Mở mắt là đi các quán để ghi đề. Chiều đến là lại phục ở nhà, ngồi nốc rượu rồi há hốc mồm để nghe kết quả sổ số. Mấy lần nó bị cháy đề, gán cả nhà vẫn không đủ trả nợ, suýt nhảy lầu rồi đấy. Mà thôi, chuyện Việt Nam chán bỏ mẹ. Chú được đi nước ngoài vậy là đại phước. Nghe chị khuyên này – bà chủ lại khẽ cúi xuống như muốn giảm “triết áp” nhưng giọng lại vẫn tông tổng. – Chú ở được bao lâu cứ ở. Tụi nó mà đuổi thì “phắn” mẹ nó sang nước khác mà ở chú ạ. Kiểu gì thì kiểu bọn Tây nó vẫn văn minh hơn Việt Nam mình cả thế kỷ. Chú về, thấy đất nước mình có khác không?
- Khác chứ! Người bạn tôi đáp. – Nhiều chỗ không nhận ra nữa.
- Ối giời ơi, con Vượng nhà tôi nó đi mấy năm, về phép nó cũng nói như chú. Đúng là “gà công nghiệp”. Nhưng chú ơi đấy không phải là điều mừng đâu. Ngày xưa, đói ăn, nên nhìn chất nhau nó dễ. Còn bây giờ nó lộn tùng phèo hết cả. Ra đường chẳng biết thằng nào là giả, thằng nào là thật nữa. Lão hâm nhà tao bảo thời bây giờ là thời gì nhỉ? Bà chủ quán nhăn đanh mặt, gãi gãi tóc mai, vẻ suy ngẫm.
- Thời lưu manh giả danh trí thức. Có thế mà lần nào cũng quên. Cô bồi đứng bên hóng chuyện, bèn nói góp.
- Ờ đúng rồi. – Con ranh này, đứng bên cạnh mà không nói ngay, để chị mày phải động não, mệt hết cả óc. Con ranh này nó nói đúng đấy chú ạ. Thời nhà mình bây giờ nó thế. Chú ra đường phải cảnh giác nhé. Những thằng trí thức nhất, nhân cách, đạo đức, hiền triết, thánh thiện nhất, nhiều khi lại là những thằng lưu manh nhất đấy. Mà không, phải gọi chúng là một lũ nộm mới chuẩn, chú ạ. Đấy, chú cứ nhìn bọn trai tráng ngồi đây ăn phở thì biết, chúng nó là tương lai của đất nước cả đấy, trông thằng nào thằng nấy cũng đẫy đà, phổng phao cả, nhưng trong máu, tim, gan, lòng phèo của tụi nó toàn là hê-rô-in, thuốc lắc với giun sán cả. Gớm, cứ nhìn chúng nó ăn nhậu mà chị muốn phát dồ. Việt Nam mình bây giờ hầu như là thằng già phải khiêng thằng trẻ đi chôn. Vậy nhưng chúng nó không biết sợ đâu chú ạ. Dân nhà mình bây giờ chúng nó sống chẳng giống hệ nào cả. Tầu chả ra Tầu, Tây chả ra Tây. Ti vi thì cả ngày lẫn đêm lúc nào cũng thấy “ngổ ngổ, nỉ nỉ”. Ra đường chỗ nào cũng đụng phải tiếng Ăng-lê. Cái phố này duy nhất có quán của chị là không đề tiếng êng-gờ-lích. Cứ đà này mất gốc sớm. Chú về lượn lờ nhiều chú thấy không? Chỗ nào cũng thấy nhậu nhẹt, chè chén, chích choác, chỗ nào cũng thấy xây xây, phá phá, cứ loạn hết cả lên. – Thôi, – bà chủ quán giúi lại tệp tiền vào tay người nhà anh bạn, nói. – Lão nhà tôi đã nói rồi, rượu hôm nay là “fruy”, cầm lấy, kẻo lão ấy biết lại chửi tôi tham, phiền lắm. Thôi nhé, chị đéo “buôn” nữa, kẻo thằng già nhà chị ra, nhìn thấy, lại bảo chị suốt ngày “buôn dưa lê”…
Bạn tôi cùng người nhà rời quán phở một đoạn, anh bèn hỏi người nhà.
- Sao người nhà mình nói chuyện với nhau cộc lốc và tục tĩu thế?
Người nhà anh cười, bảo.
- Thế mới gọi là dân dã. Quán phở sịn cũng có, nhưng tới chỗ đó ăn uống mất sướng. Chú tính ngồi ăn mà cứ có người đứng kè kè bên cạnh, rồi ho một tiếng, hay muốn sỉ mũi một cái cũng phải quay trước ngó sau, hay xin lỗi thằng bên cạnh, thà mình ngồi vỉa hè, bụi bặm, ồn ào một chút nhưng mình vừa ăn, vừa ngắm khung cảnh dân tình qua lại vào lúc buổi sớm, vừa hóng hớt chuyện thế thái, nhân tình, có sướng hơn không?
Bạn tôi bảo: Có lẽ người nhà tôi có lý, bởi cái hương vị ấy quả đúng chỉ có xứ mình mới có.

© Việt Hà
© Đồng Chăn Vịt
——————————————–
Ghi chú:
* Câu thơ của Tố Hữu
** Tái gầu: nước váng mỡ trong nồi nước phở
*** “lụa” : tiếng lóng, chỉ tay lái sành điệu.
**** C18: Cục cảnh sát điều tra

http://vn.360plus.yahoo.com/honghoahuong/article?mid=2180&prev=2198&next=2163

IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 12/Nov/2010 lúc 5:45pm
 
 
Chào Hoàng Dũng ,
Bài này mk đã nhận đươc , đang giử trong máy, nhưng vì chỉ mới đọc một phần , chưa đọc hết , nên chưa gửi lên.
Cám ơn Hoàng Dũng đã gửi. Nhờ vậy mà hôm nay mk đọc nguyên bài.
 
Tác giả "tả cảnh- tả tình" rất chính xác . Không phải 100% ,  đây chỉ là một "thành phần" của xã hội VN , mà thành phần này "góp công" hủy hoại biết bao gia đình, dĩ nhiên kéo theo thế hệ con cháu .
 
mk nhớ, xưa ( trước 1975 ) , mỗi tuần chỉ xổ số'kiến thiết quốc gia' một lần , bây giờ xổ số hàng ngày , kèm theo xổ số là 'dịch vụ' số đề .
Đã thế , nhà nước sắp sửa "hợp thức hóa" cá độ bóng đá .
Xã hội VN , hoàn cảnh không giống các nước tiến bộ, giàu có.  Đâu thể ..."chuyện này nhiều nước đã làm.... từ khuya" !
 
mk còn... lạc hậu quá chăng !?
 
Smile
mk
IP IP Logged
Hoàng Dũng
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 08/Nov/2008
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 592
Quote Hoàng Dũng Replybullet Gởi ngày: 12/Nov/2010 lúc 8:42pm
bài trên đọc những tiếng " lóng " lạ quá , hiểu chỉ lờ mờ , đọc đi đọc lại mới hiểu ... sơ sơ  . Nghĩ cũng buồn cho đất nước mình , không lẻ đây là cách làm cho mọi người trở nên bạc nhược tinh thần , chỉ lo đỏ đen mà thôi ? Mỹ Kiều nói đúng , hồi xưa chỉ có mỗi tuần 1 lần sổ số kiến thiết Quốc Gia cho cả nước , mà chơi số đề là bị bắt , cho nên phải lén lút . Bây giờ thì sổ số , chơi số đề tùm lum công khai , nơi nào cũng có ... buồn ghê . Chúc Mỹ Kiều và gia đình luôn an vui ...

Hoàng Dũng
Đầy ly cạn , ru đời biệt xứ
Cạn ly đầy , quên kiếp lưu vong
IP IP Logged
Hoàng Dũng
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 08/Nov/2008
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 592
Quote Hoàng Dũng Replybullet Gởi ngày: 12/Nov/2010 lúc 8:54pm
 Gởi vào trang nhà của Mỹ Kiều thêm một truyện có ý nghĩ nè...


Daddy Tắm Khô
 
 
                                               SƯƠNG NGUYỄN .
 
Mẹ tôi vẫn thường nói: con hưởng được nhiều phước báu khi con chào đời làm con của mẹ! Quả vậy ! tôi không biết cha tôi là ai vì mẹ tôi không bao giờ nhắc đến, mà tôi cũng không quan tâm tìm hiểu thêm, vì tôi có mẹ thương yêu và săn sóc cho tôi quá chu đáo.

Từ buổi sáng tinh mơ, mẹ đã chuẩn bị bữa ăn sáng sẵn sàng cho tôi rồi mẹ mới đi làm. Buổi trưa tôi ăn ở trường. Buổi tối mẹ mang về một phần ăn thật ngon ở nhà hàng sang trọng mà mẹ làm phụ bếp. Cuối tuần mẹ dẫn tôi đi mua sắm những thứ gì tôi thích mà không để ý gì đến giá cả. Bạn bè tôi xầm xì : con nhà lính, tính nhà quan hay nghèo mà học làm sang. Vì bởi quần áo, đồ chơi, điện thoại, máy game của tôi toàn là những thứ đắt tiền.

Lớn thêm một chút nữa, khi tôi học ở trung học, mẹ tôi chuyển sang làm tiệm giặt dry clean, tôi bắt đầu mặc những bộ quần áo xịn, được ủi thẳng nếp. Đời sống của tôi quá đầy đủ, tôi không mong muốn gì hơn là được sống trong tình thương yêu và đùm bọc của mẹ.

Có lần tôi nghe lén được qua mẩu đối thoại của bạn bè mẹ về quá khứ của mẹ. Mẹ đã có một đời chồng, nhưng không có con cái mặc dù mẹ đã cố gắng đi chữa trị bệnh hiếm muộn. Sau đó hai người đã đồng ý chia tay để cho chồng mẹ đi tìm con nối dõi. Trong thời gian làm tiệm ăn, mẹ  quen một người đã lập gia đình, nhưng thật đẹp trai, cao lớn, mẹ xin người đó một đứa con với điều kiện không cho biết cha đứa bé là ai .Vì vậy tôi ra đời được cưng chiều hết mực, mẹ tôi nhịn hết tất cả mọi nhu cầu của đời sống để lo cho tôi không thua thiệt bạn bè.

Cho đến một ngày, tai họa đổ ập đến đời tôi, mẹ tôi bị đột quị trong khi đang làm việc, xe cứu thương vừa chở mẹ đến phòng cấp cứu là mẹ qua đời. Sau đám tang, tôi bơ vơ với hai bàn tay trắng, mẹ làm lương thấp nhưng vì lo cho tôi chu đáo nên mẹ không để dành được gì. Tôi tốt nghiệp xong high school, bỏ học lang thang ngoài đường, làm kẻ bụi đời, không có địa chỉ làm sao xin được việc làm trong thời buổi khó khăn, mật ít ruồi nhiều này. Phước đã không còn ở cùng tôi!

Ngoài người mẹ cao cả đã mang cả tấm thân gầy để nuôi tôi khôn lớn và che chở đời tôi, bây giờ khi tôi bị gian truân, ai sẽ là người dang  vòng tay mở rộng để đón tôi? Ai sẽ cho tôi thấy được phước?
 
 
 ***

Trước mặt tiệm tạp hóa bán lẻ nhỏ xíu, nghèo nàn của vợ chồng người Việt làm chủ là tụ điểm kiếm việc làm của những người Mễ di dân bất hợp pháp. Những người chủ công ty cắt cỏ, xây dựng hoặc tư nhân thường đến đón họ để về làm thợ vịn, sửa nhà sửa cửa hoặc dọn dẹp vườn tược .

Sáng hôm ấy, bà chủ tiệm không ngờ là gặp được một người đồng hương của mình trong đám Mễ đứng lớ ngớ chờ việc làm trước cửa tiệm. Bà chào hỏi thân thiện với người thanh niên trẻ, tuổi độ hai mươi và mời anh ta một lon nước với bánh ngọt.                 
                                                                           
Thế rồi mỗi ngày như mọi ngày, tôi đều có mặt ở trước tiệm grocery, tiền kiếm được bữa có bữa không nhưng cũng đủ để tôi sống lay lất  qua ngày. Đêm về, tôi ngủ ngay đằng sau tiệm, dưới mái hiên, vừa tránh được mưa mà còn hưởng được gió nam thổi tới mát rượi. Một đêm nọ, hai thằng Mỹ đến dừng xe lại, dí súng vào đầu tôi lấy hết tiền dành dụm của tôi. Tôi phải dời chỗ ngủ, phải tìm một nơi mà không ai thấy mình.                    
                                                                                                           
Ngày hôm nay, sau khi đi làm về, tôi mệt phờ vì công việc quá nặng nhọc. Tôi mua một lon nước ngọt rồi ngồi nghỉ xả hơi bên hông tiệm, lơ đãng nhìn người qua. Xe bus dừng lại, một ông già tuổi độ 50 đến 60 bước xuống. Ông ta đi thẳng lại chỗ chúng tôi đứng chờ việc làm. Tụi Mễ tránh xa chỗ khác. Tụi nó không thích người khác tới tranh giành việc làm với họ, nhất là người Mỹ. Tôi nhích người nhường chỗ cho ông già và làm quen với ông, tên Michael.

Đã hết một buổi sáng mà không ai đón ông đi. Họ chê ông vì nghĩ ông không kham nổi công việc. Hơn nữa tuổi già sức yếu, sợ có chuyện gì xảy ra, lấy tiền đâu mà trả cho bệnh viện. Ông già ngồi đó, vẫn tươi cười, lạc quan chào hỏi những người mới quen. Bụng đói cồn cào, tôi nhờ Michael giữ giùm ba lô rồi chạy đi mua hamburgers. Tôi mua cho già một phần, tôi một phần cả nước ngọt. Ông già từ chối không uống nước ngọt, tôi phải vào đổi cho ông một chai nước lọc. Ông ăn uống ngấu nghiến ngon lành. Tôi gọi ông là Daddy và thầm nghĩ chắc từ sáng đến giờ ông đói lắm, chưa ăn gì.

Mỗi ngày Daddy đến đúng giờ - 8 giờ sáng - và về trên chuyến xe bus 6 giờ chiều, vẫn không ai thuê mướn già làm việc. Daddy của tôi  giết thì giờ bằng cách đi lượm rác. Tụi Mễ xả rác lung tung, chỗ nào cũng rác rến, dơ dáy bẩn thỉu. Từ ngày già Michael xuất hiện, khu chung quanh tiệm sạch sẽ hẳn lên. Những lúc không có tôi, bà chủ quán đem bánh và nước cho ông già để cảm ơn tấm lòng tốt đã giữ gìn vệ sinh cho tiệm của bà. Tôi không có ba, nên nhận già làm cha nuôi và tự cho mình phải có bổn phận và trách nhiệm mua đồ ăn và nước uống cho ông .

Năm nay thời tiết đổi, mưa hơi sớm, trời nóng oi bức khó chiu. Tôi đi làm về, mồ hôi tuôn dầm dề ướt hết áo. Daddy của tôi cũng vậy, mặt đỏ gay, mồ hôi nhỏ giọt trên trán, tóc dính cả vào da đầu. Tôi rủ già vào tiệm giặt, sát bên tiệm grocery để tắm khô. Ông già mở to mắt nhìn tôi không hiểu tôi muốn nói gì. Tắm khô là gì?

Tiệm giặt ngày thường ế không có khách. Bà chủ ở bên tiệm grocery nhìn qua camera sẽ không thấy rõ đằng sau tiệm. Tôi đưa già đến dãy máy giặt cuối cùng, bỏ vào 4 quarter mỗi máy, giở nắp lên, để cho nước ấm chảy ra đầy máy rồi lấy một cái ly lớn múc nước gội đầu và cởi hết quần áo dơ ra để một bên. Tôi và già quấn chung quanh người một cái khăn lông để che hạ bộ, rồi dùng một cái khăn mặt nhỏ khác thoa xà phòng hết cả người, nhúng khăn ướt vào nước ấm lau sạch xà phòng trên người. Cuối cùng bỏ quần áo dơ vào giặt. Đến lần nước xả thứ hai, tôi lấy quần áo ra, cho xả đầy máy, rồi gội lại đầu và lau mình bằng nước ấm, lần xả sau cùng là tôi, già Michael và quần áo đã sạch sẽ, thơm tho. Tôi bỏ quần áo vào máy sấy và bận quần áo sạch vào. Ông già rất thích thú với sáng kiến tắm khô của tôi nên cứ cười hoài và ôm chặt lấy tôi, tỏ tình thương yêu, quý mến.

Chiều nay già lộ vẻ buồn rầu, nói với tôi là phải xa tôi một thời gian. Già phải vô viện dưỡng lão để dưỡng bệnh vì bị dị ứng với thời tiết. Già muốn  hôm nay ngủ lại với tôi một đêm cuối cùng. Già không biết ngày nào già sẽ trở lại để thăm tôi ?

Tôi đưa già về đến giang sơn của tôi. Gia tài của tôi gồm có một cái ba lô, một cái xẻng xúc đất nhỏ, một thùng nhựa cũng nhỏ. Nếu tối lửa tắt đèn, tôi đau bụng hay đi tiêu dùng xẻng để đào đất và thùng để chứa nước tiểu. Chỗ ngủ của tôi là một mái hiên loe ra giữa chỗ tiếp giáp của hai mái building. Tôi để một tấm nệm mỏng lót mặt trên của mái hiên, vì ở chỗ khuất, tôi tắm nên ở dưới nhìn lên không thấy, con mái building giúp cho tôi che được mưa nắng. Khó khăn lắm già mới leo lên được chỗ ngủ của tôi. Cũng may, building trống nên không ai để ý đến chúng tôi. Tôi tấn già ngủ bên trong sát tường, còn tôi ngủ bên ngoài. Sợ ngủ quên, lăn rớt xuống đất, tôi dùng seatbelt cột mình  vào ống nước. Michael ôm tôi hôn thầm thì:  I love you! Con có tấm lòng nhân hậu, chúa sẽ trả ơn cho con bội hậu.

Nằm bên già, tôi trằn trọc khó ngủ. Tôi ngạc nhiên là trong người ông già không toát ra mùi ngai ngái, mùi hormon nam, mùi mồ hôi, mùi của những kẻ bụi đời, lang thang đầu đường xó chợ. Mà ở bên ông, tôi tìm được mùi hương của mẹ tôi, mùi của gia đình nệm ấm chăn êm mà tôi đã được hưởng. Mẹ! Con nhớ mẹ, con thương mẹ! Nếu mẹ còn sống, đời con sẽ không như bây giờ. 

 
***
  Phước cho người nào đoái hoài đến kẻ khốn cùng !
Thời gian thấm thoắt trôi qua, xuân đi rồi hè lại đến. Đã gần hết mùa hè nóng nực, già Michael vẫn chưa trở lại.

Một ngày nọ, sau khi đi làm về, tôi ghé tiệm mua một lon nước ngọt. Bà chủ quán nói với tôi là có một người đàn ông Việt trung niên tìm tôi, tuổi trạc độ 40 và nói sẽ quay trở lại lúc  4 giờ chiều.

Tôi ngồi trước cửa tiệm chờ đợi. Đúng giờ, người đàn ông xuất hiện. Ông xưng tên Vinh, bảo là đại diện cho một người bảo trợ người Mỹ, tạm thời giấu thân phận, sẽ lo cho tôi học hành, nơi ăn chốn ở cho đến khi ra trường. Khi nào tôi tìm được việc làm, có thể tự lập được, lúc đó người bảo trợ sẽ ngưng, không cấp dưỡng và sẽ xuất hiện gặp tôi. Nếu tôi không cố gắng học tập, lười biếng, tôi phải trở lại đứng đường như trước.

Ông Vinh đưa tôi về một chung cư yên tĩnh, 2 phòng, hạng sang gần trường Đại học Rice để tôi có thể đi bộ đến trường. Tôi mở các cánh cửa tủ trong phòng, ngạc nhiên đến sững sờ, không tin ở mắt mình nữa: Tủ treo đầy quần áo, giày dép dùng cho bốn mùa. Tôi tự hỏi, không hiểu làm sao mà ông Vinh biết được size của tôi để mua quần áo và giày dép ?           
                                                                  
Sau 4 năm học tập chuyên cần, tôi đã lấy được Bachelor's degree, ngành kinh doanh. Thấy tôi tốt nghiệp với thành tích cao, ông Vinh để nghi tôi tiếp tục học thêm cao học. Để không phụ lòng người bảo trợ, tôi ráng cố gắng hết sức để đạt được thành quả tốt đẹp. Bốn năm nữa trôi qua, ngày ở giảng đường, tối ở thư viện, tôi lấy thêm  Master's degree in business marketing.

Tôi được nhận vào làm ở công ty Key Results, ban Marketing Plan Development. Tôi đã giúp được nhiều khách hàng, chủ của những cơ sở kinh doanh hoặc công ty, phác họa kế hoạch để tìm thị trường tiêu thụ, tăng năng suất thu nhập, giảm mức chi tiêu để giá thành của sản phẩm xuống thấp bằng cách di chuyển công ty sang Mễ hoặc các nước Á châu như Việt Nam hay Thái Lan. Một khi tiền thuê mướn cơ sở và tiền nhân công rẻ, sản phẩm với giá rẻ, có thể được tiêu thụ nhiều ở các nước sản xuất. Cho dù có nhập ngược trở lại Mỹ, chịu thuế nhập và tiền chuyên chở, phân phối, giá thành của sản phẩm cũng rẻ hơn là sản xuất tại Mỹ. Với tình hình kinh tế hiện nay, muốn được sống còn, các chủ companies phải  nhờ Key Results giúp đỡ để tìm lối thoát cho  công ty của mình.

Tôi dọn nhà lại ở gần chỗ làm. Lần này, tôi đứng tên thuê mướn nhà và trả hết hóa đơn điện, nước, gas. Ông Vinh vẫn sống chung với tôi, vẫn lo lắng, săn sóc tôi. Nhưng ở bên ông, tôi không tìm được tình cảm thương mến, dịu dàng như ở bên mẹ tôi và già Michael. Ông lúc nào cũng xa vắng, nhiều lúc ngồi bất động ở mái hiên vườn sau nhà suốt mấy giờ liền. Tôi biết những lúc đó, ông nhớ lại dĩ vãng, nhớ lại quãng ngày sống thật hạnh phúc với vợ và con thơ. Giờ thì họ không còn nữa. Họ đã qua đời trong một tai nạn lưu thông, chỉ có mình ông là sống sót.
  ***   Lễ Tạ Ơn năm nay, ông Vinh đưa tôi đi gặp người bảo trợ. Tôi bồn chồn, xao xuyến ngủ không được. Không hiểu tại sao mà người ơn của tôi trong suốt 8 năm trời, bây giờ mới cho tôi gặp mặt.
Cửa mở, tôi không tin là minh đang tỉnh hay đang mơ: Daddy của tôi ngồi ở đầu bàn, trên bàn ê hề thức ăn và nước uống. Ở giữa bàn là con gà tây còn bốc khói. Bên phải tôi là vợ chồng ông giám đốc Marge Douville Fajardo, vợ chồng phó giám đốc, em gái ông. Bên trái tôi là ba nhân viên làm chung phòng: Samson Young, Yong Lee và Jennifer Mc David. Ba người này đều nhận được học bổng của hãng để đi học cho tới khi tốt nghiệp. 

Tôi chạy lại ôm lấy Michael, nghẹn ngào không thốt nên lời. Già Michael ôm chặt lấy tôi: Daddy nhớ con! Nhờ có con ta mới hiểu thấu được nỗi thống khổ và cảnh cơ cực bần hàn của những người sống không nhà, không cửa trên đất Mỹ. 

Qua câu chuyện hàn huyên trong bữa ăn ấm cúng và thân mật, tôi được biết già Michael chỉ là nick name. Ông là thân sinh của ông giám đốc công ty của tôi. Sau khi vợ chết và đến tuổi về hưu, ông giả dạng vào làm ở Walmart tiệm ăn. Sống với  lối sống của người cùng khổ để thông cảm và giúp đỡ những người thực sự cần giúp đỡ, nhất là những thanh thiếu niên hiếu học nhưng hoàn cảnh gia đình không cho phép. Ông mở rộng vòng tay đón họ, trong đó có tôi và ba người làm cùng phòng là những đứa con tinh thần của già  Michael.

 
***
Ai ban phước sẽ được hưởng phước báu đời đời! 
  Hai muơi năm trôi qua. Bà chủ quán vẫn đứng đó chờ khách, tóc bà giờ đã bạc phơ. Kẻ đi người đến, những em bé gái nhỏ ngày nào vào mua kẹo, ice cream, bây giờ đã trở thành những thiểu phụ tay bồng tay bế. Trưa nay, tiệm giặt ế khách. Tony! phải người thanh niên vẫn đứng trước cửa tiệm chờ việc làm hai mươi năm về trước đó không? 

Tony bước xuống xe với 2 cậu bé cỡ chừng 10 tuổi, một da đen, một da vàng, Chúng chạy sang tiệm grocery đổi tiền coins, mua kẹo, chip và ice cream. 

"Daddy! họ đứng làm gì vậy Daddy?". Cậu bé da đen hỏi   .

Họ là những người tốt, họ đứng để chờ việc làm. Nếu Ricky không được ba adopt và không chịu học giỏi, lớn lên sẽ đứng đường như họ.

Ba cha con vào dãy cuối cùng của máy giặt. Họ mang theo một túi nylon nhỏ. Họ bỏ tiền vào máy giặt, giở nắp chờ nước ấm chạy đầy máy rồi cởi hết quần áo ra, quấn ngang người một chiếc khăn lông nhỏ. Họ bắt đầu trình tự : tắm khô.  Chỉ khác ngày xưa chút xíu thôi, từ lâu, Daddy của chúng đã xuất vốn giúp tiệm dry clean đứng vững, do đó hôm nay họ không cần phải lén lút khi tắm khô nữa.

Hai đứa bé thích thú với sáng kiến mới của Daddy, chạy la hét rân bần trong tiệm giặt. 

SUONG NGUYEN
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 13/Nov/2010 lúc 8:32am
~::Trích Dẫn nguyên văn từ Hoàng Dũng

bài trên đọc những tiếng " lóng " lạ quá , hiểu chỉ lờ mờ , đọc đi đọc lại mới hiểu ... sơ sơ  . Nghĩ cũng buồn cho đất nước mình , không lẻ đây là cách làm cho mọi người trở nên bạc nhược tinh thần , chỉ lo đỏ đen mà thôi ? Mỹ Kiều nói đúng , hồi xưa chỉ có mỗi tuần 1 lần sổ số kiến thiết Quốc Gia cho cả nước , mà chơi số đề là bị bắt , cho nên phải lén lút . Bây giờ thì sổ số , chơi số đề tùm lum công khai , nơi nào cũng có ... buồn ghê . Chúc Mỹ Kiều và gia đình luôn an vui ...

Hoàng Dũng
 
Hoàng Dũng "đọc đi đọc lại mới hiểu ... sơ sơ " là giỏi lắm đó.
mk hiểu vì biết "đề tài chính" bài viết , nếu tìm hiểu qua từ ngữ ( hay ngôn ngữ ) trong bài ,thì dù có đọc bao nhiêu lần cũng không hiểu nỗi !
Tiếng lóng này của miền Bắc hiện nay thì phải . Bắc di cư 54 có lẽ cũng chào thua. Dân GoCong (hay SaiGon) mình càng... ngu ngơ ! .
 
Thời VN bị đô hộ, Tàu - Tây đâu có sợ những người nhậu rượu, đánh bài, nghiện á phiện..., họ chỉ "ngán" công chức gương mẫu, người dân lương thiện, học trò cắp sách đến trường mà thôi .
 
 
 
Bài "Daddy Tắm Khô" cảm động lắm. Đọc tới đoạn cậu bé mồ côi Mẹ , sống lang thang không nhà tội nghiệp quá.
Ở hiền gặp lành.
Một kết thúc có hậu , mk cũng thấy nhẹ lòng  .
Cám ơn Hoàng Dũng. Chúc Hoàng Dũng luôn an vui nhé.
 


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 13/Nov/2010 lúc 11:01pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 22/Nov/2010 lúc 11:57pm
 
Tôi Cưới Vợ
Thái Quốc Mưu

Hồi học lớp đệ tứ (lớp 9 bây giờ), tôi có đọc đâu đó truyện ngắn tựa là « Lấy vợ miền quê », của tác giả nào tôi quên. Tôi rất khoái truyện ngắn nầy và định bụng lớn lên mình cũng "lấy vợ miền quê" như tác giả kia. Nói thì hơi xấu hổ, vừa đậu Tú Tài phần hai, lúc đó tôi mới 18 tuổi tây, tức 19 tuổi ta, mà tôi đã ... « muốn vợ » ! Con trai mà "muốn" chuyện gì thì thường vòi vĩnh với mẹ, như chiếc xe đạp, đồng hồ, quần áo mới, kể cả chiếc solex cáu cạnh tôi đang chạy, mà chỉ hàng « thiếu gia » ... ở tỉnh như tôi mới có.

Những thứ đó tôi đều manh dạn nói với mẹ, và lần nào cũng vậy, mẹ tôi không cần suy nghĩ mà « ô kê » liền. Còn cái vụ « muốn vợ » nầy, tôi có miệng mà chẳng thốt nên lời ! Tôi định bụng lúc nào mẹ vui và khi chỉ có hai mẹ con ở nhà thì tôi "tâm sự" liền. Mẹ lúc nào lại không vui ! Vả lại tôi là con một trong gia dình, chỉ cần ba tôi đi uống cà phê hay đi đâu đó thì có biết bao nhiêu dịp ... may !

Thế mà khi thấy mẹ ngồi, tôi vừa xề lại thì bao dũng khí đã tiêu tan ! Bao lần như vậy, dường như bà để ý, giọng ngọt ngào cố hữu :

- Gì đó con trai cưng ? Muốn gì nữa phải không ?
 

Lúc đó tôi chỉ cần một "gờ-ram" dũng khí, thêm một tiếng "vợ" sau tiếng "muốn" của me tôi thì đòn cân cục diện đâu lại vào đấy rồi.

Đàng nầy tôi lại nhút nhát, rụt rè ! - Điều nầy, vốn không phải là bản tính của tôi :

- Dạ ... có "muốn" gì đâu mẹ !

Trả lời xong tôi thấy ấm ức, giận mình sao quá yếu gan ! Thì may thay, vợ chồng anh hai Trân tới chơi. Anh với tôi là chú bác ruột tôi. Hai Trân là con trai trưởng của bác hai, còn cha tôi đến thứ chín, nên ảnh nhỏ hơn cha tôi chẳng bao nhiêu. Anh rất vui tính, cởi mở, lẹ làng, sốt sắng. Cái gì cũng chịu hoạch toẹt, không chịu úp úp mở mở, nên có khi hơi lố lố. Vậy mà tôi lại quý mến anh ở điểm nầy nhất, mới lạ !

Chưa chào hỏi mẹ tôi, anh nhìn tôi bôm bốp :

- Đậu (Tú Tài ) rồi hả mậy ? Là người lớn rồi, cưới vợ được rồi đó nghen !

Thuở đó đậu Tú Tài cũng oai lắm, kiếm việc làm dễ như chơi. Trong thân tộc có người đậu tú tài là niềm hãnh diện chung. Nghe anh nói, tôi khoái chí tử, nhưng cũng làm bộ :

- Mới bây lớn mà có vợ gì anh ơi !

- Sao lại "bây lớn" ? Hồi tao cỡ mầy là con cu biết gáy rồi. Mầy hỏi chú chín ... .

Chị hai thúc mạnh vào hông chồng :

- Nói bậy không hà ! Thím chín kìa !.. Chú nó còn nhỏ ...

- Nhỏ nhỏ cái gì ? Cỡ tuổi nó tôi có con rồi !

Tôi mỉm cười, thấy thích anh lạ ! Anh hai quay sang mẹ tôi :

- Thím chín ! Em lớn rồi nghen thím. "Nam đại bất hôn như liệt mã vô cương"đó thím. Em nó đẹp trai, học giỏi, nhà giàu, mà thím không chịu cưới vợ cho nó là có ngày có người bồng cháu nội về cho thím nuôi đó !

Chị hai nạt :

- Nói bậy không hà ! Cái tật không bỏ !

Anh hai nói chuyện thường chêm vào mấy câu chữ nho, những lần đó tôi cũng bực mình, vì có câu tôi cũng không hiểu nghĩa rõ ràng.

Câu anh vừa nói tôi hiểu, xem ra nó cũng hay đó chứ ! Còn chị hai, là người phụ nữ nết na, đẹp lại hiền, hay kìm chế chồng những khi anh quá trớn. Đặc biệt lần nầy tôi lại thấy chị hơi ... quá trớn !

Mẹ mỉm cười :

- Biết nó chịu không mà cưới ?

Tim tôi đập thình thịch. Không ngờ diễn tiến lại thuận lợi như vậy. Mẹ nói thế tức là nếu tôi "chịu" thì mẹ cưới chứ gì ? Ôi con đường ... cưới vợ sao mà hanh thông như vậy !

Anh hai quyết liệt :

- Sao lại hổng chịu thím ? Hỏng lẽ nó muốn vợ nó lại la làng lên sao ? Hồi trước con muốn vợ, con cũng đâu dám nói cho má con mà phải nhờ chú chín mở hơi giùm. Thím quên rồi sao ?

Quay qua tôi, anh dịu giọng :

- Nè cưng, anh hai hỏi thiệt nghen, cưng có muốn cưới vợ không ?

Phải nói là nhờ anh hai mà lòng tôi tràn dũng khí. Tôi quyết không bỏ lỡ cơ hội. Chỉ cần tôi nói một tiếng"muốn" là bài toán có đáp số ngay, và bao nhiêu đè nén trong lòng bấy lâu chắc chắn giờ đây tan biến ! Nhưng như vậy xem phàm phu quá ! Tôi cười cười, đợi cho mọi người chờ một lát, thần khẩu xui tôi phát ra một câu quá tuyệt vời :

- Thì hồi trước anh hai sao thì giờ em vậy thôi !

Mọi nghười cười rần và mang ý nghĩa khác nhau. Tôi cười cho ... đở mắc cở. Chị hai cười xoà góp phần vui ; anh hai cười ngất, cười sặc sụa của người thích chí ; còn mẹ thì cười hiền hoà, sung sướng, lấy tay áo chậm hai khóe mắt rưng rưng. Tôi thấy thương mẹ vô cùng, sà vào lòng mẹ. Dù là một cậu tú, nhưng với mẹ, tôi vẫn thường thích mẹ vuốt ve như thuở lên ba. Mẹ vò tóc tôi, nói với anh chị hai :

- Bây thấy hôn ? Nó làm còn như nhỏ lắm vậy !

Mẹ hỏi tôi :

- Bộ con có để ý bạn gái nào ỏ trường hả ?

Tôi lắc đầu. Mẹ bảo :

- Vậy thì mẹ biết ai mà cưới cho con ?

Anh hai nhanh nhẩu :

- Thì làm mai ! Hồi trước chú chín cũng vậy, con cũng vậy. Có ai thương yêu ai trước đâu ? (liếc sang chị hai) Chừng về ở chung cũng khoái thấy mồ ...

Anh phủi bàn tay chị hai định nhéo vào hông anh :

- Vậy chớ hỏng phải sao ?

Rồi quay sang tôi, anh lại ngọt ngào và xôm tụ :

- Nè, bây giờ em chưa quen ai phải không ? E hèm ! Hồi trước anh cũng vậy thôi. Có sao ? Nhưng em phải cho thím chín và anh chị hai đây biết mẫu người em ưng thế nào thì ở đây mới kiếm cho em được chứ ! Thí dụ, hồi trước anh ra tiêu chuẩn là phải vừa đẹp, vừa hiền, vừa có chút học vấn. Em thấy hôn, chị hai đúng bon tiêu chuẩn đó, Anh thấy là khoái liền. Hề hề ... !

Tôi thấy mặt chị hai đỏ lên vì sung sướng :

- Nói không biết mắc cở ... .

Sẵn đà, tôi tiếp :

- Mà phải ở miệt vườn nữa em mới chịu.

Anh hai có vẻ cụt hứng, còn mẹ thì có vẻ vui :

- Phải đó à bây, con gái ở vườn nó nết na, thuỳ mị, giỏi giang.

Anh hai cười. lại xông xáo :

- Trúng tủ bả rồi ! Mà cũng dễ thôi ! Thím bán tap hoá lớn, mối mang miệt vườn biết bao nhiêu, nhờ họ mối lái giùm.

Chị hai :

- Sao hăng hái dữ ! Mai mốt anh hai chịu lạy đó nghen !

- Tất nhiên ! tất nhiên !

Thói thường người ta tin tưởng vào những gì mình hy vọng, và sợ mất những gì mình có. Mẹ đã xong rồi, còn ba thì sao ? Ba thường hay chìu ý mẹ dù đôi khi ý mẹ có đôi chút ông chẳng hài lòng, nhưng đó là những việc nhỏ đời thường, còn đây là "hôn nhân đại sự", liệu ba có còn chìu mẹ hay không ?

Ngày hôm sau, tôi thấy ba có vẻ khác khác - vậy là mẹ nói với ba rồi ! Ba ít nói, có chiều nghĩ ngợi. Khi giáp mặt tôi, ba mỉm cười khó hiểu. Phúc hay là hoạ đây !

Rồi ngày tôi chờ đợi cũng đến. "Phái đoàn" gồm ba mẹ, anh chị hai và tất nhiên có vai chánh là tôi. Thật khó tả được bao cảm xúc bồn chồn lo lắng, hồi hộp, đủ thứ lộn xộn trong lòng tôi. Mẹ tôi cứ dặn dò đủ mọi việc, hết chuyện nọ tới chuyện kia, đến nỗi khó mà nhớ hết ; còn anh hai thì cứ lải nhải bên tai"bình tỉnh, bình tỉnh, đừng có run".

Nhà ông nhạc tôi (tạm gọi vậy) ở xã Ngũ Hiệp, cách thành phố Mỹ tho 30 cây số về hướng tây. Chợ Ngũ Hiệp nằm bên kia sông, muốn qua phải nhờ một phà nhỏ. Từ chợ, theo lời bà mai, chúng tôi phải đi bộ thêm gần ngàn mét nữa. Nghe vậy anh hai nói với tôi :

- Như vậy là "vườn trong vườn" rồi phải không cưng ? Tiêu chuẩn một đạt
hai trăm phần trăm rồi hén !

Chị hai cau mặt :

- Cái ông nầy lúc nào cũng đùa được.

Thật vậy, đây là vùng trù phú đất đai, cây lành trái ngọt. không biết cơ man nào là cây trái quả mọng trĩu cành ! Cam, bưởi, sa bô, dừa, vú sữa, nhãn, chôm chôm ... nhất là sầu riêng cây nào cây nấy chân tay đeo đầy nghẹt quả, theo gió thơm lừng. Bà mai chỉ tay về căn nhà ngói kiểu xưa (kiểu "chữ đinh") nói :

- Nhà đó đó.

Tất cả dừng lại "hội ý". Mẹ khẩn trương thấy rõ, lại dặn dò :

- Nhớ những gì mẹ dặn nghen con !"

- Dạ !

Anh hai cũng thì thào :

- Nhà cất kiểu nầy mà gặp ông già củ tỏi thì mệt lắm à nghen !

Chị hai nạt nhỏ :

- Ông lo cái miệng ông đó. Vô đó nói bậy đi !

Bà mai vô trước, mẹ sửa lại áo quần tôi chưa xong thì có người ra mời vào. Giờ phút nầy tôi càng thấy tình mẫu tử bao la như thế nào. Mẹ hồi hộp như sắp bước vào nơi hang hùm nọc rắn không bằng, lại điệp khúc"Nhớ nghe con !" lại phát ra !

Vừa vào cỗng, tôi bị hốt hồn vì hơn hai chục cặp mắt, đủ hạng tuổi, nhiều nhất là trẻ em chăm chú vào tôi, Một bà trạc tuổi mẹ có lẽ thông cảm được điều ấy, bèn ray đám nhỏ :

- Nè, mấy đứa làm gì tụ tập lại đây dữ vậy ? Có đi hết không ?

Đám trẻ tản đi vài bước rồi bẽn lẽn đứng nhìn.

Phòng khách được bài trí hai bàn. Bàn giữa gồm ba mẹ tôi, bà mai, ông bà nhạc và hai vị cao niên. Bàn bên có anh chị hai tôi và bốn người bên gái cùng trang lứa.

Phần tôi nghe lời mẹ là không được ngồi, mà đứng sau ghế cha mẹ, hai tay xếp lại để dưới bụng (nếu đã mời trà xong), tư thế y như lính hầu ở phủ huyện, hay các thái giám ở cung đình hầu hạ đức vua !

Theo cách nói chuyện ... lại có dịp đứng trước nhạc phụ mẫu ; tôi biết ông bà là người cởi mở, dễ tính. Câu chuyện của hai "sui" càng lâu càng khởi sắc tốt đẹp. Dần dà khách khí không còn, mà như đã quen nhau từ trước vậy.

Bỗng Ông nhạc gọi :

- Con hai đâu, châm trà mới đi con !

Một tiếng "dạ" thảnh thót không kém Điêu Thuyền thời Tam Quốc từ nhà dưới vọng lên làm tim tôi rộn ràng. "Phái đoàn" nhà trai ai cũng hồi hộp chờ đợi. Bởi ai cũng biết bảo "châm trà" chẳng qua là lời nói khéo cho con mình ra chào để nhà trai "coi mắt" đó thôi !

Mẹ quay lại nhìn tôi mỉm cười, thầm bảo"hãy xem kỹ vì thời gian không lâu". Tôi chưa kip mỉm cười với mẹ thì rèm hoa lay động, một kiều nữ vận bộ bà ba, không phấn không son mà má phấn môi hồng.Tóc dài phủ long gọn gàng bởi chiếc kẹp vàng có đính bông hồng chói lọi. Thoạt trông, tôi giật nẩy người, đến nỗi bố vợ nhìn thấy. Đợi giai nhân chăm trà xong, ông vội bảo :

- À quên nữa, cháu qua bên ngồi uống nước, hay cứ ra ngoài dạo cho thoải mái.

Mẹ lại quay ra tôi, nhướng mày, thầm bảo "hãy đi đi con". vì thực ra, ông nhạc cũng ngầm ý cho tôi và vợ tôi gặp nhau để "tìm hiểu", dù thời lượng ít oi, nhưng nếu tri túc ắt tiện túc mà thôi ! Mọi sự đều được người lớn sắp xếp có bài có bản và, có màn có lớp hẳn hoi !

Không khí bên ngoái thực thoãi mái. Nhiều loại cây trái lớn nhỏ thi nhau che rợp ánh mặt trời làm mát rượi cả một không gian rộng. Vài tia sáng yếu ớt cố gắng chen vào đất tạo thành những đóm trắng lưa thưa đây đó tựa rãi hoa. Mùi sầu riêng thơm lừng. Hàng sa-pô thẳng tắp trái nặng sai oằn. Mấy nhánh ổi cho trái bóng láng no tròn, rục mềm rơi rụng tứ tung, toả hương thơm bát ngát. Chim hót líu lo, bướm vờn thẳng cánh. Đàn ong
tranh nhau hút mật của trăm ngàn hoa đủ sắc đủ màu. Rõ ràng là vùng đất lành thừa mứa cây lành trái ngọt.

Bên sau một giọng êm đềm :

- Biết người ta ưng hay không mà dám đi hỏi vậy ?

Tôi quay lại, thì ra là vợ tôi, (tạm gọi vậy), mà cũng là Vi, người đã làm tôi kinh ngạc đến đánh thót cả người khi nãy !

Vi là bạn học cùng lớp với tôi hồi năm đệ tứ. Hồi đó lớp đệ tứ được xem là cái "móc" của sự chia tay. Bởi con trai, nếu thi rớt thì cha mẹ thường cho nghỉ để học nghề, còn thi đậu (cấp bằng Trung Học Đệ Nhất Cấp) thì cũng mỗi người một hướng đi : Vào sư phạm hoặc ngành nghề nào đó, hoặc học tiếp ba năm nữa để lấy Tú Tài rồi lên đai học. Con gái thì ít người được học đến chốn đến nơi. Rớt hay đậu cũng thường bị cha mẹ cho nghỉ mà lo phụ việc nhà, viện lẽ con gái "học cao" khó có chồng ! Vi cũng nằm trong số phận nầy. Bởi vậy cuối năm đệ tứ, chúng tôi thường trao nhau lưu bút, mọi người đều nắn nót tuồng chữ cho trang mình thường tặng cả ảnh, dán vào giữa trang viết, dưới đề :

"Thương nhau mới tặng ảnh nầy,
Để làm kỷ niệm những ngày xa nhau'
Dù cho ảnh có phai màu,
Cũng đừng xé bỏ mà đau lòng người !"

Không biết bốn câu thơ ấy là của tác giả nào, sáng tác tự bao giờ, mà đến nay, thỉnh thoảng tôi lại thấy sau bức ảnh"tặng nhau" của các em cũng có đề như vậy.

Hơi lạc đề, nhưng nói thêm cho vui : Hồi đó tôi cũng có quyển lưu bút, tất nhiên khi ai nhận thì cũng nắn nót từng chữ và giữ sạch sẽ như nói ở trên. Khi tôi đưa cho thằng Nhứt, ngày sau nó trả (thường thì vậy), nó viết vào trang đôi mấy chữ tổ bố : "Lưu niệm làm cái xê bình phương gì ?"(2), rồi láu cá ký tên giáp cả hai trang giấy !

Tôi xem giận run. Cự nó. Nó cười : "Để sau nầy mầy nhớ tao".

Tôi nghe cũng xìu lòng. Quả thật, đến giờ, nó là người tôi nhớ nhất. Và đến ngày cuối, chúng tôi tổ chức tiệc liên hoan cuối khoá tại lớp. Văn nghệ xung quanh các bài hát về "mùa chia tay", "tạm biệt", "nỗi buồn hoa phượng" ... Tôi có sở trường ngâm thơ, ngâm hai bài thơ Đường luật, bài đầu của thầy HC, giáo sư sử địa (3), bài nầy tôi chỉ nhớ hai
câu cuối :

« ...
Rồi đây nếu chẳng sau mùa Phượng,
Tất cũng mai kia ở chợ đời ! »


Và bài hoạ của tôi :

"Việc cũ, ngàn sau vẫn đổi dời.
Chút tình tâm huyết nói sao vơi ?
Luyến lưu kẻ ở đôi dòng lệ,
Tiếc nhớ người đi một góc trời
Chín tháng vui buồn trong một lớp,
Vài giây ly biệt rẽ ngàn khơi,
Đường mây một kẻ hanh thông bước,
Một kẻ lang thang giữa chợ đời !
(Thơ Kha Tiệm Ly)

Đám con gái mắt đỏ hoe, có đứa khóc thành tiếng. Chúng tôi lai tặng quà lưu niệm cho các bạn "nghỉ luôn". Tôi tặng Vi cái kẹp tóc bằng vàng 14 (tôi là ... "thiếu gia" mà ! Vàng hồi đó rẻ lắm, đàn bà con gái chẳng thấy ai đeo, có đeo thì cũng sơ sài, đeo nhiều mắc cở, bị coi là "quê" ; không thấy ai đeo cục cục như giờ. Vi tặng lai cho tôi cây bút Pilot nắp vàng, loại cao cấp nhất thời ấy.

- Sao không trả lời ?

Vi nghiêm trang như thuở nào, tôi hơi chột dạ :

- Thật lòng tôi không ngờ mình đi hỏi cưới Vi. Đã bao năm rồi, vả lại lúc đó mình còn nhỏ cả mà !

- Bộ mấy năm qua không nhớ chút gì về Vi sao ?

- Vẫn nhớ vế người bạn nhỏ hiền lành, nhiều nước mắt.

Vi vừa đưa tay rút cây viết trên túi áo tôi, vừa nói :

- Xin lỗi nghe, cho Vi mượn.

Rồi xoay cán viết, nhìn những dòng chữ khắc trên ấy, Vi có vẻ xúc động :

- Vẫn còn giữ của Vi à ?

Tôi không đáp, nhìn hai rèm mi chơm chớp, tôi thấy Vi đẹp não nùng. Tôi nắm lấy tay Vi :

- Không ngờ lại gặp lại Vi. Chẳng phải không có duyên số hay sao ? Vi đồng ý nhé !

Vi tủm tỉm cười :

- Nếu em không ưng thì sao ?

- Thì anh về, nhưng xin gởi trái tim anh lại.

Lại cười :

- Rõ là thi sĩ ! Em đã đồng ý từ khi bà mai nói chuyện với ba mẹ, đâu phải đến bây giờ.

- Không biết mặt làm sao ưng ?

Vi kéo mái tóc về phía trước ngực :

- Khờ quá đi ! Mọi người ở đây ai không biết con trai một của tiệm tạp hoá Vạn Phát, chứ em thì rành lắm. Vị "công tử" ấy còn tặng cho em chiếc kẹp xinh đẹp nầy nữa phải không ?

Trên đường về, mẹ luôn miệng với ba :

- Con nhỏ xem nết na và lịch sư ï(4) ghê ông há ?".

Lại lo ngại :

- Hổng biết nó có ưng thằng con trai cưng tôi không nữa ?"

Nãy giờ tôi lặng thinh, nhớ lại những, lời nói của Vi mà thấy lòng hân hoan lạ. Nhưng thấy mẹ cứ lo lắng mãi, tôi mói nói :

- Chắc ăn rồi mẹ ơi ! Mẹ đừng lo !

Mẹ nghi ngờ. Anh hai nói :

- Hồi nãy ngoài vườn tụi nó nói chuyện, chỉ cần khi về, đá lông nheo một cái là kể như xong. Thím lo gì !

Ba châm vào :
- Hồi trước bả cũng vậy, sao bả mau quên quá !

Không biết mẹ đánh hay phủi bụi cho ba :
- Cha già mất nết !

oOo


Thế là chậm lắm khoảng một tuần, mươi ngày tôi đều đến tham nhạc gia, nhạc mẫu. Ba mẹ vợ tôi đều nhân hậu, nghiêm khắc với con cái nhưng xem chừng"dễ" với thằng rể tương lai.

Trước khi đi, ba tôi dặn. Con đến đó thấy cái gì làm được thì làm, chứ đừng lấy mắt ngó là không được ! Ngày xưa trước khi cưới, phải làm rể ba năm : Chẻ củi, vác lúa, cày bừa, làm đủ thứ nặng nhọc, chứ chẳng phải chơi đâu !

Nhưng tôi biết cái gì mà làm, mà phụ ? Lần đầu đến, tôi thấy ba vợ tôi đang chài cá, thấy tôi sựng rựng, ông hiểu ý, nói :

- Con đứng chơi, ba vãi vài chài nữa ba vô.

Thế coi sao được ! Đợi mỗi khi ba kéo chài lên, tôi phụ gỡ cá, mà có được đâu ! Tôi đụng tới con nào thì con ấy giãy rồn rột, rách cả tay, có khi phóng lại xuống mương ; trong lúc ông bỏ vào giỏ lia lịa như bỏ đá vào vậy !

Một lần thì thấy ông đang chiết nhánh cây, cái nầy tôi càng mù tịt, nhưng cũng có việc làm là ... đưa dây cho ba tôi cột "bầu" ; cái công việc không cần người phụ tá !

Ba vợ tôi rất điệu đời, ông thường bảo vợ tôi dắt tôi ra vườn xem có "cái gì nó thích thì hái nó ăn". Tôi biết ba tạo điều kiện cho chúng tôi chuyện trò. Ông dư hiểu, bởi nói tiếng là thăm cha mẹ vợ, nhưng chủ yếu của chàng rể tương lai nào cũng là thăm ... vợ cho đở nhớ mà thôi. Nếu không, tại sao mỗi lần đến thăm mà cha mẹ vợ đi vắng thì chàng rể lại hớn hở trong lòng ! ?

Vườn nhà vợ tôi đủ loại cây nên có trái quanh năm, chúng chen chút nhau nên chỉ cách hơn mười thước là không thấy dáng người. Tôi có cảm tưởng như hoàng tử gặp công chúa trong rừng vậy ! Đến hàng dừa tơ, quày ôn trĩu trái màu vang rực, sai oằn đụng tới mép mương, Vi đưa tôi dao, bảo :

- Chặt dừa uống nhé !

- Trái nào đây ?

- Thì tuỳ chọn

Khổ sở lắm tôi mới đem được hai trái dừa rời quày được. Dùng dao chặt phần đầu có cuống. Dao bén ngót mà tôi phạt năm bảy nhát liền mà vỏ dừa chỉ dập dập, tray trầy, tung mấy miếng văm ! Vi cười khoe hai hàm rang đều như hạt bắp :

- Để nô tì giúp cho, thưa công tử !

Giành lấy dao, Vi chỉ phập ba nhát nhẹ nhàng mà vỏ dừa tách ra từng mảng lớn, nhát thứ tư, nhẹ hơn, chạm vào gáo, Vi thuần thục lách nhẹ lưỡi dao, để lộ phần "cái" trắng bóc mịn màng, bao quanh phần nước sóng sánh trong veo ! Một tay đưa dừa cho tôi, tay kia chỉ chỉ vào trái dừa bảo :

- Chặt dừa phải chặt đầu lớn nầy nầy, Lưỡi dao phải để hơi xiêng. Ai đời ở trên bổ xuống ... 90 độ. Làm sao đứt được ?

Lợi dụng tôi nắm lấy cổ tay tròn trịa mịn màng của Vi, ghé mũi xuống hít một hơi dài. Vi vẫn để yên nhưng bặm môi :

- Có thấy con dao ở đây không thì bảo ?

Rồi cùng cười, tôi hít mũi chọc :

- Còn ngọt hơn cả nước dừa !

Đến địa phận chuyên canh sầu riêng. Ôi ! hàng hàng thẳng tắp. Không biết cơ man nào là trái đậu trên cành ! Toòng teng nhỏ to đủ cở, lủng la, lủng lẳng tầng thấp tầng cao, xem vô cùng ngoạn mục. Tôi hỏi :

- Nghe nói sầu riêng chỉ rụng về đêm, phải không ?

- Sao lạ vậy ?

- Thì ... trời khiến để đừng bể đầu người !

Vi cười ngoặt ngoẽo :

- Sao trái dừa vẫn rụng ban ngày ? Bộ trái dừa không làm bể được đầu người ? Chủ vườn nòi vậy để cho mấy thằng ăn trộm không dám lẻn vào đó thôi !

Rồi chỉ vào phía trước, bảo :

- Có hai trái rụng kìa ! Anh lại lượm đi ! Coi chừng nó "bịch" một cái là hết có vợ đo.o..ó !

Tôi nhìn lên, thấy hàng trăm trái lòng thòng, gai tua tủa, giống như những quả chuỳ của các võ tướng ngày xưa. Nói dại, nếu nó mà"phịch" xuống một cái như lời Vi nói thì dù không bể đầu, thì mặt mũi chắc cũng khó coi ! Dợm chạy đi, bỗng luồng gió quái ác từ đâu lùa tới, bèn chột dạ, tôi dừng lại. Vi cười ngất :

- Coi vậy mà cũng sợ mất vợ hén !

Tôi chữa thẹn :

- Vậy chớ vợ như Tây Thi thì chết sao dành !

Má Vi càng đỏ thêm, nắm tay lại giá giá vào tôi :

- Cái tật nịnh ... ... .

Tôi vừa dặt hai trái sầu riêng xuống thì Vi bảo :

- Tách ra đi !

Nói đoạn lại bờ rào tìm hái những nhánh bông. tôi lui cui lấy dao chặt phình phịch vào đầu lớn trái sầu riêng, dao cũng để xiêng một góc mà xem ra vỏ sầu riêng còn dai hơn cả vỏ dừa. Thật tình, sầu riêng tôi ăn có hàng trăm nhưng mỗi lần đều được mẹ bóc sẵn bỏ vào tủ lạnh, nên có biết
gì đâu !

Tôi lật qua, lật lại, chợt nhớ tới cái vỏ sầu riêng mẹ bóc xong đâu có trầy trụa, hay mất một góc đàng đầu trái, mà xem ra nó còn nguyên vẹn giống như một chiếc xuồng ! Tôi sửa lại rồi dùng dao bổ theo chiều dọc, cũng chẳng ăn thua ! Mệt, tôi định gọi cầu cứu, thì Vi đã đứng sát bên tôi bụm miệng cười tự lúc nào ...

Rõ ràng là Vi biết tôi không làm được mà cố chọc chơi ! Bèn ngồi xuống, lấy dao, vừa làm vừa dạy đời :

- Hồi nãy em bảo công tử "tách" ra chứ có bảo "chặt" đâu mà làm như bửa củi vậy ? Đây nè, chỗ nầy lúc nào cũng có một khe hở. Chỉ cần để mũi dao vào đây rồi dùng đòn bẩy Ạc-Shi-Met là xong. Làm rể kiểu nầy mất vợ như chơi.

Tôi bá lấy cổ Vi :

- Giỏi quá, để anh thưởng cho một cái.

Vi nhắm mắt, lắc đầu quầy quậy :

- H..ô..ông.. !

Đợi khi tôi "chụt" xong, Vi mới mở mắt ra, chỉ tay vào vỏ sầu riêng, nói :

- Cái vỏ sầu riêng nầy mà vô mặt thì còn hơn té thùng đinh nữa đó !

Lần nào cũng có chuyện tương tự như vậy, thử hỏi sao tôi không khoái về thăm ... ông bà nhạc ?

Gần tới ngày cưới, tội nghiệp Vi gầy thấy rõ. Sau nầy tôi mới biết, là con gái trưởng trong gia đình, Vi lo lắng sắp xếp mọi thứ, lại nghĩ tới ngày theo chồng, xa mẹ bỏ em nên đủ thứ tình cảm ray rức trong lòng. Vậy mà trò chuyện với tôi một hồi, mặt hoa lại rạng rỡ, nói nhỏ cho tôi vừa nghe, như một chuyện gì quan trong lắm :

- Làm rể mà lỏng nhỏng không động móng tay, cứ đeo sát con gái người ta hoài không sợ bà con họ nói sao ?

Ba vợ tôi thường bảo tôi : "Con ở chợ không quen việc ở vườn. Con cứ về thăm, khỏi làm gì hết, đừng ngại, cứ coi như ở nhà con".

Tôi đem lời nầy nói cho vợ nghe, rồi châm thêm :

- Vậy chứ anh có việc gì để làm ?

- Em chỉ cho. Gần tới ngày cưới rồi, phải có củi để nấu chứ ! Hay là anh chịu khó ra chẻ một mớ ... .

- Ở đâu ?

Vi chỉ tay về một hàng củi được chất ngay ngắn từng ô một, dài chừng ... vài chục mét, khúc nào khúc nấy cở bắp đùi ... voi. Tôi chột dạ :

- Chẻ hết sao ?

Vi làm mặt nghiêm :

- Ừa ! ... thì tới đâu hay tới đó ! Ngày còn dài mà ! ... .

Tôi xách búa đi mà tác phong rời rã như Hạng Võ tại bến Ô Giang ! Nhưng muốn ăn phải lăn vào bếp, muốn cưới được vợ thì phải bửa củi, cày bừa ... Thì ra lời ba tôi nói chẳng sai, bằng chứng là tôi cũng không ngoại lệ !

Tôi cởi áo sơ mi máng trên cành bưởi, còn lại chiếc áo thun ba lổ trắng tinh, vốn là mô đen của con nhà giàu mới có áo lót bên trong. Dù là "công tử", nhưng tôi thường tập tạ nên bắp thịt coi cũng ngon lành. Tôi đếm thầm : Một, hai, "phập !" ; một, hai "phập !" Có cái "phập" làm củi vỡ ra, có cái "phập" thì búa lại dính khắn vào củi, gỡ ra cũng tróc vải tray vi ! Khi độ mệt đã choáng váng mặt mày, nhưng còn đủ để nhận được tiếng ông nhạc ở sau lưng :

- Bây làm cái gì vậy ?

Tôi quay lại chào ông bà vừa đi xóm về, rồi trả lời với giọng điệu của người vừa lập nên công trạng :

- Dạ, vợ con biểu chẻ củi để khi đám cưới có mà xài !

- Thôi, thôi ! Bây "bị" nó rồi ! Đi vô ! Đi vô uống nước con !

- Dạ, để con chẻ thêm một mớ nữa, ba !

- Củi nầy ba để bán cho lò bánh mì, đâu cần chẻ ! Còn củi dùng cho đám cưới thì để trong nhà kho kia, có xài mười đám cũng không hết !

Bà nhạc lắc đầu :

- Cái con nhỏ nầy ...

Vào nhà bà nhạc rầy Vi :

- Chồng của mầy nó không quen làm việc nặng. Xúi dại rũi nó trợt chân trợt cẳng thì sao ?

Bà nhạc dùng tiếng "chồng mầy" tôi thấy ấm áp lạ lùng ! Còn vợ tôi thì chúm chím cười, còn liếc qua tôi với ánh mắt còn bén hơn ... lưỡi búa, lại chu đôi môi đỏ ao chế nhạo.

Thế là bao mệt mỏi trong tôi biến mất tiêu !

Phải nói trong đời thường, về sự thông minh, lúc nào vợ cũng hơn tôi một phép. Khi về làm dâu vợ tôi đã chứng minh đầy đủ điều đó. Ngoài sự hiếu thảo với cha mẹ chồng, vợ tôi còn nhiều đức tính như nhân hậu, cần kiệm ...

Thuở đó, ở thành phố "nhà giàu" mới có tủ lạnh (ti vi chưa có), còn dưới quê thì tuyệt đối không, bởi có điện đâu mà xài ! Nên những ngày đầu, tủ lạnh đối với vợ tôi là một phát minh khoa học lớn lao, nó đủ công năng, nên có cái gì cũng "thồn" vô trong đó. Có lần mẹ tôi mở tủ lạnh, rồi nói với vợ tôi :

- Tô mắm nêm nầy, con đừng có để vào đây, nếu không tất cả cái gì trong nầy đều có mùi mắm nêm hết.

Chỉ chờ có dịp nầy, tôi cười hí hí :

- Trái cây mà có mùi mắm nêm ăn càng ngon chứ sao mẹ ?

Mẹ cười, còn vợ tôi cứ đem cái sở trường là bắn nửa mắt vào tôi.

Tôi khoái chí, nói theo kiểu đá banh thì "gỡ" được một, nhưng dường như chỉ có một mà thôi !

Khi con chúng tôi đã lớn, tuổi có thể về quê thăm ngoại một mình, thế mà một tối cả nhà xem ti vi, không phải nhằm đoạn hài mà vợ tôi cười ngất. Con hỏi, "sao tự nhiên mẹ cười ?" Một lát vợ tôi mới trả lời được :

- Mẹ thấy bộ tướng ông thái giám đứng khúm núm kia giống"mấy thằng cha" lần đầu coi mắt vợ quá !" Hi ! Hi !

Biết bị xỏ ngọt nhưng tôi biết gì hơn ngoài làm ... thinh ! May sao đến chương trình quảng cáo, quảng cáo tủ lạnh, tôi nói tỉnh bơ :

- Tủ lanh đời mới coi bộ tốt à nghen ! Nó tự khử mùi, dù "mấy con mẹ" ở vườn có để mắm nêm vô đó cũng không sợ hôi. Ha ! Ha ! ...

Tức thì vành tai tôi bị kéo ra cả thước, tiếp theo là một giọng tru tréo, muốn nổi da gà :

- Trời ... u ... u ... i ! Chuyện cũ nhắc hoài ! Nhắc hoài !

Vậy đó, "chuyện xưa" thì vợ tội nhắc được, còn "chuyện cũ" tôi nhắc thì như bị muốn nhai xương !

Có vợ miệt vườn, miệt quê là vậy đó !

* * * * *

Chú thích :
1/ Nam đại bất ... vô cương : con trai lớn rồi mà không cưới vợ như ngựa Giỏi (liệt) không có dây cương
2/ Tri túc tiện túc : biết đủ thì đủ
3/ Xê bình phương : Con c ...
4/ Thuở đó thầy dạy trung học được gọi là giáo sư
5/ Lịch sự : xinh đẹp

Thái Quốc Mưu ; 2010/04/03

 
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 01/Dec/2010 lúc 5:25pm
 
"Con đi góp nghìn phương lại
Đốt lửa cho đời tan khói sương"
 
"Ðừng khóc mẹ ơi hãy ráng chờ
Ngậm ngùi con sẽ giấu trong thơ
Ðau thương con viết vào trong
Hơi ấm con tìm trong giấc mơ"
 
"Mỗi buổi sáng tôi một mình ôm chổi
Quét vàng như quét nỗi cô đơn"
 
(TTĐ)
 
 
Tình Người Như Mùa Xuân
(Tùy bút Trần Trung Đạo)
 
 

Tôi đến Houston nhiều lần. Giới thiệu sách. Đọc thơ. Tâm tình với các bạn trẻ. Và lần sau cùng, năm năm trước, cũng để giới thiệu sách và đọc thơ. Thời gian như bóng mây ngoài khung cửa phi cơ mỗi lúc một xa nhưng Houston vẫn là thành phố tôi đã mang theo và cũng để lại nhiều kỷ niệm. Đồng hương và bạn bè tôi ở đó đông đến nỗi trang giấy này không viết hết tên của họ. Ở Houston, tôi có những người bạn của thời kỳ Internet vừa mới hình thành trong cộng đồng người Việt vào khoảng 1987 và cũng có những độc giả thật là thân dù chưa hề biết mặt.

Một lần tôi từ Houston về lại Boston trong cơn bão tuyết. Tuyết rơi lớn đến độ phi đạo không an toàn để phi cơ hạ cánh. Phi cơ bay thấp. Tôi có thể nghe tiếng tuyết đập vào thân máy bay xào xạc như có thể làm chiếc hộp kim loại mong manh kia vỡ nát bất cứ lúc nào. Phi cơ vần vũ trên không phận Boston cho đến khi gần hết xăng phải bay ngược lại phi trường Providence, cách Boston 45 dặm. Tuyết ở Providence cũng rất dày tuy không bằng Boston. Trạm kiểm soát không lưu không có chọn lựa nào khác nên phải cho phi cơ hạ xuống trong tình trạng vô cùng nguy hiểm. Tiếng cọ xát của đôi cánh máy bay cắt xuyên qua lớp tuyết dày như tiếng lụa xé. Tôi đoán thầm, tất cả hành khách chắc đang thề thốt sẽ không bao giờ đi máy bay lần nào nữa. Sau khi hạ xuống xong, phi cơ đậu ngay cuối phi đạo vì không đủ sức để lăn vào cửa. Hành khách phải bước xuống và lội lên 20 phân tây tuyết để vào hành lang phi trường.

Nhưng đó cũng là lúc cành hoa tình người nở rộ. Các bạn trẻ dìu các cụ già, những người còn khỏe giúp bế các em nhỏ, tay xách, vai mang vào bên trong phi trường. Đoạn đường ngắn nhưng gần cả giờ mới vượt qua được. Chúng tôi chen chúc nhau trong hành lang chật hẹp của một phòng chờ. Ngày đó cell phone còn rất hiếm. Trong hơn trăm người chỉ có vài chiếc. Tôi có một cái Nextel nặng nề do hãng cấp nhưng dây điện thì lại gởi theo hành lý. Tôi chia cho những người chung quanh để họ gọi về nhà. Mỗi người chỉ được phép nói một câu.

Sang ngày sau chúng tôi cùng lên chiếc xe Bus của hãng máy bay cung cấp để về Boston. Những người trẻ đều phải đứng, chỗ ngồi dành cho các cụ già, phụ nữ và các cháu nhỏ. Đoạn đường 45 dặm là đoạn đường gian khổ. Khi xe chạy vài trăm thước chúng tôi phải xuống đào tuyết bằng tất cả những gì mình có. Lại chia nhau từng khúc bánh mì, từng ly nước ngọt, những lời an ủi, khuyến khích. Không ai thở than, trách móc. Tất cả đều sống như một gia đình trong cơn hoạn nạn.

Đến chiều tối chúng tôi mới về đến Boston. Khi chia tay nhau ở hành lang phi trường Logan, bà cụ ngồi gần chỗ tôi đứng trên xe, chợt nói lớn như để mọi người cùng nghe: “Cuộc đời thật là kỳ lạ, những người sống với nhau một ngày trọn vẹn, gần gũi, đáng nhớ như thế này mà suốt đời còn lại có thể sẽ không bao giờ gặp nhau lần nữa”.

Nhiều người trước đây cũng đã nói những câu tương tự như cụ. Nhưng khác với các triết gia chứng nghiệm lý lẽ của kiếp nhân sinh bằng sự suy niệm, câu nói của bà cụ là kết luận sau một ngày thật trọn vẹn vui buồn chúng tôi đã sống với nhau. Câu nói của cụ nhắc nhở về đặc tính mong manh của kiếp người nhưng đồng thời từ trong cái mong manh, lo âu, sợ hãi đó, giá trị đích thực của tình người được thể hiện. Sống chết là định luật hiển nhiên nhưng không phải ai cũng dễ dàng chấp nhận. Nhiều người sống tưởng như mình sẽ không bao giờ chết.

Với tôi, câu nói của cụ như được trích ra từ số phận gắn liền với cuộc đời mình. Biết bao khoảnh khắc quý giá trong đời tôi đã sống qua và có thể sẽ không bao giờ được sống qua lần nữa. Nhiều khi ngồi một mình hình dung lại những kỷ niệm. Từ tuổi thơ cho đến lúc trưởng thành. Những chuyến xe. Những sân ga. Giòng sông Thu Bồn. Mặt hồ trong buổi chiều cuối thu. Ly cà-phê đen. Bài hát cũ. Tất cả vẫn còn đó nhưng đã rất xa xôi. Còn lại quanh đây là những câu hỏi tại sao nhưng không có câu trả lời.

Tôi đi qua cuộc đời này như chiếc lá.

Nhà văn Lương Thư Trung, hiện đang cư ngụ tại Houston, khi còn ở Boston, có lần thắc mắc tại sao tôi thường viết về những chiếc lá. Một ngày rảnh rỗi anh ngồi đọc tập “Đổi Cả Thiên Thu Tiếng Mẹ Cười”, sau đó viết một tùy bút Người tiều phu và những chiếc lá vàng với những câu rất đẹp: “Đất trời rồi sẽ chuyển sang mùa theo sự vận hành của vũ trụ. Những chiếc lá vàng rồi sẽ rơi rụng, bay đi, bỏ lại bên trời những cành, những nhánh khẳng khiu, buồn thảm đến ngậm ngùi… Trong dòng đời, với biết bao lần ngụp lặn, chìm đắm trong bể khổ trầm luân, giông tố, bão bùng… Rồi bức tranh vân cẩu cũng phải tan đi, để trả lại trần gian này một chút nắng ấm mặt trời, để trả lại cho con người một cõi an nhiên, thanh tịnh. Cao đẹp biết bao khi có những con người hy sinh đời mình tự nguyện làm một người tiều phu với tấm lòng từ bi đi khắp bốn phương tám hướng gom góp từ nhánh củi, cọng rơm, ngọn cỏ đến những chiếc lá vàng khô để đốt lửa soi đường, sưởi ấm nhân sinh! Hạnh phúc thay được làm một nhà thơ! Hạnh phúc thay được làm một người tiều phu với tấm lòng từ bi đi góp nhặt những chiếc lá vàng!

Con đi góp lá nghìn phương lại
Đốt lửa cho đời tan khói sương

Anh gởi tôi đọc. Chính tôi cũng lấy làm ngạc nhiên mình dùng chữ lá nhiều đến thế. Có lẽ vì lá gần gũi tôi trong một khoảng đời niên thiếu khá dài.

Ðừng khóc mẹ ơi hãy ráng chờ
Ngậm ngùi con sẽ giấu trong thơ
Ðau thương con viết vào trong lá
Hơi ấm con tìm trong giấc mơ

Hay

Ai về qua phố Hội An
Mua dùm tôi tấm lụa vàng Duy Xuyên
Tôi đi quét lá trăm miền
Mẹ ngồi dệt sợi ưu phiền quanh năm

Hay

Mỗi buổi sáng tôi một mình ôm chổi
Quét lá vàng như quét nỗi cô đơn
Lá vẫn rụng khi mỗi mùa thu tới
Như đời tôi tiếp nối chuyện đau buồn

Hay

Một chiếc lá vừa rơi trên nấm mộ
Thu đã về rồi đó phải không em
Anh chợt thấy bàng hoàng trong tuổi dại
Một tình thương tha thiết sẽ không quên

Hay

Em đừng hỏi ta mong về quê cũ
Chiếc lá khô còn nhớ cội thương cành
Ta chẳng lẽ bước chân đời lê mãi
Nơi quê người làm một kẻ lưu dân

Hay

Cho tôi nhặt chiếc lá vàng trước ngỏ
Viết bài thơ tha thiết hiến dâng đời
Chút chân tình trang trải với muôn nơi
Rất nhỏ bé nhưng vô cùng sâu rộng

Hay

Mỗi chiếc lá như chừng nghe hơi thở
Mỗi cành cây như có một linh hồn
Ta sẽ về sống lại môt lần thôi
Em sẽ khóc như chưa hề được khóc

Hay

Ai mang em trên đường đi vượt biển
Chẳng kịp về thăm góc phố năm xưa
Em bỏ đi như lá bỏ quên mùa
Như giọt nước quên tấm lòng biển cả.

Và nhiều nữa.

Ngày xưa khi trọ học ở Viên Giác, tôi nhỏ nhất trong chùa nên được giao công việc quét lá. Anh Hùng gánh nước, anh Sáu tưới rau, chú Ngô đi chợ, còn tôi không làm được những chuyện đó nên chỉ lo làm sạch sân chùa. Không ai có phòng ngủ riêng. Năm đầu tôi ở chung phòng với chú Điển, bây giờ là Hòa Thượng Thích Như Điển. Mấy năm sau tôi dọn sang ở với các điệu cùng lứa tuổi trong căn phòng sát dưới gốc đa. Các điệu rất vô tư. Nằm xuống là ngủ ngay. Đúng giờ thức dậy đi tụng kinh khuya. Tụng kinh xong lại đi ngủ tiếp. Các điệu hoạt động tự nhiên như những chiếc máy. Ít cười và ít nói. Tôi cũng cùng tuổi nhưng không như các điệu, đêm nào khi tới phiên mình đánh chuông xong, tôi thường nằm bên hiên chùa nghe tiếng lá reo. Nhất là mùa thu, tiếng lá rung như một điệu nhạc.

Ở chùa Viên Giác ngày đó có thầy Giải Nguyên. Thầy đi tu khi tuổi đã về già sau khi đã nếm đủ hương vị đắng cay, thăng trầm, vinh nhục của cuộc đời. Thầy là một trong những người giàu có ở Duy Xuyên bỗng dưng phát nguyện xuất gia. Năm đó thầy đã ngoài sáu chục tuổi. Những người già thường ít ngủ. Thầy cũng thế. Khi thấy tôi nằm trên bệ xi-măng trước chùa, thầy cũng đến ngồi gần. Thầy kể tôi nghe nhiều chuyện vui buồn trong đời thầy. Nhưng dù chuyện gì cũng chỉ để dẫn đến một lời khuyên dành cho tôi, đời là bể khổ và chỉ có đi tu là con đường giải thoát. Tôi không phản đối lý luận của thầy nhưng bạch với thầy tôi không muốn đi tu. Tôi chỉ là người trọ học và một ngày không xa tôi sẽ ra đi. Tương lai của tôi nằm phía bên kia cổng tam quan. Dường như tôi sinh ra là để đi xa. Đi theo chọn lựa và nhiều khi không có quyền chọn lựa.

Giống như bà cụ đã quên mình vừa trải qua một kinh nghiệm sống chết mà chỉ còn nhớ đến những kỷ niệm đẹp, tôi cũng thường nghĩ đến những hạnh phúc nhiều hơn là gian khổ khi nhìn lại quá khứ. Tôi nghĩ đến những người tôi đã mang ơn. Nhiều lắm. Từ những đứa bạn nhỏ chắt chiu những đồng tiền lẻ của cha mẹ cho để chia sẻ với tôi cho đến Mẹ Hòa Hưng, người đã nuôi tôi chín năm thử thách nhất của đời mình.

Thời gian ở Viên Giác là một ví dụ. Đó là thời gian cực kỳ cô đơn về tinh thần và khắc khổ về vật chất. Mà thật vậy. Chùa rất nghèo. Không có ruộng đất như các chùa ở ngoại ô như Long Tuyền, Phước Lâm, Chúc Thánh. Nếu các bác có đi chợ cũng chỉ để mua sắm chút nấm, chút mì căng cho thầy, phần lớn chúng tôi ngày hai bữa sống nhờ vào thửa rau lang trồng trước sân chùa và những hủ chao do các bác bên Cẩm Nam mỗi tháng hai kỳ sang làm giúp. Các thầy, các chú lớn tuổi đi đám ma chay còn được cúng dường tiền bạc để chi dùng riêng tư, không ai cúng dường cho đứa bé như tôi. Đời tư của tôi không ai biết. Thầy chỉ hỏi một câu khi tôi đến và sau đó không hỏi nữa. Họa hoằn lắm mới có một người bà con từ trên quê xuống đi chùa, tình cờ nhận ra, vuốt tóc tôi vài cái, nói đôi lời an ủi rồi ra đi. Cô tôi biết nhưng chưa bao giờ có phương tiện để vào thăm tôi. Ngoài các nhân vật, các câu chuyện, các tình tiết trong những cuốn sách của thầy để trên lầu, tôi không có ai để tâm sự. Tôi cũng không buồn xen vào chuyện người khác dù có những chuyện tôi không đồng ý. Trong những phiên họp đại chúng, các thầy, các chú lớn tranh luận nhiều vấn đề nhưng tôi chỉ ngồi nghe mặc dù về nhận thức tôi đã lớn hơn nhiều trong số họ. Tôi chỉ là khách trọ, đến không ai hay và đi không ai tiễn. Ngoài trừ những chiếc lá rung như một điệu nhạc buồn trong một ngày đầu thu, gần năm năm sau, tôi “một mình làm cả cuộc phân ly”.

Nhưng những cực khổ đó đã trở thành phân bón cho những bông hoa tình người trong khu vườn mùa xuân của đời tôi nở rộ, để hôm nay khi nghĩ đến Viên Giác tôi cảm thấy thật êm đềm. Tiếng chuông chùa, lời kinh khuya đã nhẹ nhàng đi vào tuổi thơ tôi, đã chuyển hóa tâm hồn chất đầy oan nghiệt của tôi mà nhiều khi tôi không biết. Những người có cuộc đời nhiều chịu đựng thường phải biết vượt qua, đôi khi bằng cố gắng và đôi khi chỉ bằng cách ngẩng đầu lên mà đi, khinh thường những chướng ngại. Tôi có cả hai. Bây giờ khi nóng tính, khi quá hăng say về một chuyện gì, dù đúng hay sai tôi cũng biết dừng lại và biết lắng nghe, không khinh thường sự việc như ngày còn trẻ. Không có những ngày ở Viên Giác, khu vườn đời tôi sẽ buồn bã, khô khan, điêu tàn và trống vắng biết bao nhiêu.

Câu nói của bà cụ từ chuyến bay Houston, từ đó, có thể viết ngắn hơn, tình thương và tình người mới thật sự là mùa xuân vĩnh cửu của con người.

Trần Trung Đạo



Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 05/Jan/2011 lúc 7:19pm
mk
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 14 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.176 seconds.