Bài mới Thành viên Lịch Tìm kiếm Hỏi/Đáp | |
Ghi danh Đăng nhập |
Chuyện Linh Tinh | |
Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh |
Chủ đề: Coi nhiều chuyện lắm đó à nghen... | |
<< phần trước Trang of 34 phần sau >> |
Người gởi | Nội dung | |||||||||||||||||||||||||
van phan
Senior Member Tham gia ngày: 12/Mar/2010 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 173 |
Gởi ngày: 31/May/2010 lúc 4:51am | |||||||||||||||||||||||||
Thứ Hai, 31/05/2010 - 14:58
Một trái tim son của nghề giáoNgười thầy ấy 50 tuổi, có 14 năm đứng lớp và cũng chừng ấy năm làm công tác phổ cập cho bậc tiểu học ở Gò Công Đông, Tiền Giang. Gặp tôi, thầy say sưa kể về trường lớp, về học trò trước khi nói đến những vất vả, bất hạnh của riêng mình.
Mười bốn năm băng đồng, kiếm học trò Dẫu không nhận biết mẹ ba, dẫu đau ốm liên miên nhưng em Lượm chính là niềm vui của thầy Son, cô Thu. Ảnh: Bích Uyên Nếu không biết trước, có lẽ tôi sẽ lầm tưởng thầy là một nông dân quen với ruộng đồng. Da đen, đôi bàn chân thầy hãy còn những vết phèn chua và gương mặt cũng hằn lên những vất vả của cuộc mưu sinh. Thế nhưng khi nhắc đến những kỷ niệm ngày đi dạy học, đi vận động học trò ra lớp, gương mặt người thầy giáo - nông dân ấy sáng lên niềm hạnh phúc. Ngày đó, để thuyết phục các em học sinh trở lại trường, thầy phải chèo xuồng, lội ruộng băng đồng không biết bao nhiêu lần để gặp được phụ huynh, gặp các em. Nhưng nhiều lần thầy phải bỏ cuộc và rất nặng lòng khi không thể vận động được các em. Chút an ủi giúp thầy gắn bó với công việc ấy đến nay là thi thoảng được gặp lại những học trò ngày xưa nhờ thầy vận động mà trở lại trường bây giờ đã thành đạt, đứa ít may mắn hơn cũng kiếm được công việc đỡ vất vả hơn làm nông. Ngày nay, để có cuộc sống tốt hơn, nhiều gia đình ở quê thầy phải đi làm ăn xa, con cái gửi cho nội ngoại, và không có thời gian quan tâm đến việc học của con. Các em nhỏ bây giờ lại mê game, mê những trò chơi hiện đại nên người thầy càng vất vả để kéo các em trở lại với trường lớp. Bà ngoại của em Phạm Minh Vương, học sinh lớp ba kể: “Ba mẹ cháu đi làm ăn ở Sài Gòn, gửi cháu lại cho tui, cháu mê chơi bỏ học lúc nào tui không hay. Tui thấy thầy giáo đến vận động nhiều lần, thầy hiệu trưởng rồi mấy chú ở xã cũng tới, ở nhà tui cũng la rầy nhưng nó vẫn không chịu đi học trở lại…”. Tưởng chừng đã mất đi một đứa học trò nhưng rồi thầy đưa được Minh Vương trở lại lớp trong năm học vừa rồi. Đó là kết quả của hàng chục lần thầy lui tới nhà em, chờ gặp bằng được ba mẹ em khi họ về thăm nhà. Sau ngày đó, Minh Vương chăm chỉ học hành và cũng rất gần gũi với thầy. Thương con ngây ngô, thương vợ thiệt thòi Không nói nhiều về mình, thầy chỉ nói về những thiệt thòi, những hy sinh của người vợ tảo tần với đầy yêu thương. Cô Trần Thị Thu sinh cho thầy bốn đứa con. Ba đứa lớn, một đã có gia đình, một vừa xin được hợp đồng làm cô giáo mầm non ở một trường xa với mức lương vô cùng khiêm tốn, một vừa xin làm công an xã, phục vụ tại địa phương. Còn lại thằng út. Hai mươi hai năm cậu bé Lượm không biết mình là ai, không biết ai là ba mẹ, không nghe, không nói, ít ngủ, không chủ động tiểu tiện, không kiểm soát được hành vi là ngần ấy năm cô Thu đau bệnh theo con. Cứ một, hai tuần, cô lại chóng mặt, nôn ói, chân tay co rút. Trước mặt tôi là người phụ nữ hiền lành, đi chân đất, chiếc áo khoác sờn cũ được cài lại bằng một chiếc kim băng. Hơn hai mươi năm qua, cô quanh quẩn bên con, không được đi đâu xa, không được mặc cái quần, cái áo tươm tất đi đám tiệc trong làng như bao nhiêu phụ nữ khác. Người vợ hiền của thầy còn đang âm thầm hy sinh đôi mắt của mình vì con. Mấy năm nay hai mắt cô bị cườm, thị lực kém dần nhưng Lượm cứ đau bệnh mãi, thầy đã phải vay tiền chữa bệnh cho con, không còn kiếm đâu ra tiền để đưa cô đi mổ mắt. Thầy và cô cứ lần hồi chờ những đoàn khám mắt từ thiện. Rồi ngày đó cũng tới, cô được hỗ trợ phẫu thuật mắt phải vào dịp tết. Khi trở về nhà, không có tiền đi tái khám, mắt cô không may có mủ, đau rát và mờ dần nhưng cũng vì chưa có tiền, cô âm thầm chịu đau mong chờ một đoàn từ thiện nào đó lại đến… Cô cười hiền lành, nhìn sang cái tủ gỗ chứa hàng tạp hoá của mình. Cái “tiệm tạp hoá” thầy gầy dựng cho cô chỉ vỏn vẹn trăm ngàn tiền vốn, vài chai nước tương, mấy dây dầu gội, ít gói mì tôm. Chỉ vậy thôi, để phục vụ sáu hộ gia đình cuối xóm với những đồng tiền lẻ thì làm sao cô dám nghĩ đến chuyện trở lại bệnh viện? Cô đi rồi thì biết gửi thằng Lượm cho ai?… Có lẽ, người phụ nữ ít chữ, tảo tần và giàu đức hy sinh này không biết được rằng, với chồng mình, cô là chỗ dựa tinh thần vững chắc để thầy yên tâm công tác, vượt qua mọi khó khăn trong những năm tháng gian khổ tột cùng… Đến thăm nhà thầy, khó mà ngăn được những chạnh lòng, ái ngại. Trong gian nhà lá trống trước, vá sau của thầy, không thể tìm thấy thứ tài sản gì gọi là có giá trị. Chiếc xe đạp cũ hàng ngày thầy đi dạy dựng ở cây cột sắp gãy kia cũng là nhờ đồng nghiệp hỗ trợ thầy mới có. Cái nền đất đã sụt lún nhiều, mái nhà cứ thấp dần, kèo cột cũ mục, phải chống đỡ, vá víu bằng nhiều thứ gỗ tạp. Một mùa mưa nữa sắp về, không biết nó có qua được những ngày giông bão? Trong gian nhà ấy, trên tấm vách nhựa thủng lỗ chỗ là dày đặc những tấm bằng khen, ghi nhận thầy hoàn thành tốt công tác phổ cập tại địa phương, là tấm kỷ niệm chương Vì sự nghiệp giáo dục sáng lấp lánh. Thầy là Huỳnh Văn Son, giáo viên trường tiểu học Tân Hoà 2, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang. |
||||||||||||||||||||||||||
IP Logged | ||||||||||||||||||||||||||
van phan
Senior Member Tham gia ngày: 12/Mar/2010 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 173 |
Gởi ngày: 31/May/2010 lúc 9:11am | |||||||||||||||||||||||||
Đám cưới rước dâu bằng Xe đạp !!!
Thứ Tư, 26/05/2010 - 17:58
Độc đáo màn rước dâu bằng xe đạp(Dân trí) - Ngày 23/5 vừa qua đoạn đường hơn 15km từ xã Bình Nhâm, huyện Thuận An về thị xã Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương) như có hội. Nhiều điểm còn tắc nghẽn vì người dân đổ ra xem một đoàn quân xe đạp đang… rước dâu.
Đám cưới độc đáo vẫn đang rầm rộ trên diễn đàn xedap.org là của chú rể Nguyễn Hoàng Nam và cô dâu Lưu Ái Vân. Anh Hoàng Nam là thành viên của CLB xe đạp Thủ Dầu Một. Trước ngày cưới, anh tự hỏi: “Mình là “tín đồ” của xe đạp, vậy tại sao lại phải rước dâu bằng… xe hơi”. Thế là anh bắt tay ngay thực thiện ý tưởng rước dâu bằng xe đạp.
Ý tưởng của anh được các anh em trong các CLB xe đạp ở Bình Dương, TPHCM hưởng ứng nhiệt tình. Bất ngờ hơn, cô dâu Lý Ái Vân và gia đình nội ngoại hai bên… cũng gật đầu đồng ý ngay lập tức.
Đoàn rước dâu hôm đó, ngoài những chiếc xe máy dẫn đường có khoảng 40 thành viên đến từ LCB xe đạp Thủ Dầu Một (Bình Dương), Q.3, Q.7, Tân Đại Dương (TPHCM), Hòa An (Đồng Nai) tham gia.
Điều anh Nam và chị Vân ngỡ ngàng nhất là lại có đông người dân trên đoạn đường họ đi qua đổ ra xem màn rước dâu bằng xe đạp của mình đến thế. “Đúng như một ngày hội vậy, mọi người đứng hai bên đường vỗ tay, cùng hát chúc mừng hạnh phúc của chúng mình. Đó là điều chúng mình bất ngờ nhất”, anh Nam chia sẻ.
Chú rể Hoàng Nam và cô dâu Ái Vân cho rằng rước dâu bằng xe đạp không chỉ cực kỳ lãng mạn, thú vị mà còn thể hiện tinh thần thể thao và phong trào… vì môi trường. Sau đám cưới đầy kỷ nhiệm này, nhiều thành viên trẻ tuổi trong các câu lạc bộ xe đạp cũng hào hứng với ý định “Sau này cưới nhất quyết rước dâu bằng xe đạp”.
Anh Nam cũng chia sẻ chút khó khăn khi đạp xe chở thêm kiệu cô dâu: “Hàng ngày đap xe một mình khác. Do xe kéo theo “kiệu”, khi xuống dốc, mình dễ bị ùn xuống trước, còn khi lên dốc thì… nặng kinh khủng. Cũng may hôm đó, khi lên mấy đoạn dốc, một số anh em nhanh ý lại… đẩy giúp mình”. Thế nên, theo anh Nam, rước dâu bằng xe đạp chú rể và cô dâu cần phải luyện tập trước.
Anh Nam ngỏ ý, sau này các thành viên trong CLB chủ cần “hú” một tiếng là anh sẽ lập tức tham gia trong đội hình rước dâu bằng xe đạp ngay. Hơn nữa, chiếc “kiệu” rước dâu anh đã mua để làm kỷ niệm, thành viên nào có ý định rước dâu bằng xe đạp anh đồng ý cho mượn ngay.
Chiếc xe hoa độc đáo của chú rể Nguyễn Hoàng Nam và cô dâu Lý Ái Vân.
Các “tay đua” kiểm tra xe hoa trước khi lên đường.
Cô dâu Ái Vân chia sẻ về việc về dinh bằng xe đạp: “Cực kỳ lãng mạn và thú vị!”.
Rất đông người đổ ra xem màn rước dâu bằng xe đạp.
Nhiều người tranh thủ chụp ảnh cùng cô dâu… may mắn.
Đoàn quân rước dâu y như một… đội đua xe.
Trên đoạn đường “đưa nàng về dinh”, chú rể liên tục được hỗ trợ… nước.
Hoài Nam |
||||||||||||||||||||||||||
IP Logged | ||||||||||||||||||||||||||
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 31/May/2010 lúc 8:31pm | |||||||||||||||||||||||||
Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 31/May/2010 lúc 9:46pm |
||||||||||||||||||||||||||
mk
|
||||||||||||||||||||||||||
IP Logged | ||||||||||||||||||||||||||
van phan
Senior Member Tham gia ngày: 12/Mar/2010 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 173 |
Gởi ngày: 01/Jun/2010 lúc 2:58am | |||||||||||||||||||||||||
Galerie photo : Nature capital de Paris 2010
Những hình ảnh rỏ đẹp và những số liệu chính xác
|
||||||||||||||||||||||||||
IP Logged | ||||||||||||||||||||||||||
van phan
Senior Member Tham gia ngày: 12/Mar/2010 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 173 |
Gởi ngày: 01/Jun/2010 lúc 7:24am | |||||||||||||||||||||||||
Cú nhảy thót tim từ tháp Eiffel(Dân trí) - Nhà vô địch trượt pa-tanh thế giới người Pháp Taig Kris đã thực hiện thành công pha hành động mạo hiểm nhảy từ trên tháp Eiffel ở thủ đô Paris, Pháp xuống đường trượt dốc bên dưới.
Kris đã gieo mình từ tầng 1 của tháp Eiffel xuống đường trượt cao 30m. Sau lần thực hiện đầu tiên nhưng thất bại, chàng trai 34 tuổi đã tiếp đường trượt thành công với cú nhảy xa 12,5 m.
Hàng nghìn người đã tụ tập dưới chân công trình nổi tiếng và hồi hộp theo dõi màn trình diễn của Kris. Họ đã vỗ tay và reo hò khi nhà vô địch trượt pa-tanh thực hiện thành công màn biểu diễn mạo hiểm. Với màn trình diễn ngoạn mục hôm thứ 7, Taig Kris đã lập kỷ lục thế giới mới với cú nhảy xa nhất trên giày trượt pa-tanh, đánh bại kỷ lục cũ là cú nhảy xa 8,5 m do anh chàng người Mỹ Danny Way thiết lập trước đó.
Xem cú nhảy mạo hiểm của Taig Kris:
Kris nhảy từ tầng 1 của tháp Eiffel. Anh nhảy xa 12,5 m trước khi tiếp xuống đường trượt. Cú tiếp đường trượt của Kris rất thành công. Xem video:
< height=385 =application/x-shockwave-flash width=450 =http://www.youtube.com/v/qH0b62u94ow&hl=en_US&fs=1& allowaccess="always" allowfullscreen="true">> Ninh Nhi |
||||||||||||||||||||||||||
IP Logged | ||||||||||||||||||||||||||
van phan
Senior Member Tham gia ngày: 12/Mar/2010 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 173 |
Gởi ngày: 02/Jun/2010 lúc 3:03am | |||||||||||||||||||||||||
Hoa khôi trong thế giới loài RÙA
|
||||||||||||||||||||||||||
IP Logged | ||||||||||||||||||||||||||
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 02/Jun/2010 lúc 6:49am | |||||||||||||||||||||||||
Các chú rùa đẹp quá. Cám ơn anh VanPhan.
Và đây,
những tác phẩm nghệ thuật từ bàn tay con người cũng đẹp lắm !
mk
(copy từ forum khác, chưa tìm ra nguồn)
|
||||||||||||||||||||||||||
mk
|
||||||||||||||||||||||||||
IP Logged | ||||||||||||||||||||||||||
van phan
Senior Member Tham gia ngày: 12/Mar/2010 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 173 |
Gởi ngày: 03/Jun/2010 lúc 7:22am | |||||||||||||||||||||||||
Những sản phẩm hình dáng và màu sắc quá đẹp ...
Cám ơn Mỹ Kiều . Đẹp cá lặn chim sa đó....
Theo phong thủy, cá rồng đỏ mang lại sự may mắn và thịnh vượng cho gia chủ. Cá rồng có màu đỏ vàng, tạo nên một biểu tượng của sự giàu có.Hầu hết, các bể cá rồng đều được giữ bí mật trong nhà và tránh xa những con mắt tò mò, chúng như những báu vật mà chỉ chủ nhân mới được tận hưởng sự may mắn đó. |
||||||||||||||||||||||||||
IP Logged | ||||||||||||||||||||||||||
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 04/Jun/2010 lúc 9:04pm | |||||||||||||||||||||||||
Khi chuyển xong, mới biết không nhìn được hình ảnh.
Xin vào link này đọc và xem hình ảnh :
K/G anh Van Phan,
mk chuyển hình ảnh này vào sân nhà anh Van Phan , không biết nên buồn hay.... không buồn ?
( dĩ nhiên, không thể nào vui được rồi ! )
mk
Những dị nhân 2 đầuThứ bảy, 5/6/2010, 8:53 Sáng
1. Chị em nhà Hensel Đây chính là trường hợp người có 2 đầu nổi tiếng nhất thế giới. Sinh ra với cùng một cơ thể nhưng họ có 2 tâm hồn khác nhau. Abigail Loraine Hensel và Brittany Lee Hensel sinh ngày 7/3/1990 tại Minnesota, nước Mỹ. Đầu của Abigail nằm bên phải còn Brittany nằm ở bên trái. 2 chị em có 2 xương sống và nối với nhau ở khung chậu, họ có 2 dạ dày, 3 phổi, và 2 cánh tay (1 cánh tay phát triển không hoàn toàn ở giữa cơ thể đã bị cắt bỏ khi họ còn nhỏ). 2 chị em trên bìa 1 tạp chí khi còn nhỏ. (Ảnh: Life). Họ rất vui vẻ trong cuộc sống. (Ảnh: TA). Bên bạn bè của mình. (Ảnh: TA). Cấu tạo cơ thể của 2 chị em. (Ảnh: TA). Khi mới sinh ra, các bác sĩ đã cho rằng cơ may sống sót dành cho Abigail và Brittany là vô cùng nhỏ bé thế nhưng cho đến nay, khi đã 20 tuổi thì cuộc sống của họ đều rất ổn thoả. 2 cô gái phối hợp rất ăn ý trong mọi thao tác của đời sống, họ cùng chơi piano, bóng rổ. Thậm chí, năm 16 tuổi, 2 cô gái đã có 2 bằng lái xe. Khi điểu khiển ô tô, Abigail phụ trách chân ga, chân phanh, chân côn và cần số còn Brittany thì lo về đèn xi nhan và đèn chiếu sáng. Họ cùng nhau điều khiển vô lăng... 2 cô gái cho biết: "Chúng tôi là hai người khác nhau vì vậy luôn phải thường xuyên trao đổi, bàn luận để có sự thống nhất." 2. Kiron, em bé 2 đầu ở Bangladesh
Tháng 8 năm 2008, tại Bangladesh, 1 bệnh viện đã bị bao vây bởi hơn 150.000 người, khi 1 em bé 2 đầu được sinh ra. Cảnh sát đã được huy động để kiểm soát đám đông những người hiếu kì muốn tận mắt chứng kiến cảnh tượng hiếm có này. Kiron được sinh ra bằng phương pháp mổ tại Keshobpur cách thủ đô Dhaka 160 km, khi mới sinh ra em bé nặng 5,5 kg. Kiron có có đầy đủ các bộ phận trên cơ thể, ngoài ra em có 2 miệng nhưng thức ăn đều được đưa xuống cùng 1 dạ dày. "Hiện tượng lạ" ở Bangladesh. (Ảnh: AFP). Kiron bên mẹ. (Ảnh: TA). 3. Bé gái Manar Maged Manar Maged được sinh ra tại 1 bệnh viện của Ai Cập vào tháng 3 năm 2004 và ngay sau khi sinh, Manar đã trở thành trung tâm chú ý của giới truyền thông trong và ngoài Ai Cập. Lý do là Manar có 1 cơ thể vô cùng đặc biệt với 1 cơ thể bình thường và 2 đầu dính với nhau. Chiếc đầu thứ 2 của cô bé có mắt, mũi, miệng có thể mỉm cười hay nháy mắt nhưng không thể hoạt động được độc lập do không được kết nối với bất kì cơ quan nội tạng nào. 1 trường hợp hết sức đặc biệt. (Ảnh: TA). Bé Manar bên mẹ của mình. (Ảnh: TA). Tháng 2 năm 2005, các bác sĩ ở Cairo đã tiến hành thành công ca phẫu thuật trong 13 tiếng đồng hồ tách bỏ chiếc đầu thứ 2 của Manar. Tuy nhiên sau ca phẫu thuật thành công đó, Manar thường xuyên bị gặp các kiểu nhiễm trùng khác nhau. Tháng 3 năm 2006, sau khi bị sốt cao, Manar được đưa vào bệnh viện trong tình trạng nguy kịch và em đã qua đời ngay sau đó. "Cô bé nhập viện trong tình trạng rất nguy kịch. Manar bị nhiễm trùng nặng trong não và không thể qua khỏi.", bác sĩ Ablael, người trực tiếp chữa trị cho Manar nói. 4. Em bé 2 đầu tại Indonesia qua đời sau 5 ngày được sinh ra
Em bé này được sinh ra bằng phương pháp mổ sinh tại 1 bệnh viện của tỉnh Riau, Indonesia vào ngày 23/7/2009. Khi ra đời em nặng 3,2 kg và dài 43cm. Các bác sĩ cho hay, bé trai này thực chất là 1 cặp song sinh dính liền phần thân nhưng không thể tách rời ra được. Em bé này chỉ sống được có 5 ngày Sau 5 ngày được chăm sóc đặc biệt trong bệnh viện, bé trai 2 đầu này đã qua đời lúc 1h33 phút sáng ngày 28/7. Lý do cái chết của bé trai này là do các cơ quan nội tạng của bé hoạt động rất yếu, và em qua đời sau khi bị rối loạn hô hấp và nồng độ oxy thấp. Em bé đã được cha mẹ đưa về quê nhà để chôn cất. 5. Em bé với 2 khuôn mặt Đó là bé gái Lali sinh ra vào ngày 11/3/2008. Em bé đặc biệt với 2 khuôn mặt, 2 cái mũi, 2 cái miệng, 2 cái lưỡi, 2 cặp mắt. Em bé này được người dân làng Saini, Ấn Độ rất coi trọng, tôn kính như 1 vị thần trong đạo Hindu. Khuôn mặt khác thường của Lali. (Ảnh: TA). Bố mẹ của Lali. (Ảnh: TA). Người dân làng luôn có mặt rất đông tại nhà Lali. (Ảnh: TA). Bé Lali có sức khoẻ bình thường như bao đứa trẻ khác. Các bác sĩ cho biết: "Ban đầu, chúng tôi không chắc chắn lắm về chức năng của các cơ quan trong cơ thể bé. Nhưng đến nay, Lali có sức khoẻ tốt và không gặp khó khăn gì trong việc hô hấp. Bé bú bằng cả 2 miệng, 4 mắt đều đóng mở tốt". Nhà của bé Lali ngày nào cũng có rất đông người dân trong làng đến chơi. Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 04/Jun/2010 lúc 9:06pm |
||||||||||||||||||||||||||
mk
|
||||||||||||||||||||||||||
IP Logged | ||||||||||||||||||||||||||
mykieu
Senior Member Tham gia ngày: 10/Jun/2009 Thành viên: OffLine Số bài: 3471 |
Gởi ngày: 06/Jun/2010 lúc 3:57pm | |||||||||||||||||||||||||
|
||||||||||||||||||||||||||
mk
|
||||||||||||||||||||||||||
IP Logged | ||||||||||||||||||||||||||
<< phần trước Trang of 34 phần sau >> |
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |