Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Trường Trung Học Gò Công Hay Trường PTTH Trương Đinh
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Trường Học Gò Công :Trường Trung Học Gò Công Hay Trường PTTH Trương Đinh
Message Icon Chủ đề: KHÓA 5 ĐỆ NHỊ CẤP Gởi trả lời Gởi bài mới
Người gởi Nội dung
thylanthao
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 02/Jun/2007
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 1051
Quote thylanthao Replybullet Chủ đề: KHÓA 5 ĐỆ NHỊ CẤP
    Gởi ngày: 14/Jul/2007 lúc 10:52am

MỘT  THỜI  ĐỂ  NHỚ

                                                                                    ***

- Thân thương gửi các bạn học cùng khóa5 Trung Học Công Lập Gò Công để cùng tỏ lòng kính nhớ và biết ơn quý Thầy, Cô đã tận tụy hướng dẫn, dạy dỗ khóa chúng ta suốt 7 năm trời.

- Thành Kính biết ơn Ba Mẹ, đã để lại cho con một di sản nhân từ, hiếu đạo, cũng như đã cho con một trí nhớ khá tốt để viết nên hồi ức này.

 

Sau kết quả kỳ thi Trung Học Đệ Nhất Cấp, tôi rất mong tới ngày khai trường để được bước chân vào niên học mới. Dù kết quả thi đậu đã biết từ lâu nhưng cứ mỗi lần có dịp đi ngang qua trường, tôi vẫn ghé vào dán mắt trước khung lưới để xem lại kết quả, không phải chỉ riêng mình tôi mà nhiều trò quen tôi cũng làm giống như vậy.  Trước ngày khai giảng, học sinh phải làm đơn chọn ban học với 3 ban:

-Ban A (khoa học thực nghiệm).

-Ban B (Toán)

-Ban C (văn chương).

Các học sinh trường tư, muốn vào học đệ tam phải đậu trung học đệ nhất cấp hạng bình thứ trở lên mới được tuyển và nếu số học sinh xin nhập học quá số cần tuyển thêm thì sẽ phải qua một kỳ thi tuyển.

            Đặc biệt, tất cả học sinh khóa 5 đều học Anh văn vì lúc mới vào đệ thất, số học sinh chọn học Pháp văn chỉ có 26 trò nên không đủ để mở lớp, vì vậy, các học sinh từ các trường khác chuyển về trường năm này, nếu học Pháp văn là sinh ngữ chính đều gặp trở ngại và trong niên khóa mới này vẫn không đủ học sinh ghi danh để mở lớp cho ban C.

            Ngày khai trường rồi cũng đến, đa số đều đậu trung học đệ nhất cấp (hơn 80%), vắng một vài trò như trò Trần Công Điệp, chết vì đạn du kích CS. Vài trò khác chuyển trường như Triêu, trò nầy sau ra dạy Nông Súc tại trường cũ và đổi tên là Triệu (Triệu vào học trường Nông Lâm Súc cùng với trò Trần Minh Hồng, Hồng gốc người Bình Luông Đông, tính tình hiền hậu, điềm đạm, có thân hình cân đối và là học sinh giỏi của lớp, trội nhất là môn Anh văn, Hồng ngồi bàn 3, dãy sát cửa ra vào, thuộc đội 1, Hồng cũng thường đứng nhất lớp). Đầu bàn 3 là trò Nguyễn Hồng Điệp (có thân phụ gốc người Nghệ An, vào Gò Công lập nghiệp từ trước năm 1945). Hồng học Nông Lâm Súc Bảo Lộc, sắp ra trường thì bị xe Mỹ đụng tử thương khi đang chạy  Honda ở Gò Vấp. Tiếc cho người bạn học giỏi mà yểu mệnh! Trần Công Hoàn (SVSQ không quân, khóa 26 TĐ, tử trận trong màu áo của SĐ 21) chuyển lên Pétrus Ký ; bên nữ có người đẹp Tường Loan  (hoa khôi của lớp đệ tứ C với giọng ca rất truyền cảm, thường xuất hiện trong các tổ chức sinh hoạt văn nghệ của quận) và Bích Liên,cô nữ sinh đã bỏ trường lớp rất sớm ‘’theo chồng bỏ cuộc chơi’’ (thơ Hàn Mạc Tử) lúc còn rất trẻ.

            Cấp đệ tam có một lớp ban A với 13 trò nam và  43 trò nữ, hai lớp ban B:

-Tam B1 gồm trên 50 trò nam;

-Tam B2 với gần 10 trò nữ còn lại trên 40 trò nam;

Lớp ban A, học trò từ các trường khác đến khoảng  10 trò nữ như:

-Trò Nguyễn  Ngọc Vân con của thầy hiệu trưởng (hiện ở Canada);

-Trò Thái thị Ngọc, con gái tiệm sách Thái Ngọc, Gò Công (đã qua đời tại Pháp) ;

-Huỳnh thị Hoa, con gái thầy Tư Nhơn, y tá ở Gò Công;

-Nguyễn thị Kim Kiều, con gái Bà Quận Các.

-Trò Phạm Ngọc Quang, con trai Thầy Năm Răng (còn một thầy Răng khác là Thầy Ba Răng).

Bên lớp B1 có các trò:

-Nguyễn Ngọc Bích, con trai thầy hiệu trưởng;

-Trò Nguyẽn Thanh Quang, người Hòa Đồng.

Lớp B2 có:

-Nguyễn thị Bạch Mai, con gái thứ 7 của thầy giáo Huệ (hiện dạy Hoá tại trường Bách Khoa Phú Thọ Sài Gòn);

-Trò Nguyễn văn Chơi từ trường bán công qua (khóa 5/68 Thủ Đức, tử trận trong màu áo Địa Phương Quân vùng 4) Chơi là con trai của Bà Năm, quán cá lóc, xóm Miểu Bà, trò nầy năm 69 có học chung với tôi và trò Phan Thành Quang trong khóa 13, đại đội phó CTCT, tại quân trường Nguyễn Trãi (Biệt Khu Thủ Đô).

Trong lớp B2 đã có sẵn một trò Nguyễn văn Chơi nên rất phiền cho quý thầy cô giáo nhưng lại rất vui cho lũ học trò nghịch ngợm, bởi mỗi khi thầy cô gọi đến tên Chơi là lúc nào trong lớp cũng ồn lên:

-Dạ ‘’Chơi Trước’’ hay ‘’Chơi Sau thầy/cô? Trò mới từ bán công qua là ‘’Chơi Sau’’. ‘’Chơi trước’’ từng là đại úy trực thăng SĐ6 không quân, thuộc quân lực VNCH)  hiện tại ‘’Chơi trước’’ là kỹ sư cơ khí, tạm cư ở Fortworth, Mỹ.

            Khai trường được khoảng hơn tháng thì Ngọc Vân, lớp tam A, phải chuyển trường về Sài Gòn vì sinh ngữ chánh là Pháp văn chuyển qua Anh văn không theo kịp. Trò Vân sau này trở về trường dạy học, trong khi Bích là em của Vân, dù Pháp văn là sinh ngữ chánh nhưng vẫn theo kịp và thuộc loại học sinh giỏi đều các môn, bạn bè các lớp đều nghe tiếng, Trò Bích chỉ học có một năm đệ tam rồi theo thầy hiệu trưởng đổi về Sài Gòn, sau Bích đậu tù tài phần 1 hạng ưu và tú tài 2  hạng bình, được chính phủ cấp học bổng sang Mỹ du học, hiện định cư tại Canada .

            Ba lớp đệ tam nằm trong dãy bên mặt, từ cổng vào thẳng góc với phòng giáo sư:

-Lớp Tam A, sát phòng giáo sư, lớp B2 cuối dãy và B1 nằm giữa. Đặc biệt 2 lớp tam A và Tam B1, ghế bàn học sinh đóng theo kiểu mới, bàn có mặt bằng với 3 hộc, loại có 2 hộc thì được đánh vẹc ni, ghế ngồi rời, theo kiểu ghế dựa (dưới 4 chân của mỗi ghế ngồi đều có bọc cao su nhưng vài tuần là... mất hết, nên mỗi khi bắt đầu giờ học và ra chơi, lớp chúng tôi vang dội âm thanh ồn ào không thể quên được. 

Trong lớp chia làm 3 dãy bàn, 2 dãy bàn 3 hộc và 1 dãy bàn 2 hộc, cộng thêm  lối đi hẹp nữa nên trông trất chật chội. Rất nhiều lần  trong lớp, nhiều trò có việc phải đứng dậy, khi ngồi xuống, nếu vô ý là... lăn quay ra đất ngay vì ghế ngồi bị những đứa quỷ phía sau dời đi mất, tạo cơ hội cho những trận cười còn vang vang trong trí nhớ tôi cho đến ngày nay.

Tôi học lớp A, ngồi bàn đầu cạnh tôi là trò Đặng văn Đạt (khóa 2/69 Thủ Đức, hoa tiêu trực thăng, hiện ở Úc), dãy bàn con trai ngồi sát tường, ngay cửa vào lớp.

*Giám thị lớp là thầy Trần văn Lợi, ba của trò Trần Thị Thủy, chung lớp. Trưởng lớp là trò Lê Thị Xem (sau này dạy học) và phó là Trò Huỳnh Văn Đực (Sư phạm ban 2 năm, hiện định cư tại Mỹ)

*Giáo sư hướng dẫn lớp là cô Võ Kim Hoa (ĐHSP ban Việt, SàiGòn) con gái thứ tư của bà Hai Khả gốc người Bình Ân, Cô dạy Quốc văn; . Ngoài ra tôi còn nhớ:

*Vạn Vật :Cô Hoàng Thị Phương Thảo (ĐHSP SàiGòn) hiện ở Cali;

*Công dân: thầy Huỳnh văn Bổn (ĐH Luật khoa SG) gốc người Tân Tây, hiện là luật sư tại tỉnh Tiền Giang;

*Pháp văn sinh ngữ 2: cô Đoàn Thị Mỹ Dung (Khóa 1 ĐHSP, ban Pháp văn Sài Gòn) gốc người Cần Giuộc, hiện ở Cali; Cô không ở trọ trong trường Bà (trưòng Bà cho nữ giáo sư ở trọ) mà ở trọ nhà Thầy Châu Văn Giao, giám thị trường)

*Anh văn sinh ngứ 1: Thầy Đinh Đức Vượng, hiện ở Cali (ĐHSP SaiGòn, ban Anh Văn)

*Sử Địa: Thầy Nguyễn Thái An, hiện ở Cali (ĐHSP Ban Sử Địa SG);

*Toán: Thầy Nguyễn Hồng Sơn;

*Lý Hoá: Cô Bùi Thị Lang (ĐH Dược Khoa SG);

*Thể Dục: Thầy Nguyễn Hữu Danh (Khóa 2 QGSP Ban 3 năm SG);

*Thầy Tăng Như Bình (ĐHSP SaiGòn, hiện định cư tại Úc) phụ trách 2 lớp Pháp văn sinh ngữ 2 ban B.

 

            Trong lớp học, thường học trò hay ngán sợ thầy dạy Toán. Thầy Sơn dạy Toán, cao trên 1 mét 65, hơi mập, da trắng trẻo, có gương mặt gần giống Ðệ Nhất Danh Ca Cổ Nhạc, nhiều lần, tên Út Trà Ôn được viết lên bảng trước khi thầy vào lớp, thầy nhìn thấy chỉ mỉm cười (có lẻ thầy cũng thấy mình giống Út Trà Ôn thật) Thầy không ở trọ tại nhà Ông Cả Tùng, là nhà chuyên nấu cơm tháng cho nam  giáo sư (nhà ở góc đường Nguyễn Trãi, đối diện với nhà Bác Chín Niệm, chủ tiệm vàng Diệp Thuận Lâm) mà thầy mướn 1 căn nhà ngó ra bờ sông gần nhà thầy Sáu Tống và Trung úy Hài.Thầy đi dạy,vào lớp với hai tay không, túi quần sau lúc nào cũng căng phồng vì cái bóp quá nhiều giấy tờ.

Cấp lớp đệ tam học buổi chiều, toán lại học vào 2 giờ đầu, nên trời còn nắng lắm mà trường trung học ở tỉnh dễ gì tìm thấy được cây quạt trần, tới giờ thầy trong lớp tự nhiên im như tờ. Nhiều hôm dù rất sợ thầy mà học trò cũng không nín được cười vì mới khi vào tới lớp, thầy không cần xem lại tập mà ung dung đọc tiếp bài, bắt học sinh chép. Một lần, trong giờ đại số, học trò vừa mới ngồi xuống, Thầy  bảo:

-         Mở tập chép bài!

là cả lớp yên lặng chờ. Sự im lặng kéo dài khoảng 2 phút thì nghe thầy  đọc lớn:

-         Nâng hai vế lên... (cân bằng phương trình) Thầy chưa kịp nói thêm gì thì nhiều tiếng cười đã khúc khích vang vang. Thường, thầy chỉ nhìn vào khu ồn ào, mà không rầy.

Một lần khác, mới vào lớp, thầy lật sổ kêu trả bài; thầy gọi:

-         Lê văn Nay.

Dân Nam Kỳ thì Nay nào cũng... Nai). Nay ngồi sau tôi 3 bàn, đầu bàn thứ tư, chung bàn với trò Diều. Thấy khá lâu mà chưa thấy Nay đi lên; tôi cũng không dám quay lại nhìn (dở toán phải lo thủ thân) phải một lúc sau Nay mới cóm róm đi chầm chậm qua bàn tôi; trò Đạt ngồi cạnh tôi vừa cười, vừa thúc nhẹ cùi chỏ vào người tôi và nói nhỏ:

 - Ê, Nai dạt móng rồi!

 Thì ra, có trò quỷ nào đã dấu mất 1 chiếc sandal của Nay rồi, cả lớp bắt đầu cười và ... Thầy cũng... cười theo. Bây giờ ngồi đây, viết đến dòng chữ nầy, trong trí tôi vẫn còn rõ nét hình ảnh trò Nay (cao 1 mét 71) đi cà thọt với một chân giày một chân không. (Nay sau đó là SVSQ Không Quân khóa 26 Thủ Đức,  về lại Bộ Binh, học lại khoá 5/68TĐ, phục vụ tại tiểu khu Gò Công)

Thề Dục:Thầy Nguyễn Hữu Danh rất trẻ và hiền ... Lớp có 13 trò nam nên tới giờ thể dục, thầy trò dẫn nhau ra nhà ở trọ của trò Lê văn Ba (Ba sau này đã tốt nghiệp cán sự Điện Tử Phú Thọ hiện sống tại Bình Xuân) nhà Ba có ao nước rất trong và mát, chúng tôi thường đến để cùng nhau tập lội (Miền Bắc  gọi là bơi) .Tôi biết bơi bập bõm cũng nhờ thầy Danh.  Sau nầy thầy động viên, trở thành sĩ quan truyền tin, có một lần tôi tình cờ gặp thầy trên đường Trần Quang Diệu, Thầy rất vui, dẫn tôi về nhà trong một con hẻm gần đó và kể cho nghe đời lính cùa Thầy.

Niên học 1963-1964 có:

-Thầy Nguyễn Ngọc Quang (Gốc người Gò Công) làm hiệu trường; 

-Giám học là thầy Ngô Ngọc Hiệp (cử nhân Triết);

-Tổng Giám Thị Thầy Võ Văn Đài và Nguyễn văn Hân.

-Tổng số học sinh trong lớp Tam A là 56 trò .

Ở khoảng thời gian này (năm 1963) Gò Công là quận, thuộc tỉnh Định Tường, Tỉnh trưởng là Thiếu Tá Lâm Quang Thơ (Thiết Giáp) quận trưởng là Trung úy Tuệ. Quan 2 Quận Trưởng nầy rất thích đá banh, thường mỗi tháng quận đều có tổ chức đá banh ít nhất một lần, trung Úy chủ toạ, xe jeep ngừng trước cửa sân vận động, có ban quân nhạc dàn chào trước cổng, sau lể khai mạc trung úy thay đồ và ra sân trong đội tuyển Gò Công (hình như ông đứng vị trí Trung ứng), tôi là 1 trong đám trẻ đã rất ngưỡng mộ Ông trong màu áo nhà binh ấy, chừng tới phiên mình được mang 2 mai sao thì thấy rẻ hơn bèo. Giặc ‘’cờ đỏ’’ cũng bắt đầu quậy phá mạnh ở các xã. Quốc lộ Gò Công- Cầu Nổi và Gò Công-Mỹ Tho luôn bị chuột bọ quấy rầy, đường Saigòn-Gò Công  có nhiều địa danh mà giặc cờ đỏ thường xuyên quậy phá như Kinh Nước Mặn , Nhà Dài , Xã Lới, cua Cô Thủy... Hướng Mỹ Tho có Cây Me Treo Cổ, giáp hạt.Trò Nguyễn Ngọc Nhuận (lớp B1) đã từng bị VC bắt ở khúc đường Cây Me Treo Cổ khi về phép từ phi trường Biên Hòa, cùng một lần với thầy giáo Thuận. Chồng cô giáo Huệ, rể Trung Úy Đẩu, và Chú Sáu Đinh (cán bộ diệt trừ sốt rét ) ông già vợ của Luật Sư Bổn. Nhuận được thả (Khi tôi thăm Nhuận, thấy hình tích của Nhuận trông tệ hơn con khỉ bị bỏ đói, và sau này, khi ở trong tù Cộng Sản, tôi nhìn thân thể tôi cũng không khác gì Nhuận ngày đó, nói đúng ra còn tệ hơn Nhuận nữa) Chú sáu Đinh và Thầy Thuận mất tích luôn. Quý thầy cô về Sài Gòn thăm nhà, lúc trở lại trường đều bị trể vì nạn đào đường, cuốc lộ này.

            Lớp tam A nằm sát bên miếu Tiên Sư, nơi nầy thường xuyên dùng làm nơi để quan tài các tử sĩ; có lúc có tới 4 quan tài ... Khói hương bay sang nồng lớp, dù đã đóng cửa sổ nhưng tiếng khóc thương rất não lòng luôn vang vang bên tai lũ học sinh chúng tôi mà cảnh này đâu phải 1 lần, cứ tái diễn thường xuyên. Đường đi vào các xã còn bi thảm hơn; học trò cũng bị giặc trưng dụng đắp mô. Ðường đi học thật gập ghềnh, gian nan. Gia đình nào khá, cho con ra tỉnh trọ học, nhà nghèo thì đành phó thác số mệnh cho trời, trong khi lằn tên mũi đạn nào có biết tránh né ai! Học sinh thời chiến tranh với ngoại cảnh như vậy, dĩ nhiên sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự học.

Giữa năm học này có trò Lý Ngọc Bằng và trò Ngô văn Bứa cùng lớp B1 cưới vợ, bạn bè trong lớp nghe tin vui như Tết, tò mò theo hỏi ...đủ chuyện trên đời, Gần cuối năm trò Chi lớp A ‘lên xe bông’ bỏ trường bỏ lớp, bỏ thầy cô...

Niên học này có một sự việc xãy ra rất đáng buồn cho đời học sinh. Cũng bởi ảnh hưởng chính trị mà ra. Với tôi chữ CÁCH MẠNG ở Việt nam, luôn bị dùng sai nghĩa, mà sử dụng sai nhiều nhất, phải nói là giặc cờ đỏ, Từ cái xấu đổi thành tốt thì chữ Cách Mạng ở đây được dùng ngược lại!

Sau cái gọi là ‘Cách Mạng 1 tháng 11’, bọn Việt Cộng nằm vùng, khéo léo khai thác hoàn cảnh để tạo nên xáo trộn xã hội, Chúng không tha đám học trò non trẻ mà đã lợi dụng, đưa đám trẻ nầy vào một màn kịch do chúng dàn dựng ... Hầu hết các trường trên toàn quốc đều có những cuộc xáo trộn do một nhóm nhỏ học sinh, bị mua chuộc, đứng lên kêu gọi học sinh trong trường đả đảo ban giám đốc trường. Khoảng trung tuần tháng 11năm 1963, lúc đó thầy hiệu trưởng Nguyễn Ngọc Quang mới về nhậm chức chưa đầy 2 tháng, ngoài chức vụ hiệu trưỏng, thầy có phụ trách dạy một vài lớp Pháp Văn, thầy tỏ ra đầy đủ khả năng cũng như đạo đức trong chức vụ, lại là người tỉnh nhà, nên được sự kính trọng của phụ huynh học sinh. Bởi vậy, nhóm xách động này không tìm được lý do để đả đảo thầy hiệu trưởng, chúng chỉa mũi dùi qua thầy tổng giám thị Võ Văn Đài, một thầy giáo kỳ cựu, có khả năng và rất tận tụy với nghề, thầy mang lại trật tự tuyệt đối cho trường, ngoài chức tổng giám thị thầy còn phụ trách một vài lớp Pháp văn.

 Cầm đầu nhóm học sinh này là trò Biếu đang học đệ nhị ban B,  ‘Đại Diện Học Sinh’  (trường lúc bấy giờ chỉ có tới cấp đệ nhị, muốn học tiếp đệ nhất phải lên trường Nguyễn Đình Chiểu). Buổi sáng hôm đó, có nhiều học sinh  đến từng lớp kêu gọi học sinh bỏ lớp ra sân. Vài biểu ngữ được căng lên, các bảng đen được trưng dụng viết khẩu hiệu đả đảo, mang ra dựng trước sân cờ và trên các bệ cửa sổ văn phòng, Nguyễn Bé Sáu, đứng dưới sân cột cờ đọc kiến nghị đả đảo Ông Đài với vài lý do áp đặt. Tôi còn nhớ Bé Sáu cầm tờ giấy học trò viết sẵn, miệng đọc mà tay run .... Một số học sinh  khác, đi vòng theo rào trường, ngăn chận học sinh leo rào ra về. Thầy hiệu trưởng đứng ra dàn xếp, nhận hết mọi lỗi, với một phong cách thật ung dung khoan hòa; (dù không có, do nhóm học sinh này áp đặt) với lý do thầy là cấp chỉ huy còn thầy Đài là cấp thừa hành, Thầy hiệu trưởng đã làm chùn bước đám học sinh phản động, với lại không được sự hưởng ứng tích cực của học sinh toàn trường, và với những yêu sách không chính đáng.nên giải quyết tạm thời đã được đưa ra là thầy Đài thôi giữ chức tổng giám thị;  cấp lớp đệ tam chúng tôi chỉ có một vài trò hưởng ứng mà những trò nầy năm học đệ tứ đã từng bị công an cảnh sát bắt về tội rải truyền đơn cho VC, như trò Nguyễn văn Thắng,  Dương Hồng Hoàng, Trần văn Tâm ...Còn lại, đa số lúc ban đầu vì được nghỉ học nên ham vui, sau đó biết rõ lý do, đều ngầm bất mãn nhưng vì sợ mà không dám phát biểu .

Trong cấp lớp đệ tam có trò Nguyễn Ngọc Bích là con trai thầy hiệu trưởng và trò Võ Hiếu Để là con trai thầy tổng giám thị , hai trò nầy lại được cảm tình của bè bạn đồng cấp.

Lúc bấy giờ, nếu có ai để ý nhìn ra đường sẽ thấy bóng dáng của người chỉ đạo, đó là Trò Huỳnh văn Hoa (khóa 3 trung học Gò Công) đang học đệ nhất trường Nguyễn Đình Chiểu, Hoa đứng trên con đường đá phía sau trường đâm thẳng góc với trường Nam Tiểu Học, núp ló dưới mấy gốc cây Dái Ngựa. Buổi họp mặt các học sinh cầm đầu tại nhà thầy Hai Sảnh, nằm trên đường Nguyễn Trãi, đối diện nhà bà Năm Sún (lúc đó Thầy Hai đổi lên toà hành chánh Mỹ Tho) nên nhà giao lại cho trò Nguyễn Bé Sáu ở trọ, các bản kiến nghị đều được viết tại đây.

-Biếu sau này tôi không gặp lại.

-Bé Sáu, gốc người Bình Xuân, tốt nghiệp Pháo Binh khóa 21 Thủ Đức, sau cùng mang cấp đại úy chức vụ Pháo Đội Trưởng tại vùng 4, có cha là liệt sĩ, nên cải tạo có mấy tháng, hiện sống ở Mỹ Tho.

-Huỳnh văn Hoa, gốc người Bình Ân, thời học trung học ở trọ nhà Ông Hương Bộ Giáp ở Lộ Me, học dược năm thứ nhất tại Sai Gòn, bỏ học , đăng lính khóa 23 Đà Lạt, sau 4 năm ra trường về phục vụ tại tiểu đoàn 3 (Sói Biển) thuộc binh chủng TQLC, Hoa nộp đơn xin du học Hoa Kỳ, Khi sưu tra lý lịch, An Ninh Quân Đội phát hiện Hoa có người anh ruột đang ở ngoài bắc nên không cho đi và thuyên chuyển về quân trường Đà Lạt với lời phê không được giữ chức vụ chỉ huy.

            Sau 75, anh của Hoa, theo ‘đòan quân chiến thắng’ về làm phó ty công an quận Gò Vấp. Đó là Ba Cứ gốc người Bình Ân (đã chết vì bệnh) Hoa ung dung vô trại cải tạo,  lúc nào trên tay cũng cầm 1 cái radio nhỏ để nghe tin tức, trong lúc những bạn đồng cảnh khác đều chung một tâm trạng lo âu, không biết rồi đây, ngày mai. cuộc đời sẽ ra sao? Ở chung với tôi trong trại tù Hòa Đồng mấy tuần, Hoa cùng một số đông anh em khác chuyển qua trại bên Kiến Hòa; Hoa bây giờ sống tại Bình Ân làm nghề buôn trái Sơ ry .

            Sau vụ ấy, tôi thấy thầy cô có vẻ uể oải như chán ngán trước tình sư đệ, thầy Đài thôi giữ chức tổng giám thị mà ra dạy lớp lại, không khí học đường mất đi cái vẻ thân thiết mật ngọt thầy trò ...

            Cũng trong năm học ấy, thầy hiệu trưởng có liên lạc mời được một số sĩ quan quân nhân cố vấn Mỹ, đóng tại Gò Công qua trường dạy Anh Văn vào trưa ngày Chúa Nhật , tôi còn nhớ có Đại úy Dull, và một vài hạ sĩ quan thay nhau dạy. Ngày bắt đầu lớp Anh văn, thầy hiệu trưởng đã giới thiệu lớp với Đại úy Dull bằng tiếng Anh .

            Niên học đệ tam chấm dứt, để bắt đầu cho niên học mới đầy cam go, không phải vì chữ nghĩa mà vì thời cuộc. Chiến tranh ngày càng bộc phát mạnh. Năm đệ nhị ấy trò nào sinh năm 1945 mà rớt tú tài, kể như mang... cánh gà chiên bơ và sẽ không còn lý do gì để hoãn dịch... (khóạ 5, trò trẻ nhất sinh năm 1948, trò lớn sinh 1945 , 45 là trên giấy tờ như trò Mươi, tuổi thật sinh năm 1943, tuổi Ngọ, Riêng với trò Mùi khỏi hỏi năm sinh cũng biết tuổi (nhưng trò Tý, khóa 6, con thầy Giáp lại tuổi Sửu) chỉ có trò Bích là sinh năm 49 vì nhập học miễn tuổi )

            Niên khóa 1964- 1965 bắt đầu và ngày khai giảng bao giờ cũng vào mùa thu "trên trời có những đám mây bàng bạc ..." Ba lớp đệ nhị dời qua dãy ngang (có 5 phòng), gồm 2 lớp đệ nhất (mở lần đầu tiên tại Tỉnh Gò Công) và 3 lớp đệ nhị. Tất cả học sinh trường tư đậu bằng tú tài phần 1 đều được tự do xin vào học đệ nhất, tuy vậy sĩ số cả 2 lớp cũng chưa được 70 trò.

            Lớp đệ nhị A có:

-Trò Uông Từ Mỹ, chuyển về trường Lê văn Duyệt, Gia Định.

-Học trò mới  có thêm trò Châu văn Nghĩa con của Ông Phó tỉnh trưởng, trò này hiền lành, nhưng lại thầm yêu một kiều nữ có mái tóc dài óng ả, ngã màu hơi vàng,chung lớp, ngồi trên một bàn (trò Nghĩa ngồi bàn thứ tư, dãy sát cửa sổ) nhưng rồi cũng chỉ là tình yêu ...học trò;

-Trò Nguyễn thị Còn, tôi không nhớ ở đâu về, ngồi bàn nhì sát tường trái, ngay trên vách có treo tấm bảng đen nhỏ ghi sỉ số, vắng mặt và hiện diện (năm 70 tôi về phép, ngang qua bắc Chợ Gạo, trong lúc chờ đợi qua phà, tôi có gặp lại chị, tôi xin nhại một câu thơ của Nguyễn Bính "Gặp em, tay ẳm tay bồng tay mang" Chị cho tôi biết là chị mới có... 4 đứa con thôi);

-Trò Ngô thị Ngọc Lan là em của thầy giám học; hình như Lan là một học sinh có giọng nói miền Trung đầu tiên đến với trường, Lan trọ học chung với người anh tại nhà ông Cả Tùng, -Trò Lê Kim Hoa, đến từ trường Châu Văn Tiếp, là ái nữ của ông trưởng ty tiểu học Lê văn Cang (sau nầy Hoa tốt nghiệp sư phạm Sài Gòn dạy tại trường Quận Tư và trở thành Sư Nương của bạn cùng lớp, vợ của sư phụ Đinh Đức Vượng, hiện ở Cali)

-Ngoài ra, còn có một số anh chị rớt tú tài 1 học lại như các chị: Bạch Cúc, Rết (trung úy QLVNCH), Thảo, Liểu, Tươi (đại úy QLVNCH), Huyền Trân...

-Bên Nam có các anh:

   *Thôn (tử trận với chức vụ đại đội trưởng, tiểu khu Gò Công)

   *Anh Mít hiện sống ở Gò Công;

    *Trò Nguyễn văn Hiệp, gốc Tăng Hòa (tử trận ở vùng 4 lúc mang cấp thiếu úy)

-Qúy thầy cô giảng dạy gồm có :

   *Quốc văn: thầy Bùi quang Lưu (ĐHSP SaiGon) cũng là giáo sư hướng dẫn lớp,

   *Công Dân: thầy Nguyễn Đức Trần;

   *Pháp Văn sinh ngữ 2: Cô Lê Kim Xuyến (ĐH Sư Phạm SG);

   *Anh Văn: thầy Đinh Đức Vượng.

   *Sử Địa: thầy Trịnh Quang Lừng (ĐHSP Sai Gon);

   *Toán: thầy Nguyễn Sỹ Long (trường kỹ thuật Phú Thọ), thầy Long hiện sống ở Sài Gòn, thầy mở lớp dạy luyện thi vào đại học     

   *Lý Hoá :Thầy Lê Hồng Chung (ĐHSP Sai Gon) Trong lần đi chấm thi tú tài tại vùng 4 vào cuối niên khóa nầy, thầy Chung và thầy Xuân dạy sử điạ đã tử nạn xe cộ trên đường đi chấm thi, sau khi mới ra trường được 1 năm.Thầy Chung là rể Gò Công, vợ thầy là chị Đổ thị Nguyệt, học khóa 3 của trường, là ái nữ của thầy Mười Cai, cũng là em gái thầy Đổ hữu Long, giáo sư Pháp văn từng du học ở Pháp về, đổ cử nhân luật, chuyển qua làm tại Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo, đậu cao học luật và đậu vào ngạch tham sự ngoại giao (đã qua đời tại Thuỵ Sĩ);

  *Vạn vật: cô Hoàng Thị Phương Thảo;

   *Thể Dục: thầy Phạm Văn Răng (đã qua đời tại xả Bình Ân). Tôi học thể dục với hầy Răng từ năm tôi học lớp nhì;

   *Hiệu trưởng: thầy Nguyễn Phước Trạch (thầy Trạch có khắc con dấu "Cử nhân văn chương" đi kèm với tên thầy);

  *Giám học: thầy Ngô ngọc Hiệp cũng là giáo sư dạy môn triết đầu tiên của trường;

   *Tổng giám thị: thầy Nguyễn văn Hân;

   *Giám thị lớp là Cô Ngô Tuyết Lệ( tốt nghiệp Sư Phạm Nam Việt ).

   *Giám thị trường có thêm thầy Ngân và cô Võ thị Châu( ái nữ của Thầy Phương )

   *Gần cuối năm có thêm một cô thư ký thật trẻ đó là Cô Huyền (sau này trở thành bà hiệu trưởng, rồi chánh sở Giáo Dục Gò Công, bà Phan Văn Ba )

   *Trưởng lớp là trò Huỳnh văn Đực, riêng đám con trai vì quá ít không đủ lập 1 đội nên phải tăng cường thêm 1 bàn có 2 trò nữ là trò Hồng và trò Lan . Tụi quỷ nhất trí bầu trò Hồng làm đội trưởng.

            Sau niên học nầy Thầy Lưu bị đổi ra Bình Tuy vì một tai tiếng mô phạm. Thầy Vượng đổi về trường Trịnh Hoài Đức, sau chuyển về Gia Long, Cô Xuyến đổi về Sài Gòn, hình như trường P.Ký.

            Thường mỗi cuối năm trường đều có tổ chức giải bóng tròn giữa liên quân các lớp, Liên quân đệ tam đá với liên quân đệ nhị và liên quân đệ nhất. Cấp đệ nhất là yếu  thế... nhất vì tổng số nam sinh chưa tới 30 trò và đến cuối năm còn khoảng 20 trò, Đệ tam mạnh hơn vì có tới 5 lớp (sĩ số đông, dễ chọn cầu thủ hơn), Tôi còn nhớ:

-Liên quân đệ nhị, dĩ nhiên do bầu Thoại làm thủ quân, Thoại học lớp nhị B1 (trước 75 Thoại là tuyển thủ trung ứng của đội tuyển tỉnh Gò Công và đội tuyển Quân Đội quân đoàn 4);

-Trong khung thành có Nguyễn Kỷ Nhật, học lớp nhị B2, chụp banh cao, đẹp mắt, như Lưỡng thủ vạn năng Phạm văn Rạng (Nhựt là Thủ môn của đội tuyển không quân quân đoàn 4);

-Hậu vệ có Đặng văn Đỉnh (tử trận rất sớm);

-Nguyễn Văn Đầy (Quân Cảnh Tư Pháp Long Khánh, tử nạn sau 75 tại Gò Công);

-Tiền đạo có Võ Hiếu Để ( trung úy Biệt Động Quân) Nguyễn Hồng Điệp (TĐ5 TQLC), Võ văn Ba (khóa 23 Võ Bị), Đinh Tường Lâm (đã qua đời tại Tân Tây), Nguyễn văn Nhỏ, Nguyễn Thành Minh, Thọ ...

Trí nhớ của tôi chỉ ghi được bao nhiêu đó, nhưng tôi còn nhớ là đội liên quân đệ nhị đã oanh liệt hạ liên quân đệ tam gồm có Lê Bích Lâu, Phan Hồng Nghĩa, Nguyễn văn Chơi, Dương quốc Bình, Ngô văn Phò...

             Đặc biệt nhất là năm nào cũng có trận giao hữu giữa giáo sư trung học Gò Công và trường Bán Công. Lợi thế nghiêng hẳn về trường Gò Công vì trường lớn hơn và đa số giáo sư dạy Bán Công là từ trường công sang ..

Trận đấu mang hài tính hơn là nghệ thuật và khán giả thuộc đủ thành phần các cấp, kể cả nữ giáo sư, tính tò mò kích thích các học sinh nên khán giả học sinh đông lắm, vì thường ngày thấy thầy áo quần tươm tất, nay muốn được nhìn thầy phơi đùi cẳng thử xem sao nên học trò rất háo hức, dễ gì được dịp nhìn thầy mặc quần đùi chạy ‘hai...ba chân’ trên sân! Tôi còn nhớ thầy Vượng dùng hết 10 thành công lực vào hữu cước, nín thở, đá thật mạnh thì trái banh lại...thong thả lăn khỏi chân thầy khoảng ...5 mét. Có trận, thầy Sáu, tống quản lý trường Bán Công cũng ra sân. Đám đệ tử Bán Công nhìn thầy Sáu Tống mà thương ...cái thùng nước lèo của thầy (thầy mất khoảng năm 2000 tại Gò Công). Cũng như thầy Bảy (hỗn danh Bảy Ben) giám thị, cũng ra sân (thầy có nuôi đứa con lai, được đi Mỹ nhưng từ chối ở lại với quê hương. thầy mất cuối mùa xuân 2003)

Năm nào cũng vậy, hội tuyển trường Công lúc nào cũng thắng trường Bán Công ..

            Rồi ngày thi cũng đến (hai khóa) sĩ tử ‘cơm ghe bè bạn’ (đây là bốn chữ Thầy Giao giám thị thường dùng) lên Mỹ Tho ứng thí; mỗi khóa thi chia ra làm 2 lọat:

-Loạt đầu gồm các môn: quốc văn, toán (ban B)  vạn vật (ban A) Lý Hoá ;

-Loạt 2 gồm sinh ngữ 1 và 2 , sử địa , toán (ban A) Vạn Vật (ban B) công dân và nhiệm ý thể dục (đã thi trong cuối niên học).

Nhớ mùa thi, thành phố Mỹ Tho thật là vui, vì có  sĩ tử từ nhiều tỉnh về ứng thí tại hội đồng thi này, ngoài Gò Công còn có Bến Tre, Kiến Phong ...

             Kết quả 2 kỳ thi toàn trường đậu trên 40%, một kết quả khả quan đối với một trường tỉnh nhỏ, học sinh đa số nghèo, thiếu thốn sách vở và phương tiện. Một số bằng hữu không may mắn, chờ ngày trình diện nhập ngũ, và một số đã tử trận mấy năm sau ngày nhập ngũ như: Diều, Đỉnh, Thọ...Một số tiếp tục xin học khoá sĩ quan rồi cũng anh dũng đền nợ nước như: Phạm Ngọc Đắc, một tay hào hoa, làm thơ rất có hồn với bút hiệu là PNĐ Dạ Thảo (SĐ7), Võ Hiếu Để (BĐQ)...Một số đào ngũ về tỉnh nhà đăng lính nghĩa quân như Lâm, Minh...

            Niên học đệ nhất bắt đầu...

            Tỉnh Gò Công lúc bấy giờ chỉ còn an ninh tại châu thành tỉnh, đi xa khỏi tỉnh là đã nghe cắc bùm, Tỉnh Trưởng là trung tá Trần Thanh Xuân, được yểm trợ quân sự bởi trung đoàn 12, thuộc sư đoàn 7, căn cứ đóng tại nhà thương Cao Cẳng, thiếu tá Nguyễn Hữu Duệ làm trung đoàn trưởng (nhà thương này trước đây chuyên trị bệnh lao) Tỉnh lỵ thường xuyên bị VC pháo kích, gây chết chốc tang thương, Con gái thầy Năm Hương (bưu điện): Anh Nhạn Luân quân nhân, trong nhóm “Thơ 20 Gò Công” cũng tử nạn vì đạn pháo.

            Hai lớp đệ nhất nằm cuối dãy ngang, đâm thẳng góc với khám đường, tổng số học sinh cả hai lớp khoảng gần 70 trò, gần phân nửa từ trường ngoài vào, lớp đệ nhất B còn khoảng 4 trò gái, có trò Xí từ trường khác vào . Bên nam mới vào đông hơn, các trò:

-Dư (Trò nầy từng học chung với tôi hồi lớp chót , lúc đó trò tên Mông có lẻ là tên Tây phiên âm Việt người Bắc, tiệm giày Tân Tiến);

-Khải (từng học chung năm lớp 3 với tôi ),

-Điêu văn Danh, Đức, Nguyễn hoàng Anh, Nguyễn Phước Tường (từ P.Ký về ), Khuýnh, Trượng (hỗn danh là Tạ Trượng, tánh trò nầy hơi lạ, hay ẹo ẹo với mấy trò nữ , mà lúc đó có vụ án Tạ Vinh hạm gạo vừa bị xử bắn , anh em không thích trò nên đặt cho hỗn danh này)

            Quý thầy cô giảng dạy gồm có:

-Triết, Huỳnh văn Thạnh (năm sau thầy bỏ nghề, thi đậu vào cao học Quốc Gia Hành Chánh , ra trường làm ở phủ đặc ủy Công Vụ, Sập tiệm, qua Mỹ theo diện H.O 4, đã từng lật trên năm cuốn lịch trong lao tù Cộng Sản)

-Lớp B: thầy Đỉnh (sau thầy cưới cô Trang, tốt nghiệp cao đẳng mỹ thuật, dạy vẽ cùng trường)

-Pháp Văn: Cô Trần Thành Mỹ (Cô tốt nghiệp quốc gia sư phạm ban 3 năm, về trường dạy sử địa mấy năm trở lại học Đại Học SP học ban Pháp văn)

-Anh Văn: thầy Lê(?) Hữu Thinh dạy được 1 tháng thầy lên đường nhập ngũ cùng khóa 21 Thủ Đức với thầy Tôn Thất Trấn Ninh , Lúc đó thầy dạy Anh văn trong quyển La vie en Amerique, Ngày cuối trong lớp Thầy trò rất quyến luyến bịn rịn chia tay ... Khoảng hơn tháng sau thầy có gửi một lá thư về thăm lớp , Tôi đứng lên đọc cho cả lớp nghe và giữ lá thư nầy cho tới ngày bị cưỡng chiếm, giấy viết thư màu xanh, trên góc trái có in phù hiệu lửa hồng kiếm bạc với 4 chữ Cư An Tư Nguy, chữ thầy viết nắn nót, mực màu xanh, đầy 2 trang. Câu nhập đề Thầy đã viết:

"Nắng gió quân trường đã một phần nào làm phai mờ hình bóng các anh chị ..."

Hè năm đó tôi có lên tận quân trường thăm thầy Thinh và thầy Tôn Thất Trấn Ninh cũng như thăm trò Nguyễn Văn Nô đang học khóa 22 . Hai thầy chắc cũng ngạc nhiên khi được gọi tên thăm (không có nuôi) và người thăm là người học trò cũ từ tỉnh lên (sao lại là học trò nam?)

            Thầy Thinh nhập ngũ, lớp bỏ trống cho tới gần ngày bãi trường, Thầy Hà kim Phước mới phụ trách dạy tiếp mầy tuần. Thầy Phước ở trọ nhà Thầy Bảy Đài.

-Sử, Địa: thầy Nguyễn Thái An;

-Toán: thầy Nguyễn Hữu Thông (ĐHSP Ban Toán SG), dạy được nửa năm thầy cưới vợ, tờ báo xuân Định Hướng của trường năm đó có đăng  chia vui, vợ thầy tên Cúc.Năm sau thầy đổi về trường Nguyễn Đình Chiểu, Mỹ Tho. Hiện thầy đã ghỉ hưu, nhưng vẫn dạy thêm toán, có đời sống tương đối đầy đủ.

-Lý Hóa: thầy Huỳnh Ngọc Côn. Trong kỳ thi đệ nhị lục cá nguyệt thầy đã ra đề thi giống như in đề thi tú tài cuối năm, thầy tốt nghiệp ĐHSP SàiGòn... Sau Thầy bỏ dạy, ra ứng cử và đắc cử Nghị Viên Hội Đồng tỉnh Gò Công, trong chánh phủ Dương Văn Minh thầy là thứ trưởng Bộ Quốc Gia Giáo Dục ...Cũng "nhờ" những chức vụ này, thầy ‘’được’’ CS ưu ái bắt nhốt ngay những ngày đầu của tháng 5.1975, tại khám đường Gò Công và CS gửi thầy ra ‘học’ tận trại tù Vĩnh Phú, hiện định cư ở Mỹ theo diện Ô ĐI GHE.

-Vạn vật: cô Hoàng Thị Phương Thảo, sau niên học nầy cô chuyển về dạy tại trường Gia Long , có nhà riệng ở Ngã Năm Bình Hoà

-Thể dục: thầy Phạm Văn Răng;

-Hiệu trưởng Thầy Phan Văn Huấn,

-Giám thị lớp: cô Ngô Tuyết Lệ.

            Vào đầu niên khóa, mới học được mấy tuần thì các bạn thi rớt trình diện tại phòng tuyển mộ nhập ngũ nằm trong tiểu khu, chỉ cách trường có một con đường mà từ sân trường nhìn qua thấy rất rõ vì chỉ ngăn che bằng một hàng rào kẽm gai, Trò Đặng Kim Định đã rưng lệ khi nhìn thấy người anh ruột là trò Đỉnh vẫy tay từ giã; trong lớp có mấy trò tình nguyện nhập ngũ theo học khóa sĩ quan như trò Trương văn Phò (khóa 21 Thủ Đức) 3 tháng sau có trò Vương Văn Cọp, Nguyễn văn Nô tình nguyện khóa 22...

 

            Mùa Xuân năm này, trường có ra tờ báo Xuân như thường niên, nhưng đặc biệt là do một nhóm học sinh đãm trách, dưới sự hướng dẫn của một giáo sư phụ trách báo chí.

-Đại diện học sinh trường là Trò Trần văn Mươi (Đệ nhất B).

-Phó là trò Ngọc Anh (đệ nhị A 2)

-Nguyễn bá Thoại là Trưởng ban Thể Thao , -Nguyễn Văn Năm (Hổn danh Năm Lửa ) Trưởng ban báo chí , Trương văn Tâm trưởng ban xã hội ...

            Giáo sư hướng dẫn báo chí là thầy Lê Quang Hậu ( ĐH SP Ban Lý Hóa SàiGòn) gốc người Kiến Hòa, hiện định cư tại Úc. Tờ báo năm nầy lấy tên là Định Hướng, tranh bìa do Lynh Uyên vẽ, ban biên tập học sinh gồm 5 người : NH Lynh Uyên ( Nguyễn Văn Năm) , Nguyên Tường Lynh ( Nguyễn Phước Tường ) Wũ Dạ Uyên ( Phan Thành Quang , Phương Tâm ( Trần Văn Tâm ) vàThy Lan Thảo .Lúc tôi mới qua Mỹ, liên lạc được với Tường, tôi đọc báo Gò Công thấy Tường có viết bài và ký tên thật, tôi có hỏi sao không ký Nguyên Tường Lynh( bởi tôi chọn bút hiệu không có ẩn ý nên tưởng bạn mình cũng vậy ) Tường chỉ cười mà không trả lời, 3 tháng sau ngày Tường mất , tôi có dịp nói chuyện với Trần Tới, bạn thân của Tường, tôi mới biết tại sao Tường lấy bút hiệu nầy ( Ôi! kiều nữ Hòa Đồng năm xưa , bây giờ ở đâu ??...!!)

            Tờ báo do  học sinh tự lên Sài Gòn mướn nhà in và tự trình bày( chăm sóc tờ báo tại nhà in là Nguyễn Phước Tường 1 ngày, Thy Lan Thảo 1 tuần vàWũ dạ Uyên 1 tuần). Báo phát hành được coi là thành công rực rỡ ; tôi còn nhớ 7 Thầy trò( có trò Đởm học khóa 7 xin đi theo ôm báo), áo quần thẳng nếp cài nút tay cẩn thận vào ra mắt Trung Tá Tỉnh Trưởng với tờ báo có bản in đặc biệt mà ngay những trang đầu có in hình Trung Tá Tỉnh Trưởng đang ban huấn thị tại sân trường, tôi còn nhớ Trung Tá Xuân lật sơ qua xem và ngỏ ý khen tặng các em học sinh đã làm được tờ báo;  chúng tôi chào từ giả,trên đường ra về, Tường càm ràm :-Ông Tỉnh Trưởng không cho được vài chục ăn hủ tiếu ( trong lúc rất nhiều mạnh thường quân ủng hộ 500$, lúc đó 1 tô hủ tiếu tiệm chú Quây là 4$50, thuốc lá hiệu Ruby 3$ 4 điếu .. ) Thầy Hậu cười mà không ý kiến .

            Ban báo chí bỏ ra mấy ngày mang báo đến bán tại các trường Bán Công Gò Công , Trường Bán Công Hòa Đồng trong không khí sắp tết thật là vui vẻ. Ở trường bán công Võ Tánh Hòa Đồng,hiệu trưởng là cô Cúc rất trẻ ( Trông rất xứng với Thầy Hậu ) nên toán bán báo lưu lại khá lâu, thật vui...

            Cũng trong dịp tất niên năm nầy, Tường có mời ban kích động nhạc The B.O.Y từ Sài Gòn xuống trình diễn tại sân khấu nhà trường thiết lập trước dãy ngang ngay sau cột cờ, ban nhạc nầy gồm có 3 học sinh trường P. Ký là Trần Tới ( Sĩ quan đại đội CTCT, Gò Công, khóa 3/68TĐ )Nguyễn Hạnh Tân ( Tân hiện là nhạc sĩ ở Sacramento, sĩ quan ANQĐ vùng 1,Hạnh đi lấy chồng. bây giờ Tân trở lại với tên cúng cơm là Nguyễn Hữu Tân, thuộc hàng cháu của Ông Hồ Biểu Chánh ), còn 1 tên nửa tôi không  nhớ. Sau ngày trình diễn tại trường, ban nhạc được tỉnh cho phép trình diễn trước phòng thông tin Gò Công 1 đêm được khán giả hoan nghênh nhiệt liệt.

            Trong năm nầy, trong lần tranh giải bóng tròn cuối năm, liên quân đệ nhất do bầu Thoại làm thủ quân đã đá một trận thật là thê thảm ... Gần cuối năm, đám nam sinh còn tại lớp khoảng gần 20 trò, Thoại phải năn nỉ từng trò để cho đủ 11 cầu thủ và chính Thoại đứng Trung Phong ( Coi như bao luôn sân ) Còn lại chỉ còn một vài tay đá được như Ba Trụi , Điêu văn Danh, Khải, Nguyễn Hồng Điệp ....Trong lúc liên quân đệ nhị quá mạnh , và dù Thoại lúc đó là một tuyển thủ xuất sắc của Gò Công nhưng bị kèm quá cứng đành phải ngửa mặt kêu trời .

            Đi sổ điểm danh vẫn là Chú Hai Vũ Đình Lân , báo giờ vẫn là cái chuông từ ngày lập trường treo nơi cây lim trước phòng giám thị, mà có lần dái chuông bị trò nào dấu mất , báo hại chú Hai tìm quá mạng ..., lao công vẫn là chú Bọ .

            Thi tú tài hai năm nầy vẫn mở 2 kỳ, nếu đậu bài viết, thí sinh phải vảo thi vấn đáp môn sinh ngữ chính (Thí sinh tự chép 10 bài trong quyển sách đang học , như anh văn thì trong cuốn "La Vie ..", để trình giám khảo)

            Xong niên học nầy có trò tôi vẫn thường xuyên gặp lại có trò chưa một lần gặp lại ...Giờ đây nơi xứ người tôi cố gắng liên lạc lại được khoảng trên 10 trò tại Mỹ và 3 trò tại Úc .

            Bạn bè học chung khóa 5 trở thành vợ chồng cũng khá nhiều; có Huỳnh Thị Thải ( Ca sĩ Huyền Trinh, ái nữ của Ô.Bà Nam Hòa Lợi ) và Nguyễn Thoại Trì( con trai của Thương Gia Nguyễn thoại Kỳ ở Yên Luông, tình yêu chớm nở từ năm học đệ lục , bây giờ đã có cháu nội ngoại hiện sống tại Úc ; Trần Kim Thăng + Nguyễn (?) Thị Đạt Sống rất nghèo ở xóm Cầu Tàu; Nguyễn văn Long + Võ thị Bạch Yến tuy sinh khác ngày mà chết cùng giờ cùng ngày, nằm cạnh bên nhau; Long là Thiếu Úy,Yến ra đơn vị ở Long Khánh thăm chồng trong những tháng ngày cuối cuộc chiến,Việt Cộng pháo kích, một trái đạn oan nghiệt đã rớt ngay hầm Thiếu úy Long và vợ đang ngủ; Trần văn Mươi+Lê Kim Vun hiện sống ở Gò Công,Nguyễn văn Dư  vợ là Kim Lan, đều tốt nghiệp sư phạm bổ túc. Huỳnh Công Hiệp và Trần thị Điệp hiện còn dạy học tại Tân Tây.

            Anh chị em học chung cấp có Lê thị Hinh ( tam A) và em trai là Lê tấn Hân ( B1) Gốc người Hòa Nghị. Nguyễn thị Cúc ( tam A) và em là Nguyễn Thị Thuận ( B2) Con của Thầy Giáo Tây.Đổ văn Dư ( Thất A) và Đổ văn Quít ( thất B), gốc người Bình Luông Trung, Nguyễn Ngọc Bích ( B1) là em của Nguyễn  Ngọc Vân ( tam A ) là con Thầy Hiệu trưởng .            Khóa 5 nầy phải nói là không thành đạt lắm trong đường học vấn ... Ta thử nhìn xem tổng kết toàn khóa :

            Nha sĩ có trò Nguyễn Thị Thuận ( có phòng mạch tại San Jose ); Đại Học Sư Phạm có trò Nguyễn Thị Hồng, Hồng cũng tốt nghiệp cử nhân Đại Học Khoa Học; Quốc gia hành chánh có trò Trịnh Ngọc Chung , Nguyễn văn Được ( hổn danh là Đông Cung Thái Tử, hầu hết bạn học đều gọi trò là Thái tử và hầu như quên tên Được, sau khi ở tù Cộng Sản về trò nầy ăn chay trường lấy việc hốt thuốc Nam, xem mạch như là một việc giúp đời ) Lý Kim Hoa; cán sự Phú Thọ có trò Ngô văn Thành, Lê văn Ba hiện ở Bình Xuân, Phạm văn Minh ( Đã qua đời tại Bình Ân), Nguyễn văn Tạo ( Tử nạn bên Cù lao lúc làm Phó Ty Công Chánh Gò Công ), Đinh văn Nhân hiện ở cần Giuộc,Nguyễn thị Bạch Mai ở Sài Gòn, ngoài ra có trò Đinh Văn Tân đậu Cao Học tại Đại Học Khoa Học Sai Gòn hiện ở Canada; Đặng kim Định  cử nhân đại học khoa học, dạy học ở Thủ Đức, Lê văn Năng cán sự Bưu Điện, Đổ văn Dư cán sự Điều Dưỡng, vợ qua đời mới tục huyền hiện ở Yên Luông ... Số còn lại lang thang ở các trường Văn Khoa và Luật Khoa, Giáo viên sư phạm 2 năm và sĩ quan Thủ Đức chiếm đa số; Khóa 23 Đà lạt có Trần Công Thu , Võ Văn Ba ( Ba Trụi ) Điêu văn Danh, Phạm văn Tý , Khoá 25 có Nguyễn Văn Được ( Được răng vàng ); mang cấp Đại Úy trước ngày mất Nước chỉ có mấy trò : Võ Văn Ba ( tiểu Đoàn Phó Biệt Động Quân ) Nguyễn Văn Chơi, Chơi trước, hoa tiêu Sư Đoàn 6 không Quân,Trương Văn Phò ( Sĩ quan quan sát phi đoàn chiến tranh điện tử ) Vương Văn Cọp ( tiểu đoàn phó tiểu đoàn Linh Miêu ( Kiến phong) Phan văn Bang, sĩ quan thiết kỵ, Trần Thị Tươi liên đoàn trưởng liên đoàn Sinh Viên Sĩ Quan nữ quân nhân...Theo phía bên kia có Trần Văn Chót, Nguyễn văn Khâu( hổn danh Khâu Lìn ), Đào văn Xuân; Chót nằm xuống không biết đạn do bạn cùng lớp hay cùng trường bắn, Khâu hiện làm ruộng ở Giồng Bà Lẩy, từng tham dự trận đánh Đồn Giồng Đình, trong màu áo Tiểu Đoàn 514 của Việt Cộng, còn Xuân thì không biết tin ( Trò nầy ngồi cạnh tôi suốt 4 năm liền thời đệ nhất cấp ) Tử trận cũng khá nhiều : Ngô Hoàn Toàn, Nguyễn văn Diều, Nguyễn Ngọc Nhứt, Đặng văn Đỉnh, Nguyễn văn Long,Võ hiếu Để,Phạm Ngọc Đắc, Đổ văn Quít, Nguyễn văn Hiệp, Phạm văn Tý...Lao tù cộng Sản đày ra đất Bắc có Võ Văn Ba trại Nghệ An, Trương văn Phò, trại Vĩnh Phú, Nguyễn kỳ Sơn, trại Hà Tây & Nam Hà, Trò Sơn cũng là trò ở tù lâu năm nhất trong khóa 5, với hơn 8 năm ...Chết mất xác có Tý( chiến trường Kampuchia ) và Quít ( Thiết giáp vùng 1)đa số tử trận còn độc thân chỉ trừ có Tý , Đắc và Long là có gia đình. Đắc thời đi học rất bay bướm, đẹp trai, là con trai duy nhất trong nhà, mất Cha, Mẹ có tiệm tạp hóa ở Kiểng Phước. Làm thơ từ năm học đệ tam, có chân trong " Nhóm Thơ 20 Gò Công " Giữa năm đệ nhị vì bất đồng ý kiến đã cùng với Thy Lan Thảo lập ra nhóm thơ " Hoa Tình yêu" gồm có Thanh Dạ Vũ , Wũ Dạ Uyên, Ngô Bạch và Phương Vũ... Đắc tử trận để lại 1 vợ và 1 con gái, mấy năm sau vợ Đắc cũng bị thảm tử vì lửa trong một chuyến xe đò, đứa con gái lớn lên rất xinh đẹp hiện có chồng là Công An biên phòng ở Vàm Láng.

            Ngoài bằng hữu tử trận, số còn lại yên giấc nghìn thu cũng bằng nhiều cách khác nhau :

            Trò Trần thị Mầu ( vợ của Thiếu úy Võ văn Huê) mất năm 1974 vì sinh khó,trò Nguyễn văn Năm,không biết có phải vì hổn danh Năm Lửa mà bị chết vì lửa, Năm đang làm hiệu trưởng trường tiểu học Long Chánh, có nghề tay trái là in lụa, nên thường đi Sai Gòn để mua vật liệu, cuối năm 1990 Năm đón xe trước quán cà phê của người em ruột bên đạo, xe đông và quá chật, Năm ngồi trên một bao cà ròn chất ở đường đi giữa xe, định mệnh đã khiến Năm ngồi trên bao thuốc pháo, Lúc bấy giờ tôi đang ở Sài Gòn,chị tôi nhắn tin cho hay, tôi có vào khu phỏng bệnh viện Chợ Rẩy thăm,nhìn hình tích của Năm thê thảm lắm, da mặt cháy nám loang lỡ, toàn thân băng kín, không còn lông tóc chi cả, 24 Tết tôi có về đưa tiễn Năm vào an táng tại Bình Luông Đông, ngòai vợ chính thức không có con, còn khá nhiều kiều nử năm xưa( đãlén chồng) đến khóc lần cuối trước quan tài. Trần Thị Thủy trên đường đi dạy về ghé qua nhà ba má ở Ao Trường Đua, thấy mệt ngồi xuống bên đường rồi ...đi luôn( 1991),Dương thị Thủy, dạy học trường Tân Niên Trung, đi dạy về quá giang xe với một thầy dạy cùng trường, để rồi quá giang luôn cuộc đời, dỡ dang,sống nghèo nuôi 2 con , con gái lớn mắc bệnh tâm thần nhưng rất đẹp, thằng con trai là loại học sinh cá biệt, trong lần đưa con đi trị bệnh trở về, lại có dẫn theo một bạn trai của con gái cũng bị tâm thần về ngủ tại nhà gần xóm Miễu Bà,Trong căn nhà đối diện với nhà máy xay lúa Lợi Nguyên của Bà Năm Sún, thằng nhỏ trong đêm nỗi cơn vác búa đập đầu Thủy chết và hiếp con gái Thủy ... Ôi ! thảm thương cho cái chết của bạn đồng song .( Tôi có đứng ra quyên góp bạn khóa 5 , chút ít gọi là tấm lòng của bạn cũ gửi về cho Thuỷ lúc còn sống cũng như cho con Thủy sau thảm nạn ) Dương Tấn Út, tốt nghiệp Sư Phạm 2 năm về dạy trường Vàm Láng , sau ngày sập tiệm làm hiệu trưởng , rãnh rỗi đầy xe ba bánh chỡ cá kiếm thêm, Tính Út vui vẽ , có hổn danh là Út Xì từ ngày còn đi học , Lần họp mặt cuối năm của khóa 5 , Út mời anh chị em mùng 3 Tết xuống nhà chơi và được sự đồng ý của các bạn . 27 Tết Út đi chợ Gò Công về bằng xe gắn máy tới sân bay té bất tỉnh chỡ lên Chợ Rẩy ...đã ngưng thở .Trò Thái thị Ngọc, mất vì bệnh ung thư gan tại Pháp ( theo lời kể củangười anh ruột là Anh Thái Ngọc Vàng, nguyên tuyển thủ quốc gia về bóng tròn ). Nguyễn Phước Tường ra đi từ ngày 30.4.1975, Tường bước chân rời khỏi đất Gò Công tại Trung Tâm Thẩm vấn gần lò heo cũ, sau nầy Cộng Sản sử dụng doanh trại nầy làm cơ sở Bảo Vệ Chính Trị, một danh xưng mà hầu hết người của chế độ Sài Gòn nghe đến tên là đã ...lạnh cẳng, Tường xuôi theo dòng kinh đào nầy ra cửa biển Vàm Láng, Tường thành công trong nghề nhiếp ảnh, đã đạt rất nhiều đẳng cấp quốc tế về nhiếp ảnh nghệ thuật, có tiệm chụp hình luôn đông khách tại Sacramento, tiền tài danh vọng đủ đầy, sau chuyến đi Ý tham dự đại hội nhiếp ảnh thế giới trở về thấy trong người không bình thường ... Bác sĩ cho biết bị ung thư gan, 3 tháng sau Tường từ giả cõi đời trong sự thương tiếc của hầu hết bạn bè, theo di chúc , đám tang cử hành đơn giản, phát tang trong vòng 4 tiếng đồng hồ lại nhằm ngày thứ hai, thế mà cả thành phố Sacramento hết cả hoa tươi phúng điếu ...Tường chỉ có một đứa con trai.Thương cho Tường một người con có hiếu, một người bạn rất tốt, một người chồng chung thủy,một người anh cả mẫu mực trong gia đình, không hút thuốc không uống rượu... Sao vội đi Tường ơi !!!

            Bây giờ nơi xứ lạ quê người, ngồi nhớ lại để viết lại quá trình 3 năm học đệ nhị cấp tại trường Gò Công, lòng tôi cảm thấy bùi ngùi xúc động, đã mất hết rồi, một thời tuổi trẻ đã qua đi,Có ai phụ giùm tôi níu lại, một khoảng thời gian hoa mộng, tôi đã gửi cuộc đời trong quân ngũ hết gần 7 năm, và chôn chân trong lao tù Cộng Sản hơn 8 năm,Thúy Kiều sau 15 năm lưu lạc đã sum hợp đủ đầy,còn tôi ... Có ai trả lại giùm tôi khoảng đời đẹp nhất trong đời người đã bị mất mát đó ?! Những thương, những nhớ, buồn vui, thù hận,đã ghi hằn thành những cơn ác mộng,mà hiện tại bây giờ nhiều đêm tỉnh giấc,biết mình đang sống tự do, lòng tôi rất mừng; và  vẫn bận lòng luôn lo nghĩ về quảng đời đã qua ...

            Lần từ giã ra đi, tôi đã đi thăm lại thầy cũ năm xưa, hình ảnh Thầy Đài, tay run nằm trên ghế xích đã làm tôi xúc động thật nhiều,Thầy nói chậm và nhỏ chị Thu Loan , con gái Thầy phải lặp lại tôi mới hiểu,Tôi nắm tay thầy mà không cầm được nước mắt bởi vì tôi biết đây là lần cuối gặp Thầy, tôi đi mấy năm Thầy qua đời .

            Một số Thầy Cô cũ đã vĩnh viễn từ giả cõi đời,một số Thầy Cô đã mấy mươi năm rồi chưa gặp lại, Bây giờ đất lạ quê người còn tìm lại được hơn mười Thầy Cô cũ, đó chẳng phải là niềm vui hiện tại ư? Tôi rất trân quý giữ gìn để được thỉnh thoảng gọi phone, gửi điện thư thăm viếng, cũng như một số Thầy Cô cũ còn ở lại quê nhà, Thời đi học trò nào lại không có lỗi, Bây giờ tóc đã hai màu có trò đã đầy đủ cháu nội ngoại, Những lỗi lầm năm xưa đó xin quý thầy cô có còn nhớ xin hãy bỏ qua cho, riêng với bạn bè, cái nào vui xin giữ lấy làm kỷ niệm, cái nào buồn xin tha thứ và hãy quên đi... ..

            Con đường lưu vong coi bộ còn dài,mong rằng các bạn đồng lớp, đồng trường xưa hãy vui vẻ tìm đến với nhau, để cùng nhau chia sớt những vui buồn trên khắp nẽo đường đất lạ.

            Tôi viết bài nầy lòng tôi nhớ lắm, dĩ nhiên một mình trí nhớ của tôi không thể nào ghi lại đủ đầy trọn ven, rất mong nhận được chỉ dẫn về mọi sơ sót trong từng năm học, cũng như mọi thành đạt hay mất mát của bạn bè ...

 

            Viết tại Kỳ Đà Động, mùa Noel

 

                             Thủy Lan Vy

           

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

 

 



Chỉnh sửa lại bởi thylanthao - 01/Mar/2008 lúc 11:55am
Nếu rêu phong vết hằn theo năm tháng - Thì đời ta chắc cũng lắm rêu phong.
IP IP Logged
Albatros
Newbie
Newbie


Tham gia ngày: 05/Aug/2007
Thành viên: OffLine
Số bài: 15
Quote Albatros Replybullet Gởi ngày: 10/Aug/2007 lúc 8:19am
Anh Thy lan Thao,

Anh nhăc đến Thây Lê hồng Chung làm tôi cũng nhớ đế gia đình bà Mười Cai và cũng là bà hàng xóm của gia đình tôi. Luc đó gia đinh tôi mướn nhà ở sát nhà bà Mười Cai, và tôi luc đó còn nhỏ lại không có anh chị để vòi vỉnh nên thường chạy qua chơi với các anh chị con của bà. Chị Nguyệt lúc đó thỉnh thoảng hay chở tôi trên xe đạp đi xem ciné buổi tối, luc ra về còn dẫn tôi uông nước sinh tố. Chị lúc đó có con ông chủ rạp chiếu bóng Bình An theo đuổi nên thường hay tặng vé chị  nên đi xem ciné không mât tiền. Chi Nguyêt thứ Sáu, chi còn có môt người chi nửa thứ năm tên Thêu cũng đẹp lắm và và cũng được con ông chủ rạp chiếu bóng chiếu cố. Do đó, mỗi lần các chi ra ngoài để xem hát hoặc gặp gỡ con ông chủ rạp đều cho tôi đi tháp tùng. Từ khi chi Nguyệt đi lấy chồng, chị không còn chở tôi di xem hát nửa. Có một lần chi Năm Thêu có dẩn tôi đi chơi ở Trung Lương, nhà của anh Chung, nhà anh Chung vườn rộng lớn lắm và co trồng nhiều mận trái rụng đầy đất không ai thèm lượm. Anh Ba Long và ông Mười Cai làm việc ở Saigon đến gần Têt mới tụ họp về  đầy đủ. Tôi cũng khoái ăn Têt ở nhà bà Mười Cai lắm vì ớ đó vui nhộn, có tổ chức đánh dà dách, bài cào, bầu cua cá cọp. Lúc tôi mới dọn nhà về ở đó, chiều nào chị Nguyệt cũng chở tôi ra ngoài miếng đất "de de " chơi, ngắm ruộng nưóc đầy mạ non rồi đi về. Miếng đất "de de " là tên gọi do chị và tôi đặt ra để chỉ là miếng đất nhỏ bề rộng chừng ba thước, dài chứng sáu thước nằm về phía bên trái bên lộ trên đường đi cầu Sơn Qui, cách nhà chừng ba cây số. Sau nầy khi tôi dời nhà đi ơ chổ khác, bà Mười Cai dọn đi ở Sàigòn nên tôi cũng không còn liên lạc với họ; nhưng tôi vẫn còn giử những kỹ niệm củ của thời xa xưa.


IP IP Logged
Albatros
Newbie
Newbie


Tham gia ngày: 05/Aug/2007
Thành viên: OffLine
Số bài: 15
Quote Albatros Replybullet Gởi ngày: 10/Aug/2007 lúc 12:29pm
Anh Thy lan Thao,

Ở đâu anh có tin tức về chị Thái thị ngọc hay quá vậy? Hồi còn ở Vietnam tôi hay đên mua báo Paris Match và bản nhac. Tôi chỉ biết chị như vậy thôi chớ không quen chi. Không ngờ bây giờ chị đã ra người thiên cổ.
IP IP Logged
thylanthao
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 02/Jun/2007
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 1051
Quote thylanthao Replybullet Gởi ngày: 10/Aug/2007 lúc 9:56pm
ANH vÀNG LÀ CẦU THỦ QUỐC GIA, TRƯỚC O BÊN CALI/BAY GIỜ VỀ vn RỒI.bÀ tHÁI nGỌC LÀ DONG PHẠM đĂNG( RAT TIEC MAY CUA TOI HU CHUÁ UA, MAY CON TOI DANH CHU vIET KHONG CO DAU)dONG pHAM DANG CUNG QUE VOI TOI, TOI VAN THUONG LIEN LAC. cHI tHEU LA CHI YEN nGA( CHET0 cHI nGUYET VOÌ  DUA CON TRAI HIÉN ONG VOI BA mUOI CAI V EM GAI LA  aNH.O CAU CHU Y DUONG tRAN VAN THANH( TOI CO DIA CHI) nHU VAY CO PHAI aNH LA CON  ONG tOA y. TIEC QUA DANH MAY KHO KHAN HEN  THU  SAU
Nếu rêu phong vết hằn theo năm tháng - Thì đời ta chắc cũng lắm rêu phong.
IP IP Logged
Albatros
Newbie
Newbie


Tham gia ngày: 05/Aug/2007
Thành viên: OffLine
Số bài: 15
Quote Albatros Replybullet Gởi ngày: 11/Aug/2007 lúc 4:13am
Anh Thy lan Thao,

Rât vui nhân được tin tức của những người củ; Tôi không phải là con Ông Tòa Ý, nhà tôi mướn luc đó ở giửa nhà Ông tòa Ý và nhà bà Mười Cai, ba tôi là nhân viên của ông tòa Y, hay nói đúng ra là nhà ông Bảy Ẩn sau nầy dọn về Vỉnh Long và cho mướn nhà của mình. Anh nhắc tôi mới nhớ tên thật của chi Thêu , tôi cũng biết mà lâu ngày quá tôi cũng quên mât. Chi Ánh là người đã dạy kèm tôi hè năm đệ thất lên đệ lục, tánh tình nóng naỷ giống con trai ; co lần chị không đồng ý tôi về chuyện gì đó, chị rượt tôi đánh, làm tôi chạy vòng vòng. Tôi co nghe em gái tôi ở Vietnam nói lại là chi Nga mất rồi, không biết ở đâu nó có tin dó. Bà Mười Cai còn sống thì bây giờ cũng 90 tuỗi hoặc hơn vì khi tôi học dệ lục bà cũng khoãng 60 rồi. Anh cho tôi địa chỉ chị Nguyệt để tôi gởi thơ thăm họ, nếu có email càng tốt. Cám ơn anh trước.
IP IP Logged
thylanthao
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 02/Jun/2007
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 1051
Quote thylanthao Replybullet Gởi ngày: 11/Aug/2007 lúc 1:55pm
Ánh là nhân viên phủ ĐU T Ư T B( Khốí sinh viên vụ) hiện đờn cho mấy phòng tra Sa i gòn.
Đổ thị Nguyệt39/1Trần văn Thành
Quận 8 Th/Phố HCM
Nếu rêu phong vết hằn theo năm tháng - Thì đời ta chắc cũng lắm rêu phong.
IP IP Logged
Albatros
Newbie
Newbie


Tham gia ngày: 05/Aug/2007
Thành viên: OffLine
Số bài: 15
Quote Albatros Replybullet Gởi ngày: 11/Aug/2007 lúc 2:15pm
Cám ơn anh ThylanThao nhiều lắm, anh còn giử được liên lạc với mấy người củ. Chị Ánh hồi còn học Trung Học đã tập dợt cho các chị múa nón tại nhá chắc cho buổi lể phát thưởng, máu văn nghệ đã có từ đó. Tôí ẽ viết thơ thăm chị Nguyệt. Chúc anh một cuối tuần vui vẻ.
IP IP Logged
Albatros
Newbie
Newbie


Tham gia ngày: 05/Aug/2007
Thành viên: OffLine
Số bài: 15
Quote Albatros Replybullet Gởi ngày: 23/Aug/2007 lúc 3:24pm
Anh Thy lan Thao,
Anh nhắc đến ban nhạc BOY làm tôi cũng nhớ đến kỹ niệm củ lúc học lớp Đệ Ngũ. Lúc đó tôi còn nhỏ nên cũng không biết tại sao có ban nhạc đến chơi trong sân trường THGC. Vào dịp gần Têt, thầy cô đều dễ dãi cho phép học trò muốn đi ra ngoài thì đi, tôi thấy các lớp lớn Đệ Nhị, Đệ Nhứt co tổ chức văn nghệ có ban nhạc rình rang coi xôm tụ lắm nên cũng lần mò đến xem. Nếu tôi nhớ không lầm, có chi Huệ lúc đó hay ca những bản nhạc Pháp như : La leçon de twist, Souvenirs souvenirs, Tinh yêu thủy thủ... Thấy tôi đứng lấp ló ngoài cửa, mấy anh chị ngoăt tôi vô cho ngồi chung và cho ăn mứt, hạt dưa uống nước cam làm tôi sung sướng lắm. Tôi phục lăn các anh chị có máu văn nghệ, biết chơi đàn và biết hát nửa, tôi nghĩ  có lẽ khi tôi lớn lên hoc đệ nhứt, đệ nhị tôi cũng sẽ giống các anh chị cũng tham gia văn nghệ như anh chị. Không hiểu sao năm đó phong trào văn nghệ bùng phát mạnh ở trường THGC. Sau đó tôi cũng có xem chương trình văn nghệ tại sân trường, tôi khoái nhứt là màn hài kịch ...nhổ răng không đau. Sân trường lúc đó ngập tràn không khí Tết, vui vẻ không thể tả dược. Nhưng những năm sau đó thì chẳng còn gì hết, chẳng có văn nghệ hoặc báo Xuân. Chỉ sau nầy co chương trình Phát triển Sinh Hoạt học đường, co cắm trại ca hát được khoảng hai năm rồi dẹp luôn. Cho đến bây giờ tôi mới biết là anh Tường đã mời ban nhạc BOY từ Saigon đến chơi.
IP IP Logged
Albatros
Newbie
Newbie


Tham gia ngày: 05/Aug/2007
Thành viên: OffLine
Số bài: 15
Quote Albatros Replybullet Gởi ngày: 07/Jan/2008 lúc 4:41pm
Anh Thy lan Thao,

Nhờ anh tôi đả liên lạc được với chi Nguyệt, nhưng chị ấy lại thắc mắc không biết anh là ai mà lại biết rõ gia đình của chị, anh có thể cho biết tìm đâu ra tin tức đó? Anh có quen với chị Nguyệt khoảng thời gian đó? Tôi nghĩ anh có thể học cùng khóa với chị hoặc sau chi một khóa. Bà Mười Cai bây giờ 99 tuổi rồi, chỉ yếu đi nhưng vẩn còn sáng suốt và cũng vẫn còn nhớ đến tôi. Tôi cũng mới vừa điện thoại thăm chị, nhắc nhở nhựng kỹ niệm thời thơ âu, thuở còn đi hái bần dọc bờ rạch cuối xóm Cầu Tàu, vừa đi vừa ca:
    Bần chua ngon ghê cùng nhau xông pha lên đường,
    Kiếm xuồng bơi xuống
    Ta nguyền đồng lòng thẳng bơi ra sông
    Cùng nhau, leo tuốt cây bần
 Nhà Bà Ngoại chi Nguyệt cũng ở đó, ở một mình, nên khi nào đến thăm cũng đảo một vòng hái bần. Bà Mười Cai là một người nội trợ đảm đang, làm mắm tôm chà, mắm tôm chua, pâté ngon số một ỏ Gòcông. Tôi lúc đó mới học đến lớp Nhì, chị hoc lớp Đệ Ngủ
IP IP Logged
thylanthao
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 02/Jun/2007
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 1051
Quote thylanthao Replybullet Gởi ngày: 07/Jan/2008 lúc 7:09pm
ChịNguyệt học khoả 3  tôi học khoạ  5/ Thuở nhỏ tôi thương chơi đá cầu với chị Nguyệt.Hôm trươc tôi cũng có cho phủ đặc ủy địa chỉ cuẩ Á nh. Nhưng Ánh từ chối không nhận
Nếu rêu phong vết hằn theo năm tháng - Thì đời ta chắc cũng lắm rêu phong.
IP IP Logged
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.141 seconds.