Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chuyện Linh Tinh
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh
Message Icon Chủ đề: Coi nhiều chuyện lắm đó à nghen... Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 34 phần sau >>
Người gởi Nội dung
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 18/May/2010 lúc 8:19pm
 
 
Ảnh "thời  răng sún"
của các Tổng Thống Mỹ
 
 

Tác Giả : An Bình   

Thứ Hai, 03 Tháng 5 Năm 2010 16:59

 
 
 
Bill Clinton trông bụ bẫm, đáng yêu còn Barack Obama tinh nghịch trong những bức ảnh ngộ nghĩnh thời thơ ấu. Chiêm ngưỡng hình ảnh “thời răng sún” của các tổng thống Mỹ...
 
 
 
 
 

Barak Obama khi mới 3 tuổi.
 
 
 
 
 

 John F. Kennedy năm lên 10.

 
 
 

Harry Truman hồi 6 tháng tuổi năm 1884.

 
 
 
 

Franklin D. Roosevelt lên 3 tuổi năm 1885. 

 
 
 

Abraham Lincoln thời niên thiếu.

 
 
 

George W. Bush (Bush "con"), 9 tuổi, bên cha mẹ năm 1955.

 
 
 

Bill Clinton khi lên 5 tuổi.

 
 
 

George H. W. Bush (Bush "cha") hồi 5 tuổi và em gái Mercy hồi năm 1929.

 
 
 

Gerald Ford lên 6 tuổi bên người em năm 1920.

 
 
 

  Ronald Reagan năm 12 tuổi.

 
 
 

Jimmy Carter, 12 tuổi, bên chú chó Bozo năm 1937.

 
 
 


Richard Nixon hồi 4 tuổi vào năm 1917.

 
 
 

Lyndon Johnson hồi 6 tháng tuổi năm 1909. 

 
 
 
 
 


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 18/May/2010 lúc 8:21pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 21/May/2010 lúc 5:38pm
 
 
Cry
 
 
 
 
 
 
Thứ Bảy, 08 Tháng 5 Năm 2010 11:11
 
 

Hà Nội từng có

tượng Thần Tự Do
trên nóc Tháp Rùa?
 
 
 
Tác Giả : Saigon Echo sưu tầm   

Có lẽ ít người biết rằng Hà Nội cũng đã từng có một tượng Thần Tự Do giống hệt như tượng Thần Tự Do ở New York (Mỹ) nhưng với kích thước nhỏ hơn.

Tượng Thần Tự Do ở Hà Nội

Tượng Thần Tự Do trên nóc Tháp Rùa do R. Duboil chụp.

Khi trao tặng tượng Thần Tự Do khổng lồ cho nước Mỹ, người Pháp có giữ lại cho mình một phiên bản nhỏ (cao 11 mét) cũng bằng đồng, đặt cạnh chiếc cầu bắc qua sông Seine. Đồng thời cũng có một phiên bản khác nhỏ hơn nữa, (chiếm tỷ lệ 1/16 của pho tượng chính, tức khoảng 2,85m). Phiên bản này đưa sang triển lãm tại Hội chợ Đấu xảo Hà Nội (nay là Cung văn hóa Hữu Nghị Việt - Xô) năm 1887. Triển lãm xong, pho tượng được tặng cho Hà Nội và được dựng tại vườn hoa Cửa Nam trước khi bị giật đổ lúc 9 giờ 40 ngày 1/8/1945.

Khi làm pho tượng tặng cho nước Mỹ, Bartholdi đã khéo léo giải quyết vấn đề giãn nở của kim loại qua tấm váy lòe xòe của pho tượng. Người Hà Nội lúc ấy không quan tâm đến lịch sử của pho tượng mà chỉ gọi là tượng "Bà đầm xòe".

Cho tới nay người ta mới chỉ biết đến tượng Bà đầm xòe đặt ở vườn hoa Cửa Nam trước Cách mạng tháng Tám. Vào cuối thế kỷ XIX, trước khi người Pháp cho chuyển pho tượng này đến đây, chỗ ấy là Quảng Văn Đình, nơi triều đình nhà Nguyễn cho tụ họp mọi người đến nghe giảng về các chủ trương, thông báo của triều đình. Khi đưa tượng Bà đầm xòe sang đây, nơi này đã biến đổi. Người ta có câu ca:

"Nhớ Quảng Văn Đình tớ đến nghe
Câu Kê chẳng thấy, thấy Đầm xòe
Thập điều bặt tiếng ê a giảng
Choáng óc kèn tây rúc tí toe..."

Ít người biết rằng trước khi được chuyển đến vườn hoa Cửa Nam, tượng Đầm xòe còn có một vài lần dịch chuyển khác, và nó đã từng được đặt trên nóc Tháp Rùa.

Số là sau khi trưng bày ở Triển lãm Đấu Xảo Đông Dương, pho tượng được đặt ở vườn hoa trước cửa nhà Ngân hàng Đông Dương, tức vườn hoa Chí Linh, nơi đặt tượng Lý Thái Tổ bây giờ. Dịp quốc khánh nước Pháp 14/7/1890, Chính phủ Bảo hộ muốn đặt ở đây tượng Paul Bert (Người Việt gọi là Pôn Be) là thống sứ đầu tiên của Nhà nước bảo hộ, chết năm 1886 ở Hà Nội. Người Pháp lấy chỗ của tượng Thần Tự Do để làm chỗ cho tượng Paul Bert. Vậy là phải tìm một chỗ khác để đặt tượng Thần Tự Do. Có ý kiến đề xuất là đặt ở chỗ ga xe điện Bờ Hồ trước đây, nay là đài phun nước trước nhà Thủy Tạ và đầu phố Hàng Đào. Nhưng một kỹ sư Pháp là Daurelle đề nghị đặt ngay trên nóc Tháp Rùa mà người Pháp gọi là Ngôi đền nhỏ (Pagodon) hay Qui Sơn Tháp (Tour de l ' ile de la Tortue). Chi tiết này được viết rất rõ trong cuốn "Bắc Kỳ xưa" (Le vieux tonkin) của Claude Bourrin, viết về xứ Bắc Kỳ trong các giai đoạn từ 1890 đến 1894 (nhà in IDEO, Hà Nội, 1941, tr. 48-49).


Pho tượng Thần Tự Do tại Vườn hoa Cửa Nam trước khi bị giật đổ.

Lúc ấy báo chí Pháp thảo luận rất nhiều về vị trí đặt pho tượng này. Có nên đặt nó trên nóc Tháp Rùa không? Và nếu đặt thì tượng Thần Tự Do sẽ quay mặt về hướng nào? Cuối cùng thì tượng Thần Tự Do vẫn được đặt trên nóc Tháp Rùa, mặt quay về vườn hoa Paul Bert, tức quay về tượng Lý Thái Tổ bây giờ, lưng quay về phía Nhà Thờ Lớn.

Có 2 tấm hình trong cuốn sách "Bắc kỳ xưa" minh họa cho điều đó. Hình thứ nhất là toàn cảnh Hồ Gươm, nhìn từ phía tượng Pôn Be, cho thấy Tháp Rùa, trên có tượng Thần Tự Do (hình này lấy từ báo L' Indépendance tonkinoise, số đặc biệt, ra tháng 7/1891. Hình thứ hai là hình Thần Tự Do, do Césard vẽ, phía sau có Nhà Thờ Lớn, với ghi chú "Liberté sur le Pagodon du Petit - Lac à Hanoi" (Tượng Tự Do trên nóc Tháp Rùa ở Hà Nội). Hình này được đăng trong báo La Vie Indochinoise, tháng 12 năm 1896. Điều này cho thấy ít nhất Tượng Tự Do cũng đã nằm trên nóc Tháp Rùa trong 6 năm, từ 1891 đến 1896, trước khi được chuyển về vườn hoa Cửa Nam và mang tên "Bà Đầm xòe".

Bản tin trên báo Đông Pháp ngày 2/8/1945 cho biết, pho tượng "Bà đầm xoè" bị giật đổ 9 giờ 45 phút ngày 1/8/1945.

Năm 1945, trước khi Cách mạng tháng 8 nổ ra, ngày 31/7/1945, thị trưởng Hà Nội của Chính phủ Trần Trọng Kim lúc ấy là Trần Văn Lai, có lẽ đã không biết đến ý nghĩa lịch sử của pho tượng, nên đã liệt "Bà Đầm xòe" vào số những tàn tích nô lệ của thực dân Pháp và ký lệnh cho giật đổ pho tượng này cùng một số tượng khác, trong đó có tượng Pôn Be. (Theo bản tin trên báo Đông Pháp, 2/8/1945. Xem ảnh).

Tượng Tự Do là một công trình nghệ thuật và kiến trúc tuyệt đẹp của nước Pháp tặng cho nước Mỹ nhân dịp kỷ niệm 100 năm bản Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ. Chúng ta khó mà ngờ rằng Hà Nội đã thực sự có một phiên bản thu nhỏ của pho tượng, và nó đã từng đứng trên nóc Tháp Rùa.


Tranh Thần Tự Do, do Césard vẽ, phía sau có Nhà Thờ Lớn, với ghi chú "Liberté sur le Pagodon du Petit - Lac à Hanoi" (Tượng Tự Do trên nóc Tháp Rùa ở Hà Nội). Hình này được đăng trong báo La Vie Indochinoise, tháng 12 năm 1896.

Tượng Thần Tự Do là một biểu tượng nổi tiếng của nước Mỹ. Đó là pho tượng rỗng, bằng đồng, cốt thép lớn vào loại nhất thế giới. Tượng cao 46m, nặng 204 tấn được đặt đứng trên một bệ cao 45,7m tại một cù lao nhỏ nhìn ra cảng New York.

Tất cả các tàu bè và hành khách ra vào cảng đều có thể từ xa nhìn thấy pho tượng đứng sừng sững, với bàn tay phải cầm bó đuốc giơ lên cao mà từ đó tượng có tên đầy đủ là "Tự do soi sáng thế giới" (La Liberté éclairant le monde).

Sự ra đời của pho Tượng Thần Tự Do để tặng cho nước Mỹ có nguồn gốc như sau: nhà điêu khắc Bartholdi của Pháp vốn đã nổi tiếng ngay từ khi còn trẻ. Năm 22 tuổi, ông đã được tặng huân chương cao quý nhờ dựng một trong những vị tướng nổi tiếng của quân đội Napoléon.

Nước Pháp đã từng ủng hộ Mỹ trong cuộc đấu tranh giành độc lập. Năm 1865, trong một buổi họp mặt tại nhà của nhà sử học Pháp Eduard de Laboulaye, khi nói tới việc hầu tước Lafayette của Pháp đã chiến đấu dũng cảm để bảo vệ cách mạng Mỹ, Laboulaye đã đề nghị dựng một bức tượng khổng lồ để kỷ niệm chiến thắng của nước Mỹ trong cuộc đấu tranh giành tự do, độc lập. Nhiệm vụ này được giao cho Bartholdi thực hiện.

Bartholdi bắt tay vào công việc này từ năm 1875, một năm trước lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Độc lập 4/7/1776 của nước Mỹ. Nhưng ông không thể hoàn thành ngay công việc của mình. Ông đã phải sang Mỹ vài lần để chọn chỗ đặt bức tượng. Chỗ đặt được chọn là cảng New York. Bức tượng có cánh tay phải cầm cây đuốc rực sáng coi như ngọn đèn pha của cảng. Như vậy pho tượng phải có độ cao như một ngọn đèn pha trên bệ. Riêng cánh tay giơ bó đuốc đã dài tới 12m, ngón trỏ dài 2,4m, cái đầu tính từ cằm tới vuơng miện cao 5m, riêng cái miệng rộng 1m.

Bức tượng dự kiến làm bằng đồng, cao 46m. Nhưng khi thiết kế bản vẽ xong, vấn đề nảy sinh là làm sao nó có thể đứng vững trước gió bão của biển cả ở cảng New York. Khó khăn này được giải quyết nhờ sự trợ giúp của công trình sư tài ba Eiffel, người đã dựng tháp Eiffel nổi tiếng. Eiffel đã đề nghị dựng một khung bằng thép làm giá đỡ bên trong của pho tượng, đủ nhẹ để không ảnh hưởng đến bệ pho tượng và đủ vững để chống chọi với phong ba. Tượng được ghép bằng những lá đồng sẽ phải cách ly với khung thép bằng những tấm cách điện để tránh hiệu ứng pin kim loại làm rỉ chỗ ghép do hơi nước biển gây nên.

Ngày 4/7/1884, tại Paris đã diễn ra lễ trao tặng bức tượng cho nước Mỹ. Gần một năm sau, tháng 5/1885, bức tượng được tháo rời, xếp vào 214 công-ten-nơ, đưa lên tàu chiến Pháp để sang Mỹ. Tháng 4/1886 bệ tượng ở New York được dựng xong và công việc ghép tượng bắt đầu. Tháng 10/1886, trước sự chứng kiến của các quan chức cao cấp Pháp và Mỹ, tấm khăn phủ tượng Thần Tự Do được long trọng kéo xuống. Một trăm năm sau, năm 1986, người Mỹ cùng với tổng thống R.Reagan đã kỷ niệm trọng thể 100 năm tượng Thần Tự Do.

http://saigonecho.com/main/lichsuvn/kho-cu/18290-ha-ni-tng-co-tng-thn-t-do-tren-noc-thap-rua.html


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 23/May/2010 lúc 7:46pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 23/May/2010 lúc 8:34pm
 
 
 
 
Kinh chào Gia-Chủ-VanPhan ,
 
Món quà tham gia mục "Coi nhiều chuyện lắm đó à nghen..." hôm nay, chắc chắn... không đụng hàng, vì đây là hình ảnh của một người bạn mk đi xem và chụp hình .
 
Kính chúc anh VanPhan và cả nhà một ngày cuối tuần vui vẻ như những hình ảnh bên dưới.
 
Thân kính,
mk
(chôm bản quyềnWink )
 
 
 
 
********************************************** 
 
Vài tấm hình
lắc Samba hôm nay !
 
 
Xin cha`o ca? nha`.
Cha`o ca'c ba.n xa ga^`n.
 
Gu*+i vo^.i va`i ta^'m hi`nh nha+y nho't , la('c Samba cua nguoi da^n noi na^`y, va` da^n vu`ng Nam My+..tai buo^?i le^+ karneval (carnival) ho^m nay tai Copenhagen va`hai ngay ke^' tie^'p, xem cho vui nga`y cuo^'i tua^`n
........
........
Co`n ba^y gio*`tro*`i co' u a'm cu+ng thay ke^., kho^ng ma`ng dde^'n, lo  nha?y nho't..la('c mo^ng ca'i dda+...vui la`chi'nh.
DDo*`i co' bao la^u ma` hu*+ng ho*`..ca'c ba.n nhi+ !. 
Ba^y gio*`chi+ gu*+i va`i ta^'m ma` tho^i nghen..khuya la('m ro^`i ddo'. 
 
QM
(Thụ Nhân-K7)
 
 
click%20to%20zoom
 
 
click%20to%20zoom
 
 
click%20to%20zoom
 
 
click%20to%20zoom
 
 
 
 
click%20to%20zoom
 
 
click%20to%20zoom
 
 
click%20to%20zoom
 
QM
(ThụNhân-K7)
 
 
 
 


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 23/May/2010 lúc 8:37pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 26/May/2010 lúc 6:20pm
 
 

 

 

Việt Báo Thứ Ba, 5/25/2010, 12:00:00 AM

 

 

 

Mỹ, Tq Xuất Chiêu, Suýt Nữa Là Đụng.....

 

 

 

 


Mỹ, Tq Xuất Chiêu, Suýt Nữa Là Đụng...


Tàu Cộng chuyên hạ thủ sau lưng,

Hoa Kỳ xuất chiêu trước mặt.

 

Thế nên, xoay vòng quanh bà Hillary Clinton:

Phó Thủ Tướng Trung Quốc Wang Qishan (thứ hai từ phải) thò tay vòng sau vai Ngoại Trưởng Hillary Clinton (thứ hai từ trái) để bắt tay với Bộ Trưởng Ngân Khố Mỹ  Timothy Geithner (trái)

trong khi Geithner thò tay trước mặt Clinton

tại Đạị Sảnh Nhân Dân ở Bắc Kinh hôm 24-5-2010, khởi sự vòng 2 đối thoại kinh tế và chiến lược Mỹ-TQ.

Hội nghị 2 ngày họp cấp cao này  sẽ bàn về nhiều vấn đề, trong đó có chuyện căng thẳng vì Bắc Hàn bắn ngư lôi chìm taù Nam Hàn.

 

(Photo AFP/Getty Images)

 

http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=14&nid=159570

 
 
SmileLOL


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 26/May/2010 lúc 6:36pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 27/May/2010 lúc 11:47pm
 
 
 


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 27/May/2010 lúc 11:50pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 27/May/2010 lúc 11:48pm
 
 
 
10 quốc gia không có quân đội
chủ nhật, 23/05/2010, 08:57 (GMT + 7)
 
 
 

Quân đội là công cụ bạo lực sắc bén của mỗi quốc gia. Otto von Bismarck, nhà lãnh đạo, “thủ tướng thép” của nước Đức vào thế kỷ XIX đã từng nói: “Nếu một quốc gia muốn tồn tại trên thế giới này thì quốc gia đấy phải xây dựng quân đội”.
Tuy nhiên, hiện nay không phải tất cả các quốc gia đều có quân đội của riêng mình. Dưới đây là top 10 quốc gia không có quân đội cho đến thời điểm hiện nay.

1. Vatican


Là một quốc gia có chủ quyền với lãnh thổ bao gồm một vùng đất được xây tường kín bao kín, nằm trong thành phố Roma/ Italia, với diện tích xấp xỉ 44 ha.

Nước này được thành lập năm 1929 theo Hiệp ước Laterano với tư cách là hậu thân của Quốc gia Giáo Hoàng (năm 756 tới 1870 sau Công Nguyên).

Nước này hiện chưa có quân đội bởi Vatican toạ lạc trong Roma, nên Italia có trách nhiệm bảo vệ đất nước nhỏ bé này, hỗ trợ quân sự trong trường hợp gặp nguy hiểm. Italia có các lực lượng vũ trang với quân số 290.000 người, trong đó hải quân chiếm 50.000 người.

2. Cộng hoà Nauru


Là quốc gia nằm trên hòn đảo cùng tên ở phía Tây Thái Bình Dương với dân số 14.000 người, tuyên bố độc lập năm 1968. Nauru là quốc đảo bé nhất thế giới với tổng diện tích 21km2, đồng thời là quốc gia duy nhất thế giới không có thủ đô chính thức.

Nauru là một quốc gia cộng hoà với chế độ Nghị viện. Cứ ba năm một lần, người dân lại đi bầu quốc hội Nauru gồm 18 thành viên. Sau đó, Quốc hội sẽ bầu Tổng thống trong số 18 người này. Tổng thống vừa là người đứng đầu Nhà nước, vừa là người đứng đầu Chính phủ (với 5 hoặc 6 thành viên nội các).

Hiện nay có 3 chính đảng đang hoạt động ở Nauru gồm Đảng Dân chủ, Đảng đầu tiên, Đảng Trung tâm. Giữa Austrailia và Nauru đang tồn tại Hiệp ước không chính thức về hỗ trợ sức mạnh quân sự. Vào năm 1940, Đức tấn công vào Nauru và các lực lượng vũ trang Australia đã chiến đấu bảo vệ quốc gia này.

3. Liechtenstein


Công quốc Liechtenstein là quốc gia nói tiếng Đức với diện tích 160km², giáp Thuỵ Sỹ ở phía Tây và giáp Áo ở phía Đông, có dân số hơn 35.000 người. Toàn bộ lãnh thổ được bao bọc bởi lãnh thổ của các nước láng giềng.

Là một quốc gia quân chủ lập hiến không có quân đội, nhưng quốc gia này đã ký Hiệp ước bảo vệ quốc gia với hàng loạt các nước láng giềng trong các cuộc hội đàm tại Thuỵ Sỹ.

4. Cộng hoà Quần đảo Marshal

Quần đảo Marshal có tên chính thức là Cộng hoà Quần đảo Marshal (Republic of the Marshall Islands), là một quốc đảo của người Micronesia nằm ở phía Tây Thái Bình Dương, phía Bắc Nauru và Kiribati, phía Đông Liên bang Micronesia, phía Nam đảo Wake, lãnh thổ Hoa Kỳ.

Dân số theo thống kê năm 2008 là 63.174 người. Quốc gia là thành viên của Liên hiệp Tự do Mỹ, đặt dưới sự bảo trợ của Mỹ nên các lực lượng vũ trang Mỹ chịu trách nhiệm bảo vệ quân đảo Marshal.

5. Grenada


Grenada là một quốc gia đảo thuộc vùng biển Caribe, gồm một đảo chính và sáu đảo nhỏ hơn nằm gần Grenadines.

Về vị trí địa lý, Grenada nằm ở phía Tây Bắc Trinidad & Tobago, phía Đông Bắc của Venezuela và phía Tây Nam Saint Vincent và Grenadines. Diện tích tự nhiên của Grenada hơn 344 km², dân số gần 110.000 người. Thủ đô là St. George’s. Nước này không có quân đội và nếu trong trường hợp nguy hiểm, Mỹ sẽ chịu trách nhiệm bảo vệ.

6. Công quốc Andorra


Công quốc Andorra là một nước trong lục địa nhỏ ở Tây Nam châu Âu, nằm ở phía đông dãy Pyrenees, tiếp giáp với Tây Ban Nha và Pháp.

Ngay cả khi bị cô lập, nó vẫn là một đất nước thịnh vượng nhờ vào du lịch và chính sách miễn thuế. Người dân ở đây có tuổi thọ cao nhất thế giới, khoảng 83.52 tuổi (thống kế 2007). Trong trường hợp nguy hiểm, Công quốc này sẽ nhận được sự bảo trợ của Pháp, Mỹ và các lực lượng của NATO.

7. Palai


Là một quốc đảo trên biển Philippinne thuộc Thái Bình Dương, cách phía Đông Philipinne 800km.

Quốc đảo này được hình thành bởi 328 hòn đảo, có dân số 20,9 nghìn người (năm 2008). Palai hiện là thành viên của Liên hiệp Tự do Mỹ nên khi gặp nguy hiểm, Mỹ sẽ chịu trách nhiệm hỗ trợ chính.

8. Samoa


Là một quốc đảo ở phía Nam Thái Bình Dương, thủ đô là Apia, có diện tích 3.030 km². Dân số trên quần đảo này khoảng 250.000 người, sử dụng chung ngôn ngữ là tiếng Samoa và có chung một nền văn hóa, gọi là fa’asamoa.

Từ cuối đại chiến thế giới lần thứ nhất tới năm 1962, Samoa nằm dưới sự quản lý của New Zealand. Hiện nay, New Zealand chịu trách nhiệm bảo đảm hỗ trợ quân sự cho quốc đảo này khi cần thiết.

9. Costa Rica


Cộng hoà Costa Rica là một nước cộng hoà nhỏ nhất tại Trung Mỹ, giáp biên giới với Nicaragua ở phía bắc, Panama ở phía nam và đông nam, Thái Bình Dương ở phía tây và nam, biển Caribe ở phía đông.

Costa Rica là nước đầu tiên trên thế giới đã bãi bỏ lực lượng quân đội của mình trong hiến pháp. Trong trường hợp bị xâm lược, Mỹ, Chile, Cuba sẽ hỗ trợ quân sự cho nước này.

10. Quần đảo Solomon


Quần đảo Solomon là một quốc đảo của người Melanesia, nằm ở phía Đông Papua New Guinea, bao gồm gần một ngàn đảo nhỏ trải dài trên một diện tích khoảng 28.400 km².

Thủ đô của nơi đây là Honiara, tọa lạc trên đảo Guadalcanal. Quốc đảo này nằm dưới sự bảo hộ của một vài cường quốc, tuy nhiên Australia là nước chịu trách nhiệm hỗ trợ chính cho quần đảo này khi bị xâm lược.

Nguyễn Hoàng (Tổng hợp)

http://forum.vietyo.com/topic/10-quoc-gia-khong-co-quan-doi-59156.html
 
 
 
 


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 30/May/2010 lúc 7:17pm
mk
IP IP Logged
van phan
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 12/Mar/2010
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 173
Quote van phan Replybullet Gởi ngày: 29/May/2010 lúc 10:09am
               
  • Champs Elysées với Hương sắc Đồng quê !



Trong đêm  22.05 .2010 khoảng 600 người đã biến Đại Lộ Champs Elysées của Thủ Đô Paris từ Khải Hoàn Môn đến Rond Point Champs Elysées thành một " nông trường " 3 mẫu tây gồm đủ loại nông phẩm của nước Pháp từ cây ăn trái, hoa thơm, cỏ lạ, rau cải đến các đàn bò, cừu, v.v..



Cuộc  Lễ Hội " Nature Capitale "  nầy do nghiệp đoàn " Nông Dân trẻ "( 55.000 đoàn viên)  tổ chức để nói cho dân thị thành tầm quan trọng của nông nghiệp cho đời sống và sự suy giảm lợi tức của giới nông dân trong năm 2009, và năm 2010.



Trả lời báo chí,  chủ tịch Nghiệp đoàn " Nông Dân Trẻ " tuyên bố : " Chúng tôi muốn nối lại sự thông cảm giữa nghề nghiệp nông dân và người công dân. " " Phải chăng họ chỉ muốn có những sản phẩm giá rẻ nhất trên thế giới, hay muốn trả tiền phải chăng người nông dân ? ".



Theo ông, trong năm 2009, lợi tức trung bình trong năm của một nông dân là 14.900 Euros ( lương tối thiểu SMIC 11715 Euros ), giảm 34% so với lợi tức năm 2008. Tại Pháp, 25 m2 đất nông nghiệp biến mất mỗi giây đồng hồ.
Gad Weil
Nghiệp đoàn " Nông Dân Trẻ , tháng 12.2009, đã biểu tình trước Dinh Tổng Thống Elysées, rải hàng đống rơm trên mặt lộ, tố cáo Tổng Thống Pháp Nicolas Sarkozy đã " khinh dể nông nghiệp "

Người tổ chức " Lễ hội " nầy là GAD Weil chuyên viên nổi tiếng , về  tổ chức các cuộc diễn hành ngoài phố. Ứớc tính sẽ có khoảng 2 triệu người đến viếng cảnh đồng quê " Champs Elysées " trong 2 ngày 23 và 24.05.2010.
Nhắc lại trước đây vào năm 1990, Đại Lộ Champs Elysées  đã biến thành đồng lúa vàng với Lễ " La Grande Moisson " ( Mùa gặt lớn )  



























IP IP Logged
van phan
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 12/Mar/2010
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 173
Quote van phan Replybullet Gởi ngày: 30/May/2010 lúc 11:03am
 Vài Quốc Gia đặc biệt :

1 - Kuwait- quốc gia không có nước

 

 

Đại bộ phận lãnh thổ Kuwait là sa mạc. Không có sông và cũng chẳng có hồ, nên 1,6 triệu dân quốc gia này luôn phải sống trong cảnh thiếu nước trầm trọng, đến rau cũng phải nhập cảng từ nước ngoài.

 

2 - Monaco - quốc gia không có đất canh tác

 

 

Monaco là một trong những quốc gia nhỏ nhất thế giới với tổng diện tích chưa đến 2 km2.
 

Nước này hoàn toàn không có đất dành cho nông nghiệp, nên 100 % lương thực phải nhập cảng. Thu nhập chính của quốc gia này dựa vào du lịch.

 

3 - St Marino - quốc gia không có quân đội

 

 

St Marino là một quốc gia trong lòng quốc gia, bốn phía bị bao bọc bởi nước Ý, có diện tích khoảng 1,2 km2 với 2 vạn dân. Quốc gia này từ trước tới nay chưa từng xây dựng quân đội, trật tự an ninh cả nước đều do lực lượng cảnh sát mong manh (hơn 40 người) đảm nhiệm. Đặc biệt hơn là St Marino không có cảnh sát PCCC cho nên mỗi khi gặp hỏa hoạn họ đều phải nhờ cảnh sát Ý, anh bạn láng giềng độc nhất trợ giúp.

 

4 - Thuỵ Điển - quốc gia không có quán rượu

 

 

Thuỵ Điển là nước cấm rượu. Đến Thuỵ Điển người ta không thể tìm thấy bất cứ một quán rượu nào. Muốn uống rượu ở nhà hay mua rượu về uống, người dân phải xin được một loại giấy phép đặc biệt với vô vàn các chứng nhận của địa phương, nơi công tác và của bác sĩ.

 

Không những vậy khi uống rượu nếu để say (lượng cồn trong máu hơn 1 %) lập tức họ sẽ bị tống vào trại cai nghiện trong vòng 3 tháng.

 

5 - Fiji - quốc gia không có ai mắc bệnh ung thư

 

 

Fiji là một quốc đảo gồm 800 đảo nhỏ có dân số hơn 60 vạn người. Ở quốc gia này chưa từng có ai mắc bệnh ung thư. Sau khi nghiên cứu các nhà khoa học phát hiện ra rằng người dân Fiji không bị mắc bệnh ung thư là do họ ăn nhiều quả hạnh nhân khô - một loại quả hàm lượng vitamin phong phú, có tác dụng chống ung thư.

 

6 - Nauru - quốc gia không có đất

 


 

Cũng như Fiji, Nauru là một quốc đảo thuộc châu Đại Dương. Tuy nhiên các đảo của nước này lại hình thành trên nền nham thạch san hô. Sau một quá trình biến đổi hoá học lâu dài, nham thạch san hô tạo nên một lớp phân gốc muối Axít Photphoric dày tới 10 mét. Do đó muốn trồng trọt, Nauru phải nhập cảng đất từ các quốc gia khác.

 Tham gia tiếp bài gởi của Mỹ Kiều .

IP IP Logged
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 30/May/2010 lúc 11:32am

.

Đặc biệt.
 
 


Chỉnh sửa lại bởi lo cong - 31/May/2010 lúc 10:27am
Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 30/May/2010 lúc 11:10pm
 
 
 
 

 

 

“Ai chê đám cưới...”

(Huy Phương)
Saturday, May 29, 2010 

 

 

 

 





Tuổi chúng tôi bây giờ đi dự đám ma nhiều hơn tiệc cưới, tuy vậy thỉnh thoảng cũng còn rơi rớt vài vụ của những cô, cậu út con cái bạn bè nhủng nhẳng lấy chồng lấy vợ trễ. Phần tôi, thì chờ một vài năm nữa, khi con cháu ngoại tốt nghiệp đại học mà mình chưa vào nursing home, thì cũng ráng mời một vài bạn già trong chỗ thân tình đi dự một cái đám cưới... cuối đời. Tôi cũng phải xin lỗi trước, nếu lúc ấy phải vào nhà thờ đứng lâu... tê cẳng, hoặc tiệc cưới thì chúng cho ăn mỗi tí xà lách và miếng thịt gà nhỏ bằng hai ngón tay vì chúng chê tiệc kiểu Tàu, làm cho mấy cụ cao niên ăn đói, về nhà phải xơi thêm chút mì gói thì cũng xin thông cảm.

Ngày xưa đám cưới, trong nghi thức lễ lược đều cử hành do phong tục, đâu vào đấy một cách tự nhiên không cần ai làm MC nhắc nhở từng tiết mục hay lập chương trình. Ngày nay trong các lễ cưới nạp lễ hay đưa dâu, quả tình mấy ông thợ chụp ảnh hay quay phim là những ông tư lệnh toàn quyền định đoạt cho phép hai họ đi đứng, bắt tay, cười hay quỳ lạy, nhất nhất đều phải tuân hành. Khi nhà trai tụ tập trước sân nhà cô dâu, tất cả đều phải xếp hàng hai dưới quyền chỉ huy của toán “phóng viên”, ai trước ai sau đều vào hàng răm rắp. Sau tiếng hô “đi” hai họ líu ríu bước tới, nghiêm trang, ngay hàng thẳng lối không được cười cợt, vì lúc ấy máy quay phim đã bắt đầu chạy và nhiều ành đèn flash bắt đầu chớp lên. Nhà trai, đàn ông thì áo vest cà vạt, quý bà thì áo dài kim tuyến hay áo đầm dạ hội, tay lấp lánh nữ trang, bắt đầu làm tài tử dưới quyền đạo diễn của ông phó nhòm nên ai nấy đều mang bộ mặt quan trọng của một ngày đại lễ. Vào đến sân nhà gái, lại có tiếng hô “đứng lại, đứng lại!” Ðại diện nhà trai bước lên vào cửa xin giờ, xong lui ra, thì lại có tiếng hô “quay mặt qua bên trái”, vì lúc ấy sáu cô thiếu nữ nhà gái dung nhan diễm lệ đã sẵn sàng nhận lễ vật mâm quả hay heo quay từ sáu người bên nhà trai mang tới. Nhưng chớ vội. Khi nghe lệnh: “Một hai ba, bắt đầu trao mâm quả” thì nhà trai mới từ từ nâng quả lên, trao cho bên nhà gái, mà phải từ từ như cuốn phim quay chậm, để toán quay phim còn kịp bấm máy. Nếu chưa được nhịp nhàng, phải làm lại thì ráng chịu.

Vào đến nhà trong, “đèn đuốc sáng choang, hương trầm nghi ngút”, ông quay phim vai vác máy, nhưng tay kéo ông này, đẩy bà nọ, chỉ định đứng bên này, qua bên kia, lớp lang đâu ra đấy.

Từ đấy nhất nhất đều có lệnh mới được thi hành.

Nhà trai ngỏ lời.

Nhà gái đáp lời.

Giới thiệu hai họ.

Mở lễ vật.

Lên nhang đèn.

Cáo tổ tiên.

Mời cô dâu ra trình diện.

Màn quan trọng nhất là trao hoa, trao nhẫn.

“Từ từ”. Nghe lệnh mới làm.

“Chú rể đứng lui một bước. Cô dâu nhìn ra phía này này.”

 Tôi đã chứng kiến trong một lễ cưới, chú rể đeo nhẫn quá nhanh, nhà nhiếp ảnh chưa kịp bấm máy, hay ở góc độ bị che khuất không thấy rõ chiếc nhẫn cưới, anh ta yêu cầu chú rể cô dâu làm lại từ đầu. Chú rể cô dâu đều kiên nhẫn, ngoan ngoãn và hai họ hiện diện cũng không thấy ai phản đối. Tôi không phải là cha cô dâu mà chỉ là họ hàng, nên nghĩ rằng im lặng là tốt nhất. Như vậy là cô dâu có hai lần đeo nhẫn, mất hết cả duyên con gái. Cũng không phải là chuyện mê tín, nhưng rõ ràng lễ cưới thiếu sự nghiêm trang, tương kính mà diễn ra như một trò đùa.

 

Những người bạn trẻ chụp ảnh phải quan niệm chụp ảnh đám cưới cũng như chụp ảnh một buổi lễ quan trọng mà mình là phóng viên báo chí, phải bắt lấy cơ hội, bắt lấy góc cạnh và bấm máy đúng lúc. Không thể nào bảo hai ông nguyên thủ quốc gia bắt tay lại để cho các bạn đủ thời giờ chụp một bức ảnh. Rõ ràng là các bạn không đủ khả năng chuyên môn nghề nghiệp và không được chuẩn bị cho cả hai mặt kỹ thuật và đạo đức nghề nghiệp. Trong lễ cưới, người thợ chụp hình chu toàn dịch vụ của mình mà không làm xáo trộn đến buổi lễ, không sắp đặt hay chỉ huy ai, trừ lúc bạn dẫn cô dâu chú rể ra vườn hoa để chụp những cảnh ngoài trời. Nếu phải sắp đặt hay chỉ huy người khác trong những buổi lễ trang trọng như thế, với lý do để có một bộ ảnh cưới đẹp, thì bạn là người thợ chụp ảnh tồi.

Buổi tiệc tiếp tân buổi tối 99% được tổ chức tại nhà hàng Tàu. Ðó là quy luật và thói quen của người Việt Nam “một nghìn năm (bị) nô lệ (bởi) giặc Tàu”. Ăn ở nhà hàng Tây tuy tốn kém, nhưng bị chê là cho ăn đói. Không ai dám tổ chức ở nhà hàng Việt vì bị chê là bủn xỉn. Tiệc cưới thường pha giữa Việt-Tàu và Tây phương ở chỗ cắt bánh, mở champagne nhưng lại chào bàn để nhận phong bì. “Tây” thì dâu-rể và đám phụ dâu-rể ngồi trên bàn danh dự chủ tọa ngó xuống khách mời, kể cả cha mẹ. “Ta” thì dâu-rể đứng mỏi cẳng để chào mời, chuyện trò cùng hai họ nhất là thân hữu của cha mẹ hai bên.

 

Trong tiệc cưới, khách dự sợ nhất là chuyện “câu giờ”, nếu đến đúng giờ ghi trong thiệp mời thì phải ngồi chờ đúng hai tiếng rưỡi nữa mới có thể cầm đũa. Thôi thì đời một lần cho cháu, quan viên hai họ xin ăn một tí gì lót lòng trước khi rời nhà ra đi.

Tiệc cưới không dám khai mạc đúng giờ, vì khai mạc đúng giờ thì khách chưa đến đủ. Ðến đủ rồi thì “nghi thức khai mạc” kéo dài cũng gần tiếng với diễn văn và giới thiệu anh em, họ hàng, chuyện mà sáng nay đã làm trong lễ cưới rồi.

Nỗi sợ thứ hai là sợ ca sĩ và MC trên sân khấu, sợ như thế nào thì quý vị có nhiều kinh nghiệm đi ăn cưới đã hiểu, nên mới có danh từ “MC đám cưới” hay “ca sĩ đám cưới”.

Nỗi sợ thứ ba là cái loa khuếch âm dành cho bà con thuộc loại VIP hai họ, có quan trọng mới được sắp bàn ngồi gần sân khấu.

Cái sợ thứ tư là sợ những ông khách chúc tụng đôi trẻ bằng những bài thơ bảy chữ có tới những tám câu.

 

Có lần tôi đã nhận được thiệp cưới của một người không quen, không quen vì địa chỉ thì đúng, nhưng họ và chữ lót của tôi đã bị đổi khác. Lần ra manh mối mới biết nhà hàng Tàu quảng cáo, hứa sẽ cho free bánh cưới, champagne, bong bóng nếu đặt trên 40 bàn, mà họ hàng, bằng hữu, hàng xóm láng giềng hai họ tính ra chưa đủ 350 người. Số khách được mời thêm là để cho đủ túc số. Trường hợp ấy, ông bà có nhận lời đi “ăn cưới” không?

 

Nhân chuyện đám cưới, bây giờ nhiều ông bà phải về Việt Nam cưới vợ cho con, nên thỉnh thoảng chúng ta cũng xem được vài đoạn phim tiệc cưới bên nhà, cũng nên nói qua vài dòng cho biết qua phong tục quê nhà, quê người bây giờ ra sao. Ở Việt Nam bây giờ đi ăn cưới dắt cả lô, cả lốc, con cháu, đi theo người lớn, không báo trước, có khi hai vé mời đã chiếm hết một bàn, gia chủ chỉ sợ thiếu bàn và lỗ vốn. Ở ngoại quốc, trái lại, hai họ thường sợ dư bàn, vì phút chót khách vắng mặt mà không chịu trả lời. Việt Nam người ta còn thích ăn, nhất là đi ăn cưới, ở nước ngoài, người ta sợ ăn cưới vì thời giờ không đủ, mà dầu mỡ thì dư. Việt Nam đi ăn cưới bia uống thả giàn, mỗi bàn để nguyên một thùng, ở phương Tây người ta uống cầm chừng vì sợ cảnh sát và mai sớm phải dậy đi làm. Ở Việt Nam đi ăn cưới có thể mặc áo thun, ở Mỹ phải áo vest, cà vạt. Ở Mỹ nghèo hơn ở bên nhà, vì bên đó chú rể cô dâu có thể có mười cặp phụ dâu-rể đồng phục và người bưng thức ăn ra bàn đều mặc áo đỏ có nẹp kim tuyến như lính Ngự Lâm Quân và sân khấu xịt khói như trong các show ca nhạc của Asia hay Thúy Nga. Và vì con gái bây giờ có dư nên khi quý khách đi vào nhà hàng sẽ có hàng rào danh dự bằng hàng chục mỹ nhân để đón khách.

 

Xưa ông bà ta an ủi là “ai chê đám cưới, ai cười đám ma!” nhưng đi dự lễ cưới hay tiệc cưới về, rất có nhiều người phê bình, chỉ trích, không chỉ một lần, mà có khi còn nói dai, nói dài.

Chúng ta than khổ vì phải đi dự đám cưới nhưng thực sự, người tổ chức đám cưới còn khổ hơn nhiều.

Nên thương cho những cha cha mẹ sang quê người mà phải tổ chức năm bảy cái đám cưới cho con trai lẫn con gái, không phải chuyện tiền bạc mà chuyện ơn nghĩa, nội cái việc đi đóng hụi chết trả nợ cho con cũng hết đời.

 

Nhưng thôi ngày tháng ấy đã lụi tàn, con cái có vợ có chồng, yên bề gia thất rồi là thấy khỏe một phần.

Bây giờ còn chút sức khỏe thì ráng lo cho bầy cháu, rồi chờ chuyện cuối cùng, nói cho văn vẻ là chuyện “chung sự”.

 

Cái thời một tháng phải đi dự vài ba tiệc cưới đã qua rồi. Các ông, các bà thấy buồn hay vui?

 

 

(Huy Phương)


 

 



Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 30/May/2010 lúc 11:17pm
mk
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 34 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.223 seconds.