Bài mớiBài mới  Display List of Forum MembersThành viên  LịchLịch  Tìm kiếm trong Diễn đànTìm kiếm  Hỏi/ĐápHỏi/Đáp
  Ghi danhGhi danh  Đăng nhậpĐăng nhập
Thơ Văn
 Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Văn Học - Nghệ thuật :Thơ Văn
Message Icon Chủ đề: Truyện ngắn -Tùy bút chọn lọc Gởi trả lời Gởi bài mới
<< phần trước Trang  of 14 phần sau >>
Người gởi Nội dung
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 06/Feb/2010 lúc 1:27am



EM ! CÓ BAO GIỜ EM TRỞ LẠI CAM LY !

Hướng về ngày giỗ thứ 37 của anh Lê Hồ Hải ( K1 CTKD Đà Lạt )
với tất cả tấm lòng :Thành kình, yêu quý và tiếc thương vô hạn.của em.
NTM


“ Nước Non nặng một lời thề,
Nước đi… đi mãi … không về cùng Non “
( Tản Đà – Thề Non Nước)


Năm học ( 1972 - 1973) khai giảng được một tháng thì tôi bỗng nhận được thư của anh LHH .Thật ngạc nhiên vì không biết từ đâu mà anh có được địa chỉ trường tôi đang dạy học để gửi lá thư này ?.. Trong thư , phần lớn chỉ là những câu nghi vấn. Thế nhưng cũng chẳng có được hồi âm.

Vũng Tàu, ngày…… tháng 10 năm 1972

TM thân mến,
……………………………………………………………………………………………..
Lâu lắm rồi anh mới biết được một chút tin tức về em. Dạo này em ra sao ? Có khỏe không ?
Anh hiện làm việc tại Vũng Tàu. Công việc của anh ở đây rất nhàn. Nhiều lúc rỗi rảnh đến mức trống trải , anh cũng không biết phải làm gì ?
…………………………………..
Đà Lạt bây giờ đã có gì thay đổi chưa ? Em dạy học có vui không ?
Học trò và đồng nghiệp chắc rất thương cô giáo?
Đi dạy học xa , em vất vả lắm không ?...
Khi nào rảnh em về Vũng Tàu chơi , anh bao em tắm biển khỏi trả tiền…
…………………………………………………………………………..
Em nhớ giữ gìn sức khỏe.
Rất mong nhận được thư em và gặp lại em ở Vũng Tàu.
Thân mến
Anh
L.H.H.

TB: Em ! Có bao giờ em trở lại Cam Ly!

“ Em ! Có bao giờ em trở lại Cam Ly! “ Câu hỏi nằm trong phần “Tái bút” . Với tôi , khi đọc những dòng thư ấy, Thác Cam Ly.chỉ là một vùng trắng xóa , mênh mông, mơ hồ, còn nằm đâu đó xa lơ, xa lắc trong ký ức của tôi.

Cam Ly là một con thác nằm trong lòng thành phố Đà Lạt vậy mà kể từ ngày ấy cho mãi đến lúc nhận được lá thư này của anh, tôi vẫn chưa hề đặt chân trở lại. Thật lòng, tôi cũng không biết hiện nó ra sao ? Có phải vì công việc cuốn hút nên tôi không kịp có thời gian để gọi ký ức trở về hay tự nó, Cam Ly vốn là một thác nước đổ xuôi kéo tuột đi tất cả những kỷ niệm xưa về một hạ nguồn nào đó khuất lấp , xa xăm …?

Rồi tháng 02 năm 1973 tôi nhận được tin anh qua đời vì một tai nạn giao thông.

]Và cũng phải đến hơn 36 năm sau , kể từ ngày anh H mất, những thăng trầm của cuộc đời đã tạm lắng, tâm hồn thật yên định, tôi mới hiểu được phần TB của lá thư : “ Em ! Có bao giờ em trở lại Cam Ly! “ không phải là câu hỏi mà là một thông điệp anh muốn nhắn gửi cho tôi. Ba mươi sáu năm để giải mã một thông điệp mà người gửi đã không còn nữa thì độ chính xác có gì là quan trọng ? Chỉ cần mãi mãi vẫn nghĩ về nhau bằng cả cái tâm lẫn cái tình của một thời thắm thiết ! Và cái tâm , cái tình ấy mãi đến hôm nay mới được giãi bày,.không biết có phải là đã quá muộn hay không ?

Khi tôi đặt bút viết những dòng này thì đã 44 năm trôi qua. Vậy mà kỷ niệm về thác Cam Ly hiện về vẫn rõ mồn một như mới hôm qua. Chuyện cũng thật giản dị, bình thường như chuyện tình của biết bao đôi lứa yêu nhau thuở còn mười tám, đôi mươi.:

Qua anh N T Nh chúng tôi quen nhau khi các anh mới vào năm I CTKD…Rồi năm 1966 các anh lên năm III ,tôi mới là nữ sinh Đệ Nhất BTX..

Năm 1966 ấy, Đà Lạt cũng thật lạ, đã vào tháng 12 sao vẫn còn mưa.? Không phải là mưa lất phất, mà là mưa tầm tã; những hạt mưa không như bụi theo gió bay bay mà trở thành những dòng nước tuôn xối xả! Gió cũng không mang vẻ điệu đàng khẽ lay tà áo đủ vương nhẹ gót chân mà là gió từng cơn, lồng lộng. Hai giờ trưa, đường phố thật vắng lặng . Thỉnh thoảng chỉ có vài chiếc xe hơi lướt nhanh bắn nước tung tóe lên cả lề đường

Có giờ học buổi chiều. Mưa to thế nhưng tôi cũng không dám ở nhà. Hấp tấp ôm cặp, che dù bước vội trong mưa. Đến ngã ba chùa Linh Sơn, đã thấy anh H đứng núp mưa ở dưới một mái hiên nhìn tôi đi tới và đón tôi với nụ cười rạng rỡ:
-Hôm nay nghỉ học đi em ! Đi với anh !
-Đi đâu ạ!
-Thì… đi…chơi ! Mình đi thác Cam Ly!
Tôi ngạc nhiên nhìn anh . Chưa bao giờ tôi có thể nghĩ ra được là anh lại chọn địa điểm đó trong một ngày mưa tầm tã để rủ tôi trốn học đi chơi?
Tôi ngần ngai:
-Thôi anh ! Em sợ ba mẹ biết lắm !
Anh nhìn tôi khẩn khoản:
-Nghỉ hôm nay thôi! Làm sao ba mẹ biết được! Mình đi nghe!

Mưa vẫn nặng hạt ! Đường vẫn vắng ! Anh và tôi chung chiếc ô xanh đi sát vào nhau , mặc cho những giọt mưa xối xả tràn trên đỉnh ô, theo gió tạt mạnh vào người. Cứ thế chúng tôi lặng lẽ đi bên nhau trong mưa to, gió buốt…

Đến Cam Ly thì mưa cũng bắt đầu nhẹ hạt. Anh dắt tôi ra đứng sát bờ suối lặng ngắm toàn cảnh con thác nghiêng nghiêng chạy dài . Nơi đây thật tĩnh mịch, hoang vắng , tiếng nước ầm ầm đổ xuôi trên những tảng đá men theo triền dốc. Rừng thông trải dài tưởng chừng như vô tận , sẫm đen chìm trong màn mưa trắng đục, mờ ảo. Cả không gian bao la là một màu xám bạc. Trên những ngọn thông, không biết hơi nước, hay sương khói cứ lửng lơ, lãng đãng , mơ màng , ngỡ như mình đang lạc vào một thế giới nào xa xôi , hoang vu lắm ! Đứng dưới chân con thác, giữa cảnh trời nước bàng bạc mênh mông ấy con người thật nhỏ bé, bơ vơ …

Anh chỉ về phía trước:
- Em coi kìa ! Đâu phải chỉ có hai đứa mình lội mưa đến đây.

Thật vậy, cũng có mấy cặp đang đứng nhìn dòng thác cuồn cuộn chảy từ thượng nguồn tràn qua những mỏm đá , bọt tung trắng xóa . Trên những mỏm đá ấy , rất nhiều tên hai người được viết ghép vào nhau, lồng trong hình trái tim màu dỏ thắm.

Tôi tự hỏi : “ Không biết tại sao họ lại dùng sơn đỏ để viết tên nhau ? Vì đá trắng, sơn đỏ dễ thấy hay màu đỏ là màu của thủy chung son sắt ? “
-Mình quên mang sơn rồi em ! Nếu có sơn , anh sẽ leo lên tảng đá cao nhất để viết tên hai đứa mình. Có như vậy mới không sợ nước chảy làm trôi đi.
Nhìn sâu vào mắt tôi, anh thì thầm:
-Nhưng thôi! Có một chỗ mà khi ghi vào thì không bao giờ phai được .Em biết ở đâu không? Đó là nơi sâu kín nhất của trái tim mình. Với anh những gì đã ghi khắc trong tim thì không bao giờ phai được. Nhất là nó được ghi khắc từ thuở ban đầu .

Tôi tủm tỉm cười, chợt nhớ những dòng chữ chân tình ghi phía sau tấm chân dung nhỏ xíu anh đề tặng tôi ngày mới quen nhau “ Thương mến trao TM, ngươi con gái đầu tiên khiến H phải suy nghĩ nhiều “. Thấy tôi cười, anh nhìn tôi dò hỏi:
-Sao em lại cười?
Tôi chỉ lắc đầu. Cũng lạ ! Hình như chúng tôi rất ít khi đối thoại với nhau .Mà anh cũng tài thật, chỉ nhìn mắt tôi mà như nghe được cả mọi ngôn từ!

Tôi đứng nhìn dòng nước chảy xiết mang theo những cánh hoa, chiếc lá mà gió mưa làm rơi rụng .Cùng bị nước cuốn đi chung một hướng, nhưng hoa chìm lấp ở dưới đáy sâu , còn lá lại trôi dạt, nổi chìm theo con nước đổ xuôi. Thế là đôi ngả đôi ta! Dòng nước có phải là dòng đời ? Con người có như hoa, lá kia không?
-Em đang nghĩ gì vậy?
-Dạ không. Có gì đâu anh.

Mưa đã tạnh .

Nước vẫn cuồn cuộn đổ ào ào xuống lòng suối , con thác tung bọt trắng xóa lên cao, nước tràn mênh mông . Trên đồi , rừng cây vẫn chìm trong màn sương mờ mờ trắng đục. Không gian chúng tôi đang hiện diện sao mông lung, huyền ảo quá ! Cứ như thực! Cứ như mơ!
-Mình về thôi em!

Con dường về nhà vẫn còn loáng ướt nước mưa, tôi có cảm giác như nó cũng dài hơn. Hai chúng tôi lặng lẽ đi bên nhau tư lự, lòng chùng xuống. Kể từ khi quen nhau đây là lần đầu tiên chúng tôi đi chơi với nhau. Mà sao lòng lại chẳng vui?

Và “tình yêu”của chúng tôi cũng tan nhanh như cơn mưa theo cơn gió bay đi. Không phải lỗi tại ai . Mà nếu có thì cũng do một phần tôi còn quá trẻ con, khiến anh phải hồ nghi tôi vẫn còn lãng đãng, mơ hồ chưa hoàn toàn thuộc hẳn về anh. Nhưng lý do quan trọng hơn là chúng tôi không thể vượt qua những cách trở. Chia tay nhau thật nhẹ nhàng. Có buồn, có tiếc nhưng vẫn giữ mãi những ấn tượng tốt đẹp về nhau.

Rồi anh ra trường, về Sài Gòn học cao học, tôi cũng đang học Văn Khoa và Sư Phạm... Chúng tôi mỗi người đều có một hướng đi riêng. Chuyện cũ đã ngủ yên và trở thành quá khứ.

Khoảng tháng 3 năm 1970, anh H từ Sài Gòn lên Đà Lạt tìm tôi vì : “Anh rất nhớ Đà Lạt! “, “Chỉ Đà Lạt mới có kỷ niệm thôi !Còn có nơi nào nữa đâu!”, “Mình tiếp tục liên lạc với nhau đi em !” và “ Anh viết thư cho em được không?”

Về Sài Gòn anh viết thư cho tôi rất đều đặn , tuần nào tôi cũng nhận được thư anh..

Lá thư tôi nhận được vào tháng 7 năm 1970, anh viết :
“ Công việc nhiều, anh không lên Đà Lạt được, em cố gắng về Sài Gòn, anh có rất nhiều chuyện muốn nói với em…”

Tôi về Sài Gòn gặp anh. Tối hôm đó anh chở tôi trên chiếc xe gắn máy, nắm tay tôi lặng lẽ đi qua không biết bao nhiêu con đường vắng . Mãi lâu lắm, anh mới lên tiếng, vẫn nắm chặt tay tôi :
-Em ! Anh sắp cưới vợ rồi !
-Dạ, vâng.!
-Vợ anh cũng tên M, bằng tuổi em. Anh quen khi đi làm.
-Dạ, vâng.!
-Gia đình muốn anh kết hôn sớm..
-Dạ, vâng !

Anh chỉ nói có bốn câu, chưa đầy 30 giây vậy mà trong thư lại nói : “, em cố gắng về Sài Gòn, anh có rất nhiều chuyện muốn nói với em…” . Tôi cũng chỉ im lặng, không biết phải nói gì với anh lúc ấy.

Vẫn lặng lẽ , anh nắm tay tôi , trên chiếc xe gắn máy, chúng tôi lại tiếp tục đi qua biết bao nhiêu con đường vắng khác. …
-Em ! Khuya rồi, anh đưa em về nghe!
-Dạ! Vâng!

Tới nhà tôi, anh để xe ngoài đường , vẫn nắm tay tôi đưa vào đến tận cửa. Chúng tôi không ai lên tiếng, đứng sát vào nhau rất lâu . Bao giờ chúng tôi ở bên nhau cũng thế! Chỉ yên lặng . Anh nhìn tôi vẫn với ánh mắt đăm đắm, thiết tha, nồng nàn , ẩn chứa nỗi u uẩn sâu xa như những buổi chiều chúng tôi ngồi bên nhau trong căn gác trọ của anh , lắng nghe từng giọt thời gian rơi trong khoảng không tĩnh mịch , và nhìn những tia nắng buổi chiều cứ nhích dần qua khung cửa nhỏ. Còn anh, không biết anh đã đọc được những gì từ sâu thẳm trái tim trong đáy mắt của tôi?

Nhưng cũng trong giây phút ấy, tôi bỗng chợt thấy có một mảnh vỡ của trái tim anh đã rơi xuống hồn tôi !

Tôi bâng khuâng chợt nhận ra : “ Hình như khi yêu nhau chân thật , nếu có xa nhau mà trong lòng mỗi người vẫn nghĩ về nhau với tất cả những gì đẹp đẽ trong sáng nhất thì cách nhìn ấy sẽ không bao giờ thay đổi. Bởi lẽ, nó đâu phải nhìn bằng mắt mà nhìn bằng cả trái tim đầy ắp thương yêu, nhung nhớ! Đặc biệt nó lại từ trái tim với những rung động vụng về, mong manh của buổi ban đầu thơ trẻ.. Chúng tôi cứ đứng như thế lâu lắm, đến khi có tiếng cười nói rất to ở trên lầu căn nhà đối diện vọng sang, anh mới như choàng tỉnh, xiết chặt tay tôi :
-Anh về nghe! Chúc em ngủ ngon! Em vào nhà trước đi!
-Dạ! Vâng ! Anh về ạ!

Nói vậy nhưng tôi vẫn nhìn theo anh ra tới chỗ đậu xe. Dáng đi quen thuộc , người anh đổ về phía trước như úp cả lên chiếc bóng của mình mà ánh đèn đường rọi xuống.

Có bao giờ nghĩ được rằng đây là lần cuối cùng bên nhau để rồi sau đó “ nghìn trùng xa cách “? . Ai có thể ngờ lần tạm biệt này lại trở thành vĩnh biệt?

Thời gian trôi… Từng bước, từng bước đi nhẹ nhàng của nó đã phủ lên lòng người những vết bụi vô hình nhưng chắc hẳn cũng đủ lấp đi mọi vấn vương, khắc khoải để vui với cuộc sống mình đang hiện có . Năm 1971, tôi ra trường , đi dạy, vui vì học trò; ấm áp vì tình đồng nghiệp, bạn bè ; bận bịu vì chút chuyện riêng tư; lo lắng vì anh và em trai đang khoác áo lính ở ngoài chiến trận xa xôi; thương ba mẹ tuối cũng đã cao mà đàn em thì vẫn còn thơ dại…. không còn tâm trí để nhớ về những gì xưa cũ.

Đầu năm 1972. sau khi mãn khóa Thủ Đức, anh lại lên Đà lạt tìm tôi, nhưng lúc ấy tôi đi dạy ở xa nên không gặp. Chỉ biết được do một người quen nhắn lại. Tôi băn khoăn: “Anh lên Đà Lạt tìm tôi có việc gì không nhỉ ?”

. Tháng 02/1973 được tin anh qua đời vì một tai nạn giao thông trên đường từ Vũng Tàu về Sài Gòn do Thanh Hương - một đồng nghiệp cùng trường báo tin (Thật vô tâm, tôi cũng quên hỏi vì sao Hương biết được mối quan hệ giữa tôi với anh LHH ?).

Rồi giải phóng Miền Nam, giáo viên cũ ở lại trường không còn được mấy người. Thanh Hương và tôi lại trở nên đôi bạn thân thiết. Cũng thật lạ ! Cùng dạy học chung với nhau gần 9 năm trời mà mãi đến đầu năm 1980 trong một lần nói chuyện, Hương mới cho tôi biết Hương là em họ của anh LHH, mẹ anh H là chị của ba Hương .( Tôi bỗng chợt nhớ hôm có thư của anh H, chính Hương đã nhắc tôi: “ M có thư trong văn phòng đó! Vào nhận thư đi!”. Khi vào phòng giáo viên đọc thư, Hương ngồi ở bàn đối diện chăm chú nhìn tôi dò xét. Lúc ấy tôi cũng cảm thấy ở Hương có cái gì là lạ, nhưng rồi lại quên đi.)

Qua Hương, tôi được biết những ngày tháng cuối đời, anh H đã trải qua không ít chuyện buồn. Tôi vẫn nghĩ anh là người may mắn và luôn mong nỏi hạnh phúc sẽ đến với anh. Hóa ra người may mắn đâu phải đã là người hạnh phúc??? (cũng vẫn vô tâm - tôi lại quên hỏi vì sao Hương biết chuyện giữa tôi và anh LHH ?.). Sau đó, tôi chuyển lên Đà Lạt, còn Thanh Hương bỏ trường về Sai Gòn rồi cùng gia đình sang Mỹ.

Về Đà Lạt từ năm 1980 , thỉnh thoảng vẫn gặp chi Bích (dì của anh H ) nhưng cách đây mấy tháng tôi mới có dịp nói chuyện nhiều với chị trong một lần gặp nhau ở chợ. Chị vẫn nhìn tôi bằng ánh mắt yêu thương như ngày tôi còn quen thân với anh H:
- H nó dễ thương lắm em! Rất có hiếu. Lúc nào cũng lo cho gia đình! Nó đùa giỡn ở đâu chứ về nhà với các em lại rất nghiêm! …
-Dạ, em biết anh H là người rất tốt.
Tự nhiên tôi lại hỏi chị :
-Chị ơi! Thư từ hình ảnh cũ, hồi đó em gửi trả anh H, dặn anh đốt đi đùng giữ lại, ảnh hưởng không tốt đến hạnh phúc gia đình, anh H có đốt không chị ?
-Không! H vẫn giữ nguyên !. Sao em không cất làm kỷ niệm trả cho nó làm gì?
-Dạ, em muốn anh H quên hết chuyện cũ đi . Đừng vấn vương gì em nữa.
Chị ngậm ngùi:
-Giờ thì đâu còn nữa ! Chị có giữ tấm hình ngày H ra trường chụp chung với chị và Trang , hay là em…
Tôi lắc đầu cắt ngang lời chị:
-Thôi chị ạ!

Bỗng nhớ lại lời anh ngày nào bên dòng thác Cam Ly : “.Có một chỗ mà khi ghi vào thì không bao giờ phai được … Đó là nơi sâu kín nhất của trái tim mình ? Với anh những gì đã ghi khắc trong tim thì không bao giờ phai được. Nhất là nó được ghi khắc từ thuở ban đầu.” . Rồi lại thầm nghĩ “ Đã biết như thế sao anh còn lưu giữ những kỷ vật ấy làm gì? Sao đến mãi tận bây giờ tôi mới cảm nhận hết được tình ý của anh ? Và sao cũng mãi đến tận bây giờ tôi mới hiểu được nỗi lòng của chính bản thân mình ?. Như thế có phải đã quá muộn màng ?”

Chợt chị hỏi tôi:
-Hai đứa chia tay, lỗi tại ai?
-Dạ lỗi do em.
-Vì sao vậy?
Tôi nắm tay chị cười:
-Thôi, chuyện qua đã lâu rồi chị! Em và anh H “ Có duyên gặp gỡ nhưng không có nợ gối chăn”. Không nợ nần gì nhau là quý rồi phải không chị?
Cứ nghĩ nói thế cho qua, ai ngờ chi lại trách :
-Vậy là tại em mà chị đẫ mất đi một người cháu !.
Nghe chị nói , tôi ngẩn người, lòng trĩu nặng ưu tư: “ Không biết mình đã làm gì nên tội? “

Kể từ ngày ấy , thông điệp “ Em! Có bao giờ em trở lại Cam Ly !“ của anh đã khiến tôi phải bận lòng suy nghĩ : Thường khi còn trẻ, người ta hay hướng về tương lai với những ước mơ, hoài bão thật đẹp đẽ cho bản thân và cho cuộc sống hạnh phúc gia đình. Còn việc nhìn về quá khứ, tiếc nhớ cái xa xưa chỉ dành cho người khi đã bước vào thời kỳ bóng xế. Nhưng tại sao anh lại cứ vấn vương , muốn níu giữ kỷ niệm như một người tuổi đã xế chiều? Sao anh lại thế ? Có phải anh đã mơ hồ dự cảm mình sẽ nhanh chóng rời cõi tạm để sớm trở về với cõi vĩnh hằng? Trước khi nhắm mắt xuôi tay, trong lòng anh còn có gì uẩn ức ?

Giữa hai chúng tôi có rất nhiều kỷ niêm, nhưng sao anh chỉ trăn trở mỗi thác Cam Ly ? Có phải vì Cam Ly là điểm đến đầu tiên trong hành trình tình yêu ngắn ngủi của chúng tôi ? Bỏi lẽ từ sau chuyến đi chơi này, chúng tôi mới có những buối hẹn hò khác nữa . Để từ đó đã có những buổi chiều lặng yên ngồi bên nhau trong căn gác trọ của anh , lắng nghe từng giọt thời gian rơi trong khoảng không tĩnh mịch , nhìn những tia nắng chiều cứ nhích dần qua khung cửa nhỏ.. Và anh luôn nhìn tôi với ánh mắt đăm đắm, thiết tha, nồng nàn , ẩn chứa nỗi u uẩn sâu xa .

Có thể với anh, những ngày tháng ấy tuy không được bao nhiêu nhưng lại là những giây phút hạnh phúc, êm đềm đẹp đẽ nhất của thời sinh viên áo trắng. Vì khi đó tâm hồn còn vô tư , trong sáng, chưa bận tâm với cuộc sống cơm áo gạo tiền, chưa phải lo toan, tính toán cho con đường công danh sự nghiệp, cho tương lai của cuộc đời mình. Hay với anh , Cam Ly là lời ước hẹn , là “ Lời Thề Non - Nước“ không trọn vẹn nên khiến anh cứ mãi canh cánh bên lòng ? Nhưng tên chúng tôi cũng đâu có viết trên mỏm đá cao bằng sơn đỏ thắm? Chúng tôi cũng đâu đứng trước Non – Nước để thề nguyền, ước hẹn trăm năm.? Có chăng chỉ là sự bày tỏ nỗi lòng của anh đối với một người mà một thời anh đã rất yêu thương!

Tuy vậy , có một sự thật không thể phủ nhận được. Đó là, những đôi lứa yêu nhau với mối tình đầu chân thành ,trong sáng, họ đã đi qua đời nhau dù thật nhẹ như những bọt nước tung lên các mỏm đá ở thác Cam Ly. Thế nhưng, ai dám bảo nước chảy mà đá lại không mòn . Điều đó có nghĩa là trái tim non trẻ của họ khi đã chạm vào nhau cũng phải hao mòn đi một chút để khắc vào đó những vết khứa mà thời gian không bao giờ phai nhòa đi được.

Phải mãi đến tận sau này tôi mới dành nhiều thời gian để nghĩ về anh với nỗi xót xa, thương tiếc và mới thấy những cái tôi tưởng đã quên, thật ra nó chỉ tạm nằm yên trong một góc khuất của tâm hồn. Những vật kỷ niệm của chúng tôi ( thư từ, hình ảnh, nhật ký của anh… tràn đầy yêu thương, nhung nhớ …) mà anh âm thầm ,thiết tha, nâng niu lưu giữ, xem nó như một phần cuộc sống của mình , giờ cũng đã theo anh sang tận thế giới bên kia , đã hoàn toàn thuộc về anh vĩnh viễn .

Đến tuổi này, khi mà cùng với thời gian , biết bao cái cũng ra đi không bao giờ trở lại : tuổi trẻ: hồn nhiên trong trẻo ; nét xuân tươi : tóc xanh, mắt biếc, môi hồng , cùng những nghịch cảnh éo le, nỗi mất mát, tôi mới chợt hiểu ra rằng : Thủy chung son sắt đâu cứ phải là được sống bên nhau đến tận đầu bạc, răng long. Chỉ cần trong suốt cả cuộc đời mình còn quan tâm, nghĩ về nhau với mong ước chân thành “ luôn được hạnh phúc” thì đó mới là chiều sâu của lòng sắt son chung thủy ? Những ngày còn hiện diện nơi cõi nhân gian anh có nghĩ như vậy không mà sao lại nặng lòng với Cam Ly đến thế ?

Giờ đây, khi đã đi được hai phần ba cuộc đời, cuộc chia tay với cõi tạm ngày một đến gần , tôi thấy mình hiểu anh hơn và cảm nhận sâu sắc: kỷ niệm không bao giờ phai nhạt, ra đi , trôi tuột theo năm tháng mà nó lại là sợi neo cứ buộc chặt mãi vào cánh thuyền lòng , ngày càng bền vững hơn..Chỉ có nó mới dám đương đầu, thách thức với thời gian, nghich cảnh để giữ mãi sắc màu thanh xuân, bất tử. Vết khứa năm xưa của tôi , gần nửa thế kỷ trôi qua đã không phai mờ mà đôi lúc còn trở nên nhức nhối, đau đớn một cách lạ lùng.

Và cũng như anh ngày ấy, đến bây giờ tôi thấy mình nhớ thương, gắn bó với kỷ niệm vô cùng . Chỉ có kỷ niệm mới thật sự là cái tôi được quyền sở hữu, còn những người một thời yêu thương tôi, đã từ bỏ tôi ra đi đến bến bờ cõi khác, để tôi đứng bơ vơ đơn độc ở cõi nhân gian mà vọng tưởng biết có thuộc về tôi mãi mãi hay không???

Anh từ biệt cõi đời cũng đã 37 năm, nợ trần cũng đã trả xong từ rất sớm để trở về cõi vô ưu, đầy an lạc . Thế nhưng, tôi không bao giờ chấp nhận việc anh được sinh ra trên cõi đời rồi mất đi cứ như một hạt cát vô danh giữa sa mạc rồi lặng lờ chìm vào trong lòng biển cả mênh mông mà luôn mong mỏi anh phải được lưu dấu trên cõi nhân gian . Hình bóng anh không chỉ mãi khắc sâu trong trái tim tôi mà còn phải được lưu lại trong trái tim của biết bao nhiêu người khác nữa. Bởi vậy, dù muộn màng tôi vẫn phải cố gắng viết nếu không hết thì cũng một phần nào những cảm nhận của mình về anh - người mà một thời đã yêu hết lòng và cũng đã sống hết lòng cho một tình yêu .Tôi biết, nếu không là lúc này thì cũng có thể chẳng bao giờ được nữa…

.Hôm nay, gửi những lời này đến anh ,chỉ còn biết nhờ gió mang đi và cũng chỉ với một khát khao cháy bỏng “ Anh ! Hãy nhẹ lòng siêu thoát để còn giúp đõ nhau, khi mai này hội ngộ ! ”.

Đà Lạt, ngày 04 tháng 02 năm 2010
NTM



Mời vào link này đọc tiếp "chuyện bên lề"  mối tình đầu  44 năm về trước .
mk


http://mocay.org/forum/viewtopic.php?f=130&t=2979


mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 07/Feb/2010 lúc 4:22pm



TÔI  LÀ  AI ? VIỆT  HAY  MỸ ?


Kim Thu

Có phải nếu mình ở một nơi nào trên dưới ba mươi năm thì mình là người thuộc địa phương đó, đúng không? Đã biết bao nhiêu lần tôi đặt ra câu hỏi đó sau một ngày nhìn vào lịch thấy con số ghi năm đã bước vào năm thứ ba mươi của một người tị nạn.

Bây giờ có ai mới quen gặp tôi, hỏi: Bà ở đâu đến vậy? Thì chắc tôi sẽ trả lời rất tự nhiên, tôi ở San Jose , hay khi đang đi du lịch thì sẽ trả lời, tôi ở Mỹ đến. Tôi sẽ không trả lời là tôi ở Việt Nam đến nữa, chỉ trừ người ta hỏi, bà là người nước nào? Thì lúc đó tôi chắc chắn nói, tôi là người Việt Nam , để cho họ không nhầm với người Trung Hoa, Nhật, hay Phi.

Đúng, tôi ở Mỹ trên dưới ba mươi năm rồi, tôi là một người Mỹ. Bây giờ thử xem lại con người Mỹ của tôi.

Trước tiên mặt mũi, chân tay tôi chẳng có gì thay đổi cả. Vẫn khuôn mặt cấu trúc ít góc cạnh của người Á Đông và cái mũi tẹt khiêm tốn, tóc sợi to và đen, khi có tóc bạc thì nhìn thấy ngay, muốn giấu thì phải nhuộm.

Đối với người Á Đông thì tôi được gọi là người có nước da trắng, nhưng mầu trắng này thực ra là mầu ngà, và đứng cạnh một ông Tây, bà Mỹ nào thì nó vẫn cho cái căn cước da vàng rất rõ rệt. Khi tôi nói tiếng Anh thì cách phát âm vẫn có vấn đề, đôi khi nói nhanh quá thì sẽ vấp phải lỗi nói tiếng Anh theo cách dịch tiếng Việt trong đầu. Như thế bị chê là nói tiếng Anh bể (broken English). Về cách phục sức, nhà ở, xe cộ bên ngoài, tôi có thể không kém một người Mỹ chính gốc.

Nhưng khi bước vào nhà tôi, từ những bức tranh treo ở phòng khách, bát đũa bầy ở bàn ăn, chai nước mắm, hũ dưa cải trong bếp và nhất là sách, báo tiếng Việt ở khắp nơi trong nhà, thì chắc ai cũng sẽ nhận ra ngay đó là một gia đình Việt Nam. Như thế thì tôi là người San Jose hay người Hà Nội, người Mỹ hay người Việt? Tôi ở đất này đến ba mươi năm rồi cơ mà.

Người ở Lạng Sơn, Thanh Hóa ra Hà Nội ở trên dưới ba mươi năm thì tự nhận mình là người Hà Nội; người ở Hải Phòng, Hải Dương vào Sài Gòn lập nghiệp từ năm 75, 76 tự nhận mình là người trong Nam.

Tôi ở Mỹ tìm vềViệt Nam không ai chịu nhận tôi là người Việt nữa, dù tôi có yêu quê hương đến quặn thắt cả ruột gan, có gặp lại họ hàng nước mắt khôn cầm thì khi thăm viếng, hỏi han, họ vẫn thỉnh thoảng nói rất tự nhiên: chị đâu có phải là người Việt nữa, bây giờ chị là người Mỹ rồi, chắc cái này không hạp với chị, cái kia chị không ăn được, cái nọ chị không biết đâu.

Những lúc đó tôi chẳng biết mình phải phản ứng thế nào cho đúng. Cứ cãi tôi vẫn Việt, hay nhận đúng rồi tôi là Mỹ? Không, cả hai cùng sai cả. Những khi cần quyên tiền đóng góp vào việc công ích nào ởViệt Nam thì ai ai cũng nhắc lại cho tôi đến ngàn lần tôi là một người Việt Nam chính gốc. Rằng tôi phải có bổn phận và tình thương với đất nước, đồng bào. Tình thương thì nhất định lúc nào tôi cũng đầy ắp trong ngực rồi, tôi chẳng cần ai nhắc nữa, nhưng bổn phận thì cho tôi... nghĩ lại.

Tôi đã đóng góp bổn phận của tôi cho đất nước đó rồi. Một mối tình chết tức tưởi trong chiến tranh hơn ba mươi năm về trước, xương thịt của người tôi yêu nằm trong lòng đất, rồi lại phải đào lên, đốt thành tro than, bị đuổi mộ như đuổi nhà, đã trả bổn phận đó thay tôi rồi. Không đủ hay sao?

Bây giờ tôi phải có bổn phận đóng thuế hàng năm ở đất nước tôi đang sống để phụ với chính phủ sửa đường, xây trường học và nuôi những người ở khắp nơi mới tới, như trước kia đất nước này đã nuôi người Việt, vì giấy tờ cá nhân hiện tại xác định tôi là người Mỹ. Tôi phải làm bổn phận công dân.

Có những ngày tôi lái xe bị kẹt ở xa lộ vào một buổi chiều mưa mùa thu; hay một buổi sáng mùa xuân vắng lặng, êm ả, đứng trong nhà nhìn ra mặt hồ, tôi cảm nhận được nơi mình đang hiện diện không phải là quê mình, không phải nước mình.

Chẳng có một lý do gì cụ thể, chỉ là những giọt mưa đập vào kính xe, chỉ là mặt nước hồ gờn gợn sóng. Mưa trên xa lộ Mỹ nhắc nhớ đến những cơn mưa tháng Năm ở Thị Nghè, nhà mình ở Trần Quý Cáp, nhà anh ở trước rạp ciné Eden đứng trú mưa với nhau.

Nước ở hồ San Jose trước nhà nhắc đến nước sông ở bến Bạch Đằng mỗi lần qua phà sang bên kia Thủ Thiêm chơi với bạn, hay sóng nước ở bắc Mỹ Thuận những lần qua phà đi thăm họ hàng ở tận Bạc Liêu. Những lúc đó tôi bất chợt bắt gặp mình Việt Nam quá, vì những cái bóngViệt Nam thật mờ, thật xa lại chồng lên hình ảnh rõ rệt ngay trước mặt mình. Và kỳ diệu làm sao, những cái bóng đó nó mạnh đến nỗi mình quên mất là mình đang ở Mỹ. Chắc tại tôi là người Việt Nam .

Lại có những lần ởViệt Nam , tôi bị muỗi đốt kín cả hai ống chân, bị đau bụng liên miên cả tuần lễ. Đi đâu cũng phải hỏi đường, ai nhìn mình cũng biết mình từ đâu đến và đang đi lạc. Tiền bạc tính hoài vẫn sai. Nhiều khi đứng chênh vênh trên đường phố Sài Gòn, biết đất nước này vẫn là quê hương mình, những người đi lại chung quanh là đồng bào mình, nhưng sao không giống Việt Nam của mình, hình như đã có điều gì rất lạ.

Ngôn ngữ Việt thì thay đổi quá nhiều, pha trộn nửa Hán nửa Ta, chắp đầu của chữ này với cuối chữ của chữ kia, làm nên một chữ mới thật là "ấn tượng". Cách phát âm của người Hà Nội bây giờ không giống cách phát âm cũ của ông bà, cha mẹ tôi ngày trước, và họ nói nhanh quá, tôi nghe không kịp. Cái tiếng nói trầm bổng, thanh lịch, chậm rãi, rõ ràng từng chữ của thời xa xưa bây giờ chỉ còn là cổ tích.

Ngửng mặt lên nhìn bầu trời, vẫn bầu trời xanh biếc của thời tuổi trẻ, cúi xuống nhìn mặt đất, vẫn mặt đất thân quen, nhưng sao lòng hoang mang quá đỗi, và thấy đã có một khoảng cách nghìn trùng vô hình giữa mình và quê hương đất Việt. Chắc tôi là người Mỹ!

So sánh thời gian tôi sinh ra, sống ở Việt Nam và thời gian tôi bỏ Việt Nam ra đi, sống ở Mỹ, hai con số đó đã gần ngang nhau. Tôi được học từ nhỏ quê hương là nơi tổ tiên lập nghiệp, là nơi chôn nhau cắt rốn. Ở trong nước có bài hát nổi tiếng “Quê hương mỗi người có một”, như là chỉ một mẹ thôi. Nhưng có người lại nói: Nơi nào mình sống ở đó suốt một quãng đời dài, có những người thân chung quanh mình, hưởng những ân huệ của phần đất cưu mang mình, thì nơi đó cũng được gọi là quê hương mình. Như vậy thì tôi có một hay hai quê?

Tôi sống ở Mỹ thì bạn bè gặp nhau thường nói: Cái này người Việt mình không hạp, hoặc người Mỹ họ mới thích nghi được việc này, người Việt mình không quen.

Khi đi dự buổi tiệc cuối năm của một công ty lớn ở Mỹ, toàn là những người Mỹ sang trọng thì thấy rõ ngay mình là người Việt đi lạc, dù mình có sang trọng, lịch sự như họ. Hóa ra ở Mỹ hay về Việt Nam mình đều lạc chỗ cả.

Tôi nhớ mấy năm trước có lần trò chuyện với mẹ của một người bạn, lúc đó cụ ngoài 80 hãy còn minh mẫn, cụ theo đạo Phật. Trưởng nam của cụ và con dâu cụ tự nhiên rủ nhau theo đạo Công giáo. Găp tôi, cụ hỏi: Không biết anh Bình nhà tôi khi chết thì đi đâu? Phật giận anh ấy, vì anh ấy bỏ đi, Chúa chắc gì cho anh ấy vào, vì anh ấy mới quá! Năm nay cụ ngoài 90 tuổi rồi và không may, cụ bị Alzheimer.Vậy là cụ không còn minh mẫn để lo con mình không có chỗ dung thân cho phần hồn. Bây giờ thỉnh thoảng nghĩ lại những lời cụ nói, thấy mình ngay ở đời sống này cũng đã là một vạt nắng phất phơ bay. Quê nhà, quê người, quê Mỹ, quê Việt. Chao ôi! Cái than cỏ bồng.

Nhưng lạ lắm, tôi biết chắc mình là người Việt, nhất là khi tôi nằm mơ. Trong giấc ngủ tôi thường gặp cha mẹ, gặp ngay trong những ngôi nhà cũ ở Việt Nam , gặp bạn bè cũng gặp trên đường phốViệt Nam từ ngày rất xa xưa, và bao giờ trong mơ cũng đối thoại bằng tiếng Việt. Tỉnh dậy đôi khi vẫn ứa nước mắt, dù là một giấc mơ vui. Thấy nhớ quê nhà quá đỗi!

Tôi nhớ lại trong những truyện ngắn, những bài thơ Đường tôi đọc thời rất xa xưa về người bỏ làng đi xa lâu năm trở về không ai nhận ra nữa. Hồi đó sao mà mình thương những ông già trong thơ đó thế! Bây giờ nghĩ lại thì người trong sách đó còn may mắn hơn mình, họ đâu có đi đến tận một nước khác như mình. Họ chỉ bỏ làng, chứ không bỏ nước. Thế mà khi về còn ngơ ngác, bùi ngùi, tủi thân vì lạc chỗ ngay trong làng mình.

So sánh tôi với người bỏ làng ra đi trong những trang sách đó thì hoàn cảnh của tôi đáng buồn hơn nhiều. Không những đã bỏ làng, bỏ nước đi, còn nhận quốc tịch của một nước khác.

Khi về đổi họ thay tên. Núi chùng bóng tủi, sông ghen cạn dòng.(tmt)

Kim Thu Tùy bút

Trích từ Adelaide Tuần Báo


mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 08/Feb/2010 lúc 12:50am

VẠT NẮNG SÂN CHÙA (SƯU TẦM)

Thư mục: Bài sưu tầm |
Đăng ngày: 12:56 06-02-2010




  
 
     
Ngài Neten Rinpoche
 
Kính quý hữu, Luật của Nhà Phật là mỗi khi đến giúp đỡ các thí chủ, luôn luôn cùng đi ít nhất 2 người, để tránh trường hợp kẻ tu hành tâm vẫn còn xao động trước "đối cảnh" mà không "vô tâm" được.  Và lúc giảng kinh hay cần tiếp xúc với phái nữ, không nên tiếp xúc một mình nơi vắng vẻ, để tránh "vạt nắng sân chùa" nếu Đạo Hạnh các vị tỳ kheo chưa viên mãn.
Xa hơn nữa, Phật dặn không nên nhìn người nữ nhân, nếu đã lỡ nhìn rồi thì "nên nhìn cho kỹ".  Nhìn cho kỹ ở đây, theo nghĩa của Nhà Phật là QUÁN CHIẾU NGŨ UẨN.  Quán Chiếu Ngũ Uẩn giúp ta nhận chân được "THÂN BẤT TỊNH".  "CON CÁI LÀ NGỤC TÙ, VỢ LÀ CÁI ĐẢY DA ... ĐỰNG NHỮNG THỨ BẤT TỊNH...".  Quán được "Thân Bất Tịnh" thì tâm không bị lôi cuốn bởi "vạt nắng sân chùa" nữa.
Thôi, âu cũng là cái duyên.  Khi gặp được sư Neten, cái hay ở đây là nhà sư vẫn giữ được cái "vô tâm" (mặc dù cũng xao động chút đỉnh, nhưng Sư đã tỉnh lại ngay) cho nên "vạt nắng sân chùa" nhờ đó mà ngộ thêm bước nữa rồi sẽ đi vào "sắc sắc không không" vậy.
 
Washington những ngày sắp bước vào Xuân (GH).




VẠT NẮNG SÂN CHÙA

 (CHIÊU HOÀNG)



Neten Rinpoche- Người ta thường cho thày là một vị Tulku, chỉ cho những vị đã từng tu tập từ đời trước và có nguyện trở lại tái sanh trong cõi người. Do sự kính mến, ngoài cái pháp danh của thày là Neten, họ thường kèm theo chữ "Rinpoche" (có nghĩa là cao quý). Neten có phong tư rất hiền hòa và từ bi, thày có nhiều Phật tử, và những buổi lễ lớn thày ban thường có rất nhiều tín chúng tới tham dự.

 

Năm lên bảy. Một vị sư già đi ngang và quả quyết Neten là một vị Lama đã từng tu tập nhiều kiếp, nay có nguyện tái sinh trở về cõi người này. Sư còn bảo, trong tương lai, nếu Neten chọn đi trên con đường đời sẽ là một người rất thành công, còn nếu đi theo con đường tu hành thì sẽ trở thành một vị đại đạo sư nổi tiếng. Cha mẹ Neten rất hoan hỷ khi nghe tin này, lập tức họ đưa Neten đến một tu viện lớn nổi tiếng của người Tây Tạng ở Ấn và xin cho Neten được xuống tóc, quy y. Neten nhớ rõ lòng mình lúc ấy. Thật bồi hồi, sung sướng và xúc động tới độ không thể cầm được nước mắt.

 

Quả nhiên, thày rất thông minh, tựa như người đã từng học qua, nay chỉ ôn lại mà thôi. Dụ như một đoản kinh rất khó nhớ, đối với các vị tu sĩ khác cần phải một thời gian dài mới có thể lãnh hội được thì đối với Neten, chỉ khoảng vài ngày thày đã hiểu cặn kẽ và thuộc lòng. Vị bổn sư của thày rất hài lòng về việc đó, càng quý mến và kỳ vọng ở Neten nhiều hơn nữa.

  Năm mười bốn tuổi, Neten thọ giới tỳ kheo. Năm hai mươi hai tuổi, thày xong bằng tiến sĩ Phật học (sau khi đã trải qua tất cả những sự thử thách và tranh luận). Thày được hội kiến với đức Dala Lama nhiều lần. Năm ba mươi tuổi, thày bắt đầu đi khắp nơi thuyết pháp ... Danh thày nổi như cồn, tín chúng còn gọi thày bằng một cái tên Lama thân mến...

  Dòng đời cứ xuôi chảy...

Một hôm, thày bổn sư muốn ủy nhiệm Neten đến trụ trì một ngôi chùa mới xây ở tận một tiểu bang xa xôi bên nước Mỹ. Tâm thày dường như không vui. Có lẽ thày không muốn xa vị bổn sư mình. Ngoài lý do đó, hình như còn một lý do nào mà thày chưa biết rõ, chỉ thấy tâm xao động, mà sự sao động đó thày không sao dằn được. Chẳng biết điều lành hay dữ. Tối đó, thày ngồi nhập định, xem xét tìm hiểu nguyên nhân. Thày chỉ thấy một đám mây đen lởn vởn trên bầu trời. Nó mờ nhòa, không rõ. Chỉ biết sẽ có điềm họa sắp đến, mà chẳng biết đó là điềm gì. Định bụng, sáng ra thưa với thày bổn sư xin được ở lại học tiếp và xin ngài ủy nhiệm một vị khác. Nhưng, ngẫm nghĩ, nếu đó là nghiệp quả phải trả, thì cũng nên dứt khoát trả hết trong kiếp này... Vì ý nghĩ đó. Thày quyết định tuân hành bổn sư mình ..

*

Phái đoàn đi đón Neten Rinpoche ngoài phi trường gồm năm người. Ba nam, hai nữ. Họ đứng thành hàng dọc dâng tấm khăn trắng (một truyền thống của Tây Tạng khi gặp một vị Lama đạo hạnh). Thày nhận khăn rồi lần lượt quàng lại lên cổ để ban phước lành cho người dâng khăn. Tới người cuối cùng là một nữ nhân. Dù không nhìn rõ mặt, vì nàng dâng tấm khăn lên ngang mày . Thày chỉ nhìn thấy đôi bàn tay trắng mịn với những ngón thon dài, nhưng thày cũng nhận ngay rằng, đây chính là điềm họa cho mình. Thày hơi khựng lại một thoáng. Nhưng, tâm trở lại bình tĩnh, thày khẽ nhận khăn rồi choàng lại lên cổ nàng. Lập tức, nàng chắp hai bàn tay vào nhau, khuôn mặt nhìn xuống, lưng hơi khom lại tỏ một thái độ cung kính. Thấp thoáng, thầy thấy một khuôn mặt son trẻ, với đôi mắt đen nhánh như mắt con chim câu... Nàng khá đẹp. Nét đẹp dịu dàng của dân gốc Á. Mái tóc dài, mướt như một dòng suối. Trông nàng có một nét rất quen thuộc nào đó, nhưng tuyệt nhiên thày không nhận ra được mình đã gặp nàng ở nơi chốn nào. Năm người đi đón thày đều là người Việt. Họ vừa líu ríu theo chân thày vừa kể cho thày nghe những sinh hoạt ở Mỹ. Ông Đoàn, người trong ban chấp hành của chùa, tường trình ngay:

- Thưa Neten Rinpoche, vì còn một vài trục trặc về giấy tờ, hiện tại chùa chưa thể xin được để thày có thể thành thường trú dân tại đây. Nhưng chúng con xin được visa, thày có thể ở tại Mỹ sáu tháng. Trong khoảng thời gian này, chúng con sẽ cố gắng xin thẻ xanh cho thày.

- Được. Chuyện ở lại còn tùy có đủ nhân duyên không. Tôi hy vọng trong thời gian ở đâỵ Mọi sự sẽ tốt đẹp...

  Con đường từ phi trường về chùa cũng khá xa, mọi người nói chuyện ríu rít. Nhưng nàng chỉ dõi mắt ra ngoài cửa kính xe, nhìn dòng xe cộ chảy ngược xuôi, tuyệt nhiên nàng chẳng nói lên lời nào. Hình như nàng cũng chẳng chú ý gì tới vị thày cho lắm. Ông ta trông còn quá trẻ - nàng nghĩ - chẳng biết sự tu chứng của ông tới đâu...  

Những tuần lễ kế tiếp, Neten Rinpoche ban một loạt những buổi lễ quán đảnh. Tín chúng đi dự rất đông. Vì người thông dịch từ Anh ngữ sang Việt ngữ đi xa, nên tình cờ nàng lại được bầu làm thông dịch viên tạm thời trong khi chờ đợi. Nàng rất sung sướng vì được lựa chọn, đồng thời thật hãnh diện, vì từ hồi nào tới giờ, nàng chưa bao giờ làm được một việc gì hữu ích cho ai. Nay, tự dưng nàng lại được đề cử và nhất là được thân cận với một vị đại đạo sư đầy đủ phẩm hạnh, chẳng ít nhiều gì nàng cũng cảm thấy mình rất quan trọng ..  

Trong việc thông dịch, thày dành rất nhiều thời gian để giải thích thêm những danh từ Phật học nàng chưa hiểu rõ, nên nàng thường dành một ít giờ trước buổi lễ, hay những buổi giảng lên gặp riêng thày, tóm tắt ghi chép những gì thày muốn giảng. Tuy chưa làm thông dịch viên bao giờ, đôi khi gặp những danh từ chuyên môn làm nàng lúng túng, nhưng vì có được một kiến thức rất khá về Đại thừa, và nhờ sự kiên nhẫn của Neten Rinpoche, cộng với lòng mong học hỏi, trí thông minh, chịu khó của nàng nên cũng hiểu được ít nhiều những gì thày muốn nói.

Tình thân giữa Thày, trò ngày càng đậm. Khác với ý niệm đầu tiên nàng gặp Neten Rinpoche tại phi trường. Ngược lại, nàng nhận ra rằng, cái ông thày này thật đáng nể. Ông có thể đọc suốt được tư tưởng của người đối diện. Hơn thế nữa, hình như ông có thể nhìn thấy được một vài điều của quá khứ và tương lai. Nhưng chẳng bao giờ ông nói, các nhóm đệ tử biết được đều do sự tình cờ rồi họ kháo nhau thêm, từ một thành mười, từ mười thành trăm, tô điểm vị thày mình thêm huyền hoặc... Nàng bắt đầu tâm phục, khẩu phục vị sư trẻ này. Lối hành xử của nàng cũng tỏ vẻ tôn kính và yêu mến thày hơn.

Một buổi sáng. Trong sân chùa ngập nắng, thày Neten thấy nàng mặc chiếc áo dài Á đông bước vào cổng chùa, khuôn mặt rạng rỡ... Nhìn thoáng, thày có cảm tưởng nàng chính là vạt nắng đầu ngày, thày thấy lòng rung động, bàng hoàng, cảm nhận pháp giới này không phải một, cũng không phải khác, nó thật chập trùng biến hiện. Có phải chăng, người thiếu nữ kia đang "biến" thành vạt nắng hòa nhập với bản thể nhất như của vạn pháp? Thày nghiêng tâm nghe lòng mình rung động, rồi với sự phản xạ máy móc của nghiệp dư còn đọng lại trong tâm, thày vội vã bước ra sân "đón" lấy vạt nắng ấy. Cả hai nhìn nhau. Kỳ diệu thay, thày có cảm giác mình cũng biến thành ánh nắng chan hòa, hợp với vạt nắng vừa xuất hiện thành nhất thể như nước hòa với sữa. Trong phút giây mầu nhiệm ấy, ngôn ngữ quả là "bất khả ngôn thuyết"... Hình như người nữ cũng cùng trong một tâm trạng ngây ngất ấy. Nàng thốt lên với một giọng tràn đầy xúc động:

- Thày ơi…

Nàng loạng choạng muốn té quỵ, thân người mảnh mai như muốn đổ ập về phía Neten. Bằng một phản xạ tự nhiên, máy móc, thày Neten vội đưa tay ra đỡ. Cùng lúc thày cũng đủ tỉnh thức để lùi lại một vài bước, tránh cho toàn thân nàng dựa hẳn vào mình, giọng thày lấy lại bình tĩnh, hỏi khẽ:

- Chị có sao không?

Thiếu nữ ấp úng:

- Không...không...!! Bỗng dưng..., con chỉ... thấy... một niềm... cảm động tới muốn... bật khóc...

Vì sự tự trọng. Nàng cũng vội vã lùi lại làm cho thân mình bị mất thăng bằng, lảo đảo. Hai bàn tay dơ ra gần chạm nhau lại bị vội vã rụt về. Cả hai đứng nhìn nhau trong suốt chiều sâu của tâm thức. Hốt nhiên, Neten Rinpoche đọc được trong ánh mắt nàng cả một khung trời vừa sụp đổ, trong đó cưu mang một nỗi đau đớn tận cùng của của sự thất vọng và yêu thương...  

Sau buổi sáng hôm ấy, phong tư của Neten Rinpoche hình như không có gì thay đổi. Nhưng nếu để ý kỹ, trong những hành động và cách cư xử - tuy kín đáo - nhưng thày cũng dành cho nàng một sự chăm lo đặc biệt hơn, cùng với lòng bi mẫn như lúc nào cũng phủ chụp xuống nàng. Thày vẫn gặp nàng trước những giờ thuyết pháp. Nhưng có lẽ thày tránh không muốn gặp riêng nàng ở bất cứ chỗ nào trong chùa. Còn riêng nàng, gần như một huyền lực của nghiệp cũ đã chín mùi. Dần dà, nàng bỗng nhận ra một điều "khủng khiếp", nàng không thể sống thiếu thày, nàng bỗng thấy mình có một nhu cầu rất cần thiết mỗi ngày là phải được gặp thày, phải nhìn thày, nghe thày nói, ngắm thày cười, hay chẳng cần làm gì, chỉ cần phục dưới chân thày nghe thày lần tràng hạt với những câu chú như một chuỗi âm thanh dính liền nhau không dứt. Tệ hơn nữa, trong tận cùng sâu thẳm của tâm thức, nàng khởi tâm muốn "chiếm hữu" thày cho riêng mình, cảm giác chiếm hữu ấy mạnh tới độ nàng nàng cảm thấy rất khó chịu và ghen tức khi thấy thày nói chuyện vui vẻ với những người khác. Những lúc như vậy, tâm nàng thật bồn chồn, không yên và cực kỳ đau khổ. Biết điều đó là xấu, nhưng nàng thực không thể cưỡng nổi sự ghen tuông.  

Một hôm lên chùa sớm, định vào chào thày thì nàng đã thấy có một chị Phật tử khác đang trong phòng trò chuyện, chẳng biết chị nói chuyện gì mà nàng nghe tiếng thày cười hòa với tiếng cười ròn rã của chị. Buồn bã, nàng ra ngoài sau hè ngồi khóc. Khóc chán, nàng lại thò đầu vô xem chị Phật tử nói chuyện xong chưa. Vẫn thấy chị ngồi thụp dưới chân thày nói cười vui vẻ. Nàng thấy tim mình quặt thắt lại. Nàng cũng thấy mình thật vô lý khi cứ quẩn quanh trong một ngõ cụt như thế. Trong lúc này, hình như những giáo lý của Phật mà nàng học hỏi từ bao lâu, cứ chảy trôi theo dòng nước mắt, chẳng giúp được gì cho nàng mấy đỗi...  

Nhưng nỗi buồn không hẳn mãi mãi sẽ là. Nó chính là "mặt bên kia" của niềm vui. Đôi khi nàng được thày cho tham gia vào công việc của chùa, như việc tô những bức tượng Phật. Thật lạ, chẳng hiểu những tượng Phật đó ở đâu ra mà đầy cả bàn. Mỗi bức cao khoảng một tấc, đủ các vị Phật với những thế ngồi khác nhau. Nàng ngồi xà xuống và hỏi thày với giọng đầy khích động và ngạc nhiên:

- Ôi chao... Tượng Phật ở đâu nhiều thế. Cho con tô với nhé?

Vị thày ngước nhìn người thiếu nữ đọc được tất cả sự khích động trên đôi mắt ngây thơ của nàng, thày cười:

- Được! Nhưng chị tô có khéo không? Tô tượng cũng là một hình thức thiền định và quán tưởng. Lại nữa, có một vài chỗ phải rất cẩn thận, không được tô lem nhem, nhất là điểm nhãn Phật thì lại càng phải khéo léo lắm!

Sợ thày đổi ý. Nàng nói ngay:

- Con làm được mà!  Nàng sung sướng vô cùng khi được ngồi bên thày như thế. Ban đầu thày cho nàng tô những phần dễ, thấy nàng tô khéo, thày cho tô phần tóc (một chút xíu phần trên trán, nơi đó nếu không khéo sẽ bị lem qua vương miện trên đầu). Nàng thích nhất ngồi tô thân thể Phật một màu vàng ròng. Tô lớp đầu không thấy vàng mấy, nhưng nếu kiên nhẫn tô lên từng lớp chồng nhau, đợi lớp này khô, lại tô thêm lớp mới cho đến khi có một mầu vàng óng đẹp như một khối vàng thật. Nàng thích tới độ mê mải làm mãi tới gần bảy giờ tối mới chịu về. Trước khi về, nàng khoe với thày "công trình" mình vừa làm cả ngày. Một tượng Phật Thích Ca, một tượng của ngài Quán Âm. Cả hai tượng đều có một màu vàng óng trông rất đẹp mắt...  

Niềm hạnh phúc của nàng bị cắt đứt khi người thông dịch viên cũ trở về. Nàng không còn có cơ hội gần gụi thày nữa. Nàng nhớ thày, sự nhớ nhung kỳ quặc đến độ nàng cảm thấy hổ thẹn và mặc cảm, nghĩ rằng, mình chính là con ma nữ đến quấy rối người tu hành. Lòng nàng luôn luôn cảm thấy đau khổ và buồn sầu. Đau khổ vì biết rằng, tình yêu (nếu có) của mình chính là một tình yêu bệnh hoạn và mù quáng vì nó đã đặt không đúng chỗ. Buồn sầu khi biết chắc rằng mình đã chẳng ít nhiều gì cũng đang tạo những nghiệp xấu, ác... Vì sự mặc cảm ấy, nàng thường có thái độ tránh né và không dám đến gần thầy nữa. Nhưng vì lòng nhung nhớ cứ dâng đầy, nên chẳng bao giờ nàng bỏ một thời thuyết pháp nào cả .  

*

Một buổi chiều, sự nhớ thương gần như không còn chịu đựng được nữa. Nàng lang thang xuống phố, mua ba cành hoa Lilly trắng đem lên chùa dâng thàỵ Cảnh chùa vắng vẻ, nàng bước vào với nhịp tim đập thình thịch trong lòng ngực. Nàng ôm chặt ba cành hoa trước ngực như một sự chở che, ngăn cấm mình phạm tội. Các thày nhỏ chắc đang ở sân sau chùa trồng tỉa, chỉ còn lại Neten Rinpoche ngồi trong một phòng cạnh chánh điện đang tô các tượng Phật. Nàng bước vào với một thái độ của một kẻ phạm trọng tội, mặt người nữ tái xanh, rụt rè và lắp bắp:

- Con đem... dâng thầy mấy... cành hoa... Lilly... trắng...

Neten Rinpoche ngẩng lên, ánh mắt từ bi như thấy suốt được tâm tư nàng, thong thả đáp:

- Thật tuyệt diệu. Ta đang đợi chị đến... (Rồi ngắm nhìn ba đóa hoa trắng nuốt, đôi mắt lung linh, hoan hỷ, thày tiếp). Mấy đóa hoa mới đẹp làm sao!!. Chị hãy cắm vào bình dâng lên lễ Phật. Sau quay lại đây, ta muốn cho chị coi cái này...

Thiếu nữ líu ríu làm theo như một mệnh lệnh. Cắm những cành hoa trắng vào bình, xì xụp lạy trước những tượng Phật đang ngồi trên bệ thờ rất trang nghiêm. Chẳng hiểu sao lúc đó nàng cảm thấy xúc động lạ kỳ và nước mắt cứ tuôn như mưa... 

Nàng phải đợi một lúc cho tâm lắng đọng mới dám bước qua phòng bên gặp Neten. Thày nhìn nàng chăm chú.  Như người đã biết rõ được vấn đề, nhưng vẫn cứ hỏi:

- Chắc chị đang gặp chuyện... khó khăn?

Chỉ chờ có thế, nàng òa lên, nức nở:

- Phải. Xin thày ban bình an cho con...

Vị thày thở dài. Nhìn người nữ một đỗi rồi nắm lấy bàn tay lạnh ngắt của nàng dịu dàng bảo:

- Có những điều ta cần phải nên buông bỏ thì sự khổ đau mới chấm dứt...

Vừa nói đến đó, Neten buông tay nàng, dùng cả hai bàn tay mình ôm lấy khuôn mặt người nữ, (dưới dạng hình thức ban phép lành), rồi thày cúi xuống, thấp dần...thấp dần... cho tới khi trán của Neten đụng lên trán nàng... 

Do sự gia trì của vị đạo sư. Mọi sự như được hiển bày trước mắt. Nàng nhìn thấy rõ trong một kiếp quá khứ nào đó của chính nàng. Hình ảnh người nữ đang đứng với chiếc áo cánh trắng mong manh. Trên tay cầm ba cành hoa Lilly mầu trắng nuốt. Sau lưng nàng là một khung cửa chói lòa ánh nắng với vườn hoa muôn sắc. Đối diện là chồng nàng, họ đang trao nhau những ánh mắt thương yêu. Người nữ đặt ba cành hoa lên ngực người nam nhìn chàng say đắm nói khẽ qua hơi thở:

- Anh ạ. Em nguyện sẽ đời đời kiếp kiếp được làm vợ anh và được hạnh phúc như thế này mãi mãi...

Đôi mắt người nữ ngước lên long lanh. Mùi hoa Lilly thơm ngát đâu đây...



  






*

Vị đạo sư buông tay, rời trán mình khỏi trán nữ nhân. Nàng xúc động tới độ bật khóc. Nàng nhớ lại tất cả như chuyện mới xảy ra hôm qua. Tim nàng run run như con chim non bị lạnh. Giọng đạo sư trầm trầm:

- Đã vài đời, vài kiếp, chúng ta từng là vợ chồng và rất sung sướng, hạnh phúc, đã từng được làm thân người, thân chư thiên, nhẫn đến có được những thân vi diệu trên từng trời Phạm Thiên và đã từng hưởng tất cả những sung sướng của cõi nhân gian này... Dẫu vậy, chúng cũng chẳng đem lại hữu ích gì mấy đỗi. Ngược lại, chúng ta cũng đã từng nhiều đời, nhiều kiếp - do sự vô minh, tham ái - mà phải chịu mang thân ngạ quỷ, súc sanh, nhẫn đến ở trong những địa ngục nóng, lạnh để phải chìm nổi trong luân hồi và thọ nhận tất cả những khổ đau. Nay, cơ may trở lại được thân người, tôi lại được gặp em, dẫu trong một hoàn cảnh hoàn toàn đổi khác, nhưng đó cũng là cơ may cho chúng ta gỡ những nghiệp quả từ kiếp trước. Sao em không nhân cơ hội có được thân người hiếm quý này tu tập cầu giải thoát? Sao cứ phải cam chịu loanh quanh trong luân hồi tạo thêm ác nghiệp? Hạnh Phúc ư? Thế nào là Hạnh phúc? Nếu lấy cái Hạnh phúc của trần gian này để làm niềm vui thì cái niềm vui ấy thật bọt bèo, dễ vỡ... 

Vị đạo sư đứng lên. Ông mở tung cánh cửa sổ trông ra vườn. Nắng vẫn còn lung linh trên những đóa cúc vàng hắt lên những ánh sáng cuối cùng của ngày tàn. Ánh sáng bên ngoài tràn vào căn phòng bắt đầu tối làm thành một viền sáng quanh thân ông. Ông quay nhìn người thiếu nữ vẫn còn đầm đìa nước mắt thong thả nói rõ từng tiếng:

- Phải. Em vẫn còn vướng với tôi một lời nguyện ước. Thảo nào lần đầu tiên gặp em ở phi trường, tôi đã nhận ra được nét thân quen. Nhưng thực tâm tôi không muốn đòi, bởi mọi sự đều đã thay đổi. Tôi đang đi trên con đường tìm kiếm chân Hạnh phúc cho mình và cho người. Trong tôi, vẫn có tình yêu dành cho em, nhưng tình yêu tôi nay không còn ngừng trên một đối tượng, mà là trên toàn thể pháp giới... Từ sau buổi sáng tôi đón em như một "vạt nắng sân chùa", em luôn luôn hiện hữu trong tôi, là một điểm sáng, một sự thanh khiết, cao quý nhất. Em đi cả vào trong những buổi cầu nguyện của tôi. Tôi luôn nguyện em cũng sẽ đạt được chân Hạnh Phúc ấy. Muốn vậy, em nên xả bỏ tất cả. Có những điều ta cần phải nên buông bỏ thì sự khổ đau mới thực sự chấm dứt...  

Thiếu nữ òa khóc. Nàng nghe trong tim một sự rạn vỡ... Trong cơn đau đớn tận cùng, nàng cảm nhận được tình yêu rộng lớn của vị đạo sư dành cho mình. Nàng hiểu rất rõ rằng nàng không còn một một sự chọn lựa nào khác. Người chồng năm xưa nay đã đổi hướng đi, không còn muốn đi chung với nàng trên con đường xưa cũ, mà ở đó, Hạnh Phúc hay Đau Khổ đều tùy thuộc vào sự vô thường, bèo bọt của kiếp người. Nay, nàng cũng phải thay đổi, nàng phải đi tận cùng nỗi khổ đau để vươn lên, để có thể trở thành một "giải nắng thênh thang". Nơi ấy, nàng sẽ gặp chàng ở đó...

CHIÊU HOÀNG

 




http://vn.myblog.yahoo.com/anhvutran1963/article?mid=4002


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 08/Feb/2010 lúc 1:08am
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 10/Feb/2010 lúc 8:23pm
 
 
 
 
 
 
GIAO CHỈ SJ-ViệtTribune
 
Câu chuyện có thật !
 
_____

February 05, 2010

Chung tình

(Vũ Văn Lộc)

 

Còn nhớ không em?
Trong câu chuyện 35 năm nhìn lại, chúng tôi ghi được biết bao nhiêu sự kiện và nhân vật. Tài liệu thì nhiều, với một chút chủ quan và tình cảm riêng tư, chỉ có thể viết lại một số hết sức hạn chế. Tuy nhiên cũng đủ thể hiện được những câu chuyện tiêu biểu qua nhiều lãnh vực. Những sinh hoạt cộng đồng, gương hy sinh, những giây phút bên nhau trong tình quê hương, trong tình bằng hữu và tình nghĩa đấu tranh. Nhưng xem đi xem lại, chúng tôi còn thiếu một đề tài rất quan trọng của cả một đoạn trường. Một đề tài vượt thời gian, vượt không gian, vượt biên giới của thù nghịch, ra ngoài khuôn khổ của chính trị. Ðó là chuyện tình. Vì vậy xin kể một chuyện tình rất bình dị, bắt đầu từ sân trường trung học Vũng Tàu qua đến đại học của một thành phố Sài Gòn đổi tên. Chuyện vượt biên bất thành, rồi 10 năm đợi chờ ODP. Câu chuyện một thanh niên xây dựng lại sự nghiệp bằng công việc bán vé số đầu đường ở Việt Nam cho đến lúc đi bỏ báo tại San Jose. Sau cùng, trở thành một chuyên gia có chút công danh và sự nghiệp trên quê hương mới. Nhưng điều quan trọng nhất là trước sau anh chỉ có một mối tình. Một gia đình biết bao nhiêu nghịch cảnh. Một gia đình bất toàn vẫn còn mang nặng khó khăn có thể cho đến lúc mãn chiều xế bóng. Một mối tình học trò đầy thử thách nhưng luôn luôn lạc quan và sau cùng phải được gọi là hết sức chung thủy.
Phải chăng trong suốt cuộc chiến Việt Nam hơn 20 năm cộng với 30 năm hậu chiến tù đày, di tản, tỵ nạn, chúng ta thường quên trong văn tự Việt Nam vẫn còn hai chữ chung tình.
 
Sau 35 nhìn lại, xin gởi đến quý vị câu chuyện tình:
Em còn nhớ hay em đã quên. Luôn luôn anh vẫn là kẻ chung tình.
 
Ðôi mắt huyền diệu
Chuyện rất giản dị và gần gũi với cuộc sống của chúng ta. Mở trang quảng cáo của một văn phòng nha sĩ trên Việt Tribune chúng ta thường thấy hình màu của một phụ nữ với hàm răng xinh đẹp. Nhưng ai cũng cho rằng đôi mắt của cô mới thật huyền diệu. Chính người chồng bác sĩ nha khoa đã đem hết tài nghề của một thời chụp hình dạo trên bãi biển Vũng Tàu để tô điểm bức hình quảng cáo cho văn phòng của mình. Đôi mắt đẹp đẽ và huyền diệu của người vợ bây giờ thực sự chỉ nhìn thấy những hình ảnh rất mờ nhạt của cuộc đời. Mãi mãi cô chỉ còn ghi nhận được chân dung lần cuối của người chồng vào đầu thập niên 90.
Suốt 20 năm qua, từ lúc gia đình đến San Jose, cô chỉ còn nghe mỗi ngày tiếng nói của anh với hình ảnh của người yêu lờ mờ sương khói. Cô không phải là người khiếm thị từ lúc sơ sinh. Phải sau 2 năm đại học, sống với tình yêu rồi mắt cô mờ dần và trong tim không còn hình ảnh của ai khác nữa. Chỉ còn hình ảnh một người. Khi mới bước chân vào đại học, Mai đã cảm thấy đôi mắt mang mầm bệnh, nhưng vẫn còn hy vọng ở nền y khoa tiến bộ. Vẫn cố gắng theo học đồng thời tìm hết cách chữa bệnh. Cô sống trong hy vọng và sống với tình yêu.
 
Mối tình học trò, mối tình sinh viên
Sinh trưởng ở Vũng Tàu và cùng học một trường trung học, thời kỳ 60-70 lúc đó là trường công duy nhất. Công Huyền Tôn Nữ Quỳnh Mai là nữ sinh xuất sắc nhất trường. Trong khi đó cậu Nguyễn Hoàng Tuấn, trong tuổi thiếu niên suốt ngày ham vui với biển xanh và sân cỏ nhưng vẫn nổi tiếng học giỏi trong ph,ía nam sinh.
Khi lên lớp 10 cho đến lớp 12 thì nam nữ học chung. Tuấn bắt đầu để ý đến Quỳnh Mai. Cô Mai có chiếc xe đạp để đi học. Bài ca tình yêu học trò thường hát ngày nay đã rất hợp với câu chuyện tình ngày xưa. Hoa Phượng nở đầy trời Vũng Tàu. “Chiếc giỏ xe chở đầy hoa Phượng, em chở mùa hè của tôi đi đâu”. Một tấm hình cô học trò bé nhỏ dừng xe trò chuyện với bạn trai ốm yếu tong teo, ngày nay đã trở thành di sản quý báu của tình yêu.
Khi cả hai trưởng thành, qua thời trung học 75 là lúc miền Nam đổi đời.
 
Quỳnh Mai, trái, và Nguyễn Hoàng Tuấn thuở yêu nhau thời Trung học tại Vũng Tàu, Việt Nam. PHOTO GIA ĐÌNH
 
Năm 1979 là khúc quanh của cuộc đời đôi bạn. Con đường vào đại học Sài Gòn hết sức chông gai, cả miền Nam ai cũng biết câu chuyện học tài, thi lý lịch. Quỳnh Mai thi vào đại học tổng hợp. Tuấn thi vào y khoa. Ðối với Tuấn đây là kỳ thi sống chết, vì anh đã có giấy gọi đi nghĩa vụ. Con đường khổ nạn qua Campuchia đã mở rộng. Cả 2 gia đình đều không có liên hệ cách mạng nhưng cũng chỉ là thường dân nên lý lịch vẫn được coi là nhẹ. Vấn đề là bài thi phải hết sức xuất sắc. May mắn, cả hai đều được tuyển. Riêng anh Tuấn được biết rằng năm đó Sài Gòn tuyển được 300 sinh viên vào y khoa. 150 hoàn toàn do lý lịch và 150 thuộc loại không có vấn đề nhưng bài thi phải rất khá. Như vậy là lớp y khoa Thành Hồ bắt đầu với một nửa cách mạng nhập học nhờ lý lịch cùng với một nửa giỏi nhất miền Nam. Nếu xác định cường điệu này không đúng 100% thì cũng gần như vậy
Trước ngày đôi trẻ lên đường vào đại học, anh Tuấn chính thức tỏ tình với Quỳnh Mai. Dưới mây trời Vũng Tàu 1979, lời hẹn ước đưa ra. Ðôi ta thề yêu nhau trọn đời. “Yêu ai, yêu cả một đời.”
Tiếp theo 2 năm đại học, so với tuổi trẻ khác cuộc sống của Quỳnh Mai và Tuấn vẫn còn có thể vượt qua những khó khăn về vật chất và tinh thần trong chế độ mới. Tuy có vất vả nhưng vẫn chưa phải là nỗi đau thương chính của câu chuyện tình.
Khi đôi mắt của Quỳnh Mai cứ mờ dần và cô không còn khả năng học tiếp. Mai không nhìn thấy chữ trên bảng và đi xe đạp thường bị tai nạn. Cặp mắt trong sáng linh động, nhưng thực sự cô không còn nhìn thấy gì nữa, nhất là vào buổi tối. Cuộc sống bắt đầu đi vào con đường chỉ thấy đêm dài một đời. Cả nhà tìm hết cách chữa bệnh nhưng tại Việt Nam vào thời đó kết quả vô phương. Sau cùng chỉ còn một con đường duy nhất. Tuấn dẫn Quỳnh Mai bỏ học để vượt biên. Mục đích thực sự của chuyến đi không phải là tìm tự do mà là đi tìm ánh sáng cho người yêu. Hy vọng vào nền y khoa tại Hoa Kỳ.
Chuyến vượt biên thất bại. Tất cả đều bị bắt. Quỳnh Mai vì khiếm thị nên được thả. Tuấn bị tù 6 tháng. Cả hai chấm dứt cuộc đời sinh viên. Ðặc biệt đối với Tuấn, giấc mơ tốt nghiệp y khoa tan tành. Hai người trở lại Vũng Tàu chật vật với cuộc sống ngày càng khó khăn. Quỳnh Mai cố gắng kèm trẻ học Anh văn với cặp mắt khi tỏ khi mờ. Tuấn bắt đầu đi bán vé số qua ngày.
Mọi người vẫn còn nhớ năm 79 cả Vũng Tàu chỉ có hai người đậu vào y khoa Sài Gòn. Radio đọc tên cậu Tuấn khắp xóm, gia đình hết sức tự hào. Vì vậy có tin Tuấn bị tù, gia đình và bạn bè ai cũng cho rằng bỏ trường y khoa đầy hứa hẹn để đưa người yêu khiếm thị vượt biên là một quyết định nhầm lẫn
Nhưng làm sao cắt nghĩa được tình yêu.
 
Ông Trời ngó lại
Nhưng Tuấn không phải bán vé số suốt đời. Với số tiền dành dụm, anh mua chịu được 1 máy ảnh và trở thành anh chàng chụp hình dạo ở bãi biển cho các du khách bắt đầu trở lại Việt Nam.
Nghề lại dạy nghề, Tuấn tìm cách làm phòng tối rửa hình và cuộc sống vươn lên từ đó. Khi bắt đầu có đồng ra đồng vào, Tuấn vẫn còn nhớ đến lời hẹn ước với cô Quỳnh Mai và cả hai bắt đầu xây dựng gia đình. Lễ hỏi và lễ cưới của anh chàng chụp hình với bộ hình kỷ niệm còn đầy đủ. Rồi đứa con trai đầu tiên ra đời. Cô vợ trẻ sống bên chồng, nương tựa vào anh đủ cả nghĩa đen và nghĩa bóng.
Vì quá thất vọng với chuyện vượt biên nên cả 2 phía gia đình đều trông cậy vào hồ sơ đoàn tụ do các anh chị bảo lãnh. Sau 10 năm chờ đợi, 1990 anh thợ chụp hình Vũng Tàu đem vợ con qua Mỹ và định cư tại San Jose. Bà con ODP ai mà chẳng biết, diện này là diện mồ côi, chính phủ dứt khoát bắt phải 5 năm tự túc. Gia đình chỉ có thẻ Medicare, bông sữa và một phần Food stamp. Anh chàng Tuấn lúc đó đã 30 tuổi, Anh ngữ vẫn ở trình độ ESL, giấc mơ học bác sĩ vẫn còn khi ẩn khi hiện. Nhưng đối diện thực tế nên vẫn phải tìm đường lao động nuôi gia đình. Một mặt vẫn tìm cách cho vợ đi chữa bệnh, mặt khác phải tìm cách sinh tồn.
Những ngày đầu tại Cali, Tuấn làm đủ mọi nghề. Từ Tacco Bell cho đến ***embly. Có những buổi sáng sớm lại còn chạy thêm 1 “Rao” báo Mercury News. Quỳnh Mai vẫn còn nhớ rằng nửa khuya Tuấn đi bỏ báo rồi về ngủ lại một lát, tiếp theo là một ngày dài vừa đi học, vưà đi làm. Cô rất buồn là không giúp gì được cho chồng. Ðứa con gái thứ nhì ra đời, nhưng cháu lại có bệnh chậm phát triển, không được như đứa con trai đầu lòng, hết sức thông minh và chăm chỉ. Với hoàn cảnh khó khăn đủ mọi bề, anh Tuấn cố chịu đựng để tìm đường vươn lên. Sau những năm đầu vất vả, gia đình được chính phủ cho trợ cấp. Các cán sự Việt Nam thông cảm, Nguyễn Hoàng Tuấn quyết tâm theo đuổi con đường đại học. Nhưng biết giới hạn của cá nhân và gia đình, Tuấn theo học nha khoa dù sao cũng đỡ vất vả hơn ngành y.
Vào đại học là anh phải bỏ lại “Rao” báo, từ giã Tacco Bell và rất hân hoan khi được tin bị lay off từ hãng điện. Khó khăn mấy rồi cũng xong. Trong thời gian sinh viên, Tuấn vẫn còn sức sinh hoạt với cộng đồng. Anh là chủ tịch hội sinh viên Việt Nam tại Mission nhiệm kỳ 92-94 và đồng chủ tịch sinh viên liên trường 1994. Trong nhiệm vụ này anh đã phối hợp sinh viên tham gia Ði bộ cho thuyền nhân và gây quỹ cho trẻ em khuyết tật. Tuấn rất quen thuộc với sinh hoạt của Liên hội người Việt tại San Jose.
Năm 2001 sinh viên Nguyễn Hoàng Tuấn tốt nghiệp nha khoa bác sĩ tại UCLA và bắt đầu đi tìm việc làm. Xem lại cuộc đời của chàng trai Vũng Tàu, vất vả nhất là kỳ bán vé số ở Việt Nam cùng với những ngày mưa đi bỏ báo ở Hoa Kỳ.Trong đời anh trải qua bao nhiêu dâu bể, nhưng người yêu mãi mãi vẫn tình xưa nghĩa cũ.
 
Quỳnh Mai, trái, và Nguyễn Hoàng Tuấn ngày nay, 10 2009 tại Caribbean.
PHOTO GIA ĐÌNH
 
 
 
 
Kẻ lông mày cho Triệu Minh
Thuở xưa, đọc chuyện Kim Dung nói đến tình yêu, bao nhiêu độc giả xúc động vì anh chàng Trương vô Kỵ nói rằng, phen nầy ta từ giã chốn giang hồ, về kẻ lông mày cho người yêu bé bỏng Triệu Minh.
Xem ra, chỉ là chuyện lãng mạn tô điểm cho tiểu thuyết thêm hương vị. Nhưng ở đây, nha sĩ Tuấn từ lúc đưa vợ qua Mỹ, anh vẫn là người chọn áo cho vợ, và thực sự lo trang điểm cho đến ngày nay. Không cần văn sĩ Kim Dung nhắc nhở, cậu Tuấn vẫn hằng ngày đóng vai Vô Kỵ để kẻ lông mày cho cô Triệu Minh gốc Huế, Công Huyền Tôn Nữ Quỳnh Mai. Sau khi y khoa Mỹ cũng bó tay không giúp được Quỳnh Mai, gia đình có cô con gái trưởng thành, xinh đẹp nhưng sao suốt ngày bi bô như trẻ thơ, người mẹ buồn cho phần số hẩm hiu nên thương khóc ngày đêm đã làm cho bệnh của đôi mắt càng thêm khép kín.
Ðôi khi bà con ta gặp anh chị trong những lần hội họp, nhìn người vợ vẫn tưởng chị thấy đươc mọi chuyện tinh tường. Nhưng sự thực thế giới đối với chị bây giờ luôn luôn mờ mờ nhân ảnh. Người ngoài không biết, ngạc nhiên khi thấy anh chị luôn luôn cặp kè sát bên nhau. Ðâu biết rằng anh mãi mãi là đôi mắt của em. Luôn phải bên nhau từng bước một. Khi Quỳnh Mai mất thị giác, trí nhớ bắt đầu phát triển nên anh giúp cô tiếp tục sống cuộc đời hữu dụng. Bằng một thái độ rất lạc quan, chấp nhận mọi nghịch cảnh, cùng với sự yểm trợ của đại gia đình, và tình sâu nghĩa nặng, Tuấn đã giúp Mai vượt qua mọi thử thách. Cô lên Radio đóng vai quảng bá cho văn phòng nha sĩ. Tiếng nói dịu dàng và thông quán các công việc của nha khoa đã lôi cuốn nhiều thính giả. Tuy nhiên đôi khi cũng có người không biết thấy cô có vẻ lạnh lùng. Quỳnh Mai nói rằng, con có thấy gì đâu mà cười với người ta.
 
NHT3.jpg%20picture%20by%20hinhkhong
Hình thường gặp trên báo quảng cáo tại San Jose
Quỳnh Mai: mất thị giác nhưng vẫn quảng cáo... răng
 
Câu chuyện tình thầm lặng ở San Jose nhưng đã bắt đầu từ sân trường trung học Vũng Tầu, khi đôi bạn cùng chung ban toán. Anh làm lớp trưởng, em làm lớp phó. Mắt em vẫn trong như hồ thu, ghi mãi hình ảnh anh Tuấn gầy gò ốm yếu. Trong khi tâm sự chuyện gia đình, Tuấn luôn luôn nói rằng niềm hạnh phúc là lấy được Quỳnh Mai. Vợ cháu đã giúp chồng vươn tới ý nghĩa Chân Thiện Mỹ của con Người. Khổ hạnh bất toàn của một người là niềm đau chung của cả gia đình. Gia đình phải trở thành một đơn vị để cùng đứng bên nhau trong mọi hoàn cảnh. Tuy vậy, chính tinh thần lạc quan, pha với tính vui đùa nha sĩ Tuấn đã phàn nàn rằng:” Bác thấy không, ngày nay con đã khác thủa xưa. Không còn tang thương như lúc mới ở tù ra, đi bán vé số. Nhưng tiếc thay cô vợ không bao giờ thấy con đẹp trai.”
Bác xin nói với anh chị rằng. Chị không cần nhìn thấy rõ cuộc đời. Xin hãy giữ lại mãi mãi hình ảnh của tuổi 18 ở sân trường trung học. Có cậu học trò tên Nguyễn Hoàng Tuấn, ngập ngừng tỏ mối tình đầu. Trải qua bao nhiêu thăng trầm của cuộc sống, mối tình vẫn còn giữ mãi đến hôm nay. Không có điều gì trên thế gian này có thể so sánh được. Ðẹp trai hay đẹp lão rồi cũng qua đi. Danh vọng tiền tài cũng không phải là vĩnh cửu. Tình nghĩa chung thủy sẽ ở lại muôn đời.
Suốt 35 năm qua, cộng đồng của chúng ta đã có biết bao nhiêu danh từ đao to búa lớn đem ra sử dụng. Nhưng có hai chữ chẳng ai đụng tới. Bây giờ bác đem ra tặng hai cháu. Ðó là hai chữ Chung Tình.[GCSJ
 
NHT4.jpg%20picture%20by%20hinhkhong NHT5.jpg%20picture%20by%20hinhkhong
 
 








 
 




__._,_.___
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 11/Feb/2010 lúc 7:58pm




XIN CHUYỂN ĐỌC MỘT CHUYỆN CẢM ĐỘNG
Am I a Fireman yet?


Chuyện cảm động có thật- Xin qui ban đọc bản chuyển ngữ sau đây






Người lính cứu hỏa tí hon

Nguyen Tran phỏng dich



Tại thành phố Calgary tỉnh bang Alberta (Canada), một bà mẹ trẻ 26 tuổi đau khổ nhìn đứa con trai mới 6 tuổi đầu thật dễ thương và cũng rất tội nghiệp đang chết lần mòn vì chứng bệnh ung thư máu ở giai đoạn cuối cùng. Trên cõi đời nầy, chắc không có danh từ nào đau thương ngậm ngùi cho bằng hai chữ “cuối cùng”.

Mặc dù tâm tư rối bời tan nát nhưng người phụ nữ trẻ vẫn quyết tâm phải làm một cái gì đó cho đứa con bất hạnh của nàng trước khi cháu ra đi. Như muôn ngàn bậc cha mẹ khác, nàng mong con mình lớn lên và thành đạt những ước vọng trong đời nhưng giờ đây thì mơ ước kia đã tan thành mây khói vì chứng bệnh ung thư oan nghiệt. Tuy thế nàng vẫn muốn cho giấc mơ của con mình thành sự thực . Cầm lấy tay con nàng âu yếm hỏi:

- Billy, có bao giờ con mơ ước và mong muốn khi lớn lên con sẽ làm gì hay không?



- Mẹ ơi! Con luôn ôm mộng trở thành người lính cứu hỏa.



Bà mẹ trẻ nhìn con mỉm cười:

- Được rồi con. Để xem chúng ta có thể làm cho mơ ước con thành sự thật.



Ngay sau đó, nàng tới sở cứu hỏa địa phương gần nhà ở Calgary để gặp chàng lính cứu hỏa Bob, người có trái tim bao la như tỉnh bang Alberta . Nàng trình bày ước muốn cuối cùng của con trai mình và hy vọng là Billy sẽ được ngồi trên xe cứu hỏa đi một vòng phố.

Bob trả lời ngay:

- Được chứ! Chúng tôi sẽ làm hơn thế nữa. Vậy bà cứ chuẩn bị cho cháu nó sẵn sàng lúc 7:00 giờ sáng thứ tư , chúng tôi sẽ giúp cháu trở thành người lính cứu hỏa danh dự trong suốt một ngày. Cháu sẽ sinh hoạt trong trạm cứu hỏa, ăn uống chung với chúng tôi, đi công tác khi có kêu gọi cấp cứu... Ngoài ra, nếu bà cho chúng tôi biết kích thước của cháu, chúng tôi sẽ may cho cháu một bộ đồng phục lính cứu hỏa thực sự với nón đồng có huy hiệu Sở Cứu Hỏa Calgary, cộng thêm những sọc vàng chói trên đồng phục và đôi giày cao su. Hảng sản xuất đồ trang bị cũng gần đây để chúng tôi kịp đặt hàng.

Ba ngày sau, Bob đến đón Billy, trang phục đầy đủ cho cậu và hộ tống cậu từ nhà thương ra tới xe cứu hỏa ngay chỗ khóa cài và thang leo.

Billy ngồi đàng sau và phụ điều khiển xe về trạm cứu hỏa. Trong ngày đó có ba lần gọi cấp cứu và cậu đều được tháp tùng trong cả ba. Cậu ngồi trên xe cứu hỏa, xe hồng thập tự và cả xe của xếp cứu hỏa. Cậu còn được thâu hình trên bản tin địa phương.

Mơ ước đã thành hiện thực với tất cả tình yêu thương và sự ân cần của những người chung quanh đã như ánh hào quang soi sáng làm cậu sung sướng xúc động tới độ đã kéo dài cuộc sống thêm 3 tháng hơn sự dự liệu của tất cả các bác sĩ.

Nhưng con người không ai vượt qua được định mệnh, một đêm buồn nọ, Billy bắt đầu hấp hối và bà y tá trưởng, người luôn tin tưởng theo ý niệm là tại nhà vĩnh biệt , không một ai đáng chết trong cô đơn nên bà bắt đầu gọi thân nhân cậu bé xấu số vào nhà thương gấp. Sau đó bà sực nhớ lại cái ngày mà Billy sống trọn vẹn vai trò người lính cứu hỏa nên bà vội vả gọi giám đốc Sở Cứu Hỏa hỏi xem họ có thể gởi ngay một nhân viên trong đồng phục tới nhà thương với Billy trong khi cậu đang chết lâm sàng. Vị giám đốc trả lời ngay:

- Chúng tôi sẽ làm tốt hơn thế nữa. Chúng tôi sẽ có mặt tại nhà thương trong vòng năm phút. Nhưng xin bà giúp giùm tôi một việc. Đó là khi bà nghe tiếng còi hụ và đèn chớp thì xin bà thông báo trên hệ thống phóng thanh là không có cháy nhà gì hết. Đó chỉ là sở cứu hỏa tới gặp một trong những nhân viên tuyệt vời nhất một lần cuối cùng nữa thôi. Và cũng xin bà mở rộng cửa sổ căn phòng của Billy.

Độ năm phút sau, một chiếc xe cứu hỏa trang bị khóa cài thang leo tới nhà thương và cầu thang được bắt lên một cánh cửa sổ đang mở rộng trên lầu 3. Rồi thì 16 lính cứu hỏa lần lượt leo lên thang vào phòng của Billy. Với sự đồng ý của mẹ cậu, họ lần lượt ôm cậu vào lòng thật lâu trong ngậm ngùi và nói với cậu rằng họ yêu thương cậu vô vàn.

Qua hơi thở hấp hối, Billy mệt mỏi nhìn vị giám đốc nói:

- Thưa ông giám đốc! Cháu đã thực sự là người lính cứu hỏa rồi phải không?

Vị giám đốc dịu dàng trả lời:

- Đúng vậy Bill! Cháu quả là lính cứu hỏa, và đấng tối cao Jesus đang cầm tay cháu đó.

Nghe tới đây, Billy mỉm cười nói:

- Cháu biết rồi. Chuá Jesus đã cầm lấy tay cháu suốt ngày nay và có cả các thiên thần đang ca hát.



Thế rồi cậu nhắm đôi mắt lại…một lần cuối cùng mang hình ảnh người lính cứu hỏa tí hon đi về vùng miên viễn…



Tôi tự nhủ lòng là phải gởi câu chuyện buồn nầy tới ít nhất là bốn người mà tôi muốn được Chúa ban phước và tôi đã chọn bạn.

Xin vui lòng chuyển tiếp đến ít nhất là bốn người mà bạn cũng muốn họ được hưởng ân Chúa.

Câu chuyện nầy tự nó đã có hấp lực mà không cần nối kết một cái gì cả.

Xin đừng để mai một khuôn mẫu cao đẹp nầy. Trân quý câu chuyện là món quà tốt nhất mà chúng ta nhận được. Không tốn kém mà có nhiều tưởng thưởng. Xin hãy tiếp tục nâng cao giá trị tinh thần lẫn nhau.





If you "tear up" go ahead, who's watching?

In Calgary, Alberta a 26-year-old mother stared down
at her 6 year old son, who was dying of terminal leukemia.
Although her heart was filled with sadness, she also had a strong feeling of determination.
Like any parent, she wanted her son to grow up & fulfill all his dreams. Now that was no longer possible.. the leukemia would see to that. But she still wanted her son's dream to come true.

She took her son' s hand and asked, 'Billy, did you ever think about what you wanted to be once you grew up?
Did you ever dream and wish what you would do with your life?'

Mommy, 'I always wanted to be a fireman when I grew up..'

Mom smiled back and said, 'Let's see if we can make your wish come true.'

Later that day she went to her local fire Department in Calgary , where she met Fireman Bob, who had a heart as big as Alberta

She explained her son's final wish and asked if it might be possible
to give her 6 year-old son a ride around the block on a fire engine.

Fireman Bob said, 'Look, we can do better than that. If you'll have your son ready at seven o'clock Wednesday morning, we'll make
him an honorary Fireman for the whole day.
He can come down to the fire station, eat with us, go out on all the fire calls, the whole nine yards!

And if you'll give us his sizes, we'll get a real fire uniform
for him, with a real fire hat - not a toy - one-with the emblem of the Calgary Fire Department on it, and a yellow slicker like we wear and rubber boots.'

'They're all manufactured right here in Calgary, so we can get them fast.'



Three days later Fireman Bob picked up Billy, dressed him in his uniform and escorted him from his hospital bed to the waiting hook and ladder truck.

Billy got to sit on the back of the truck and help steer it back to the fire station.
He was in heaven.

There were three fire calls in Calgary that day and Billy got to go out on all three calls.

He rode in the different fire engines, the Paramedic's van, and even the fire chief's car.

He was also videotaped for the local news program.

Having his dream come true, with all the love and attention that was lavished upon him, so deeply touched Billy, that he lived three months longer than any doctor thought possible.

One night all of his vital signs began to drop dramatically and the head nurse, who believed in the hospice concept - that no one should die alone, began to call the family members to the hospital.

Then she remembered the day Billy had spent as a Fireman, so she called the Fire Chief and asked if it would be possible to send a fireman in uniform to the hospital to be with Billy as he made his transition.

The chief replied, 'We can do better than that.
We'll be there in five minutes.. Will you please do me a favor?
When you hear the sirens screaming and see the lights flashing, will you announce over the PA system that there is not a fire? - But it's the department coming to see one of its finest members one more time. And will you open the window to his room?'

About five minutes later a hook and ladder truck arrived at the hospital and extended its ladder up to Billy's third floor open window-------- 16 fire-fighters climbed up the ladder into Billy's room. With his mother's permission, they hugged him and held him and told him how much they LOVED him.

With His dying breath, Billy looked up at the fire chief and said,

'Chief, am I really a fireman now?'

'Billy, you are, and The Head Chief, Jesus, is holding your hand,' the chief said.


With those words, Billy smiled and said, 'I know, He's been holding my hand all day, and the angels have been singing..'

He closed his eyes one last time.

My Instructions were to send this to at least four people that I
wanted God to bless and I picked you.

Please p*** this to at least four people you want to be blessed.
This story is powerful and there is nothing attached.


PLEASE do not break this pattern.
Uplifting stories are one of the best gifts we receive.
There is no cost, but a lot of rewards, let's continue to uplift one another!




http://vnthuquan.net/diendan/tm.aspx?m=578114&mpage=1&key=&#578114


mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 12/Feb/2010 lúc 4:29pm
 
 
 
Trăn trối.

Tác giả : Ác
(Vũ Khắc Thiện - một Thụ Nhân-VĐH DaLat)




Mấy năm nay mùa đông bên Úc lạnh quá. Có người bảo rằng mùa đông lạnh hơn, mùa hè nóng hơn vì trục quả đất đã bị lệch đi một tí do hậu quả của những cơn địa chấn khốc liệt. Không biết chuyện này đúng hay sai, quả đất già vậy mà cõi lòng còn nhiều giao động, con người thì sao ta? Phải già cỡ nào thì con tim mới phẳng lặng? Bao nhiêu tuổi thì con người mới hết yêu đương?



Một buổi sáng thứ Bảy mùa đông, ông bố vợ Ác nói chuyện với bạn bè ở mãi bên Âu Châu gọi qua. Nói chuyện xong ông gác điện thoại, mở cửa sau bước ra vườn, đi vòng vòng ngoài vườn rồi trở vào trong nhà mà quên không đóng cửa, rồi lại ra mở cửa trước, ra sân trước đi vòng vòng rồi trở vào trong nhà mà cũng quên không đóng cửa. Gió đông thổi thốc vào nhà, luồn từ cửa này qua cửa kia. Trong nhà lạnh cóng, thay vì đóng cửa lại và mở lò sưởi ông bố vợ Ác lại vào buồng tắm mở vòi sen nước nóng ... . Đó là lời giải thích của ông với bác sĩ và y tá ở nhà thương.



Sáng hôm đó Ác sớ rớ trong nhà bếp cho bà xã sai vặt trong việc nấu 1 nồi phở mang qua nhà bố mẹ vợ Ác ở cách nhà Ác chỉ 15 phút đi bộ. Nấu phở xong Ác rinh nồi phở ra xe, mời bà xã rời gót ngọc bước lên xe để Ác chở qua nhà ông bà cụ. Đến nơi, bà xã Ác mang nồi phở vào nhà, còn Ác lái xe tới tiệm video mướn phim về coi. Bà xã Ác thấy cửa không đóng, bước vào nhà thấy lạnh toát, bưng nồi phở vào bếp, lên tiếng gọi má và giật mình nghe tiếng bà má vợ Ác oà lên khóc. Chạy vào phòng ngủ thì thấy ông cụ nhợt nhạt nằm nhắm mắt và bà cụ vừa khóc vừa xoa dầu cho ông cụ và kể lể:



- Hồi nãy ổng trong buồng tắm. Má ở ngoài này nghe nước chảy ào ào lâu quá mà không thấy ổng ra. Má mở cửa vào thì thấy ổng nằm xỉu dưới shower.



Nghe tới đó bà xã Ác tá hoả chạy ra điện thoại bấm 000 gọi xe cứu thương. Ác lúc đó lái xe tới tiệm video, vào thẳng quầy New Release nhìn quanh chẳng thấy phim gì hấp dẫn. Ác nghĩ : "Thôi về nhà coi đỡ Paris By Night, Asia hay Vân Sơn Bảo Liêm cũ cũng được. Và Ác lái xe về nhà ông bà cụ vừa lúc xe cứu thương đến. Ác ngạc nhiên thấy bà xã Ác mở cửa cho 2 người cấp cứu vào nhà. Thấy Ác về, bà xã Ác run rẩy nói:



- Ba sắp chết! Thiện ơi ba sắp chết!



Ác hoảng hồn chạy vào phòng ông bà cụ thấy 1 nhân viên cấp cứu đang đo áp huyết cho ông cụ và lắc đầu nói "Blood pressure is too low!", người kia lo truyền nước biển và chích cho ông cụ mũi thuốc. Dần dần ông cụ tỉnh dậy, họ hỏi từ sáng đến giờ ông cụ ăn gì, uống gì, làm gì, ... rồi lấy băng ca đẩy ông cụ ra xe, Ác cũng nhẩy lên xe cứu thương ngồi với ông cụ. Đến bệnh viện các bác sĩ và y tá đo check đủ thứ và vẫn tiếp tục truyền nước biển và cho ông cụ thở dưỡng khí bằng cái mask đeo trên mặt. Rồi 1 bác sĩ đến nói với Ác rằng ông cụ xỉu là vì áp huyết xuống quá thấp nhưng vì sao áp huyết ông cụ xuống thấp thì họ tìm chưa ra, tim gan phèo phổi, lục phủ ngũ tạng đều tốt, máu huyết ông cụ chẳng có mỡ có đường như máu Ác. Ông cụ chơi tennis từ nhỏ và từ năm 12, 13 tuổi cho đến nay chưa có tuần lễ nào mà ông cụ không cầm vợt ra sân. Từ ngày Ác về làm rể nhà ông cụ đến nay Ác chưa hạ nổi ông cụ 1 ván tennis nào, kể cả ngày hôm nay ông cụ đang ở vào tuổi 85. Ác cũng thắc mắc không hiểu sao ông cụ lại xỉu trong buồng tắm. Nhưng thấy ông cụ đã hồng hào trở lại và các bác sĩ cũng nói áp huyết của ông cụ đang trở lại bình thưòng nên Ác yên tâm để ông cụ nằm một mình, đi ra ngoài lấy mobile phone gọi về cho bà xã Ác và bà má vợ yên lòng. Khi trở vào trong đi đến gần giường ông cụ, Ác nghe tiếng ông cụ khóc hù hụ, khóc nức nở, Ác chạy vào ôm lấy vai ông cụ hỏi chuyện gì. Dường như ông cụ có điều gì trong lòng không cầm giữ nổi nữa. Ông cụ phải nói ra.



Ông cụ kể rằng hồi còn trẻ ông cụ yêu 1 lúc 2 cô gái. Một cô gái quê nhà nghèo nhưng xinh đẹp, hiền lành ở chợ Thành Nha Trang là bà má vợ Ác bây giờ, người kia là 1 cô gái nhà giàu theo Tây học ở Sài Gòn. Đến 1 lúc ông cụ nhận ra điều như 1 bài hát Mỹ đã hát: "Torn between two lovers feeling like a fool. Loving both of you is breaking all the rules", ông cụ quyết định lên xe hoa với cô gái Nha Trang xinh đẹp. Người tình Sài Gòn dứt áo bỏ đi sang Pháp trở thành 1 dược sĩ giàu có. Buổi sáng mùa đông xứ Úc hôm đó có người bạn của ông cụ từ bên Pháp gọi điện thoại qua báo tin người tình cũ của ông cụ vừa mới lìa đời. Bà ta chết một mình, chết cô đơn.



Thì ra là vậy. Ác chợt hiểu ra tất cả. Buổi sáng hôm đó ông cụ nhận được hung tin, đau lòng gác điện thoại, mở cửa trước mở cửa sau chạy vòng vòng tìm 1 chỗ nào để khóc nhưng không muốn bà má vợ Ác biết. Khi nghĩ ra cái buồng tắm là nơi kín đáo nhất, ông cụ chạy vào mở vòi sen định khóc cho nhẹ nhõm cõi lòng, nhưng ông cụ đã dùng hết sức để dồn nén niềm xúc động, quá kiệt sức, ông cụ ngã xỉu. Chỉ còn 1 điều Ác không hiểu là bà má vợ Ác, 1 người đàn bà ốm yếu và rất nhỏ con, trong khi ông bố vợ Ác thì cao lớn bự con hơn Ác, làm sao bà cụ có đủ sức khiêng ông cụ từ buồng tắm vào phòng ngủ, lau khô, thay quần áo và thoa dầu cho ông cụ.



Ôi mấy ông già thời Pháp Thuộc! Các thế hệ cha anh của Ác dường như chịu ảnh hưởng văn chương thi phú và âm nhạc lãng mạn của Pháp nên họ yêu đương ghê gớm quá! Ngay trong gia đình Thụ Nhân nhà mình đến giờ này cũng vẫn có những ông anh tuổi 60 mà còn phơi phới, nay chụp hình với cô ca sĩ này, mai chụp hình với cô ca sĩ khác. Các anh ơi, yêu đi yêu đi, yêu cho lắm vào rồi các anh cũng khổ như ông bố vợ Ác mà thôi.



Hôm sau thấy ông cụ đã hoàn toàn bình phục bệnh viện cho về và hẹn 1 tuần lễ nữa sẽ có y tá đến nhà khám lại. Một tuần êm ả trôi qua, đến ngày hẹn bà xã Ác sang nhà ông bà cụ làm thông dịch. Nhưng khi cô y tá đến ông cụ cứ chỉ sang bà cụ và nói với bà xã Ác:



- Khám má mày nè, má mày ốm yếu, đau bệnh hoài mới phải khám chứ khám ba làm chi.



Nói sao ông cụ cũng giở chứng ngang không chịu nghe, bà xã Ác kêu Ác qua tiếp cứu.



Từ khi ông cụ lỡ thố lộ chuyện tình thời Pháp thuộc cho Ác nghe tự nhiên ông cụ trở nên hiền lành ngoan ngoãn với Ác, Ác mà méc bà má vợ thì ông cụ chỉ có chít. Thấy mặt Ác là ông cụ riu ríu, Ác biểu đứng lá đứng, Ác biểu ngồi là ngồi, Ác biểu cởi áo là cởi áo, Ác biểu cởi quần là cởi quần. May cho ông cụ là Ác mới chỉ tới cái quần thì cô y tá đã xua tay bảo không cần. Khám xong cô y tá cho biết cô chưa thấy ông cụ 85 tuổi nào tráng kiện như ông cụ này, mọi thứ đều bình thường, rất tốt. Cô y tá đi khỏi là ông cụ bỏ vào giường nằm, ông cụ dỗi, làm như nãy giờ ông cụ bị Ác và cô y tá bắt nạt. Bà cụ đến ngồi bên cạnh, ông cụ cầm tay bà nói:



- Khi nào tui chết bà nhớ hỏa táng rồi đem tro tui về Nha Trang để ở trong chùa ...



Bà cụ khóc thút thít, bà xã Ác bấm tay biểu Ác về, trả lại sự riêng tư cho ông bà cụ. Ác thấy lạ quá, khi không cái tự nhiên mà trăn trối. Rõ ràng hồi nãy cô y tá đã nói ông cụ rất tráng kiện, sức khỏe tốt chứ có gì đáng lo mà phải trăn trối. Cái này là làm nũng rõ ràng. Làm nũng kiểu này làm bà cụ khóc thút thít, lát nữa đây ông cụ xin tiền đi đánh cá ngựa, mua vé số lô tô thì sức mấy mà bà cụ từ chối nổi. Đây đúng là độc chiêu, Ác phải học mới được.



Về nhà, lập tức Ác nằm lăn ra giường, kêu bà xã lại ngồi bên cạnh, Ác trăn trối:



- Nè má xấp nhỏ, khi nào tui chết bà đừng có làm rình rang làm chi cho tốn kém. Tẩm gì thì cũng là tẩm, thay vì tẩm liệm bà cứ mang tui tới tiệm đấm bóp cho 1 bầy con gái Nhựt Bổn, Việt Nam, Thái Lan, Trung Hoa, Khờ Me cùng nhau tẩm quất cho tui 1 phùa. Tẩm quất xong thì bà quăng tui vô thùng rác cũng được, khỏi cần chôn.



Ác tưởng thời buổi khó khăn Ác tính trước 1 cái tang lễ ít tốn kém vậy thế nào cũng làm bà xã mủi lòng. Ác lại thều thào nghe thê lương, phải chi biết ca vọng cổ là Ác chơi luôn 6 câu cho mùi mẫn. Ác nhắm mắt chờ đợi tiếng khóc thút thí của bà xã. Nhưng bà xã Ác đã không khóc thì chớ lại còn nhéo Ác 1 cái đau gần chết. Ác mà không vùng dậy chạy chắc còn ăn thêm mấy cái nhéo nữa. Khổ ghê.
Hôm nào phải năn nỉ ông bố vợ truyền lại cái độc chiêu trăn trối làm nũng này mới được. Phải trăn trối làm sao cho bà xã khóc thút thít mới ăn tiền.



Ác.

http://www.quangseattle.com/default.aspx



Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 23/Feb/2010 lúc 7:53pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 19/Feb/2010 lúc 1:37am
 
 
 
Bên đời hiu quạnh .
(Khánh Ly)
 
 

Bên%20Đời%20Hiu%20QuạnhTùy bút của Khánh Ly

Tôi không bao giờ nghĩ rằng có một lúc nào đó như lúc này, cuộc sống của ca sĩ Hải Ngoại và Việt Nam lại được mang ra mổ xẻ rạch ròi, tới tấp như thế. Có lẽ, trong đầu óc đơn giản của tôi, ca sĩ ở đâu cũng là ca sĩ…. Âm nhạc là một thứ ngôn ngữ đặc biệt chung cho mọi người, ở mọi nơi, mọi phía. Không có biên giới…. Nhạc đã được khẳng định như vậy, lẽ nào người hát lại bị loại ra ngoài.

Tôi không hề phân biệt ca sĩ trong hay ngoài nước. Có chăng, điều bị chỉ trích là cách sống của những người cùng chung một nghiệp dĩ ở hai bờ đại dương. Những ca sĩ lớn lên hay thành danh ở trong nước dường như không có một khái niệm nào về nghệ thuật và quá trình của lớp người đi trước họ cả một phần tư thế kỷ. Và cũng không ai nói cho họ nghe về một thời bình an, đẹp đẽ của sân khấu Miền Nam, trước mùa Xuân 75.

Chúng tôi, lớp người đã được quần chúng chấp nhận trước 75, thật sự đã trải qua bao nhiêu khó khăn, bằng chính năng khiếu của mình. Chỉ có một ít may mắn đủ trình độ văn hoá Đại học và tốt nghiệp Quốc Gia Âm Nhạc như Hoàng Oanh, Thanh Lan, Đức Huy, Quỳnh Giao, Mai Hương…. Còn lại, đa số chỉ đến Trung học, chưa bao giờ bước chân vào Quốc Gia Âm Nhạc. Lên sân khấu, với năng khiếu Trời cho và may mắn được chấp nhận.

Thời đó, ca sĩ rất ít và không phải bất cứ ai bước lên sân khấu, là đều được coi là ca sĩ…. Quần chúng phải chấp nhận. Các ca sĩ phải chấp nhận. Các trung tâm thâu băng, đĩa phải chấp nhận. Các đài phát thanh phải chấp nhận, chúng tôi mới có được… tạm coi như là ca sĩ và vẫn nằm trong sự kiểm soát, nghe ngóng, chăm sóc của các Trung Tâm mà trung gian là nhạc sĩ.

Chỉ một bài “Nỗi Buồn Hoa Phượng”, Thanh Tuyền lúc đó mới 15 tuổi đã trở nên mỏ vàng của Hãng đĩa. Chỉ với “Chuyện Một Chiếc Cầu Gảy” Hoàng Oanh, cô sinh viên văn khoa không hề thua kém Thanh Tuyền của trường Bùi Thị Xuân Đà Lạt. Không ai có thể hát lại chị Bạch Yến bài Đêm Đông. Không ai có thể làm xao xuyến người nghe như chị Lệ Thanh với Tà Áo Xanh của Đoàn Chuẩn. Chị Trúc Mai bài “Hàn Mặc Tử”. Chị Lệ Thu với Ngậm Ngùi và cô Thái Thanh gần như “độc quyền” nhạc Phạm Duy.

Không ai có thể thay thế ai. Vì sao thế, vì thời đó, các nhạc sĩ… đo ni may áo cho ca sĩ. Không thể trật đi đâu được và vì thế, bài hát làm nên ca sĩ. Trúng một cái, cả nhạc sĩ lẫn ca sĩ đều như sóng dội. Thời đó nhạc sĩ nhiều hơn ca sĩ. Ngoài công việc chính, họ chỉ chú tâm sáng tác và chọn những giọng hát hợp với bài hát. Phần chúng tôi, mỗi người có một chất giọng riêng. Nghe là biết ai ngay. Chúng tôi đủ thông minh để không giẫm chân người khác.

Năm 69, ông Thiêng, ông Quân có 2 bài… hai bài này chỉ có Khánh Ly, đó là “Kinh Khổ” và “Trên Hoang Tàn Đổ Nát”…. Ông Minh Bằng giao cho tôi… “Người Thợ Săn Và Đàn Chim Nhỏ”. Kim Loan với “Căn Nhà Ngoại Ô”. Giao Linh với “Những Đóm Mắt Hoả Châu”. Phương Hồng Quế có bài “Giờ Này Anh Ở Đâu”. Mai Lệ Huyền và Hùng Cường có một loại nhạc riêng, quen gọi là nhạc kích động.

Chỉ hát một nơi với bài “Mùa Thu Cho Em”, Xuân Sơn đã làm bao người điêu đứng, chưa kể đến bài “Trăng Sáng Vườn Chè”- dẫu sau này Ái Vân dựng lại bằng nhạc cảnh – cũng không làm người nghe quên nổi Xuân Sơn. Carol Kim hát “Hãy Khóc Đi Em”. Ông Sơn bảo… chỉ có Carol Kim hát bài đó trội nhất… Duy Quang trình làng “Thà Như Giọt Mưa”. Elvis Phương bài “Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang”… Còn ông Chế Linh thì bài nào vào tay ông là lập tức trở thành của ông.

10 năm đầu, tôi chỉ nhận được 2 bài hát của ông Sơn “Em Còn Nhớ Hay Em Đã Quên”, “Một Ngày Tôi Chọn Một Niềm Vui”. Cả hai đều bị giam, cấm phổ biến. Dĩ nhiên tác giả cũng không thể ngồi yên. Lý do đơn giản thôi… viết cho KL. Mấy năm sau đó, một bài hát nữa cũng của T.C.S bị dập, bài “Nhớ Mùa Thu Hà Nội”… cũng lại vì KL. Tôi nhận được bài hát từ những người vượt biển. Cũng khoảng thời gian đó, từ Pháp gởi qua cho tôi một số bài hát ký tên Hồng Ngọc, trong số đó có bài “Sài Gòn Niềm Nhớ Không Tên”. Thực tế bài hát đó có tựa nguyên thuỷ là “Nước Mắt Cho Sài Gòn”. Ông Võ Văn Ái đã đổi tựa và viết thêm lời hai, Hồng Ngọc là bút hiệu của Nguyễn Đình Toàn, và trong bài viết có câu “đâu rộn ràng giọng hát Khánh Ly”.

Nhưng phải nói rõ, ngay từ những ngày mới tới Mỹ, khi mà mọi người còn bị chia ra, sống riêng lẻ mỗi người một nơi, khó có thể tìm ra nhau từ những trang trại rộng lớn, nằm khuất sau những dãy núi cao mà ngay khi chạy qua trên các xa lộ, chúng ta không thể nhìn thấy được, “Sàigòn Ơi Vĩnh Biệt” của Nam Lộc đã được viết trong thời gian đó. Một ca khúc đơn giản xuất phát từ nỗi lòng của một người vừa rời xa quê hương. Không cầu kỳ văn hoa chải chuốt nhưng rất thật thà nói lên sự tiếc thương, nỗi đau xót và mơ ước ngày trở về, cho dẫu đã nói lên lời vĩnh biệt.

Đức Huy trình làng “Đường Xa Ướt Mưa” năm 1979 cùng lúc với Tùng Giang “Tôi Với Trời Bơ Vơ” và Nam Lộc “Người Di Tản Buồn”. Linh Giang “Tôi Muốn”. Phạm Duy “Nguyên Vẹn Hình Hài”, Hoàng Quốc Bảo “Mưa Trên Thành Phố Cũ”, Nguyễn Đức Nam với “Buồn Tháng Mưa”… trong khi đó nhạc Vàng ở VN bị xoá sổ. “Rơi Lệ Ru Người” viết từ năm 75 (khi nghe tin tôi chết trên biển) phải chờ đến năm 1992 khi gặp ở Canada, ông Sơn mới chép in cho tôi bài đó.

Giữa thập niên 80, một số ca sĩ ở VN mới được phép hát lại, nhưng vẫn chỉ loanh quanh ở những tỉnh nhỏ. Nhạc sĩ Trịnh Lâm Ngân từ Nhật Ngân lập đoàn gồm Duy Khánh, Nhật Trường, Thanh Lan… bữa đói, bữa no, ngủ đình, ngủ chợ, mong được hát cho nhiều hơn là kiếm miếng ăn dẫu rằng ai cũng đói. Nhã Phương và Bảo Yến nổi lên, rồi Ngọc Bích, Thanh Lan ở tù liên miên vì tội vượt biên. Nhưng một số ca sĩ may mắn hơn Thanh Lan là Lệ Thu, Ngọc Minh, Hoàng Thi Thao, Lê Uyên và Phương đã đi được. Thanh Tuyền, Giao Linh, Chế Linh cũng thoát. Vài năm sau đó có Thái Thanh đến Mỹ. Như thế, lớp ca sĩ cũ của chúng tôi còn ở VN là Hồng Vân, Lan Ngọc, Nhật Thiên Lan, Mộng Xuân Lan, Ngân Hà, Giang Tử, Anh Khoa… và rất nhiều nhạc sĩ.

Sau thời VN tưng bừng “mở cửa” rồi tưng bừng “khép lại”. Bài tình ca đầu tiên được viết ở trong nước, ra Hải Ngoại và lọt vào lỗ tai tôi là bài “Giọt Nắng Bên Thềm” rồi bài “Em Ơi Hà Nội Phố”, bài này, trong nước coi như… rửa mặt cho Hà Nội sau mấy chục năm. Và từ đó trở đi, nhạc tình được viết với tốc độ khá nhanh bởi những tác giả trẻ và xa lạ - ngoại trừ Quốc Dũng, Bảo Chấn và Bảo Phúc tung ra Hải Ngoại những khuôn mặt lạ, trẻ và một kiểu hát như nhau, chất giọng như nhau, đến nỗi có đôi khi chợt nghe, tôi không thể phân biệt ai là ai.

Tôi không nghĩ những bài hát được sáng tác ở trong nước là dở - có lẽ tại tôi bảo thủ quá chăng – nhưng với một thành phần nhạc sĩ đông đảo, sáng tác liên tục không ngưng nghỉ trong một môi trường thuận tiện, rộng lớn – 70 triệu người nghe. Nói thật lòng, tôi chỉ nghe được “Giọt Nắng Bên Thềm”, “Em Ơi Hà Nội Phố”, “Thuyền Và Biển”, “Phượng Hồng”, “Hà Nội Mùa Vắng Những Cơn Mưa”, “Tháng Tám Mùa Thu”, “Quê Hương”. Và chỉ có như thế (tôi không nói về nhạc T.C.S). Những bài hát khác không hề ở lại trong đầu tôi. Nó có một chút gì của Mỹ. Một chút gì của Nhật. Một chút gì của Tầu. Một chút gì của Đại Hàn. Một chút gì của Thái.Tất cả có chung một lối hoà âm.

Khoảng trong 2 năm đầu khi những bài hát ở VN tràn ra Hải Ngoại, nhiều người điên cuồng tìm mua nghe, tưởng như nhạc trong nước đã đè bẹp, giết chết nhạc Hải Ngoại phá nát thị trường băng nhạc ở đây. Bạn bè xôn xao hỏi. Tôi nói không bi quan cũng không chủ quan… rồi cũng qua nhanh như lửa rơm… Chỉ đơn thuần là ý nghĩ của tôi với những bài hát viết từ trong nước tôi đã nghe không phải một lần. Vả lại trong số những tác giả trẻ, có người tôi biết trước năm 75.

Các trung tâm cũng xôn xao. Tại sao thế nhỉ… Có nhiều TT ở đây phát hành băng đĩa VN cơ mà. Họ bán 10 đồng 3 cuốn CD rồi 10 đồng 4 cuốn. Nếu CD của chúng tôi bị in giả tại VN lan tràn từ Nam ra Bắc, từ hàng thịt chó tới hàng bún chả, đến phòng tắm hơi, đến những quán karaoke. Từ taxi đến xe đò thì tại sao ở đây không? Một cuốn master thực hiện ở VN giá thành không bao nhiêu và khi được tung ra thị trường thì lại không chỉ dành cho một TT nào mà là cho cả chục người, rồi ai muốn bán kiểu nào, giá nào thì bán.

Bà con mình vốn tính luôn thích của lạ. Lạ mà rẻ, ai lại bỏ qua nhất là nó lại mới lại lạ (như mấy ông chồng bị ăn mãi cơm nhà, quà vợ, nay bỗng thấy người lạ, dẫu không đẹp, cũng vẫn thèm). Bèn mua về nhà ngay - giống phong trào phim bộ năm nào – và mê ngay. Có lạ gì đâu, 27 năm nằm gai nếm mật xứ người, nghe chừng đó ca sĩ, thuộc mặt từng người, coi bộ cũng… mệt mỏi rồi. Thích là phải. Đương nhiên thôi. Bao lâu thì chưa biết nhưng cứ thích, cứ mua cái đã. Thị hiếu của quần chúng đối với một thị trường lạ, tưởng không cần phải bàn ra tán vào, dài dòng, mất thì giờ.

Hai năm trôi qua – như tình yêu vậy, không còn gì mới lạ nữa. Những bài hát theo gió cuốn đi.

Sau mùa Xuân năm 75, đồn rằng tất cả nhạc vàng đều bị thiêu huỷ, ai giữ trong nhà như giữ đồ quốc cấm. Sách, truyện cũng cùng chung số phận. Phim ảnh dù bị hủy hoại cũng còn những bản phụ ở nước ngoài. Mọi người bị lùa đi học tập cải tạo không hứa hẹn ngày trở về. Ca nhạc sĩ bắt buộc phải trình diện gọi là bồi dưỡng chính trị. Những tà áo xanh, đỏ rực rỡ bỗng nhiên biến mất, chỉ còn quần đen áo cánh trắng hoặc nâu cho đúng với tôn chỉ cách mạng. Bao nhiêu khuôn mặt xinh đẹp, nổi tiếng của Sài Gòn nay e dè nhìn nhau như thăm hỏi… Họ nói cái gì thế nhỉ… Người nói cứ nói, người ngồi nghe như vịt nghe sấm, lòng thì cứ như đi đẩu, đi đâu. Nghĩ đến bạn bè ai đi thoát, ai kẹt lại… cái gì đã xảy ra cho SàiGòn… cái người đang giảng giải cái gọi là Chủ Nghĩa Xã Hội kia là ai, ở đâu ra thế… tất cả bàng hoàng hoặc lo âu. Lo cho mình thì ít, cho gia đình thì nhiều bởi đa số ca nhạc sĩ đều có con em cha chồng là quân nhân, là có… nợ máu với nhân dân. Đã gọi là nợ thì phải trả nhưng trả thế nào đây?

Thật ra thì các ca nhạc sĩ không bị đày ải quá lâu với những chương trình bồi dưỡng chính trị. Họ khổ vì bị cấm hát. Suốt mấy năm trời cả miền Nam đều phải nghe một loại nhạc, một kiểu hát cùng một giọng giống nhau.

Những bài hát của miền Bắc mà dân Sàigòn phải nghe đã được sáng tác lâu rồi, giờ mới có dịp tung ra. Chỉ một loạt bài đó thôi sau năm 75, hầu như nhạc sĩ miền Bắc không viết loại nhạc ấy nữa vì người Sàigòn không muốn nghe. Nghe không vô cũng như họ phải chịu đựng những bảng hiệu tên đường ngô nghê, buồn cười, chẳng ra làm sao…đường Nguyễn Văn Bánh, đường Võ Thị Sáu… những người là ai… Khai quốc công thần của nhà Nguyễn chăng… Những bài hát cứ ồm ồm tra tấn lỗ tai người Sàigòn. Những con đường cũ làm cho người ta… khi hẹn nhau, ta lạc lối tìm… chắc cũng họp hành dữ lắm. Nghị quyết này, nghị quyết kia… tôi thấy thế này, tôi thấy thế nọ vân vân. Thanh Lan thành tích vượt biên nhiều quá. Cấm. Hồng Vân, Lan Ngọc tàn tích cũ. Cấm. Thế nhưng các tiếng hát miền Bắc lại không được Sàigòn chấp nhận. Bảo Yến và Nhã Phương lên tiếng đánh bạt các giọng ca… có dấm càng thêm chanh… Ngọc Bích cũng lên tiếng mạnh mẽ lẫy lừng một thời, cô là con gái của nghệ sĩ Ngọc Hùng, Ngọc Nuôi. Cô đã từng là giọng ca chính của ban nhạc The Crazy Dogs thì đương nhiên cô phải nổi bật.

Nhà nước cũng cho mời các nghệ sĩ nổi danh cũ, cho phép thành lập đoàn hát. Cho tập dượt tại nhà hàng Queen Bee. Có ban nhạc Shortguns, ông Lê Uyên Phương có Thái Thanh… Tập cho đã đến chừng phúc khảo ra mắt các quan to sừng dài thì… không đủ tiêu chuẩn (ông Lê Uyên Phương kể lại) thật cay đắng cho những tên mối lớn ở Saigòn. Ông Trịnh Công Sơn đi thực tập, học trồng sắn, trồng lúa, nuôi heo, ông đi theo con trâu ông chủ nhà tốt bụng cho mượn… tôi thấy chú tội nghiệp tôi thương, nơi đó là cả một bãi mìn, ngày mô cũng có người chết, chừ tôi cho chú mượn con trâu, chú cưỡi theo chân nó mà đi… Thời gian này, ông sáng tác bài “Mỗi Ngày Tôi Chọn Một Niềm Vui”… Mình cứ vừa cày ruộng, trồng khoai vừa hát cho mình nghe – có thế mới sống nổi chứ. Ấy thế mà bài hát bị cấm… Đất nước thống nhất rồi, anh không đủ vui hay sau mà phải tự chọn cho mình một niềm vui?

Sau khi đã giữ chân mấy trăm ngàn người trong trại cải tạo. Làm bà con ta điêu đứng sau mấy đợt đổi tiền. Nhạc tình bắt đầu ngoi ngóp bằng những bài hát. Nửa mùa, quốc không quốc, cộng không ra cộng. Loại nhạc thăm dò dư luận cấp lãnh đạo. Cửa đã hé mở đón Việt kiều hồi hộp về thăm dân cho biết sự tình. Thanh Lan vượt biển hoài mà đường đi không đến bèn leo lên sân khấu hát lại. Cẩm Vân hừng sáng với giọng trầm, ấm áp, rõ ràng. Hồng Hạnh giọng mỏng hơn nhưng xinh đẹp, song nghiệp hát không lâu dài. Các ca sĩ được chú ý vẫn là Nhã Phương, Bảo Yến, Cẩm Vân, thỉnh thoảng mới có đề cập đến Lan Ngọc, Hồng Vân, Anh Khoa. Nhạc sĩ Duy Hải qua đời, nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang qua đời trong tù. Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 gần như đóng cửa ở ẩn, không cộng tác với đoàn hát nào. Cô Thái Thanh, nhạc sĩ Hoài Trung bị cấm hát vĩnh viễn sau cái buổi phúc khảo tại nhà hàng Queen Bee. Một thời gian ngắn sau đó, nhạc sĩ Hoài Bắc vượt biên, nhạc sĩ Văn Phụng, cô Châu Hà cũng đi thoát….

Bài “Quê Hương” là bài tôi thích, bài “Thuyền Và Biển” do Cao Minh hát. Đùng một cái tôi thấy bà con trong và ngoài nước đua nhau hát… bằng lòng đi em… về với quê anh… nghe cũng có vẻ mời gọi lắm nhưng với tôi, nó có vẻ quê quê thế nào ấy. Bài “Ở Hai Đầu Nỗi Nhớ” ấy thế mà tôi lại nghe được. Thì ra “Thuyền Và Biển” thơ Xuân Quỳnh, nhạc Phan Huỳnh Điểu. “Ở Hai Đầu Nỗi Nhớ” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý, tác giả bài “Dư Âm” ngày xưa…. Rồi sau đó là bông điên điển, là rau đắng, rau ngọt, rau mồng tơi. Lá sầu riêng, chôm chôm… thì thề… đi mô cũng nhớ về Hà Tĩnh… Quê hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nổi thành người. Tôi nghe mà còn khóc thì bảo sao bà con không đổ xô đi mua, không đè xấp, đè ngữa nhau giành chỗ trên những chuyến bay đi tìm những chùm khế ngọt. Đi để… thành người.

Sau đợt Cẩm Vân, Hồng Hạnh, Ngọc Bích, Nhã Phương, Bảo Yến là những Mỹ Linh, Thanh Lam, Hồng Nhung, Phương Thanh, Thu Hà, Trần Thu Hà là những ca sĩ, nghe nói có được đào tạo trường lớp hẳn hòi và những ca sĩ này sáng tạo ra một lối hát giống nhau nhưng không giống ai. Không giống ai là điều tốt bởi mỗi người phải có cái riêng của mình như các lớp ca sĩ trước. Thanh Tuyền cất tiếng hát là biết ngay Thanh Tuyền. Lệ Thu vừa… nắng chia nửa bãi…. thì đó là Lệ Thu… Em tan trường về, anh theo Ngọ về…. là cô Thái Thanh. Bang bang, em bắn ngay anh… là Thanh Lan. Những ca sĩ không qua một trường đào tạo nào, họ qua… trường đời và họ có cá tính, có cái chất giọng riêng để phù hợp với các bài hát các nhạc sĩ viết riêng cho họ.

Tôi thường hay bị… đố nhạc… Đố chị biết ai hát đấy… và bao giờ tôi cũng thua vì cùng trường, cùng thầy, cùng một cách đào luyện ca sĩ trẻ ở VN hát giống nhau. Bốn năm người hát mà nghe như chỉ một người. Trường lớp có cái hay mà cũng có cái dở và cái sai lại quá lớn. Chẳng còn biết ai là ai mặc dù họ hát vững, kỹ thuật cao, chất giọng tốt và khoẻ nhưng mà ai mới được chứ. Cái… là ai… mới quan trọng. Theo trường lớp để biết kỹ thuật trình diễn, học hát để biết cách hát, biết cách ngân, biết cách lấy hơi chỗ nào, biết cách nhưng sao cho đúng đó là chưa nói đến vấn đề thầm âm. Người ca sĩ phải có cái lỗ tai tốt, nghe nhạc mới chính xác, bát cũng bị chênh. Một người ca sĩ, ngoài tiếng hát nếu biết rõ về nhạc lý thì càng tốt, tốt lắm lắm (nếu không, trường nhạc mở ra để làm gì) như các chị Kim Tước, Mai Hương, Quỳnh Giao và bác sĩ Bích Liên.

Âm nhạc và nhất là các ca sĩ trình diễn không thể bị đóng khung bởi những điều trường lớp dạy. Khi đã có căn bản, phải tự mình tìm cho mình lối trình diễn riêng và sử dụng tiếng hát của mình theo lối riêng lợi điểm của các anh chị không giỏi nhạc… như tôi chẳng hạn. Ngoài các thầy cô ở trường, khi ra tranh đua với đời, ta cũng nên tìm một người thầy hướng dẫn cho mình con đường nào tốt nhất. Đôi khi người thầy đó không giỏi nhạc nhưng họ có cái lỗ tai của người nghe, cái nhìn xa trông rộng giúp cho ca sĩ chọn đúng bài, cách trình diễn và cách hát. Người thông minh có thể không cần ai giúp vẫn tìm được cho mình một đường riêng, tuy nhiên điều này hơi hiếm. Phần lớn, các ca sĩ sau khi tốt nghiệp thường tự cho mình là giỏi, không cần ai nữa. Điều này thì nhiều.

Tôi viết những cảm nghĩ của một người nghe nhạc chứ không phải của một ca sĩ có 40 năm trên sân khấu. Tôi cảm thấy một nỗi thất vọng mênh mang khi cứ tình cờ phải nghe… nghèo 1 rồi nghèo 2 (đến nghèo 3 là sạt nghiệp)… Chim sáo ngày xưa 1, rồi chắc chim còn bay nên lại… chim sáo ngày xưa 2, (nếu không có chim 3 thì có nghĩa con chim này đã nằm trên đĩa). Chim này bắt chước chim đa đa, chim đa đa... đi mất thì đừng trách chim. Tôi nghe ông Song Ngọc hát… ngày chị sinh ứ…ư trời cho tôi làm thơ…ứ ư nhưng chữ ứ… ư này tôi không dám viết ra sợ bà con mắng. Tôi nghe bạn bè bảo bài… Nếu anh nói yêu em là thật ra anh đang dối lòng… là lời của một bản nhạc Mỹ nhưng tôi chưa nghe, không dám bàn tới, tuy nhiên, đó là một bài hát thành công của Bảo Chấn. Trần Tiến tướng tá bậm trợn, to như một đô vật nhưng lại thương cho một lá Diêu Bông, lại thương cho tóc gió thôi bay, lại làm riêng một bài hát về ông TCS. Nhìn ông TCS ngồi cạnh Trần Tiến, tôi nghĩ, đúng là…ở hai đầu nỗi nhớ….

Thì cứ cho là vì sống xa quê hương vì sự sống, các nhạc sĩ ở Hải Ngoại cạn hứng không có sáng tác nào đáng kể. Điều đó lầm. Ông Lê Minh Hằng đó chi. Ông Tuấn Khanh đó chi. Nghe “Nỗi Niềm”, “Nhạt Nhoà” mà không ngây ngất sao, nghe “Dĩ Vãng” của TNS mà không ngẩn ngơ sao. Nghe “Người Di Tản Buồn” của Nam Lộc mà không chảy nước mắt sao. Nghe “Có Những Niềm Riêng” của Lê Tín Hương mà không ngậm ngùi sao. Nghe “Tôi Muốn Hỏi Vì Sao” của Diệu Hương mà không thương cảm sao. Nghe “Anh Đã Ngủ Yên Trên Quê Hương” của Trần Duy Đức mà không thấy lòng ??? ??? sao. Nghe “Đêm Nhớ Về Sài Gòn”, “Một Ngày Việt Nam - Những Bước Chân Việt Nam”, “Cám Ơn Anh”, “Cờ Bay Trên Phố Bolsa” của TrầmTử Thiêng mà không thấy xót xa sao. Nghe đi. Nghe “Ta Hát Tình Thương Về Biển Đông” của Trúc Hồ - Trầm Tử Thiêng để thấy tấm lòng VN ở Hải Ngoại lớn lao, bao dung và nhân hậu biết bao nhiêu. Nhạc hay là nhạc đến rồi ở lại trong lòng chúng ta. Ở đây, mọi người cần phẩm, không cần lượng. Đối với người nghe nhạc như tôi, nhạc thế mới xứng đáng gọi là nhạc phẩm.

Việt Nam trên 70 triệu người, có bao nhiêu nhạc sĩ sáng tác và những bài hát của họ giờ đi về đâu. Nhà nước vốn kỵ nhạc vàng, đốt sạch hết nhạc vàng năm 75 sao giờ đây lại cho… chim bay tùm lum, lại than nghèo chí chạp, lại khuyến khích nhạc sĩ lấy nhạc Thái
Bên%20Đời%20Hiu%20QuạnhLan, Hồng Kông, Đại Hàn, Nhật Bản… viết lời Việt làm thành của mình, toàn những lời thương mây khóc gió, yêu thương vung vít.Tuổi trẻ VN bây giờ được quyền… bỏ học đi hát karaoke, không cần thi vẫn đậu. Cả nước được quyền xem phim bộ và nghe nhạc vàng… Là tại sao?

Nếu bây giờ có ai hỏi tôi rằng tuổi trẻ VN ở Hải Ngoại làm gì. Xin thưa… chúng nó đang ngồi trong thư viện. Tuổi trẻ ở trong nước đang làm gì. Xin thưa… chúng đang hát karaoke. Dĩ nhiên không phải các em nhỏ ở đây đều ở trong thư viện còn các em ở VN đi hát, hoặc đi chích hoặc ra trường rồi nhưng đang đi lang thang xin việc làm. Cái gì cũng có mặt trái của nó. Vì các anh chê chúng tôi nên nói…chơi cho vui. Nhạc các anh làm ra, bên này bán tự do 10 đô 4 cuốn, đổ đống ra, tha hồ mà lựa. Rồi 10 đồng 5 cuốn, mua về nghe không hay, không thích. Dụt. Coi như mất 2 tô phở.

Nhạc của chúng tôi lọt được về VN thật là thiên nan vạn nan, bài nào không có lợi, chủ tiệm băng bèn cắt, bỏ vào đó một bài khác. Bìa băng và tựa băng đổi luôn và như thế, làm sao người nghe có thể nghe được bài hát có giá trị. Các anh chơi như thế là không công bằng, không fair, hoặc là các anh… rét, không muốn phổ biến những bài hát đó. Ở Hải Ngoại chúng tôi có một dúm người, các anh có hơn 70 triệu dân. Chúng tôi không sợ nhạc của các anh làm ảnh hưởng đến đời sống của chúng tôi, sao các anh sợ.

Các bạn của tôi giờ không ngại gì nữa. Nhạc Việt bây giờ là nhạc… lai căng (chính báo của VN than vãn chuyện này)


Tôi mơ ước được nghe lại những sáng tác đầy sáng tạo và đẹp đẽ của các nhạc sĩ ở trong nước cũng như chúng tôi ưu ái tiếng hát của các ca sĩ ở Việt Nam.

Khánh Ly

mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 20/Feb/2010 lúc 12:02pm
 
 
 
 
1000 con hạc giấy !!!
Sưu tầm

Sự hiểu lầm có thể làm cho con người ta mất đi vĩnh viễn 1 thứ gì đó mà ta rất yêu quý, để rồi, khi nhận ra thì đã quá muộn...

Có một chàng trai đã gấp 1.000 con hạc giấy tặng người anh yêu. Mặc dù lúc đó anh chỉ là một nhân viên quèn trong công ty, tương lai chẳng có vẻ gì sáng lạng nhưng họ vẫn luôn rất hạnh phúc bên nhau.

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/e/e1/Origami_cranes.jpg

Rồi cho đến một hôm người yêu của anh nói rằng nàng sẽ đi Paris, sẽ không bao giờ còn có dịp gặp lại anh nữa. Nàng rất lấy làm tiếc về điều này và an ủi chàng rằng rồi nỗi đau của chàng cũng sẽ trở thành dĩ vãng. Hãy để cho nó ngủ yên trong ký ức của mỗi người.
Chàng trai đồng ý nhưng trái tim tan nát. Anh lao vào làm việc quên cả ngày đêm, cuối cùng anh đã thành lập được công ty của riêng mình. Nó không chỉ giúp anh vươn đến những điều mà trước đây vì thiếu nó mà ngưới yêu đã rời bỏ anh, nó còn giúp anh xua đuổi khỏi tâm trí mình một điều gì đó của những tháng ngày xưa cũ.

origami

Một ngày mưa tầm tã, trong lúc lái xe, chàng trai tình cờ trông thấy một đôi vợ chồng già cùng che chung một chiếc ô đi trên hè phố. Chiếc ô không đủ sức che cho họ giữa trời mưa gió. Chàng trai nhận ngay ra đó là cha mẹ của cô gái ngày xưa. Tình cảm trước đây anh dành cho họ dường như sống lại. Anh chạy xe cạnh đôi vợ chồng già với mong muốn họ nhận ra anh. Anh muốn họ thấy rằng anh bây giờ không còn như xưa, rằng anh bây giờ đã có thể tự mình tạo dựng một công ty riêng, đã có thể ngồi trong một chiếc xe hơi sang trọng. Vâng, chính anh, chính người mà trước đây con gái họ chối từ đã làm được điều đó.

polymer%20clay%20origami%20cranes

Đôi vợ chồng già cứ lầm lũi bước chậm rãi về phía nghĩa trang. Vội vàng, anh bước ra khỏi xe và đuổi theo họ. Và anh đã gặp lại người yêu xưa của mình, vẫn với nụ cười dịu dàng, đằm thắm nàng từng đem đến cho anh, đang dịu dàng nhìn anh từ bức chân dung trên bia mộ. Cạnh cô là món quà của anh, những con hạc giấy ngày nào. Đến lúc này anh mới biết một sự thật: nàng đã không hề đi Paris. Nàng đã mắc phải căn bệnh ung thư và không thể qua khỏi. Nàng đã luôn tin rằng một ngày nào đó anh sẽ làm được nhiều việc, anh sẽ còn tiến rất xa trên bước đường công danh. Và nàng không muốn là vật cản bước chân anh đến tương lai của mình. Nàng mong ước cha mẹ sẽ đặt những con hạc giấy lên mộ nàng, để một ngày nào đó khi số phận đưa anh đến gặp nàng một lần nữa, anh có thể đem chúng về bầu bạn.

Chàng trai bật khóc.
Uncl***ified!
Chúng ta cũng vậy, như chàng trai kia, cũng chỉ nhận ra giá trị lớn lao về sự có mặt của một người mà cuộc đời đã ban tặng cho cuộc sống của chúng ta khi một sáng mai thức giấc, người ấy đã không còn ở bên ta nữa. Có thể họ đã chẳng yêu bạn như cách mà bạn mong đợi ở họ nhưng điều này không có nghĩa rằng họ không dâng hiến tình yêu của họ cho bạn bằng tất cả những gì họ có.

Một khi bạn đã yêu, bạn sẽ mãi mãi yêu. Những gì trong tâm trí bạn có thể sẽ ra đi, nhưng những gì trong tim bạn thì mãi mãi ở lại.

Sưu tầm 

 

 

 








Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 20/Feb/2010 lúc 12:04pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 21/Feb/2010 lúc 8:58pm
 
 
 

Saigon Quán Cà Phê Và Tuổi Lang Thang 

 

 

 

 

Nguyễn Mạnh An Dân   

 

 

 

 

                        Ly cà phê Sàigòn thân quen ngày nào

 


Anh em nào có ở Đại Học Xá Minh Mạng những năm 1966-67, đã từng lê la ngồi ngắm đất trời ở Ngã Sáu Chợ Lớn, chỗ quán cóc ngay góc đường Minh Mạng và Nguyễn Tri Phương, từng ít nhiều là thân chủ có ký sổ dài hạn với chú Tàu con phì lũ, xin nhận một lời nhắn, “hồi đổi đời mấy anh tứ tán muôn phương hết, ba bốn cuốn sổ đầy những con số em không lấy được đồng nào nhưng em không buồn. Nhớ lại những ngày vui cũ mà rầu thúi ruột. Ước gì có được không khí hồi đó, con người hồi đó. Mấy anh đi ra đi vào, hớn hở kể chuyện tán đào, rầu rĩ ôm gối thất tình, nồng nhiệt tính chuyện lấp biển dời sông, bàn tán tính đường trốn lính, cái gì cũng ồn ào bộc trực, thoải mái tự nhiên, không màu mè rào đón, không kiểu cách đóng trò gì cả, sống đã thiệt. Vui kiểu đó em bán cà phê cho mấy anh ký sổ hoài cũng được.”

 

Đầu năm 1980, giữa rừng già Bình Long tôi đã tình cờ gặp lại người chủ, người bạn nhỏ này. Tôi là tù cải tạo, bạn khổ sai kinh tế mới, cả hai đều thảm như nhau nhưng đều có chút rộn ràng nhịp thở khi nhắc lại những chuyện mới đó nhưng như đã lâu lắm rồi. Người bạn nhỏ đã nói với tôi những lời ấm áp, không nguyên văn thì cũng đúng ý như đã ghi ở trên và tôi muốn gởi những lời này đến các bạn như một kỷ niệm chung và tôi cũng muốn mượn dịp này để nói về cà phê Sài Gòn, ngày đó.

 

Bạn đã uống cà phê nhiều, bạn biết mà, muốn pha một ly cà phê tuyệt vời đâu có khó: cà phê sẽ loãng nước nhưng đậm mùi thơm, cà phê Mít đặc quánh mà vô vị, hãy chọn một tỷ lệ pha trộn thích hợp là đã đi được 70% đoạn đường rồi. Muốn kẹo thêm nữa hả? Muốn hưởng cái cảm giác chát chát, tê tê đầu lưởi phải không? Dễ mà, thêm vào chút xác cau khô là xong ngay. Bạn muốn có vị Rhum, thì Rhum. Bạn thích cái béo béo, thơm thơm của bơ, cứ bỏ chút Bretain vào.

 

Bạn hỏi tôi nước mắm nhĩ để làm gì à? Chà, khó quá đi, nói làm sao cho chính xác đây! Thì để cho nó đậm đà. Đậm làm sao? Tôi không biết, không tả được, mời bạn hãy thử và tự cảm lấy. Bạn đòi phải có tách sứ, thìa bạc. Bạn nói phải nghe nhạc tiền chiến, phải hút Capstan mới đã đời, thú vị phải không? Thì đó, bạn đã có đủ hết những gì bạn cần sao không tự pha ra mà uống, lại cứ đòi đi uống cà phê tiệm, dị hợm không?

 

Nói vậy chứ tôi biết, tôi không trách bạn đâu. Cà phê ngon chỉ mới được một nửa, nhưng chúng ta đâu chỉ cần uống cà phê, chúng ta còn ghiền “uống” con người cà phê. “Uống” không khí và cảnh sắc cà phê. “Uống” câu chuyện quanh bàn cà phê và nhiều thứ nữa. Vậy thì mời bạn đi với tôi, quanh quanh Sài Gòn làm vài ly chơi. Dĩ nhiên là tưởng tượng, cả bạn và tôi đều biết, đã xa rồi, biền biệt lắm rồi, ngày đó.


Tôi xin bắt đầu từ giữa thập niên 60, những năm đầu tôi sống ở Sài Gòn và cũng là giai đoạn đất nước thực sự có những trở mình to tát. Những cơn lốc kinh hồn. Những bùng vỡ vượt mọi giới hạn. Những xô đẩy, mời gọi đầy lôi cuốn và cũng nhiều cạm bẩy.

Niềm vui và nỗi hy vọng về một vận hội mới sau biến cố năm 1963 qua nhanh theo với sự yểu tử tất yếu của những người đã nhân danh một cuộc cách mạng, nhưng là thứ cách mạng nửa vời, có khả năng đả phá nhưng lại thiếu bản lãnh và tâm lực để xây dựng, kiến tạo; rồi chỉnh lý, tái chỉnh lý. Chính quyền quân nhân. Chính quyền dân sự. Hội Đồng Nhân Dân Cứu Quốc ở Huế và các tỉnh miền Trung. Phong Trào Nhân Dân Tự Quyết ở Đà Nẵng. Phật Giáo đưa bàn thờ xuống đường. Thiên Chúa Giáo biểu dương lực lượng ở chỗ này chỗ khác.

 

Người Mỹ đổ bộ càng lúc càng đông, theo với nó là các Snack Bars, gái làm tiền và sự phá sản nghiêm trọng của nhiều giá trị luân lý và đạo đức. Chiến trường càng lúc càng khốc liệt, càng áp gần và đã trở thành một nỗi ám ảnh dai dẳng; một cơn ác mộng thường trực. Đủ thứ chiêu bài, đủ thứ lý thuyết mới mẻ và lôi cuốn được nhân danh, được nhắc đến…

 

Như vậy đó, miền Nam Việt Nam những năm giữa thập niên 60. Như vậy đó, tuổi trẻ Việt Nam lột xác: phải biết lớn ra, phải tự già đi trước tuổi của mình. Những “lưu bút ngày xanh” đành gấp lại. Những mơ mộng hoa bướm tự nó đã thành lỗi nhịp, vô duyên. Tiếng cười dường như ít đi, kém trong trẻo hồn nhiên. Khuôn mặt, dáng vẻ dường như tư lự, trầm lắng hơn và đầu óc không còn, cũng không thể vô tư nhởn nhơ được nữa.

 

Những điếu thuốc đầu tiên trong đời được đốt lên. Những ly cà phê đắng đầu tiên trong đời được nhấp vào và dù muốn hay không, tuổi trẻ đã thực sự bị chi phối, và phải thường xuyên đối diện với những bất hạnh của dân tộc mình. Những thảm kịch của thân phận mình và quán cà phê trở thành cái nơi chốn hẹn hò để dàn trải tâm tư, để trầm lắng suy gẫm. Có một chút bức thiết, thật lòng. Có một chút làm dáng, thời thượng. Thông cảm giùm đi, tập làm người lớn mà.

 

Những ngày mới vào thủ đô, tôi ở Đại Học Xá Minh Mạng. Đối với một thanh niên tỉnh lẻ mới mẻ và bỡ ngỡ, Sài Gòn lớn lắm, phồn vinh và náo nhiệt lắm. Trong suốt nhiều tuần lễ đầu tiên tôi đã dè dặc khi đi lại và lúc nào cũng lẩm nhẩm câu “thần chú” bạn bè mớm cho: Phan Thanh Giản đi xuống, Phan Đình Phùng đi lên và mườn tượng ra một “lá bùa” như một thứ kim chỉ nam khả dụng.

Hai con đường một chiều và ngược nhau như cái xương sống xuyên dọc trung tâm thành phố giúp định hướng, tạo dễ dàng cho việc di chuyển. Dĩ nhiên nếu tính từ đại học xá, Phan Thanh Gian được hiểu như bao gồm cả khúc Minh Mạng nối từ Ngã Bảy đến Ngã Sáu Chợ Lớn và Phan Đình Phùng phải cộng thêm khúc Lý Thái Tổ rẽ phải đến Ngã Bảy hay rẽ trái đến Trần Hoàng Quân để về Ngã Sáu.

 

Về sau, khi đã khá quen quen, lá bùa được vẽ lớn thêm ra: Từ Phan Thanh Giản , rẽ phải theo Lê Văn Duyệt sẽ đến phố chính Lê Lợi, nhà sách Khai Trí, chợ Bến Thành, rẽ trái lên Hòa Hưng, Bảy Hiền. Từ Phan Thanh Giản rẽ phải ở Hai Bà Trưng sẽ đến bến Bạch Đằng, rẽ trái sẽ qua cầu Kiệu, Ngã Tư Phú Nhận. Cũng từ Phan Thanh Giản rẽ trái ở Đinh Tiên Hoàng sẽ đến rạp Casino Dakao, Lăng Ông Bà Chiểu và hướng ngược lại là trường Văn Khoa. Cứ như thế, cái xe Gobel hai số cọc cạch, nổ bành bạch như máy xay lúa, trung thành như một người bạn thân thiết tha tôi đi khắp Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định.

 

Những ngày này tôi là khách thường trực của quán cà phê Thu Hương đường Hai Bà Trưng. Quán nằm ở một vị trí đẹp, chiếm ba lô đất ngó chéo qua phía trại hòm Tobia. Nơi đây có một căn phòng hẹp vừa đặc quầy thu tiền, vừa là chỗ ngồi cho những ai thích nghe nhạc với âm thanh lớn, phần còn lại là một sân gạch rộng, có mái che nhưng không ngăn vách, từ trong có thể nhìn rõ ra đường qua những song sắt nhỏ sơn xanh với một giàn hoa giấy phủ rợp. Ngồi đây có thể nghe được văng vẳng tiếng nhạc vọng ra từ bên trong. Cảm được chút riêng tư cách biệt, nhưng đồng thời cũng có thể nhận ra được sức sống bừng lên mỗi sáng, dáng vẻ mệt mỏi, u ám mỗi chiều đang lặng lờ chảy qua trên đường phía ngoài.

 

Chủ quán ở đây là một người đặc biệt: Khó chịu một cách dễ thương. Hình như với ông, bán cà phê chỉ như một cách tiêu khiển và pha cà phê là một nghệ thuật kỳ thú. Ông hãnh diện với tên tuổi của Thu Hương và muốn bảo vệ nó. Bạn là khách uống cà phê phải không? Xin cứ ngồi yên đó, việc của bạn là uống vậy thì đừng táy máy đụng vào làm hư cà phê của tôi.

 

Cà phê được bưng tới, ông chủ sẽ ngồi đâu đó quan sát và chờ. Yên tâm đi, đừng nôn nóng gì cả, bạn sẽ có cà phê ngon để uống mà. Ông chủ sẽ xuất hiện đúng lúc cạn phin, sẽ bỏ đường cho bạn, khuấy đều cho bạn và sẽ lịch sự “xin mời” khi mọi việc hoàn tất. Ly cà phê như vậy mới là cà phê Thu Hương. Đó là cung cách của Thu Hương, đặc điểm của Thu Hương. Nhiều người mới đến lần đầu không biết, cà phê bưng tới là tự lo liệu cho mình đều bị chỉnh ngay: Ông nôn nóng mở phin lỏng như vậy nước chảy ào ào còn gì là Thu Hương! Ông bỏ đường ngọt như ăn chè vậy còn gì là Thu Hương! Ông klhuấy cốp cốp kiểu đó cà phê sẽ chua lét là ông giết Thu Hương rồi! “Thằng cha” này rắc rối thật nhưng là sự rắc rối có thể hiểu được, thông cảm được miễn là cà phê ngon. Mà cà phê Thu Hương ngon thiệt, ngon lắm.

 

Trong lãnh vực kinh doanh quán cà phê, có người dùng âm thanh. Có người dùng ánh sáng và trang trí. Có người nhờ sự duyên dáng của tiếp viên. Có người dùng phẩm chất của cà phê để hấp dẫn khách. Ông chủ Thu Hương đã chọn cách cuối cùng, cách khó nhất và ông đã thành công.

 

Khách đến với Thu Hương là ai? Nhiều lắm, có thể họ từ bên trường Luật qua, từ dưới Văn Khoa, Dược, Nông Lâm Súc lên. Từ Trung Tâm Văn Hóa Pháp, Hội Việt Mỹ lại. Từ Huỳnh Thị Ngà, Nguyễn Công Trứ, Vương Gia Cần, Võ Trường Toản, Thư Viện Quốc Gia tới, quanh quanh khu Tân Định, Dakao cả mà. Cũng có người từ xa hẹn nhau đến nhưng dù từ đâu họ đều có điểm giống nhau là tất cả đều trẻ và đều có vẻ “chữ nghĩa”lắm, “ông” nào “bà” nào cũng tha tập cours quằn tay, cọng với nào là “Hố Thẳm Tư Tưởng” của Phạm Công Thiện, Cho Cây Rừng Còn Xanh Lâu của Nguyễn Ngọc Lan, Nói Với Tuổi 20 của Nhất Hạnh, v.v

 

Ở Thu Hương dĩ nhiên là có thể “uống ly chanh đường, uống môi em ngọt” hay nhiều thứ giải khát khác. Tuy nhiên, phần lớn là nhâm nhi ly cà phê. Thu Hương nổi tiếng như vậy. Ông chủ điệu như vậy, dù rành hay không cũng phải ráng tỏ ra sành điệu với người ta chứ! Lại còn phải cố bậm môi kéo Basto xanh cho có vẻ phong trần. Cứ như thế mà trầm ngâm suy tư, rì rào tâm sự; đốt bao tử, đốt phổi và đốt thời gian. Nghĩ lại thật phí phạm và đáng tiếc nhưng hồi đó thì không thấy như thế. Phải như vậy chứ sao! Thời chiến mà, buổi nhiễu nhương mà!

 

Ngày đó tôi thường ngồi Thu Hương với VCT, một người bạn đang học năm cuối ở trường Y Khoa, anh là người rất mê giáo sư Trần Ngọc Ninh, coi ông là một nghệ sĩ tài hoa, một tay dao bậc thầy trong ngành giải phẩu và vẫn thường say sưa kể việc thầy Ninh có thể cầm lưỡi dao lam khẻ vào tập giấy quấn thuốc và cho biết trước là sẽ rạch đúng mấy tờ. Bạn tôi đúng là người trời sinh ra để làm thầy thuốc, anh muốn xoa dịu mọi khổ đau và không chịu được những điều tàn nhẫn, thô bạo.

 

Hồi sinh viên LKSN té lầu chết ở trường Y Khoa, báo đăng nói là tai nạn nhưng không biết từ đâu bạn tôi khẳng định đây là một vụ ám sát, thanh toán lẫn nhau và anh đau đớn, tức giận lắm. Người với người, chả lẽ không còn cách nào để có thể đối với nhau phải chăng hơn hay sao? Câu hỏi này theo anh rất lâu. Anh ra trường, làm y sĩ tiền tuyến, ở lại với thương bệnh binh ngày thành phố di tản và vào tù. Đến lúc này anh đã có câu trả lời cho điều ám ảnh nhiều năm trước: Không phải không có cách mà là dường như người ta không cần và cũng không muốn phải chăng với nhau. Đau thật, nỗi đau quặn thắt tim gan.

 

Bạn thường ăn phở gà Hiền Vương, phở Pasteur. Bạn thường đi qua đi lại liếc liếc mấy bộ đồ cưới đẹp ở nhà may Thiết Lập, vậy bạn có biết Cà Phê Hồng ở đâu không? Thì đó chứ đâu, gần nhà may Thiết Lập, cách vài căn về phía đường Nguyễn Đình Chiểu, ngó chéo qua mấy cây cổ thụ ở bờ rào Trung Tâm Thực Nghiệm Y Khoa (Viện Pasteur). Tôi phải hỏi vì tôi biết có thể bạn không để ý. Quán nhỏ xíu hà, với lại cái tên Hồng không biết do ai đặt, gọi riết thành quen chứ thực sự dường như quán không có bản hiệu, và tiền diện của nó trông ủ ê cũ kỹ lắm chứ không sơn phết hoa hòe, đèn treo hoa kết gì cả. Từ ngoài nhìn vào, quán như mọi ngôi nhà bình thường khác, với một cái cữa sổ lúc nào cũng đóng và một cánh cửa ra vào nhỏ, loại sắt cuộn kéo qua kéo lại.

 

Quán hẹp và sâu, với một cái quầy cong cong, đánh verni màu vàng sậm, trên mặt có để một ngọn đèn ngủ chân thấp, với cái chụp to có vẽ hình hai thiếu nữ đội nón lá, một bình hoa tươi, một con thỏ nhồi bông và một cái cắm viết bằng thủy tinh màu tím than. Phía sau, lúc nào cũng thấp thoáng một mái tóc dài, đen tuyền, óng ả, vừa như lãng mạng phô bày vừa như thẹn thùng, che dấu.

Cà Phê Hồng, về ngoại dáng, thực ra không có gì đáng nói ngoài cái vẻ xuề xòa, bình dị, tạo cảm giác ấm cúng, thân tình và gần gũi. Tuy nhiên, nếu ngồi lâu ở đó bạn sẽ cảm được, sẽ nhận ra những nét rất riêng, rất đặc biệt khiến bạn sẽ ghiền đến và thích trở lại. Hồi đó nhạc Trịnh Công Sơn, đặc biệt là loại nhạc “mệt mỏi” cở như “Đại Bác Đêm Đêm…” hay “Đàn Bò Vào Thành Phố…” đã trở thành một cái “mốt,” một cơn dịch truyền lan khắp nơi, đậu lại trên môi mọi người, đọng lại trong lòng mỗi người. Cà Phê Hồng đã tận dụng tối đa, nói rõ ra là chỉ hát loại nhạc này và những người khách đến quán, những thanh niên xốc xếch một chút, “bụi” một chút, đã vừa uống cà phê vừa uống cái rã rời trong giọng hát của Khánh Ly.

 

Đến Hồng không chỉ có nghe nhạc về quê hương, chiến tranh và thân phận. Ở đây còn có thể đọc về những điều đó. Không hiểu do sáng kiến của các cô chủ, muốn tạo cho quán một không khí văn nghệ, một bộ mặt trí thức hay do tình thân và sự quen biết với các tác giả mà ở Cà Phê Hồng lâu lâu lại có giới thiệu và bày bán các sách mới xuất bản, phần lớn là của hai nhà Trình Bày và Thái Độ và của các tác giả được coi là dấn thân, tiến bộ.


Hồi Nguyễn Đăng Trừng chuẩn bị ứng cử vào Tổng Hội Sinh Viên, ban tham mưu của anh ta thường gặp nhau ở Cà Phê Hồng và khi Trừng thành chủ tịch, Đặng Tấn Tới phụ trách tờ Nội San Sinh Viên, mặc dù lúc đó đã có trụ sở ở số 4 Duy Tân, rất nhiều anh em cũng vẫn thường kéo nhau đến Cà Phê Hồng. Những ai hồi đó nhỉ? Đông lắm và vui lắm, vui và có ý nghĩa vì dường như tất cả đều muốn làm một điều gì. Tôi nói dường như bởi vì, nhiều năm sau thực tế đã chứng minh là không phải chỉ có những người đến với phong trào sinh viên vì nhiệt huyết và lý tưởng, muốn một miền Nam tốt hơn, muốn bảo vệ hữu hiệu và xây dựng đất nước hoàn hảo hơn mà còn một số khác, dù không nhiều, đến với chủ tâm lợi dụng, coi phong trào như một cơ hội để phục vụ cho những ý đồ đen tối mà họ đang theo đuổi.

 

Say này, khi đã đắc thời, người Cộng Sản vẫn thường hãnh diện nhắc đến phong trào sinh viên, coi đó như là sản phẩm của họ. Ai cũng biết là không phải như vậy. Thật tội nghiệp cho những người cứ phải giả vờ như không biết. Cứ phải ra rả như cái máy lặp đi lặp lại những điều mà chính họ cũng biết là không có thật.

 

Tôi đã đi quá xa rồi phải không? Xin lỗi, cho tôi được mượn cơ hội này để nói về tuổi trẻ của chúng ta một chút, tôi đang trở lại với Cà Phê Hồng đây. Hồng là ai? Tôi không biết, quán có ba cô chủ, ba chị em. Người lớn nhất trên hai mươi và người nhỏ nhất mười lăm, mười sáu gì đó.

 

Nói thật lòng, cả ba cô đều chung chung, không khuynh quốc khuynh thành gì nhưng tất cả cùng có những đặc điểm rất dễ làm xốn xan lòng người: Cả ba đều có mái tóc rất dài, bàn tay rất đẹp và đều ít nói, ít cười. Cái kiểu ít nói ít cười làm chết người ta. Còn cái dáng đi nữa, bạn còn nhớ không? Làm ơn nhắc giùm để tôi tả cho chính xác đi, khó quá.

 

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có những lời hát khó giải thích nhưng dễ cảm nhận như “vết lăn, vết lăn trầm” hay “vết chim di” gì đó có lẽ có thể mượn để hình dung ra dáng đi của mấy cô chủ Cà Phê Hồng. Nó nhẹ lắm, êm ái thước tha lắm và cũng lặng lờ khép kín lắm. Chính cái vẻ lặng lờ vừa như nhu lệ thẹn thùng, vừa như kênh kiệu kêu sa, vừa lãng đãng liêu trai đó đã làm khổ nhiều trái tim trai trẻ lắm, rất nhiều.

 

Giữa những năm 80, sau nhiều năm bầm dập ở nhiều trại giam khác nhau, tôi về lại Sài Gòn và có nhiều lần đi qua đi lại ở đường Pasteur. Cà Phê Hồng không còn, dãy phố nhỏ buồn thiu, im lìm và trống vắng như nét ảm đạm chung của toàn thành phố một thời rộn rã của chúng ta. Đối diện nơi quán cũ, gần cuối bờ thành viện Pasteur là một bãi rác khổng lồ, ruồi nhặn đen gật và mùi hôi thối nồng nặc, trùm tỏa. Ở đó, hàng trăm ông lão bà cụ. Hàng trăm trẻ em trai gái tranh nhau giành giật, đào móc từng chút sắt vụn, từng mảnh nhỏ nylon.

 

Tôi đã thường đứng lại rất lâu, nhìn cảnh não lòng này và tự hỏi: Những người đã có thời ngồi đây mơ ước và hy vọng giờ đâu cả rồi? Anh em ta có bao giờ tự thấy là dường như mình đã đắc tội, đã phụ lòng, đã không làm hết, đã không cố gắng đủ để bảo vệ cho những gì cần bảo vệ, giữ gìn hay không? Và những người bên kia, có bao giờ nghĩ lại và tự hỏi họ đã nổ lực để đạt đến điều gì? có xứng đáng cà cần thiết không? Còn chị em cô Hồng: những nhỏ nhẹ tiểu thư, những thon thả tay ngà, những uyển chuyển “chim di” giờ mờ mịt phương nào? Ai có thể trả lời được về số phận của những con người nhỏ nhoi trong nổi tan tác chung của cả một dân tộc!

 

Viện Đại Học Vạn Hạnh mở cữa muộn màng nhưng ngay từ những năm đầu tiên nó đã thừa hưởng được những thuận lợi to lớn về tâm lý: Hào quang của phong trào Phật giáo đấu tranh từ nhiều năm dồn lại, cùng với những tên tuổi chính trị Trí Quang, Thiện Minh, Huyền Quang, Hộ Giác… những cổ thụ văn hóa Minh Châu, Mãn Giác, Tuệ Sĩ, Trí Siêu, Bùi Giáng, Phạm Công Thiện, Tôn Thất Thiện… đã giúp cho Đại Học Vạn Hạnh được nhìn vừa như một cơ sở giáo dục khả tín vừa như một tập hợp của những thành phần trẻ tuổi ý thức và dấn thân nhất.

 

 

                                 Ly cà phê Sàigòn thân quen ngày nào


Ở Sài Gòn, ngoài viện Đại Học Vạn Hạnh và các trường Bồ Đề, Tổng Vụ Giáo Dục và Thanh Niên thuộc Giáo Hội Phật Giáo còn nhiều cơ sở trực thuộc khác như cư xá Quảng Đức ở đường Công Lý, trường Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội ở chùa Ấn Quang. Nói chung là dân Vạn Hạnh có nhiều chỗ để lui tới, để “dụng võ” lắm. Tuy nhiên, dường như “tổng đàn” của Vạn Hạnh không nằm ở những nơi chốn “thâm nghiêm” này, nó đặt tại một tiện cà phê: Quán Nắng Mới ở dốc cầu, ngó chéo về phía chợ Trương Minh Giảng.

Quán Nắng Mới có nhiều ưu thế để trở thành đất nhà của dân Vạn Hạnh, trước nhất vì gần gũi, kế đến là khung cảnh đẹp, nhạc chọn lọc và cuối cùng, có lẽ quan trọng nhất là sự thấp thoáng của những bóng hồng, có vẻ tha thước, có vẻ chữ nghĩa. Chừng đó là quá đủ, quá đạt để phe ta tụ lại: Các anh chị em thuộc khối Văn Thể Mỹ của thầy Phạm Thế Mỹ tấp vào nói chuyện văn nghệ. Nhóm làm thơ trẻ Nguyễn Lương Vỵ, Võ Chân Cửu lúc đó đang lên và đang chiếm đều đặng nhiều cột thơ trên báo Khởi Hành, ngồi đồng từ sáng đến tối để… làm thơ. Những “chuyên viên xuống đường trong sáng” chụm đầu lại để bàn kế hoạch. Những “chuyên viên lợi dụng xuống đường” cũng chụm đầu lại để bàn quỷ kế và đông hơn cả, ấm áp hơn cả là những nhóm hai người, một tóc dài, một tóc ngắn chờ vào lớp, chờ tan trường và chờ nhau ở Nắng Mới.

 

Đại Học Vạn Hạnh có một phân khoa mà bên Văn khoa không có: Phân khoa báo chí. Vạn hạnh còn có một lợi thế như là một sự ưu đãi đặc biệt vì nhu cầu giáo dục là phân khoa sư phạm thi tuyển và được tăng một tuổi theo luật động viên. Vì lẽ đó anh em đến với Vạn Hạnh đông lắm. Không khí ở Vạn Hạnh hào hứng và sôi nổi lắm. Mỗi lần có đợt tranh đấu, xuống đường, ngày Vạn Hạnh chạo rạo, đêm Quảng Đức không ngủ, sáng Nắng Mới không có chỗ ngồi. Vạn Hạnh như một lò lửa, một điểm nóng, một trung tâm. Tiếc thay đàng sau những nhiệt tình trong sáng, những lý tưởng vô cầu là những bóng đen rình rập, những nanh vuốt hờm sẵn.

 

Hình như Nắng Mới đã sống với Vạn Hạnh, sống theo Vạn Hạnh cho đến ngày cuối cùng. Nó chứng kiến cảnh Nguyễn Tổng cởi áo thầy tu, đi tiếp thu một trường Trung học. Nguyễn Lương Vỵ bỏ bộ mặt hiền thi sĩ đóng vai mặt lạnh ở phòng giáo dục Phú Nhận. Võ Như Lanh xông xáo từ Thành Đoàn qua báo Tuổi Trẻ. Trần Bá Phương làm chúa một trại giam, gọi đẹp đẽ là hiệu trưởng trường giáo dục lao động và còn nhiều lắm.

 
Ngày tôi về lại Sài Gòn sau nhiều năm phải xa, cà phê Nắng Mới không còn. Đại học Vạn Hạnh biến thành một cư xá sinh viên, áo thun quần lót treo la liệt từ trên xuống dưới, quang cảnh vừa đìu hiu vừa bát nháo nhìn thấy mà đứt ruột. Nghe nói núi sách của thư viện bị lấy hết, đốt sạch. Thầy Minh Châu dời lên một Phật học viện nhỏ trên đường Võ Di Nguy gần Trung Tâm Tiếp Huyết. . Thi sĩ, thầy Bùi Giáng lang thang ngạo đời ở đầu phố cuối chợ. Vạn Hạnh không còn gì, thật sự không còn gì. Những con người cũ tứ tán muôn phương. Cái nơi chốn đầy sức sống và niềm tin ngày nào giờ tiêu điều buồn bã như giòng kinh nước đen uể oải dưới chân cầu Trương Minh Giảng.

 

Mấy năm trước đây tôi có được đọc một bài báo, nội dung của nó cũng thường thường không có gì đặc biệt lắm. Tuy nhiên bài báo có nhắc đến một chi tiếc làm tôi ngẩn ngơ nhiều ngày. Tác giả đã nói về một quán cà phê thân quen: Quán chị Chi ở Dakao. Thật ra đây không phải là quán cà phê mà là quán trà, mà thật ra có lẽ cũng không thể gọi là quán trà mà chỉ có thể nói là chỗ uống trà ở nhà chị Chi mới hoàn toàn đúng.

 

Bạn hãy tưởng tượng giùm tôi cái khu gia cư xưa cũ, rất yên tĩnh và rất dễ thương, nằm phía sau rạp hát Văn Hoa Dakao, ở đó có những con đường rất nhỏ, những ngôi nhà mái ngói phủ đầy rêu xanh, những hàng bông giấy che kín vỉa hè. Ở đó không có cái ồn ào náo nhiệt như ngoài Trần Quang Khải, khúc đổ về Tân Định, cũng không có cái tập nập mắc cưởi của đoạn Lê Văn Duyệt hướng về Lăng Ông. Nó trầm lắng cô liêu và im ả tách biệt lắm. Nhà nào cũng nhỏ, cất cao hơn mặt đường mấy bực tam cấp xi măng, mở cữa ra là có thể nghe người bên trái nói, thấy người bên phải cười và có cảm tưởng như có thể đưa tay ra bắt được với người đối diện bên kia đường.

 

Quán chị Chi ở một trong những ngôi nhà này. Làm sao để nhận ra? Không biết, tôi đã nói là không phải quán xá gì cả mà, chỉ là tới nhà bà chị uống trà chơi vậy thôi và đã là nhà bà chị thì phải tự biết chớ, cần gì hỏi. Phòng khách, được gọi là quán, chị Chi nhỏ lắm, chắc độ chín mười thước vuông gì đó, chỉ đủ chỗ để đặc ba bốn chiếc bàn nhỏ. Nhà không có nhạc, không trưng bày trang trí gì cả ngoại trừ một bức tranh độc nhất treo trên vách, bức tranh đen trắng, cỡ khổ tạp chí, có lẽ được cắt ra từ một tờ báo Pháp. Tranh chụp để thấy một bàn tay giắt một em bé trai kháu khỉnh, vai đeo cặp sách, miệng phụng phịu làm nũng, hai mắt mở to nhưng nước mắt đang chảy dài theo má, phía dưới có hàng chữ nhỏ: “Hôm qua con đã đi học rồi mà.”


Giang sơn của chị Chi chỉ có vậy và chị mở “tiệm.” Khách đến với chị Chi không phải coi bản hiệu mà vào, cũng không phải nghe quảng cáo trên đài địa phương hay đọc giới thiệu trên báo chợ báo bán gì cả, mà hoàn toàn do thân hữu chuyền miệng cho nhau để đến, nhiều lần thành quen, từ quen hóa thân và quyến luyến trở lại. Chị Chi có bán cà phê nhưng tuyệt chiêu của chị là trà. Loại trà mạn sen, nước xanh, vị chác nhưng có hậu ngọt và mùi thơm nức mũi. Trà được pha chế công phu trong những chiếc ấm gan gà nhỏ nhắn, xinh xinh. Ấm màu vàng đất, thân tròn đều, láng mịn, vòi và quai mảnh mai, cân đối. Mỗi bộ ấm có kèm theo những chiếc tách cùng màu, to bằng ngón tay cái của một người mập, vừa đủ cho vài hốp nước nhỏ.

 

Ấm có ba loại, được gọi tên ra vẻ “trà đạo” lắm: độc ẩm, song ẩm và quần ẩm nhưng hồi đó chúng tôi thường “diễn nôm” theo kiểu “tiếng Việt trong sáng” thành ấm chiếc, ấm đôi và ấm bự. Trà được uống kèm với bánh đậu xanh, loại bánh đặc biệt của chị Chi, nhỏ, màu vàng óng và mùi thơm vô cùng. Nhắp một ngụm trà, khẽ một tí bánh, cà kê đủ chuyện trên trời dưới đất trông cũng có vẻ phong lưu nhàn tản và thanh cao thoát tục lắm.

 

Đến với chị Chi có cái thú vị là được hưởng một không khí thân mật, thoải mái như đang ngồi trong nhà của mình, điều thích nữa là không bao giờ phải bận tâm đến chuyện tiền bạc gì cả, muốn đến lúc nào cứ việc đến, không có tiền thì chỉ cần ngồi cười cười, chị Chi sẽ nói giùm cho bạn điều bạn khó nói, “Cuối tháng chưa lãnh măng đa phải không? Uống gì nói chị lấy.” Chưa hết đâu, khi đã thân, đã thành “bạn của chị Chi,” hai lần mỗi năm vào khoảng trước Giáng Sinh và hăm ba ông táo về trời bạn sẽ được chị Chi kêu “đến chị chơi.” Đến chị chơi có nghĩa là đến uống trà mà không phải trả tiền và nếu gặp lúc chị Chi vui và khoẻ, “chơi” còn có nghĩa là có bánh bèo tôm chấy hay bánh hỏi thịt nướng kèm thêm nữa.

 

Khách của chị Chi không đông, giá nước ở chị Chi không đắt vì vậy chắc chắn chị Chi không sống bằng “cửa tiệm,” chị bán cho vui, bán mà như kêu anh em góp chút tiền cho chị để chị nấu giùm chút nước uống cho vui. Mà quả tình ở chỗ chị Chi vui thật, vui vì những đậm đà tình nghĩa.

 

Hồi đó chị Chi đã khá lớn tuổi, bây giờ sợ chị đã lìa xa chúng ta hoặc nếu không thì cũng không còn đủ sức để nấu nước giùm cho ai được nữa. Quán chị Chi chắc không còn nhưng dù sao cũng xin cảm ơn chị và xin đại diện cho những anh chị em đã từng ngồi quán chị Chi bày tỏ lòng tiếc nhớ đến chị và đến những ngày khó quên cũ. Tôi nghĩ anh chị em cũng không hẹp lòng gì mà không cho tôi nói lời đại diện này. Cuộc đời chúng ta đẹp vì những niềm vui nho nhỏ không tên. Sài Gòn của chúng ta đáng nhớ vì những dễ thương nho nhỏ không tên. Chị Chi, chị đã cho chúng tôi những niềm vui ấy. Chị đã góp cho Sài Gòn một phần của cái dễ thương ấy. Cảm ơn chị.

 

Những năm cuối thập niên 60 Sài Gòn có mở thêm nhiều quán cà phê mới, những quán sau này thường được trang hoàng công phu hơn, có hệ thống âm thanh tối tân hơn và nhất là quán nào cũng chọn một cái tên rất đẹp, phần lớn là dựa theo tên những bản nhạc nổi tiếng: Cà Phê Hạ Trắng, Lệ Đá, Diễm Xưa, Hương Xưa, Hoàng Thị, Biển Nhớ, Hoài Cảm, Da Vàng… Tuy nhiên, ở một con đường nhỏ, hình như là Đào Duy Từ, gần Sân Vận Động Cộng Hòa có một quán cà phê không theo khuôn mẫu này, nó mang một cái tên rất lạ: Quán Đa La. Đa La là Đà Lạt, quán của chị em cô sinh viên Chính Trị Kinh Doanh, có lẽ vừa từ giả thác Cam Ly, Hồ Than Thở để về Sài Gòn học năm cuối tại nhà sách Xuân Thu hay sao đó, mở ra.

 

Trường kinh doanh quả là khéo đào tạo ra những môn sinh giỏi kinh doanh: Tin mấy cô sinh viên mở quán thật tình là không được chính thức loan báo ở đâu cả. Tuy nhiên, cứ úp úp mở mở như vậy mà tốt, nó được phóng lớn, lang xa, tạo ấn tượng mạnh và quán được chờ đón với những trân trọng đặc biệt, những náo nức đặc biệt. Những cô chủ chắc có máu văn nghệ, đã cố gắng mang cái hơi hướng của núi rừng Đà Lạt về Sài Gòn: Những giò lan, những giỏ gùi sơn nữ, những cung tên chiến sĩ đã tạo cho quán một dáng vẻ ngồ ngộ, dễ thương; rồi những đôn ghế, những thớt bàn được cưa từ những bi cây cổ thụ u nần, mang vẻ rừng núi, cổ sơ đã giúp cho Đa La mang sắc thái rất… Đa La.

 

Ngày khai trương, Đa La đã mời được Linh Mục Viện Trưởng Viện Đại Học Đà Lạt đến dự và đã chuẩn bị một chương trình văn nghệ hết sức rôm rả với những bản nhạc “nhức nhối” của Lê Uyên Phương, Nguyễn Trung Cang, Lê Hữu Hà… Chừng đó là đủ chết người ta rồi. Dân Đại Học Xá kéo qua, dưới Sư Phạm, Khoa Học lên, Y Khoa. Phú Thọ xuống. Cả Petrus Ký, Chu Văn An nữa là đủ bộ, quanh quanh khu Ngã Sáu chấm Đa La và dồn tới.

 

Những ngày đó Đa La đông vui lắm, nó trở thành một chốn tụ tập hết sức văn nghệ. Nó đã chứng kiến sự nở hoa của nhiều mối tình và cũng chia xẻ sự héo tàn của nhiều mối tình khác. Nó có thể tiếp tục buồn vui với những người bạn trẻ như thế nếu như đất nước không có những đột biến to tát: Biến cố Tết Mậu Thân với cảnh nhà cháy người chết ngay tại thủ đô Sài Gòn. Rồi tổng công kích đợt hai. Rồi tổng động viên lần thứ nhất năm 1968. Quân sự học đường. Tổng động viên lần thứ hai năm 1972. Tất cả những điều đó đã làm thay đổi rất nhiều nhịp sống chung và tác động sâu xa đến suy nghĩ và hành động của từng con người.

 

Đa La vắng dần những người khách cũ, lưa thưa có thêm những người mới với dáng vẻ ủ dột trầm ngâm hơn, lác đác những bộ đồ vàng quân sự học đường, những bộ đồ phép Thủ Đức, những bộ đồ lính thứ thiệt của nhiều quân binh chủng vội đến, vội đi. Đa La lần lược nhận được tin tức về nhiều người bạn cũ không bao giờ còn trở về. Đa La tiếp tục có thêm nhiều buổi cà phê cuối cùng để tiễn những người đến lược ra đi. Đa La không vui và những người bạn của Đa La cũng không vui bởi vì cả đất nước không vui, cả dân tộc đang muộn phiền.

 

Đa La còn đến lúc nào? Đóng cữa bao giờ tôi không biết, có điều là đã có thời Đa La giống như một tri kỷ của nhiều người, nó cũng buồn, cũng vui, cũng hy vọng, cũng rã rời, cũng phấn chấn, cũng mệt mỏi, cũng khóc, cũng cười, cũng muốn ngoan ngoãn xây dựng, cũng thích tung trời phá phách, cũng tỉnh, cũng điên, nói chung là nó chung chịu với bạn bè những tháng ngày nhiều chuyện, dễ thương lắm và đáng nhớ lắm, một chút Sài Gòn.

Hồi đã vào Thủ Đức tôi còn rất nhiều dịp để ngồi cà phê Hân, đường Đinh Tiên Hoàng. Thật ra phải nói tôi bị bắt buộc phải ngồi ở đó vì thời gian trong quân trường tôi thuộc loại con bà phước, gia đình ở xa, người yêu thì mặc dù đã quen từ thời còn ở tỉnh nhỏ quê nghèo nhưng cũng vẫn chưa qua được giai đoạn “mặt ngoài còn e,” cuối cùng tôi chỉ còn bạn bè. Hồi đó mỗi lần đi phép, xe quân trường sẽ thả xuống và đón về ở khu Mạc Đỉnh Chi, gần Hội Việt Mỹ. Tuy nhiên dạo đó tình hình sôi động lắm, quân trường lúc cắm trại, lúc xả phép, không chắc lúc nào có thể về được vì vậy tôi chỉ có thể nhắn chung chung là “đón tao ở Hân,” phòng hờ có trục trặc gì thì bạn bè kể như đi uống cà phê chơi với nhau, đỡ sốt ruột. Tôi thật sự vui mừng và cảm động, chưa bao giờ tôi đến Hân mà không có người chờ, cũng chưa bao giờ tôi chờ ở Hân mà không có người đến. Bạn bè! Biết nói sao cho đủ cái nghĩa đặc biệt của hai chữ ấy.

 

Hân là quán cà phê thuộc loại sang trọng, khách phần lớn ở lớp trung niên và đa số thuộc thành phần trung lưu, trí thức. Bàn ghế ở đây đều cao, tạo cho khách một tư thế ngồi ngay ngắn, nghiêm chỉnh và bàn nào cũng có đặt sẵn những tạp chí Pháp ngữ số phát hành mới nhất. Câu chuyện ở Hân chắc là quan trọng lắm, lớn lắm. Nhìn cái cách người ta ăn mặc. Trông cái vẻ người ta thể hiện là biết ngay chứ gì. Có lẽ cả thời sự chính trị, kinh tế tài chánh, văn chương, triết học đều có cả ở đây. Một chỗ như vậy tốt lắm, đáng trân trọng lắm chứ. Tuy nhiên, dường như có một chút gì rất xa, rất lạ với một người lính.

 

Thật tình tôi chỉ là một người lính bất đắc dĩ, lệnh tổng động viên giới hạn tuổi ở đại học, ông tướng Đạm không ký giấy hoãn dịch nữa thì trình diện. Tôi rời Sài Gòn cũng chưa được bao lâu, ở Thủ Đức thì cũng chỉ mới là lính tập sự, lính sữa. Đđã có tối nào nhìn toán tiền đồn lầm lũi đi vào đất địch để phục kích, để lấy tin đâu mà hiểu được nỗi cô đơn. Đã có đêm nào trùm poncho ghìm súng ngồi dưới mưa giữa vòng vây quân địch đâu mà biết được cái cảm giác trống vắng, khiếp hải. Đã bao giờ ôm thân thể thủng nát của một đồng đội rạp người dưới làn đạn thù, nhìn máu chảy cho đến hết đâu mà hiểu được nỗi bi uất, tuyệt vọng. Vậy mà tôi đã tự nhân danh là một người lính để cảm thấy xa lạ, lạc lõng với Hân, với Sài Gon. Kỳ cục không?

 

Cảm giác của tôi lúc ấy lạ lắm, khó nói lắm. Nhưng tôi không có thì giờ để suy nghĩ, để phân tích điều gì, tôi đang đi phép mà, cho tôi nghỉ một chút, chơi một chút dù cả lúc chơi, lúc nghỉ tôi đều bị cái cảm giác lạ lạ, khó nói kia ám ảnh. Sau này, Nhà văn Thế Uyên có viết một quyển tạp bút tựa là “Mười Ngày Phép Của Một Người Lính.” Tôi đọc và thấy nhẹ nhàn thơ thới lắm. Đại khái tác giả đã nhân danh một người lính mà đặc vấn đề với những con người, những cách sống, nói chung là với một hậu phương mà ông cho là bất xứng. Tôi nhẹ nhõm vì ông Thế Uyên đã nói giùm tôi cái mà tôi gọi là cảm giác khó nói ở trên.

 

(Đoạn sau đây lẽ ra không có trong bài viết này, nhưng tôi vừa nhắc đến nhà văn Thế Uyên với một cách nói được hiểu như là một sự mến mộ vì vậy nên tôi xin phép nói thêm vài đều trong cái ngoặc đóng này. Đúng, có một thời gian rất dài tôi mến mộ ông Thế Uyên. Tôi mê Thế Uyên từ truyện ngắn “Những Kẻ Thuộc Bài.” Đại khái chuyện muốn nói là mỗi chúng ta đều học được từ sách vở, học đường, tôn giáo và nhiều nguồn giáo dục khác những điều tốt đẹp. Thật đáng buồn, thực tế không giống như những gì ta được dạy. Trong cuộc đời có quá nhiều những kẻ không thuộc bài, có quá nhiều những ngụy quân tử, nói rất đúng bài vở nhưng chính họ lại làm khác và Thế Uyên nhân danh một người thuộc bài, phê phán về điều đó. Tôi đã từng có lúc bạo gan nghĩ là mình cũng thuộc loại thuộc bài nên hết sức thông cảm và chia xẻ nỗi buồi của Thế Uyên, ủng hộ Thế Uyên. Về sau Thế Uyên lập nhà xuất bản Thái Độ, lại đúng nữa, xã hội của chúng ta quả là có nhiều vấn đề cần tỏ thái độ và tôi lại tiếp tục ủng hộ Thế Uyên dù tôi chưa bao giờ gặp gỡ hay quen biết gì với ông. Tôi giữ một tình cảm rất đặc biệt về Thế Uyên cho đến năm 1979. Hồi đó các trại tù đã được thăm nuôi và tôi được bạn bè lén lút gởi cho tờ báo Đứng Dậy hay Đối Diện gì đó của nhóm Chân Tín, Nguyễn Ngọc Lan. Trong tờ báo này có một bài viết của Thế Uyên, anh ta kể về một cái Tết ở trại giam Kà Tum. Nhà văn lớn có khác, tả tết thì đúng là tết, có thịt cá bánh trái ê hề, có cà phê thuốc lá vui vẻ, có giọng nói tiếng cười “hồ hỡi phấn khởi,” có những khuôn mặt rạng rỡ tin yêu, có các cán bộ khoan hòa nhân ái như những nhà tu, đặc biệt là cảm tưởng sung sướng xúc động của tác giả khi được đứng nghiêm chào  cờ trong ngày đầu năm. Tôi đọc bài báo mà buồn lắm, buồn ghê gớm lắm. Tôi tự buộc mình phải quên hai chữ Thế Uyên đi, thật đau lòng nhưng phải quên, nhất định).

 

Tôi xin trở lại với cà phê Hân và xin làm ơn bỏ qua một bên cái cảm giác xa lạ của riêng tôi. Hân vốn tự nó là một nơi chốn hết sức đáng yêu và chắc chắn là một nơi chốn rất đáng nhớ của nhiều người. Về sau, ở đối diện với Hân người ta mở thêm quán cà phê Duyên Anh (không biết nơi này có liên quan gì với nhà văn Duyên Anh hay chỉ là tên đặt bỡi một người chủ ái mộ nhà văn này). Hai tiệm cà phê, một sang trọng chững chạc, một trẻ trung sinh động, cả hai đã trở thành một điểm hẹn, một đích tới mà khi nhắc đến chắc nhiều anh chị em ở trường Văn Khoa, trường Dược, trường Nông Lâm Súc ngay góc Thống Nhất - Cường Để và các anh em bên khu Đài Phát Thanh, Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị hướng Phan Đình Phùng, Nguyễn Bỉnh Khiêm sẽ mỉm cuời và sẽ thấy rất gần gũi, rất thân thiết.

 

Tôi vừa mời các bạn đi thăm một vòng mấy quán cà phê mà chắc nhiều anh em trong chúng ta từng quen biết, từng có những gắn bó thế này hay thế khác. Tôi xin ngừng ở đây nhưng anh em có thể tiếp tục đến những nơi chốn kỷ niệm khác của riêng mình. Tôi biết anh em đều là những người nặng tình cho nên tôi tin là mỗi hẻm nhỏ, mỗi góc phố, mỗi hàng cây, mỗi cổng trường đều thấp thoáng bóng hình của tuổi nhỏ, của quê xưa.

 

Tôi xin nhắc là anh em nào muốn gặp các nhà văn nhà thơ, muốn nhìn họ ngậm ống vố, đeo kiến cận nói chuyện văn chương thì mời đến quán Cái Chùa, anh em nào muốn có không khí trẻ trung đầm ấm mời đến Hầm Gió. Anh em nào muốn có chỗ riêng tư tâm sự thì cứ theo đường Nguyễn Văn Học chạy tuốt lên Gò Vấp, vào quán Hương Xưa, ở đó có vườn cây đẹp, các cô chủ đẹp và cái cách người ta đối với nhau cũng rất đẹp. Tất cả những gì tôi nhắc tới là một chút ngày cũ, một chút cảnh xưa, một phần hơi thở và nhịp sống của Sài Gòn trong trí nhớ. Xin tặng anh, tặng chị, tặng em, tặng tất cả những ai còn có lúc bỗng bàng hoàng nhận thấy, dường như một nửa trái tim mình còn đang bay lơ lửng ở đâu đó, nơi quê nhà.

 

 

 
 
 


Chỉnh sửa lại bởi mykieu - 22/Feb/2010 lúc 2:09pm
mk
IP IP Logged
mykieu
Senior Member
Senior Member


Tham gia ngày: 10/Jun/2009
Thành viên: OffLine
Số bài: 3471
Quote mykieu Replybullet Gởi ngày: 23/Feb/2010 lúc 6:59pm
 
 
 
 
Chị Xuân Anh Qua Đời

Nguyễn Thanh Nhàn
(K1 CTKD-VĐH ĐL)




Email hồi âm đầu tiên từ Bến Tre cô Quỳnh Mai cho tôi biết chị Xuân Anh đă qua đời từ lâu. Nghe qua rất buồn. Khi về Đan Mạch cô gửi thêm chi tiết nói rõ chị qua đời đă hơn mười năm. Nghe nữa lại buồn hơn. Có những người trùng trùng xa cách, không bao giờ liên lạc, không hẹn sẽ gặp gỡ, nhưng khi người kia còn sống ngựoi này vẫn thanh thản an nhiên. Rồi khi biết người kia qua đời, ngựoi này thấy bỗng hụt hẫng và như mất mát vô ngần.

Tôi học chung với chị Xuân Anh năm đệ nhị. Tôi đệ tam lên. Chị vuột tú tài một ngồi lại. Chẳng những học chung lớp mà chúng tôi còn ngồi chung bàn. Những lớp khác học tṛai gái ngồi hoặc một dăy riêng hoặc những bàn đầu. Lớp chúng tôi tùy môn, tuỳ bài, tuỳ bữa trai gái cứ ngồi lộn xộn để tiện một người hỏi lại một người giăi thích thêm. Một vài giáo sư có tiếng là nghiêm nhưng vào lớp chúng tôi vẫn như hoà nhập vào sự tư nhiên có sẳn.
Băo rằng tôi với chị thật thân thiết. Tiếng thân thiết sao quá gọn lơn sơ sài. Băo rằng chị thương tôi như đứa em cũng chưa đủ nghĩa. Phải nói rằng chi rất cưng tôi. Bằng chứng là có lần tôi trốn học giờ đầu, cuối giờ đó chuông vừa rung là chị vội vàng ôm cập ra cửa vi` sợ giáo sư giờ kế đến sớm chi trốn không kịp. Xuống nữa cầu thang gặp tôi chị mừng quá ôm cập trở lên học lại. Chị băo tưởng thằng nhỏ nghĩ luôn. ngồi một mình buồn quá chị tính đi về! Cũng có lần tôi đến nhà chị chơi, nhà chị mùa nào ngoài vườn cũng có vài thứ trái cây ăn liền. Thích thi` cứ thọt. Nhưng như vậy cũng chưa đủ. Chị mượn xuồng trong xóm, chúng tôi bơi xuôi rạch cầu Cá Lóc rồi băng sông Bến Tre qua nhà ông ngoại chặt dừa nước. Tôi vui cũng là niềm vui của chị.

Hỏi rằng chị đẹp không? Thưa không đẹp nhiều nhưng quen càng lâu càng quí chị nhiều hơn. Sau này có gia đình rồi có em bé chị bỗng phát tướng nhưng hồi còn đi học chị rất nhỏ nhắn mong manh. Tuổi đệ nhị đệ nhất mà vẫn vui vẽ hồn nhiên đơn sơ thẳng thớm. Hàng ngày ngồi bên chị chụm đầu làm bài chung, nưóc da chị sáng mịn đến nổi thấy được những mạch máu thật nhuyễn. Chị có một cái răng trống hàm trên bên phải hơi khuất, khi nào chị cười thật vui vẽ trọn vẹn mới thấy được. Tôi đùa với chị: "Mặt chị chổ nào cũng đẹp trừ cái răng trống mà cứ bắt tôi nhìn hoài!"
Mái tóc thật đẹp, ngồi học mà tóc phủ dài qua khỏi băng ghế. Chị thích quấn tóc lại tròn tṛòn rồi lấy cây viết chi` lụi ngang. Nhiếp ảnh gia Đinh Bá Trung chụp rất nhiều hinh về mái tóc của chị. Tôi thích nhất là bức hinh hai tay chị tung mái tóc lên khỏi đầu miệng cười thoă thích mắt cười tinh nghịch nhìn mùng tóc đang trùm xuống. Ông Đinh Bá Trung là đại sư phụ nên cả mái tóc đang ụp xuống như vẩy chài mà từng sợi tóc như đứng lại để đợi đèn. Bức ảnh này hình như được rọi lớn và chưng ở tiệm. Có lần giờ học tan sớm chị đi bộ về, con đường bên hông trường chạy dài tới khoăng gần Bến Lở. Gió tết ù ù từ huớng bờ sông, một tay chị xách cập, một tay giữ đậy tà áo. Tà áo kia phần phật. Tóc bay ngược trong gió. Nắng, gió, thiếu nữ và bẩu trời. Tóc gọi gió về hay gió thấy và tự muốn làm đẹp thêm cho thiếu nữ?

Khi đậu tú tài một tôi vào Long Xuyên vi` có bà chị dạy ở Thoại Ngọc Hầu. Rời Bến Tre bây giờ so sánh lại tôi thấy mất nhiều hơn bỏ Việt Nam qua Mỹ. Năm đó Tết về ghé trường tôi gặp giáo sư Quế thầy ruột của tôi dạy môn Van Vật, tôi nói với thầy là tôi muốn trở về học lại. Thầy dẫn tôi lên gặp ông hiệu trưởng xin dùm. Và tôi đă trở lại mái trường mà nơi đó có thầy yêu và bạn quí. Sau khi ông hiệu trưởng Mạnh hưu trí thầy Quế đă làm hiệu trưởng. Tôi trở về chị Xuân Anh mừng nhất, cao bồi du đăng cũng mừng. Hồi đó tôi ở trọ nhà bà giáo Lê đường Lư Thường Kiệt sát vách nhà ông Tám Trận một bên là tiệm vàng Thái Văn Đôn xéo đối diện là tiệm may Cẩm Danh. Ở Bến tre bà giáo Lê và bà giáo Tửng là hai bà giáo học trường sư phạm đầu tiên của nước Việt nam, hồi xưa gọi là École Normal.

Bà Bảy, tức bà giáo Lê, rất nghiêm nhưng anh Út con bà lại có máu đại ca . Khi bà ở nhà anh Út biến lên Sàigon, khi bà lên Sàigon anh Út bay xe gắn máy về Bến Tre. Bà đi vắng là du đăng cha du đăng con tụ họp đầy nhà.. Quen nhiều với du đăng cũng đở, ra đường chỉ thua con ông trưởng ty cảnh sát..
Hồi còn học chung, tôi vẩn thuờng ngẫm nghĩ và ví chị như một bông hoa trong vườn ngự uyển. Tôi biết cách so sánh của mình là quá cường điệu, nhưng không nói thế thi` sai, mà đúng chổ nào thì tôi không giăi thích được. Bây giờ chị đă qua đời, vì rất thương chị và rất nhớ chị rồi nhớ lại tất cả những hình ảnh của Bến tre bỗng nhiên tôi phát giác được điều lý giải.
Lúc chị thi vào đệ thất, trường trung học công lập Kiến Hoà chỉ có tới đệ ngũ, đệ tứ phải qua Mỹ Tho học, đến khi chị lên đệ ngũ thì trường có đệ tứ rồi tiếp tục tới đệ nhất. Nghĩa là chị vào hàng chị cả của trường lẫn của thị xă. Trên chị không có học tṛò trai lớn hơn để chọc ghẹo. Anh thứ ba của chị là cầu thủ bóng tṛòn của tỉnh . Em kế chị anh Hoàng là cầu thủ của trường. Trong thể thao cầu thủ là tiền bối của du đăng thành ra đâu có thằng bá vơ nào dám đón đường chị mà chọc ghẹo. Đám con nhà khá giả ăn diện kẻng lạng xe khoe bảnh thì bảnh với ai chứ đâu phải bảnh với chị. Nhà chị giống như nhà cô Quỳnh Mai tàu dừa khô rụng xuống cũng thành tiền, lạng lạng trước mặt chị rũi xe hết xăng bất tử lại còn quê thêm. Từ tuổi chớm lớn đến tuổi xuân thì chị được bao bọc che chắn như một chồi non mọc thẳng. Có lần trong một câu chuyện gì đó liên quan tới chị, anh Út trong nhà bảo "Con nhỏ đó được" Chữ được ở đây có nghĩa là tánh hạnh tốt không nên chọc ghẹo.
Hồi còn trẻ tôi cảm nhận được hiện tượng mà không ráp nối được vào suy nghĩ. Một bông hoa trong vườn ngự uyển chẳng khác nào một thiếu nữ được cuộc đời dành cho sự tự tại yên ổn và trinh nguyên.
Chị đă qua đời hơn mười năm ắt hẳn rằng những người một thời cùng chung mái trường trung học công lập Kiến Hoà với chị khi biết tin này ai cũng ngậm ngùi hoài niệm về một mong manh nay đă thật sự tan biến

Lòng thương nhớ của thằng em này xin dâng đến chị


Thượng hưởng.
Nguyễn Thanh Nhàn K1

________________________________________
 
 
mk
IP IP Logged
<< phần trước Trang  of 14 phần sau >>
Gởi trả lời Gởi bài mới
Bản in ra Bản in ra

Chuyển nhanh đến
Bạn không được quyền gởi bài mới
Bạn không được quyền gởi bài trả lời
Bạn không được quyền xoá bài gởi
Bạn không được quyền sửa lại bài
Bạn không được quyền tạo điểm đề tài
Bạn không được quyền cho điểm đề tài

Bulletin Board Software by Web Wiz Forums version 8.05a
Copyright ©2001-2006 Web Wiz Guide

This page was generated in 0.211 seconds.