Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Âm nhạc
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Âm nhạc
Message Icon Chủ đề: Thơ - Nhạc tháng tư buồn ! Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 14 phần sau >>
Người gởi Nội dung
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 14/Apr/2010 lúc 11:08pm
 
 
 
Hôm nay là ngày 15-4-2010(VN).
Tháng tư đã đi qua 1/2 "chặn đường".
"Thơ-Nhạc tháng tư buồn" cũng trãi qua 15 ngày... buồn !
Chỉ còn 15 ngày "phù du" của 1/2 tháng tư , mục Thơ-Nhạc này khép lại .
Sau đó, phải 11 tháng chờ đợi , chúng ta mới tái ngộ tháng tư ( của năm tới).
 
Thời đại internet , thơ- nhạc muốn tìm có thật nhiều ! mk cố gắng chọn lọc , mong mang đến cho diễn đàn những bải thơ-nhạc đặc sắc ( dĩ nhiên cũng là theo chủ quan của mk ) , mong cả nhà tạm hài lòng và vui vẻ thưởng thức.
 
Trân trọng,
mk
 
 
 
Góa phụ ngây thơ
Lời: Hà Huyền Chi
Nhạc: Trần Thiện Thanh
Trình bày : Diễm Liên - Minh Thông
 
 
 
Mời vào link dưới , có phần giới thiệu của  hai MC Trinh Hội và Thiên Kim
 
 
Mời vào link này , nghe lại phần hát của Diễm Liên _ Minh Thông.
Âm thanh hay hơn .
 
 
 
Đà Lạt lạnh môi em vừa đủ ấm
Đời chia ly nên đẹp chuyện tương phùng
Con dốc nhỏ hoa anh đào lấm tấm
Lối sỏi mòn hai đứa đã đi chung
Em nhẩm tính trên lóng tay tháp bút
Là cách xa biền biệt tháng năm trôi
Tuổi trẻ ơi sao quá nhiều nước mắt
Chiến tranh ơi bóng tương lai mịt mù

Đơn xin cưới, một tờ đơn xin cưới
Anh thảo rồi, anh lại xé anh ơi
Bởi không muốn thấy người yêu nhỏ bé
Một sớm nào, thành góa phụ ngây thơ
Nên đơn cưới, một tờ đơn xin cưới,
Anh viết rồi, rồi anh lại xé em ơi

Em đoán thấy trong hố sâu quầng mắt
Từng xác đêm chồng chất nỗi theo nhau
Trong tình yêu em thiệt thòi nhiều nhất
Em có gì cho mộng ước mai sau
Đơn xin cưới, một tờ đơn xin cưới
Anh viết rồi, anh viết rồi, sao lại xé anh ơi

Thượng Đế xa vời, thiên đàng đóng cửa
Tiếng cười chưa tan, nước mắt ròng ròng
Số phận con người , đồng tiền sấp ngửa
Em, em ơi, em có hiểu gì không
Nên đơn cưới, một tờ đơn xin cưới
Anh viết rồi, rồi anh lại xé em ơi

Không, anh không muốn thấy người yêu anh nhỏ bé
Một sớm nào thành góa phụ ngây thơ

 


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 14/Apr/2010 lúc 11:23pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 17/Apr/2010 lúc 7:32am
 
 
TẤM THẺ BÀI
 Nhạc & lời : Huyền Anh
 
 
 
 
MC : Quyên Di
Ca sĩ : Sông Phố
 
 
 
"Nhạc phẩm "TẤM THẺ BÀI" viết cho cuốn phim mang cùng tựa đề .
 Truyện Phim, nhạc Phim, phân cảnh kỹ thuật và do Đạo Diễn Bùi Sơn Duân của Việt Ảnh Film thực hiện đầu năm 1972.
Nhưng vì truyện phim nói về một câu chuyện quá bi thảm và rùng rợn của chiến tranh Việt Nam nên lúc đó cuốn phim phải tạm ngưng sản xuất.
Tuy nhên nhạc phẩm chính của phim là bản "Tấm Thẻ Bài" đã được nữ danh ca Thanh Thúy hát và phát hành trong băng nhạc Thanh Thúy từ năm 1972 tại Sàigòn và rất được nhiều người tại Nam Việt Nam ưa thích; nhất là các quân nhân  và những người yêu lính."
( nhạc sĩ Huyền Anh)
 
Sau đó, bản nhạc này cũng bị cấm lưu hành.
Vì vậy, trước 1975, chỉ duy nhất một giọng ca thể hiện bài này :
ca sĩ Thanh Thúy.
Bài hát đã buồn , giọng ca liêu trai của ca sĩ Thanh Thnah Thúy
càng nao lòng người nghe thời đó.
Sau khi biết bài nhạc bị cấm lưu hành, Nhật Bản ( không nhớ là
cá nhân hay cơ quan ) đã mua bản quyền bài hát này (nếu mk nhớ không sai).
 
Mời cả nhà nghe tiếng hát liêu trai của ca sĩ Thanh Thúy
 
 
 
Vào chiều Chủ Nhật 17-5-2009, trước một rừng người lối trên 10,000 người (theo như công bố của ca nhạc sĩ Nam Lộc qua Email gởi trên các Diễn Đàn Internet) từ khắp vùng Bắc California đã đến dự đại nhạc hội  tại San Jose (Bắc California).
Nữ danh ca THANH THÚY từ Sacramento đến đã trình diễn một Nhạc phẩm duy nhất tại Đại Nhạc Hội nầy và đã được mọi người hoan hô nhiệt liệt.
Đó là nhạc phẩm của tôi mang tựa đề "TẤM THẺ BÀI"
(Nhạc Sĩ Huyền Anh)
 
Ca sĩ Thanh Thúy trong Live Show tại San Jose
 
 
 
TẤM THẺ BÀI
 
 
Sau cuộc chiến này, còn chi không anh
Còn chi không anh hay chỉ còn lại tấm thẻ bài
Đã ngậm ngùi mang tên anh…

Dòng máu nào…là của mẹ
Niềm tin nào… là của em
Ôi.. trên tấm thẻ bài này, tấm thẻ bài này
Đã từng… chuyên chở, tất cả…giấc mộng yêu đương

Mộng yêu đương không bao giờ đến
Không bao… giờ đến nữa
Vì anh không còn mang tấm thẻ bài
Trở về với em…

Anh đã đi.. đã đi.. vào vùng miên viễn đời mình..
Anh ngủ yên.. ngủ yên, ngủ yên như cỏ úa..
Anh ơi ! sau cuộc chiến này
Có còn chi để lại hay chỉ còn lại tấm thẻ bài
Mang tên anh.. tên anh…

Tấm thẻ bài phân loại máu anh
Máu Việt Nam mang tình của mẹ
Tình của mẹ không bao.. giờ phai nhòa…

Anh, anh có biết
Tấm thẻ bài của anh để lại
Cuộc chiến này vẫn còn đó không nguôi
Cuộc chiến này vẫn còn đó anh ơi !...
Sau cuộc chiến này còn chi không anh, còn chi không anh
Hay chỉ còn lại tấm thẻ bài
Đã lạnh lùng trên tay em…

Dòng máu nào…là của mẹ
Niềm tin nào… là của em
Ôi.. trên tấm thẻ bài này, tấm thẻ bài này
Đã từng… ấp ủ, tất cả…giấc mộng yêu đương
Mộng yêu đương không bao giờ đến
Không bao giờ đến nữa
Vì anh không còn mang tấm thẻ bài trở về bên em…
 

NHẠC DẠO

Dòng máu nào…là của mẹ
Niềm tin nào… là của em
Ôi.. trên tấm thẻ bài này, tấm thẻ bài này
Đã từng… ấp ủ, tất cả…giấc mộng yêu đương
Mộng yêu đương không bao giờ đến
Không bao giờ đến nữa
Vì anh không còn mang tấm thẻ bài trở về… bên…. em…
 
 
 
 


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 18/Apr/2010 lúc 5:54pm
mk
IP IP Logged
Lan Huynh
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 05/Aug/2009
Đến từ: United States
Thành viên: OffLine
Số bài: 22937
Quote Lan Huynh Replybullet Gởi ngày: 17/Apr/2010 lúc 8:59am
<<<XIN BẤM VÀO

THƠ-pps KHÓC ..

By: tdhoanh

 


Chỉnh sửa lại bởi Lan Huynh - 17/Apr/2010 lúc 9:14am
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 17/Apr/2010 lúc 4:48pm
Xác Em Nay Ở Phương Nào<<XIN BẤM VÀO

Thơ: Ngọc Khôi - Nhạc: Trần Chí Phúc
Trình bày: Minh Xuân & Minh Phúc



Chiều ra biển đứng ê chề
Tìm trên ngọn sóng ngó về xác em
Vớt rong rêu ngọn tóc mềm
Quay về hướng gió tưởng em thở dài
Tìm trong bọt trắng thân người
Nghẹn ngào dấu vết còn phơi lõa lồ

Xác em nay ở phương nào
Tấp sang đất Thái hay vào Nam Dương
Có khi xác vượt trùng dương
Trôi về Bắc Mỹ trách hờn người yêu
Biển lớn cuốn em đi
Biển lớn cuốn em đi
Rồi xa, rồi xa, rồi xa mãi
Biển ơi, trả cho ta ...
Biển ơi, trả cho ta ...
xác em yêu
xác em yêu

Chiều ra biển đứng ngậm ngùi
Nhớ em và nhớ cả trời Việt Nam.
Là la la lá lá la là la lá la


Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 17/Apr/2010 lúc 4:51pm
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 18/Apr/2010 lúc 5:23pm
 
 
Một câu chuyện cảm động , dù không thuộc thể loại "thơ-nhạc" , vẫn xin trân trọng gửi vào trang "Thơ - Nhạc tháng tư buồn !".
 
Ai còn ? Ai mất  ?
mk
 
 
 

18/04/2010

Văn học nghệ thuật Chủ nhật:

Một câu chuyện cảm động

(Nguyễn Duy An)

 

 
Nguyễn Duy An là người Á Châu đầu tiên đảm nhận chức vụ Phó Chủ tịch Hội địa lý quốc gia Hoa Kỳ (Senior Vice President National Geographic), tổ chức văn hóa khoa học lớn nhất thế giới – Tổ chức vừa có sự nhầm lẫn trong việc ghi chữ “China” dưới quần đảo Hoàng Sa trên bản đồ thế giới mà họ mới phát hành, nhưng sau khi được nhiều người Việt gửi thư góp ý và công luận trong ngoài nước (Việt Nam) không đồng tình, đã có thái độ phục thiện khá chóng vánh và sòng phẳng.

Tuy nhiên, Nguyễn Duy An còn là một cây bút viết ký đặc sắc - người giữ nhiều kỷ niệm về một quá khứ Việt Nam đau buồn. Câu chuyện của những người lính Mỹ đã từng tham chiến ở Việt Nam mà tác giả trực tiếp tiếp xúc và ghi lại bằng những chi tiết cảm động dưới đây cho thấy một trái tim nhân hậu và cái nhìn ưu ái đối với những số phận hẩm hiu, nạn nhân của một cuộc chiến tranh mà họ bị đẩy vào một cách trớ trêu như con quay của định mệnh.

Câu hỏi cuối cùng trong bài viết của ông, tuy chỉ thoáng qua, lại có sức bắt chúng ta, những người Việt Nam, vốn cùng “một bọc” với nhau, không thể không ngậm ngùi về bao nhiêu phận người ở phía bên kia, từ 35 năm nay đã bị cộng đồng quốc nội cố ý hay vô tình quên lãng. Và sự liên tưởng còn dẫn ta đến một tâm trạng uất nghẹn khi ta nghĩ rằng hiện vẫn sờ sờ ra đấy vô số chiến sĩ đã hy sinh ở biên giới phía Bắc năm 1979, ở quần đảo Hoàng Sa năm 1974, ở Trường Sa năm 1988, đang phải chịu một sự tưởng nhớ trong lặng lẽ âm thầm. Lịch sử đôi khi sao mà oái oăm lạ lùng!

Nguyễn Huệ Chi

 

 


Tôi rất ngạc nhiên khi bà thư ký dẫn vị sĩ quan an ninh của Sở vào văn phòng với nét mặt hoảng hốt và rụt rè lên tiếng:

- Duy à... Có chuyện rồi! Ðại úy Morrow cần gặp riêng Duy. Bà ta vội vã quay lưng, với tay đóng cửa và buớc nhanh ra ngoài. Tôi vừa bắt tay Đại úy Morrow vừa hỏi:

- Mời Đại úy ngồi. Anh tìm tôi có việc gì quan trọng?


- Xin lỗi anh Duy nhé. Ở dưới nhà có 3 nguời 'homeless' cứ nằng nặc đòi gặp anh cho bằng duợc. Nhân viên an ninh đã giữ họ lại và báo cáo cho tôi tìm gặp ông để thảo luận. Những nguời này có vẻ không đàng hoàng... nhưng có một nguời tên Norman khai rằng anh là bạn của hắn ta.

- Ồ... Ðó là anh chàng thỉnh thoảng vẫn thổi kèn Saxophone kiếm tiền ở trạm xe điện ngầm Farragut West dó mà. Anh ta đàng hoàng lắm. Không sao đâu. Ðể tôi xuống gặp họ.

- Anh chờ chút. Chúng tôi muốn sắp xếp để canh chừng vì hai anh chàng kia trông có vẻ 'ngầu' lắm. Mấy tay này cứ luôn miệng chửi thề và 'càm ràm' với giọng điệu rất hung hăng về cuộc chiến Việt Nam. Tôi đoán chắc họ thuộc nhóm cựu chiến binh Việt Nam mắc bệnh tâm thần... Anh tính sao?

- Tôi nghĩ không cần thiết lắm đâu. Tôi biết tôi không thể dẫn họ lên văn phòng, nhung có thể mời họ vào 'cafeteria' uống ly nuớc, chắc không sao chứ?

- Cũng được, nhưng cẩn thận vẫn hơn. Ðể tôi bảo nhân viên để ý trông chừng trong lúc anh gặp họ ở 'cafeteria'. Anh không ngại chứ?

- Cám ơn các anh, nhưng đừng lộ liễu quá, họ tủi thân.

Trong lúc theo Đại úy Morrow xuống nhà gặp 'khách', tôi nghĩ về kỷ niệm quen biết Norman từ gần 10 năm trước.

Hồi đó, tôi mới về làm cho National Geographic, vì chưa quen đường sá ở thủ đô Hoa Thịnh Ðốn nên thuờng đi làm bằng xe 'Metro'. Một buổi sáng thứ Sáu, tôi đi trễ hơn bình thuờng vì phải ghé qua truờng học dể ký một số giấy tờ cho các con truớc ngày tựu truờng. Vừa ra khỏi xe điện ngầm ở trạm Farragut West, tôi nghe vọng lại tiếng kèn Saxophone rất điêu luyện đang 'rên rỉ' bài Hạ trắng:

Gọi nắng... trên vai em gầy đường xa áo bay

Nắng qua mắt buồn, lòng hoa buớm say

Lối em đi về... trời không có mây

Ðuờng đi suốt mùa nắng lên thắp dầy...


Lên khỏi cầu thang ở trạm xe điện, tôi sững sờ khi trông thấy một nguời Mỹ 'homeless' đang 'ngất nguởng' thả hồn vào một cõi xa xăm vô định, miệt mài thổi Saxophone. Bài hát vừa dứt, đám đông vây quanh vừa vỗ tay tán thuởng, vừa bỏ một vài đồng bạc lẻ vào cái mũ vải bên cạnh... Tôi tiến đến gần hơn, móc ví lấy tờ giấy bạc $10 bỏ vào mũ biếu anh ta, một người Mỹ có lẽ là cựu chiến binh Việt Nam vì anh ta đang mặc chiếc áo khoác quân nhân, với bảng tên Norman Walker trên túi áo và bên cạnh còn treo lủng lẳng một số huy chương. Tôi chưa kịp bỏ tiền vào mũ, anh ta đã hỏi bằng tiếng Việt:

- Mày Việt Nam hả? Biết bài hát vừa rồi không?

- Ðương nhiên rồi. Ông thổi kèn rất hay và có hồn. Ông nói tiếng Việt cũng giỏi.

- Ðại khái thôi. Kêu mày tao được rồi. Tao dã từng đấm đá gần 8 năm trời trên quê hương của mày, nhung khi trở về bị quê hương tao ruồng bỏ. Nản bỏ mẹ. Tao nhớ Việt Nam nên tập thổi nhạc Trịnh, thỉnh thoảng ra đây biểu diễn kiếm thêm ít đồng mua cơm mua cháo sống qua ngày với đám bạn không nhà không cửa trở về từ cuộc chiến.

- Ông...

- Lại ông nữa. Mày tao cho thân tình. Không phải nguời Việt tụi mày vẫn nói thế sao?

- Tôi không quen gọi nguời lạ như thế. Hay gọi nhau là 'anh tôi' được không?

- Tùy mày. Tiếng Việt tụi mày rắc rối lắm. Mày có cần phải đi làm chưa?

Tao phải tiếp tục thổi thêm vài tiếng nữa mới đủ sở hụi. Tao nghỉ lúc 11giờ, mày có thể tới nói chuyện. Nếu bận thì thôi. Thứ Sáu nào tao cũng làm ăn tại đây. Nếu không chê, mày có thể trở lại.

- Tôi sẽ trở lại truớc 11 giờ. Văn phòng tôi làm việc cũng chỉ cách đây một quãng đường ngắn.

-Mày không sợ hả?

-Sợ gì?

-Tụi tao là loại nguời bị ruồng bỏ và khinh chê.

- Không có đâu. Tôi sẽ trở lại.

- Ði đi. Hẹn gặp lại.

Tôi dã trở lại gặp Norman và mời anh ta cùng ăn trưa hôm đó. Anh ta rất cảm động, và chúng tôi trở thành 'bạn' từ dạo dó. Tôi thắc mắc tự hỏi không hiểu tại sao hôm nay Norman không gọi điện thoại cho tôi mà lại dẫn theo hai nguời bạn tới văn phòng tìm tôi, gây xáo trộn cho thêm rắc rối.

Tôi chỉ sợ Norman và bạn của anh ta sẽ buồn và mất cảm tình với National Geographic cũng như cá nhân tôi vì bị những nhân viên an ninh của sở 'hạch hỏi'. Ðã từ lâu lắm rồi, tôi cảm nhận được nội tâm đơn thuần và tính tình chân thật của những cựu chiến binh không nhà không cửa lang thang khắp đường phố thủ đô Hoa Thịnh Ðốn. Có những nguời đã từ bỏ tất cả để sống kiếp lang thang tại vùng thủ đô để thỉnh thoảng có dịp ghé thăm và tưởng nhớ những đồng đội đã hy sinh trong cuộc chiến được khắc tên trên bức tuờng cẩm thạch mầu đen ở đài tưởng niệm Binh sĩ Hoa Kỳ trong cuộc chiến Việt Nam (Vietnam Veterans Memorial).

Những cựu chiến binh râu ria xồm xoàm, quần áo rách nát và bẩn thỉu, thân thể xâm đầy những bức hình ngổ ngáo hay những dòng chữ ngang tàng để che giấu một nội tâm lúc nào cũng khắc khoải trong đau thương tủi nhục và nhức nhối từng đêm vì những ám ảnh từ cuộc chiến Việt Nam. Tôi cảm thương với hoàn cảnh của họ và trân quý những hy sinh họ đã dành cho Quê hương yêu dấu Việt Nam của chúng ta.

Vừa gặp mặt, Norman siết chặt tay tôi cuời lớn, rồi lên giọng:

- Gặp mày còn khó hơn gặp sĩ quan cao cấp ngoài mặt trận nữa. Hôm nay nói tiếng Anh nhé. Bạn tao không biết tiếng Việt và tao cũng không muốn đám 'cớm dổm' ở đây nghi ngờ, gây thêm phiền phức cho thằng bạn nguời Việt rất thân của tao.

Norman đổi giọng, nói tiếng Anh:

- Ðây là thằng Duy rất thân của tao. Nó là nguời Việt tỵ nạn nhưng đang làm lớn ở đây. Chắc nó giúp được tụi mình. Còn đây là Bernie và Bob, hai thằng bạn thân 'homeless' của tao.

Norman vẫn không buông tay nên tôi đành bắt tay trái với Bernie và Bob, rồi lên tiếng mời:

- Mời các bạn xuống 'cafeteria' uống nuớc và nói chuyện.

- Có tiện không? Hay tụi tao chờ mày ở ngoài kia, lúc nào rảnh ra nói chuyện.

- Không sao đâu. Tuy nhiên, Norman đừng đòi cà phê sữa đá, ở đây không có đâu. Norman cuời ha hả trả lời bằng tiếng Việt:

- Biết rồi! Khổ lắm, nói mãi! Ðúng không? Rất đúng. Nghe giống hệt 'một ông già Bắc Kỳ' thứ thiệt.

Chúng tôi vui vẻ buớc vào gọi cà phê, cùng tiến về một bàn trống phía trong cùng truớc bao nhiêu con mắt kinh ngạc của những nguời đang có mặt trong 'cafeteria' sáng hôm dó. Vừa ngồi xuống bàn, Norman vội vàng lên tiếng:

- Ðể khỏi mất thì giờ của mày, tao vào đề ngay nhé. Hôm qua Bernie đọc thấy ở đâu đó nói tuần này National Geographic sẽ có 'preview' cuộn phim 'Inside the Vietnam War' truớc khi trình chiếu vào dịp kỷ niệm 40 năm biến cố Tết Mậu Thân. Ðúng không?

-Ðúng rồi. Chúng tôi sẽ bắt đầu chiếu trên đài National Geographic từ ngày 18 tháng 2 này.

- Ðài của tụi mày chỉ có trên 'Cable' và 'Direct-TV'. Dân 'homeless' tụi tao làm sao xem được. Tao biết họ vẫn mời mày 2 vé 'preview' mỗi khi có phim mới. Mày kiếm thêm vé cho 3 đứa tao đi xem với. Ðược không?

- Chắc được. Mấy lần truớc tôi đưa vé cho bạn nhưng có bao giờ xuất hiện đâu!

- Lần này khác... vì họ nói về tụi tao và những bạn bè từng đấm đá trên Quê Hương của mày.

Ðể giữ sĩ diện cho tôi, cả 3 nguời 'bạn' cựu chiến binh đều ăn mặc quần áo tươm tất, đầu tóc chải gọn gàng đứng chờ ngoài hành lang 'Explorer Hall' cả giờ đồng hồ truớc khi tôi xuống dẫn vào xem phim trong hội truờng chính của National Geographic. Sau khi cầm trong tay 4 tấm vé 'preview', tôi đã liên lạc nhờ mấy nguời trong nhóm 'Audio & Video' của sở sắp xếp để chúng tôi ngồi trong góc cuối của hội truờng, tránh xa những vị 'tai to mặt lớn' trong sở cũng như những vị khách từ Bộ Quốc phòng, Bộ Cựu chiến binh, Quốc hội, và viên chức Chính phủ Mỹ.

Sau những lời giới thiệu, những bài diễn văn theo thủ tục, cuộn phim bắt đầu chiếu. Mấy nguời bạn cựu chiến binh Mỹ của tôi chăm chú lắng nghe, mắt nguời nào cũng long lanh ngấn lệ, cùng siết chặt tay nhau để nén lại những cảm xúc đang cuồn cuộn trào dâng trong tim của mỗi nguời.

Thỉnh thoảng tôi nghe thoang thoảng đâu đó một vài tiếng sụt sùi nho nhỏ vang lên khắp hội truờng. Ba nguời bạn của tôi vẫn 'án binh bất động' dõi mắt đăm chiêu theo từng tấm hình, từng tiếng súng, từng buớc đi, từng câu nói, từng tiếng khóc... trên màn ảnh. Tới đoạn phim chiếu lại cảnh những cựu chiến binh trở về từ Việt Nam bị 'dân Mỹ' và có lúc cả gia đình và bạn bè miệt thị, Bob bật tiếng khóc thật lớn, rồi Bernie, rồi Norman và một vài người chung quanh cùng khóc theo!

Ai đó đã ra lệnh tạm ngưng. Ðèn hội truờng bật sáng. Tôi vội vã xin lỗi những nguời chung quanh rồi vội vàng 'kéo' ba nguời bạn cựu chiến binh ra khỏi hội trường. Cả ba vừa đi vừa khóc, lững thững lê gót 'khật khưỡng' buớc theo tôi như ba cái xác không hồn!

Mấy ngày sau, tôi nhận được một cú điện thoại từ nhóm thực hiện cuộn phim tài liệu 'Inside the VietNam War' nhờ tôi sắp xếp một cuộc gặp gỡ với 3 nguời bạn cựu chiến binh 'homeless' đã cùng tôi đi xem 'preview' hôm đó, và cũng nhờ họ mời thêm những bạn bè khác vì Bộ Quốc Phòng và Bộ Cựu Chiến Binh cùng một vài viên chức trong Chính phủ muốn gặp gỡ và giúp đỡ họ.

Có lẽ đã tới lúc nguời Mỹ nhận thức được 'món nợ phải trả' cho sự hy sinh của những cựu chiến binh từng tham chiến ở Việt Nam.

Lòng tôi chợt nhói lên một niềm đau khi nghĩ tới số phận của những cựu quân nhân và công chức của Miền Nam Việt Nam trước năm 1975. Ai còn? Ai mất?


NDA
 
 
 


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 18/Apr/2010 lúc 8:44pm
mk
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 21/Apr/2010 lúc 8:53am
Người Tình Không Chân Dung<<XIN BẤM VÀO   
Tác Giả : Tiếng hát Khánh Hà   
Thứ Ba, 20 Tháng 4 Năm 2010 20:45
Tháng Tư Đen nhớ về Người Chiến-Sĩ VNCH.


Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 21/Apr/2010 lúc 8:57am
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 23/Apr/2010 lúc 10:40am
 
 
Tác phẩm TIẾC THƯƠNG của Điêu Khắc Gia NGUYỄN THANH THU có thể xem là một tuyệt tác. Thật sống động.
Đọc bài phỏng vấn Ông , giọng điệu Nam Bộ chân phương (và khá... dài dòng ! ) , kể về "Người-Mẫu-Lính-Tình-Cờ"  , thật cảm động.
mk đã đọc bài này cách nay khoảng gần 2 năm .
Khi kể lại , có người đã từng biết điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu , cười nói "đúng là tính cách và ngôn ngữ của Nguyễn Thanh Thu !"
 
mk
 
 
 

BỨC TƯỢNG "TIẾC THƯƠNG"

Ở NGHĨA TRANG QUÂN ÐỘI BIÊN HÒA

 

 
 
 
 
 
BÀI GHI LẠI LỜI PHỎNG VẤN
CỦA LÊ XUÂN TRƯỜNG VỚI ÐIÊU KHẮC GIA NGUYỄN THANH THU VỀ BỨC TƯỢNG "TIẾC THƯƠNG" Ở NGHĨA TRANG QUÂN ÐỘI BIÊN HÒA.

 

LỜI GIỚI THIỆU:

Một trong những người mà LÊ XUÂN TRƯỜNG mời quý vị theo dõi buổi nói chuyện hôm nay, anh là một Ðiêu Khắc Gia, người đã để lại bức tượng nặng 10 tấn, cao hơn sáu thước taị Nghĩa Trang Quân Ðội Biên Hòa, nghĩa trang nơi hàng ngàn người lính VIỆT NAM CỘNG HÒA đã nằm im trong giấc ngủ ngàn thu vẫn chưa được tìm thấy những giây phút thật thanh bình. Thưa quý vị, Ðiêu Khắc Gia NGUYỄN THANH THU, tác giả của bức tượng TIẾC THƯƠNG.
 
 

LÊ XUÂN TRƯỜNG: Thưa anh Thu. Trước đây ở Nghĩa Trang Quân Ðội Biên
Hòa, mình có Nghĩa Trang nào trước đó?

ÐKG NGUYỄN THANH THU: Ðể trả lời anh Xuân Trường. Sỡ dĩ mà Nghĩa Trang Xa Lộ Biên Hòa nó được hình thành sau Nghĩa Trang ở Hạnh Thông Tây Gò Vấp, trước đó chưa có Nghĩa trang Biên Hòa chỉ có Nghĩa trang Hạnh Thông Tây Gò Vấp .
Qua cái năm đó, vụ năm 68 vừa xong thì Mỹ đổ thêm
quân tham chiến , một cuộc chiến ác liệt, cho nên, lúc bây giờ Nghĩa trang Hạnh Thông Tây đã không có chỗ còn để chôn nữa, cho nên chính phủ mới thành lập Nghĩa Trang Xa Lộ Biên Hòa.

LÊ XUÂN TRƯỜNG: Sau khi đề án Nghĩa Trang Xa Lộ Biên Hòa được thành lập ra để giao cái Nghĩa trang Hạnh Thông Tây quá chật chỗ, không còn đất để chôn cất nữa.Vậy ai là người đưa ra cái đề án đó?

ÐKG NGUYỄN THANH THU: Dạ, cám ơn anh XuânTrường. Nguyên nhân là, lúc đó, Tổng Thống VNCH, ông Nguyễn Văn Thiệu, ổng có biết là ở bên Phi Luật Tân có một nghĩa trang mà Phi nó tự cao lắm, tự hào lắm, nghĩa trang đẹp nhất ở Á Châu.
TổngThống mới mời tôi lên để nói tôi qua đó nghiên cứu có cái gì bên đó để về thành lập Nghĩa Trang Biên Hòa của mình.
Tôi được đi qua nghiên cứu cái nghĩa trang đó. Khi trở về, tôi trình dự án đó cho Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu.
Từ đó, dự án được bắt đầu đưa qua cho Công Binh thực hiện, ủi đất để xây cất, đất đang ủi, đang làm xa lộ ở đó.

Lúc bấy giờ Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu có mời tôi lên, ổng có cho tôi biết, ổng có ý muốn là làm thế nào để thực hiện một tác phẩm gì đó ở Nghĩa Trang Biên Hòa.
Từ xa lộ đi vô trong có một khúc lộ, ổng muốn
đặt trước Nghĩa trang, trước khi vô trong, phải có tác phẩm gì đó.
Ổng kêu tôi về suy nghĩ để thực hiện cái tác phẩm nầy. Lúc bây giờ, tôi muốn xin ý Tổng Thống một lần nữa, Tổng Thống cho biết cái ý nghĩa, quan trọng lá cái ý nghĩa như thế nào.
Tổng Thống trả lời với tôi, TổngThống nói: " Theo tôi thì mình làm thế nào để hậu phương biết cám ơn chiến sĩ của mình mà họ đã chết chóc ngoài chiến trường".

LÊ XUÂN TRƯỜNG: Như vậy, Tổng Thống muốn có một bức tượng đặt ở Nghĩa trang để vinh danh, đặt ở ngoài cổng?

ÐKG NGUYỄN THANH THU: Dạ. Sau nầy, ổng hỏi khi nào có thể trình dự án được. Tôi có trình lại với Tổng Thống, Tổng Thống cho tôi suy nghĩ một tuần lễ, tôi sẽ trình dự án như Tổng Thống muốn.
Lúc đầu, ông Tổng Thống mới bấm chuông, ông Ðại tá Cầm bước vô, Tổng Thống nói: "Ông Thu có hứa với tôi là khoảng một tuần lễ ổng sẽ trình dự án".
Sau nầy ra về, ổng có vỗ vai tôi và nói: "Anh là cục nhưn đó nghe, nghĩa trang của mình có cục nhưn, anh làm thế nào , tôi hy vọng ở anh đó nghe".
Tôi ra về.

Công việc đầu tiên nằm trong trứng nước, trong bụng tôi, nó bào bào, cái ý nầy, ý kia, nói đi nói lại, tự hỏi lòng mình tìm đề tài.
Trong thời gian đó, tôi hứa với Tổng Thống một tuần lễ, từ thứ hai đến thứ sáu. Tôi nhớ rõ lắm.



LÊ XUÂN TRƯỜNG: Trong một tuần lễ, anh có nghĩ là anh sẽ kịp để tìm đề tài?

ÐKG NGUYỄN THANH THU: Ðó! Ðó! Ðã hứa rồi, trong cái tuần lễ đó, công việc gì cũng bỏ hết, mình không có làm chi hết. Tôi nghĩ, tìm cái đề tài gì đây? Tác phẩm gì đây? Lúc bấy giờ, Nghĩa trang Biên Hòa đang ủi đất, đang thành lập chứ có gì đâu? Tôi mới đi lên Nghĩa trang Hạnh Thông Tây. Lúc bấy giờ, chiến trường đang ác liệt, trực thăng nó xuống ào ào, chiều nào trực thăng cũng đem xác về, đến nỗi mà trong nhà kho xác, rồi một dãy hòm hai ba chục cái đang sắp ngang đó.

LÊ XUÂN TRƯỜNG: Không có đất để chôn phải không ạ?

ÐKG NGUYỄN THANH THU: Có đất chôn nhưng cũng gần hết đất rồi nhưng mà xác nhiều đến nỗi trong mấy cái hòm ướp xác, rồi mấy cái hòm đang để dài dài, rồi mấy cái đang chôn nhiều đến nỗi phải làm tạm lều ra ngoài, cất lều, che sơ sơ để chất xác cho trực thăng mỗi chiều nó xuống.
Tôi ở đó được ngày thứ hai đến thứ sáu, cảnh chết chóc thì quý vị đã biết, ngày nào cũng khóc la, rồi con cái, vợ nữa, ôm nấm mồ khóc thiết tha trên nấm mồ, cảnh đau thương lắm.
Tôi ở đó được sáu ngày như vậy, khi ở được sáu ngày rồi , ngày mai nữa là hết ngày, đến ngày phải trình Tổng Thống, cho nên đến buổi trưa thứ sáu, đây là câu chuyện thật, tôi cứ nôn nóng như vậy.
 
Trưa thứ sáu thì tôi từ nghĩa trang Quân Ðội Hạnh Thông Tây, tôi về Gò Vấp. Ở vùng Gò Vấp, nắng quá, tôi mới vô kiếm nước uống. Tôi quẹo đại vào một cái quán gần căn phố. Vô tình , tôi kêu một ly nước chanh uống, bỗng nhiên, tôi thấy một anh lính Nhảy Dù, ảnh vô đó từ trước, ảnh cũng từ Nghĩa trang Hạnh Thông Tây về trước đó. Khi tôi bước vô thì tôi dòm qua ảnh, thấy ảnh đã uống đâu bốn năm chai bia rồi, thì thôi, tôi cũng không nói gì.
Nhưng có một điều lạ, tôi thấy ảnh đang nói chuyện với cái ly, ảnh là binh chủng Nhảy Dù, ảnh để cái nón nhảy dù trên cái bàn, mặc áo nhảy dù đàng hoàng, ảnh đang uống và đang buồn, đang nhớ bạn.
Một ly ảnh uống, một ly ảnh cúng, ảnh rót bia vào cái ly cúng đó, rồi ảnh nói chuyện với cái ly như có người bạn trước mặt ảnh vậy, ảnh cằn nhằn, ảnh đau đớn cho người bạn của ảnh đã mất, . Khi tôi dòm thấy được cái hình ảnh mà ảnh vừa nói vừa gục đầu xuống bàn, vừa khổ sở với cái ly đó, ảnh vừa uống vừa cúng. Tôi chờ một chút nữa rồi bước qua làm quen. Tôi cầm cái ly nước chanh, bước qua, tôi đứng kề ảnh, bên cái bàn của ảnh, tôi xin phép ảnh:

-Anh à, tôi muốn ngồi kề với anh, uống với anh được không? Thấy anh buồn, tôi muốn ngồi với anh.

Tôi thấy ảnh không trả lời tui, ảnh ngồi gục trên cái bàn, ảnh hất cái mặt lên, có vẻ như không bằng lòng khi có người thứ hai quấy rầy ảnh.

LÊ XUÂN TRƯỜNG: Có thể cái giây phút đó, ảnh quá đau lòng, ảnh muốn có
một sự riêng tư?

ÐKG NGUYỄN THANH THU: Dạ đúng! Ảnh muốn có một sự riêng tư. Mặt tôi hơi sượng, mấy cô trong quầy cười khúc khích, nãy giờ, cái anh nầy nói chuyện với cái ly không, mà bây giờ có thêm một thằng điên qua nói
chuyên với ảnh, mấy cô chắc nghĩ như vậy, thấy mấy cô cười khúc khích với nhau. Nhưng mà trời thương, tôi đâu có hỏi giấy tờ của ảnh, ảnh gục cái đầu xuống, tôi đứng trơ trẽn ở đó. Bỗng nhiên, ảnh móc ở túi sau, ảnh móc giấy tờ, ảnh đưa cho tôi. Tôi đâu có phải Quân Cảnh mà hỏi giấy tờ của ảnh, thế mà ảnh đưa cho tôi. Tôi cầm cái bóp rồi trở về cái bàn của tôi, tôi lấy giấy tờ ra hết.
 
Tôi ghi tên của ảnh, ảnh là VÕ VĂN HAI, hạ sĩ VÕ VĂN HAI, tôi nhớ rõ như vậy. Ở tiểu đoàn nào tôi quên rồi, tôi ghi hết cái KBC. Xong rồi, tôi đem cái giấy đến trả lại, ảnh cũng không cần biết nữa, lấy bỏ túi thôi, không nhìn tôi mà. Tôi trở về bàn, tôi ngồi để nhìn một chút xíu nữa. Rồi, tôi thấy câu chuyện nó như vậy.

Trưa đó tôi về, dĩ nhiên là ảnh còn ngồi đó, tôi lo đi về, tên tuổi của ảnh tôi còn để đây.
 
Tôi về đến nhà.
Khuya hôm đó, tức là tối thứ sáu, tôi bắt đầu vẽ, để sáng thứ bảy trình.
Thưa, tối thứ sáu, khi tôi ngồi lại cái bàn, từ 8 giờ tối cho đến 6 giờ sáng , tôi vẽ được 7 bản, bảy bản bự như vầy, vẽ màu đẹp lắm. Lúc bấy giờ, thưa quý vị, khi tôi ngồi ban đêm đó, tôi mới liên tưởng đến chiến trường. Dạ thưa, lúc bây giờ chiến trường, đêm đêm, tiếng súng nó dội về, ầm... ầm , mấy cái cửa kiến rung hết, B52 bay thả bom, cửa kiến ở nhà rung... rung. Rồi mưa tháng tám nữa, mưa lất phất... lất phất ở ngoài đó, cũng đau lắm, tôi ngồi thấy cũng thấm lắm, ngồi nghe mấy tàu lá chuối, nước nó rơi, rồi ầm..ầm. ..rồi ầm...ầm, B52 rót rầm...rầm... rầm...rầm.
Thế mà, nó cũng gợi cho tôi, để cho tôi vẽ chiến trường. Dạ thưa, tôi vẽ 7 bản to như thế nầy, vẽ về chiến trường, chiến trường lúc bấy giờ thì người lính mặc áo mưa, cũng thê thảm lắm, gió lất phất, rồi kia, nọ..., người lính đi tới đi lui, lo nhiệm vụ canh gác trong đêm trường cực khổ, ở sau hậu phương, người ta êm ấm như thế nầy mà ở chiến trường thì nó như vậy. Tôi nhớ
đến người lính, tôi mới vẽ 7 bản ở chiến trường, một đề tài nhớ chiến trường, vẽ chiến trường.
Tôi vẽ như vậy cho tới sáng, tôi nhớ cái gì chút đỉnh thì tôi vẽ tới đó, có ý gì ngộ ngộ nẩy ra thì tôi ghi lại để sáng mai trình với ổng, ghi sơ sơ lên đây.
Tôi vẽ tới sáng, cho tới 6 giờ sáng. Tôi vẽ được 7 bản xong rồi, tôi thấy mệt, trời lạnh lạnh nữa, tôi buông cọ ra, mới lủi vô giường nằm. Nằm một chút xíu thì nghe
một tiếng chó sủa ào một cái, nhà tôi nuôi chó cỏ nhiều lắm, anh Trường. Mấy con chó sủa ào lên một cái, tôi hay quạu lắm, tôi kêu: "Bà làm gì đàng trước vậy? Ai đàng trước vậy? Gì đàng trước vậy?". Bà xã
tôi nghe chó sủa là bả lo, bả ra trước rồi, bả coi cái gì đây? Một chặp, khoảng vài phút sau, bả vô nói: "Có người đến mời ông đi trình dự án". Tôi mới nói, trình dự án gì mà mới mờ mờ đất mà dự án...dự án.
Tôi nói vậy mà ông ở ngoài đó nghe, rồi ổng trả lời lớn: "Tôi vô sớm ông Thu! Tôi vô sớm mời ông đi ăn sáng, rồi mình đi lên trển", cuối cùng, tôi đi với ảnh.




Giờ đầu tiên gặp Tổng Thống, Tổng Thống Thiệu đó, lúc bấy giờ đang ở trong Bộ Tổng Tham Mưu, ổng mang lon Trung tướng. Ngày đầu tiên tôi hẹn với ổng, sau một tuần lễ, đi trình, tôi nghĩ ổng ở Tổng Tham Mưu chứ đâu. Thế nhưng, ông nầy, ổng đưa tôi đi Sài Gòn ăn sáng ở nhà hàng gì đó, đả đời, rồi 9 giờ, ổng mới bắt đầu đi, lên xe jeep, ổng chở đi vô dinh Gia Long. Tôi hỏi, quẹo vô đây chi vậy? Tôi nhà quê lắm! "Vô đây ông Thu, vô đây không sao, cũng được vậy thôi". Ông ta nói vậy.
Rồi vô dinh Gia Long, ổng trình cho Ðại tá Cầm, ông Cầm, ổng nói liền:
"Ông Thu ơi! Bữa nay không có anh là chết tui, tôi chờ anh đầu giờ, bây giờ trễ một, hai phút. Giờ có ông Thiếu tướng, ổng vô trước, đáng lẽ anh đầu giờ nhưng có Thiếu tướng vô trước, chút xíu ổng ra, tới anh đó".
Lúc đầu, Ðại tá còn lịch sự hỏi nầy no., dự án, anh có ưng ý không? Vì lịch sư, hỏi qua, hỏi lại vậy thôi.
Tôi ngồi đó, còn Ðại tá cũng làm việc của ổng.

Tôi đứng dậy, tôi ra ngoài hành lang, ở dinh Gia Long có cái couloir dài, có hàng ghế đỏ, có mấy cây cột xưa của mình.
Tôi đi qua, đi lại, rồi tôi ngồi xuống. Tại sao vậy? Ðó, rồi mình tự hỏi, tại sao mình lại vẽ chiến trường, 7 bản chiến trường.
Thôi, bây giờ mình không vẽ chiến trường, mình vẽ anh Võ Văn Hai được không? Rồi mình tự hỏi, vẽ thế
nào? Võ Văn Hai phải như thế nào? Tôi ngồi xuống, tôi bố cục, tôi nheo con mắt lại, tôi hình dung trong trí não của tôi đàng hoàng. Tôi nghĩ đến thế người ngồi, ngồi ra làm sao, làm sao? Tôi vẽ trong trí tôi, tôi đứng dậy, tôi chạy vô, lúc nầy tôi tập trung cái đó rồi, tôi tập trung cái bố cục rồi, mà ai hỏi tôi chắc là chết.

Tôi chạy vội vô phòng của ông Ðại tá Cầm, thấy phòng nó nghiêm nghị quá, mình muốn hỏi xin tờ giấy ghi liền mấy cái nét mình suy nghĩ, giống như con khỉ vậy, tôi móc đại tờ giấy pelure , rồi xin cây viết nguyên tử. Tôi ngó phía sau lưng của ổng, có thùng rác, trong quân đội
có giỏ rác bằng lưới, trong có bao thuốc lá, tôi lấy bao thuốc ra và mở ra.
Tôi trở lại cái hành lang, tôi banh bao thuốc lá ra, có miếng giấy trắng ở trong, tôi mới vẽ xuống, vẽ cái bố cục mà mình mới nghĩ ra.
Lúc đó, nó khiến tôi như thế nào không biết, tôi vẽ
xuống, tôi thấy tôi ưng ý, mình đã vẽ 7 bảy bản ghê gướm, vậy mà cái nầy vẽ sơ sơ, vẽ tốc họa, sao mình thấy khoái khoái.
Vừa khoái khoái, bỗng nhiên chưa có quyết định gì, ông Ðại tá, ổng hỏi: "Anh Thu đâu rồi? Anh Thu đâu rồi? Ðây rồi! Ðây rồi. Anh vô. Anh vô".

Tôi vô, dĩ nhiên cái bao thuốc lá tôi cầm ở trên tay và 7 bản kia, tôi ôm kè kè đi vô. Vô chào Tổng Thống. Tổng Thống Thiệu đang ngồi, kính chào Tổng Thống rồi thôi. Tôi trải 7 bản dưới sàn dinh.
Tôi trải xong, tôi cầm bao thuốc lá nầy chạy qua kính mời TổngThống qua duyệt xét, Tổng Thống góp ý, có cái gì, bổ túc ý kiến của Tổng Thống, tôi vẽ như vầy đó, tôi vẽ 7 bản chiến trường.

Ổng bước ra coi, tôi đệm nhẹ vô, chiến trường là nơi gió táp mưa sa, chiến sĩ mình phải canh gác cực khổ thế nầy, thế nọ, đêm đêm, ngày ngày, ở hậu phương thì ngủ êm ấm, công ơn chiến sĩ mình, làm sao mà quên ơn được.
Thế là, tôi nói chuyện với ổng, ổng làm thinh, ổng ngồi
ổng nghe, rồi ổng qua coi.
Khi đó, lúc bấy giờ tôi làm thinh. Tổng Thống đi qua, đi lại vài lần nữa. Rồi ổng đứng lại sát bên tôi, ổng có
nói một câu dễ thương lắm, ổng nói: "Bây giờ thế nầy nè, tôi nghĩ anh là cha đẻ của nó. Tôi thì muốn chọn một bản, tôi thấy bản nầy tôi cũng thích, mà bản kia nữa tôi cũng thích, vậy theo anh, anh thích bản nào.
Tôi thấy bản thứ hai nầy cũng được, mà bản thứ năm nầy cũng hay đó.
Anh thích bản nào?".

Ổng hỏi vậy, thì tôi xin phép, tôi nói thế nầy: "Dạ, kính thưa Tổng Thống, tôi không dám, nếu Tổng Thống cho tôi chọn lại theo ý tôi, mới đây thôi, cái nầy, tôi hơi quá vô lễ. Dạ, tôi mới vừa nghĩ ra, tôi vẽ vội trên bao thuốc lá, tôi làm như vậy hóa ra tôi quá vô lễ với Tổng Thống".

Tổng Thống nói: "Không. Không. Anh đưa tôi coi".
Tôi lấy bao thuốc lá ra đưa cho ổng, Tôi chỉ vẽ thế ngồi thôi. Thưa Tổng Thống, tôi thích cái nầy.
Tôi nói vậy. Ổng cầm bao thuốc lá, ổng kéo tôi tới bureau của ổng, hai ghế chụm lại.
Ổng dặn tôi câu nầy: "Anh Thu à! Người nghệ sĩ
mà, họ lãng mạng lắm, họ hay lãng mang lắm, mà chiến sĩ của mình không phải thế đâu, phải có đề tài, mà anh vẽ cái đề tài gì đây? Anh cho tôi
biết cái đề tài, lãng mạng không nên có trong cái tác phẩm nầy".

Thưa Tổng Thống, tôi nghĩ ra được những đề tài như thế nầy:
thứ nhất :KHÓC BẠN,
thứ hai: TÌNH ÐỒNG ÐỘI,
thứ ba: NHỚ NHUNG,
thứ tư: THƯƠNG TIẾC hay TIẾC THƯƠNG.

Tổng Thống nói: "NHỚ NHUNG là không được! Không được, thứ tư là THƯƠNG TIẾC, TIẾC THƯƠNG. Ừ, TIẾC THƯƠNG THƯƠNG TIÊC đi".

Rồi Tổng Thống nói tôi về, ổng còn dặn tôi: "Anh nhớ người lính của mình đó, là buồn, là tiếc thương bạn mình nhưng cũng phải tiếp tục cuộc hành trình chiến đấu, không có quên tay súng, cây súng phải giữ, chứ không phải vứt súng bừa bãi. Cái buồn nầy, phải tiếp tục chiến
đấu, Việt cộng nó trường kỳ lắm, nó mai phục dữ lắm, mình phải có cái lâu dài đó.
À, anh Thu ơi! Anh có thể vẽ riêng cái nầy cho tôi được
không? Vẽ lớn cái nầy như 7 bản kia vậy đó".



Tôi trả lời: Dạ được. Dạ được.

Khi đó, ông Ðại tá Cầm bước vô. Bây giờ ổng đưa bao thuốc lá cho tôi.
Tổng Thống nói với ông Cầm: "Anh chuẩn bị những vật liệu cho anh Thu, ảnh vẽ gấp cho tôi cái nầy".
Ông Cầm trở ra. Ông tướng còn ngồi ở đó,
ổng thấy câu chuyện lạ lạ, ổng nán lại xem có cái vụ gì?

Ông Cầm hỏi:"Anh cần gì?".
Tôi nói: "Anh cho tôi tờ giấy lớn như vậy đó, với cái bảng đen, giấy bút, có màu gì bỏ ra hết đây".
Ổng cho người ùn ùn đem đồ ra đó ngồi vẽ.

Thưa, lúc bấy giờ, tôi mới bắt đầu, bắt đầu ra tay, tôi day lại, thấy những người đứng xung quanh tôi đông lắm.
Tôi nói: "Kính thưa Thiếu tướng, Ðại tá, quý vị, trong khi tôi vẽ, xin đừng có ai hỏi tôi hết. Tôi vẽ, quý vị hỏi, tôi phân tâm, tôi không trả lời thì đâm ra vô lễ. Xin cho tôi tập trung ở đây, đừng hỏi".

Thưa quý vị, dĩ nhiên là người nghệ sĩ nào cầm cây vẽ cũng ngắm tờ giấy trắng trước, cho nó lọt vô, cái bao thuốc lá, nó phải lọt vô tờ giấy, phải vẽ sao cho nó lọt vô, mà phải vẽ gấp rút.
Tôi vẽ....vẽ....Tôi lo làm. Lúc bấy giờ như nó khiến, thưa quý vị, bấy giờ, tôi không biết là tôi vẽ hay là cái gì vẽ (cười).
Tôi không hiểu được, tôi phá tới đâu, tôi vẽ tới đâu, nó dính ngay tới đó, nó lọt trọn vô tờ giấy rất đẹp, giống như mình vẽ hai ba ngày trước!
Ðó, tôi phóng lên những nét đại cương là quý rồi, tạo được cái hình ảnh là chiến sĩ ngồi.
Lúc bây giờ tôi mới day ra phía sau, tôi thấy mọi người
đang đứng quanh tôi.
 
Ông Cầm hỏi liền: -Anh cần gì, anh nói chứ làm sao tôi biết được!.

-Dạ thưa Ðại tá, tôi cần người mẫu. Cái nét đại cương tôi có rồi, bố cục đầy đủ rồi, tôi muốn vô chi tiết chút xíu, cái nét áo nhăn, cái nét quần nữa, chút xíu nữa cho nó trung thực"

Rồi ổng ngó ngó, ai cũng hơi ngờ ngợ, không biết ai. Ổng nói: "Tôi được không?".
Trời ơi! Lính gì ngoài chiến trường mà áo quần ủi hồ
ngon lành, tóc tém rồi chải..." Tôi nghĩ vậy.
Ổng mặc áo quần đẹp lắm, áo quần ủi hồ láng thẳng đẹp đẽ. - "Thôi, thôi, tôi làm rồi, Ðại tá cho tôi cây súng".

Thưa quý vị, bấy giờ là năm 1966, lính mình còn xài súng garant M1.
Ổng mang súng ống vô, nịt đạn, bi- đông nước đàng hoàng, coi như tác phẩm bây giờ đang chiếu đó,đội nón sắt nữa, rồi ổng ngồi xuống đó. Ổng là người mẫu đầu tiên, tôi lấy mẫu đai cương đó. Khi ổng ngồi xong,
khoảng năm phút sau thôi, tôi ghi thêm vài nét, chính tôi đã đi hết 85% rồi, tôi chỉ thêm vài nét cho nó rõ, giữa hai cái đó, trung thực không cách xa bao nhiêu. Tôi thấy được rồi.
Khi tôi vẽ lớn ra xong, tôi trình Tổng Thống, Tổng Thống đã ký cho tôi xong hết.

Dĩ nhiên, khi trở về tôi phải lo, nhứt là thời gian phải cho kịp, còn ba tháng nữa là đến ngày1 tháng 11 năm 66.
Ổng ký là tháng 8 rồi.
Tôi phải lo gấp rút người mẫu, kiếm Võ Văn Hai. Thưa quý vị, địa chỉ tôi đã ghi rồi lúc ở ngoài quán đó, tôi có kể.

Tôi lại ngay đơn vị của ảnh, được gặp ông Thiếu tá Chỉ huy trưởng của anh Võ Văn Hai, tôi trình bày cho ổng. Trước khi đi đâu, tôi cũng mang theo mẫu mà Tổng Thống ký cho tôi. Rồi ổng coi, lúc đầu, Thiếu tá còn
hơi lo, nghi nghi, ngờ ngợ. Thế nhưng, sau câu chuyện rồi, ổng thấy, có lẽ ổng hãnh diện được chọn cái đơn vị của ổng, trong tiểu đoàn của ổng, trong đại đội của ổng. Ý ổng, ổng có nói một hai câu như vậy.
Do đó, ổng có nói như thế nầy:
- Ổng yêu cầu gặp anh Võ Văn Hai, tôi thấy chưa hay đâu, tôi nói thật với anh, tôi cho anh một đại đội, mặc sức mà chọn, nhiều thằng một thước bảy, một thước tám mươi mấy, thước chín, mề-đay đầy người, to lắm,chiến công dữ dằn lắm.

Tôi nói: "Dạ thưa Thiếu tá, tôi chỉ cần anh Võ Văn Hai, thật sự là đủ rồi".

-Á! Á! Ðừng cãi tôi! Tôi sẽ cho một đại độI đó.

Ổng nói rồi, ổng làm luôn, ổng kêu một Thượng sĩ bước qua:
-Anh cho tập họp một Ðại đội, Ðại đội súng ống đàng hoàng , ngay ở Bộ chỉ huy của tôi, nhé!

Ổng truyền lịnh đi rồi, lâu lâu, thỉnh thoảng ổng mới coi lại chữ ký của Tổng Thống, rồi ổng nói vô chi tiết nữa để chờ Ðại đội kia dẫn lên.

Thưa quý vị, khi đó thì nghe đàng trước rần rần, ê ét đàng trước rần rần rồi. Tôi thấy Ðại đội ra trình diện ở trước.
Ông thượng sị bước vô:
-Thưa Thiếu tá, Ðại đội tập họp xong.
Ổng bước ra, cầm cái can, đội nón nhảy dù, ổng nói:
-Anh theo tôi, tha hồ anh chọn, to lắm, to lắm, đủ màu, đen đỏ, có đủ hết, Võ Văn Hai, ăn thua gì! Anh ra đây, kìa...kìa...

Lẽ dĩ nhiên, tôi bước ra, người to con thì đứng đầu , ở cuối thì nhỏ và thấp.
Tôi thấy dữ dằn thiệt.

-Người nầy là một thước tám mươi mấy đó, dữ dằn nữa, Võ Văn Hai ăn nhằm gì".

Ổng vừa nói, ông Thiếu tá biểu một anh bước ra, anh bự con bước ra, qua người thứ hai cũng bự con nữa.

Tôi làm thinh, bây giờ tôi mới sực nhớ ra, tôi vội bỏ ông Thiếu tá ở đó, tôi chạy lùn lùn xuống hàng, tôi kêu:

-Anh Võ Văn Hai đâu? Anh Võ Văn Hai đâu? Lên tiếng, lên tiếng!

Cuối cùng tôi chạy xuống hàng gần cuối, ảnh đâu có 1mét 6 à!        
Ảnh nói: -Em đây! Em đây!

Tôi lôi ảnh ra ngoài hàng. Ổng chọn được bốn người, anh Võ Văn Hai nữa là năm.

Thôi, thôi! Thiếu tá!, Ðủ rồi! Ðủ rồi! Tôi la lên.

-Chọn nữa không? Chọn bao nhiêu thì chọn. Tôi cho anh mà! Bây giờ anh nói chuyện cho mấy người nầy biết đi, tất cả năm người đó.

Ðại đội dẫn về, tôi mời mấy anh nầy vào câu lạc bộ, biểu mấy anh về cất súng đi.
Tôi có nói với mấy ảnh như thế nầy:
-Thật sự, tôi chỉ cần anh Võ Văn Hai thôi, nhưng ông Thiếu tá, ổng tốt bụng cho thêm bốn anh nữa. Thôi mấy anh về nghỉ đi, cứ nghỉ ba tháng nhưng đừng ra ngoài đường, đừng mặc đồ lính, Quân Cảnh nó bắt, tôi
không có thì giờ đi lãnh về. Cứ một tuần lễ, tôi ký giấy phép cho mấy anh.

Thế rồi, ngày ngày anh Võ Văn Hai cứ vô nhà tôi làm mẫu.

LÊ XUÂN TRƯỜNG: Tại sao cái hình ảnh anh Võ Văn Hai cứ in trong tâm khảm của anh, phải là Võ Văn Hai. Có phải vì Võ Văn Hai ngồi trong quán nước khóc thương người bạn mà làm cho anh xúc động?

ÐKG NGUYỄN THANH THU: Ðó,  chính cái lẽ đó, chính cái yếu tố quan trọng đó, tôi chỉ cần anh Võ Văn Hai thôi, vì lịch sư, ổng cho bao nhiêu thì cho, cứ để đó cho nghỉ phép luôn, lợi dụng cái dịp nầy để mấy ảnh khỏi ra chiến trường.

LÊ XUÂN TRƯỜNG: Anh Võ Văn Hai lúc đó ở binh chũng Nhảy Dù?

ÐKG NGUYỄN THANH THU: Dạ, Nhảy Dù, hạ sĩ. Anh về nhà tôi, hàng ngày, cứ sáng sáng, ảnh đạp xe đạp vô nhà, đồ lính cất trong nhà, rồi nịt đạn vô hết, lên ngồi làm người mẫu.
Chúng tôi làm như vậy, anh em chúng tôi làm việc, công việc làm như vậy đêm ngày.
Lúc bấy giờ anh Võ Văn Hai cứ lo săn sóc tôi không à, ảnh không phải như hồi trước, nhưng mà tôi chỉ cần ảnh không cần tới tôi mà ảnh chỉ nghĩ tới người bạn,
thương buồn, để nhớ thôi
.
Một buổi nọ, tượng gần xong, tôi làm một cú lẩy, anh Võ Văn Hai vẫn vô bình thường, tôi nói với ảnh:

-Anh lấy ghế nồi đàng hoàng nghe! Bữa nay tôi theo dõi thêm, tôi so sánh giữa anh và bức tượng chút xíu nữa.

Anh Võ Văn Hai ngồi, lúc bấy giờ tôi không có làm, những ngày trước thì tôi làm nhưng bữa nay tôi để ảnh ngồi không.
Dĩ nhiên, khi ảnh ngồi không đó, ảnh chờ tôi. Tôi vô trong nhà, tôi dòm qua lỗ gió, tôi dòm lén ra, khi chờ lâu thì ảnh ngồi mới nhớ lại, hoàn toàn trở lại hồi cũ ở quán nước, nét mặt ảnh buồn như trước.
Khi ảnh buồn thật sự, trong nầy tôi lấy cây viết chì với miếng giấy tôi ghi, tôi chỉ ghi nét mặt thôi, nó rủ xuống thế nào, tôi vẽ như thế ấy, tôi vẽ cái môi, cái miệng, cái mũi thôi.
Sau ba tháng ảnh ngồi làm mẫu, bây giờ thêm cái chi tiết nầy, cái nét buồn nào nó đi tới.
 
Xong rồi, tôi bước ra, tôi nói với ảnh:
-Xong rồi! Xong rồi! Anh về nghỉ đi, vài ba bữa vô cũng được, anh muốn nghỉ giờ nào thì nghỉ, giờ nào muốn vô thì vô, không bắt buộc, được rồi, đủ rồi, nhe!.

Anh Võ Văn Hai lấy làm lạ, ảnh nói:

-Tôi chưa làm mà Ðại úy nói tôi nghỉ.

Tôi trả lời:

- Làm rồi! !àm rồi! Tôi vẽ lén anh mà.

Thế thì ảnh về, ảnh còn thắc mắc, đi ra sau hè, nói với bà xã tôi:
"Thưa bà, tôi thấy ổng không làm, không biết ổng giận tôi cái gì mà ổng nói tôi về, đừng có vô nữa cũng được".

Bà xã tôi nói lại: "Ờ, cái ông đó, ổng biểu sao hay vậy, không có giận anh đâu. Anh Hai cứ nghỉ tự nhiên". Rồi ảnh ra về.

Thưa quý vi, khi ảnh về, bức tượng đã gần xong rồi, chỉ còn cái nét buồn nữa thôi.
Khoảng ba giờ khuya, tôi sáng tác 3 tháng trời, tôi lao đao lận đận lắm, ăn uống không yên, ngủ không được, trong bụng cứ bào bào, cứ nhớ lại hình ảnh Võ Văn Hai buồn.
Tôi ngủ được chút xíu, bây giờ là ba giờ khuya, cái nét buồn tôi ghi lại buổi sáng.
Lúc bấy giờ tôi tắt đèn hết, tôi cầm cây đèn cầy, đồ đạc tôi chuẩn bị hết rồi, để trên cao hết rồi. Ðêm khuya, không có gì bằng đêm khuya vắng vẻ. Thưa quý vị, mình nói với cái tượng đó, khi mình cầm cây đèn cầy để tìm ánh sáng, cây đèn cầy dễ lắm, khi tôi cầm cây đèn bên nay thì ánh sáng bên nay tạt qua, và khi tôi cần ánh sáng bên kia thì tôi cầm cầy đèn đưa qua bên đó. Tôi đưa lên , đưa xuống..., một tay tôi cầm đèn di chuyển,
một tay tôi làm.
Ban đêm tôi làm, tôi nhớ, trên cái giàn cao như vậy,lạnh lẽo như vầy, tôi làm tới 6 giờ sáng, lại 6 giờ sáng nữa, tôi thấy đẹp quá, tôi thấy nét mặt của tượng buồn quá, buồn lắm, nhưng mà thôi, tôi đi ngủ.

Nằm chút xíu, trời sáng rồi, đã 8 giờ sáng , ánh mặt trời sắp sửa ló lên. Tôi chạy ra coi có giống như hồi hôm không? Hồi hôm thấy nó buồn, nhưng cũng còn nghi nghi nữa. Thấy y chang như hồi hôm, tôi mừng quá.

LÊ XUÂN TRƯỜNG: Sau biến cố tháng 4 năm 75, anh Thu phải đi tù cải tạo trong bao lâu?

ÐKG NGUYỄN THANH THU: Dạ. (tiếng thở dài) Trời ơi! Thưa quý vị, để kết thúc chương trình, tôi nói thiệt, danh vọng, hay chết chóc gì cũng do tác phẩm nầy cả, cuộc đời tôi, nó dính liền với tác phẩm nầy.
Cho nên lúc vô tù Cộng sản, tôi thê thảm lắm, thưa quý vị, Tôi bị vô trong cái biệt giam đó, trong thùng cô-nết. Tôi ở đó 22 tháng, tôi gần đâm ra hấp hối rồi.
Dạ, nó đánh tôi. Nó không thấy, nó chỉ nghe những người Sài Gòn, những Việt cộng nằm vùng hồi xưa, những ăng-tên, những người cùng bị tù như mình, cùng cải tạo như mình nói với nó, chứ nó đâu có thấy gì.
Nó đem tôi đi nhốt, bây giờ còn đầu mùa, cũng còn gay cấn lắm, tôi cũng chống đối lại nó, tôi khi dễ nó, không nói chuyện với nó, nó đánh, nó bề hội đồng tôi, cho tôi làm cái tác phẩm phản động, nầy kia thế nọ.
Nó nói: "Tất cả những tướng lãnh, những sĩ quan lớn
của anh đó, xong giặc rồi thì hết. Còn anh , còn lưu lại cái tư tưởng, cái hình ảnh, cái tinh thần đó mới là quan trọng. Tôi phải "múc" anh, chứ nói chuyện về với anh à, khỏi nói chuyện với anh về chuyện về".

Thề rồi, ảnh hành hạ tôi, đánh tôi ba ngày ba đêm, lần nầy ảnh bộp lỗ tai tôi bị điếc, thành ra giờ nầy tôi qua đây, tôi được hưởng tiền điếc, thưa quý vị, nó đã nhốt tôi 8 tháng rồi.
Một bữa đó, chính trị viên, nói như thế nầy: "Không lẽ anh ngồi trong đó hoài, bây giờ tôi đưa một cái ý nầy cho anh, anh nói một câu nầy, rồi tôi nghiên cứu cho
anh ra ngoài lao động, chẳng lẽ anh ngồi trong nầy cho rục xương sao, anh chỉ nói như thế nầy, cái tượng gì thương tiếc của anh đó, anh chỉ là cái người phụ thôi, còn người chánh thức làm thì ra nước ngoài rồi, anh cứ nói vậy đi rồi tôi nghiên cứu cho anh".

Tôi nói: "Dạ thưa, không được, cán bộ. Cái nầy tôi làm tôi chịu, không có ai mà làm. Không, không được. Cái nầy, tàu chìm thì tôi chìm theo, máy bay rớt tôi rớt theo, tượng chết thì tôi chết theo. Ô! Không được ! Không được!".

-Anh ngoan cố à! Anh cãi tôi phải không? Nó hét lên.

Nó nhảy tới, nó tạt, nó đá, nó vỗ trống tôi. Thưa quý vi, nó vỗ, bụp...bụp...Nó vỗ tôi hai cái, dĩ nhiên là điếc liền, bể liền, máu ra... Nó nhốt tôi 22 tháng, có lần nó đem ra xử bắn nữa.
Ðêm đó, gần hai giờ sáng, chuông nhà thờ vừa đổ xong rồi. Cái cửa cô-nết mở vào lúc 4 giờ khuya, mở khác giờ, tôi biết giờ tử tội đã đến. Nó đem tôi ra, đi dài dài. Tôi đi không nỗi, nó kè tôi đi cà lếch, cà lếch...
Ði ra chỗ đó, nó bịt mắt tôi lại. Bỗng nhiên, có chiếc xe jeep nào đó, tôi nghe văng vẳng. Tôi ngồi xuống, tôi nghe tiếng nói từ chiếc xe jeep: "Ðồng chí nào đó? Bước lại đây!".
Khoảng 10 phút sau, tôi nghe tiếng máy xe ù ù chạy trở ra, rồi nó chạy trở lại, nó nói gì đó với nhau. Thưa quý vị, lúc bây giờ nếu mà xử bắn tôi, bên tay mặt tôi là
con đường sân vận động, bên tay trái là khu gia binh, tôi có linh tính, chân tôi nó rẽ sang bên trái, rồi nó dẫn tôi vô trong một cái gì đó, đóng lại ầm...ầm.
Lúc bấy giờ, thần kinh tôi căng thẳng, rồi ngủ, sáng dậy tôi thấy tôi nằm trong cầu tiêu.

LÊ XUÂN TRƯỜNG: Anh nghĩ như thế nào về cuộc chiến Việt Nam. Anh là người sống trong cuộc chiến, chắc chắn là sự xúc động của anh kinh khủng lắm phải không ạ?

ÐKG NGUYỄN THANH THU: Nói đến tác phẩm nầy, thưa quý vị, anh Trường ảnh hỏi nhiều quá, sâu sắc đối với tôi. Thưa quý vị, nếu mà những người đồng lứa tuổi với tôi, năm nay tôi 68 tuổi, tất cả những sĩ quan, những H.O qua đây rồi, tôi nói, không ai mà không xúc động trước một hình ảnh mà người chiến binh đã ngã ngoài chiến trường, có nhiều bản nhạc hay đó, Trần Thiện Thanh cũng kêu la um sùm đó, rồi nhạc nầy, nhạc kia, đủ thứ hết, nhớ người lính của mình. Nhất là, không phải nói đến riêng những binh chũng nào như Nhảy Dù, Biệt Ðộng Quân, Thuỷ Quân Lục Chiến...mà nói chung đến người lính của mình, chiến sĩ mình, lòng gan dạ của họ, chỗ nào nguy hiểm là họ tới để giải quyết chiến trường,
cảnh bị bao vây, rồi chết chóc... thê lương lắm, đại khái như vậy.
Hình ảnh Thương Tiếc đó, nói ngay, khi tôi vừa lớn lên thì gặp chiến tranh, cho nên tác phẩm nào cũng có nguyên nhân của nó.
Chiến trường, nơi đó là một đề tài thật xúc động. Cho nên, là một nghệ sĩ, tài cán không được bao nhiêu, chỉ thấy được sự thật của thời đại lúc bấy giờ, cái mốc đó, cuộc chiến đó. Tôi cố gắng ghi laị sự đau đớn của thời đại đó.

LÊ XUÂN TRƯỜNG: Thưa quý vị, buổi nói chuyện với Ðiêu Khắc Gia Nguyễn Thanh Thu, quý vị vừa biết được nguồn gốc của bức tượng TIẾC THƯƠNG, đặt tại NGHĨA TRANG QUÂN ÐỘI BIÊN HÒA, nơi mà 250.000 chiến sĩ đã nằm xuống, để bảo vệ cho đất nước VIỆT NAM được TỰ DO.

Kính chào quý vị.

 

 

 


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 23/Apr/2010 lúc 7:12pm
mk
IP IP Logged
ranvuive
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 02/May/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 1151
Quote ranvuive Replybullet Gởi ngày: 24/Apr/2010 lúc 7:35am
 



Mới đó mà nay cách dậm trường
Một mùa xuân đỏ đoạn tình thương
Non cao cẩm tú chừ tan tác
Thu thủy tình nhân biệt ngã đường
Viễn xứ sầu bi luôn ấp hận
Quê người thấm lạnh mịt mù sương
Lối xưa vườn cũ tìm trong mộng
Sáu khắc khơi đèn thắp nén hương



IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 26/Apr/2010 lúc 9:37am
<<<xin bấm vào

ĐÊM NHỚ VỀ SÀI GÒN

By: vnlib

Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
Nhom12yeuthuong
Senior Member
Senior Member
Avatar

Tham gia ngày: 13/Sep/2009
Đến từ: Vietnam
Thành viên: OffLine
Số bài: 7120
Quote Nhom12yeuthuong Replybullet Gởi ngày: 27/Apr/2010 lúc 8:47am
Ngày Trở Về PDF Print E-mail
Tác Giả : Tiếng hát Hồng Hạnh   
Chúa Nhật, 25 Tháng 4 Năm 2010 07:22
Hôì tưởng lại hình ảnh quê hương thời chinh chiến.
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 14 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.176 seconds.