Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chuyện Linh Tinh
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh
Message Icon Chủ đề: Đập gương xưa tìm... chút dư hương cũ. Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 9 phần sau >>
Người gởi Nội dung
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 23/Jun/2010 lúc 8:27am
Sinh nhật 59 năm con tem đầu tiên của Việt Nam
 
(06/05/2010)

Cách đây đúng 59 năm, ngày 6 tháng 6, 1951, con tem đầu tiên của Việt Nam ra đời, mang hình Quốc Trưởng Bảo Ðại, nhà lãnh đạo cao nhất Việt Nam lúc đó.

Do ảnh hưởng của Pháp, con dấu bưu điện và con tem còn dùng cả tiếng Pháp lẫn tiếng Việt. Ví dụ như chữ “3 Piastres” có nghĩa là “3 đồng.” Tên và chức vụ của Quốc Trưởng Bảo Ðại trên con tem cũng được viết bằng song ngữ, “S M Bao Dai,” có nghĩa là Hoàng Ðế Bảo Ðại, hoặc chữ “VIỆT-NAM Postes” có nghĩa là bưu chính Việt Nam.

Sau khi Pháp trả lại chủ quyền cho Việt Nam và dựng lên các chánh quyền thân Pháp tại Ðông Dương, Hoàng Ðế Bảo Ðại được cử làm quốc trưởng của nước Việt, nhưng nằm trong khối Liên Hiệp Pháp cũng như các nước Lào và Cao Miên.

Hệ thống bưu chính còn rất non trẻ của quốc gia Việt Nam bắt đầu phát hành tem bưu chính riêng, để thay thế cho con tem Ðông Dương đã sử dụng hàng trăm năm tại các nước thuộc Indochine. Các nước Lào và Cao Miên cũng phát hành những con tem riêng của họ.

Ngày 6 tháng 6 năm 1951, con tem đầu tiên của Việt Nam được phát hành, đó là con tem mang hình Quốc Trưởng Bảo Ðại với giá tiền 3 đồng bạc. Ngày phát hành đầu tiên tem Bảo Ðại 3 đồng được cử hành rất long trọng, các nhà sưu tập tem tập trung về các bưu cục chính tại Sài Gòn, Hà Nội, Huế để xin con dấu kỷ niệm ngày phát hành đầu tiên của con tem “đầu tiên,” mang dòng chữ Việt Nam.

Kể từ ngày này, lịch sử bưu chính của Việt Nam bước qua một trang mới, trong những tháng còn lại của năm 1951, lần lượt bộ tem phong cảnh và 2 con tem Bảo Ðại với giá tiền 1.20 đồng và 30 đồng cũng được phát hành. Qua đến năm 1955, khi Tổng Thống Ngô Ðình Diệm lên nắm chính quyền, con tem của Việt Nam bắt đầu có thêm hàng chữ “Cọng Hòa” (thời gian này hầu hết các văn thư và văn kiện hành chính đều xài chữ “Cọng Hòa” không có dấu mũ) sau hàng chữ Việt Nam.

Tổng cộng có tất cả 582 con tem bưu chính của Việt Nam Cộng Hòa được phát hành từ ngày 6 tháng 6 năm 1951, cho đến con tem cuối cùng phát hành ngày 25 tháng 4 năm 1975 (tem Phát Triển Quốc Gia giá mặt 8 đồng in lại 10 đồng). Những bộ tem trong dòng tem VNCH được in ở các nhà in nổi tiếng trên thế giới, cho đến bây giờ, gần 60 năm, những con tem này vẫn tồn tại trong các bộ sưu tập tem và trong trí nhớ của hơn 20 triệu dân miền Nam đã sử dụng trong hơn một phần tư thế kỷ.

Ngày 6 tháng 6 năm 1971, Tổng Cục Bưu Chính VNCH cho phát hành bộ tem Người Phu Trạm Việt Nam Thuở Xưa để kỷ niệm 20 năm ngày phát hành con tem đầu tiên (tem Bảo Ðại 3 đồng), đồng thời kỷ niệm 20 năm Bưu Hoa Việt Nam Cộng Hòa.

Bộ tem Người Phu Trạm Việt Nam phát hành ngày 6-6-1971, với 2 con tem mang giá mặt 6 đồng và 2 đồng, mang hình vẽ người lính phu trạm ngày xưa, đang phi ngựa mang văn thư hỏa tốc cho triều đình và các phủ huyện xa xôi.

Trong những bao thư mang dấu ngày phát hành đầu tiên của bộ tem Người Phu Trạm (6-6-1971), có rất nhiều hình cachet rất hay, vì thời gian này phong trào làm bao thư ngày đầu tiên lên rất cao. Hàng chục nhà kinh doanh chuyên về sưu tập tem đã cho in ấn cả chục kiểu bao thư với nhiều hình ảnh minh họa rất đặc sắc. Dân sưu tập bao thư ngày đầu tiên chỉ cần mua sẵn loại bao thư có in hình (cachet) sẵn, và ra bưu điện đúng ngày phát hành để mua tem, rồi xin con dấu ngày đầu tiên đóng lên.

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, tất cả tem của VNCH bị chính quyền Cộng Sản đình chỉ sử dụng. Hệ thống bưu điện của VNCH cũng tê liệt một thời gian ngắn, khoảng 1 tuần lễ không thư từ được chuyển đi trong nội địa, riêng thư chuyển đi ngoại quốc mãi đến tháng 9 năm 1975 mới bắt đầu kết nối trở lại. Tem dùng để gởi thư được in ra bởi chính phủ mới hoặc xài tem của miền Bắc, những con tem thân yêu của Việt Nam Cộng Hòa chỉ còn nằm trong các bộ sưu tập của người thương con tem đã từng mang những cánh thư thân yêu bay trên khắp cả miền Nam Việt Nam và nối liền với thế giới.

Bưu Chính Việt Nam Cộng Hòa là một thành viên chính thức của tổ chức UPU, một tổ chức về liên hệ bưu chính của toàn thế giới, mà người dân miền Nam gọi là Liên Hiệp Bưu Chính Quốc Tế. (L.S.)

 http://www.vietherald.com/D_1-2_2-238_4-2991_5-5_6-1_15-1/Sinh-nhat-59-nam-con-tem-dau-tien-cua-Viet-Nam.html

 
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 23/Jun/2010 lúc 9:22am
 
 
Bưu điện Việt Nam năm 2002 còn “chấp nhận” tem Việt Nam Cộng Hòa?
 
(06/22/2010)

WESTMINSTER, California (VH): Một lá thư gởi trong nước sau thời kỳ cộng sản thôn tính miền Nam dĩ nhiên phải có những con tem của chính quyền Cộng Sản, nhưng nếu có một lá thư được chuyển đi theo hệ thống chính thức với con dấu nhật ấn ngày gởi đi và con dấu nhật ấn ngày thư đến mà trên bì thư có một con tem của Việt Nam Cộng Hòa thì quả là một điều không tưởng.

Nhưng đằng này có tới 4 con tem VNCH trên 1 bì thư, vẫn được bưu điện Việt Nam chấp nhận như thường.

Trên quả địa cầu này có những chuyện tưởng rằng không thể xảy ra nhưng chuyện một lá thư gởi đi từ quận Ðơn Dương thuộc tỉnh Lâm Ðồng gởi về Sài Gòn với 4 con tem của Việt Nam Cộng Hòa đã xảy ra.

Bì thư, như trong hình, có dấu nhật ấn lên 4 con tem ngày 15 tháng 8 năm 2002 và dấu nhật ấn của Trung Tâm Phát Thư Báo đến Sài Gòn ngày 17 tháng 8 năm 2002.

Bốn con tem Hoa Lan Hoàng Phi Hạc trong bộ tem hoa lan của Việt Nam Cộng Hòa phát hành năm 1974 có giá mặt 200 đồng mỗi con được sử dụng làm cước phí để gởi đi.

Tổng cộng 4 tem trị giá 800 đồng đúng với giá cước thời này, các nhân viên bưu điện tại quận Ðơn Dương không biết có để ý tới việc mấy con tem hay không mà cho đi ngay.

Kết quả người gởi lá thư này đã thành công mỹ mãn và bì thư trên đã trở thành một bì thư độc đáo trong lịch sử của dân chơi tem.

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, tất cả tem thư bưu chính của Việt Nam Cộng Hòa đều bị chính quyền Cộng Sản cấm sử dụng trong việc gởi thư bưu tín.

Chính quyền mới đã cho in vội vã một số tem để xài trong nước, những con tem VNCH chỉ còn là những con tem nằm trong các bộ sưu tập cá nhân và phải giấu giếm thật kỹ.

Thời kỳ đầu, mới chiếm miền Nam họ đã cho đổi tiền nhiều lần, một lá thư nội địa nặng dưới 20 gram lúc đầu chỉ có mấy chục xu tiền mới rồi lên tới bạc đồng, khoảng năm 1992 giá gởi một lá thư đi là 200 đồng... cho đến khoảng năm 2002 thì giá cước đã lên tới 800 đồng cho một thư.

Trong giới sưu tập các bì thư thực gởi, những lá thư có dấu đặc biệt hay những con tem đặc biệt trên lá thư đó được chuyển đi theo đường bưu điện chính thức, đó là một món hàng quý hiếm được bà con trong giới sưu tầm tìm kiếm như một món báu vật. (L.S.)

 
 


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 23/Jun/2010 lúc 9:29am
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 02/Jul/2010 lúc 6:37am
 
 
 
 KÝ ỨC MẾN YÊU
(VŨNG TÀU, SAIGON, ... )
 
 


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 02/Jul/2010 lúc 6:51am
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 05/Jul/2010 lúc 1:09pm
 
 
Ho%20
Chi%20Minh%20City
 
A historic photo, from the early 1900s, of the Rue Catinat,
which later became the Tu Do (Freedom) Street,
and still later Dong Khoi (Uprising) Street.
 
 


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 05/Jul/2010 lúc 1:10pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 08/Jul/2010 lúc 6:28am
 
 
 

 

Căn cứ hải quân San Diego là một trong những căn cứ hải quân lớn nhất Hoa Kỳ. Ở đây có một viện bảo tàng hàng không mẫu hạm, người ta gọi nó là viện bảo tàng khổng lồ trên biển.

Nghệ thuật phi chính trị

chuyen%20tren%20dat%20My%201

Bức tượng Đầu hàng vô điều kiện ở căn cứ hải quân San Diego. Ảnh: Võ Đắc Danh

 
 
Đó chính là chiếc hạm thứ 41 trong Đệ thất hạm đội của Hoa Kỳ từng tham chiến ở Việt Nam được mang tên USS Midway. Và cũng chính USS Midway chở hơn 3.000 người Việt di tản vào ngày 30.4.1975. Nó có sức chứa 4.500 người và gần 100 phi cơ. Từ thế chiến thứ hai đến kết thúc cuộc chiến tranh Việt Nam, USS Midway đã chở biết bao thân phận con người, và dường như tất cả còn lưu lại trong hàng ngàn phòng ngủ, hàng trăm phòng làm việc với những bức ảnh, những bức tượng, những hiện vật buồn vui, tử biệt - sinh ly của những cuộc đời chinh chiến.
Đứng ở tầng trên cùng của USS Midway nhìn lên bến, bất chợt tôi thấy một tượng đài sừng sững cao chừng bảy mét, bức tượng người lính hải quân ôm hôn cô y tá, nồng nàn và đắm đuối.

Sau khi quay phim xong, ngồi ngắm bức tượng, tôi nói người Mỹ làm tượng đài rất nhân bản, người lính đâu chỉ có cầm súng xông lên như tượng đài nhiều nơi mà tôi đã thấy. Người bạn Mỹ gốc Việt giải thích: "Bức tượng này có tên là Đầu hàng vô điều kiện, của nhà điêu khắc lừng danh thế giới J.Steward Johnson". Tôi càng ngạc nhiên: tượng đài người lính, biểu tượng cho một binh chủng quốc gia hùng mạnh nhất hành tinh lại mang một cái tên chiến bại? Anh bạn giải thích tiếp: "Nghệ thuật của người Mỹ không mang ý nghĩa chính trị gì cả. "Đầu hàng vô điều kiện" ở đây có nghĩa là cô gái ấy đã đầu hàng nụ hôn táo bạo của người lính hải quân. Chỉ vậy thôi".

chuyen%20tren%20dat%20My%202,%20Du%20lịch%20mỹ,%20du%20lich%20my,%20du%20lich%20hoa%20ky,%20dulichmy,%20dulichhoaky,%20du%20lịch%20hoa%20kỳ

Bức ảnh Nụ hôn ở quảng trường Thời Đại. Ảnh: tư liệu

 
 
Tôi chợt nhớ, thì ra đây là bức tượng phiên bản của bức ảnh Nụ hôn ở quảng trường Thời Đại của nhà nhiếp ảnh Alfred Eisenstaedt đã một thời làm xôn xao dư luận khi nó xuất hiện trên tạp chí Life. Bức ảnh này còn có tên Victory over Japan Day in Time square (Ngày chiến thắng Nhật Bản trên quảng trường Thời Đại), tức ngày 14.8.1945, chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, hầu hết các thành phố trên nước Mỹ đều tổ chức lễ mừng chiến thắng. Tại thành phố New York, trước quảng trường Thời Đại, người ta đổ xô đi dự lễ và những người lính hải quân tung tăng trên đường phố, họ hôn nhau và hôn tất cả mọi người.

Trong cuốn sách The eye of Eisenstaedt, nhà nhiếp ảnh Alfred Eisenstaedt kể lại: "Trên quảng trường Thời Đại vào ngày V-J đó, tôi đã nhìn thấy một người lính thuỷ chạy dọc con phố và ôm chầm bất kỳ người phụ nữ nào anh ta nhìn thấy, bất kể già trẻ, béo gầy... Tôi chạy trước anh ta với chiếc máy ảnh Leica của mình và quay lại để chụp anh ta nhưng không tấm nào khiến tôi ưng ý cả. Bất chợt trong giây lát, tôi nhìn thấy anh ta ôm lấy cái gì đó màu trắng. Tôi quay lại và bấm máy ngay khi người lính thuỷ hôn cô y tá. Giờ đây tôi nghĩ, nếu cô ta mặc đồ tối màu, hay anh lính thuỷ mặc đồng phục trắng, thì chắc tôi chẳng bao giờ chụp bức ảnh đó. Tôi đã bấm máy chính xác là bốn kiểu, vỏn vẹn trong có vài giây. Tuy nhiên chỉ có đúng một kiểu thực sự tuyệt vời... Mọi người nói với tôi rằng khi tôi đã ở trên thiên đường, họ vẫn nhớ tới bức ảnh của tôi".

Nụ hôn của hoà bình

chuyen%20tren%20dat%20My%203,%20Du%20lịch%20mỹ,%20du%20lich%20my,%20du%20lich%20hoa%20ky,%20dulichmy,%20dulichhoaky,%20du%20lịch%20hoa%20kỳ

Nữ y tá Edith Shain kể lại nụ hôn của 62 năm trước trong ngày khánh thành tượng đài. Ảnh: tư liệu

 
 
Alfred Eisenstaedt - cũng như hàng triệu công chúng ngưỡng mộ bức ảnh - không hề biết hai nhân vật trong bức ảnh ấy là ai. Đến cuối năm 1970, bà Edith Shain viết một bức thư gởi cho Alfred Eisenstaedt nói rằng mình chính là nữ y tá trong bức ảnh. Bà kể: "Hồi ấy tôi đang làm việc tại bệnh viện Doctors Hospital ở New York, khi nghe tin chiến tranh kết thúc, tôi cùng bạn bè tới quảng trường Thời Đại để ăn mừng. Khi tôi ra khỏi tàu điện ngầm và đi được một đoạn trên phố thì bất ngờ một người lính thuỷ ôm lấy và hôn tôi, cảm giác của tôi lúc đó là cứ để anh ta hôn vì nghĩ rằng anh ta đã chiến đấu cho mình..."

Đến tháng 10.1980, tức 35 năm sau khi bức ảnh ra đời, tạp chí Life công bố đã có 11 người đàn ông và ba phụ nữ tự nhận là nhân vật trong bức ảnh. Sau bà Edith Shain, mãi đến năm 2007 người ta mới xác định được nhân vật thứ hai là ông Glenn McDuffie, khi ấy đã là cụ già 80 tuổi. Ông Glenn McDuffie kể lại: "Ngày 14.8.1945, tôi đang đi tàu điện ngầm tới Brooklyn để thăm bạn gái. Khi ra khỏi tàu điện ngầm ở quảng trường Thời Đại cũng là lúc mọi người đang ăn mừng trên các con phố. Tôi cảm thấy rất phấn khích vì em trai tôi đang là tù binh ở Nhật sẽ được thả. Tôi bắt đầu hò reo và nhảy nhót. Một nữ y tá ở gần đó nhìn thấy tôi và giang rộng vòng tay về phía tôi. Tôi đi về phía cô ấy, ôm hôn cô ấy và nhìn thấy một người đàn ông cũng chạy về phía chúng tôi... Tôi đã nghĩ đó là chồng hay bạn trai cô ta đang ghen và chuẩn bị cho tôi ăn đấm. Nhưng khi thấy anh ta chụp ảnh mình, tôi đã hôn cô ấy thật lâu để anh ta tha hồ chụp..."

chuyen%20tren%20dat%20My%204,Du%20lịch%20mỹ,%20du%20lich%20my,%20du%20lich%20hoa%20ky,%20dulichmy,%20dulichhoaky,%20du%20lịch%20hoa%20kỳ

Chàng lính thuỷ Glenn McDuffie trong lần sinh nhật thứ 81. Ảnh: tư liệu

 
 
Ngày 10.2.2007, bà Edith Shain là khách mời vinh dự trong lễ khánh thành tượng đài Đầu hàng vô điều kiện tại San Diego. Hôm ấy có rất nhiều cựu chiến binh là thành viên của hiệp hội Những người sống sót Trân Châu Cảng, chỉ tiếc rằng không có ông Glenn McDuffie bởi hơn nửa năm sau đó người ta mới xác định được ông là nhân vật thứ hai trong bức ảnh. Nhiều người đặt câu hỏi: chuyện gì sẽ xảy ra nếu ông có mặt trong ngày hôm ấy? Nhất là khi ông nghe bà Edith Shain phát biểu trước công chúng rằng: "Đã hơn 60 năm trôi qua nhưng tôi vẫn còn nhớ nụ hôn hôm ấy, mặc dù nó xảy ra rất nhanh, thậm chí tôi không nhìn rõ mặt anh ấy, bởi tôi nhắm mắt lại để được hưởng những giây phút hạnh phúc như bất kỳ người phụ nữ nào. Giờ nhìn lại mình qua bức tượng, tôi thấy có quá nhiều sự lãng mạn. Bức tượng cũng gợi cho người xem một niềm hy vọng, một niềm khát khao tự do và thanh bình, khát khao tình yêu và hạnh phúc..."? Không có câu trả lời, vì mãi mãi họ không còn có thể gặp lại nhau: bà Edith Shain vừa qua đời hôm 20.6 tại Los Angeles vì bệnh ung thư, thọ 91 tuổi.

bài và ảnh: Võ Đắc Danh

 
 
 


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 08/Jul/2010 lúc 6:31am
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 08/Jul/2010 lúc 7:54pm
 
 
 Nguyệt Vọng Lầu
(Đà lạt)
 
 
 
 
Hình Nguyệt Vọng Lầu, ngã 3 Minh Mạng-Tăng Bạt Hổ, Dalat.
 
 
 
 
 
BaoBuon K9
(DaLat 8-7-2010)

mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 09/Jul/2010 lúc 3:49am
 
 
Kho tàng sách Viet Nam
 
 
Kho tàng sách Viet Nam. các truyện hay Việt Nam, Trung Hoa từ xưa đến nay đều có trong Ebooks này, có thể mở ra đọc ngay hoặc truyện nào hay có thể copy rồi paste vào winword để đọc từ từ sau này.
 
 
 
 
(nguồn : hai vu )
 
 
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 14/Jul/2010 lúc 9:10pm
 
 
 

Nơi ở cuối cùng của

Marilyn Monroe
 
Thứ tư, 14/7/2010, 16:19 GMT+7

Ngôi nhà nơi nữ minh tinh màn bạc Marilyn Monroe trút hơi thở cuối cùng tại Brentwood, Los Angeles, Mỹ, vẫn giữ nguyên vẻ đẹp lộng lẫy và cổ điển.

Ngôi sao màn bạc mua ngôi nhà vào năm 1962 với giá 90.000 USD.
 
 
 
Sau khi chủ nhân của nó qua đời, ngôi nhà đã qua tay nhiều người và bây giờ được rao bán trên thị trường với giá 3,6 triệu USD.
 
 
 
Nhà có 4 phòng ngủ, 3 phòng tắm, 1 phòng bếp lớn và 1 bể bơi xinh xắn.
 
 
 
Mặc dù diện tích cả khu nhà là 2.155 m2, diện tích để ở chỉ chiếm 243 m2. Phần còn lại chủ yếu là bể bơi, sân cỏ, lối đi lại và một vườn cam.
 
 
 
Marilyn Monroe rất tự hào về bể bơi hình quả thận nhưng chưa bao giờ thò chân xuống.
 
 
 
Nữ ngôi sao chỉ sống ở đây 6 tháng trước khi chết.
 
 
 
Cô nổi lên là một "quả bom sex" vào những năm 1950.
 
 
 
Cô qua đời sau khi uống thuốc an thần quá liều tại nhà riêng.
 
 
Dù qua đời nhưng Marilyn Monroe vẫn mãi là một biểu tượng của điện ảnh thế giới.

Diệu Minh (Ảnh: Huffingtonpost)

 
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 15/Jul/2010 lúc 9:00pm
 
 

Hình ảnh SaiGon - DaLat - Nha Trang - Huế .... thời xa xưa

 
 
Những hình ảnh xưa của Sàigòn, Đàlạt, Nha Trang & Huế.....
 

 

Tháng 3/1950 : Xe Ngựa ở  Chợ Cũ Hàm Nghi 



 
Bến xe xích lô máy Saigon
 

 
Đường Catinat / Tự Do nay là Đồng Khởi
 
 
 


Di cư vào Nam 03/1955 ... Tàu Há Mồm ...
 
 
 
 


Nhà Gare xe lửa Đà Lạt 1938
 
 
 
 


Khu thương xá P***age Eden - phía hông xe là thương xá Tax bây giờ ...
 
 
 


Bưu Điện Sai gon  
 
 
 


Xóm Cầu Kho
 
 
 

 
Bến đò Thủ Thiêm
 
 
 


Bịnh viện Chợ Rẫy 1908
 
 
 


Lái Thieu 1909
 
 
 
 


Huế hồi nẩm.....
 
 
 


Gare xe lửa Bien Hoa hồi xưa ...
 
 
 


Dalat ' 60 ngày xưa , còn thơm mùi bánh mi Vinh Chân , nhớ quán bánh cuốn cô Bảo
 
 


NhaTrang 
 
 


Chợ Đầm ngày ấy ...
 
 


Bãi biển Nha Trang ...
 
 
 
 
 
 

Những đường hầm bí mật ở Đà Lạt

 


Một trong những bí mật của Đà Lạt là những đường hầm xuyên các tòa nhà nổi tiếng, nơi nghỉ dưỡng của cựu hoàng Bảo Đại và Ngô Đình Diệm.

Khách sạn Palace

Đường hầm nối từ cổng phụ của khách sạn lên đến phòng khách cửa chính, chiều dài khoảng 40 m, rộng 2 m, nền đá, tường đúc xi măng, theo hình chữ Y, khá sạch sẽ và thông thoáng. Từ điểm bắt đầu đến hai ngả: một dẫn ra cửa chính khách sạn, một đi lên nhà bếp, tầng trệt của khách sạn. Trên nóc hầm có lắp đặt hệ thống bóng điện chiếu sáng. Hai bên đường hầm gắn các đường ống dẫn điện và nước (tách biệt) khá thẩm mỹ và an toàn.

Ông Phạm Thành Trung, Tổng giám đốc Công ty DRI (tập đoàn Accor của Pháp), “ông chủ” của khách sạn Palace cho biết: "Ngay từ khi xây dựng (năm 1922), người Pháp đã tính toán đến đường hầm này. Vì khách sạn được xây trong thời chiến nên trước hết nó là con đường an toàn để thoát thân, đề phòng xảy ra bất trắc".

Ở đây, những chuyện “bếp núc” như đến các phòng thay trang phục, chuyển thực phẩm nấu ăn... không lộ thiên như các khách sạn, nhà hàng khác.

Địa đạo bí mật ở Dinh I

Dinh I nguyên là tổng hành dinh của cựu hoàng Bảo Đại và cũng là nơi nghỉ dưỡng của Ngô Đình Diệm. Tòa nhà này của một viên công sứ người Pháp, Bảo Đại mua lại (vào khoảng cuối năm 1951 đầu năm 1952), sau đó xây dựng thành dinh thự trên một quả đồi. Phía sau dinh, dưới chân đồi cách khuôn viên tòa dinh thự chừng hơn 200 m có một đường hầm bí mật được đào xuyên qua quả đồi, có ngã rẽ vào Dinh I thông đến phòng khách Dinh II (Dinh Toàn quyền).

Khuôn viên Dinh I. Ảnh: CA TP HCM
 
 
Hầm có chiều dài gần 3 cây số, cửa hầm ngụỵ trang trong một căn nhà xây nhỏ. Ông Nguyễn Đức Hòa, 80 tuổi, từng là người hầu cận thân tín của cựu hoàng Bảo Đại và sau được tin dùng mấy đời “nguyên thủ quốc gia” kể: “Khi chúng tôi được lệnh đến sửa sang lại tòa nhà phát hiện đường hầm bí mật này. Đức Kim Thượng (vua Bảo Đại) dặn phải tuyệt đối giữ bí mật, không ai được hé răng". Đường hầm do Nhật đào để chuẩn bị cho cuộc đảo chính Pháp năm 1945, nhằm bắt sống Toàn quyền Đông Dương và quan Tây trong các biệt thự.

Cửa hầm rộng 3 m, cao 1,8 m, cách mặt đất 2 m. Khi phát hiện ra đường hầm này, Bảo Đại mừng lắm và cho đặt một xe du lịch ngay cửa hầm, phòng khi bất trắc, được đưa vào xe lánh nạn.

Cạnh đó, “ngài” cho xây dựng một sân bay. Thẳng hướng cửa hầm lên và lối đường hầm băng qua, Bảo Đại cho xây dựng vườn Thượng uyển làm nơi đãi tiệc và dạo chơi. Năm 1956, Ngô Đình Diệm lên làm Tổng thống, ông ta chọn Dinh I làm nơi nghỉ dưỡng; ông Hòa được điều về phục vụ tại đây nên có điều kiện biết rõ hơn về đường hầm này.

Vốn tính tò mò, nhiều buổi trưa ông Hòa cùng mấy người bạn mang theo đèn pin, lén xuống hầm đi sâu vào bên trong. Họ phát hiện rễ cây đâm tua tủa xuống đường hầm (người Nhật không chặt rễ cây, sợ cây chết, quân Pháp nghi ngờ), dơi làm tổ ở đó, ông Hòa cùng mấy người bạn bắt về làm thịt ăn. Năm 1958, Dinh Độc Lập bị thả bom, Ngô Đình Diệm sợ quá vội xuống lệnh yêu cầu đổ bê tông “kiên cố hóa” đường hầm bí mật để phòng thân nhằm khi có biến động.

Đoạn đường địa đạo bí mật nối vào Dinh I chưa khai thông, giờ bị xới lên “nối” tới tầng 2 (của Dinh), cửa hầm ngay trong phòng ngủ, cạnh đầu giường của tổng thống. Phía trước được ngụy trang bằng một giá sách, chỉ cần đẩy nhẹ sang một bên là bước vào cánh cửa dẫn xuống đường hầm. Bên dưới đường hầm có 3 phòng: phòng nghỉ ngơi và làm việc của tổng thống, phòng điện đài cơ yếu và phòng bảo vệ. Trên nóc dãy phòng này và bốn bề được kè đá, đóng cửa sắt cẩn thận.

Ông Hòa, người duy nhất biết rõ về đường hầm này luôn bị căn dặn phải ghi nhớ 3 điều: “không biết, không nghe, không thấy”. Ông kể: "Cứ mỗi lần quản gia ông Diệm báo “ngài sắp lên” là tôi lại phải mất mấy ngày chuyên tâm lau dọn đường hầm cho sạch sẽ. Và khi nào cũng vậy, vừa đặt chân đến dinh là ông Diệm vội vàng xuống kiểm tra an toàn của đường hầm bí mật trước tiên".

Nghe nói để xây dựng lại đường hầm này, ông Diệm đưa gần hai chục người từ Huế lên ăn ở tại chỗ và hì hục làm trong suốt gần hai năm liền. Sau đó, họ bị đưa đi đâu không rõ. Không ngoại trừ khả năng họ bị xử tử bí mật để đảm bảo an toàn.

Đường hầm Dinh II

Dinh Toàn quyền được xây dựng từ năm 1933 với sự tham gia thiết kế của kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát, nguyên Chủ tịch Chính phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam Việt Nam. Tại Dinh này, ngoài đường hầm nối từ Dinh I còn có một đường hầm bí mật khác được đào ra phía sườn đồi, hướng tây nam, dài chừng 500 m, do Toàn quyền Jean Decoux khi về đây đã cho xây dựng nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối ông ta và gia đình.

Đường hầm này khá kiên cố, cửa hầm nằm phía sau nhà khách của dinh. Sau đó, Ngô Đình Nhu và Trần Lệ Xuân đến ở, đã xem đường hầm là “sự quý giá” Toàn quyền để lại. Năm 1964, tướng Nguyễn Khánh lên nắm quyền ở miền Nam đã chọn Dinh II làm tổng hành dinh trong mùa nghỉ mát và lệnh cho tu bổ lại các đường hầm cũng mục đích hòng để thoát thân nếu chẳng may có đảo chính.

Tại trụ sở UBMTTQ tỉnh Lâm Đồng (xưa là nhà Ngự Lâm Quân của vua Bảo Đại) và Bảo tàng Lâm Đồng (nguyên là nhà của Đại phú hào Nguyễn Hữu Hào, cha đẻ của hoàng hậu Nam Phương) cũng có đường hầm. Theo lời ông Hòa, hầu hết các biệt thự lớn ở Đà Lạt đều có đường hầm do Nhật đào để bắt sống các quan Pháp thời đó.

Hơn 60 năm trôi qua, nhất là sau năm 1975, nhiều đường hầm bí mật ở đây bị sập, hư hỏng nặng, người ta cho dùng đất đá lấp lại. Đến nay, các đoạn đường hầm kể trên hầu như không còn dấu tích.

Theo Công An TP HCM

http://www.skydoor.net/entry/Nhung_duong_ham_bi_mat_o_Da_Lat/899

 



Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 15/Jul/2010 lúc 9:13pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 25/Jul/2010 lúc 8:56pm
 
Rất cám ơn Quỳnh Mai, cô bạn đồng khóa (VDH-DL), đã phải bỏ nguyên một buổi tối (sau 1 ngày làm việc mệt mõi) soạn lại các hình ảnh trong phim The Sound Of Music , gửi cho mk (theo ... 'mè nheo' của mk).
Mời cả nhà cùng xem và nhớ lại một phim hay xa xưa cùng dàn diễn viên xuất sắc !
mk
 
 
VÀI HÌNH ẢNH TRONG PHIM "THE SOUND OF MUSIC"
 
 
 
 
 
 
 
 
A?nh tha^.t cu+a Captain von Trapp
Georg Ritter von Trapp
 
La^u dda`i qui' to^.c (mat ha^.u canh giong song o Salzburg/Tirol ) 
 thuoc gia dinh : Ong Captain von Trap , co' ten that la`:
Georg Ritter von Trapp
 
 
Ma(.t tie^`n cu+a la^u dda`i thuoc gia ddi`nh Captain von Trapp. 
 
Nha` tho*` o* ? Salzbrug noi ba` So* tre+ Maria (Julie Andrews) "ta ru".

Ngo^i nha`tho*`co^?, tha^.t dde.p, to.a la.c tre^n ngo.n nu'i cao o*? Salzurg, va^+n co`n ddo'. Du kha'ch dde^'n tha(m vie^'ng tha^.t ddo^ng va`o di.p He`.
 
Hi`nh a?nh hai ta`i tu*? chi'nh trong film "The Sound of Music" : Julie Andrews & Christopher Plummer ngay vu`ng nu'i Tirol va`o na(m 1965.
Tha^.t dde.p ddo^i va` tre+ trung...
 
Ba`So* tre+ Maria, nguoi me^ ca ha't ..vi` su*. quye^'n ru+ cu+a nu'i ddo^`i Tirol, que^n ca+ tho*`i gian.. lo^'i ve^`...

The hills are alive with the sound of music
With songs they have sung for a thousand years
The hills fill my heart with the sound of music
My heart wants to sing every song it hears
 
 
 
 
 
 
 
Maria ..ra khoi nha`tho*`..ddi la`m nhie^.m vu. gu*+i tre+,
dde^'n 7 em thuo^.c gia ddi`nh qui' to^.c - Captain von Trapp.
 
 
Duong vao lau dda`i gia dinh von Trapp
 
Biet giu la`m sao dda^y ?

Cho*`i o*i..nha`na^`y ..gia`u qua' !!.
 
 
 dde^'n 7 ddu*'a con ni't ?
 
 
 
 
Tinh thuong cua nguoi so* tre+ Maria..mang lai su gan gui cua 7 dua con
cua gia dinh Captian von Trapp. 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Tu*`nga`y co' na`ng so* tre+ Maria o*? dda^y thi`..nha` cua Captain von Trapp tra`n dda^´y tieng vui cuoi va`
tie^'ng nha.c
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Nà`ng ra^'t dde.p trong dde^m Da. Vu~.
Khi bo^'n ma('t nhi`n nhau thi`..na`ng ..bie^'t ddo? ma(.t..
 

Mo^.t ngu*o*`i con ga'i..lo*? bie^'t ye^u !.
Mo^.t ngu*o*`i.. kho^ng bao gio*` tha`nh Ba`So* !.
 
Chu'ng ta kho^ng the^? cha.y tro^'n ti`nh ye^u !.
Mi`nh kho^ng the^? la^.p gia ddi`nh vo*'i ngu*o*`i na^`y....
ma` tra'i tim thi` chi+ nghi+ dde^'n ngu*o*`i kha'c.
Ta^'m cha^n ti`nh gu*?i he^'t cho Na`ng Maria va`
xin cu*o*'i Na`ng la`m vo*. !.
Chao o^i la`dde.p !!.
 
Na`ng Maria trong bo^. ddo^` cu*o*'i
  
Ngay nha` tho*`na^`y ta.i Salzburg.
 
Chua^+n bi. dde^m nay..ca+ gia di`nh ..ddi vu*o*.t bie^n..sang Thu.y Si+.
 
Ba+n nha.c Edelweiss ddu*o*.c ca trong nghe.n nga`o dde^m va(n nghe^. na^`y tai Salzburg.
 
Lo*`i nha.c cua ba?n nha.c Edelweiss
"May the Lord, mighty God,
Bless and keep you forever.
Grant you peace, perfect peace,
Courage in every endeavor.
Lift your eyes and see His face,
And His grace forever.
May the Lord, mighty God,
Bless and keep you forever."
Bless and keep MY HOME LAND
(cau cuoi cu`ng truoc khi vuot nu'i..vuot bie^n
sang Thuy Si+ cua gia dinh Von Trapp & Maria)
Bo^. ddo^` dde^m vu*o*.t bie^n.
 
DDa^y la`loa`i hoa da.i tha^.t dde.p..mo.c tre^n nu'i vu`ng Tirol:
The Edelweiss white flower.
 
 
Duong sang Thuy Si+ bao nu'i non hie^?m tro*?..
co' no^?i ddau na`o ba(`ng ngu*o*`i ro*`i bo? ta^'t ca?..dde^? ra ddi
ti`m tu*. do vo*'i hai ba`n tay tra('ng ..
 
Mo^.t ddo.an cuoi buo^`n, nhu*ng chuyen ti`nh tha^.t dde.p giu*+a Na`ng Maria va`Captain von Trapp 
(Julie Andrews & Christopher Plummer )
 
 
 
 
Tuo^?i ba` So* Maria (Julie Andrews) ve^` gia`..va^?n co`n ne't dde.p tha^.t thanh tu' tu*. nhie^n.
 
 
 
Nga`y nay chu'ng ta cu`ng gia`..
 
 
Nhu*ng Na`ng va^+n dde.p..nhu* nga`y na`o..ta mo*'i ga(.p nhau !.
 
 
  Va` 7 em, 7 ta`i tu*? tre+ trong The Sound of Music ngay nao , nay cung dda+ lo*n kho^n, nhu hi`nh duoi dda^y nha^n di.p ky+ nie^.m filmfestival (The Sound of Music)
 
Tu*` tra'i sang pha+i:
Heather Menzies (Louisa), Angela Cartwright (Brigitta), Nicholas Hammond (Friedrich), Charmian Carr (Liesl), Debbie Turner (Martha), Kym Gareth (Gretl), Duane Chase (Kurt) .
 
Ga(.p la.i nhau o*+ Salzburg - A'o Quo^'c
 
 
 
(Nguồn : Quynh-Mai-Thụ Nhân K7)


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 01/Dec/2010 lúc 9:01pm
mk
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 9 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.158 seconds.