Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Âm nhạc
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Âm nhạc
Message Icon Chủ đề: Thơ - Nhạc tháng tư buồn ! Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 14 phần sau >>
Người gởi Nội dung
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 27/Apr/2010 lúc 4:31pm
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Huy-Tưởng
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 15/Aug/2008
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 164
Quote Huy-Tưởng Replybullet Gởi ngày: 29/Apr/2010 lúc 6:44am
Mời các bạn thưỡng-thức
Vĩnh biệt Saigon
Nhạc-sĩ: Nam-Lộc
Ca-sĩ: Ngọc-Lan

 

Sài Gòn ơi, tôi đã mất người trong cuộc đời
Sài Gòn ơi, thôi đã hết thời gian tuyệt vời
Còn lại đây, những kỷ niệm sống trong tôi
những nụ cười tắt trên môi
những giọt lệ vương sầu đắng

Sài Gòn ơi, nắng vẫn có còn vương trên vĩa hè
Từng ngày qua, mưa vẫn có ngập lối đường về
Và mùa thu, lá còn đổ xuống công viên
bóng người còn bước nghiêng nghiêng
tôi vẫn nhớ thương cho người yêu

Tôi giờ như con thú hoang lạc đàn
Từng ngày qua, từng kiếp sống, đếm thời gian
Kiếp tha hương, lắm đau thương, lắm chua cay
Tôi gọi tên quê hương mãi thôi

Sài Gòn ơi, tôi xin hứa rằng tôi trở về
Người tình ơi, tôi xin hứa trọn mãi lời thề
Dù thời gian, có là một thoáng đam mê
Phố phường đầy những ánh sao đêm
Nhưng tôi vẫn không bao giờ quên

 

 

 

http://www.youtube.com/watch?v=L7J2mJp1pkY&feature=related

http://www.youtube.com/watch?v=_viic0vcmj8&feature=related

 

mhth
IP IP Logged
Huy-Tưởng
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 15/Aug/2008
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 164
Quote Huy-Tưởng Replybullet Gởi ngày: 29/Apr/2010 lúc 8:18am

Những diển-tiến trong tháng  Tư buồn

Bản tin cuối cùng 1

http://www.youtube.com/watch?v=U5I-GzoZHCI&feature=related

Bản tin cuối cùng 2

http://www.youtube.com/watch?v=M5c22j9HcTs&feature=related

mhth
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 29/Apr/2010 lúc 9:36am
Phế Binh <<xin bấm vào  - View: 1059 Tưởng Năng Tiến
Thương%20Binh%20VNCH

Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 29/Apr/2010 lúc 9:47am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Huy-Tưởng
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 15/Aug/2008
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 164
Quote Huy-Tưởng Replybullet Gởi ngày: 29/Apr/2010 lúc 10:09am
Cám ơn Nhóm 12 yêu thương đã nhắc-nhỡ
 
Mắt tôi cảm thấy cay khi nghe hết bài đọc nầy 
 
Cám ơn nhiều lắm
 


Chỉnh sửa lại bởi Huy-Tưởng - 29/Apr/2010 lúc 10:10am
mhth
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 30/Apr/2010 lúc 5:39am
 
 
 
 
Tản mạn một thuở mộng mơ.
 
*
* *
 
Quán Cafe Tùng, Đà Lạt
 
 
Thuở còn là sinh viên Viện Đại Học DaLat , tôi nhiều lần ... rất nhiều lần... vào quán Cafe Tùng ,  Khu Hòa Bình , TP DaLat.
Dĩ nhiên không vào một mình !
 
Quán Ca fe Tùng có thể xem là một nét văn hóa của Thành Phố DaLat .
Văn hóa Cafe ! văn hóa của không gian tĩnh lặng với ánh sáng dịu nhẹ, âm nhạc trữ tình nho nhỏ, vừa đủ cho khách thì thầm với nhau mà không bị  tiếng nhạc chi phối .
Và cũng vừa đủ cho ai muốn im lặng thưởng thức những giai điệu nhẹ nhàng.
Chủ nhân quán là một người đàn ông khoảng ngũ tuần. Sinh viên chúng tôi rất quý mến, thường gọi "Bác Tùng". Bù lại , bác Tùng xem sinh viên chúng tôi như những người con phương xa. Vì sinh viên VĐH DaLat đa số từ nơi khác đến. Dân địa phương không bao nhiêu. 
Phải , sinh viên DaLat là dân tứ xứ , quy tụ về đây, về thành phố  sương mù, về thành phố  bạt ngàn thông reo .

Thành phố cao nguyên xinh đẹp góp phần nhân đôi tâm hồn lãng mạn, mơ mộng  của tuổi đôi mươi ngày ấy .

 
Năm 1972 , chiến tranh leo thang, tin từ chiến trường thật khốc liệt. Lệnh tổng động viên ban hành toàn Miền Nam VN.
Mùa hè 1972 , mùa hè đỏ lửa ,  chiến cuộc "đã vào" sân trường, "len vô" các giảng đường VĐH Dalat. Lệnh đôn quân , nam sinh viên học trễ 1 năm không được hoãn dịch như trước.
Các anh mặt dàu dàu. Các cô mắt ngấn lệ.
Con gái chúng tôi không chỉ khóc người yêu , không có người yêu cũng nước mắt ngắn nước mắt dài , khóc cho những khuôn mặt trẻ măng, tóc hippy , ăn chưa no lo chưa tới của các bạn nam sinh viên cùng lớp.
Sĩ số lớp tôi vắng non phân nữa.
Họ phải lên đường !
Tương lai mù mịt ! 
Ngoài sa trường sống chết chỉ cách nhau một lằn ranh mong manh như sợi tóc. Sanh hay Tử chỉ là một hơi thở.
 
Riêng tôi, mang hai nỗi buồn : buồn riêng và buồn chung !
Cafe Tùng có buồn không khi vắng bóng tôi ?
Ly trà lipton chanh đường có thêm miếng cam thảo, còn nhớ tôi không ?
Chỗ ngồi quen thuộc của tôi đã thay chủ ! Họ là ai ? có cùng niềm hạnh phúc như mình , khi ngồi vào chỗ ấy ?
 
 

(Ngày ấy, tôi chưa biết uống cafe . Ngoài 30 tuổi tôi mới biết thưởng thúc vị đắng cafe. Cũng là một thiệt thòi đấy nhỉ. Vì quán cafe Tùng nổi tiếng không chỉ khung cảnh, mà còn vì vị ngon của cafe .

Lúc ấy, đến café Tùng tôi luôn luôn gọi ly trà Lipton chanh đường nóng , đặc biệt của quán café Tùng , cho thêm miếng cam thảo vào ly trà .
“Phong cách” của quán café Tùng đấy !
Sau này, có nhà riêng, tôi hay pha trà Lipton như quán Tùng, nhưng không bao giờ ngon như trước .
Có lẽ thiếu không gian ngày ấy ).
 
 
Tôi vẫn nhớ mãi "Kỹ niệm cuộc chiến VN" nơi quán Cafe Tùng.
Kỹ niệm không phải là những tiếng đại bác vọng xa xa trong đêm vắng.
Kỹ niệm cũng không phải nỗi nhớ nhung của phân ly .
Kỹ-niệm-không-phai này là tiếng đàn guitar thùng và giọng ca trầm trầm của nhạc sĩ Phạm Duy vẳng ra từ chiếc loa của quán , nhạc phẩm "Kỹ Vật Cho Em" .
Lần đầu tôi được nghe nhạc phẩm này ,  tác giả hát và tự đệm đàn , nhạc cụ duy nhất : cây guitar thùng .
Giữa thời tiết se lạnh của Dalat,  không gian mờ mờ dưới ánh đèn vàng , lời nhạc tang thương , âm thanh tiếng guitar thùng và tiếng hát trầm buồn của nhạc sĩ Phạm Duy vửa đủ nghe .
Chính tác giả cất tiếng cho nỗi lòng của mình . 
Ôi, nghe rợn cả người.
Từ đó, với tôi, Chiến-Tranh và "Kỹ Vật Cho Em",  luôn song hành !
Từ đó, biết bao ca sĩ thể hiện bài này, nhưng không làm tôi rung động như buổi tối tại quán Cafe Tùng DaLat.
Hơn 35 năm, tôi cố tìm nhưng không có được bài Kỹ vật Cho Em do nhạc sĩ Phạm Duy hát ngày ấy . Không thấy bán và bạn bè cũng không có.
Có lẽ Phạm Duy một lần ghé qua Cafe Tùng , cảm hứng xách cây guitar thùng cất tiếng hát, và ông chủ quán , vốn rất nghệ sĩ đã thu âm lại. Rồi thỉnh thoảng cho khách thưởng thức ?.
 
 
Chinh Nhân chưa đi trọn nẻo đường binh nghiệp, mang hòa bình đúng nghĩa về cho Quê Hương , bước ngoặc lịch sữ đã cướp đi "lẽ sống" còn lại của các bạn tôi , ngày mà họ xếp bút nghiên lên đường với biết bao nước mắt tiễn đưa của phe kẹp tóc trong lớp  !
"Kỹ Vật Cho Em" lại trở về trong lòng tôi.
"Vinh quang thương đau" trên đôi nạng gỗ của "một chiều dạo phố mùa xuân bên người yêu" cũng không bao giờ còn có.
Ước muốn "ngông cuồng" được "phủ màu cờ" cũng ngoài tầm với !
Anh dũng, bất khuất, ngoan cường... tự kết liễu đời mình như bao sĩ quan chỉ huy, bao Người-Lính , cũng không có nghi thức "Tổ Quốc Ghi Ơn" , dù các Vị rất xứng đáng được như thế .
 
Một lần nữa , đám con gái chúng tôi lại khóc cạn nước mắt cho "các Anh" , khi các trại cải tạo đầy người, từ Nam ra Bắc !
Nước mắt lần này, không như năm 1972, mà pha nhiều tủi hờn khổ đau.
Đám bạn gái tụi tôi không còn liên lạc với nhau nhiều, mỗi đứa mỗi cảnh, tự co mình vào hoàn cảnh riêng .
Tôi nhớ , có lần gặp lại cô bạn cùng lớp tại bưu điện SaiGon, khi hai đứa cùng đi gửi quà cho người học tập cải tạo. Vậy mà chỉ chào nhau rồi thôi, không thể nói chuyện gì với nhau , vì người người quá đông, đông lắm ! hầu như hơn 90 % là phụ nữ.
Tất cả gia đình tại SaiGon có người đi học tập cải tạo , theo lệnh, đều tập trung tại Bưu Điện Saigon, cùng 1 ngày , cùng 1 giờ , cùng trên tay 1 gói quà không quá 3 kg !.

Tất cả chúng tôi đứng ngoài bưu điện, trên đường nhựa bên hông bưu điện chờ đợi .

Chờ mãi , chờ mãi , đến nắng lên vẫn chưa được vào làm thủ tục gửi quà.

Một lát, các “cán bộ” (?) ra lệnh tất cả ngồi xuống . Chúng tôi ngồi trên đường nhựa .

Rồi, lát sau, họ lại ra lệnh đứng lên, tất cả đứng lên, lòng mừng vì tưởng đi vô bưu điện làm thủ tục .

Nhưng không , đứng một lát, họ lại bảo “ngồi xuống “ ! cứ thế nhiều lần nữa . Không hiếu để làm gì ! không hiểu nổi !!

Trời nắng chói chang , tôi không nghỉ đến tình huống này để đem nón hay dù . 

Một bác trai , có lẽ gửi quà cho con trai , bực mình "Thằng đày tớ mà hành hạ chủ như thế này à !?". Mọi người quá chán nản và mệt mõi, chẳng ai phản ứng hay... hưởng ứng !

Thủ tục cho một người gửi không mất bao nhiêu thời gian , nhưng chờ đợi để đến lượt mình , thì.... than ôi phải mất cả một buổi sáng hoặc một ngày phơi nắng !!!.
Vô tình hay cố ý với một "phương cách quản lý" thân nhân của người tù cải tạo như thế !?
 
Nhưng dù sao chúng tôi vẫn còn may mắn hơn các chị bạn có người yêu hay phu quân hy sinh ngoài trận mạc , lo sợ nấm mộ chưa chắc được yên .
Dù sao chúng tôi vẫn còn may mắn hơn các chị bạn có người yêu hay phu quân đã hy sinh một phần thân thể , vết thương chưa lành buộc phải rời quân y viện, chưa biết chửa trị thế nào trong điều kiện bấy giờ.
 
Đã 35 năm trôi qua.
Đã 35 lần SaiGon "mừng chiến thắng" mùa xuân 1975.
Với những người trưởng thành trong cả hai chế độ như số bạn học và tôi, cũng đã 35 lần nhớ lại....
Chỉ một lằn ranh "30 tháng 4 năm 1975" ,  chỉ "1 ngày" mà thôi (!) , đã từ những  tâm hồn mới biết mộng mơ , mới biết lãng mạn vu vơ của tuổi chuẩn bị vào đời , phải "thức tỉnh" liền ngay  cùng hoàn cảnh bi đát của thân phận "ngụy quân", "ngụy quyền" và ... "ngụy dân" !
 
 

Cuộc sống vẫn trôi qua từng ngày, từng tháng, từng năm ….

Thế hệ thứ hai chào đời .  Cuộc sống khá hơn "thời kỳ quá độ" của Ba Mẹ .

Vết thương ngày cũ dù chưa lành , nhưng cũng tạm nằm yên một góc nào đó trong ký ức .

Với tôi, “tạm nằm yên” đó để còn biết cảm thông cho một Người Bạn ,  dù giờ đây Chị đã có một mái gia đình mới nơi phương xa . Một gia đình thật hạnh phúc và sung túc .

Nhưng niềm đau ngày nào không bao giờ nguôi ngoai . Từ phương trời xa tít kia, Chị vẫn luôn hướng về Quê Hương Việt Nam , nơi Phu Quân của Chị đã để lại cho Vợ … một tấm thẻ bài .

 

 

 

mykieu

SAIGON, NGÀY 30 CỦA THÁNG 4 BUỒN/2010
 
 
 
 
 
 
 
"Trong song cửa đã đành phận thiếp
Ngoài sân kia há kiếp chàng vay ? "
(Chinh phụ ngâm)
 
  
 


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 02/Nov/2012 lúc 8:43pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 06/Apr/2011 lúc 5:37pm
 
 
 
 
 
 
THÁNG 4/ 2011 
 
 
 
 
 
**************************************************************
 
 
 
Nghị Quyết Số 40 của Quốc Hội Tiểu Bang California:
 
Kỷ Niệm “THÁNG TƯ ĐEN”
 
 
 
·        Nghị Quyết 40 của Quốc Hội tiểu bang California - ***embly Concurrent Resolution No.40 - gọi tắt là ACR 40, do Dân Biểu Solorio đệ trình liên quan đến một giai đoạn Lịch Sử của Người Mỹ gốc Việt.
·        Nghị Quyết này công nhận tuần lễ từ ngày 21 tháng Tư năm 2011 đến ngày 30 tháng Tư năm 2011  Tuần Lễ Tưởng Niệm Tháng Tư Đen,  Tháng Tư là tháng dành để Vinh Danh Lịch Sử Người Mỹ Gốc Việt.
 
 
XÉT RẰNG ngày 30 tháng Tư 2011 đánh dấu 36 năm kỷ niệm ngày kết thúc chiến tranh Việt nam, và cũng là ngày khởi đầu việc bỏ nước ra đi của hàng triệu người Việt sau khi thủ đô Sàigon, miền Nam Việt Nam bị rơi vào tay Cộng Sản trong ngày 30 tháng Tư năm 1975.
 
XÉT RẰNG Đối với nhiều nguời Việt Nam, nhất là những cựu quân nhân thời chiến tranh Việt nam đang định cư tại Hoa Kỳ, Chiến Tranh Việt Nam là một thảm kịch đầy đau khổ, thiệt hại về sinh mạng của nhiều người Mỹ, người Việt, và người Đông Nam Á khác.
 
XÉT RẰNG: Trong số 2 triệu 590 ngàn chiến sĩ Hoa Kỳ phục vụ trong Chiến Tranh Việt Nam, có 58,169 người bị giết, và hơn 304,000 người bị thương. Như vậy, cứ mười người Mỹ phục vụ trong Chiến Tranh Việt Nam có một người trở thành nạn nhân chiến cuộc.
 
XÉT RẰNG:  Trong đợt di tản của người Mỹ ra khỏi Sàigòn, có 135,000 người tị nạn Việt Nam, đa số là sĩ quan trong quân đội và gia đình. Họ được tạm trú trong các trại tị nạn quốc tế, và Trại Pendleton ở San Diego, Trại Fort Chaffee ở Arkansas, và Indiantown Gap ở Pennsylvania.
 
XÉT RẰNG: Bắt đầu từ năm 1977, kéo dài  đến giữa thập niên 1980, đợt sóng tị nạn thứ hai của người Việt, đa số là “thuyền nhân” bắt đầu tìm cách vượt thoát khỏi Việt Nam.
 
XÉT RẰNG: Nhận thấy không có tương lai khi sống dưới chế độ cộng sản, gần 800,000 thuyền nhân đã liều mạng ra đi trong những chiếc thuyền nhỏ bé, nguy hiểm để đến được những trại định cư ở Hồng Kông, Mã Lai, Nam Dương, Thái Lan, và Phi Luật Tân trước khi được định cư tại Hoa Kỳ.
 
XÉT RẰNG: Tổ Chức Hồng Thập Tự ước tính rằng trong khoảng thời gian này có khoảng 300,000 người Việt nam đã bị chết ngoài biển khơi trên đường trốn chạy chế độ cộng sản.
 
XÉT RẰNG: Sau năm 1985, một đợt người tị nạn Việt Nam khác đến Hoa Kỳ theo Chương Trình Ra Đi Có Trật Tự.
 
XÉT RẰNG: Năm 1988, Quốc Hội Hoa Kỳ  thông qua Đạo Luật  “Home-coming Act” là một chương trình đón nhận vào Hoa Kỳ 80,000 con Mỹ lai, những đưá trẻ có cha là Lính Mỹ, và mẹ Việt Nam.
 
XÉT RẰNG: Vào năm 1990, một đợt tị nạn Việt Nam thứ tư bắt đầu vào Hoa Kỳ theo Chương Trình Humanitarian Operation - Chiến Dịch Nhân Đạo,thường gọi là HO, và đến nay có khoảng 1 tiệu 700 ngàn người Việt di dân định cư tại Hoa Kỳ.
 
XÉT RẰNG: Nhiều cuộc nghiên cứu sử dụng tài liệu thống kê dân số cho thấy người Việt sanh  trưởng ở nước ngoài, di cư vào Hoa Kỳ trong những thập niên 1980, 1990 và 2000 đến 2005 rất thành công. Nhiều người trong số di dân gốc Việt có khả năng Anh Ngữ giỏi, tốt nghiệp đại học, làm chủ căn nhà họ ở, lợi tức gia đình trung bình khá, và trở thành công dân Mỹ.
 
XÉT RẰNG Sau nhiều năm, di dân gốc Việt đã khắc phục được những khó khăn về ngôn ngữ, kinh tế, và xã hội trên một qui mô lớn để họ trở thành một nhóm di dân hội nhập trọn vẹn vào xã hội Mỹ, giống như những nhóm sắc dân lớn khác ở Mỹ.
 
XÉT RẰNG: Qua nhiều cuộc nghiên cứu sâu rộng, người Mỹ gốc Việt đã đạt những thành tựu rất cao về nhiều lãnh vực như kinh doanh, làm chủ công ty doanh nghiệp, trong lãnh vực khoa học, kỹ thuật, du hành trong không gian, y khoa,  ngành hành pháp của chính phủ Hoa Kỳ, sinh hoạt chính trị, quân đội Hoa Kỳ, hệ thống tư pháp, thể thao chuyên nghiệp, và gần đây nhất, họ từng trở thành thần tượng trong lãnh vực ẩm thực, làm người mẫu, kịch nghệ, và cả tấu hài.
 
XÉT RẰNG: Để phục vụ cộng đồng của họ, và thành đạt ở Mỹ, người Mỹ gốc Việt đã lập ra những khu vực thương mại phồn thịnh của người Mỹ gốc Việt trên khắp Hoa Kỳ và California, với những những khu buôn bán của người Việt ở Oakland, Orange County, Sacramento, San Diego, San Francisco và San Jose.
 
XÉT RẰNG Hơn 450,000 người Việt hiện đamg sống ở California. Những nơi tập trung nhiểu nguời Việt nhất là ở Orange County, nhất là các thành phố Garden Grove, Santa Ana, Westminter và Fountain Valley.
 
XÉT RẰNG: San Jose với dân số 900,000 người, là điạ điểm có sự tập trung lớn nhất của sắc dân người Việt so với bất cứ thành phố nào ở Mỹ. Người ta ước lượng rằng 10% dân số thành phố San Jose là người Việt.
 
XÉT RẰNG: Kết quả cuộc kiểm tra thống kê năm 2006 của US Census Bureau về số chủ cơ sở kinh doanh, cho biết tại California có 50, 321 cơ sở kinh doanh của người Việt.
 
XÉT RẰNG: Chúng ta cần dạy trẻ em và các thế hệ tương lai bài học quan trọng về Chiến Tranh Việt Nam, kể cả những nỗi khổn khổ của người tị nạn Việt Nam sau khi chiến tranh kết thúc, là những thí dụ hùng hồn về giá trị của tự do và dân chủ.
 
XÉT RẲNG: Ngưởi tị nạn và di dân của Việt Nam Cộng Hoà trước đây di cư đến Hoa Kỳ là người Mỹ gốc Việt yêu tự do, nên họ phải được vinh danh, tưởng niệm về những hy sinh đổi lấy tự do và nhân quyền, và những đóng góp liên tục của họ vào xã hội dân chủ của chúng ta.
 
XÉT RẰNG: Thống Đốc Arnold Schwarzenegger vinh danh sự đóng góp của cộng đồng người Mỹ gốc Việt cho tiểu bang California và ghi nhận lòng yêu quí dân chủ, công lý, và khoan dung của sắc dân người Việt, vì vậy, ông đã đưa ra một quyết định hành pháp công nhận Lá Cờ biểu tượng cho Tự Do và Di Sản Việt nam.
 
XÉT RẰNG Lá cờ Tự Do và Di Sản Việt nam, tức lá cờ nền vàng ba sọc đỏ chính là biểu tượng duy nhất có thể đoàn kết tất cả người Việt sống trên khắp thế giới, và đem lại họ gần lại với nhau dưới cùng một khẩu hiệu là ước mong sẽ có tự do và dân chủ trên quê hương cũ của họ.
 
XÉT RẰNG Mặc  dù đoàn kết trong nỗi đau thương, người Mỹ gốc Việt kỷ niệm ngày 30 tháng Tư năm 2011 là Tháng Tư Đen. Coi sự kỷ niệm đó như một cơ hội để hồi tưởng lại những hy sinh đau khổ trong quá khứ của những cộng đồng người Mỹ gốc Việt trên toàn tiểu bang California. Họ sẽ coi Tháng Tư Đen là một dịp để kỷ niệm sức đề kháng của người Việt trước nghịch cảnh, trên bước đường đi tìm tự do, dân chủ.
 
Do đó, Thượng Viện và Hạ Nghị Viện tiểu bang California, đồng thanh quyết định như sau:  Ghi nhận những đau khổ, thảm kịch, và mất mát về sinh mạng rất lớn  trong  Chiến Tranh Việt Nam, tuần lễ từ 24 tháng Tư 2011 đến 30 tháng Tư 2011 được tuyên cáo là tuần lễ tưởng niệm tháng Tư Đen. Đây là thời gian đặc biệt người dân California dành riêng để tưởng nhớ đến vô số  nhân mạng bị mất trong chiến tranh Việt Nam, và hy vọng sẽ đem lại một cuộc sống công chính, và nhân đạo hơn cho người dân Việt Nam.
 
Quyết định rằng Tháng Tư năm 2011 sẽ được công nhận là Vietnamese American Month - Tháng Dành Cho Người Mỹ Gốc Việt -  để vinh danh một cộng đồng đã đóng góp rất nhiều vào đời sống văn hoá, kinh tế, và cá nhân trong  mạng lưới xã hội tạo thành tiểu bang California.
 
Trân trọng,
Patty Schapiro
Văn Phòng Chủ Tịch Quốc Hội tiểu bang California Fiona Ma
Điện Capitol,Trụ sở Quốc Hội tiểu bang California, Phòng số 3173.
Điện thoại: 916.319.25.11
 
   Nguyễn Minh Tâm dịch thuật
 
 
 
 
 


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 06/Apr/2011 lúc 5:49pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 12/Apr/2011 lúc 10:08am
 
 
 
Bút  ký  người  tù
 
(Mặc Thủy)
 
 
Lời tác giả: Sau một  năm giam giử ở Cao Lảnh để điều tra và thanh lọc, cuối tháng 5/1976 CQCS đưa một số tù qua Châu Đốc để chuẩn bị ra miền Bắc.  Đêm 25 rạng 26 tháng 6/1976, CQCS di chuyển số tù này xuống Tàu Sông Hương  ở Bến Bình Thủy Cần Thơ đi ra Bến Cảng  Vinh.  Sau  đó  đi  tàu  hỏa  lên các trại tù vùng Hoàng Liên Sơn.
 
 
 
                   *Rời  Thất Sơn
 
                    Lên xe đi chẳng đợi chờ,
                    Chiều tàn Châu Đốc đêm mờ Long Xuyên.
                    Nửa khuya Bình Thủy lặng yên,
                    Tàu neo bến đợi sông nghiêng mặt buồn…
 
 
 
                   *Xuống hầm tàu
 
                    Xuống đây tiếng hét chân dồn,
                   “ Khối hàng đắc giá” lũ buôn làm giàu !
                    Trên kia thang đã rút cầu,
                     Bốn bên nghẻn lối về đâu cuộc đời ?
 
 
 
                   *Ba ngày đêm trên biển
 
                    Từng cơn sóng vỗ tơi bời,
                    Trăm ngàn mủi nhọn rả rời xác thân.
                    Nát lòng nhìn khoảng trời xanh,
                    Con chim gảy cánh phải đành vậy sao?
 

                  *Bến cảng Vinh
                
                    Lều tranh mấy chiếc lao xao,
                    Sóng xô bãi cát, gió gào đêm hoang…
                    Mờ xa mấy ngọn đèn  đường,
                    Ngõ vào địa ngục chập chờn ma trơi…
 
 
                    
*Dừng ga Thanh Hóa
 
                     Xôn xao lắm tiếng lắm lời,
                     Áo thô quần mốc mươi người đi qua.
                     Vài thằng lên giọng ba hoa,
                     Một con chó đói chạy ra sủa ầm !!.
 
 
                  
 
*Thoáng qua Hà Nội
 
                     Phố im rêu phủ lặng nằm,
                     Tưởng như giấc ngủ ngàn năm chưa dài !.
                     Còn đâu áo lụa đào bay,
                     Vẳng trong sương khói thở dài núi sông…
 

                   *Qua cầu Long Biên
 
                    Dưới kia nước đỏ sông Hồng,
                    Máu trôi trôi mãi không đường về tim !
                    Đố ai dám cúi xuống nhìn,
                    Gương soi lồng lộng rùng mình ngàn sau…

 
 
   
                *Hoàng Liên Sơn

                     Nhe răng núi hỏi đi đâu,
                     Vung tay rừng muốn kéo sâu giữa lòng !
                     Trên đầu nắng dập mưa dồn,
                     Dưới chân đất níu đòi chôn cuộc đời…

 
                                                             Mặc Thủy
 
 
 
 
 


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 12/Apr/2011 lúc 4:47pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 14/Apr/2011 lúc 6:17pm
 
 

Dạo:

    Quê nhà cách vạn quan san,
Rượu chưa kịp rót, máu tràn đáy ly.



Cóc cuối tuần:


  杯中血滴
欲 飮 没 人 陪,
舊 朋 一 隻 罍.
深 山 埋 破 骨,
大 海 葬 寒 灰,
日 登 舟 走,<http://nguyendu.com.free.fr/langues/&h72.htm>
今 天 戴 錦 囬.
舉 壺 將 酌 酒,
血 滴 落 空 杯.
      陳 文 良






Âm Hán Việt:


Bôi Trung Huyết Trích

Dục ẩm, một nhân bồi,
Cựu bằng: nhất chích lôi.
Thâm sơn mai phá cốt,
Đại hải táng hàn hôi,
Tích nhật đăng chu tẩu,
Kim thiên đái cẩm hồi.
Cử hồ tương chước tửu,
Huyết trích lạc không bôi.

        Trần Văn Lương




Dịch nghĩa:

Giọt Máu Trong Chén

Rượu muốn uống, nhưng không có ai tiếp,
Bạn bè cũ (giờ chỉ còn lại) một cái chén.
(Vì, đứa thì) rừng sâu chôn xương vỡ,
(Đứa thì) biển lớn vùi tro lạnh.
(Đứa thì) ngày xưa lên thuyền chạy trốn,
Nay đội gấm trở về.
Nhấc bầu rượu lên sắp rót,
Giọt (lệ) máu rớt vào trong chén không.





Phỏng dịch thơ:

Giọt Hồng Trong Chén

Rượu muốn uống, không  người cùng đối ẩm,
Bạn bè xưa, quanh quẩn chẳng còn ai.
Đứa rừng sâu xương rã đã lâu ngày,
Đứa đau đớn vùi thây trong biển cả,

Đứa lúc trước, đường vượt biên tơi tả,
Nay về làng, hể hả gấm thêu hoa.
Bầu nâng chưa kịp rót, lệ chan hòa,
Từng giọt máu vỡ òa trong chén cạn.
                   
                     Trần Văn Lương
              Cali, mùa Quốc Hận 4/2011


Lời bàn của Phi Dã Thiền Sư :
        Rượu còn mà không có người cùng uống. Bạn bè cũ đứa chết trên rừng, đứa chìm đáy biển, đứa xênh xang áo gấm về làng. Hỡi ơi!
 
 
 
 


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 15/Apr/2011 lúc 5:37pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 14/Apr/2011 lúc 6:33pm

 


Rượu Ngon Không Có Bạn Hiền

Rượu muốn nhấp nào ai thù tạc
Bạn xưa đâu để chén lẻ đơn?

Ngày nào tan nát giang sơn
Người nấm mộ ven rừng
Người vùi thây bể cả
Người biền biệt phương trời

Mới ngày nao lênh đênh cửa biển
Mà nay đành áo mão xênh xang?

Nâng bầu rượu chực rót
Lệ hồng rơi đáy ly

Anne
(Xin mượn ý bài thơ để tặng anh Trần Văn Lương,
 tác giả "Giọt hồng trong chén")
 
 
 
mk
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 14 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.148 seconds.