Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Chuyện Linh Tinh
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh  
Message Icon Chủ đề: THÁNG TƯ ĐEN...... VÀ TẤT CẢ.. Gởi trả lời Gởi bài mới
Trang  of 100 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Chủ đề: THÁNG TƯ ĐEN...... VÀ TẤT CẢ..
    Gởi ngày: 03/May/2010 lúc 9:47am
 
1 ngày trước khi mất nước – tấm hình này đi vào lịch sữ
29 Apr 1975, Saigon, South Vietnam — A CIA employee (probably O.B. Harnage) helps Vietnamese evacuees onto an Air America helicopter from the top of 22 Gia Long Street, a half mile from the U.S. Emb***y.


Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 05/Apr/2012 lúc 7:44pm
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 03/May/2010 lúc 9:56am
 
26 Mar 1975, Hue, South Vietnam — Soldiers and civilians are jammed together on a Navy boat that evacuated them from the old imperial capital of Hue. — Image by © Bettmann/CORBIS
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 03/May/2010 lúc 9:58am
 
1975, Saigon, South Vietnam — Soldiers stopping people in the crowded street from climbing over the walls of the United States Emb***y in Saigon, South Vietnam
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 03/May/2010 lúc 9:58am
 
29 Apr 1975, Saigon, South Vietnam — SAIGON, S. VIETNAM: Vietnamese civilians climbing on board a U.S. bus carrying evacuees into the U.S. Emb***y, while hundreds milled around the gate, trying to get in to join the American evacuation from Saigon 4/29. — Image by © Bettmann/CORBIS 
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22941
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 06/May/2010 lúc 8:16am
LENGUYEN%20DALAT%20-%20NGAN%20DOI%20CHIA%20LY <<<xin bấm vào

Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 06/May/2010 lúc 8:16am
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 02/Apr/2011 lúc 10:26am
  <>
Đôi Bờ Chiến Tuyến
Tác giả: TQLC Lê Văn Nguyên
 
image
Hình minh họa
 
Tác giả là sĩ quan Thuỷ Quân Lục Chiến VNCH, định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO-20.  Bài viết của ông được một cựu đồng ngũ chuyển tới, với ghi chú đây là câu chuyện thật. Thật nhưng khó tin: một cựu nữ chiến binh Việt Cộng, nhiều năm sau chiến tranh, đi vào tận trại tù tìm thăm người sĩ quan VNCH cô từng gặp trên chiến trường, và rồi...
 
***
 
 Sau 3 ngày quần thảo ác liệt với địch quân, chúng tôi mới chiếm được mục tiêu, đơn vị chủ lực miền của địch thuộc tỉnh Bến Tre đã bị xóa sổ, nhưng tiểu đoàn của chúng tôi cũng bị thiệt hại khá caọ Trung đội 4 của tôi được lệnh bung rộng ra kiểm soát từng hầm hố, từng công sự của địch. Cảnh vật hoang tàn đổ nát, những thân cây dừa bị mảnh đạn pháo binh băm nát lỗ chỗ. Hầu như không còn chỗ nào nguyên vẹn, mùi thuốc súng nồng nặc khó chịu vẫn còn vương lại nơi đâỵ Tôi với Kính, người mang máy truyền tin, cẩn thận từng bước trên bờ mương nhỏ. Chợt Kính nói nhỏ:
- Ông thầy! Coi chừng hình như có người trong lùm cây đàng kiạ
- Tản rộng ra, theo dõi kỹ chung quanh và coi chừng đồ chơi của tụi nó.
Tôi ra lệnh cho Kính xong  là lom khom phóng qua những thân cây nằm ngổn ngang trên mặt đất, khẩu M16 lên đạn sẳn sàng, Kính theo kế bên hông.Tiếng rên nho nhỏ của phụ nữ văng vẳng ra từ trong lùm cây rậm rạp.
- Một đồng chí nữ nhà ta đấỵ Kính reo nho nhỏ
Kinh nghiệm chiến trận cho tôi biết không bao giờ hấp tấp trước mọi tình huống, có thể địch gài mìn bẫy xung quanh, hoặc gỉa vờ bị thương để dẫn dụ đối phương tới gần rồi sát hạị Dơ ngón tay ra hiệu lệnh và chỉ vào lùm cây, tôi quan sát lần nữa rồi rón rén bước nhẹ, đằng kia thằng Kính lăm le khẩu súng trên tay trông chừng. Tôi lấy mũi súng vạch đám lá, một cô gái trạc độ 18,19 tuổi nằm gối đầu lên chiếc ba-lô mầu “cứt ngựa”, vai trái bị trúng đạn máu tuôn ra ướt đẫm, mắt nhắm nghiền nhưng miệng vẩn không ngớt rên rỉ:
- Nước...Nước..cho tôi miếng nước”.
Trước tình trạng nguy hiểm đến tính mạng của “cô” địch quân sau khi ngừng tiếng súng, việc đầu tiên là phải cầm máu, tôi lấy băng cá nhân lau nhẹ trên vết thương, đoạn dùng lưỡi lê cắt khoảng áo trên vai, đỡ cô ngồi dựa vào người tôi đoạn bảo Kính:
-  Mày băng dùm cho tao, nhớ nhẹ taỵ
-  Ông nhân từ quá, gặp em con nhỏ này tiêu đờị
Kính vừa băng vừa cằn nhằn.
Tôi im lặng không nói gì, Kính nói đúng, những người lính của tôi đã ngã xuống, máu của họ đổ ra cho sự tự do, người Cộng Sản có nhân từ với người anh em của tôi không?
-  Nước... Cho tôi xin miếng ..... nước.
-  Đ. Mẹ ... Câm miệng mày lạị
Kính quát tháo giận dữ, tôi lừ mắt nhìn người đệ tử ra vẻ không hài lòng.
-  Mày đừng nói như vậy, với một người sắp sửa chết mình đừng nuôi thù hận nữạ Thôi mày ra ngoài trông chừng cho tao đị
Tôi lấy cái khăn màu tím cột trên vai áo, dấu hiệu nhận diện của đơn vị, thấm chút nước rót từ bình tông lau nhẹ trên mặt cô gáị Tôi ngẩn người trong giây lát vì sắc đẹp của cô, khuôn mặt thanh tú với hàng mi cong vút nhất là sống mũi cao nom cô phảng phất như minh tinh màn bạc dù trắng xanh vì mất máu nhưng cô ta vẫn có nét thu hút đặc biệt. Ghé bình tông nước vào miệng cô gái, tôi nói nhỏ:
-  Cô uống đi, nhớ từ từ từng chút một
Cô ngoan ngoãn nghe lời như một em bé. “Cám ơn ông nhìều”. Giọng nói yếu ớt và mệt mỏị
-  Tôi sẽ tiêm cho cô 2 mũi thuốc trụ sinh và cầm máu, cố chịu đau nghẹ
-  Không cần đâu, làm phiền ông nhiều rồi, vả lại tôi cũng sắp chết đến nơị
-  Bậy bạ, vết thương này đâu có gì nguy hiểm.
-  Đừng an ủi như vậy, hồi nãy ông nói tôi sắp chết đừng nuôi hận thù nữạ
-  Tại vì...Tại vì...Tôi không muốn lính của mình ăn nói kỳ cục như vậỵ
Cô gái mở mắt nhìn tôi với vẻ cám ơn, trong đáy mắt chứa nhiều điều muốn nói, lâu lắm cô nói thều thào:
-  Bây giờ ông sẽ làm gì với tôỉ Bắn một phát súng có lẽ nhẹ nhàng hơn là giao tôi cho cơ quan điều trạ
Thật tình tôi không biết trả lời sao với cô, chưa kịp phản ứng thì cô tiếp:
-  Tôi sinh ra ở miền đất mênh mông sông nước, hãy để thân xác này vùi dập nơi đâỵ Xin ông đừng giao cho ai hết. Tôi van xin ông.
-  Thôi được rồi, tôi sẽ làm theo lời yêu cầu của cô. Nhưng trước nhất hãy để tôi tiêm thuốc cái đã đừng bướng bỉnh như vậỵ
Cô gật nhẹ đầu mà không nói lời nàọ Kéo ống tay áo lên, lộ làn da trắng nõn nà, tôi chăm chú chích mũi Penicilline mà không thấy má của cô thoáng đỏ vì hổ thẹn mà chỉ thấy cô nhăn nhó suýt soa vì đau, tôi bật cười:
-  Đi lính bị thương, bị bắn không đau, chỉ có mũi kim bé tí tẹo mà cô nhăn nhó, rên rỉ như….
- Sao không đau, ông ăn nói… như khỉ chứ gì?
Cô cướp lời, tôi cười trừ, đỡ cô gái nằm xuống ngay ngắn trên mấy tầu lá chuối rồi tôi đứng dậy cầm cây súng lên đạn .. rồi lấy trong ba-lô mấy hộp lương khô, bình nước đầy và cuộn băng cứu thương, tất cả đặt bên cạnh cô rồi nghiêm nghị nói:
-  Đơn vị tôi sẽ di chuyển đi nơi khác bất cứ lúc nào để tìm các đồng chí của cô, nhưng những thứ nầy cần thiết cho cô, tôi hy vọng người của cô sẽ trở lại tìm và cứu sống đồng đội của mình.
Tôi lấy khăn nhúng nước lau mặt cho cô đoạn cẩn thận lấy mấy tàu lá dừa che kín lạị
-  Này... Ông tên là gì vậỷ
-  Có quan trọng lắm không?
-  Ít ra sống hay chết tôi còn biết tên người đã đối xử tốt với mình chứ.
-  Vậy thì cô nói với Diêm Vương gã đó là Lam, Trần Hoài Lam và cô xin với ổng cho tôi tai qua nạn khỏi trong chiến tranh nàỵ
Tôi nghe tiếng cô cười nhỏ cùng tiếng nói thật nhẹ:
-  Dạ, Quyên đêm nào cũng sẽ cầu nguyện cho ông Lam tai qua nạn khỏị
Quyên, người con gái mà tôi gặp gỡ một lần, và chỉ một lần duy nhất trong cuộc đời kế từ đó.
Bước chân người lính như tôi đã qua mọi đoạn đường đất nước, những trận đánh đẫm máu bằng cái chết của đôi bên lên rất caọ Vài lần bị thương nặng nhẹ nhưng tính mạng vẫn còn giử được, phải chăng Quyên hằng đêm cầu nguyện cho tôi được tai qua nạn khỏi như nàng đã hứả
Đất nước thanh bình, tiếng súng lặng im, nhưng những người được gọi là sĩ quan QLVNCH như tôi và bạn bè khác không được thở hít không khí hòa bình ấy, sau bao năm trăn trở với chiến tranh, tất cả đi vào trại “cải tạo”, một danh từ mỹ miều  nhưng thực chất là đầy đọa, là giết lần mòn chúng tôị Tôi bất lực nhìn bạn bè ngã xuống, đói, bệnh hoạn, đày đọa, khủng bố, đánh đập!
Thân xác anh em chúng tôi bị vùi dập ở nơi núi rừng hiu quạnh, ở hốc núi đen tối ngàn trùng. Tôi lặng lẽ sống như cái bóng tinh thần vững vàng, nhưng thể xác thì suy sụp nặng nề, bám víu ý nghĩ duy nhất “Trả nợ oan gia binh nghiệp”. Phải, sinh ra người lính thì chấp nhận mọi gian nguy may rủi về mình.
Ngày hôm ấy, trại Bù Gia Mập, nơi tôi đang “lao động  là vinh quang” có cơn bão rừng rất lớn, mọi người được phép nghỉ tại lán. Anh Đan, khối trưởng nhận thư từ quản giáo phân phát cho anh em. Là một kẻ không thân nhân, không họ hàng, tôi lảng đi nơi khác cho đỡ tủi thân.
-  Trần hoài Lam có thư.
Cả phòng xôn xao ngạc nhiên vì ai cũng biết tôi là thằng “mồ côi”, là “con bà Phướ'c”, danh từ ám chỉ những kẻ không có ai thăm viếng lẫn thư từ. Rất ngạc nhiên tôi nghĩ thầm trong bụng có lẽ trùng tên với một người nào đó nên im lặng.
-  Trần Hòai Lam có thư.
Người khối trưởng lập lại với vẻ khó chịụ
Tôi dè dặt bước tới trong trạng thái hoang mang.
-  Có thật là của tôi không anh Đan?
-  Tên anh rành rành trên phong bì làm sao sai được, thôi nhận đi cho tôi cịn làm việc, nếu có sai thì cho tôi biết.
Cầm lá thư tôi lật qua lật lại, xem kỹ có phải đúng tên mình không. Hoàn toàn đúng nhưng tuồng chữ lạ hoắc và cái tên cũng chưa bao nghe qua, nhưng một điều chắc chắn người viết là phái nữ, nét chữ mềm mại thẳng đứng nhưng rõ ràng. Trần Hoài Quyên, thật là lạ, trùng họ, trùng chữ lót, chỉ khác tên. Tôi tứ cố vô thân làm gì có họ hàng. Tôi đọc:
 
“Anh Lam!
Có lẽ anh ngạc nhiên lúc nhận thư của Quyên, người con gái xa lạ gởi đến cho mình, nhưng khi em nói câu này chắc chắn anh hình dung Quyên là ai:
“Đi lính bị thương, bị bắn không đau, chỉ mủi kim bé tí teo này mà nhăn nhó rên rỉ như...”.
Đọc mấy dòng chữ trên, tôi lặng người rất lâu, bàng hoàng và xúc động hơn bao giờ hết khi nhớ' lại trong trận đánh ấy, một nữ VC khuôn mặt bê bết sình đất, tóc tai rũ rượi gối đầu trên ba lô nhỏ, ánh mắt thất thần khi tôi đến gần rồi nhẹ nhàng lấy khăn lau cho cô, khuôn mặt thiên thần trong sáng hiện rạ Cô viết tiếp:
- Đúng như anh nói, đêm hôm ấy đồng đội đã mang em ra khỏi nơi mù mịt khói lửa và chữa trị ở bệnh viện Trung Ương, sau khi rời khỏi bệnh viện, em xin về đơn vị ngành để họat động, không còn muốn tham gia vào nơi lửa đạn nữạ Từng là chiến sĩ xuất sắc trong khu, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng, vậy mà thoái lui về hậu phương, kỳ lạ quá phải không anh Lam? Chính anh đã làm thay đổi lập trường của em. Những người đối đầu không hẳn đều tàn ác, bằng chứng là anh. Anh đối xử thật tốt, thật nhân đạo với kẻ thù, dù rằng thuộc hạ của anh không biết bao người đã ngã xuống vì những viên đạn của kẻ địch, mà có thể trong đó có cả em bắn rạ
Hòa Bình tái lập em không vui vì còn hận thù, vay nợ máu phải trả, phương châm của bạn bè, cấp  lãnh đạo đề rạ Em rất buồn vì biết anh đang đi vào ngõ cụt, không lối thoát, con đường đi đến cái chết. Như  đã nói, từ sau ngày bị thương, em ra khỏi cuộc chơi, không muốn dính líu đến thù hận nữa, bàng quan trước mọi việc nhưng không thể nào quên anh, em đã cậy cục, tìm kiếm tin tức của anh qua các trại học tập. Trời không phụ lòng người, rốt cục em cũng tìm ra anh. Anh Lam! Còn nhớ những gì em đã nói trước khi anh từ giã ra đi không?
“Quyên đêm nào cũng sẽ cầu nguyện cho ông Lam tai qua nạn khỏị”
Em đã cầu nguyện như vậy mỗi đêm để ơn trên ban mọi điều lành đến cho anh tai qua nạn khỏi đúng như lời đã hứa.  Em đang thu xếp công việc để đến thăm anh kỳ tớị Mong được găp lại anh. Hy vọng  đừng làm mặt lạ với Quyên.
. . .
 
Từ đó tôi không còn là người cô độc nữa, Quyên thăm đều đặn, lần nào cũng khóc, giọt nước mắt long lanh trên má làm tôi xúc động muốn khóc theo. Ân tình của em làm sao tôi báo đáp cho nổi! Thôi thì chỉ còn cách là...
 *
Trên đất tị nạn, Quyên bây giờ là mẹ của bầy con 3 đứa kháu khỉnh, xinh đẹp. Em chu toàn nhiệm vụ của người vợ hiền, người mẹ nhân áị Sống ở xứ người văn minh tân tiến nhưng Quyên vẫn là của tôi dạo nào, áo bà ba và sợi thung buộc trên tóc. Những đêm con cái ngon giấc, em qua nằm kế bên tôi thủ thỉ trò chuyện tâm sự:
-  Quyên à, em thương anh từ lúc nàọ
- Kỳ cục, ai mà nhớ, hỏi bậy bạ không à”. Em mắc cở phụng phịu.
-  Vậy thì thôi anh không hỏi nữa. Tôi làm bộ giận dỗi quay mặt đi nơi khác. Cô lật đật nắm lấy tay tôi năn nỉ:
-  Thôi đừng giận nữa, em nói, nhưng cấm không được cười à nhạ
Quyên bắt tôi thề thốt đủ mọi điều rồi mới nói:
-  Em yêu từ lúc anh kéo tay áo lên để tiêm thuốc. Mắc cở muốn chết, đã vậy còn ghẹo người ta này nọ. Anh biết không, cái khăn màu tím ngày đó anh lau mặt cho em, em giữ mãi trong người, đi đâu cũng xếp lại bỏ vào túi áo, lâu lâu mở ra xem sợ rớt mất.
Cảm động tôi hôn lên trán vợ, không ngờ cô yêu thương tôi đến như vậỵ
 -  Anh biết không, có một hôm em giặt xong phơi ở hàng rào gió thổi mất tiêu. Trời đất, em khóc mấy ngày trời, bỏ ăn, bỏ ngủ, đi tìm nó. Không hiểu sao nó lại về với em, đứa bạn nhặt được mang trả lại.  Nó nói cái khăn này bay tới tận khu ủy, cách đó gần 5 cây số. Em tin rằng anh luôn luôn bên cạnh để giúp em vượt qua nguy hiểm. Hôm bị thương nếu gặp người khác có lẽ cuộc đời của em không biết ra sao?  Có lẽ bị chết không chừng.
Quyên ngủ say bên vai tôi, tiếng thở nhẹ nhàng êm ái.  Một điều huyền diệu khó tin nhưng thật sự là vậỵ Phải chăng duyên số đưa đẩy để tôi gặp em trong hoàn cảnh đó. Đúng như Quyên nói, nếu gặp người khác em có thể bị bắn chết hoặc chết vì vết thương. Hôn lên trán vợ, tôi thì thầm:
- Duyên nợ trời định em ạ”.
Bên vai tôi, Quyên ngủ ngon lành khuôn mặt thiên thần không gợn chút bụi trần./.
 
Mũ Xanh Hắc Long Lê Văn Nguyên


Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 02/Apr/2011 lúc 11:04am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: Online
Số bài: 22941
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 04/Apr/2011 lúc 12:39pm

Liên Khúc Lưu Vong

Tự Do Ơi

http://www.youtube.com/watch?v=6oDZGY2mW_Q&feature=related



Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 04/Apr/2011 lúc 12:40pm
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 04/Apr/2011 lúc 4:46pm





Dư thị Diễm Buồn
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 05/Apr/2011 lúc 9:13am
Một Chút Quà Cho Quê Hương
Khánh Ly
Việt Dzũng
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 06/Apr/2011 lúc 7:36am
CUỘC GẶP GỞ KỲ DIỆU
 
Tác Giả: Lưu Hồng Phúc   
Thứ Ba, 05 Tháng 4 Năm 2011 22:22

LGT: Bài viết vô cùng cảm động sau đây của quả phụ một sĩ quan QLVNCH.  

bia%20da%20den%20tuong%20niem%20chien%20%20binh%20Viet%20nam,%20Du%20lịch%20mỹ,%20du%20lich%20my,%20du%20lich%20hoa%20ky,%20dulichmy,%20%20dulichhoaky,%20du%20lịch%20hoa%20kỳ

        * * *
        Tháng tư thường cho tôi nhiều nỗi buồn và nhớ. Buồn vì từ đó, ta làm thân mất nước không nhà, và nhớ vì trước đó, có quá nhiều kỷ niệm không bao giờ còn tìm lại được. Giữa lúc lòng tôi đang chơi vơi, thì chị bạn rủ theo đoàn người về thủ đô Hoa thịnh Đốn để coi hoa Anh Đào nở, và nhất là đi thăm bức tường đá đen, ghi lại tên tuổi của hơn năm mươi tám ngàn tử sĩ Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ, đã bỏ mình để bảo vệ tự do của miền Nam xưa. Với tôi, đó là một dịp may đến thật tình cờ.
       
        Tôi vẫn thường nghe nói về vườn hoa Anh Đào, mà vương quốc Nhật tặng cho nhân dân Mỹ khi xưa ở thủ đô, đang khoe sắc mỗi độ xuân về. Thật như thỏa tấm lòng vì cả hai, được nhìn những cành hoa mà cả một thời tuổi trẻ ước mơ, và đến tận nơi bức tường đá đen để tìm tên một người đã là điều tôi mong muốn từ lâu. Thế nên tôi thu xếp hành trang vôi vã đi ngay. Hơn hai mươi bốn giờ ngồi trên xe theo nhóm người du ngoạn, đã đưa tôi từ miền Texas xa xôi về tới thủ đô.
        
        Con đường Ohio chạy dọc theo bờ sông Potomac, hoa Anh đào đã nở rực rỡ một màu hồng phơn phớt trắng. Hơi lạnh đầy trong không khí của một mùa đông dài còn sót lại, vương qua mùa xuân, đọng trên những cánh hoa, dọc theo con đường Constitution dẫn đến bức tường đá đen nằm kia, trầm mặc u buồn.

kể về một mối tình thời chiến tranh Việt Nam, giữa chị ruột của tác giả với một người lính Mỹ, đã hy sinh trong cuộc chiến.
        Hơn ba mươi năm sau, tưởng nhớ công ơn người anh rể đã hy sinh cho quê hương, tác giả ghé thăm bức tường đá đen, ghi danh 58,000 tử sĩ Mỹ trong chiến tranh Việt Nam... Không ngờ... 

kể về một mối tình thời chiến tranh Việt Nam, giữa chị ruột của tác giả với một người lính Mỹ, đã hy sinh trong cuộc chiến.
        Hơn ba mươi năm sau, tưởng nhớ công ơn người anh rể đã hy sinh cho quê hương, tác giả ghé thăm bức tường đá đen, ghi danh 58,000 tử sĩ Mỹ trong chiến tranh Việt Nam... Không ngờ...

        Tháng Tư, hoa đã nở từ lâu. Xác hoa rơi lả tả, làm hồng cả một khoảng không gian quanh những con đường, chạy dọc theo công viên. Hoa Anh Đào thật đây rồi! Những cánh hoa tươi xinh mà ngày xưa, tôi chỉ được nhìn thấy trong phim ảnh, rồi thầm cảm mến những kiếm sĩ của xứ Phù tang, cô đơn vung đường gươm, để hoa rơi trong tuyết lạnh; thì hôm nay, đang rực rỡ khoe sắc trước mắt tôi đây. Tôi tách ra khỏi nhóm người, đi bộ một mình dưới những tàn cây. Tôi vẫn thích đưọc đi một mình, để nhớ về những ngày tháng đã dần qua.

        Ngày xưa, chưa mất miền Nam, gia đình tôi đã có một cuộc sống ấm êm, hạnh phúc. Chồng tôi, một người lính trận, mỗi lần về phép thường hay cùng đi với một quân nhân Mỹ, cố vấn trong đơn vị. Hai người cùng làm việc, cùng chung sở thích và ý nguyện, nên rất thân nhau.
        
        Thuở ấy, tôi không biết nhiều về đất Mỹ như bây giờ; nhưng qua lời anh diễn tả, cũng đủ hiểu rằng, người lính Mỹ ấy đến từ một vùng quê xa xôi miền trung bắc Hoa Kỳ. Ngoài cái vẻ bên ngoài rất tài tử, râu ria xồm xoàm, vì những ngày tháng lăn lóc trong chiến trận chưa kịp cắt tỉa, thì Mike Wright thật nhân hậu và hiền lành. Tôi cũng ngạc nhiên với tấm lòng rộng lượng, hồn nhiên của nguời Mỹ ấy. Họ đã mang biết bao  tài sản, cả sinh mạng khi đến giúp đất nước tôi, hòa nhập vào đời sống người dân bản xứ, tươi vui trong cuộc sống. Bởi thế, anh chàng râu tia xồm xoàm Mike chiếm được cảm tình của gia đình, nhất là bà chị lớn chưa chồng của chúng tôi ngay. Chuyện tình của một người lính viễn chinh từ một đất nước xa xôi, với người con gái Việt Nam còn nguyên nền nếp gia phong diễn ra thật êm đềm, hạnh phúc, với một đám cưới đậm chất phương Đông. Chị tôi khăn đóng, áo dài bên cạnh anh Mike cũng áo dài khăn đóng. Trông họ cũng thật vừa đôi!...
        
        Từ đó, tôi không còn cô đơn trông ngóng hằng đêm, mà có cả chị tôi là kẻ đồng tình, đồng cảnh. Chúng tôi đã có những ngày đợi chờ trong lo lắng, đã có những ngày đoàn viên trong hạnh phúc. Những tháng tươi vui của một thời son trẻ tưởng như không bao giờ dứt, cho đến một ngày kia.... Tôi không quên được cái ngày người chỉ huy hậu cứ tiểu đoàn đích thân đến báo cho tôi biết là, chồng tôi và đơn vị của chàng không về nữa. Cả người cố vấn Mỹ dễ thương, đang là anh rể của tôi, cũng cùng chung số phận. Một đơn vị oai hùng, thiện chiến, tưởng như không bao giờ thua trận, đã nằm lại đâu đó trên vùng đất Hạ Lào của mùa hè khói lửa. Tôi và người chị, ngày ấy thực sự bị cuốn vào những cơn ác mộng; nhất là khi chị tôi biết được rằng mình vừa khó ở, và chưa thông báo cho anh Mike biết về đứa con vừa thành hình trong bụng chị.
 
       Sau khi miền Nam lọt vào tay phương Bắc, đó là một quãng đời địa ngục trần gian đến với chúng tôi. Nhất là chị với đứa con lai, đã hứng chịu trăm đắng ngàn cay bởi sự dè bỉu, khinh khi, cũng như phân biệt đối xử của người cai trị mới. Chị tôi bị hành hạ, bị lăng nhục, bị đe dọa đưa vào cái trại gọi là phục hồi nhân phẩm, mà thực chất là tước đoạt hết nhân phẩm con người. Chịu đựng bao nhiêu đắng cay, khổ sở, nhưng chị tôi vẫn cắn răng làm việc nuôi dạy con khôn lớn, nên nguời.
        
        Có một điều làm tôi lạ lùng là, tình yêu của chị dành cho anh hơn hẳn những tình yêu thường tình. Chị luôn nhắc tới anh với những lời yêu thương trang trọng, với sự bùi ngùi, thương tiếc của một người góa phụ tưởng nhớ chồng. Chị không đòi hỏi gì ở anh cũng như đất nước anh. Khi chương trình tái định cư những người con lai bắt đầu, tôi cũng tưởng chị vui sướng lắm. Nhưng không, chị từ chối ra đi, chỉ vì còn nặng lòng với mảnh đất được sinh ra, và đứa cháu tôi cũng vui vẻ vâng theo lời mẹ.
        
        Tôi không giống và cũng không chịu đựng được như chị. Tôi chọn ra đi, để đưa các con tôi về với tự do. Khi con thuyền mong manh đưa chúng tôi ra biển, tôi đã thầm cầu nguyện ơn trên cho chúng tôi vượt sóng được bình an. Tôi đã chọn tự do hay là chết và chân thành cầu xin đó là một sự chọn lựa đúng đắn và may mắn nhất trong đời....

        Cứ mải suy nghĩ và đi theo con đường hoa, tôi đến trước bức tường đá đen tự bao giờ. Con đường dần xuống thấp để những dòng tên trắng hiện ra. Một cặp vợ chồng người Mỹ trắng đã già lắm, run rẩy dắt tay nhau bước lên bực thang. Mắt người đàn bà còn ướt đỏ. Tôi đoán rằng bà vừa mới khóc.
 
       Gặp nhau trên bực thang đầu tiên, tôi vui vẻ chào hai người rồi hỏi lớn:
        - Ông bà từ đâu tới?
        - Chúng tôi từ Ohio, còn cô?
        - Thưa ông bà tôi từ Texas.
        
        Người đàn ông râu dài nhưng cắt tỉa gọn gàng, dáng vẻ hiền từ, thân thiện. Ông ta mỉm cười hỏi lại:
        - Tôi muốn hỏi cô người nước nào? Phi, Tàu, Nhật hay Thái lan?
        - Thưa ông, tôi là người Việt Nam.
 
       Bỗng nhiên, tôi thấy gương bặt người đàn bà dường như đổi sắc. Hình như một sự giận dữ bất ngờ chợt làm bà ta vùng vằng, cố bước lên bậc thang ngắn tiến về phía trước. Tôi ngạc nhiên nhìn ông già, chờ đợi một lời giải thích về cử chỉ bất thường của bà. Chắc có một điều gì không ổn, vì tôi biết, đa số người Mỹ thường lịch sự, ít ai bày tỏ ngay những điều khó chịu trong lòng. Như đoán được ý nghĩ của tôi, ông buồn rầu giải thích:
        - Cô đừng buồn với thái độ của vợ tôi. Bà ấy đang buồn rầu. Chúng tôi mất đứa con trai duy nhất ở Việt Nam, nên mỗi khi thấy người Việt Nam, vợ tôi lại xúc động, không ngăn được cảm xúc, nên có những cử chỉ bất thường.

        Tôi nhìn bà già đã ngồi xuống chiếc ghế đá bên lối đi, đang run rẩy cố chống hai tay lên đùi, mắt vô hồn nhìn vào quãng không gian phía trước. Nếu tôi mất con cho một cái xứ sở xa lạ nào, chắc gì tôi còn giữ được bình tĩnh như bà. Lòng tôi rạt rào niềm thương xót để nói với ông rằng, tôi thông cảm tâm tình của những bà mẹ mất con, cho một dân tộc họ không hề mảy may biết tới. Trong lúc xúc động, tôi cũng nói với ông là, chính tôi và gia đình tôi cũng mất mát rất nhiều, trong cuộc chiến chống cộng sản xâm lăng đó. Và đau đớn hơn thế nữa, chúng tôi đã mất cả quê hương, tổ quốc.
        
        Ông già Mỹ luôn luôn lập đi lập lại rằng: "Tôi biết, Chúng tôi biết", rồi xin phép tôi, chạy đến săn sóc cho bà, đã ngồi xuống ghế đá cách đó không xa lắm. Ông nói lớn chào từ giã, khi tôi đi lần xuống phía dưới, để dò tìm những hàng chữ mang tên người anh rể ngoại chủng, năm xưa đã nằm xuống ở Việt Nam.

        Tôi biết vần W sẽ nằm ở hàng cuối cùng, nhưng cũng mất một lúc lâu mới tìm thấy cái tên Mikes Wright - tên người anh rể tôi năm kia - khiêm nhường giữa tên của bao nhiêu người. Nhỏ bé và đơn giản trong một không gian bao la, nhưng thật hào hùng, độ lượng như cuộc đời anh và đất nước đang cưu mang chúng tôi đây. Tôi lặng chìm trong những giấc mơ xưa, về một gia đình hạnh phúc và nhớ đến chồng tôi. Tên của Mikes, người ta còn nhớ ; chứ tên của chồng tôi, kẻ thù đã xóa đi. Ngay cả miếng đất nhỏ bé mà chồng tôi an nghỉ, người ta cũng đang toan tính cướp mất của anh. Tôi nhớ đến nghĩa trang quân đội Biên Hòa. Nhớ đến giây phút vật vã khóc lóc, nhìn thi hài anh được gắn lon giữa hai hàng nến. Nhớ đến những khuôn mặt lầm lỳ, chai sạn vì gió bụi của những người lính bồng súng chào chồng tôi lần cuối, khi đưa chàng về với đất mẹ năm xưa.
 
        Giữa lúc tôi đang lặng yên tưởng nhớ, thì mấy bà bạn tôi xuất hiện. Các bà gọi la tên tôi ơi ới, trách tôi xé lẻ, tìm vui một mình. Cả bọn trầm trồ, chỉ trỏ, reo vui với những cái tên lạ, nói cười vui vẻ, như không cần biết gì về những niềm đau. Ôi, nhân thế thường mau quên để sống, chỉ có mình tôi hay đi ngược thời gian về những dòng sông cũ.... Chúng tôi lại rủ nhau đi thăm viện bảo tàng không gian gần đó. Một đoàn người vừa đi vừa cười, vừa hỏi thăm đường rộn vui lên góc phố. Ở đây, người ta quen mắt với những cái lố lăng của du khách từ khắp mọi miền trên thế giới, nên chẳng thấy phiền hà.

        Đến trưa, lúc sắp ra về, tôi lại gặp cặp vợ chồng người Mỹ ban sáng. Lạ một điều là, tôi thấy ông già có nét gì rất quen. Lần này, bà có vẻ vui hơn, mỉm cười khi tôi chào lúc gặp lại. Chắc ông đã giải thích cho bà biết rằng, ai cũng có những nỗi buồn, những mất mát khác nhau, chứ không phải riêng bà. Chúng tôi đứng ngoài hành lang nói chuyện. Ông bà cho tôi biết, sẽ về lại Ohio chiều mai, một nông trại xa xôi nằm sát biên giới tiểu bang Indiana. Ông nói thế, nhưng tôi chẳng hình dung được gì, ngoài những con số mà tôi đoán rằng, đất đai chắc là rộng lớn lắm! Tôi cũng cho ông biết, chúng tôi còn ở đây thêm vài ngày, đi thăm một vài nơi nữa, rồi chào từ giã, đi theo dòng người thăm viếng.............
        
        Buổi sáng hôm sau, tôi có thói quen thức dậy thật sớm, trong lúc mọi người còn say trong giấc ngủ. Tôi mở cửa bước ra ngoài, đi bộ theo con đường Ohio dọc theo bờ sông, rồi tình cờ bước dần về phía bức tường đá đen. Trời còn sớm quá, nhưng tôi thấy dưới chân bức tường thấp thoáng bóng người. Bước tới gần hơn, tôi bất ngờ nhận ra, ông bà già Mỹ hôm qua đang ở đó tự bao giờ. Bà ngồi hẳn xuống, đưa tay sờ lên những hàng tên như vuốt ve một vật gì quý giá.

        
        Gặp lại nhau, tôi lên tiếng:
        - Chào ông bà. Ông bà ra đây sớm quá! Tôi cứ tưởng chỉ mình tôi đi bộ trong khu này..

        Ông ôn tồn giải thích:
        - Chiều nay chúng tôi trở về lại Ohio rồi, nên thu xếp thời gian thăm lại nơi đây lần nữa.

        Bà vẫn không nói, đưa tay sờ lên phiến đá. Tôi chắc bà thương yêu người con và đau đớn lắm, khi nhìn lên hàng chữ có tên con mình. Mắt tôi tò mò nhìn theo và ngạc nhiên thấy tay bà đang đặt trên hàng chữ của vần W. Như có một linh tính báo trước chuyện lạ lùng, tôi buột miệng hỏi ông:
        - Con trai của ông bà tên là gì nhỉ? Anh ấy mất ở Việt Nam năm nào?
        - Con trai tôi tên là Mikes Wright, tử trận ở Việt Nam năm 1972. Tên nó đây, ngay đây này...

        Vừa nói, ông vừa chỉ về phía tay bà đang xoa xoa, che khuất cái tên mà trước đây, tôi đã đặt tay vào. Chính đó là tên anh rể của tôi. Cha của đứa cháu mồ côi, mà chị tôi yêu quý như báu vật của cuộc đời mình. Tôi đứng lặng người nhìn ông, rồi lại nhìn bà. Sao cuộc đời lại có sự tình cờ kỳ diệu đến thế này? Để chắc chắn mình không nằm mơ, tôi hỏi lại những chi tiết rất chung chung, mà tôi còn nhớ về anh.
        - Anh Mikes của ông bà rất nhiều râu và vui tính lắm, phải không?
        - Cô nói gì, tôi không hiểu. Dĩ nhiên, ngày ấy Mikes còn trẻ lắm, nên râu ria mọc là thường.

        Tôi nhìn lại ông và mơ hồ thấy nét quen thuộc, mà tôi chợt khám phá ra hôm qua, là ông trông rất giống Mike ở cái cằm vuông vức và bộ râu rậm dài. Ông già bùi ngùi nói tiếp:
        - Vợ tôi buồn một điều là, đáng lẽ ra Mikes đã hết hạn phục vụ ở Việt Nam và trở về Mỹ; nhưng vì yêu thương một người con gái bản xứ, nên tình nguyện phục vụ thêm một thời hạn nữa, và cái thời hạn đó không bao giờ chấm dứt...
        - Thế ông bà có biết tin tức gì về người con gái ấy không?
        - Mikes có gởi cho chúng tôi một tấm hình, thông báo là đã thành hôn. Lâu quá rồi, nhưng chúng tôi còn giữ tấm hình ấy trong tập ảnh gia đình ở Ohio. Chỉ có thế mà thôi!
        
        Tôi muốn nói với ông, chính tôi là em người con gái Việt Nam ấy, nhưng sợ rằng mình nhận lầm, vì biết đâu có một anh Mike nào khác nữa, nên chỉ nói với ông:
        - Hơn ba mươi năm trước đây, tôi cũng có một người anh rể tên là Mike Wright, quê quán ở miền trung bắc Mỹ. Tôi chỉ biết thế, không biết có phải là anh Mikes, con của ông bà không? Tôi từ Texas lên đây chơi, nhưng chính là để nhìn thấy tên anh Mikes Wright một lần, trên tấm bia đá này.

        Ông mở mắt nhìn tôi kinh ngạc, rồi kéo bà lên, nói với bà tin tức quan trọng đó. Ông luống cuống, mời tôi ngồi xuống tấm ghế đá, trong khi bà cứ há miệng ra thẫn thờ, chờ đợi. Rồi ông dồn dập hỏi:
        - Tôi chắc là đúng rồi! Đấy, cô coi, có cái tên Mikes Wright nào khác đâu! Thế chị cô bây giờ ở đâu? Tôi muốn hỏi thăm tin tức về Mikes trong những ngày cuối cùng....
        - Thưa ông bà, chị tôi vẫn còn ở Việt Nam. Chắc rằng chị tôi cũng chẳng biết gì hơn ông bà.

        Như chính tôi đây, cũng chẳng biết gì hơn tin tức cuối cùng của chồng tôi và Mikes. Đầu tiên, người ta chỉ thông báo cho chúng tôi là hai người đã mất tích sau một đợt tấn công của địch, và cả tuần lễ sau mới tìm thấy xác mang về.
        - Thế thì đúng như cô nói, chắc đúng là Mikes rồi. Khi chúng tôi đến nhận xác Mikes, thì đã không mở ra được nữa, vì những điều kiện vệ sinh.
        - Nhưng tôi có một tin quan trọng về anh Mikes, không biết ông bà có muốn nghe không?
        - Tin gì vậy, thưa cô? Chúng tôi không còn gì trên đời này ngoài hình ảnh của Mikes, và những gì liên quan đến đứa con yêu thương của chúng tôi.
        - Chị tôi có một người con với anh Mikes. Chính anh Mikes cũng không biết, vì lúc vừa mới có thai, chưa kịp thông báo, thì anh Mikes và chồng tôi đã không về nữa.

        Ông bà liên tục kêu lên những lời thống thiết, không rõ là đau khổ hay mừng vui:
        - Chúa ơi, thật thế sao? Chúa ơi! Chúa ơi!
        - Thật thế, thưa ông bà. Cháu giống Mikes lắm! Nếu ông bà thấy cháu là nhận ra ngay thôi.
        - Thế bây giờ cháu ở đâu, thưa cô?
        - Cháu vẫn còn ở Việt nam. Vì thương mẹ, nên cháu không về Mỹ, theo chính sách trở về quê cha của những đứa con lai.
        
        Tôi và ông bà Wright cùng bước đi như trong cơn mơ, vì sự gặp gỡ bất ngờ. Tôi cho ông bà địa chỉ, số điện thoại của tôi và nhận lại địa chỉ, số điện thoại của ông bà ở Ohio, để tiện bề liên lạc. Những thông tin ban đầu, mặc dù đã chính xác, nhưng tôi muốn biết chắc tấm ảnh ngày xưa có phải là của chị tôi hay không. Chiều hôm đó, ông bà Wright về lại Ohio. Tôi đoán ông bà vui vẻ lắm! Mất một đứa con cho cái xứ Việt Nam xa xôi, nhưng ông bà sẽ được nhận lại một đứa cháu ngoan ngoãn, và đứa con dâu còn giữ đúng truyền thống Việt Nam. Tôi biết, chị tôi là một người đàn bà Việt Nam hiền thục. Tôi đã đoán không sai, vì ba hôm sau, khi tôi còn ở khách sạn thì tiếng điện thoại lại reo. Lần này, ông bà Wright theo xe trở lên, mang cả gia đình đứa con gái gồm con rể và hai đứa cháu. Họ lái một chiếc xe van lớn mang theo cả tấm ảnh ngày xưa.

        Gặp nhau tại công viên, ông bà đưa tôi tấm ảnh và giải thích:
        - Vội quá, nên chúng tôi không book được vé máy bay. Vả lại Nathalie, em gái của Mikes, và chồng con nó ở gần đó cũng muốn đi, nên chúng tôi lái xe cho tiện.

        Tấm ảnh chụp cách đây hơn ba mươi năm, giờ đã ố vàng. Màu sắc phai theo thời gian, nhưng vẫn còn sắc nét. Tôi cầm tấm ảnh, như đưa tay chạm vào một phần quá khứ xa xăm. Trong ảnh, chị tôi, người con dâu đất Mỹ, e ấp đứng bên người chồng râu ria xồm xoàm, đang đưa cánh tay khỏe mạnh ôm vòng lấy người con gái, như ôm ấp chính cuộc đời cô.
        - Đúng là chị tôi rồi!....

        Ông bà Wright mừng vui như mở hội. Bà như trẻ trung hẳn lên. Bao nhiêu bệnh tật gần như tan biến. Mấy người đi theo cũng lộ nét mừng vui, hớn hở. Bà hỏi tôi những chuyến bay về Việt Nam, với những dự định đi thăm viếng đứa cháu, con của người con tưởng như đã mất, bỗng dưng còn để lại trong cuộc đời này cả một phần huyết nhục. Tôi thưa với ông bà rằng, tôi đã nói chuyện với chị tôi qua điện thoại. Chị cũng rất vui mừng về sự gặp gỡ này. Chị sẵn sàng cho cháu về quê nội, cũng như chính chị sẵn sàng về làm dâu ông bà, chăm sóc cho ông bà trong lúc tuổi già, đúng như truyền thống của người Việt Nam. Tôi đã biết tình yêu của chị dành cho Mikes, nên không ngạc nhiên với quyết định này. Ông bà chăm chú nghe tôi giải thích phong tục Việt Nam, là người vợ phải làm dâu phụng dưỡng cha mẹ chồng. Ông kêu: "Chúa ôi" liên tục sau mỗi câu nói, làm tôi có cảm tưởng như đang kể cho ông bà nghe về chuyện phong thần, nhưng tôi biết, bây giờ, đối với ông bà, đất trời là cả một mùa xuân.

        Sau đó một thời gian dài, tôi lại bận bịu, vì phải lo lắng dẫn ông bà Wright về lại Việt Nam. Bận bịu, nhưng lòng tôi rất sung sướng. Tôi không giấu được xúc động, khi nhìn thấy ông bà - lần đầu tiên - gặp lại đứa cháu nội, sau hơn ba mươi năm thương nhớ người con đã khuất. Ông bà cứ kêu lên những lời vui mừng vang một góc sân, và làm ngạc nhiên những người hàng xóm Việt Nam, vốn không thiếu sự tò mò.
        - Oh, my God! He just looks like his father! Oh my God!

        Bây giờ, chị tôi, một người con gái Việt Nam, về làm dâu muộn màng trên đất Mỹ, đang thay cha mẹ chồng cai quản một nông trại trồng bắp ở Ohio, cùng với đứa con duy nhất của một cuộc tình nở vội trong cuộc chiến Việt Nam.    



Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 06/Apr/2011 lúc 7:55am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Trang  of 100 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.381 seconds.