Bài mới Thành viên Lịch Tìm kiếm Hỏi/Đáp | |
Ghi danh Đăng nhập |
Chuyện Linh Tinh | |
Diễn Đàn Hội Thân Hữu Gò Công :Đời Sống - Xã Hội :Chuyện Linh Tinh |
Chủ đề: TRANG THƯ PHÁP | |
Trang of 10 phần sau >> |
Người gởi | Nội dung | |
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23200 |
Chủ đề: TRANG THƯ PHÁP Gởi ngày: 08/Nov/2009 lúc 11:45pm |
|
IP Logged | ||
Lan Huynh
Senior Member Tham gia ngày: 05/Aug/2009 Đến từ: United States Thành viên: OffLine Số bài: 23200 |
Gởi ngày: 09/Nov/2009 lúc 12:03am | |
IP Logged | ||
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member Tham gia ngày: 16/Jan/2008 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 1332 |
Gởi ngày: 09/Nov/2009 lúc 5:08am | |
TẢN MẠN THƯ PHÁP (Ý kiến đó đây) (thư pháp : shufa) là phép viết chữ của người Trung Hoa và người Arập được nâng lên thành một nghệ thuật. Về hình thể, chữ của người Hoa trải qua 3 giai đoạn phát triển : 1) Vẽ chữ: Khi mới có, chữ là hình vẽ (Mặt Trời, Mặt Trăng, núi, dê, rùa, hươu...) thấy nhiều trên đồ đồng xanh đời Ân Thương (Yinshang). 2) Vạch chữ: Vạch thành đường nhờ chế ra sơn (lấy từ nhựa cây sơn), người ta dùng que chấm sơn vạch những đường đều nét lên thẻ tre, thẻ gỗ hay mảnh lụa. 3) Viết chữ: Viết thành nét to nét nhỏ do đã chế ra bút lông, giấy và mực. Từ đời Hán (206 tCn. - 220 sCn.), chữ Nho đã ổn định về kiểu chữ và loại nét. Cùng một chữ nhưng có nhiều kiểu viết: đại triện, tiểu triện, lệ thư, bát phân, chân thư, hành thư, thảo thư (hành thảo và cuồng thảo). Các nét dùng để cấu tạo chữ Nho gồm có 8 loại cơ bản: hoành (nét ngang), trực (nét sổ), phiệt (nét phẩy), nại (nét mác), câu (nét móc), chiết (nét gãy), khiêu (nét hất), điểm (nét chấm). Trong chữ Nho, có chữ do một nét tạo thành, có chữ lại gồm tới 40 nét nhưng vẫn được viết trong một ô vuông đều nhau. Các nét trong một chữ không viết tuỳ tiện mà phải theo quy tắc bút thuận, nếu sai quy tắc tức là viết "trái cựa". Muốn viết tám loại nét, TP có những yếu quyết về cầm bút lông và các cách điều khiển bút lông để thể hiện mỗi loại nét (gọi là gân bút, trong hội hoạ là "cốt pháp dụng bút"). Người Trung Hoa rất trân trọng công cụ để viết chữ và nâng thành "văn phong tứ bảo": bút lông, mực nho, nghiên mài mực và giấy. Những nơi sản xuất có tiếng là: bút Hồ Châu (Huzhou), mực Huy Châu (Huizhou), nghiên Triệu Khánh (Zhaoqing), giấy Tuyên Thành (Xuancheng). TP đòi hỏi trước hết phải tập luyện thành thục cách sử dụng bốn công cụ trên. Kiểu chữ thảo ra đời muộn và nhanh chóng trở thành nghệ thuật được ưa chuộng do bay bướm đẹp mắt. Những nhà giỏi về TP Trung Hoa cổ còn được truyền tụng là: Trương Chi (Zhang Zhi) đời Hán được tôn làm "thảo thánh"; Vương Hy Chi (Wang Xizhi) đời Đông Tấn (Dongjin) nổi tiếng với thiếp Lan Đình ("Truyện Kiều" có lấy làm điển tích: "Khen rằng: Bút pháp đã tinh, So vào với thiếp Lan Đình nào thua"...); Âu Dương Tu (Ou Yangxiu), Tô Đông Pha (Su Dongpo), Mễ Phất (Mi Fu) đời Tống. TP và hội hoạ cổ Trung Hoa cùng dùng bút lông, mực và giấy, các phép câu thuận điểm trong hội hoạ rất gần với TP, do vậy có câu "thư hoạ đồng nguyên". TP là một nghệ thuật độc lập, đồng thời là một thành phần trong bố cục của hội hoạ cổ Trung Hoa. Nhiều hoạ gia nổi tiếng cả về vẽ và về TP: Tô Đông Pha, Mễ Phất đời Tống; Tề Bạch Thạch (Qi Baishi) thời nay. Ở Triều Tiên, Nhật Bản cũng đề cao TP. Khi thiết kế nội thất của các ngôi nhà cổ, người Nhật Bản đều dành một phòng để tiến hành "trà đạo", trên vách có một ngăn riêng để treo bức TP hay bức tranh. Ở Việt *** Tại phương Tây Kiểu viết gothicThư pháp phương Tây có phong cách khác hẳn thư pháp Á Đông. Con chữ được nắn nót theo chuẩn mực và tỷ lệ thay cho lối chữ thảo thường gặp trong thư pháp Á Đông. Thư pháp phương Tây có thể được thể hiện bằng nhiều phương tiện: bút sắt, cọ, thước, compa, êke... Thư pháp Ả Rập Thư pháp Ả-rập. Kiểu DiwaniThư pháp Ả Rập là một khía cạnh của nghệ thuật Hồi giáo đã được phát triển song song với đạo Hồi và ngôn ngữ Ả Rập. Thư pháp Ả Rập/Ba Tư có quan hệ với các trang trí nghệ thuật Hồi giáo trên tường và trần của các nhà thờ Hồi giáo cũng như trên các trang kinh sách. Các nghệ sĩ đương đại của thế giới Hồi giáo đã học hỏi từ các di sản thư pháp để sử dụng trong các tác phẩm của mình. Thay vì gợi về cái gì đó liên quan đến thực tại của lời nói, đối với các tín đồ Hồi giáo, thư pháp là một sự biểu đạt của nghệ thuật cao quý nhất - nghệ thuật của thế giới tâm linh. Thư pháp đã trở thành hình thức thiêng liêng nhất của nghệ thuật Hồi giáo vì nó mang lại một mối liên kết giữa các ngôn ngữ của người Hồi giáo với đạo Hồi. Kinh thánh của đạo Hồi, kinh Koran, đã đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngôn ngữ Ả Rập, mà mở rộng của nó là thư pháp Ả Rập. Các câu cách ngôn và các đoạn hoàn chỉnh trong kinh Koran vẫn là những nguồn sống động cho thư pháp Ả Rập. *** Thư pháp chữ Việt, hay thư pháp Việt ngữ có lẽ được bắt đầu từ nhà thơ Đông Hồ viết thư pháp bằng bút sắt. Sau này có nhà thư pháp Nhất Linh viết một số bức in trên tạp chí nhưng chưa thành phong trào. Mãi đến sau này, nhà sư Minh Đức Triều Tâm Ảnh khơi mào cho phong trào viết thư pháp Quốc ngữ bằng bút lông. Câu lạc bộ Thư pháp ban đầu chỉ có nhà thư pháp Nguyễn Đình và nhà sư Minh Đức Triều Tâm Ảnh chơi thư pháp Quốc ngữ. Đến nay, thư pháp chữ Việt đã được nhiều người quan tâm. Một trong những tác phẩm thư pháp nổi bật nhất là cuốn thư pháp Truyện Kiều của Nguyễn Đình, tác phẩm này được thực hiện nhân dịp Festival Huế 2002. Trong thư pháp Việt ngữ hiện nay có 5 kiểu chữ chính: Chữ Chân Phương (còn gọi là Chân Tự): là cách viết rõ ràng dễ đọc, rất giống chữ thường. Chữ Cách Điệu (còn gọi là Biến Tự): là cách viết biến đổi từ chữ Chân Phương, nhưng các chữ cái hơi được biến dạng một chút để tạo lối viết riêng của từng người. Chữ Cá Biệt (còn gọi là Cuồng Thảo): là lối viết mà người phóng bút "nhiếp tâm" giữa tư tưởng và quản bút. Lối viết này thể hiện cá tính của người viết. Nhìn vào kiểu chữ này, người xem dễ nhận ra tác giả mà không cần phải xem chữ ký. Kiểu chữ này thường được viết liền mạch trong một nét nên khó đọc. Chữ Mô Phỏng là lối viết dựa theo kiểu chữ của nước ngoài. Chẳng hạn có người viết chữ Việt nhưng nhìn qua trông ngỡ chữ Tàu, hay chữ Ả Rập, chữ Miên. Chữ Mộc Bản là kiểu chữ giống như chữ khắc trên mộc hoặc như kiểu thợ sắp chữ của nhà in mà khi viết thì theo một phương pháp đảo lộn, khi xem phải dùng gương phản chiếu. Khi nhìn qua, chữ kiểu này trông giống dạng Hán-Nôm, nhưng thực ra lại là chữ Việt viết ngược. Ngoài ra thư pháp còn có thể trở thành thư họa. Đó là khi trong một số tranh thư pháp còn có hình ảnh minh họa, trong đó phần tranh có thể chiếm khoảng không gian lớn hơn phần chữ. Hoặc khi nhà thư pháp biến chữ thành tranh, tranh là hình ảnh của chữ... Tuy vậy....thư pháp chữ Việt (thư pháp Việt ngữ) còn những điều trái khoáy.
|
||
hoangngochung@ymail.com
|
||
IP Logged | ||
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member Tham gia ngày: 16/Jan/2008 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 1332 |
Gởi ngày: 09/Nov/2009 lúc 5:19am | |
Bất kỳ bộ môn nghệ thuật nào, ngoài sự thừa nhận của số đông còn có sự quản lý của nhà nước, ở nước ngoài là thế, ở Việt Nam cũng thế. Nhưng câu hỏi “Cái gọi là thư pháp chữ Việt là cái gì?” đâu dễ dàng có đáp án. Hành trình đi tìm câu trả lời từ cơ quan có chức năng quản lý nó thực sự là một hành trình khó khăn trước khi bài viết này đến với các độc giả.
Nơi liên lạc đầu tiên là Cục Quản lý Văn hóa cơ sở. Câu trả lời: “Chúng tôi không biết việc này! Nhưng chúng tôi sẽ chuyển vấn đề này lên Bộ Văn hóa, Du lịch và Thể thao…” Liên lạc với Bộ Văn hóa, Du lịch và Thể thao thì phải lần lượt qua… Trung tâm tin học rồi mới đến Tổng đài của Bộ, sang Cục Di sản, hỏi một nhân viên quản lý bên Phòng Quản lý di tích mới tìm được Phòng Quản lý Văn hóa phi vật thể - nơi có thể giải đáp vấn đề bạn đọc quan tâm. Tất cả những khó khăn trên đơn giản xuất phát từ một điều: Không ai đứng ra quản lý “cái gọi là thư pháp Việt ngữ” cả! Bà Nguyễn Thị Kim Dung, trưởng Phòng Quản lý Văn hóa phi vật thể mượn lý do “không nắm thông tin”, “bận đi công tác xa lâu ngày”, “vấn đề được đề cập quá đột ngột” để từ chối trả lời chính thức và phủ nhận các ý kiến trước đó theo kiểu cứ để cái gọi là thư pháp Việt ngữ tự sinh, tự diệt. Đứa con vô thừa nhận của thời đại hay “phát minh” tối nghĩa của một số người?
Quá trình để Thư pháp Hán hay Thư đạo Nhật từ lúc sơ khai, hình thành, phát triển đến nay được tính bằng đơn vị nghìn năm. Nghệ thuật thực sự chứng minh mình bằng cách luôn trường tồn với những giá trị được thừa nhận không chỉ ở một giai đoạn, một đời người mà cả từ thời đại này sang thời đại khác - đấy mới là nghệ thuật chân chính. Vậy thì những thứ nhân danh nghệ thuật vẫn chỉ là sự ngụy biện hay đánh tráo khái niệm ở một số người. Hoặc là họ triệt để lái cái gọi là thư pháp Việt ngữ theo thơ của Nguyễn Bảo Sinh: “Tự lừa còn sướng gấp mười tự do”(?!) Như đã nói ở trên, một vài người đã thí nghiệm cách viết chữ Việt bằng bút lông theo một số quy tắc của thư pháp Hán nhưng quan điểm của người viết và rất nhiều công chúng độc giả khác: chữ Việt không phải là… chuột bạch (thí nghiệm)! Những “bác sĩ viết chữ” này chỉ có thể giảng dạy, tuyên truyền về cái gọi là thư pháp Việt ngữ theo các khái niệm được đánh tráo, bẻ cong đi hoặc liên hệ vô căn cứ theo hướng có lợi nhất cho mình. (net ). Chỉnh sửa lại bởi Hoang_Ngoc_Hung - 09/Nov/2009 lúc 5:32am |
||
hoangngochung@ymail.com
|
||
IP Logged | ||
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member Tham gia ngày: 16/Jan/2008 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 1332 |
Gởi ngày: 09/Nov/2009 lúc 5:22am | |
|
||
hoangngochung@ymail.com
|
||
IP Logged | ||
Hoang_Ngoc_Hung
Senior Member Tham gia ngày: 16/Jan/2008 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 1332 |
Gởi ngày: 09/Nov/2009 lúc 5:35am | |
net |
||
hoangngochung@ymail.com
|
||
IP Logged | ||
Nhom12yeuthuong
Senior Member Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7120 |
Gởi ngày: 09/Nov/2009 lúc 5:47am | |
Chỉnh sửa lại bởi Nhom12yeuthuong - 09/Nov/2009 lúc 5:47am |
||
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
||
IP Logged | ||
Nhom12yeuthuong
Senior Member Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7120 |
Gởi ngày: 09/Nov/2009 lúc 5:51am | |
|
||
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
||
IP Logged | ||
Nhom12yeuthuong
Senior Member Tham gia ngày: 13/Sep/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 7120 |
Gởi ngày: 09/Nov/2009 lúc 5:54am | |
|
||
Có rất nhiều nơi để đi, nhưng chỉ có một nơi duy nhất để quay về...
|
||
IP Logged | ||
ranvuive
Senior Member Tham gia ngày: 02/May/2009 Đến từ: Vietnam Thành viên: OffLine Số bài: 1151 |
Gởi ngày: 09/Nov/2009 lúc 8:37am | |
Nhân dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam và cộng đồng Kỷ lục gia Việt Nam chính thức tổ chức LỄ HỘI ÔNG ĐỒ LẦN THỨ I. Đây là Lễ hội thường niên tổ chức định kỳ hàng năm tại Khu Du lịch sinh thái Tràng An - chùa Bái Đính thuộc Cố đô Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.
Lần đầu tiên tại Việt Nam tất cả các họa sĩ, các nhà thư pháp trên toàn quốc hội ngộ thi tài và cống hiến với khán giả những nét bút tài hoa của thư pháp Việt Nam, trên 60 câu lạc bộ của các tỉnh - thành phố trên toàn quốc đăng ký tham gia, gần 500 ông đồ trưng bày các tác phẩm đắc ý nhất của mình và biểu diễn tại chổ các tác phẩm tặng cho các quan khách và quý khách về dự Lễ hội. Công bố 10 Kỷ lục Việt Nam về thư pháp biểu diễn tại chổ, 500 tác phẩm được giới thiệu bán trực tiếp tại Lễ hội, Hội thảo về thư pháp Việt Nam, cơ hội giao thương tìm kiếm đối tác hợp tác phát triển thư pháp tại Việt Nam. Lễ hội Ông Đồ dự kiến sẽ diễn ra 4 ngày liên tục, đây là cuộc Hội ngộ lớn nhất Việt Nam sẽ chính thức được tổ chức thường niên bắt đầu từ năm 2010. Rất mong được sự tham gia của quý vị họa sĩ, các nhà thư pháp tại Việt Nam. Chỉnh sửa lại bởi ranvuive - 09/Nov/2009 lúc 8:39am |
||
|
||
IP Logged | ||
Trang of 10 phần sau >> |
Chuyển nhanh đến |
Bạn không được quyền gởi bài mới Bạn không được quyền gởi bài trả lời Bạn không được quyền xoá bài gởi Bạn không được quyền sửa lại bài Bạn không được quyền tạo điểm đề tài Bạn không được quyền cho điểm đề tài |