Bài mới Thành viên Lịch Tìm kiếm Hỏi/Đáp | |
Ghi danh Đăng nhập |
Chuyện Linh Tinh | |
Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh |
Chủ đề: Hệ thống TiềnTệ-N.Hàng-K.Tế-ChínhTrị | |
<< phần trước Trang of 9 phần sau >> |
Người gởi | Nội dung | |||||
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 19/Sep/2010 lúc 8:27pm | |||||
Mời đọc chơi !
Chỉ là tiên đoán thôi mà !
mk
(TNTS) Tạp chí danh tiếng Forbes, Mỹ, vừa đưa ra những dự đoán về những đổi thay trong thập niên 2010. Đây là những dự đoán thú vị và có thể gây tranh cãi. Chủ nghĩa vị lai ưu tiên những người dũng cảm: Hãy nhìn xa hơn vài thập kỷ, như nhà văn George Orwell đã làm trong cuốn tiểu thuyết 1984 (được xuất bản lần đầu vào năm 1949). Hay Arthur C.Clarke với tiểu thuyết 2001 (xuất bản lần đầu năm 1968). Vì bối cảnh là tương lai nên các nhà phê bình sẽ “tha thứ” cho những sai sót của bạn. Forbes tiến hành một thử nghiệm với những tiêu chuẩn khó hơn: Dự đoán một tương lai ngay trong tầm tay. “Tầm nhìn” của Forbes dựa trên các dữ liệu thật và sự kiện, tuy họ có thêm vào một vài ý tưởng từ những tiểu thuyết khoa học viễn tưởng. Độc giả có thể vào trang Forbes.com/2020 để bình luận và bình chọn cho sự kiện mà họ cho rằng có khả năng xảy ra nhất. Như Malcom Forbes đã nói: “Đúng một nửa thời gian còn hơn lúc nào cũng đúng”. 2011
Tài chính/Kinh tế: Bernie Madoff bị phát hiện treo cổ trong nhà giam. Những người canh ngục sẽ không loại trừ khả năng Madoff bị giết hại. Xã hội/Môi trường: Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc - Ban Ki Moon, đến bệnh viện Cairo, Ai Cập, để đón chào sự ra đời của đứa trẻ thứ 7 tỉ của thế giới, đồng thời tuyên bố dự án Bình đẳng giới của thập niên. Công nghệ: Các nhà khoa học Nga phát hiện mạng do thám khổng lồ của Mỹ/Israel. Công nghệ: Xe hơi bay của hãng máy bay Terrafugia được rao bán với giá 200.000 USD.
2012 Chính trị: Nhóm nổi dậy Hồi giáo Al Shabab lên nắm quyền ở Somalia, áp đặt luật Sharia (một bộ luật thiêng của đạo Hồi), tiếp quản hoạt động cướp biển ở vịnh Aden. Năng lượng: Giá dầu tăng vọt sau khi Israel tấn công những cơ sở hạt nhân của Iran. Tổng thống Iran Ahamdinejad đe dọa phong tỏa eo biển Hormuz. Tài chính/Kinh tế: IPO của Facebook đạt 40 tỉ USD. Giá trị tài sản của nhà sáng lập Facebook - Mark Zuckerberg, sẽ là 10 tỉ USD. Xã hội/Môi trường: Người bị cụt chân đầu tiên được phép tham gia thi chạy 400 mét tại Thế vận hội mùa hè London và về thứ tư. Công nghệ: Bộ Tư pháp Mỹ điều tra vụ Apple độc quyền thị trường máy vi tính cảm ứng. Sức khỏe: Bệnh lao kháng mọi loại thuốc, mang tính lây nhiễm được phát hiện ở trẻ em ở Mexico City, sau đó lan sang Texas, Guatemala, Brazil. Biên giới Mỹ - Mexico bị đóng. 2013 Tài chính/Kinh tế: Chỉ số Down Jones mất 4.000 điểm trong vài phút, gây nên vụ Flash Crash lần thứ 3. Quốc hội Mỹ ra lệnh cấm buôn bán cường độ cao. Sức khỏe: Tổ chức bảo hiểm y tế Blue Cross Blue Shield trở thành nhà bảo hiểm đầu tiên hoàn tiền cho việc xác định trình tự ADN. 2014 Chính trị: Khủng hoảng tên lửa ở Khartoum: Trung Quốc triển khai tên lửa đạn đạo tầm xa ở Sudan, được Đội quân giải phóng nhân dân bảo vệ. Tài chính/Kinh tế: Ông vua hàng hóa của Ấn Độ - Mukesh Ambani, đứng đầu danh sách Những người giàu nhất của Forbes với 62 tỉ USD. Cựu số một Carlos Slim bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng chính trị, tài chính ở Mexico. Xã hội/Môi trường: Cá ngừ vây xanh tuyệt chủng. Tập đoàn Mitsubishi bán cá ngừ dự trữ đông lạnh với giá cao gấp 10 lần. Công nghệ: Lực lượng hải quân triển khai hàng chục ngàn áo giáp HULC3 cho binh lính ở Afghanistan. Bộ áo giáp của Công ty vũ khí Lockheed Martin tăng cường độ bền và sức chịu đựng. Sức khỏe: Pfizer - hãng dược lớn nhất thế giới, chia thành 5 công ty nhỏ hơn.
2015 Năng lượng: Đức - Algeria đi tiên phong với dự án Desertec trị giá 500 tỉ USD nhằm lắp đặt hệ thống thu ánh sáng để sản xuất năng lượng mặt trời ở vùng sa mạc, được tiến hành ở Bắc Phi. Xã hội/Môi trường: Bangladesh yêu cầu khoản vay 8 tỉ USD từ Ngân hàng Thế giới để rửa mặn nước do nước biển dâng làm ô nhiễm nguồn nước sạch. Sức khỏe: Vận động viên bóng rổ tự do Lebron James trở về đội Cleveland Cavaliers. 2016 Chính trị: Lần đầu tiên bầu cử Tổng thống Mỹ áp dụng phương pháp bầu qua mạng, chiếm 7% số phiếu. Các cáo buộc gian lận lan rộng. Chính trị: New York bầu Chelsea Clinton vào Thượng viện Mỹ. Chelsea trở thành người đầu tiên giữ chức này khi mang thai. Năng lượng: Lò phản ứng hạt nhân mới của Mỹ ở Georgia đi vào hoạt động, lần đầu tiên sau tai nạn hạt nhân Three Mile Island vào năm 1979. Ngành công nghiệp tung hô “phục hưng hạt nhân”. Xã hội/Môi trường: Thịt không qua giết mổ - được phát triển trong phòng thí nghiệm - bày bán với giá 10 USD/pound (gần bằng 0,5 kg), có vị như thịt gà. Công nghệ: Trang trại ảo đầu tiên của Mỹ mở cửa ở bang South Carolina. Công nhân lương thấp làm những việc như bảo vệ, thu hoạch vàng trong các trò chơi trực tuyến. 2017 Năng lượng: Giá của ethanol làm từ cỏ switchgr*** rẻ hơn xăng, không cần đến cả trợ giá của chính phủ. Tài chính/Kinh tế: Số tiền đóng góp cho Đại học Harvard tăng gấp đôi trong vòng 7 năm, lên đến 50 tỉ USD. Học phí được miễn nhằm thu hút sinh viên hàng đầu từ Trung Quốc. Sức khỏe: Hai phụ nữ Úc thụ tinh đứa trẻ đầu tiên mà không cần người đàn ông. Họ dùng tinh trùng nhân tạo nuôi cấy từ tế bào gốc của một trong hai người phụ nữ. 2018 Chính trị: Binh đoàn cuối cùng rời khỏi Afghanistan. Cuộc chiến trên bộ dài nhất trong lịch sử nước Mỹ chính thức chấm dứt. Taliban và Mỹ tuyên bố chiến thắng. Tài chính/Kinh tế: Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ cuối cùng cũng dưới 7%. Công nghệ: Tàu nhanh nhất thế giới đi từ Bắc Kinh đến Paris, phá vỡ kỷ lục 483 km/giờ. 2019 Năng lượng: Những thí nghiệm phản ứng tổng hợp hạt nhân với quy mô lớn được bắt đầu tại Pháp, gợi nên hy vọng mới về nguồn năng lượng sạch vô tận. Xã hội/Môi trường: Trung Quốc - đối mặt với tình trạng thiếu phụ nữ trầm trọng - hợp thức hóa hôn nhân đồng tính. Công nghệ: Steve Jobs nghỉ hưu, hứa sẽ tặng 50 tỉ USD cho quỹ từ thiện Gates Foundation. Jonathan Ive trở thành CEO mới của Apple. Sức khỏe: Tuổi thọ trung bình của người Mỹ giảm lần đầu tiên sau một thế kỷ. Các bác sĩ đổ lỗi cho tỷ lệ béo phì 55%. 2020 Chính trị: Những người đạo Hồi rời bỏ quốc đảo Maldives đang chìm để đến Sri Lanka, gây nên bạo động tôn giáo. Các đội quân Liên Hiệp Quốc được huy động. Tổ chức môi trường phi chính phủ Greenpeace tuyên bố sự khởi đầu của “chiến tranh khí hậu”. Tài chính/Kinh tế: Doanh số của chuỗi bách hóa Wal-Mart vượt mức 1 nghìn tỉ USD, cho thấy sự bành trướng thành công của Ấn Độ và Brazil. Lúc này Wal-Mart có 5 triệu nhân viên trên toàn cầu. Công nghệ: Tàu không gian tư nhân đầu tiên đưa 6 người đàn ông và 2 người phụ nữ lên mặt trăng. Hãng Virgin Galatic bán vé với giá 200 triệu USD/vé. Sức khỏe: FDA (Cục Quản lý thực phẩm và thuốc của Mỹ) đồng ý sử dụng robot thông minh trong phẫu thuật loại bỏ khối u. Tỷ lệ chữa khỏi tăng 20% trong một số trường hợp. Hoàng Trần - Bảo Quyên |
||||||
mk
|
||||||
IP Logged | ||||||
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 01/Oct/2010 lúc 8:55pm | |||||
10 Nước Tạo Ra Nguy Cơ Lớn Nhất cho Trung Quốc30/09/2010
Dịch giả: La Khắc Hoàn
LTS: Chúng tôi giới thiệu nội dung một bài viết trên http://www.cnfol.com, một trang Web của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ở tỉnh Phúc Kiến, được nhiều hãng truyền thông của Đảng Cộng sản Trung Quốc bảo trợ. Trích dịch từ bản được lưu giữ trong Blog cá nhân là một dịch giả người Nga. SỐ 10: PHILIPPINE: - Nguy cơ: 7 điểm - Thực lực: 4 điểm - Tổng điểm: 5,5 điểm - Bằng chứng: Người Mỹ đã giải phóng Philippine. Hiện nay Philippine là đồng minh trung thành nhất của Mỹ ở Đông – Nam châu Á. Ngoài ra, Philippine chưa bao giờ từ bỏ ý đồ giành lại các hòn đảo phía Nam của Trung Hoa, họ liên tục chiếm đóng một phần quần đảo Hoàng Sa. Súng đạn của Philippine thường xuyên bắn vào ngư dân Trung Quốc, cờ của Philippines lúc nào cũng bay phấp phới trên lãnh thổ Trung Hoa. Philippine là đất nước mà trung Hoa chưa bao giờ dám coi thường. Những đảo Trường Sa hay Hoàng Sa là một quần đảo nằm ở phía tây – nam của Biển Nam Trung Hoa (Việt Nam gọi là “Biển Đông”), gồm hàng 100 đảo nhỏ, bãi san hô, đá ngầm, tổng diện tích của chúng không dưới 5km2. Diện tích chung của toàn khu vực lên tới trên 400 nghìn km2, điểm trung tâm của khu vực này cách các đảo Palawan và Kalimantan 400 km, cách bờ biển Việt Nam 500 km và cách đảo Hải Nam của Trung Quốc 1000km. Lãnh thổ của các đảo này này lúc nào cũng là đối tượng tranh chấp trực tiếp của 6 quốc gia Trung Quốc, Việt Nam, Malaisia, Philippine và Brunei
- Nguy cơ: 7 điểm - Thực lực: 5 điểm - Tổng điểm: 6 điểm - Bằng chứng: Mỗi khi nhớ lại cuộc nổi loạn của người Trung Quốc (vào những năm 60 của thế kỷ XX, dưới khẩu hiệu đấu tranh chống c ác phần từ cực đoan đỏ, ở Indonesia đã diễn ra nạn diệt chủng với Hoa kiều, để phản đối, người Trung Hoa đã tổ chức những cuộc xuống đường mang tính đại chúng rất rầm rộ và họ từng bị đàn áp một cách dã man.- Chú thích của dịch giả người Nga), bao giờ người ta cũng nghĩ tới cảnh các cửa hàng Trung Quốc bị dân Indonesia cướt bóc, những phụ nữ Trung Quốc bị cưỡng hiếp, những người họ hàng Trung Hoa bị đánh đập giống như súc vật trong lò mổ. Tất nhiên chính phủ Trung Quốc không thể bày tỏ công khai những gì sục sôi trong tình cảm của người dân. Indonesia là đất nước đông dân nhất vùng Đông – Nam châu Á (thống kê dân số đến năm 2008, Indonesia có trên 235 triệu người), phạm vi ảnh hưởng của Indonesia vô cùng rộng lớn và đại đa số dân cư ở đây đều không có thiện cảm với người Trung Hoa, nhưng đất nước này lại chưa được văn minh hoá đến cùng, và đây chính là nguyên nhân tạo ra nguy cơ lớn đối với Trung Quốc ở Đông – Nam châu Á.
- Nguy cơ: 7 điểm - Thực lực: 6 điểm - Tổng điểm: 6,5 điểm - Bằng chứng: Australia là đại bản doanh phương Nam – cơ quan đầu não của quân đội Mỹ ở khu vực châu Á – Thái Bìng Dương (ATP). Australia ở phía Nam, Nhật Bản ở phía Bắc làm thành đường vòng cung kẹp chặt Trung Quốc vào giữa. Nước này là đồng minh trung thành của Mỹ, sẵn sàng chia sẻ các giá trị Mỹ và nhân loại. Sự tồn tại của Australia là trở ngại lớn cho sự phát triển của Trung Quốc ở châu Á – Thái Bình Dương. Trong những năm gần đây, Mỹ ngày càng cho phép Australia can dự nhiều hơn vào những công việc xa lạ, mà tình huống ở Đông Timor là ví dụ tiêu biểu. Đông Timor (Timor – Leste) là quốc gia thuộc Đông – Nam châu Á, bao gồm nửa phía đông của đảo Timor, những đảo lân cận của Atauro, Jaco và Oecussi – Ambeno, cùng một phần nằm ở tây bắc của đảo, trong Tây Timor của Indonesia. Những va chạm bắt đầu xẩy ra vào ngày 16 tháng 3 năm 2006 giữa những cựu binh phục vụ trong quân đội với lực lượng cảnh sát, về sau ngày càng trở nên căng thẳng, rồi dẫn tới những vụ nổ súng khắp nơi, làm sụp đổ cả chính quyền, cơ quan an ninh, gây nên tình trạng tội phạm và bạo loạn tràn lan. Nhờ có lực lượng gìn giữ hoà bình từ Australia, New Zealand, Malaisia, Thổ Nhĩ Kỳ và nhiều nước khác, trật tự mới được vãn hồi, nhưng tình hình Đông Timor cho đến nay vẫn luôn luôn căng thẳng.
- Nguy c ơ: 8 điểm - Thực lực: 5 điểm - Tổng điểm: 6,5 điểm - Bằng chứng: Tuy có 1000 năm Bắc thuộc bị Trung Hoa đô hộ và hàng 100 năm nay vẫn tiếp tục làm chư hầu của Trung Quốc, được Trung Quốc bảo trợ, nhưng Việt Nam lúc nào cũng nhìn đất nước này qua rãnh ngắm của điểm xạ kích. Tóm lại, Việt Nam nhận vũ khí, lương thực, thực phẩm do Trung Quốc trợ giúp, nhưng khi Trung Quốc trở mặt, lương thực ấy, vũ khí ấy được sử dụng để đánh lại người lính Trung Quốc. Việt Nam hiện chiếm giữ quá nửa quần đảo Trường Sa. Những tranh chấp về chủ quyền trên Vịnh Bắc bộ khiến quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc trở nên căng thẳng. Dọc biên giới đường bộ giữa Trung Quốc và Việt Nam cũng chưa có lúc nào được bình yên.
- Nguy cơ: 7 điểm - Thực lực: 7 điểm - Tổng điểm: 7 điểm - Bằng chứng: Nam Triều Tiên (Hàn Quốc) chỉ mới có quan hệ ngoại giao với Trung Quốc trong vòng 10 năm nay. Đây là đất nước có nền kinh tế phát triển, có trình độ văn hoá cao và thường xuyên xung đột với Trung Hoa. Có thời Nam Triều Tiên bị Trung Quốc xâm lược, trở thành một phần của Trung Quốc, có thời hoà hiếu với Trung Quốc. Rất may là Trung Quốc giữ được Bắc Triều Tiên ở vị trí đối kháng với Nam Triều Tiên, và Nam Triều Tiên cũng chưa có đủ thực lực để chống lại Trung Quốc. Nhưng là đồng minh thân cận của Mỹ, chẳng hiểu Hàn Quốc đang trù định, ấp ủ những kế hoạch gì trong mối quan hệ với Trung Quốc. Và nếu bán đảo triều Tiên thống nhất, thì sự thống nhất ấy liệu sẽ phương hại cho Trung Quốc như thế nào. Liệu Nam Triều Tiên có tấn công Trung Quốc hay không và họ sẽ tấn công như thế nào?
- Nguy cơ: 9 điểm - Thực lực: 7 điểm - Tổng điểm: 8 điểm - Bằng chứng: Từ khi chế tạo được vũ khí hạt nân, Ấn Độ có tham vọng trở thành một cường quốc. Cho đến nay, nước này vẫn thèm thuồng nhòm ngó vùng Tây Tạng và vẫn tiếp tục chiếm đóng một phần lãnh thổ của Trung Quốc. Đồng thời, Ấn Độ còn muốn giành giật vai trò quan trọng của một cường quốc tại vùng biển Nam Trung Hoa và có ý đồ chia cắt vùng biển thuộc lãnh thổ của nước láng giềng thành nhiều phần nhỏ. Trước một cường quốc hạt nhân, một Ấn Độ tham lam 100%, liệu Trung Quốc có cần đề phòng?
- Nguy cơ: 7 điểm - Sức mạnh thực tế: 10 điểm - Tổng điểm: 8,5 điểm - Bằng chứng: Mỹ đích thị là một cường quốc đứng cao hơn tất cả các nước còn lại, là “anh cả của phe tư bản” (tương đương với danh hiệu “anh cả Liên Xô” trước kia trong phe xã hội chủ nghĩa), là “sen đầm quốc tế” có tham vọng quay lại “thời hoàng kim xưa kia”. Mỹ đối nghịch với Trung Quốc. Mỹ có hệ thống xã hội dân chủ hoàn thiện nhất thế giới, có quân đội hùng mạnh và một nền kinh tế phát triển nhất thế giới, là quốc gia thống trị toàn cầu. Vấn đề Đài Loan vốn đã là vấn đề thường xuyên gây ra mối bất hoà giữa Mỹ và Trung Quốc, lại thêm sự níu kéo của các lợi ích kinh tế, quan hệ giữa hai nước ngày càng trở nên phức tạp. Câu thần chú quen thuộc của Mỹ với Trung Quốc: “vừa chơi, vừa kìm hãm”. Đối diện với “hoàng đế – bá quyền”, Trung Quốc phải lựa chọn cách ứng xử thế nào?
- Nguy cơ: 10 điểm - Sức mạnh thực tế: 8 điểm - Tổng điểm: 9 điểm - Bằng chứng: Xưa kia, Trung Hoa là đế quốc hùng mạnh nhất thế giới. . Nhưng một nước vô liêm sỉ khác đã chiếm đoạt của Trung Quốc những vùng lãnh thổ rộng lớn. Cái nước vô liêm sỉ ấy chính là Nga. Người ta chẳng coi nền kinh tế của Nga ra gì. Nhưng đó là lại đất nước có lực lượng vũ trang quân sự hùng hậu mà không một ai dám coi thường. Nga khi thì xích lại gần Trung Quốc, lúc lại bỏ lơi Trung Hoa để bắt tay với châu Âu và Mỹ. Điều đó chứng tỏ, trong bất kỳ tình huống nào, Nga cũng muốn tìm cho mình phần lợi ích tối đa. Nga là đất nước đáng sợ nhất. Liệu Nga rồi sẽ cất cánh bay cao hay bị suy thoái? Liệu còn bao nhiêu thứ mâu thuẫn, xung đột vẫn còn giữ nguyên vẹn dọc theo tuyến biên giới dài vô tận giữa Nga và Trung Quốc?
- Nguy cơ: 10 điểm - Sức mạnh thực tế: 9 điểm - Tổng điểm: 9,5 điểm - Bằng chứng:Trung Quốc và Nhật Bản là những quốc gia mà ở đó, sự thù nghich và tình hữu nghị lúc nào cũng bện kết vào nhau, những quốc gia từng bao đời khinh miệt lẫn nhau. Đó là những quốc gia có thứ văn tự rất giống nhau, mỗi khi nghĩ về nhau, người ta đồng thời vừa thấy hân hoan, lại vừa thấy lộn mửa. Nền kinh tế của Nhật Bản rất phát triển, sức mạnh quân sự của Nhật Bản sẵn sàng ứng phó với tất cả. Trong một quãng thời gian cực ngắn, Nhật hoàn toàn dư sức chế tạo ra vũ khí hạt nhân! Ngay từ những năm 70 của thế kỷ trước, bí mật vũ khí nguyên tử của Mỹ bị đánh cắp, mọi người ở thế hệ ấy đều nghĩ, thủ phạm vụ trộm cắp này không phải là Liên Xô, mà là người Nhật, nhưng Mỹ chưa bao giờ dám trách cứ, hay than phiền người Nhật về vụ ấy. Hiện nay Nhật Bản có vũ khí hạt nhân hay không? Đó là cả một vấn đề lớn. Liệu kinh tế có thể trở thành mắt xích bện kết Trung Quốc với Nhật Bản hay không và cần phải giải quyết vấn đề về sự thù hận giữa hai dân tộc thế nào? Hàng nghìn năm nay, người Nhật là bầy sói nhìn Trung Quốc một cách thèm thuồng, không ngừng la hét phải xâm lược và tiêu diệt dân Trung Hoa, dời thủ đô về Bắc Kinh, chinh phục châu Á, ước mơ xây dựng một “khu Đông Á thịnh vượng”. Thời chiến tranh thế giới lần thứ II, Nhật Bản ra sức tuyên truyền khẩu hiệu “Châu Á của người châu Á” và tuyên bố sẽ giải phóng các dân tộc châu Á thoát khỏi ách đô hộ của chủ nghĩa thuộc địa chấu Âu, trước hết là của Anh và Pháp. Nhưng cuộc đấu tranh với chủ nghĩa thuộc địa phương Tây luôn luôn gắn liền với chủ nghĩa phân biệt chủng tộc vô cùng tàn độc của chính người Nhật. Vụ thảm sát Nam Kinh năm 1937 và cũng như việc tập trung phụ nữ của các nước lệ thuộc Nhật để thành lập cái gọi là “những tiểu đoàn thư giãn” (“confort bataillon”) là ví dụ tiêu biểu.
- Nguy cơ: 10 điểm - Sức mạnh thực tế: 10 điểm - Tổng điểm: 10 điểm - Bằng chứng: Trung Quốc bị ai đánh bại trong hai cuộc chiến tranh nha phiến (hai cuộc chiến tranh do Anh và Pháp châm ngòi chống lại đế quốc Trung Hoa, cuộc thứ nhất: 1840 – 1842, cuộc thứ hai: 1856 – 1860)? Người Anh chăng? Hay Trung Quốc tự làm cho mình thất bại? Trong cuộc chiến tranh Trung – Nhật 1894 – 1895, chẳng phải Trung Quốc đã đả bại chính mình hay sao? Nào, người Nhật hay người Trung Quốc? Vì sao trong thời kỳ chiến tranh, Nhật có thể chiếm một vùng lãnh thổ rộng cả đất đai của Trung Quốc? Lịch sử chứng tỏ, Trung Quốc bao giờ cũng là kẻ thù của chính mình! Hành động điên khùng của những phần tử theo chủ nghĩa dân tộc – ly khai, vị trí của Ban – Thiền Đạt Lai Lạt Ma. Thêm vào đó là vấn đề eo biển Đài Loan, những tư tưởng được tuyên truyền, nhồi sọ cho dân chúng từ các đời Tổng thống Tưởng Giới Thạch, Lý Đăng Huy, Trần Thuỷ Biển. Ở Đài Loan vẫn còn nhiền phần tử ly khai muốn dựng một bức trường thành ngăn cách con cháu với đất mẹ đại lục. Bọn tham nhũng và quan chức biển thủ công quỹ ngày càng ngông cuồng, những khối tài sản khổng lồ của quốc gia bị ăn cắp, ăn cướp trắng trợn, nạn mua bán quan chức ở cả những vị trí chóp bu, những hành vi đồi bại của lũ người ấy, tiền của chiếm đoạt của nhân dân được chuyển ra nước ngoài với khối lượng khổng lồ vượt quá sức tưởng tượng của con người. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, trong vòng 20 năm, từ khi thực hiện chính sách “mở cửa” vào năm 1984 cho đến nay đã có trên 6000 quan chức cao cấp và đại diện của chính quyền ăn cắp, tham ô công quỹ, tài sản của nhân dân và đất nước hơn 1 nghìn 400 tỉ nhân dân tệ (gần 200 tỉ đô la). Số tài sản ấy được “tư nhân hoá”, rồi được bí mật chuyển ra nước ngoài, sau đó, người chạy theo của, và đến bây giờ thì lũ trộm cắp ấy sống như vua chúa ở các nước Âu -Mỹ, tự xem mình là những bậc anh hùng. Ngoài ra, người ta còn được biết, có tới 7000 quan chức bình thường và 26000 nhân vật giàu có đã chuyển ra nước ngoài hơn 3 nghìn 400 tỉ nhân dân tệ (gần 500 tỉ đô la) và sau đó ra nước ngoài sống. Ngay trong nước, hiện nay vẫn có rất nhiều kẻ tham nhũng chưa bị phát hiện, vẫn sống tự do, thậm chí đang giữ chức vụ rất cao trong guồng máy quan chức nhà nước. Có cả một thế hệ tham nhũng mới đang “kế tục” lớp người tham nhũng trước kia tiếp tục bòn rút tài sản quốc gia, chuyển ra nước ngoài những khoản tiền khổng lồ, mà tổ chức chính trị – hành chính của Trung Quốc thì không có đủ sức mạnh để trừng trị bọn chúng, nên nhân dân Trung Quốc càng ngày càng mất niềm tin vào các cơ quan công quyền và các đại diện của đảng cộng sản Trung Hoa. Trong xã hội Trung Quốc đang diễn ra sự chia rẽ theo ba tuyến. Sự bất bình đẳng giữa người giàu và người nghèo, sự phân chia thành hai giai cấp rõ rệt, tội phạm hoành hành, kinh doanh điêu trá, cờ bạc, nghiện hút, công nhân thất nghiệp, vấn đề tổ chức lao động, nạn đĩ điếm mại dâm, khủng hoảng tài chính, nhiều vùng lãnh thổ vẫn nghèo túng và lạc hậu đến mức dân chẳng đủ ăn như trước kia. Trên khắp đất nước, ở mọi lĩnh vực, chỗ nào cũng nhung nhúc lũ “bất tài” hôi tanh đến tởm lợm, người tài đức bị lừa bịp, ma quỷ hiện hình nơi “đường ngang ngõ tắt” của bọn mafia, chúng thống trị cả một “thế lực đen” và lũ lưu manh rất hùng hậu. Trên khắp cả nước, chỗ nào cũng thấy lấp lánh ảnh hưởng của công chức, của tư bản thương mại, ai cũng nhìn thấy hiện tượng móc ngoặc giữa quan chức, lưu manh và công an, cảnh sát.Trong việc tuyển lựa công chức, chỗ nào cũng lúc nhúc “con cháu các cụ”, cảnh mua bán, đút lót diễn ra công khai. Đâu đâu cũng có chuyện bợ đỡ, nịnh hót, sự lường gạt, lừa bịp nhằm len lỏi vào hệ thống công quyền ngày càng trắng trợn, dữ dội. Trên khắp nước Trung Hoa, trong mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực hoạt động giờ chỉ có “cán bộ – con nghiện”, “cán bộ – kẻ cắp”, “cán bộ – bị cuồng vì thành tích”, “cán bộ – tầm thường”, “cán bộ – mua bán đất nước mình” và những kẻ bội tín phản phúc. Chúng đi thành hàng hàng lớp lớp, thành “đội gián điệp thứ năm tuyệt hảo” để các quốc gia thù địch sai bảo. Tương lai của Trung Quốc là thế nào? Hãy ngắm lại mình trước khi nhìn người khác. Lịch sử đã chứng minh, nếu có ai đó đánh bại Trung Hoa, kẻ đó chỉ có thể là người Trung Quốc. Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 01/Oct/2010 lúc 8:55pm |
||||||
mk
|
||||||
IP Logged | ||||||
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 04/Oct/2010 lúc 6:36pm | |||||
Thứ ba, ngày 05 tháng 10 năm 2010 | 06:32 (GMT+7)
Tăng lương công chức lên 400 - 500 USD/tháng?Tác giả: Lê Nhung
Bài đã được xuất bản.: 31 phút trước
Công chức "chân trong chân ngoài" kiếm thêm thu nhập dẫn đến chuyện nhà nước không còn là người chủ duy nhất sử dụng sức lao động. Bộ máy nhà nước trở nên kém hiệu quả. Nhưng ngược lại, công chức liêm khiết nếu không xoay xở tận dụng "kiếm thêm" thì sống tùng tiệm và còn bị xã hội đánh giá là "quan hệ kém". >> Biếu xén tình cảm và tham nhũng quyền lực >> Đề xuất hơn 1,6 triệu viên chức ra khỏi biên chế 60 nghìn đồng/ ngày Như TS. Dương Quang Tung, nguyên Phó Viện trưởng Viện Khoa học tổ chức nhà nước chỉ ra, thì tiền lương cán bộ, công chức còn lâu mới đủ lo được mức sống tối thiểu cho bản thân và gia đình. Một công chức trình độ cử nhân, được xếp vào ngạch chuyên viên bậc 1 có hệ số 2,34, thì tiền lương tháng của anh ta là khoảng gần 1,8 triệu đồng. Bình quân mỗi ngày anh ta chỉ được tiêu pha vỏn vẹn trong 60 ngàn đồng. Nói gì tích lũy mua nhà, sắm xe, nuôi con nhỏ. Hiện nay thu nhập trung bình của một công chức bậc trung ở Việt Nam vào khoảng trên dưới 3 triệu đồng. Nghĩa là mức chi tiêu cho mỗi ngày là 100 ngàn đồng cho bản thân và gia đình với tất cả các nhu cầu ăn, ở, đi lại, giải trí của bản thân và gia đình, cho việc học tập của con cái, cho giải quyết các quan hệ gia đình và xã hội... Chỉ tính riêng về chỗ ở, nếu muốn thuê được một căn hộ nhỏ, sơ sài ở các đô thị lớn và vừa cũng phải chi tới 2-3 triệu VND/ tháng. Còn việc mua một căn hộ thì chỉ là giấc mơ viển vông đối với một công chức, kể cả công chức bậc cao, nếu không có các khoản thu khác ngoài tiền lương! "10 năm qua, đã có hơn 1 lần điều chỉnh mức tiền lương tối thiểu và theo đó, mức lương của mỗi cán bộ, công chức đều có sự tăng thêm nhất định nhưng nếu xét trong mối quan hệ với mức tăng giá cả sinh hoạt thì sự tăng thêm tiền lương trong mỗi thời kỳ điều chỉnh là không đáng kể", ông Tung kết luận. Tại diễn đàn về cải cách tiền lương ở Hà Nội vừa qua, nhiều chuyên gia đã phân tích, hệ thống thang, bảng lương, ngạch, bậc lương mới chỉ có một số điều chỉnh nhỏ về mặt lượng như hệ số lương, mức lương tối thiểu... nhưng thang bảng, ngạch bậc vẫn khá phức tạp, rối rắm, chủ yếu dựa trên các tiêu chí đầu vào như bằng cấp, thâm niên mà chưa quan tâm đến kết quả đầu ra như vị trí việc làm, hiệu quả lao động. "Hệ thống tiền lương cán bộ công chức sau 10 năm cải cách vẫn tương tự hệ thống thang, bảng lương năm 1993, nặng tính bình quân, dàn đều, không có tác dụng động viên, khuyến khích người làm tốt, người giỏi, người có trách nhiệm cao. Trong không ít cơ quan nhà nước có tình trạng người có ngạch, bậc lương thấp hơn lại làm được hoặc làm tốt hơn những phần việc của người có ngạch, bậc lương cao hơn, nhưng không được thu nhập cao hơn", ông Tung nói. Đáng chú ý là chưa thực hiện được việc tiền tệ hóa tiền lương của cán bộ, công chức, đặc biệt đối tượng cấp cao. Các chế độ bao cấp về nhà ở, xe cộ chiếm tỷ lệ tương đối trong tổng thu nhập. Theo ông Tung, các chế độ phụ cấp ngoài lương, tiền thưởng và các khuyến khích vật chất, tinh thần chưa hợp lý. Đang có chênh lệch khá lớn giữa thu nhập chính đáng, công khai của cán bộ, công chức với viên chức sự nghiệp công lập và với khu vực doanh nghiệp nhà nước, trong khi số lượng và chất lượng lao động của các đối tượng này không có sự khác nhau đáng kể. Lương viên chức ở các đơn vị sự nghiệp công và ở nhiều doanh nghiệp công (tuy không phải là tất cả nhưng khá phổ biến) thường cao gấp 2- 3 lần tiền lương của cán bộ, công chức hành chính, chưa kể đến các khoản tiền thưởng thường xuyên và vào các dịp lễ, tết của họ với một số tiền rất lớn, có thể bằng tiền lương cả năm của cán bộ, công chức. Tất cả các đối tượng này đều thuộc những người làm việc trong khu vực công, đều có chủ thể quản lý là Nhà nước nhưng lại có sự chênh lệch quá lớn về tiền lương và thu nhập là điều không bình thường. Đây cũng là một trong những nguyên nhân trực tiếp của những tiêu cực. 400 - 500 USD/tháng? Ở bất kỳ diễn đàn nào, các nhà quản lý cũng như chuyên gia đều đồng thuận với mục tiêu phải trả lương tương xứng với chức trách của họ và dùng động lực tiền lương để nâng cao chất lượng công vụ. Nhưng, như Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Tài chính TS Nguyễn Trọng Nghĩa chỉ ra: "cải cách tiền lương cán bộ công chức chưa được chỉ đạo và thực hiện quyết liệt. Chưa xác định cải cách tiền lương là bước đột phá nhằm chống tham nhũng và xây dựng nền công vụ hiệu quả". Nhiều ý kiến cho rằng "cái khó bó cái khôn", không thể tăng ngân sách vô tội vạ để nâng lương, trong khi mức chi ngân sách cho tiền lương đã chiếm trên 30% chi ngân sách và 60% chi thường xuyên của ngân sách. Ông Tung nhẩm tính, vài ba năm tới tiền lương của cán bộ, công chức phải tăng khoảng từ 2,5 đến 3 lần so với hiện nay. Những năm sau đó còn phải tiếp tục điều chỉnh tăng hơn để đạt mức trung bình về tiền lương công chức của các nước trong khu vực. "Tiền lương trung bình của cán bộ, công chức bậc trung sẽ vào khoảng 400 - 450 USD/ tháng, đảm bảo cho cán bộ, công chức và gia đình đủ sống ở mức cần thiết. Về lâu dài, các chuyên gia đều thống nhất nên cải cách cơ bản hệ thống thang, bảng, ngạch, bậc lương cán bộ, công chức theo hướng chú trọng đến kết quả đầu ra của hoạt động công vụ; phân biệt rõ đặc điểm, tính chất của từng loại hình công vụ; đơn giản, dễ hiểu, dễ áp dụng. Theo hướng này tiền lương mới có tác dụng thúc đẩy cán bộ, công chức phấn đấu nâng cao năng lực thực thi công vụ hơn là phấn đấu để có bằng cấp cao nhưng chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ không thay đổi. Ai khởi đầu sự nghiệp công vụ Việt Nam ở ngạch thấp nhất vẫn có thể sống được bằng lương. Tiếp tục tiền tệ hóa đầy đủ tiền lương của cán bộ, công chức, xóa bỏ hẳn bao cấp trong tiền lương và thu nhập của cán bộ, công chức. Việc tiền tệ hóa đầy đủ tiền lương có thể sẽ làm tăng thêm khoảng cách về tiền lương giữa quan chức với công chức chuyên môn, nghiệp vụ, nhưng đây là điều cần thiết và hợp lý. Xây dựng chế độ tiền thưởng thường xuyên và đột xuất thỏa đáng, hợp lý đối với cán bộ, công chức hoàn thành xuát sắc nhiệm vụ; đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc quyết định chi tiền thưởng cho cán bộ, công chức dưới quyền. Điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi các loại phụ cấp ngoài lương cho các đối tượng cán bộ, công chức phù hợp với đặc điểm, tính chất của mỗi loại hình công vụ, mỗi khu vực lãnh thổ, với thâm niên công tác... TS Đinh Duy Hòa (Bộ Nội vụ) cũng cho rằng không thể lấy lý do ngân sách không đủ tiền để biện minh cho chuyện lương thấp. Vấn đề là các đối tượng đang hưởng lương, chế độ hưu và các chế độ, chính sách khác từ ngân sách nhà nước ở nước ta là không nhỏ (khoảng trên 6 triệu người?), trong đó công chức, viên chức, cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã khoảng gần 2 triệu người. Như vậy, không chỉ là tính lương cải cách của gần 2 triệu người này, mà là tính cả cho các đối tượng khác. Vì thế, theo ông Đinh Duy Hòa, cần giảm biên chế thực sự trong các cơ quan, tổ chức trong cả hệ thống chính trị (tổ chức đảng, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp dịch vụ công, các tổ chức chính trị - xã hội khác đang nhận kinh phí từ ngân sách nhà nước). Xây dựng và thực hiện cơ cấu công chức. Trên cơ sở đó thực hiện làm việc gì trả lương cho việc đó. "Chúng ta đang lãng phí tiền từ ngân sách nhà nước một phần cũng vì không thực hiện nguyên tắc này. Chuyên viên cao cấp, chuyên viên chính nhưng chỉ làm được việc của chuyên viên, vậy thì chỉ hưởng lương chuyên viên thôi chứ", ông Hòa cho hay. Rà soát và bố trí lại các khoản chi từ ngân sách nhà nước để cắt, giảm một số khoản, qua đó bổ sung cho phần ngân sách lương công chức, như chi nghiên cứu khoa học trong các cơ quan hành chính; chi xây dựng các dự án luật, nghị định, thông tư; Chi hội thảo, hội nghị... Chỉ làm triệt để như vậy mới mong cải cách, không như cách làm cũ lâu nay, tuy hô hào "cải cách" nhưng tốn kém của xã hội không ít tiền. Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 04/Oct/2010 lúc 6:38pm |
||||||
mk
|
||||||
IP Logged | ||||||
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 19/Oct/2010 lúc 6:48pm | |||||
Thị trường ngoại tệ tự do tiếp tục lên cơn sốt giá, có nơi rao bán tới 20.030 đồng. Tuy nhiên, một số đại lý cảnh báo khách hàng đừng gom vội bởi đang có tín hiệu điều chỉnh. >> 400 triệu USD xây tòa tháp cao thứ nhì Hà Nội >> Kinh doanh hàng không, di động khốn khổ vì bão >> Đánh giá Nhà máy Dung Quất: Chê không nỡ, khen cũng dở Lúc 11h30 trưa nay, các điểm thu đổi ngoại tệ tại TP HCM vẫn cố thủ mức giá bán ra ở 20.000 đồng. Cá biệt, một số nơi đã đẩy giá bán USD vọt lên 20.020 đồng. Diễn biến khó lường này khiến nhiều điểm thu đổi trở nên cẩn trọng. Nhiều nơi không dám công bố giá trước mà khi nào có khách tới mua bán mới báo. Thậm chí các điểm thu đổi còn hạn chế báo giá qua điện thoại, hầu hết đều yêu cầu đến tận nơi chứ không nói qua điện thoại. Tại một điểm thu mua USD trên đường Lê Thánh Tôn, quận 1, bà chủ cho biết, ngày hôm qua đến nay diễn biến giá đôla Mỹ cứ thay đổi liên tục nên bà không dám công bố giá trước. "Khách muốn mua hay bán với số lượng bao nhiêu thì cũng phải chờ tôi gọi điện hỏi giá bạn hàng rồi mới thỏa thuận với khách", bà chủ nói. Đến đầu giờ chiều, tỷ giá USD trên thị trường tự do tại Hà Nội tiếp tục leo thang, tăng 30 đồng so với buổi sáng. Hầu hết các cửa hàng kinh doanh vàng bạc trên phố Hà Trung (quận Hoàn Kiếm) đều cho biết đang bán ra đôla Mỹ với giá 20.030 đồng đổi một USD. Giá mua vẫn được giữ ở mức thấp hơn 50 đồng, tương tự buổi sáng. Những người thạo tin cho hay sức nóng trên thị trường tự do được lan tỏa từ ngân hàng. Cuối ngày hôm qua, các giao dịch thành công trên thị trường liên ngân hàng đã được chốt giá tới 19.870 đồng và đến sáng nay đã vượt ngưỡng 19.990 đồng, bỏ xa mức trần quy định là 19.500 đồng. Trên thực tế, giao dịch trong ngân hàng không đột biến, song tâm lý chung trên thị trường đều hướng tới khả năng tỷ giá còn tăng cao nữa. Vì thế, tình trạng các tổ chức có nguồn thu ngoại tệ găm giữ trên tài khoản lại tái diễn. Một ngân hàng lớn đã liên tục đánh tiếng với Ngân hàng Nhà nước đề nghị cung ứng ngoại tệ. Nhà băng này có nhiều khách hàng là doanh nghiệp xăng dầu, điện, với đơn hàng nhập khẩu lên tới vài trăm triệu USD. "Đây không phải là những mặt hàng nằm trong danh mua được ưu tiên cung ứng ngoại tệ, nhưng chúng tôi cũng không dám bán cho họ cao hơn giá thị trường. Nhưng bản thân chúng tôi cũng không xoay đâu ra mức giá theo trần quy định hiện nay", vị cán bộ phụ trách kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng này than thở. Hiện nay, các ngân hàng vẫn niêm yết tỷ giá ở mức kịch trần 19.500 đồng, nhưng theo nhiều doanh nghiệp, giá giao dịch thực tế không thấp hơn thị trường tự do bao nhiêu. Giám đốc một công ty Xuất nhập khẩu ngành nhựa tại Khu công nghiệp Tân Tạo, TP HCM cho biết, ngày hôm qua anh phải mua USD tại một ngân hàng cổ phần lớn với giá 19.880 đồng một USD. Hiện nay, phần chênh lệch so với giá niêm yết sẽ được nhà băng hạch toán thành phí dịch vụ chuyển tiền. Thay vì trước đây, phí này chỉ khoảng 0,3% thì giờ lên đến 1,7%, có nơi ấn định 2% (tương đương gần 400 đồng một USD). "Hồi sáng, tôi đến ngân hàng mua 10.000 USD được nhà băng ấy tính giá niêm yết 19.500 đồng. Tuy nhiên, giá thực trả sau khi cộng phí 2% thì vọt lên 19.900 đồng. Với mức giá này thì đã gần ngang bằng với thị trường tự do", anh nói. Cũng theo ông này, với mức giá cao như vậy, nhưng việc mua USD cũng không dễ dàng. "Chỉ có quen biết mới mua được, còn không phải chờ đợi, xét duyệt rất lâu", ông cho biết. Có trường hợp, người trực tiếp nhận trách nhiệm mua USD cho công ty vì những nguyên nhân bất đắc dĩ đã phải tự bỏ tiền túi ra bù vào khoảng chênh lệch. Trưởng phòng của một công ty xuất nhập nhập khẩu ngành dệt may tại quận Tân Bình than thở, vì muốn tìm sự tín nhiệm của sếp và lỡ nói là quen biết thân tình với các ngân hàng nên sẽ mua được USD giá rẻ. Do đó, anh đã nhiều lần phải bỏ tiền túi ra để bù vào khoảng chênh lệch giữa giá mua USD hạch toán trong hóa đơn với giá thực tế giao dịch. "Cũng may nhu cầu mua USD của công ty không nhiều, một lần chỉ vài nghìn USD chứ không thì tiền lương hằng tháng chắc không còn", anh bộc bạch. Đứng ngồi không yên trong cảnh tỷ giá USD leo thang từng ngày, nhiều doanh nghiệp nhập khẩu ôtô, thiết bị tin học… cho biết đang “không biết tính sao” trong cảnh khó khăn về ngoại tệ. Giám đốc một doanh nghiệp kinh doanh thiết bị văn phòng cho biết đang phải khất nợ đối tác nước ngoài vì không thể “cắn răng” mua ngoại tệ vào thời điểm này: “Mỗi lần chuyển trả, tôi chỉ mua vài chục đến một trăm ngàn USD là cùng. So với các doanh nghiệp khác thì số tiền này không lớn nên ngân hàng nói có thể đáp ứng nếu trả phí. Nhưng nếu trả thêm phí thì chẳng khác nào mua ngoài chợ đen. Mà khoản phí này lại không được tính vào sổ sách”, đại diện doanh nghiệp này than thở. Tình hình thậm chí còn khó khăn hơn với các công ty nhập khẩu ôtô khi lượng ngoại tệ mà các doanh nghiệp này phải chuyển trả mỗi lần có thể lên tới cả triệu USD. “Chúng tôi giờ chỉ biết “nằm im” theo dõi giá tỷ giá chứ chưa dám nhập thêm xe mới trong hoàn cảnh này”, anh Tâm, giám đốc một công ty kinh doanh xe hơi tại TP HCM cho biết. Trên thị trường tự do trong ngày hôm qua và sáng nay đã nhen nhóm nhiều người đi mua. Chủ hiệu vàng trên đường Trần Hưng Đạo, quận 5 cho biết giá đang tăng vọt nhưng lực cầu vẫn có. Người mua ít thì vài chục USD, còn mua nhiều cũng chỉ vài nghìn. Trong khi đó, một số cũng tranh thủ chốt lời khi thấy giá chạm 20.000 đồng. "Có lẽ do cuối năm nhiều người có nhu cầu mua USD đi du lịch hoặc cũng có thể họ phải mua USD để trả nợ ngân hàng khi đến kỳ đáo hạn nên giá cứ tăng vù vù", người chủ nhận định. Tại Hà Nội, giá bán cũng được duy trì trên mốc 20.000 đồng. Lực mua cũng tăng lên, song một số điểm thu đổi khuyên khách nên dừng mua vì có khả năng giá sẽ xuống trong ít thời gian nữa. "Chiều nay chắc sẽ có giá mới", một cửa hàng trên phố Hà Trung khuyên khách định gom đôla thanh toán tiền nhập khẩu. Theo ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM, cơ quan này đang theo dõi sát diễn biến thị trường, bố trí cán bộ trực đường dây nóng để tiếp nhận phản ánh từ doanh nghiệp cũng như tất cả người dân về tình hình đầu cơ hay đẩy giá... Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước TP HCM cũng đang phối hợp với các cơ quan chức năng khác như công an, quản lý thị trường... thanh tra, kiểm tra riêng để xử lý các trường hợp vi phạm nhằm ổn định thị trường. Tuy nhiên, theo ông Minh, hiện nay việc kiểm tra và xử phạt gặp nhiều khó khăn vì lực lượng quản lý còn khá mỏng nên khó có thể phát hiện hết các trường hợp vi phạm. Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước TP HCM cũng cho biết, do giá đôla biến động đột ngột, trong khi cơ quan này chưa thể thống kê được nhu cầu USD tăng bao nhiêu trong tháng 10. Do đó, hiện Ngân hàng Nhà nước TP HCM chỉ có thể báo cáo tình hình lên Ngân hàng Trung ương chờ chỉ đạo. Một quan chức Ngân hàng Nhà nước cho hay đợt sốt giá hiện nay chủ yếu do tác động của giá vàng và tâm lý găm giữ của những doanh nghiệp có nguồn thu, chứ toàn hệ thống vẫn đang dương 250-300 triệu USD. Trên thực tế, khi từ khi Ngân hàng Nhà nước thực hiện chủ trương kết hối một phần với một số tập đoàn, tổng công ty nhà nước (buộc các doanh nghiệp bán ngoại tệ cho ngân hàng), tình trạng găm giữ trên tài khoản vẫn còn phổ biến với những doanh nghiệp không thuộc diện bắt buộc phải bán. "Hiện tại không có quy định nào điều chỉnh hành vi đó, nên họ giữ tiền không kỳ hạn trên tài khoản cũng là một cách suy tính của họ. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước đang cân nhắc để có sự điều chỉnh cho hợp lý", vị quan chức nói.
Nhóm phóng viên |
||||||
mk
|
||||||
IP Logged | ||||||
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 23/Oct/2010 lúc 7:05pm | |||||
|
||||||
mk
|
||||||
IP Logged | ||||||
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 26/Oct/2010 lúc 7:27pm | |||||
Thứ tư, 27/10/2010 | 00:13GMT+
Đất hiếm, tiềm năng lớn ở VN
LTS: Cuối tháng 10-2010, dự kiến VN và Nhật Bản sẽ thảo luận về hợp tác khai thác đất hiếm tại nước ta. Bài viết của hai nhà khoa học ở Tổng hội Địa chất sau đây sẽ giới thiệu về tiềm năng đất hiếm ở VNViệc khai thác đất hiếm bắt đầu từ những năm 1950, thoạt tiên là những sa khoáng monazit trên các bãi biển. Vì monazit chứa nhiều thorium (Th) có tính phóng xạ ảnh hưởng đến môi trường nên việc khai thác bị hạn chế.
Từ năm 1965, việc khai thác đất hiếm chủ yếu diễn ra ở vùng núi P***, Colorado - Mỹ. Đến năm 1983, Mỹ mất vị trí độc tôn khai thác vì nhiều nước đã phát hiện mỏ đất hiếm. Trong đó, ưu thế khai thác dần nghiêng về phía Trung Quốc (TQ) vì nước này đã phát hiện được đất hiếm. Đến năm 2004, vùng mỏ Bayan Obo của TQ đã sản xuất đến 95.000/102.000 tấn đất hiếm của thế giới.
VN: Trữ lượng gần 1 triệu tấn
Tại VN, kết quả nghiên cứu, tìm kiếm từ năm 1958 đến nay đã phát hiện được nhiều điểm tụ khoáng đất hiếm ở Bắc Nậm Xe, Nam Nậm Xe, Đông Pao (Lai Châu), Mường Hum (Lào Cai) và Yên Phú (Yên Bái).
Ở Bắc Nậm Xe, quặng chủ yếu là bastnaesit, dạng mạch trong tầng đá vôi hóa có hàm lượng R203 là 1,4%-5,14%. Quặng ở Nam Nậm Xe chủ yếu là barit - carbonat – bastnaesit, có hàm lượng RE 10%-10,78%, nằm trong tầng phun trào bazo andezit, andezitporphia.
Ở tụ khoáng Đông Pao, quặng chủ yếu là fluorit – bastnaesit – parizit - barit và bastnaesit – parizit, với hàm lượng R203 trung bình 10,7%. Tại tụ khoáng Yên Phú, quặng nằm trong trầm tích lục nguyên hệ tầng Sông Mua, tổ hợp khoáng vật chính là feguxonit – sonkinit – xenotim – magnetit, ở dạng bán phong hóa với hàm lượng Y203 0,7%.
Tụ khoáng Mường Hum có thành phần khoáng vật là zircon, monazit, granat, storolit... với hàm lượng RE203 là 0,63%-1,38%, Y203 khoảng 0,10,23%, U và Th rất thấp - 0,01%-0,02%.
Công nhân đang làm việc tại một mỏ khai thác đất hiếm ở Trung Quốc. Ảnh: Telegraph.co.uk
Ngoài 5 tụ khoáng gốc trên, dọc bờ biển miền Trung cũng có quặng monazit, xenotim kèm ilmenit trong sa khoáng. Theo dự báo, VN có tài nguyên đất hiếm trên 17 triệu tấn và trữ lượng gần 1 triệu tấn, được xem là nước có tiềm năng lớn về đất hiếm.
VN đã nghiên cứu sử dụng đất hiếm trong các lĩnh vực nông nghiệp, chế tạo nam châm vĩnh cửu, biến tính thép, hợp kim gang, thủy tinh, bột màu, chất xúc tác trong xử lý khí thải ô tô... nhưng hiện vẫn dừng lại ở quy mô phòng thí nghiệm và bán công nghiệp.
Hằng năm, VN mới chỉ khai thác nhỏ, cỡ vài chục tấn quặng bastnaesit ở Đông Pao và vài ngàn tấn quặng monazit hàm lượng 35%-45% R203 ở sa khoáng ven biển miền Trung để bán theo đường tiểu ngạch.
Nhiều công dụng
Đất hiếm được dùng rất rộng rãi, nhất là trong các ngành công nghệ cao, như: công nghệ thực phẩm, y tế, đánh bóng thủy tinh, sứ gốm, máy tính, màn hình tivi màu, chiếu sáng, ô tô thân thiện môi trường, nam châm, pin, xúc tác lọc hóa dầu, tên lửa, ra đa, công nghiệp hạt nhân, đối ứng với biến đổi khí hậu...
TQ là nước có trữ lượng đất hiếm lớn nhất thế giới. TQ cũng là nước khai thác đất hiếm nhiều nhất thế giới. Từ năm 2005 đến nay, sản lượng khai thác đất hiếm của TQ là 120.000 tấn/năm, chiếm 96,8% thế giới.
TQ khai thác bastnaesit và các khoáng vật đất hiếm khác ở vùng Nội Mông và bastnaesit ở tỉnh Tứ Xuyên, còn quặng hấp phụ ion đất hiếm được khai thác ở các tỉnh phía Nam như Giang Tây, Quảng Đông và Phúc Kiến. Năm 2007, TQ xuất các loại sản phẩm đất hiếm đạt 1,5 tỉ USD.
Nhằm bảo đảm tiêu dùng trong nước và môi trường, TQ nhanh chóng hạn chế xuất khẩu đất hiếm ra nước ngoài và đến năm 2012 sẽ ngừng hẳn xuất khẩu, đồng thời đóng cửa các khu mỏ gây ô nhiễm nghiêm trọng. Thậm chí, TQ còn thu mua các nguồn đất hiếm tại các nơi khác trên thế giới.
Trong những năm qua, có 4 nước khai thác đất hiếm đáng kể là TQ (120.000 tấn/năm, chiếm 97% tổng sản lượng thế giới), Ấn Độ (2.700 tấn/năm, 2,1%), Brazil (650 tấn/năm), Malaysia (350 tấn/năm)... Theo tài liệu của Sở Địa chất Mỹ công bố liên tục trong nhiều năm gần đây, thế giới có tổng tài nguyên đất hiếm là 150 triệu tấn, trong đó trữ lượng 99 triệu tấn và sản lượng khai thác 120.000 tấn/năm. Tính cả nhu cầu tăng hằng năm 5%, thế giới vẫn còn có thể khai thác đất hiếm đến gần 1.000 năm nữa. PGS-TS Nguyễn Khắc Vinh- TS Bùi Đức Thắng
Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 26/Oct/2010 lúc 7:29pm |
||||||
mk
|
||||||
IP Logged | ||||||
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 26/Oct/2010 lúc 7:43pm | |||||
Một nhận định "không lạc quan" về một triệu tấn trữ lượng đất hiếm tại VN !
Mời cả nhà cùng đọc .
mk
Nguồn đất hiếm tại Việt Nam: Không nên hy vọng quá nhiều
12:02 AM, 08/10/2010
Theo ước đoán, Việt Nam có khoảng trên 17 triệu tấn và trữ lượng gần 1 triệu tấn tài nguyên đất hiếm , song giới chuyên môn cho rằng không nên quá kỳ vọng vào nguồn quặng hiếm của Việt Nam đóng góp cho nền kinh tế. TS Bùi Đức Thắng, Tổng Hội địa chất Việt Nam cho biết: “Hiện chưa có chương trình nghiên cứu đánh tổng thể về trữ lượng đất hiếm ở Việt Nam, song các nghiên cứu nhỏ lẻ cho thấy lượng khoáng sản này không dồi dào như chúng ta tưởng”. Phản ánh chưa chính xác PGS.TS Nguyễn Khắc Vinh, Chủ tịch Tổng Hội địa chất Việt Nam cho biết, các kết quả nghiên cứu tìm kiếm từ năm 1958 đến nay đã phát hiện được nhiều điểm tụ khoáng đất hiếm ở Bắc Nậm Xe, Nam Nậm Xe, Đông Pao (thuộc tỉnh Lai Châu), Mường Hum (Lào Cai) và Yên Phú (Yên Bái). Tại dọc bờ biển miền Trung cũng phát hiện quặng Monazit, Xenotim đi kèm với Ilmenhit trong sa khoáng ven biển.
Dù nhiều tài liệu đưa ra con số trữ lượng đất hiếm hiện có của Việt Nam khoảng gần một triệu tấn, song TS Thắng cho rằng đây không phải là con số chính xác.Ông cho biết, những năm trước đây, hàng năm Cục Địa chất khoáng sản có xin kinh phí khoảng một tỷ đồng nhưng chỉ được phê duyệt khoảng 500-600 triệu đồng nên việc đánh giá thăm dò chưa đến nơi, đến chốn. Trước đó, tài liệu của Sở Địa chất Mỹ công bố liên tục trong nhiều năm gần đây thì thế giới có tổng tài nguyên đất hiếm là 150 triệu tấn, trong đó trữ lượng là 99 triệu tấn. Sản lượng khai thác hàng năm là 120 ngàn tấn. Như vậy nếu tính cả nhu cầu tăng hàng năm là 5% thì thế giới còn có thể khai thác đất hiếm đến gần 1.000 năm nữa. Theo TS Vinh: “Với tình hình tài nguyên cung và cầu đất hiếm trên thế giới và trong nước như hiện nay, rõ ràng không nên hy vọng quá nhiều vào nguồn quặng hiếm của Việt Nam đóng góp lớn cho phát triển kinh tế đất nước”. Hiện Việt Nam đã nghiên cứu sử dụng đất hiếm trong các lĩnh vực nông nghiệp, chế tạo nam châm vĩnh cửu, biến tính thép, chế tạo hợp kim gang, thủy tinh, bột màu... nhưng đến nay vẫn chỉ dừng lại ở quy mô phòng thí nghiệm. Không biết, sao quản lý! “Việc xác định rõ trữ lượng là quan trọng, Nhà nước cần phải đầu tư đánh giá đúng, sau đó mới bàn đến các biện pháp quản lý chặt chẽ hơn. Nếu biết chính xác trữ lượng, quy mô phân bố có thể tổ chức đấu thầu, nhà nước quản lý sẽ thuận tiện hơn rất nhiều”, TS Thắng nói. Theo
Hiện có rất nhiều đối tác như Ba Lan, Sec, Đức, Pháp, Hàn Quốc và Nhật Bản đã đến và dự định đến Việt Nam để hợp tác trong việc khai thác và cung cấp đất hiếm. Đặc biệt, gần đây, có tin Trung Quốc định ngừng xuất khẩu đất hiếm vào năm 2012 nên Nhật Bản càng chú ý đến đất hiếm ở Việt Nam. Tuy nhiên, theo TS Thắng cho biết, các công ty, tập đoàn của Nhật Bản vào Việt Nam với tính chất nhỏ lẻ, còn việc hợp tác trên quy mô lớn chưa được sự đồng thuận. “Lý do đây là nguồn nguyên liệu quý và hiếm nên chưa mở rộng hợp tác”, TS Thắng nói. Tuy nhiên, một thực tế cho thấy dù không có chủ trương xuất thô các nguyên liệu quý hiếm này, song hàng năm Việt Nam vẫn khai thác nhỏ cỡ vài chục tấn quặng Bastnaesit và vài nghìn tấn quặng Monazit ở sa khoáng ven biển miền Trung để bán theo con đường tiểu ngạch. Theo TS Thắng: “Việc khai thác vội vàng để kiếm lời cùng với công nghệ khai thác chủ yếu là thủ công thô sơ đang khiến Việt Nam lãng phí tài nguyên nghiêm trọng”. Bích Ngọc |
||||||
mk
|
||||||
IP Logged | ||||||
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 29/Oct/2010 lúc 6:07pm | |||||
***
*****
|
||||||
mk
|
||||||
IP Logged | ||||||
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 01/Nov/2010 lúc 9:48am | |||||
Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 01/Nov/2010 lúc 6:08pm |
||||||
mk
|
||||||
IP Logged | ||||||
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 05/Nov/2010 lúc 8:23pm | |||||
Mỹ In, Bơm 600 Tỉ Đô, Thế Giới Chấn Động Việt Báo Thứ Sáu, 11/5/2010, 12:00:00 AM
Mỹ in, Bơm 600 Tỉ Đô, Thế Giới Chấn Động; Đôla cơ nguy sụt 20% giá... Toàn cầu báo nguy WASHINGTON (VB) -- Trong khi nhiều chuyên gia tài chánh toàn cầu nóí rằng Mỹ đã chính thức khởi động cuộc chiến tiền tệ hôm Thứ Năm bằng cách bơm thêm luồng thanh khoản 600 tỉ đô la, thì Bill Gross, người quản lý Pimco, quỹ hỗ tương lớn nhất thế giới, nói rằng như thế, đồng Mỹ Kim gặp cơ nguy mất 20% trong vài năm tới.
Ông Gross nói đồng Mỹ Kim sụt giá 20% là khả thể thấy được, vì cách in thêm tiền đó sẽ làm giảm các khoản nợ mà chính phủ Mỹ đang gánh chịu. Báo Financial Times hôm Thứ Năm nói rằng quyết định của Fed (Quỹ Dự Trữ Liên Bang Hoa Kỳ) bơm thêm 600 tỉ đô la vào nền kinh tế đã gây chấn động thế giới tài chánh, và làm các ngân hàng trung ương ở các thị trường đang lên phải sửa soạn ra biện pháp tự vệ, trong khi nhiều thống đốc ngân hàng quốc tế công khai chỉ trích Hoa Kỳ. Quyết định của Mỹ cho in thêm tiền gây lo ngại đô la sẽ sụt giá, và sẽ có một đợt vốn mới bơm vào các thị trường đang lên. Trung Quốc, Brazil, và Đức hôm Thứ Năm đã chỉ trích hành vi của Mỹ một ngày trước đó, và một loạt các ngân hàng trung ương đông Á nói rằng họ đang sửa soạn đưa ra các biện pháp đối phó để bảo vệ kinh tế của họ, chống lại đợt tiền vốn Mỹ mới bơm vào dòng kinh tế mỹ. Guido Mantega, bộ trưởng tài chánh Brazil người đầu tiên cảnh báo về “thế chiến tiền tệ,” nói, “Mọi người ai cũng muốn kinh tế Mỹ hồi phục, nhưng làm như thế (in thêm 600 tỉ đô) chỉ là y hệt ngồi trên phi cơ trực thăng ném tiền xuống.” Mantega nói thêm, “Quý vị (chính phủ Mỹ) phải kết hợp với chính sách tài khóa. Quý vị phải kích thích tiêu thụ.” Một cố vấn ngân hàng trung ương TQ đã gọi hành vi Mỹ in thêm tiền là cơ nguy rủi ro lớn nhất cho kinh tế toàn cầu, và nói rằng TQ sẽ dùng chính sách tiền tệ và kiểm soát vốn để khỏi bị chấn động kinh tế. Xia Bin viết trên tờ báo của ngân hàng trung ương TQ, rằng nếu thế giới không kềm chế trong việc Mỹ in thêm đôla, thì một khủng hoảng khác phải là tất yếu. |
||||||
mk
|
||||||
IP Logged | ||||||
<< phần trước Trang of 9 phần sau >> |
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |