Bài mới Thành viên Lịch Tìm kiếm Hỏi/Đáp | |
Ghi danh Đăng nhập |
Tâm Tình | |
Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Tâm Tình |
Chủ đề: MƯỜI ĐIỀU RĂN NGƯỜI GIÀ | |
<< phần trước Trang of 71 phần sau >> |
Người gởi | Nội dung |
van phan
Senior Member Tham gia ngày: 12/Mar/2010 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 173 |
Gởi ngày: 11/Apr/2010 lúc 4:14am |
Cảnh đẹp Paris ( tập 3 )
10 - Pont Neuf
11 - Đảo Cité
12 - Đêm dạo sông Seine
13 - Nhà thờ Sacré Coeur Montmartre
14 - Thánh Đường Notre Dame de Paris
15 - Chân Tháp Eiffel
16 - Tháp Eiffel nhìn từ vườn Trocadéro
17 - Cầu Mirabeau
Cám ơn anh Báu, anh Mười Lăm, cùng các thân hữu ũng hộ chủ đề nầy.....
Vo van phan
|
|
IP Logged | |
trankimbau
Moderator Group Tham gia ngày: 02/Jun/2007 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 424 |
Gởi ngày: 11/Apr/2010 lúc 9:51am |
Không ủng hộ cũng không được. Hình đẹp, cảnh đẹp, thơ hay, vo van phan thật đã đưa mọi người chìm trong ước mơ: PHẢI ĐẾN BA LÊ.
Đa tạ.
|
|
kb
|
|
IP Logged | |
van phan
Senior Member Tham gia ngày: 12/Mar/2010 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 173 |
Gởi ngày: 12/Apr/2010 lúc 3:23am |
Cảnh đẹp Paris ( tập cuối )
18 - Cầu Alexandre III
19 - Vườn Lục-Xâm-Bảo
20 - Vườn Lục-Xâm-Bảo
21 - Khu phố Saint-Eustache
22 - Khu phố Montmartre
23 - Đảo Saint-Louis
24 - Một trạm métro Paris
25 - Quai du Louvre
|
|
IP Logged | |
van phan
Senior Member Tham gia ngày: 12/Mar/2010 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 173 |
Gởi ngày: 13/Apr/2010 lúc 2:28am |
|
|
IP Logged | |
van phan
Senior Member Tham gia ngày: 12/Mar/2010 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 173 |
Gởi ngày: 13/Apr/2010 lúc 5:40am |
Thực tế đa số người già ở Gò công đời sống khó khăn , chuyện du lịch là không thể và cũng chưa phải thói quen ...nên có thơ rằng :
Paris ở tận bên Tây
Cali bên Mỹ , Mình đây Chợ Gò
Tiền ít , đi được Mỹ Tho
Hoặc đi xe bus, Chợ Gò - Tây Ninh
Du lịch : Tây , Mỹ...đẹp xinh
Ngày mai trúng số (độc đắc) thì mình mới đi (cho biết )
Mời đọc thêm .
Cha Mẹ Già & Con Cái
Internet 2009/12/13 Một bài rất hay, hãy rán đọc cho hết, đừng đọc nửa chừng rồi cho qua ! ! ! Trong truyện cổ, người ta có kể chuyện một ông phú hộ và 4 người con trai. Khi 4 người con này lớn lên lập gia đình, ông phú hộ này đem một phần gia tài chia cho 4 người con, phần còn lại vợ chồng ông giữ để dưỡng già. Mấy năm sau khi vợ ông qua đời, mấy người con sợ rằng ông sẽ tìm vợ mới, lúc có con, gia tài này phải chia cho những đứa con khác. Chúng bàn với nhau thuyết phục Cha, về ở với mình, săn sóc cha thật chu đáo, sung sướng để ông không cảm thấy cô đơn, khỏi cần phải tục huyền. Ðược ít lâu, chúng thuyết phục ông phú hộ chia hết tài sản cho chúng. Bùi tai và thấy không cần giữ riêng cho mình một tài khoản nào, ông đồng ý đem gia tài chia hết cho 4 đứa con. Sau đó ông đến ở với đứa con thứ nhất, nhưng đứa con này nghe vợ, chỉ được ít hôm, bảo ông đến ở nhà đứa em kế. Cứ như thế, không ở được với đứa con nào. Không một đồng xu dính túi, người cha bị bỏ rơi, phải đi khất thực từng nhà. Bấy giờ cây gậy cũng còn có ích hơn là những đứa con. Cây gậy đó có thể giúp ông già xua đuổi những con chó, dò dẫm trên đường, tránh những vũng nước và giúp ông những lúc yếu chân sắp ngã. Câu chuyện này sao giống câu chuyện của một bà mẹ ở Quận Cam. Sau Tháng Tư 1975, hai vợ chồng đem một đàn con vượt biển sang Mỹ. Trong nhiều năm, ông bà vừa nuôi con khôn lớn, ăn học thành tài, dựng vợ gả chồng cho con, vừa tậu được một căn nhà khang trang trong vùng Bolsa. Sau khi người chồng qua đời ít lâu, bà vợ được con cái thuyết phục nên bán ngôi nhà đi, chia đều cho các con rồi về ở với con cháu cho đỡ cô đơn. Bà nghe theo, và cũng lần lượt ở với nhiều đứa con, chịu cảnh bạc đãi và cuối cùng bà quyết định phải rời khỏi nhà những đứa con ấy. May thay, trên đất Mỹ, bà già cô đơn này còn có chỗ nương tựa, đó là một món trợ cấp nhỏ và ngôi nhà “housing” mà chính phủ đã đành cho bà. Nếu ở một xứ sở khác, chắc bà cũng cần đến một cây gậy. Những đứa con mua nhà mới có thể đã không tính đến một chỗ cho cha mẹ già khi xế bóng, nhưng tôi biết nhiều bậc cha mẹ khi luống tuổi, con cái lập gia đình đi xa cả rồi, mà vẫn giữ cái nhà cũ nhiều phòng, với ý nghĩ dành cho con lúc trở về thăm viếng. Tôi có một người bạn được con trai bảo lãnh sang Mỹ, nhưng chỉ ít lâu sau cô con dâu muốn chồng bán căn nhà đang ở và đi mua lại một cái nhà nhỏ hơn, lấy lý do để tiết kiệm cũng là lý do để cha mẹ chồng phải dọn ra. Cha mẹ đối với con lúc nào cũng hết lòng. Mẹ có thể lăn vào lửa để cứu con, cha có thể đổ mồ hôi nhọc nhằn để đứa con có được một nụ cười hạnh phúc, nhưng những đứa con, khi đã có gia đình riêng của mình, không giữ được sự chăm sóc, lo lắng cho đời sống của cha mẹ. Người mẹ nào cũng mỗi đêm kéo chăn đắp cho con, sờ trán con, hạnh phúc theo từng nụ cười của con, nhưng bây giờ con ở xa, thời giờ dùng để gọi về thăm mẹ đôi khi cũng hiếm hoi. Ông Chu Dung Cơ nói về mối liên hệ giữa cha mẹ già và con cái : - “Cha mẹ thương con là vô hạn, con thương cha mẹ là có hạn. Con bệnh cha mẹ buồn lo. Cha mẹ bệnh con đến nhòm một cái, hỏi vài câu thấy là đủ. Con tiêu tiền của cha mẹ thoải mái, cha mẹ tiêu tiền của con chẳng dễ chút nào. Nhà của cha mẹ là của con. Nhà của con không phải là nhà cha mẹ. Ốm đau trông cậy vào ai ? Nếu ốm đau dai dẳng có đứa con hiếu nào ở bên giường đâu (cứu bệnh sàng tiền vô hiếu tử)”. Và lời khuyên đối với các bậc cha mẹ là : “Khác nhau là như vậy ! Người hiểu đời coi việc lo cho con là nghĩa vụ, là niềm vui không mong báo đáp. Chờ báo đáp là tự làm khổ mình”. Cũng có nhiều con cái nuôi cha mẹ. Luận Ngữ chép, Tử Du hỏi về đạo hiếu. Khổng Tử đáp : “Ngày nay người ta cho nuôi cha mẹ là hiếu, nhưng đến chó ngựa kia, người ta cũng nuôi, nếu nuôi mà không kính hiếu cha mẹ thì có khác chi !”. Người già không khác những đứa trẻ, nhiều khi hay tủi thân, hờn dỗi và dễ phiền muộn, con cái có thể cho cha mẹ ăn uống, hầu hạ cha mẹ khuya sớm nhưng rất khó biết đến nỗi buồn của cha mẹ lúc về già. Người thợ hớt tóc cho tôi biết về con cái của ông, cả 2 đứa con đều có nhà riêng, cùng ở trong quận Cam, nhưng không mấy khi chúng điện thoại hỏi thăm ông. Tháng trước, ông bệnh, nằm nhà một tuần lễ mà cũng chẳng đứa con nào ghé qua thăm. Ông nói thêm : “Chỉ trừ lúc nào chúng cần nhờ đến ông việc gì đó”, và buồn bã kết luận : “Ở Mỹ này, có 9 đứa con, cha mẹ già bệnh cũng phải vào nursing home thôi !”. Tuy vậy, nursing home ở Âu Mỹ, mang tiếng là văn minh, hiện đại nhưng liệu rằng đây có phải là nơi yên ổn cho những ngày cuối cùng của tuổi già không ? Tại các viện dưỡng lão trên đất Mỹ mỗi năm có hàng chục nghìn trường hợp khiếu nại vì cách đối xử của nhân viên như bỏ bê, đánh đập, đại tiểu tiện, ói mửa mà không dọn dẹp, không cho uống nước, hiếp dâm, sờ mó, tệ hại nhất là đối với những bệnh nhân Alzheimer. Năm ngoái, phúc trình của Bộ Y Tế Minnesota cho ta thấy chỉ trong vòng 5 tháng đã có 15 trường hợp bệnh nhân mất trí nhớ bị hành hạ, trong đó có những vụ như bị chọc ghẹo liên tục, bị nhổ nước bọt vào miệng, bị bóp ngực hay hạ bộ. Phải chăng nhà dưỡng lão, chặng cuối đời của người già là chốn địa ngục có thật trên trần gian như thế ! Vậy thì con cái có hiếu tâm, xin cầu nguyện cho các đấng sinh thành sớm ra đi trước khi họ trở thành những người mất trí lú lẫn, nằm suốt ngày một chỗ, tiêu tiểu không kiểm soát được. Thấy cha mẹ lớn tuổi mà còn minh mẫn, mạnh khoẻ nên mừng, mà thấy cha mẹ ra đi nhẹ nhàng, trước khi phải chịu những cảnh đau lòng của tuổi già lại càng mừng hơn. Tuy vậy, rất nhiều gia đình người Việt trên xứ người có được niềm an ủi là họ có những đứa con Việt Nam , nhất là những đứa con của một gia đình nghèo khó, lớn lên trong chiến tranh và thông cảm được nỗi thiệt thòi bất hạnh của cha mẹ. vo van phan |
|
IP Logged | |
van phan
Senior Member Tham gia ngày: 12/Mar/2010 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 173 |
Gởi ngày: 14/Apr/2010 lúc 9:27am |
TUỔI GIÀ Ở NƯỚC NGOÀI
( Đọc trang nhật ký nầy.... từng giọt lệ rơi )
Tuổi Già Trên Đất Mỹ Nhật Ký Người Già, Tác Giả Miêng Người Việt có một câu nói : Mỹ là thiên đường giới trẻ, địa ngục giới già. Nay tôi đã vào cái tuổi giữa 70, câu nói này thật là thấm thía. Mỹ có tất cả những sản phẩm dành cho thanh thiếu nhi : đồ chơi, phim ảnh, máy chơi điện tử thính thị, khu giải trí có chủ đề (theme parks). Còn đối với người già, thì chỉ có sự cô lập và nỗi cô đơn. Căn bản nếp sống của người Việt dựa vào gia đình, cộng đồng, và khi ta mất những cái đó, ta mất đi một phần lớn cái tôi. Khi còn sống ở Việt Nam, tôi không bao giờ nghĩ đến việc sinh sống tại một nơi nào khác ngoài quê hương. Ta sống và chết nơi tiền nhân đã sống và đã chết. Ta có thân nhân, giòng họ ; ta có gia đình, có những miếu đền. Một khi ta đã quen miền đất với mồ mả tổ tiên, ta sẽ không còn sợ tử thần và cái chết. Nhưng tại Mỹ, lối sống cũ của chúng ta không còn nữa. Chúng ta bị buộc phải ra đi khi cuộc chiến kết thúc vào năm 1975, và chúng ta đã sống xa xứ từ lúc đó. Ngày nay, bạn bè và thân nhân của chúng ta tản mạn khắp nơi trên thế giới. Tại Mỹ, càng già càng mất mát nhiều – bạn bè, thân nhân, trí nhớ, khả năng di chuyển, và ý nghĩ của chính mình. Chuông điện thoại kêu. Tôi nhấc ống máy. Đây là bà tên-này-tên-nọ ở Los Angeles. Bà mắc bệnh tiểu đường và mới bị cưa chân. Rồi chuông điện thoại lại reo nữa : Ông tên-ni-tên-nớ ở Georgia bị ung thư phổi, chỉ còn sống khoảng vài tháng. Ở Việt Nam, chúng tôi đều là bạn thân. Nhưng với cái tuổi đời chồng chất như tôi, tôi làm sao đến thăm họ được khi họ hàng ngàn cây số cách xa ? Làm sao ta tưởng tượng được đến việc gọi điện thoại cho người bạn thân khi họ nằm chờ chết trong bệnh viện, để nói lời xin lỗi là không thể tận mình đến viếng thăm được lần cuối. Ấy vậy, tôi làm điều này mỗi tháng, buồn lắm. Tôi và chồng tôi, chúng tôi dự định đi một chuyến du lịch Âu Châu vào kỳ Hè tới đây. Chuyến đi này là chuyến đi cuối cùng, để nói lời giã biệt thân nhân bè bạn. Chúng tôi biết là sau chuyến đi này, chúng tôi sẽ không đi đây đi đó được nữa vì sức khoẻ đã kém, sẽ không thấy mặt họ nữa. Tôi gần như không bước xuống được cầu thang nhà vì đầu gối chân rất đau. Nhà thì đã bán, giờ thì chúng tôi ở trong một chung cư có thang máy vì đó là điều kiện duy nhất mà chúng tôi có thể sống độc lập không nhờ vả đến ai bây giờ. Điều mà tôi quan tâm nhất là trí nhớ suy sụp rất nhiều. Tôi là người giữ gia phả của giòng họ, nhưng tất cả đều nằm ở trong đầu. Biết ai liên quan với ai như thế nào trong họ là nghề đặc biệt của tôi, người con gái trưởng trong nhà ... Nhưng không một đứa con nào của tôi biết được những mối dây liên hệ gia đình trong gia tộc, ngay cả đến những người em của chính tôi. Không có tôi, họ hàng thân thích sẽ trở thành kẻ xa lạ nếu tình cờ gặp nhau trên đường phố. Tôi có thể nhớ đến được những bà con cô dì chú bác ba đời của gia đình bên tôi và của cả bên chồng. Tôi phải viết xuống trước khi trí nhớ tôi lụt hết. Thỉnh thoảng vào buổi sáng khi thức dậy, tôi lặng nhìn cây cối ngoài phố và tự hỏi tôi đang ở nơi nào. Đôi lúc, tôi đi sang khu chung cư kế cận, nơi có một số mèo hoang, và cho chúng ăn những thức ăn thừa. Khi tôi cất tiếng gọi, chúng nhận ra giọng nói của tôi và bổ xua lại. Bây giờ, chúng là những niềm vui nhỏ của tôi. Đương nhiên những ngày hạnh phúc nhất là những ngày con cháu đến thăm. Nhưng chúng cũng có đời sống riêng, thỉnh thoảng chỉ đến chơi được một lúc rồi về, tôi làm gì cho hết những khoảng thì giờ trống trải sau đó ? Mẹ tôi, bà mất năm bà 97 tuổi, và mẹ chồng tôi, qua đời lúc 95 tuổi ; cả 2 người có sống chung trong một khu dưỡng lão nhiều năm. Tôi thường đi xe buýt đến thăm 2 bà mỗi ngày, ngay cả khi còn đi làm. Từ lúc đó tôi đã biết cái thảm não của người già trên đất Mỹ, ngay khi tôi còn trẻ trung mạnh khoẻ. Các nhân viên điều dưỡng ở đó thường nói với tôi là 2 bà có phước lắm, thường có được con cháu đến thăm. Tôi trả lời : "Đó là lối sống của người Việt Nam ". Còn những người già khác, con cháu họ ít đến. Tôi có nhớ một số bà lão, ngồi trên những chiếc xe đẩy, ngóng trông con cháu hay người thân, ngày này qua ngày khác, nhưng chẳng thấy ai. Có cả một bà cụ, cụ còn sống lâu hơn những người con trai ; mỗi ngày bà vẫn ngồi chờ trông mong hình ảnh người con trai bước qua khung cửa. Thật tội nghiệp khi người ta sống dai như vậy trong sự cô đơn ! Ở xứ Mỹ này, tuổi già đúng là tuổi lỡ thời ; cả 2 đều không được người ta kính nể hay cho một chút gì quan trọng. Ở quê nhà, các ông già bà lão thì được nể vì nhất, vì họ là những người chia xẻ túi khôn cùng kinh nghiệm cho những người đi sau. Điều đó không có ở đây. Không ai muốn nghe tiếng nói của người già. Họ cảm thấy bị cô lập ngoài vòng ranh giới của con cháu Mỹ hoá của họ. Chúng cười vang về nhiều thứ mà tôi không hoàn toàn hiểu được. Mỹ đúng là một quốc gia của giới trẻ hơn là giới già như tôi. Vào những buổi chiều mùa Đông, tôi ngồi nhìn những hàng cây trơ trụi lá, tâm hồn lạc lõng. Tôi nghĩ về cái thế giới mà tôi đã biết, nay đã bay xa, như làn khói hương trầm. Tôi nghĩ đến cố hương, đến những mùa lễ Tết ở Saigon, đến những đám cưới, đám hỏi, đến những chuyến du lịch, những lần tíu tít họp mặt gia đình, ai ai cũng có mặt, con nít chạy quanh, người lớn ngồi nói chuyện đời chuyện gẫu, đàn bà con gái quây quần chung lo việc bếp nước. Và tôi cảm thấy rất khao khát những ngày quá khứ xa xưa. ( còn tiếp phần 2 ) Aging in a Foreign Land Andrew Lam là một biên tập viên của NAM (New American Media) và cũng là tác giả cuốn Perfume Dreams : Reflection on the Vietnamese Diaspora ( Những Giấc Mơ Hương : Hoài Niệm Cuộc Sống Xa Quê) (Heyday Books, 2005). Cuốn sách này gần đây đoạt giải thưởng Beyond Margins 2006 của Trung Tâm Văn Bút Mỹ ( PEN American Center ). * Vo van Phan |
|
IP Logged | |
van phan
Senior Member Tham gia ngày: 12/Mar/2010 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 173 |
Gởi ngày: 15/Apr/2010 lúc 6:39am |
TUỔI GIÀ Ở XỨ NGƯỜI
Nhật Ký Người Già ( tiếp theo )
Tác Giả : Miêng Ông ơi, đi ăn cơm đi, tôi mệt, nằm một lát. Ông cứ chờ vậy trẻ nhỏ lại cười bảo già rồi mà còn mùi mẫn. Con ép, ông đừng cáu nhé, cứ nói nhỏ nhẹ bố ăn đủ rồi. Nó ép mình ăn là lo đến sức khoẻ của mình, là thương mình. Cứ tưởng tượng chúng nó không màng mình no đói ra sao hay thảy vào viện dưỡng lão toàn người xa lạ thì còn buồn biết mấy hả ông. Lát nữa tôi giấu ít quả nho. Ông bị cấm đủ thứ tội quá, nó bảo nho có nhiều đường ông à. Mà từng tuổi này rồi, chết nay sống mai biết ngày nào, kiêng cử quá cũng khổ. Mỗi lần dấm dúi chùm nho, ông mừng như con nít thấy thương quá, muốn khóc luôn. Trong ngăn đồ lót cũng còn một ít kẹo trái cây, thèm thì ăn vài cái thôi. Giấy gói kẹo bỏ lại trong bao, chiều mai tôi đem bỏ vào thùng rác công viên. Gớm, cứ phải ăn vụng. Chúng nó biết thì la tôi chết. Mà chẳng sao, miễn là ông vui. À áo ông đang bận dính kem bánh ngọt từ chiều hôm kia, thay đi kẻo lại thưa ông tui ở bụi này. Hồi trưa nghe trẻ bàn nhau may áo, cả cho ông nữa đó. Thiệt tình, tủ nào cũng treo nghinh ngang mà cứ may hoài. Trẻ nhỏ về đông đủ vui thì có vui, mà mệt, điện thoại reo liên miên, chúng nó nhỏ to nhiều quá. Muốn nghỉ ngơi cũng chẳng yên. Nãy giờ bảo mẹ mệt, bây bớt lao xao cho mẹ nghỉ một tí, vậy mà chúng cứ tới lui ra vào coi mẹ mệt ra sao. Già cả thì nay mệt mai khoẻ là chuyện thường, nói vậy mãi nó vẫn tra hỏi, lo lắng khóc nữa chứ ! Thật dở hơi. Bà nói hơi mệt nghỉ một lát rồi ăn cơm sau, mà cứ nằm mãi, tôi hiểu là bà mệt nhiều, vì nếu lười thì bà đã nói lười. Tôi không thấy đói, chẳng muốn ăn. Bữa cơm không có bà lại càng không tha thiết nữa. Chúng nó hùa nhau cằn nhằn bà ạ. Rồi chắc tội nghiệp ông già, lại dỗ dành. Tôi vẫn ngồi cạnh bà, hơi thở bà mong manh quá, nhẹ như không, đặt bàn tay gần chẳng thấy gió. Nhớ mỗi lần đi biển bà thường nhắc hít thở đi ông, hít sâu vô. Và mình cùng hít ồn ào, như thể bù lại những giờ phút giam mình trong nhà hay đã tiêu phí thời gian thở không đúng cách. Những lúc đó tôi có cảm tưởng buồng phổi nở ra, căng lên, mạnh mẽ. Bây giờ lại thấy yếu hẳn đi, như thể ai đã hút hết sinh lực mình rồi, và tôi thở khó khăn, ngắt quãng. Tôi muốn mình lại ra biển cho bà hít thở. Ờ, phải chi tôi có thể hít thở cho bà để bà bớt mệt. Tôi chưa thay áo, chẳng đứa nào để ý đến tôi bằng bà đâu. Mắt bà không xoi mói mà tinh, thấy hết. Tôi cũng không ăn vụng kẹo. Có bà thì bất cứ sự vụng trộm nào cũng vui, mình chỉ mỉm cười với nhau là điều gì cũng thành trò chơi bí mật mà ngay tình. Giờ không cầm viên kẹo từ tay bà dấm dúi thì như tôi gian lận cái gì. Tôi không thèm ngọt đâu, bà đừng lo. Tôi thèm ngồi nhìn bà im lìm … Bà ơi, nói gì đi ! Đêm qua tôi khó ngủ ông ạ. Trằn trọc mãi. Rồi chợp mắt lại mơ thấy mình bay lên trần nhà, nhìn xuống ông ngủ mà mặt mày không thư dãn chút nào. Có lúc ông nấc cụt hay khóc ấm ức. Tôi vội vàng đáp xuống ôm chặt ông như mỗi lần một trong 2 đứa mình giật mình trong đêm. Thấy ông nhăn nhó, lại sợ ôm chặt quá ông tỉnh ngủ, tôi buông ông ra, rồi tỉnh dậy. Tôi rón rén ra nhà ngoài, trẻ con nằm la liệt. Tôi đi một vòng hôn đám cháu nội ngoại đang say ngủ, đứa nào trông cũng bình an. Con TiTi ôm chú sư tử mình mua cho nó hôm sinh nhật. Ông đừng buồn, trẻ con mà, nó thích chạy chơi chớ có thích ngồi nghe mình kể chuyện đâu ông. Sách truyện đầy nhà, đêm nào trước khi ngủ bố mẹ cũng đọc cho nghe, toàn chuyện công chúa hoàng tử hoặc các nhà thám hiểm cực Bắc cực Nam, chuyện của mình thì từ thuở ở quê, nó có hiểu “tát nước ruộng” hay “nơm tôm” là gì, giải thích chúng cũng không hình dung ra được, nhất là mình kể đôi khi cũng chẳng đầu đuôi mạch lạc gì … Tôi trở về phòng khe khẽ nằm xuống cạnh ông, hít mùi da thịt ông lười tắm mà vẫn thơm tho. Đúng là vợ chồng quen hơi ông nhỉ. Tôi hôn nhẹ lên trán, tựa đầu lên vai và đan tay ông. Mình luôn luôn đan tay nhau khi ngủ mà. Tôi kéo áo và sửa lại chiếc gối ngay ngắn cho ông. Ông có giấc ngủ sâu, thường bảo “giấc ngủ của người ngay thật”, làm gì cũng chẳng thức. Qua ánh đèn hành lang rọi vào, tôi nhìn ông thật kỹ, từng nét. Người ta bảo nếu nhìn kỹ người thân mình sẽ không nhận ra người ấy nữa. Vậy mà tôi vẫn nhận ra ông, vì tôi thường nhìn mỗi khi ông ngủ. Không biết ông có nhìn khi tôi ngủ không, chớ càng nhìn càng thương ông ạ. Tôi thấy rõ từng nếp nhăn, mỗi ngày một nhiều và sâu, nó như sợi thừng cột vợ chồng già mình mỗi lúc một chặt hơn. Cái đầu đó chịu đựng hết những lúc trái tính dở hơi của tôi. Nhớ thời còn trẻ mỗi lần ông ăn nói vụng về, nháy nhó ra dấu cho ông im lại cứ hỏi to lên em muốn nói gì, vậy là nháy nhó chẳng còn hiệu lực gì nữa. Tôi thường mong ông đi trước, tôi lo mọi thứ cho đầy đủ, và tôi xoay sở được. Còn ông thì vụng về. Trẻ nhỏ cứ nói bố không biết làm gì hết mà nói không chịu nghe. Nghĩ đến ngày lỡ ra tôi đi trước, còn ông một mình tội quá … Ông ơi tôi thấy rồi. Té ra … té ra … Coi chừng, khóc thì trẻ nhỏ nó trêu cho. Nếu hồi giờ mùa Đông, ông thường vào giường nằm trước cho ấm chỗ rồi mới để tôi vào, thì bây giờ tôi sẽ sưởi trước chăn đệm cho ông, ông nhé. Trời đất ơi. Trời đất ơi. Thương ông quá … Bà ạ, tôi đã bảo cho bố ngồi bên mẹ lâu lâu, nhưng chúng nó kéo tay tôi ra khỏi tay bà. Người ta đến đặt bà nằm vào chiếc giường lạ hoắc, tôi hỏi bây đưa mẹ đi bịnh viện à. Thấy chưa, rõ ràng bà bịnh nhiều mà. Tại bà cứ nói để bà gánh hết bịnh hoạn của tôi luôn. Giường chật quá, tôi cố chen vào mà nào được yên lựa thế nằm cho vừa đâu, chúng nó kéo ra ngay, cho uống thuốc gì ngủ li bì không mộng mị. Khi thức dậy, nhà rộn ràng kẻ ra người vào khiến tôi chóng mặt. Chúng nó tắm táp cho tôi như con nít, bắt uống sữa và ăn. Tôi nghẹn, không nuốt được, bảo gọi mẹ xuống ăn với bố. Bà không xuống, nói đã ăn rồi. Rồi chúng nó bận áo mới cho tôi. Ai cũng mặc áo mới. Tất cả (chắc vậy) lên xe. Tôi hỏi mẹ đâu, chúng bảo mẹ ngồi xe khác rộng hơn. Xe ngoằn ngoèo, ngoằn ngoèo đi qua nhiều con đường lạ hoắc. Cuối cùng dừng lại. Khu vườn mênh mông với lối đi ngang dọc rộng rãi toàn cổ thụ như công viên, đẹp bà nhỉ. Chắc làm pic-nic. Xuống xe. Coi chừng trợt chân nghe bà. Con cháu mình chu đáo đem sẵn ghế cho tôi ngồi. Tôi hỏi mẹ đâu. Mẹ đi toa lét. Lơ mơ thấy nhiều người nói gì chẳng nghe rõ, thiên hạ có vẻ nghiêm túc quá. Nắng man mác. Hoa nở tưng bừng. Vậy mà tôi mệt. Bà đi toa lét lâu nhỉ … Rồi chúng đỡ tôi đứng lên, chỉ ba bốn bước mà xa tít tắp. Trước mắt là cái hố. Tôi hỏi cái hố gì đó. Chúng bảo không có gì, bố ném nắm đất này xuống đó đi. Tôi hỏi chi vậy, chúng hỏi lại bố nhớ hồi xưa dạy chúng con hạt đất quê hương là quý lắm, phải đặt nó vào nơi nào mình tha thiết nhất, đúng không bố ? van phan |
|
IP Logged | |
van phan
Senior Member Tham gia ngày: 12/Mar/2010 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 173 |
Gởi ngày: 19/Apr/2010 lúc 7:04am |
VỢ CHỒNG GIÀ : YÊN LẶNG LÀ VÀNG
Sau 50 năm chung sống, vợ chồng có thể đọc được ý nghĩ của nhau, thậm chí là biết trước khi người kia định nói ra. Theo một nghiên cứu mới đây của website ForgetDinner.co.uk, Anh, những cặp vợ chồng đạt đến ngưỡng kỷ niệm đám cưới vàng chỉ nói chuyện với nhau khoảng ba phút và không quá 150 từ trong suốt bữa tối kéo dài 60 phút, 57 phút còn lại là im lặng.
Không giống những người trẻ tuổi đang yêu, có thể nói đủ mọi chuyện về sở thích, mục đích sống, những cặp đôi già hơn thường rất hạn chế trong các chủ đề nói chuyện. Một số cho biết họ thích một không gian xả hơi trong khi số khác thừa nhận chỉ đơn giản là họ không muốn nghe nhiều lời nói.
Vợ chồng càng lớn tuổi càng ít nói chuyện với nhau. Những đôi vợ chồng cưới được 30 năm chỉ nói chuyện với nhau khoảng 16 phút mỗi giờ, còn đối với mối quan hệ kéo dài 20 năm, con số chênh lệch là hơn 5 phút. Thậm chí, cả những cặp đôi mới cưới cũng chỉ nói chuyện với nhau ít hơn 40 phút trong bữa tối, theo nghiên cứu trên 500 đôi vợ chồng trên khắp nước Anh.
Ngược lại, những đôi chưa cưới lại tận dụng đến hơn 50 phút trong vòng một tiếng để nói chuyện với nhau, thường câu chuyện xoay quanh kế hoạch tương lai, sự nghiệp, trẻ em, bạn bè và âm nhạc. Theo chuyên gia tâm lý và tư vấn các mối quan hệ, Manjit Ubhi, xu hướng này phản ánh sự thật ở xã hội hiện đại. “Các cặp đôi duy trì một mối quan hệ trong thời gian dài có thể ra ngoài ăn tối, tạo không gian lãng mạn để duy trì sự tươi mới cho quan hệ nhưng chúng ta thường thấy đa số thời gian dùng bữa cùng nhau, họ im lặng”.
Có con nhỏ cũng khiến cho mâu thuẫn giữa hai vợ chồng tăng cao. Những đôi có con nhỏ thường dành 10 phút để nói chuyện với nhau và 35 phút dành cho con cái trong bữa tối.
Một nghiên cứu trước đó cho thấy 20% số phụ nữ dùng nhiều thời gian để nhắn tin hoặc gửi thư điện tử cho chồng thay vì nói chuyện trực tiếp với họ. Vietbao (Theo: baodatviet.vn) van phan |
|
IP Logged | |
van phan
Senior Member Tham gia ngày: 12/Mar/2010 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 173 |
Gởi ngày: 20/Apr/2010 lúc 8:00am |
Trái cây người già thích : Trái Sầu Riêng Chuyện Riêng về Sầu Riêng Sầu riêng: Bổ từ trong ra ngoài Về giá trị dinh dưỡng, trong 100g cơm quả sầu riêng có 37,14% nước, 6,38% protit, 2,7% lipit, 16,2% gluxit, nhiều loại chất khoáng và vitamin. Mùi đặc biệt của múi sầu riêng là do hỗn hợp của các este và thioethe tạo thành. - Hạt sầu riêng chứa 3,1% protit, 0,4% lipit, các chất P, Na, K, Ca, Mg, Fe, các vitamin B1, B2, C... do đó được sử dụng làm thức ăn và thuốc bổ dưỡng dưới dạng luộc, nướng hoặc rang chín, ăn bùi như hạt dẻ, hạt mít. Bột hạt sầu riêng cũng được dùng làm chất phụ gia trong chế biến các loại kẹo, mứt. Không chỉ ngon miệng, quả sầu riêng còn giúp cải thiện một số bệnh, trong đó có tác dụng bổ thận, tráng dương. Trái sầu riêng Tuy nhiên, trong chi Durio chỉ có một loài là Durio zibethinus là phổ biến nhất. Trong thế kỷ 20 ở Việt Nam được biết tới 2 giống "sầu riêng mỡ" có lớp cơm màu trắng xám như mỡ và "sầu riêng đường" có lớp cơm màu vàng như đường mía. Theo thời gian, hoặc nhờ khám phá, hoặc nhờ gây giống, hiện nay sầu riêng (Durio zibethinus) có độ 70 giống (cultivar), trong đó giống "sầu riêng đường không hạt" có triển vọng và được giới tiêu thụ ưa chuộng hơn hết, phân loài này được gây giống đặc biệt ở Thái Lan và Việt Nam: cơm (thịt) ngọt, không có hạt hoặc hạt bị mai một. Nhà Tây Sơn mất, Gia Long vừa thắng thế trên đất nước Việt thì cũng bắt đầu giết hại những người từng theo nhà Tây Sơn. Chàng lại trở về nghề dạy học, nhưng nỗi riêng canh cánh không bao giờ nguôi. Chàng đã ương hạt "tu-rên" thành cây, đem trồng trong vườn, ngoài ngõ. Từ đấy ngoài công việc dạy học, chàng còn có việc chăm nom cây quý. Một ly sinh tố sầu riêng bằng 10 viên thuốc bổ lộc
van phan , copy internet |
|
IP Logged | |
van phan
Senior Member Tham gia ngày: 12/Mar/2010 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 173 |
Gởi ngày: 21/Apr/2010 lúc 4:05am |
Bài Sầu Riêng nầy hay quá , Mà tìm không thấy tên tác giả để cám ơn , Hình ảnh đẹp nữa...Thấy hình phía dưới đúng là hai người bán Sầu riêng chuyên nghiệp , còn hình phía trên giống người đẹp tạo dáng chụp ảnh . Anh Lo Cong , Anh Kim Báu , Anh Hữu Phan có thích ăn Sầu riêng không ? Ngày cũ Gò Công mình nước mặn có trái Mãng cầu gai ( Xiêm ) ăn ngon , người cao tuổi cũng thích.....
Chúc các anh vui cùng Diễn đàn HTHGC.
Phan
|
|
IP Logged | |
<< phần trước Trang of 71 phần sau >> |
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |