Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Quê Hương Gò Công
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Quê Hương Gò Công  
Message Icon Chủ đề: GÒ CÔNG...VỀ TẤT CẢ Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 208 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 06/May/2010 lúc 12:32pm
 
 Những món đặc sản “chân quê”


Những món đặc sản “chân quê”

Ở mỗi vùng quê đều có nhiều món ăn đặc sản độc đáo, đã đi vào ca dao…

“Chả Chèm, nem Phùng”, nem Phùng (Hà Tây) chế biến từ bì lợn thái nhỏ, chần nước sôi cho chín, trộn với một ít mỡ lợn. Bì đã cạo trắng bong, thái nhỏ, sao cho sợi bì vừa dài vừa mỏng, vừa nhỏ vừa săn, trộn với thính gạo tẻ ủ chua, nắm từng thỏi nhỏ dài chừng 3, 4 đốt ngón tay, quấn ngoài bằng lá sung, lá ổi, ngoài cùng bọc lại bằng lá chuối, kẹp từng đôi quấn lạt mỏng. Đấy là:

Nem Phùng đã nếm là mê;

Vài ly quốc lủi quên về - Bạn ơi!”.

Về thăm nhà thờ đá Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, nhiều người lại nhớ đến bún mọc Quang Thiện. Đây là đặc sản vùng biển “Núi Vàng”: “Đêm ngày sóng vỗ ngoài khơi; Chuông nhà thờ đổ từng hồi - chiều buông…”. Vùng quê này làm bún là phải chọn gạo ngon, mà Kim Sơn “trình làng” nhiều loại gạo được xếp ở lớp đầu trong hàng “ngũ cốc” của nước ta. Gạo ngon làm bún, nên sợi bún trắng bong, vừa dai vừa dẻo, vừa săn vừa giòn. Thịt lợn bắp phải lọc cho hết gân, hớt mỡ, viên từng viên nhỏ như hòn bi, thả nhẹ vào nước sôi chừng 10 phút, viên mọc sẽ nổi lên màu trắng hồng, trông rất ngon mắt và mùi thơm dịu trong bát bún.

Về đây Quang Thiện chiều người;
Nếm chơi bún mọc nhớ đời, không quên”.
Ngược lên Yên Bái thăm hồ Thác Bà, thăm nhà máy thuỷ điện đầu tiên của nước ta, thả thuyền mà dạo trên hồ nước đầy, trên đầu là bầu trời xanh ngăn ngắt, thỉnh thoảng lại gặp dăm bảy cánh chim chấp chới, cảnh quan này vừa thơ mộng, vừa quyến rũ.

Trong lòng hồ sâu in ánh mặt trời và in từng chòm sao khi đêm về, có một loại cá cực ngon: cá lăng kho khô, mà nấu giấm thì… hết chê. Cá này bùi, thơm, ngậy, gỏi cá lăng xếp vào loại đầu bảng.

Về miền Trung thăm Quảng Ngãi nơi có núi Ấn, sông Trà, ăn một bữa cơm đời thường với cá bống, bạn thấy vừa ấm lòng vừa no bụng. Sông Trà cho một loại cá bống… siêu ngon. Hẳn là, đất và nước ở đây rất… “nịnh” loại cá bống này. Cơm gạo ngon, xới bát cơm bốc khói, hơi khô mà “đi” với cá bống sông Trà kho tiêu thì ai cũng cảm thấy ngon miệng. Bữa cơm dân quê này làm ta có thể quên những món giò, nem, ninh, mọc vừa “phải dùng” trong dịp Tết vừa qua. Quảng Ngãi đưa con cá bống sông Trà lên “thương hiệu”:

Anh đi, anh nhớ quê nhà
Nhớ con cá bống sông Trà kho tiêu”.

Bây giờ, mời bạn bè về vùng đất Chín Rồng. Ngồi ô tô hoặc chiếc tàu thuỷ sơn màu xanh, bạn đến với Tiền Giang xanh ngắt miệt vườn. Có thể bạn được nghe “câu hát” này: “Bánh giá chợ Rồng, mắm còng Phú Thạnh”.

Vùng đất cù lao xã Phú Thạnh, huyện Gò Công Tây khi nào vụ gặt vừa xong thì còng kéo đến bám vào chân rạ. Rồi đến lúc còng lột vỏ, cho bà con một loại “thực phẩm” ngon. Bắt còng lột vỏ, chế biến thành một loại mắm – “mắm còng Phú Thạnh”. Loại mắm này có thể trở thành một “thương hiệu” trước hết là ở nơi vùng quê sông nước này.

Mắm còng “đi” với thịt luộc hoặc cá nướng, kèm bún và rau sống, lại có dăm ba lát khế với món chuối hột non, xem ra cũng “được bữa” lắm. “Mắm còng - loại mắm chân quê; thăm Tiền Giang mời bạn bè về “nếm” chơi”.

Đến mỗi địa phương, “nếm thử” vài món đặc sản, âu cũng là dịp tìm hiểu thêm về sự phong phú, đa dạng của ẩm thực Việt Nam mình./.


Tạ Hữu/VOV
__________________


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 06/May/2010 lúc 12:37pm
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 06/May/2010 lúc 6:09pm
~::Trích Dẫn nguyên văn từ Lan Huynh

 
 Những món đặc sản “chân quê”


Những món đặc sản “chân quê”

Ở mỗi vùng quê đều có nhiều món ăn đặc sản độc đáo, đã đi vào ca dao…

 

Bây giờ, mời bạn bè về vùng đất Chín Rồng. Ngồi ô tô hoặc chiếc tàu thuỷ sơn màu xanh, bạn đến với Tiền Giang xanh ngắt miệt vườn. Có thể bạn được nghe “câu hát” này: “Bánh giá chợ Rồng, mắm còng Phú Thạnh”.


Vùng đất cù lao xã Phú Thạnh, huyện Gò Công Tây khi nào vụ gặt vừa xong thì còng kéo đến bám vào chân rạ. Rồi đến lúc còng lột vỏ, cho bà con một loại “thực phẩm” ngon. Bắt còng lột vỏ, chế biến thành một loại mắm – “mắm còng Phú Thạnh”. Loại mắm này có thể trở thành một “thương hiệu” trước hết là ở nơi vùng quê sông nước này.

Mắm còng “đi” với thịt luộc hoặc cá nướng, kèm bún và rau sống, lại có dăm ba lát khế với món chuối hột non, xem ra cũng “được bữa” lắm. “Mắm còng - loại mắm chân quê; thăm Tiền Giang mời bạn bè về “nếm” chơi”.

Đến mỗi địa phương, “nếm thử” vài món đặc sản, âu cũng là dịp tìm hiểu thêm về sự phong phú, đa dạng của ẩm thực Việt Nam mình./.


Tạ Hữu/VOV
__________________
 
 
 
 
"Bây giờ, mời bạn bè về vùng đất Chín Rồng. Ngồi ô tô hoặc chiếc tàu thuỷ sơn màu xanh, bạn đến với Tiền Giang xanh ngắt miệt vườn. Có thể bạn được nghe “câu hát” này: “Bánh giá chợ Rồng, mắm còng Phú Thạnh”.
 
 
"Chợ Rồng" hay chợ Giồng ?
Tiền Giang có chợ Rồng không ? thuộc địa phận nào?
Mong được các anh chị và các bạn chỉ giáo thêm.
Đa tạ,
mk
IP IP Logged
lo cong
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 30/Oct/2007
Đến từ: Canada
Thành viên: OffLine
Số bài: 2596
Quote lo cong Replybullet Gởi ngày: 06/May/2010 lúc 9:53pm
mykieu viết:
 
" ...“Bánh giá chợ Rồng, mắm còng Phú Thạnh”.
 
 "Chợ Rồng" hay chợ Giồng ?
Tiền Giang có chợ Rồng không ? thuộc địa phận nào?
Mong được các anh chị và các bạn chỉ giáo thêm.
Đa tạ, "
 
 
Có lẽ là bánh giá Chợ Giồng đó mykieu ơi ( nếu không đọc theo giọng Bắc ).
Bây giờ lại có bánh giá Hòa Đồng như đã viết trong chủ đề "bánh giá hôn" đó.
 
 
 
 
 Xin mời.
 
 


Chỉnh sửa lại bởi lo cong - 06/May/2010 lúc 10:55pm
Lộ Công Mười Lăm
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 07/May/2010 lúc 1:52am
 
 
 
Cám ơn anh LôCngMuoiLam đã giải thích "Bánh giá chợ Giồng"
 
Còn bánh giá Hòa Đồng hấp dẫn quá.  Lại có số điện thoại để gọi đặt bánh nữa .
Trong hình, số bánh giá đã chiên xong để trên mâm và chảo đủ cho nhiều người ăn đấy , vì một người chỉ ăn nổi 1 cái mà thôi ( ăn chung với rau sống, salad, giá , bún ,...+ nước mắm tỏi ớt chua chua ngọt ngọt  Tongue, Eo ơi ! ...)
 
Nhưng Gò Công mình , bánh giá bán buổi sáng , chừng 9 giờ  hết rồi .
SG về, muốn có ăn ngay phải nhờ bà com mua trước để dành .
 
Cũng lâu lắm rồi, mk chưa được ăn bánh giá, dù có về Gò Công.
Thôi thì , ăn hàm thụ qua hình ảnh anh LoCongMuoiLam gửi lên vậy.
 
Đa tạ,
SmileClap


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 07/May/2010 lúc 1:54am
mk
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 07/May/2010 lúc 12:05pm
BÁNH GIÁ CÔ MƯỜI HIHIHI......
 
DẠ MỜI CẢ NHÀ THƯỞNG THỨC BÁNH GIÁ CÔ MƯỜI...


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 07/May/2010 lúc 12:10pm
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 10/May/2010 lúc 3:06pm
MỜI CẢ NHÀ THƯỞNG THỨC MẮM TÔM CHUA THỊT LUỘC
dscn1738.jpg
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
ranvuive
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 02/May/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1151
Quote ranvuive Replybullet Gởi ngày: 15/May/2010 lúc 5:28pm

Bản lĩnh cô gái Gò Công

 

Đất Gò Công, nơi sinh ra những tên tuổi gắn liền lịch sử: Bình tây Đại nguyên soái Trương Định, Hoàng Thái hậu Từ Dũ, Nam Phương Hoàng hậu,… cũng là mảnh đất quê hương của “nữ tướng” Nguyễn Thị Huệ Trinh, Tổng giám đốc Công ty TNHH SX TM DV Thuận An. Phải chăng vì mang trong mình dòng máu truyền thống đó mà người phụ nữ này có sức mạnh đáng nể để “tay không” dựng nghiệp?

 

“Thần thoại” phụ phẩm

 

Xuất thân từ nhà nghèo, ngay sau khi học hết lớp 12, cô gái xứ Gò Công (Tiền Giang) đã bước ngay vào con đường mưu sinh. Trong một lần đến An Giang tìm việc, Huệ Trinh thấy các nhà máy chế biến cá tra, basa vứt bỏ phần mỡ sau khi lấy phi-lê. “Tình cờ mà nên duyên”, Huệ Trinh xin về cho vào chảo thắng theo phương pháp thủ công rồi mang đến các cơ sở chế biến mỡ bôi trơn. Với giá bán chỉ bằng nửa sản phẩm mỡ động vật trên thị trường, mỡ cá của chị nhanh chóng được chấp nhận và có mặt tại TP HCM, Đồng Nai, Tây Ninh... Đây là việc mà cả vùng ĐBSCL chưa ai làm nên chị được các nhà máy xem như cứu tinh, tạo điều kiện cho chị “khai thác” lượng phụ phẩm mà nhẽ ra là phế phẩm ấy.

 

So với chi phí sản xuất, chị lãi hàng chục lần nhưng Huệ Trinh vẫn chưa hài lòng vì chưa tận dụng được 50% lượng đạm còn lại sau khi đã lấy đi phần mỡ nước. Qua nhiều phương án, cuối cùng chị nghĩ ra cách dùng bã mì mà các nhà máy ở Đồng Nai bán “giá rẻ như cho” để trộn với phần đạm này thành loại thức ăn gia súc bán các hộ nuôi cá với giá cực rẻ... Và một lần nữa chị lại “trúng lớn”.

 

Không dừng ở đó, chị tiếp tục khai thác các phế phẩm khác của cá như: đầu, vi, xương thành bột cá xuất khẩu với kim ngạch xuất khẩu mỗi năm lên tới 3-4 triệu USD. Từ chỗ chỉ bỏ đi, giờ đây, giá trị phụ phẩm của con cá tra đã vươn lên ngang tầm giá trị phi-lê. 

 

Thành công nối tiếp thành công, năm 2001, chị đầu tư cơ sở chế biến mỡ cá tra Thuận An 1 tại huyện Châu Phú với công nghệ hiện đại. Nhưng một thời gian sau đó, khó khăn ập đến như để thách thức bản lĩnh người phụ nữ Gò Công. Thấy cơ sở của chị “ăn nên làm ra”, nhiều người cũng “ăn theo”, nhảy vào tranh nguồn phụ phẩm. Không bỏ cuộc, năm 2003, chị mạnh dạn vay vốn đầu tư nhà máy chế biến phi-lê công suất 60 tấn nguyên liệu/ngày, đánh dấu thời điểm Thuận An chính thức gia nhập vào ngành công nghiệp cá tra, basa bằng “chính phẩm” chứ không chỉ là phụ phẩm.

 
Thuận lợi và an toàn

 

Thuận An, cái tên ghi nhận mảnh đất quê hương thứ 2 của Nguyễn Thị Huệ Trinh, cũng là nơi gửi gắm kỳ vọng doanh nghiệp làm ăn thuận lợi, an toàn. Và thực tế, dưới bàn tay “chèo lái” của “nữ thuyền trưởng” Huệ Trinh, công ty Thuận An đã vượt qua “sóng gió”, tìm được bến đỗ an toàn trong lĩnh vực thủy sản.

 

Khi nhà máy đầu tiên của Thuận An hoạt động cũng là thời điểm Hoa Kỳ áp mức thuế bán phá giá, ngành chế biến cá tra xuất khẩu Việt Nam lao đao. Huệ Trinh rà tìm và tận dụng người có tay nghề cao đang bị thất nghiệp từ cuộc khủng hoảng để tham gia quy trình đa dạng hóa sản phẩm cá tra: chả giò, cá viên, bao tử đông... được thị trường trong nước đón nhận. Trên đà đó tiếp tục mở rộng nhà máy, thu thêm 1.200 lao động giỏi từ các nơi về. Năm 2007, khi thị trường xuất khẩu cá tra hồi phục, Thuận An đạt Code Châu Âu, lập tức sản phẩm của Cty có mặt tại nhiều quốc gia trên thế giới: Ba Lan, Ả Rập... Năm 2008 tiếp tục xuất hiện tại nhiều thị trường như Hà Lan, Tây Ban Nha, Ai Cập...

 

Với tinh thần cầu tiến, chịu khó học hỏi và bản tính năng động, sáng tạo, Nguyễn Thị Huệ Trinh đã đưa Thuận An luôn đạt và vượt các chỉ tiêu kế hoạch, bản thân chị được công nhận doanh nhân tiêu biểu 3 năm liền (2007-2009). Đầu năm 2010, Thuận An đón nhận Cúp vàng và danh hiệu Chất lượng vàng thủy sản Việt Nam, cũng chính là lúc khai trương dự án khai thác khép kín cá tra: Khánh thành nhà máy chế biến phi-lê thứ 2, công suất 150 tấn/ngày tại huyện Châu Thành (An Giang) với hệ thống chế biến phụ phẩm theo chuẩn HACCAP và khởi động vùng nuôi trồng 70ha tại huyện Phú Tân theo hướng thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu (Global GAP) để tính chuyện "vươn ra biển lớn".

 

Bên cạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, nữ Tổng giám đốc Huệ Trinh cũng rất quan tâm đến hoạt động xã hội. Hàng năm, công ty trích phúc lợi đáng kể để hỗ trợ người lao động gặp khó khăn, khen thưởng học sinh giỏi và trao học bổng cho học sinh nghèo hiếu học, đồng thời tham gia hoạt động từ thiện tại địa phương. Từ năm 2007 đến cuối 2009, tổng nguồn tiền đóng góp cho các hoạt động xã hội từ thiện lên đến gần 800 triệu đồng. Doanh thu tăng trưởng, đời sống người lao động không ngừng được cải thiện, đó là phần thưởng xứng đáng cho sự đóng góp tận tụy của người phụ nữ tài năng này.

 

Thủy sản Việt Nam



Chỉnh sửa lại bởi ranvuive - 15/May/2010 lúc 5:34pm

IP IP Logged
ranvuive
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 02/May/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1151
Quote ranvuive Replybullet Gởi ngày: 15/May/2010 lúc 5:39pm
 
Tận dụng lợi thế địa phương làm nội lực của chính mình

   An Giang là cái nôi của nghề nuôi, chế biến và xuất khẩu cá ba sa, cá tra. An Giang cũng là tỉnh đứng đầu cả nước về sản lượng và kim nghạch xuất khẩu cá nước ngọt. Những nhà máy có sản lượng cá tra phi-lê hàng đầu Việt Nam cũng tọa lạc tại An Giang. Và cũng từ nhiều điểm nhất đó, có một người, ngay từ giữa thập niên 90, đã biết cách tận dụng phụ phẩm từ cá tra, ba sa của nhà máy để chế biến thành sản phẩm xuất khẩu mang lại thu nhập hàng triệu đô-la, đó là chị Nguyễn Thị Huệ Trinh – Tổng giám đốc Công ty TNHH Sản xuất Thương mại & Dịch vụ Thuận An.

    Trong quá trình phát triển, cũng như nhiều doanh nghiệp khác, công ty Thuận An đã gặp không ít trở ngại. Chị Huệ Trinh đã tâm sự với AFA về thuận lợi và khó khăn của công ty mình.

AFA: Thưa chị, trong tình hình giá cá tra xuất khẩu bị sụt giảm, nhiều doanh nghiệp đã thu hẹp quy mô sản xuất, vậy công ty Thuận An có bí quyết gì mà vươn lên mở rộng, xây dựng thêm nhà máy chế biến cá tra fillet?
Chị Nguyễn Thị Huệ Trinh: Từ trước năm 2007, công ty Thuận An chỉ sản xuất gia công cá tra cho các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, mục đích là tận thu phụ phẩm để chế biến thành các sản phẩm như mỡ cá, bột cá, hay chế biến các phụ phẩm khác của cá như bong bóng, bao tử … thành các sản phẩm giá trị gia tăng để tiêu thụ trong nội địa và xuất khẩu.

Khoảng tháng 8/2007, công ty được cấp Code, lúc nầy mục tiêu sản xuất của công ty mở rộng hơn, tức là ngoài khâu chính là chế biến phụ phẩm, còn tăng công suất chế biến cá tra phi-lê. Nhờ mở được thị trường ở một số nước châu Âu, châu Á và châu Phi nên năng lực công suất nhà máy hiện có không đáp ứng đủ. Thực ra, dự án xây dựng nhà máy đã hình thành từ hơn một năm trước, nhưng do còn trở ngại một số thủ tục nên mới chậm thi công. Còn một nguyên nhân khác thúc đẩy công ty phải xây dựng thêm nhà máy chế biến cá fillet là do bà con nông dân phát triển ao nuôi lớn, mỗi lần thu hoạch vài trăm tấn, nếu không mở rộng nhà máy, thì với sản lượng mua 50-60 tấn/ngày sẽ rất khó cạnh tranh với các công ty bạn.

 


AFA: Công ty thành công và phát triển là nhờ những phụ phẩm cá tra, ba sa, vậy hướng phát triển của công ty thời gian tới vẫn lấy phụ phẩm cá tra làm mặt hàng sản xuất chính?
Chị Nguyễn Thị Huệ Trinh: Trong tình hình hiện nay, xem ra việc đầu tư sản xuất fillet cá tra để lấy phụ phẩm đã lỗi thời. Tuy vậy, nền tảng phát triển của công ty là từ phụ phẩm, công ty đã nhập thiết bị công nghệ hiện đại để sản xuất sản phẩm từ phụ phẩm, cho nên công ty sẽ tiếp tục phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu bột cá, mỡ cá, và một số sản phẩm chế biến khác, song song với tiếp tục đầu tư sản xuất thức ăn công nghiệp. Bên cạnh đó, để tồn tại và phát triển trong điều kiện sẽ thiếu hụt nguồn cá tra trong thời gian tới, công ty sẽ tự tổ chức nuôi để tạo nguồn nguyên liệu cho mình.

AFA: Như vậy, công ty đã thực hiện quy trình sản xuất rất là khép kín, từ nuôi ra cá tra nguyên liệu, đến chế biến thành cá fillet, tận dụng phụ phẩm từ chế biến để làm ra sản phẩm lợi nhuận cao, rồi đem tất cả sản phẩm đi xuất khẩu, vậy bí quyết nào để chị quản lý một tập thể công nhân đa nghệ như vậy?
Chị Nguyễn Thị Huệ Trinh: Thật ra thì việc quản lý nhân sự không hề dễ. Qua nhiều năm kinh nghiệm, công ty thấy rằng chỉ có biện pháp khoán lương mới nâng cao được trách nhiệm của nhân viên. Với chiến lược đó, công ty đã thực hiện giao chỉ tiêu khoán cho từng phòng ban tự quản lý và trả lương cho nhân viên mình. Tự mỗi đơn vị có trách nhiệm giữ gìn của công như là của chính mình. Cách làm nầy bước đầu cũng đã thấy hiệu quả.
AFA: Xin chân thành cảm ơn chị, chúc công ty luôn gặt hái được nhiều thành công trên những bước đường hoạt động sản xuất kinh doanh.

 
Ngô Bảo Trung (AFA)


Chỉnh sửa lại bởi ranvuive - 15/May/2010 lúc 5:42pm

IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 19/May/2010 lúc 9:51am

Tháng 6/2010: 1600 tỷ đồng khởi công xây cầu Mỹ Lợi

 
Thang%206/2010:%201600%20ty%20dong%20khoi%20cong%20xay%20cau%20My%20LoiCầu Mỹ Lợi bắc ngang sông Gò Công, thuộc thị xã Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang nối liền các tỉnh Tiền Giang-Long An và TP.HCM.

Cầu Mỹ Lợi trong tương lai

Cầu Mỹ Lợi có tổng chiều dài 2,7km, được xây dựng cách bến phà Mỹ Lợi 200m về phía hạ lưu. Theo thiết kế, bề rộng mặt cầu là 18m, đường dẫn vào mặt cầu là 16m, có 4 làn xe cơ giới. Phần cầu chính có 5 nhịp vòm thép (150m/nhịp). Độ cao của cầu đảm bảo cho phương tiện thủy có trọng tải 10.000 tấn vào sông Soài Rạp an toàn.

Tổng vốn đầu tư của dự án hơn 1.600 tỷ đồng từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ. Công trình sẽ được khởi công vào tháng 6/2010 và hoàn thành sau 3 năm.

Thu Hiền



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 19/May/2010 lúc 9:51am
IP IP Logged
ranvuive
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 02/May/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1151
Quote ranvuive Replybullet Gởi ngày: 24/May/2010 lúc 8:15am
 
 

Về biển Gò Công ăn “tôm xe cán”

Rõ ràng là con tôm đập, hà cớ gì gọi nó là con “tôm xe cán”? Câu chuyện trà dư tửu hậu có lúc trở thành gia vị khiến món ăn trở nên khác lạ.

 
Về Gò Công lần nào cũng được nếm món ngon. Mắm tôm chà, mắm còng, mắm nha... tuy là đặc sản nhưng ăn hoài cũng chán. Giữa trưa nắng chang chang, mấy ông bạn chí cốt lụi hụi ra sân sau nhà hốt lên một mớ tôm, nhìn thấy kỳ cục: tôm khô mà không phải tôm khô. Lấy một con nhai sống, nghe giòn giòn, dai dai, vị ngọt của thịt tôm có tẩm ướp thêm gia vị lan từ đầu lưỡi xuống dạ dày.

Nhưng các chiến hữu ở xứ Gò không cho khách ăn sống mà vội vàng bắc chảo dầu, đổ mớ tôm vô chiên cho giòn, bốc mùi thơm lựng. Khách nuốt nước miếng thòm thèm, còn chủ nhà cho tôm ra dĩa, ráng lục lọi trong bếp được trái ớt sừng xắt khoanh, mấy cọng rau ngò, vài mắt me chín dầm nước mắm, mời khách nhập tiệc mà vẫn áy náy, xuýt xoa phân trần: phải chi có thêm mấy trái xoài sống, vài trái dưa leo trộn gỏi thì tuyệt cú mèo. Nhưng có hề chi, con tôm lạ chiên giòn ăn vô miệng cảm thấy hơn đứt con tôm sú luộc nước dừa của vùng Cà Mau, Bạc Liêu.

Lúc khách đã ngà ngà, dĩa tôm vơi hơn phân nửa, gia chủ mới bật mí chuyện con tôm lạ. Thật ra, nó chỉ là tôm biển, tôm đất, vùng ven biển Gò Công nơi nào cũng có. Bắt được mớ tôm tươi mang về, chủ nhà làm sạch, lặt bỏ đầu, lột vỏ chừa lại khúc đuôi, xong tẩm ướp gia vị cho vừa ăn. Nếu mang đi phơi khô như con tôm khô thông thường thì chẳng có gì để nói. Đàng này, tẩm ướp gia vị xong, gia chủ tỉ mẩn bỏ từng con tôm lên chiếc thớt gỗ, dùng con dao yếm to bản đập một nhát vừa đủ sức cho nó “dẹp lép như con tép”, rồi trải lên sàn, lên nia phơi nắng. Mùa này, chỉ phơi hai nắng là con tôm vàng ươm, thơm phức, nướng hay chiên ăn kèm với rau sống, gỏi xoài, chuối chát, khế chua đều ngon bá cháy.

Nhưng rõ ràng đây là con tôm đập, hà cớ gì mà gọi nó là con “tôm xe cán”? Mấy ông bạn ở xứ Gò Công cười ha hả kể rằng, có lần một ông nhậu xỉn bị vợ cự, tức mình thảy nguyên bịch tôm ra đường. Hai vợ chồng cà nanh chẳng ai chịu ra lượm vô, xe chạy qua chạy lại cán mấy con tôm dẹp lép, tới chừng tiếc của mang vô ăn thử thì thấy coi bộ ngon hơn con tôm đập bằng dao, nên đặt luôn cái tên “tôm xe cán” cho nó... hấp dẫn.

Chuyện thiệt hay tiếu lâm bàn nhậu thì chưa biết, nhưng ai ăn cũng khen con “tôm xe cán” ngon hơn gấp mấy lần con tôm khô, lại khó kiếm. Cũng có thể do làm “tôm xe cán” dụng công rất nhiều nên ít người sản xuất đại trà, chỉ nhà nào có đăng đó, lưới đáy hoặc tàu đánh tôm mới chế biến món tôm kỳ cục này, nên nó thuộc hàng quý hiếm, Lẽ dĩ nhiên, thứ nào quý hiếm thì đắt đỏ, cho nên con tôm khô Gò Công chỉ có 300.000 – 400.000 đồng/kg trong khi con “tôm xe cán” giá lên đến 1 – 1,2 triệu đồng/kg mà thiên hạ vẫn lùng mua cho bằng được.

saigontiepthionline
 


Chỉnh sửa lại bởi ranvuive - 24/May/2010 lúc 8:16am

IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 208 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.395 seconds.