Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Lịch Sử - Nhân Văn
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Lịch Sử - Nhân Văn
Message Icon Chủ đề: GIAI THOẠI VIỆT NAM Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 5
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 27/Jun/2010 lúc 9:46am
Du Ca Việt Nam 

Thợ vẽ đề thơ


rose%20on%20book%20Image  

 

 

 

Một viên đại thần có tiếng là ác, thuê một người thợ vẽ, vẽ bức chân dung. Bức vẽ rất công phu, tượng người chững chạc, có vẻ uy nghi. Quan rất hài lòng và tỏ ý nếu có thơ đề nữa thì quý lắm. Họa sĩ cũng biết làm thơ, chữ viết lại đẹp, bằng lòng nhận lời yêu cầu của chủ nhân.

Suy nghĩ một lát, họa sĩ cầm bút viết bốn chữ, vừa viết vừa nghĩ, viết từ phải sang trái:

Chân lão cầm thú!

Nghĩa của bốn chữ này là: Thực đồ cầm thú già! Chửi bới thậm tệ ngay trên giấy trắng, lại dưới bức chân dung như vậy thì thật tai ác và hỗn xược. Quan đại thần tức giận, thét lính nọc cổ ra đánh. Người thợ vẽ ung dung nói:

- Bẩm quan, tôi mới nghĩ được mấy chữ đầu câu thì ghi cho khỏi quên, chứ đã xong đâu.

- Nếu vậy thì viết tiếp đi.

Anh thợ vẽ còn chần chừ một lát, rồi viết thêm dưới mỗi chữ trước hai chữ nữa:

Chân tể tướng
Lão trung thành
Cầm chi phượng
Thú chi lân

Thế này thì hay nhất. Ngài đích thị là vị tể tướng chân chính, là bậc trung thành già, là phượng trong loài chim, là lân trong loài thú. Quan đại thần trở nên vui vẻ, thưởng tiền cho anh họa sĩ và treo bức chân dung lên. Có điều đọc thành bài thì thế, nhưng theo lối chữ Hán, đọc mấy chữ trên cùng từ phải sang trái thì bốn chữ "chân lão cầm thú" vẫn rành rành ra đó.



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 27/Jun/2010 lúc 9:48am
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 01/Jul/2010 lúc 4:45am
Du Ca Việt Nam 

Tiến sĩ ăn đòn
 

 

 


rose%20on%20book%20Image 

Nguyễn Công Hoàn sinh khoảng năm Canh Thân (1680) quán làng Cổ Đô, phủ Quảng Oai, Sơn Tây. Ông là người học vấn uyên thâm nhưng tính khí nóng nảy bộc trực lại có lối hành văn quá uẩn súc nên thi mãi không đỗ. Con trai là Nguyễn Bá Lân được ông rèn cặp bút nghiên từ nhỏ. Lớn lên, mấy lần cùng cha đi thi. Đêm đêm hai bố con ngồi học chung. Ông để sẵn cây roi, bảo:

- Hễ ai ngủ gật người kia cứ việc vụt.

Một đêm ông mệt quá, gục xuống thiếp đi. Bá Lân khẽ lay bố dậy. Ông vớ roi vừa đánh vừa mắng:

- Mày không đánh, cốt để tao học dốt hòng hại tao chứ gì?

Khi tập văn ông giao hẹn với con:

- Bài ai hơn được ăn cơm, kém cho nhịn.

Khi biết văn mình không bằng con, ông nhịn thật. Biết tính ông như vậy, không ai dám mời.

Một hôm cha con trên bến chờ đò. Thấy đàn dê đang gặm cỏ, ông bảo:

- Tao với mày làm bài phú, lấy đề "Dịch đình dương xa" (Xe dê vào cung), ai làm chậm sẽ bị đẩy xuống sông.

Bá Lân làm xong trước, không nỡ đẩy bố xuống sông. Nhưng chính ông bố nhảy tùm xuống nước. Bá Lân hốt hoảng lao theo, khóc lóc vớt lên. Khoa Tân Hợi (1731) Vĩnh Khánh III, đời Lê Duy Phường, Nguyễn Bá Lân đỗ đầu Tiến sĩ. Công Hoàn bị đánh trượt. Hôm ăn khao, ông cười với quan khách rồi nói:

- Thằng Lân nhà này đỗ thủ khoa thì ra thiên hạ hết người tài.

Khoa sau ông lại lều chõng đi thi. Tiến sĩ Bá Lân đứng chân giám khảo. Chấm thi xong, Lân về nhà ngồi hầu cơm, ông hỏi dò:

- Khoa này có quyển nào khá không?

Bá Lân buông đũa, khoanh tay lễ phép thưa:

- Dạ thưa thày, có quyển khá, nhưng câu tứ lục thất luật nên không lấy đỗ được.

Ông nôn nóng hỏi:

- Câu ấy thế nào?

- Bẩm con xin đọc thày nghe:

"Lưu hành chi hóa tự Tây Đông, Nam Bắc vô tư bất bặc.
Thành tựu chi công do Cảo Mân, Kỳ Phong dĩ mạc bất hưng".

Ông điên tiết xô đổ mâm cơm, vớ roi vụt lia lịa người Lân, quát mắng:

- Mày dốt như thế mà làm giám khảo, rõ là chôn sống bao nhiêu sĩ tử!

Thì ra hai câu ấy trong quyển của ông nguyên là:

"Lưu hành chi hóa tự Tây, Đông Nam Bắc vô tư bất bặc.
Thành tựu chi công do Cảo, Mân Kỳ Phong dĩ mạc bất hưng".

Nghĩa:

"Đức hóa lưu hành tự Phương Tây, rồi Đông Nam Bắc không đâu không phục.
Công gây dựng do nơi xứ Cảo, để Mân Kỳ Phong đều cùng dấy theo".

Ông quắc mắc bảo Bá Lân:

- Mày được tiếng đỗ cao nhưng chưa thông hiểu nghĩa sách, phải ngắt câu như thế. Bởi nhà Chu khởi nghiệp ở hướng Tây, buổi đầu đóng đô vùng đất Cảo. Sao mày tối tăm thế?

Từ đó ông không màng đến cử nghiệp, lấy cày ruộng đọc sách làm vui. Còn Bá Lân, sau làm đến Thượng thư, tước Hầu. Biết mình cao khoa hiển vinh là nhờ ơn bố, ông luôn xót xa cho phụ thân là người tài ba thông tuệ nhưng chẳng gặp may.

Nguyễn Công Hoàn mất năm nào, ở đâu chưa rõ.



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 01/Jul/2010 lúc 4:45am
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 03/Jul/2010 lúc 5:14am
Du Ca Việt Nam 

Vả bây giờ...

rose%20on%20book%20Image 
 

 

 

 

Ở vùng nọ có một cô gái đẹp mà có tài ăn nói, mở một quán nước bên đường để kén chồng. Các cậu cống anh đồ nghe tin kéo đến rất đông. Chàng nào cũng hăm hở tưởng mười mươi là chiếm được người đẹp; nhưng khi đến hăm hở chừng nào thì khi về lại tiu nghỉu chừng nấy, vì chưa có ai địch lại được mồm mép chua ngoa đáo để của cô gái.

Nhưng rồi vỏ quýt dày thì có móng tay nhọn.

Một hôm, có một nho sinh nọ, chẳng biết là định đến thử tài hay là tình cờ qua đường vào quán nghỉ chân. Cô gái quen như mọi bận, lại giở cái giọng "đàn chị" ra để trêu chọc, nhưng thò ra câu nào đều bị anh chàng đập lại chan chát, thành ra cô ta đã có phần nao núng. Cuối cùng, cô ta bèn đọc một câu:

Khen cho con... mắt tinh đời!
Anh hùng đoán giữa trần ai mới già.

Khi đọc cô nhấn mạnh ba tiếng khen cho con, nghỉ một tí rồi mới đọc nốt ba tiếng sau thành câu thơ có nghĩa: "Bà khen cho con đấy con ạ! Vì con cũng có cặp mắt tinh đời đấy". Nho sinh vốn là một thanh niên nhanh trí, thấy cô gái nhấn mạnh ba tiếng khen cho con thì đã hiểu ngay cái ý xỏ xiên của cô ta, anh ta bèn "tương kế tựu kế", đọc ngay một câu trong Truyện Kiều như sau:

Vả bây giờ... mới thấy đây,
Mà lòng đã chắc những ngày một hai

Nhưng lúc đọc anh ta dằn mạnh ba tiếng vả bây giờ, cũng nghỉ một tí mới đọc tiếp ba tiếng sau, thành thử câu thơ lại có nghĩa là: "Cô nói hỗn với tôi thì tôi vả cho bây giờ, để cho cô thấy tôi đây là người như thế nàỏ".

Cô gái là người tinh tế, thấy nho sinh nọ trả lời mình cũng bằng một câu Kiều với ý nghĩa hóm hỉnh như vậy thì vừa phục vừa thẹn, mặt đỏ au lên, và lặng thinh ngồi mân mê tà áo chẳng biết trả lời ra sao nữạ



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 03/Jul/2010 lúc 5:15am
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 06/Jul/2010 lúc 5:22am

Du Ca Việt Nam 

Vịnh cây vông
 

 

 

 rose%20on%20book%20Image

Ra làm quan, Nguyễn Công Trứ (1778-1858) rất bực mình, khó chịu với những kẻ bất tài mà ăn trên ngồi trốc, chỉ biết một mục đích là vinh thân phì gia. Ông cũng ghét độc những thói xu nịnh, đạo đức giả. Một lần, trong triều có viên quan đại thần mở tiệc mừng con thi đỗ cử nhân. Tiệc đông đủ quan khách, và cả những văn nhân tài tử. Tình cờ trước sân nhà viên quan, có một cây vông trổ hoa. Có người nêu ý là làm thơ vịnh cây vông cho vui. Nêu như vậy là dụng tâm tán tụng chủ nhân. Cây trổ hoa thì khác gì người thi đỗ. Trời đã ban lộc, ban phúc cho quan đại thần. Họ ép Nguyễn Công Trứ làm theo đầu đề ấy. Ông không từ chối mà ứng khẩu ngay:

Biền, nam, khởi tử (*) chẳng vun trồng
Cao lớn làm chi những thứ vông
Tuổi tác càng già, già xốp xáp
Ruột gan không thấy thấy gai chông
Ra tài lương đống không nên mặt
Dựa chốn phiên ly chút đỡ lòng
Đã biết nòi nào thì giống nấy
Khen cho rứa cũng trổ ra bông!

Bài thơ như tát vào mặt chủ nhân. Quan đại thần tím mặt không biết xử trí thế nào. Quan khách ngồi quanh đó cũng sượng sùng. Không khí trở nên nặng nề căng thẳng. Một bạn đồng liêu của Nguyễn Công Trứ là Hà Tông Quyền vội chuyển câu chuyện để hầu cứu vãn tình hình. Ông Quyền bảo với ông Trứ:

- Thơ ngài hay lắm, chúng tôi không dám họa theo nữa. Chỉ có câu đối này, xin được ngài chỉ giáo cho.

Ông Quyền đọc luôn:

Quân tử ố kỳ văn chi... quý ngàị

Nguyên câu là chữ liền trong sách: "Quân tử ố kỳ văn chi trứ", nghĩa là người quân tử không ưa sự lòe loẹt. Ông Quyền vờ kiêng tên, không đọc chữ "trứ", thay bằng chữ quý ngài. Câu đối hóa ra mang một nghĩa khác: người quân tử không thể nào ưa anh Trứ!

Ông Trứ thấy Hà Tông Quyền đỡ đòn cho chủ nhân mà lại chế giễu mình, lập tức quay mũi tấn công. Ông đối lại ngay:

- Thưa tôi xin đối là:

Thánh nhân bất đắc dĩ dụng... quan lớn.

Câu đối cũng chữ liền trong sách. Thánh nhân bất đắc dĩ dụng quyền, nghĩa là bậc thánh nhân bất đắc dĩ mới phải dùng cách quyền biến. Nhưng ông Trứ cũng theo lối đặt câu của đối phương, làm cho lời đối của ông có nghĩa: người trên bất đắc dĩ lắm mới phải dùng đến... thằng Quyền!

Cũng như chủ nhân, ông Quyền tái mặt đi vì lời bốp chát quá đau. Nhưng chẳng có cách gì, chỉ một mực xa xẩn cười trừ rồi... cáo thoái.



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 06/Jul/2010 lúc 5:22am
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 09/Jul/2010 lúc 10:26am
 
 

Du Ca Việt Nam 

Vịnh cây vông
 

 

 

 rose%20on%20book%20Image

 

Quan Bảng... học chữ
 

 

 

 

 
Sinh thời Lê Quý Đôn (1726 - 1784) nổi tiếng là người thông thái, đọc và hiểu không biết bao nhiêu sách vở thời bấy giờ. Ông thi đỗ Khôi nguyên. Lẽ thường, tuổi trẻ thông minh đĩnh ngộ, đỗ đạt sớm thường hay mắc tính kiêu ngạo. Thời trẻ, Lê Quý Đôn cũng không tránh khỏi điều ấy. Chuyện kể, sau khi thi đỗ, ông liền cho treo ngay trước ngõ tấm biển với hàng chữ:

"Thiên hạ nghi nhất tự lai vấn"

(Nghĩa là: Ai không hiểu chữ gì thì hãy đến mà hỏi).

Lần thân phụ ông qua đời, người đến viếng rất đông. Trong số đó có một cụ già mà Lê Quý Đôn không quen. Cụ tự giới thiệu lai lịch: Cháu còn nhỏ, chứ lão là bạn thân với cha cháu từ xưa. Nhưng vì nhà nghèo, đường xa, lại tuổi già sức yếu nên ít đi lại thăm hỏi nhau. Nay nghe tin cha cháu mất, lão đến để có câu đối viếng. Lão run tay, cháu hãy lấy giấy bút, lão đọc, nhờ cháu viết hộ.

Lê Quý Đôn lấy giấy bút. Cụ bèn đọc: "chi". Ông Đôn không biết nên viết chữ "chi" nào bởi trong tiếng Hán có nhiều chữ "chi" viết khác nhau. Ông đành cầm bút chờ cụ già đọc tiếp xem sao. Cụ lại đọc "chi". Lê Quý Đôn thấy lạ, liền hỏi:

- Bẩm, "chi" nào ạ?

Cụ thở than rằng:

- Đến chữ "chi" cũng không biết viết, thế mà treo bảng ngoài ngõ để cho người đến hỏi, thì sao trả lời được kia chứ?

Lê Quý Đôn ngượng chín cả người. Bây giờ cụ già mới đọc luôn hai vế đối:

"Chi chi tam thập niên dư, xích huyện hồng châu kiên thượng tại
Tại tại số thiên lý ngoại, đào hoa lưu thủy tử hà chỉ"

(Nghĩa là: Cách hơn ba chục năm, xích huyện hồng châu nay vẫn đó.
Xa ngoài mấy ngàn dặm, đào hoa lưu thủy bác về đâủ).

Thấy câu đối hay, lạ, Lê Quý Đôn và cả các nho sĩ đến viếng đều kinh ngạc. Còn ông già thì phủ phục trước linh cữu mà khóc rằng:

"Ới anh ơi, anh bỏ đi đâu để con anh đỗ đến Bảng Nhãn mà chưa biết chữ "chi" anh ơi".

Lạy xong, cụ già chống gậy ra về. Lê Quý Đôn mời mãi nhưng cụ không chịu nán lại. Bởi thế nên sau này không ai biết ông cụ hay chữ đó tên là gì.

Giai thoại còn kể rằng, một lần Lê Quý Đôn đến cầu siêu ở ngôi chùa làng. Nhà sư thấy ông thì mừng rỡ mà rằng:

- Quan Bảng vừa tới, may mắn sao. Bần tăng có điều muốn nhờ quan chỉ giáo. Chả là đứa tiểu đồng của bần tăng nghe người nào đó đó, về hỏi, nhưng bần tăng nghĩ không ra, nên đành theo lời quan bảng dạy "Nghi nhất tự lai vấn". Câu đố thế này, xin quan chỉ cho:

"Hạ bất khả hạ. Thượng bất khả thượng.
Chỉ nghi tại hạ. Bất khả tại thượng".

(Nghĩa là: Dưới không thể dưới. Trên không thể trên. Đúng nên ở dưới. Không thể ở trên).

Lê Quý Đôn nghĩ mãi không ra. Đúng lúc ấy chú tiểu chạy từ ngoài vào thưa với sư phụ là cậu đã giải được. Lê Quý Đôn giục chú tiểu nói thử xem, thì mới hay đó là chữ "nhất" (một). Đúng là trong chữ "hạ" (dưới), thì chữ "nhất" ở trên chứ không thể viết dưới. Trong chữ "thượng" thì chữ "nhất" nằm dưới và chữ "bất", chữ "khả" thì chữ "nhất" lại ngồi trên.

Lê Quý Đôn biết nhà sư đã lấy ngay chữ "Nhất tự lai vấn" ông treo trước ngõ để nhạo. Ông tự nhủ thì ra thiên hạ còn nhiều người giỏi hơn mình liền về nhà sai người cất tấm bảng. Từ đó ông bỏ tính kiêu ngạo, chăm chú nghiên cứu, học hành, giúp đời, trở thành một ông quan đa năng, một thiên tài khoa học lớn nhất Việt Nam thời phong kiến.
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 12/Jul/2010 lúc 9:14pm
Du Ca Việt Nam 

Vịnh tranh Tố Nữ

 rose%20on%20book%20Image


 

 

 

 

Phạm Thái còn có tên là Phạm Phượng Sinh, quê ở làng Yên Thường, huyện Đông Ngàn (nay là Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh). Ông sinh năm 1777, mất năm 1813, có tài làm thơ nôm và nổi tiếng về thơ tình yêu.

Cha Phạm Thái làm quan dưới triều Lê, sau khởi binh chống lại nhà Tây Sơn, rồi bị hại. Sau khi cha chết, Phạm Thái nối chí cha, mưu chống lại nhà Tây Sơn, nhưng bị truy nã gắt gao, phải trá hình đi tu ở chùa Tiêu Sơn, lấy đạo hiệu Phổ Chiếu thiền sư. Ông có người bạn là Trương Đăng Thụ đang làm quan ở Lạng Sơn cho đón ông Thái lên để cùng lo việc phò Lê. Chẳng may ít lâu sau ông Thụ mất. Ông Thái phải đưa linh cữu bạn về quê ở xã Thanh Nê, huyện ý Yên, Nam Định, rồi lưu lại luôn ở đó. Thân sinh ông Thụ là Kiến Xuyên hầu Trương Đăng Quỹ rất mến Phạm Thái, thường vẫn hay đàm đạo về thời thế và thơ văn với ông Thái.

Một hôm Phạm Thái ngồi uống rượu với Kiến Xuyên hầu, hầu trông vào bức tranh tố nữ bảo ông thử uống cạn mười chén, vịnh thơ một bài. Phạm Thái vâng mệnh, cất bút thảo luôn một thiên Đường luật theo cách "thuận nghịch độc" (đọc xuôi là thơ chữ Hán; đọc ngược lại là thơ nôm diễn đạt ý bài thơ chữ Hán) đưa trình. Thơ như sau:

Bài đọc xuôi:

Thanh xuân tỏa liễu lãnh tiêu phòng,
Cẩm trục đình châm ngại điểm trang.
Thanh rạng độ tiên phì phất lục,
Đạm hy tán cúc thái sơ hoàng.
Tình si dị tố liêm biên nguyệt,
Mộng xúc tằng liêu trường đỉnh sương.
Tranh khúc cưỡng khêu sầu mối bận,
Oanh ca nhặt vĩnh các tiêu hương.

Bài đọc ngược:

Hương tiêu gắc vắng nhặt ca oanh, (1)
Bận mối sầu khêu (2) gượng khúc tranh.
Sương đỉnh trướng gieo từng giục mộng,
Nguyệt bên rèm, tỏ dễ si tình.
Nắng thưa thớt, cúc tan hơi dạm,
Lục phất phơ, sen đọ rạng thanh.
Trang điểm ngại chăm dừng trục gấm, (3)
Phòng tiêu lạnh lẽo khóa xuân xanh. (4)

Hầu xem xong thích lắm, khen là "thanh quan thắng tuyệt" (trong sáng tuyệt vời). Từ đấy hầu có ý muốn gả con gái là Trương Quỳnh Như cho Phạm Thái. Vì cũng biết là hai người đã yêu nhau. Nhưng bà mẹ Quỳnh Như không bằng lòng. Sau Quỳnh Như bị ép gả cho một người khác, nàng liền tự tử. Từ đấy Phạm Thái buồn bã, chán nản, đi lang thang đây đó, uống rượu làm thơ, tự xưng là Chiêu Lỳ.


-----------------------
(1) Nhặt ca oanh: Tiếng chim oanh hót luôn luôn.
(2) Sầu khêu: Nỗi buồn khêu gợi lòng. Gượng khúc tranh: Gượng đánh khúc đàn tranh.
(3) Dừng trục gấm: Dừng việc dệt gấm.
(4) Khóa xuân xanh: Nhốt người con gái trẻ.



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 12/Jul/2010 lúc 9:14pm
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 14/Jul/2010 lúc 5:23am
Du Ca Việt Nam 

Xem cái rổ kia kìa


 rose%20on%20book%20Image 

 

 

 

Anh chàng nọ được nhà láng giềng đồng ý gả con gái cho, nhưng ông nhạc còn muốn thử thách vài lần nữa, để xem cái tài học hành của anh ra sao. Thực ra thì anh cũng vào loại chăm chỉ thôi, chứ cái tài hoa, mẫn tiệp thì anh thiếu hẳn. Thế mà ngày mai đây, đã phải đến ứng đối ở nhà ông bố vợ tương lai rồi. Ông già này hẹn tổ chức một bữa tiệc mời các thầy nho sĩ quanh thành Thăng Long đến dự, để nhân tiện giới thiệu và cũng kiểm tra luôn chàng rể thí sinh này.

Chàng trai tìm đến cậu Lượng, nhờ cậu nghĩ hộ cách đối phó thế nào cho qua phút thử thách. Cậu Lượng cười:

- Thôi, bác đừng lo nghĩ quá. Hôm ấy đi với bác, có gì tôi sẽ "gà" cho.

- "Gà" thế nào được? Ngay giữa đám đông, mười mắt trông vào như thế thì gà làm sao cho khỏi lộ. Có khi bác làm cho tôi lòi cái dốt ra.

- Bậy, ai lại thế. Tôi dặn bác điều này. Nếu ông già có giở chữ nghĩa gì thì bác cứ trả lời lơ lửng rồi tôi sẽ pha thêm cho. Nhớ là nói rất ít, nói một hai chữ thôi cũng được.

Anh bạn tuy thuận theo mẹo mực này, nhưng vẫn cứ lo lắng, thấp thỏm. Quả nhiên, hôm đến dự tiệc, ông nhạc tương lai của anh đọc một câu đối. Ông nói với mọi người:

- Câu đối dân gian thôi ạ! Nhưng tôi nghĩ mãi không ra. Nhân được các thầy quá bộ đến chơi, xin nhờ tài văn chương của các thầy.

Nói là nhờ thầy, song ông lại đưa mảnh giấy viết về câu đối cho chàng rể tương lai. Rõ ràng ông ta có ý bắt anh đối cho mọi người đều nghe. Câu đối viết:

Giậu rào mắt cáo, mèo chui lọt.

Quả là dân gian, mà lại cũng oái oăm. Đã giậu lại rào, đã mèo lại cáo. Mắt cáo cũng có hai nghĩa: mắt con cáo, và hình dáng cách thức tấm phên. Anh em nho sĩ nhìn vào vế đối, lẩm nhẩm rồi cũng lắc đầu cảm thấy khó. Chàng rể dự bị kia càng hoang mang hơn. Cậu Lượng ngồi bên cạnh nói nhỏ:

- Ông ấy ra cái dậu đấy, đối đi thôi!

Đối đi! Nhưng đối cái gì mới được chứ. Nhìn quanh nhìn quẩn, chợt thấy cái rổ thủng úp bên gốc cây ngoài vườn, anh ta nói liều:

- Xem cái rổ kia kìa!

Cả đám tiệc thiếu cái bò ra mà cười. Anh chàng này nói năng, đối đáp gì mà cù nhầy như vậy. Ông cụ cũng ngạc nhiên, nhìn trân trân vào anh ta. Cậu Lượng, trái lại gật gù và thốt lên:

- Hay quá!

Một anh khác hỏi ngay:

- Bác thấy hay chỗ nào? Đại huynh đây có đối đáp gì đâu mà bảo là hay?

Cậu Lượng đứng dậy:

- Xin phép cụ và xin phép chư hiền. Tôi thấy hay thực. Anh bạn tôi vốn tính khiêm nhường ít nói, nhưng đã nói là sâu sắc, tài tình. Cùng học với nhau, tôi biết tính anh nên mới hiểu được cái tài xuất sắc của anh. Dạ thưa cụ, như cụ ra về cái giậu, mà bạn tôi lại đối lại bằng cái rổ thì thật là thâm thúy giỏi giang. Dạ, giậu rào mắt cáo, mèo chui lọt, thì cái rổ bị rách một chỗ như thế kia, chẳng thành ra: "Rổ nứt lòng tôm, tép nhảy qua". Còn gì hay hơn nữa!

Tất nhiên cả đám cũng đều phải công nhận là tuyệt tác. Buổi tiệc vui hẳn lên, ông cụ cũng thỏa mãn vì kiếm được rể hay chữ, xứng đôi với con gái mình. Đám cưới không bao lâu được tổ chức và cậu Lượng cố nhiên được đền ơn xứng đáng.

Cậu Lượng ấy là người làng Phú Thụy, huyện Gia Lâm (Hà Nội) thuộc dòng họ Nguyễn Huy, vốn nổi tiếng thần đồng. Lớn lên thi đỗ hương cống, được làm quan với triều Lê, sau theo giúp Tây Sơn, đồng thời với các ông Ngô Thì Nhậm, Phan Huy ích. Năm 1805, giữ chức hữu thị lang bộ Hội, đã làm bài Tụng tây hồ phú để ca ngợi đất nước, ca ngợi Thăng Long thịnh cường rực rỡ dưới triều Tây Sơn. Cho đến nay, giá trị văn chương của bài phú Tây Hồ này vẫn được đánh giá cao, và cùng tồn tại với tác giả của nó: Chương lĩnh hầu Nguyễn Huy Lượng.



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 14/Jul/2010 lúc 5:23am
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 20/Jul/2010 lúc 11:18am
 

 rose%20on%20book%20Image
 
Câu đối không người đáp 


Thời Hậu Lê, Văn Miếu chiếm một khu vực rất rộng ở giữa địa phận hai làng Cổ Giám và Văn Chương. Bên tả là khu học xá ở thôn Minh Giám, nơi trú ngụ của các cống sĩ về học ở Quốc Tử Giám. Phía trước có một hồ nhỏ gọi là Văn Hồ, tu sửa thành một cảnh khá đẹp.



Hồ Văn phía trước Văn Miếu- Quốc Tử Giám Hà Nội

 
Thoi đưa tay mỏi canh chày,
Tiếng ai xin lửa là thầy cống Sen
Thầy rằng đang học tắt đèn
Cậy tình lân lý dám phiền đêm hôm.

Ðó chính là bài dân ca tình tứ vẫn được truyền tụng nói lên cái cảnh tượng chung quanh Văn Hồ, ngày đêm luôn luôn rộn lên những tiếng ngâm thơ, đọc sách của các "quan nghè" dự bị xen lẫn tiếng thoi đưa lách cách nhịp nhàng của các cô gái đảm đang.

Tương truyền, một người ở thôn Minh Giám là Phủ Hào có lập một toà nhà ở phía đông Văn Hồ, gọi là Nho sinh quán để đón mời các sĩ tử ở xa về kẻ chợ trọ học. Những ai không có nơi quen biết, hoặc nghèo túng không có tiền thuê nhà, vào đó ở đều được đối xử tử tế. Vì vậy người ta cũng gọi quán ấy là quán ông đồ. Phủ Hào còn dựng một cái dinh con trên một gò nhỏ giữa hồ, làm theo hình chiếc hồ rượu, gọi là Nhất hồ đình. Ðôi khi Phủ Hào vẫn mời các danh sĩ chèo thuyền ra đó, uống rượu, làm thơ. Có lần Phủ Hào treo giải, ra một câu đối để thách các bạn làng văn đối chơi cho vui. Câu đối ấy như sau:

Nước Văn Hồ tha hồ tắm mát, rượu Hồ Ðình thơm ngát đón làng văn

Câu đối ra yêu cầu nho sĩ phải đối với một cảnh đẹp cũng ở đất Thăng Long. Nhưng thật oái ăm vì câu ra có những ba chữ "hồ" và hai chữ "văn" lại có thêm một nghĩa riêng không giống nhau, vì vậy luôn mấy năm liền năm nào cũng treo giải mà vẫn chưa ai đối được.




Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 20/Jul/2010 lúc 11:19am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 03/Aug/2010 lúc 7:16pm
 
 Mắng quan trường
rose%20on%20book%20Image


Có anh học trò tên Lỗi, bình sinh tính tình rất ngang bướng, không chịu nhường nhịn ai, nhất là đối với bọn quan lại thì anh ta càng tỏ ra cứng đầu cứng cổ.


Khi vào thi, viên quan Thừa ty được cử làm sơ khảo kỳ thi ấy, vốn là loại coi thiên hạ bằng nửa con mắt, thấy bộ Lỗi có vẻ nghênh ngang liền nói mỉa bằng một vế đối:

Lỗi kia đã nặng bằng ba thạch

Lỗi là tên học trò viết ba chữ “thạch” chồng lên nhau. Ở đây tên quan dụng ý chơi chữ, đồng thời cũng là cảnh cáo khéo anh học trò rằng tội ngông nghênh của anh ta đáng được trừng trị.

Anh học trò tức quá, chẳng còn nể nang gì nữa, cũng trả miếng ngay:

Ty nọ xem khinh đáng nửa đồng.

“Ty” là chỉ chức Thừa ty của viên quan, đồng thời chữ “ty” lại là một nửa của chữ “đồng”. Anh học trò này vừa dụng ý chơi chữ như viên quan lại vừa chú tâm nói xỏ rằng giá trị của viên quan chỉ đáng giá nửa đồng tiền mà thôi.

Viên sơ khảo biết gặp phải tay chẳng vừa, lại thấy tài ứng đối cũng khá nhanh nhẹn của anh học trò nên đành nuốt giận không nói gì nữa.



IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 19/Sep/2012 lúc 9:02am
Sự tích khăn tang  
Tác Giả: Thiện Tâm   
Thứ Ba, 18 Tháng 9 Năm 2012 06:10

... hình ảnh chiếc khăn tang là rất phổ biến và quen thuộc trong các gia đình có tang chế, nhưng mấy ai hiểu được tại sao có chiếc khăn đó.

Chúng ta đã nhiều lần dự các đám ma của người thân bạn bè hoặc chịu tang Ông Bà cha mẹ anh chị em họ hàng, hình ảnh chiếc khăn tang là rất phổ biến và quen thuộc trong các gia đình có tang chế, nhưng mấy ai hiểu được tại sao có chiếc khăn đó. Mẫu chuyện sau đây nói lên đạo lý và sự tích chiếc khăn tang đó. Kính mời quý vị và các bạn cùng suy nghiệm.
 
        Ngày xưa, có vợ chồng nhà phú hộ nọ sinh được năm người con gái. Nhà giàu nhưng  lại không con trai, nên  bao nhiêu t́ình thương họ đều dồn vào những cô con gái. Lần  lượt năm cô lớn lên, ai nấy đều lập gia đình và đi ở  riêng.
      Vì các cô lấy chồng xa, nên hai ông bà phú hộ cảm thấy nhớ con quá. Một hôm bà  bảo chồng:
  - Sắp tới, ông chịu khó trông nhà cửa cho tôi đi thăm chúng một lượt, sau đó tôi lại về  trông để ông đi...
  - Phải đó - ông đáp - nhưng bà phải đi nhanh nhanh lên mới được, đừng bắt tôi đợi lâu!
  - Không được đâu, tôi tính ở lại với các con đứa nào ít nhất cũng một tháng, năm đứa vị chi là năm tháng, c̣òn đi  đường tổng cộng độ vài ba chục ngày, như vậy cũng mất ngót nửa năm rồi ông ạ!
  - Thôi được, thế thì bà nó đi đi, bà nhớ đừng để cho đứa nào quấn quýt quá rồi ăn dầm nằm dề ở đó làm cho tôi  mỏi ṃòn trông đợi.

       Rồi người vợ cùng con hầu ra đi. Nhưng chỉ được vài tháng đă thấy bà trở về, vẻ mặt buồn xo. Thấy thế, ông liền hỏi dồn:
- Cơn cớ làm sao mà bà về nhanh như vậy? Có gặp điều gì khó khăn dọc đường hay không mà vẻ mặt bà không được vui?
        Bà phú hộ đáp:
- Chẳng có gì hết, tôi vẫn bình yên, chúng nó đều mạnh khỏe cả. Tôi về sớm là vì tôi muốn ông khỏi trông. Ông cứ đi một lần cho biết.

      Thấy vợ nói úp úp mở mở, ông phú hộ chẳng hiểu gì nên cuối cùng cũng sắm sửa hành lý ra đi.

Ông ghé nhà người con gái thứ nhất. Chàng rể tiếp đón niềm nở làm ông hài ḷòng,  nhưng con gái ông lại không  được như thế, nó chỉ chuyện trò giả lả được đôi câu rồi  quay vào công việc của nó.
      Đến khi chồng nó ra đồng trông coi thợ cày cấy, thì con gái ông lúi húi lo việc bếp  núc, cha con chẳng có dịp  chuyện trò.

       Măi đến gần trưa, ông cảm thấy bụng đói cồn cào, định bảo nó dọn cho mình ăn  trước như khi còn ở nhà,  nhưng rồi lại nghĩ thầm: “Để xem nó đối đãi với cha nó ra sao cho biết?!”. Ông thấy con gái chờ chồng về mới dọn  cơm ra. Chàng rể của ông lúc ấy tuy đã về rồi mà vẫn còn bận một số công việc nên ông phải đợi tiếp. Đến khi thấy  quá trưa, con gái ông mới gọi chồng:
     - Mình ơi, hãy để đó vào ăn cơm đi, cho ông già ăn với!

         Nghe con gái nói thế, ông cảm thấy không được vui. Chiều hôm ấy và liên tiếp những ngày sau cũng vậy. Ông nghiệm ra rằng con gái ông chăm sóc cho chồng nó chứ không phải cho ông: “Thì ra bây giờ nó coi cha nó chẳng ra cái quái gì. Nếu chồng nó không ăn thì có lẽ mình cũng phải ngồi nhịn đói”. Ở chơi được ít ngày, thấy con gái không được vồn vã đằm thắm như xưa, ông liền từ giã vợ chồng nó mà đi đến nhà đứa khác xem sao.

           Lần này vừa đi ông vừa lẩm bẩm: “Chắc thế nào những đứa sau cũng phải khác chứ, chẳng lẽ đứa nào cũng như vậy cả sao? Vợ chồng ta trông cậy chúng nó rồi đây sẽ chia nhau về phụng dưỡng một khi bố mẹ tuổi già kia mà!”

           Nhưng khi đến nơi, ông thấy đứa thứ hai cũng chẳng khác gì đứa đầu. Nghe bố đến thăm cũng tiếp đãi gọi là cho tròn bổn phận rồi lại loay hoay vào công việc nhà chồng, bỏ mặc ông chẳng chút quan tâm.

Lần lượt ông đi thăm đủ cả năm cô con gái yêu quý nhưng chẳng đứa nào là không  say mê với công việc của nó,  chẳng đứa nào quan tâm chăm sóc đến ông như lúc còn ở  nhà. Sau cùng, ông chép miệng:
      - Vậy là con gái một khi bước về nhà chồng thì chẳng c̣òn là con mình nữa. Nó xem  chồng trọng hơn bố mẹ nó  nhiều.
        Nghĩ vậy nên ông quày quả trở về. Ông tính lại thời gian thăm con cả đi lẫn về còn  ngắn hơn cả bà.

  Khi về, ông gọi vợ lại bàn rằng:
    - Thế là mấy đứa con gái có cũng như không, chẳng hy vọng gì vào chúng nó đỡ đần mình tuổi già nữa rồi. Bây  giờ bà để tôi đi kiếm một đứa con nuôi đặng mai sau nó săn sóc chúng mình lúc mắt lòa chân chậm. Bà nó nghĩ  sao?
             Vợ phú hộ trả lời:
    - Thôi ông ạ! Đừng có đi mà mất công lại nhọc xác. Con đẻ rứt ruột ra mà chúng không đoái không hoài thì con nuôi có làm được gì ?
        Phú ông liền bảo:
    - Trên đời này có kẻ tốt người xấu, đâu phải ai cũng như ai, bà đừng ngại.
    - Được rồi, ông cứ đi đi, cố tìm một đứa con ngoan phụng dưỡng, mọi việc ở nhà mặc tôi lo liệu.

          Phú hộ bèn đóng vai một ông già nghèo khó rồi ra đi từ làng này đến làng khác, đến đâu ông cũng rao:
    - Ai mua cha không ? Có ai mua cha thì ra mà mua! Mua ta về làm cha chỉ mất năm quan tiền thôi...
Mọi người nghe ông già rao như vậy thì tưởng ông điên. Có người còn vui miệng nói :
    - Mua lăo ấy để về nhà mà hầu ư ? và để rồi đây lão ta trăm tuổi qua đời có được đồng nào còn phải lo tống táng nữa sao ? Thà là nuôi một người đầy tớ còn hơn.
Tuy có nghe nhiều lời mỉa mai cười cợt, phú ông vẫn không nản chí, vẫn đi hết xóm này đến ấp kia, miệng rao không ngớt:
    - Có ai mua cha không này?
   

Bấy giờ ở làng nọ có hai vợ chồng một nông phu nghèo, nghe có người đi bán mình làm  cha, chồng bảo vợ :
  - Hai vợ chồng mình mồ côi từ thuở bé, chưa bao giờ được hưởng tình cha con, lại chưa  có mụn con nào, thật là buồn. Thôi th́ì ta mua ông già này về thủ thỉ với nhau khuya sớm  cho vui cửa vui nhà.
     Thấy vợ bằng lòng, anh chàng chạy ra đón ông già vào và nói :
  - Ông định bán bao nhiêu tiền?
  - Năm quan không bớt.

      Anh chồng liền thưa:
  - Thú thật với ông, nhà tôi nghèo quá, muốn mua ông nhưng không sẵn tiền. Vậy ông ngồi chơi để tôi bảo nhà tôi  đi vay xem sao.

        Phú hộ ngồi chờ hồi lâu, thấy chị vợ chạy đi một lát rồi lại quay về, nhưng số tiền vay được cùng với tiền nhà gom lại cũng chỉ có hai quan. Anh chồng liền nói:
    - Thôi thì ông thông cảm cho, hai ngày nữa mời ông trở lại, chúng tôi sẽ có đủ tiền.

Hai ngày sau, vợ chồng anh nông phu trao tiền cho ông, mời ông vào nhà “cha cha, con con” rất thân tình. Phú hộ thấy đầu tóc người vợ bây giờ biến đi đâu mất liền hỏi:
    - Này con ơi, tại sao đầu tóc của vợ con lại cắt cụt đi như vậy ?
Anh chồng tần ngần đáp:
   - Chẳng giấu gì cha, nhà con quá nghèo không đủ tiền mua, mà nếu không mua thì biết có dịp nào tốt hơn. Vì vậy, vợ con phải cắt tóc đi bán mới có đủ số tiền năm quan đó.

     Từ ngày có người cha nuôi, hai vợ chồng nông phu tỏ ra rất niềm nở và chịu khó chăm  sóc hầu hạ ông không biết  mệt. Phú ông vẫn không cho biết gốc tích quê quán thật của  mình, hằng ngày vẫn cứ ăn no ngủ kỹ, đôi lúc lại kêu  váng đầu mỏi lưng, bắt họ phải  xoa bóp hoặc tìm thầy chạy thuốc.
    Mặc dầu vậy, hai vợ chồng vẫn cơm nước săn sóc không bê trễ. Cứ như vậy được vài  tháng sau, nhà họ đă nghèo lại càng mạt thêm.
   Hai vợ chồng phải cố gắng làm thêm để nuôi cha, có bữa phải nhịn đói để nhường cơm  cho ông già.
   Tình hình như vậy kéo dài nửa năm, nợ nần của họ chồng chất quá nhiều mà trong nhà gạo tiền đã kiệt. Tuy vậy,  họ vẫn không hề lộ vẻ mỏi mệt, cố làm vui lòng cha già.

     Một hôm, hai vợ chồng ngủ dậy đã thấy người cha nuôi khăn gói chỉnh tề, ông bảo họ:
     - Các con hãy đốt cái nhà này rồi đi theo ta!
Vợ chồng anh nông phu trố mắt nhìn nhau, tưởng ông phát điên, nhưng sau đó lại thấy ông phú hộ giục bảo:
    - Làm con thì phải vâng theo cha mẹ, chớ có sai lời. Cha đã bảo các con đi theo cha kiếm ăn thì cứ việc đi, còn cái nhà này ọp ẹp chẳng đáng bao nhiêu đừng tiếc nữa.

  Vợ chồng nghe thế thì biết ông nói thật, không dám cãi, đành nhặt nhạnh một vài món  đồ buộc thành một gói, rồi  châm lửa đốt nhà.
    Đi theo ông già, họ thấy ông ban ngày lần hồi xin ăn, tối tối lại vào nhà người xin ngủ  nhờ, họ vẫn vâng lời,  không chút phân vân.

    Ba người đi xin ăn như thế được năm ngày, cuối cùng đến trước một ngôi nhà ngói  tường vôi, ông mới vui vẻ bảo  họ:
  - Các con ơi, đã đến nhà ta rồi!
      Bà phú hộ bước ra cổng đón vào, ông tươi cười bảo vợ:
  - Bà nó này, đây mới thật là con của chúng ta đấy!

     Bấy giờ vợ chồng anh nông phu mới ngớ người ra, biết được cha mẹ nuôi mình là một nhà giàu có.
Phú hộ bảo anh nông phu lấy theo họ mình, và từ đó hai vợ chồng bước vào một cuộc đời sung sướng.

    Ít lâu sau, phú hộ lâm bệnh nặng. Biết mình sắp gần đất xa trời, ông bèn làm tờ di chúc để phần lớn gia tài cho đứa con nuôi, đoạn ông gọi vợ đến trối rằng:
    - Sau khi tôi chết, bà nhớ đừng cho năm đứa con gái biết tin đấy!

    Ông nói tiếp: - Nếu chúng nó có nghe ai mách mà về đây, chưa biết chừng tôi sẽ “bứt  néo” trổi dậy cho mà coi.  Việc để tang thì đứa con trai cứ theo cổ tục, cắt tóc, đội mũ,  quấn rơm trên đầu để chứng tỏ mình chịu cực chịu khổ với cha mẹ thì thôi cũng được,  nhưng đứa con dâu thì bà bảo nó khỏi cắt tóc, vì tôi chưa bao giờ quên được cái việc nó  đã hy sinh mái tóc dài của nó để mua cha, vậy nó chỉ cần đội khăn tang là đủ.

    Nhưng khi khâm liệm cho chồng xong, bà phú hộ vì nặng lòng nên cũng cho người lén báo tin cho năm đứa con  gái biết. Khi chúng về, bà đón ở cổng, thuật lại lời trối của cha cho chúng nghe và bảo chúng đừng có vào nhà, kẻo có sự chẳng lành.

    Năm đứa con gái hối hận lắm, nhưng việc đã rồi biết làm sao? Khi đưa linh cữu cha, chúng đòi đi đưa cho bằng  được. Khuyên can con mãi không xong, cuối cùng bà buộc lòng phải xé cho chúng ngoài khăn tang ra còn thêm mỗi đứa một vuông vải cho chúng che mặt lại để mong linh hồn bố chúng khỏi biết.

    Từ đó, người ta bắt chước để tang theo cách gia đình này đã làm:
“Con trai cắt tóc vành rơm, mũ mấn, dây lưng chuối như cổ tục, con dâu được miễn cắt tóc, chỉ đội khăn tang, lại miễn cả che mặt. Còn con gái ngoài khăn tang còn có thêm một mảnh vải che mặt.”



Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 19/Sep/2012 lúc 9:04am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 5
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.111 seconds.